1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đông á chi nhánh cần thơ

78 333 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 879,04 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ TÚ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ, 12/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ TÚ MSSV: 5086012 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN THỊ HIẾU Cần Thơ, 12/2013 LỜI CẢM TẠ Trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Cần Thơ, cùng với sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè, em còn nhận được sự chỉ dạy, hướng dẫn tận tình của Qúy thầy cô, Ban Giám hiệu của trường cũng đã tạo mọi điều kiện cần thiết để chúng em có thể hoàn thành việc học tập. Qua đây em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến tất cả các thầy cô đã truyền đạt kiến thức quý báu, giúp em có nền tảng vững chắc về sau. Cám ơn nhà trường đã tạo nên một môi trường giáo dục rất tốt để chúng e có thể học hỏi, trau dồi kiến thức cho bản thân, làm hành trang bước vào đời. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Á- Cần Thơ đã tiếp nhận em vào thực tập, cám ơn các anh chị của các phòng ban, đặc biệt là Phòng Tín dụng khách hàng cá nhân đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và hỗ trợ em trong suốt thời gian thực tập tại Ngân hàng. Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hiếu đã tận tình hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc để em có thể hoàn thành luận văn này. Lời cuối cùng em xin kính chúc Qúy thầy cô Trường Đại học Cần Thơ, thầy cô của Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh, cô Nguyễn Thị Hiếu, Ban giám đốc cùng tất cả các anh chị trong Ngân hàng Đông Á- Cần Thơ thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và hoàn thành tốt công việc. Cần Thơ, ngày 5….. tháng 12….. năm 2013….. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Tú i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày …5.. tháng …12.. năm 2013….. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Tú ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Cần Thơ, ngày …5.. tháng …12.. năm 2013 Đại diện Ngân hàng iii NHẬN XÉT CỦA CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... iv NHẬN XÉT CỦA CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... v MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................................... 2 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................... 2 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................. 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 3 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 3 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến tín dụng .................................................. 3 2.1.2. Đăc điểm cho vay tiêu dùng..................................................................... 4 2.1.3. Phân loại cho vay tiêu dùng ..................................................................... 4 2.1.4. Tác động của cho vay tiêu dùng............................................................... 5 2.1.5. Sự khác nhau giữa cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh................... 6 2.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng .............................. 7 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 8 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................... 8 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 8 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH CẦN THƠ......................................................................................................... 9 3.1. Khát quát về Ngân hàng .............................................................................. 9 3.1.1. Ngân hàng Đông Á Việt Nam................................................................... 9 3.1.2. Ngân hàng Đông Á chi nhánh Cần Thơ .................................................. 10 3.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng................................................................... 11 3.2.1. Cơ cấu tổ chức........................................................................................ 11 3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng ban ...................................................... 12 3.2.3. Khái quát chung về cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo ............... 12 3.3. Phân tích sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đông Áchi nhánh Cần Thơ ........................................................................................... 13 3.3.1. Giai đoạn 2010-2012 .............................................................................. 14 3.3.2. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013.................................................... 16 3.4. Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Đông Á-chi nhánh Cần Thơ........... 18 3.4.1. Thuận lợi ................................................................................................ 