7. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.4. Các biện phát rèn luyện kĩ năng sử dụng ngữ điệu
Sử dụng ngữ điệu tốt khi tham gia hội thoại là lời nói trôi chảy, âm điệu, nhịp điệu, giọng điệu phù hợp. Đây là kĩ năng sử dụng lời nói có lƣu loát hay không, âm lƣợng giọng nói (to hay nhỏ, dễ nghe/ khó nghe,…), tốc độ nói(nhanh hay chậm, từ tốn hay vội vàng,…) sắc thái qua giọng điệu(truyền cảm hay tẻ nhạt,…). Tất cả những điều đó giúp ngƣời nghe hiểu ra, hiểu đúng những điều mà ngƣời nói muốn nói đến.
Trong các tiết học, đặc biệt là phân môn Tập làm văn, GV rèn cho HS thói quen nói to, rõ ràng mạch lạc khi phát biểu trƣớc lớp bằng cách yêu cầu trực tiếp bằng lời. Khi HS nói nhỏ, GV yêu cầu HS nhắc lại to hơn. Từ đó hình thành thói quen nói to, rõ ràng trƣớc lớp. Ngƣợc lại, đối với HS nói quá to, GV dùng lời khuyên HS nên nói nhỏ hơn một chút để tránh sự khó chịu của ngƣời nghe. GV yêu cầu HS nhắc đi nhắc lại cho tới khi HS nói đƣợc âm lƣợng vừa phải. Mỗi tiết rèn luyện một chút, hiệu quả đạt đƣợc sẽ không hề nhỏ đối với khả năng phát ra âm thanh có âm lƣợng hợp lí cho HS. Tuy nhiên, biện pháp này yêu cầu ngƣời GV phải kiên trì, nhẫn lại và có thái độ phù hợp với HS.
Tốc độ nói của HS nhanh hay chậm, từ tốn hay vội vàng,… một phần cũng bị ảnh hƣởng bởi GV. Vì vậy, trƣớc hết ngƣời GV phải là ngƣời có phong thái giao tiếp tốt, thì HS mới có một tấm gƣơng để học tập. Bên cạnh đó, GV cần tạo không khí thoải mái để HS không quá căng thẳng dẫn đến nói quá nhanh hoặc ấp a ấp úng. Riêng đối với HS nói quá chậm, rời rạc từng tiếng, thì cần cho HS luyện đọc thật nhiều qua các phân môn khác nhƣ Tập đọc, kể chuyện,…
Mỗi tiết Tập làm văn rèn kĩ năng hội thoại cho HS, không thể bỏ qua sắc thái giọng điệu của ngƣời nói. Để lời nói của HS trở nên truyền cảm, GV phải làm mẫu thật chuẩn, đọc diễn cảm tốt, khi nói GV cần gây sự thu hút với các em, để bài học thêm phần lí thú. Đối với HS cần khuyến khích các em nói với giọng điệu tự nhiên, phù hợp với lứa tuổi của các em.
Các biện pháp rèn kĩ năng sử dụng ngữ điệu cần đƣợc GV hết sức lƣu ý trong mọi tiết học. Ở bất cứ tiết học nào, môn học nào, HS đều phải thƣờng xuyên rèn luyện để đạt đƣợc yêu cầu về tốc độ nói, âm lƣợng phát ra,… nhằm phục vụ cho nhu cầu giao tiếp trong hiện tại và tƣơng lai.