7. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.5. Biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng các yếu tố phi lời
Yếu tố phi lời là thành phần không thể thiếu nhằm tạo nên tính chất của cuộc hội thoại.Tham gia vào hội thoại, những yếu tố phi lờikhiến cuộc hội thoại trở nên phong phú và sinh động. Yếu tố phi lời là các yếu tố không phụ thuộc lời nói nhƣng diễn ra song song với lời nói thƣờng đƣợc dùng trong giao tiếp mặt đối mặt. Rất nhiều trƣờng hợp yếu tố phi lời có tác động rất mạnh hiệu quả giao tiếp. Một lời khen không thể đƣợc coi là chân thành khi kèm theo điệu cƣời khẩy, một cái nhún vai tỏ ý coi thƣờng. Có rất nhiều yếu tố phi lời nhƣ thay đổi cách dùng trang phục, chuẩn bị cẩn thận hay quá sơ sài cho trang phục, đầu tóc… để gặp mặt ngƣời mới quen là thể hiện sự tôn trọng hay không tôn trọng ngƣời giao tiếp với mình. Ở mỗi tầng lớp xã hội với mỗi
thói quen sử dụng phụ kiện đi kèm nhƣ nƣớc hoa, túi sách, trang sức,… cho các cuộc đối thoại khác nhau cũng hàm ý rõ rệt.
Tuy nhiên, đối với HS tiểu học, tôi chỉ hƣớng dẫn các em sử dụng yếu tố phi lời phù hợp với hành động và thói quen của trẻ. Đó có thể là cái nháy mắt lôi cuốn ngƣời đối diện, hay lắc đầu, nhún vai biểu thị sự phản đối, hoặc gật đầu biểu thị sự tán thành,… Đặc biệt trong hội thoại các em có thể kết hợp với cử chỉ để ngƣời khác chú ý nghe lời mình nói hơn. Biểu thị sự đồng ý sẽ rõ nét hơn nếu ngƣời nói, trƣớc khi bày tỏ ý kiến bằng lời đã thể hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ qua hành động gật gù tán thƣởng. Tƣơng tự, khi tỏ ý kiến phản đối, ngƣời nghe không thể lấn lƣớt lƣợt lời của ngƣời đang nói, nhƣ thế là mất lịch sự, nhƣng ngƣời nghe có thể nhăn mặt, lắc đầu,… trong quá trình hội thoại, các em có thể sử dụng đa dạng các yếu tố phi lời.
Ví dụ bài: “Thảo luận về bảo vệ môi trƣờng” (Tuần 32. SGKTV 3 – Tr 120). Khi nội dụng thảo luận đƣợc đƣa ra để bàn bạc, chắc chắn mỗi cá nhân HS đều có ý kiên riêng và đƣa ra biện pháp các em cho là cấp thiết nhất. Chính vì vậy xảy ra sự tranh luận để đƣa ra những biện pháp tốt nhất là điều không thể tránh khỏi. Lúc này, vai trò của GV là cần “điều khiển” các em phải tuân thủ quy tắc luân phiên lƣợt lời. GV cần tạo không khí vui vẻ, sôi nổi, tránh bất hòa để mọi thành viên đều đƣợc đƣa ra ý kiến cá nhân, để cuộc thảo luận tăng thêm sự đoàn kết giữa các thành viên. Nếu HS có sự đồng tình với nhau, GV có thể hƣớng dẫn các em các cử chỉ lịch sự nhƣ gật đầu và mỉm cƣời,… Hoặc khi GV hỏi ý kiến cả lớp, HS cần có thói quen xung phong để đƣợc phép trả lời, không đƣợc để HS tự do nói khi chƣa đƣợc cho phép. Đây là điều tối thiểu GV cần rèn luyện cho mỗi HS.
Biện pháp rèn kĩ năng sử dụng yếu tố phi lời có thể vận dụng trong tất cả các môn học. Riêng phân môn TLV, GV có thể áp dung vào việc giảng dạy các tiết sau: Tuần 1: Nói về Đội TNTP; Tuần 5: Tập tổ chức cuộc họp; Tuần
6: Kể lại buổi đầu em đi học; Tuần 8: Kể về người hàng xóm; Tuần 11: Nói về
quê hương; Tuần 12: Nói, viết về cảnh đẹp đất nước; Tuần 15: Giới thiệu về tổ em; Tuần 16: Nói về thành thị nông thôn; Tuần 20: Báo cáo hoạt động;
Tuần 21: Nói về tri thức; Tuần 22: Nói về người lao động trí óc; Tuần 25: Kể
về lễ hội; Tuần 26: Kể về một ngày hội; Tuần 28: Kể lại một trận thi đấu thể thao; Tuần 32: Nói, viết về bảo vệ môi trường.