18 3.4.2. Khó khăn ................................................................................................ 19 3.5. Định hướng phát triển của Ngân hàng Đông Á .......................................... 19 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á- CHI NHÁNH CẦN THƠ ........20 4.1. Phân tích tình hình huy động vốn .............................................................. 20 4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn................................................................................... 20 4.1.1.1. Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2010-2012............................................... 20 4.1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012-2013 .................................. 22 4.1.2. Tình hình huy động vốn.......................................................................... 23 vi 4.1.2.1. Huy động vốn giai đoạn 2010-2012 ..................................................... 23 4.1.2.2. Huy động vốn 6 tháng đầu năm 2012-2013.......................................... 25 4.2. Phân tích khái quát hoạt động cho vay....................................................... 26 4.2.1. Tình hình chung về hoạt động cho vay.................................................... 26 4.2.1.1. Khái quát hoạt động cho vay giai đoạn 2010-2012............................... 26 4.2.1.2. Khái quát hoạt động cho vay giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013........................................................................................... 28 4.2.2. Tình hình cụ thể về hoạt động cho vay.................................................... 29 4.2.2.1. Giai đoạn 2010-2012 ........................................................................... 29 4.2.2.2. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013................................................. 32 4.3. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng....................................................... 35 4.3.1. Cho vay tiêu dùng theo thời hạn ............................................................. 35 4.3.1.1. Giai đoạn từ 2010-2012 ....................................................................... 35 4.3.1.2. Tình hình sáu tháng đầu năm 2012-2013.............................................. 42 4.3.2. Cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo ............................................. 46 4.3.2.1. Tình hình cho vay từ 2010-2012 .......................................................... 47 4.3.2.2 Tình hình cho vay sáu tháng đầu năm 2012-2013 ................................. 51 4.4. Đánh giá kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng........................................... 55 4.4.1. Giai đoạn 2010-2012 .............................................................................. 56 4.4.2. Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2012-2013 ................................................ 58 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG..................................................................................60 5.1. Tồn tại và nguyên nhân............................................................................. 60 5.1.1. Tồn tại .................................................................................................... 60 5.1.2. Nguyên nhân .......................................................................................... 60 5.2. Giải pháp................................................................................................... 61 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................63 6.1. Kết luận..................................................................................................... 63 6.2. Kiến nghị................................................................................................... 64 6.2.1. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đông Á ............................................... 64 6.2.2. Kiến nghị với Cơ quan Nhà nước............................................................ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................65 vii DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2010-2012 .................................... 14 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012-2013.............. 16 Bảng 4.1: Cơ cấu vốn huy động từ 2010-2012.................................................. 24 Bảng 4.2: Cơ cấu vốn huy động 6 tháng đầu năm 2012-2013 ........................... 25 Bảng 4.3: Khái quát hoạt động cho vay từ 2010-2012 ...................................... 26 Bảng 4.4: Khái quát hoạt động cho vay 6 tháng đầu năm 2012-2013................ 28 Bảng 4.5: : Khái quát hoạt động cho vay từ 2010-2012 .................................... 30 Bảng 4.6: Khái quát hoạt động cho vay 6 tháng đầu năm 2012-2013................ 32 Bảng 4.7: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn từ 2010-2012 .................. 37 Bảng 4.8: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn từ 2010-2012........ 39 Bảng 4.9: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn từ 2010-2012 ....................... 41 Bảng 4.10: Nợ quá hạn cho vay theo thời hạn từ 2010-2012............................. 42 Bảng 4.11: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2012-2013 ..................................................................................... 43 Bảng 4.12: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2012-2013 ..................................................................................... 44 Bảng 4.13: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2012-2013 ........................................................................................ 45 Bảng 4.14: Nợ quá hạn tiêu dùng theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2012-2013 ..................................................................................... 46 Bảng 4.15: Doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo từ 2010-2012 ........................................................................................ 47 Bảng 4.16: Doanh số thu nợ tiêu dùng theo hình thức đảm bảo từ 2010-2012 ....................................................................................... 48 Bảng 4.17:Dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo từ 2010-2012 ........................................................................................ 49 Bảng 4.18: Nợ quá hạn tiêu dùng theo hình thức đảm bảo từ 2010-2012 ..................................................................................... 50 Bảng 4.19: Doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo 6 tháng đầu năm 2012-2013.............................................................................. 52 Bảng 4.20: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo 6 tháng đầu năm 2012-2013 ....................................................................... 53 viii Bảng 4.21: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo 6 tháng đầu năm 2012-2013 ..................................................................................... 54 Bảng 4.22: Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo 6 tháng đầu năm 2012-2013.............................................................................. 54 Bảng 4.23: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng từ 2010-2012.................................................................................... 56 Bảng 4.24: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2012-2013.............................................................................. 58 ix DANH SÁCH HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của DAB Chi nhánh Cần Thơ........................... 11 Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn từ 2010-2012 ........................................................ 21 Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012-2013 ................................. 22 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTM DAB PGD P.KH : : : : Ngân hàng thương mại DongA Bank Phòng giao dịch Phòng khách hàng xi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhắc đến Ngân hàng thì người nghe liên tưởng ngay đến một trung gian tài chính giữa người có vốn nhàn rỗi và người cần vốn, huy động vốn là bước đầu tiên và cho vay là bước tiếp theo để nguồn vốn đó lưu thông một cách hiệu quả. Trong hoạt động cho vay thì doanh nghiệp là đối tượng có nhu cầu vay vốn với số lượng lớn, đảm bảo khả năng sinh lời cho nguồn vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên, một đối tượng khác không thể bỏ qua là khách hàng cá nhân, mặc dù vay vốn với số tiền ít hơn các doanh nghiệp nhưng số lượng khách hàng cá nhân rất đông và đem lại nguồn doanh thu không nhỏ cho Ngân hàng. Nếu như doanh nghiệp cần vốn để sản xuất ra sản phẩm thì cá nhân cũng cần vốn để tiêu dùng sản phẩm đó, trong hoạt động cho vay cá nhân thì cho vay tiêu dùng là hoạt động còn khá mới mẻ và hứa hẹn là thị trường tiềm năng. Trong cuộc sống hiện đại thì nhu cầu “ăn no, mặc ấm” tỏ ra không còn phù hợp mà thay vào đó là nhu cầu “ăn ngon, mặc đẹp”, nhu cầu đi du lịch, các nhu cầu xa xỉ để tận hưởng cuộc sống. Đôi khi nhu cầu đó đến một cách bất chợt mà tài chính của họ không đủ để đáp ứng thì họ phải bỏ lỡ nhu cầu, và dẫn đến cuộc sống của họ không được trọn vẹn, có khi nhiều năm sau khi tài chính đã đủ thì cơ hội để thoả mãn nhu cầu không còn do những yếu tố khác tác động. Vì thế, khi hoạt động cho vay tiêu dùng xuất hiện đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của nguời tiêu dùng khi mà họ được thỏa mãn nhu cầu chi tiêu mà không cần phải chờ đợi về tài chính, cho vay tiêu dùng như là một sự ứng trước về tài chính, sẽ được hoàn trả ở tương lai để thỏa mãn nhu cầu ở hiện tại. Với hình thức cho vay tiêu dùng Ngân hàng đã góp phần hỗ trợ nhu cầu chi tiêu của cá nhân trong khi tình hình tài chính ở hiện tại của họ không đủ để đáp ứng, ngoài ra với một số lượng lớn khách hàng sẽ đem lại nguồn doanh thu không nhỏ cho Ngân hàng. Xung quanh khách hàng còn nhiều mối quan hệ mà thông qua đó Ngân hàng có thêm được nguồn khách hàng mới, đồng thời cũng là kênh thông tin hiệu quả về các dịch vụ của Ngân hàng, mặc khác góp phần quảng bá hình ảnh của Ngân hàng. Tuy nhiên cho đến nay hoạt động cho vay tiêu dùng mặc dù là thị trường tiềm năng nhưng vẫn chưa thật sự phát triển đúng với vị thế của nó, chưa trở thành hoạt động chính của ngân hàng, người có nhu cầu vay vẫn khó tiếp cận nguồn vốn. Nguyên nhân chính là do các khoản vay này người vay chỉ nhằm mục đích tiêu dùng chứ không dùng để sản xuất kinh doanh, nên không có khả năng sinh lời, khó đảm bảo được việc trả nợ. Ngoài ra, do các Ngân hàng hiện nay đang cạnh tranh để giành thị phần nên Ngân hàng có nhiều chế độ ưu đãi đối với khách hàng, có thể ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về việc vay không cần tài sản đảm bảo… vì thế đây là hình thức cho vay khá mạo hiểm. Là một trong những Ngân hàng luôn giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực Ngân hàng, Đông Á cũng đang có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Vì những lí do trên nên em chọn đề tài “Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á- chi nhánh Cần Thơ” để tìm hiểu rõ hơn về hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng, về thực trạng cho vay tiêu dùng, những thuận lợi và khó 1 khăn hiện tại của Ngân hàng, thông qua đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, vừa giúp khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng chi tiêu hiện tại, vừa nâng cao nguồn doanh thu của Ngân hàng. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài đi sâu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á giai đoạn 2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2013, từ đó đề ra những giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng, vừa góp phần hỗ trợ về mặt tài chính cho khách hàng, vừa tăng doanh thu cho chính Ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á. - Đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng. 1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á-chi nhánh Cần Thơ. - Phạm vi thời gian: đề tài sử dụng số liệu trong thời gian từ 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về tình hình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á-chi nhánh Cần Thơ. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến tín dụng  Khái niệm tín dụng: Tín dụng xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm; còn Tiếng Việt thì có nghĩ là sự vay mượn. Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn. Tín dụng ra đời rất sớm gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa, nhằm đảm bảo nhu cầu bù đắp thiếu hụt trong sản xuất hoặc đảm bảo nhu cầu cuộc sống bình thường. Để một hoạt động được gọi là tín dụng phải có đầy đủ 3 mặt cơ bản: + Có sự chuyển giao quyền sử dụng lượng giá trị từ người này sang người khác. + Sự chuyển giao chỉ mang tính chất tạm thời. + Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm thêm một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức.  Khái niệm cho vay: Theo Khoản 16 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 thì cho vay: “là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.  Khái niệm cho vay tiêu dùng: là một hình thức cấp tín dụng nhằm hỗ trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm cá nhân và hộ gia đình, đây là nguồn tài chính quan trọng giúp họ trang trải cho nhu cầu về nhà ở, xe cộ, đồ dùng trong gia đình, về giáo dục, y tế, du lịch…., các khoản vay này được người vay sử dụng nhưng không nhằm mục đích sinh lợi.  Doanh số cho vay: chính là tất cả số tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng vay trong kỳ không cần biết khoản vay đó có thu hồi hay chưa. Đối với cho vay tiêu dùng thì giá trị các khoản vay thường có giá trị nhỏ nhưng về mặt số lượng các khoản vay thì lớn.  Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả khoản nợ mà ngân hàng đã thu được trong một thời kỳ nhất định, bao gồm cả khoản cho vay đã thu hồi được trong kỳ và khoản cho vay kỳ trước nhưng thu hồi được trong kỳ này.  Dư nợ cho vay là số tiền mà khách hàng còn nợ ngân hàng bao gồm cả dư nợ kỳ trước chuyển sang, đây là chỉ tiêu mang tính chất thời điểm, và để xác định được dư nợ thì phải dựa vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ.  Nợ quá hạn, nợ xấu: là khoản nợ mà khi đến hạn khách hàng không có khả năng trả nợ mà không có lí do chính đáng. Theo Quyết định 3 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN thì nợ được phân thành 5 nhóm là: nhóm 1- nợ đủ tiêu chuẩn; nhóm 2- nợ cần chú ý; nhóm 3- nợ dưới tiêu chuẩn; nhóm 4- nợ nghi ngờ; nhóm 5- nợ có khả năng mất vốn. Nợ quá hạn là các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5; trong đó nợ xấu thuộc về nợ nhóm 3, 4 và 5, nợ xấu càng cao thì đó là biểu hiện của rủi ro tín dụng càng lớn. 2.1.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng - Quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ: vì nhu cầu của loại hình này chỉ là phục vụ cho tiêu dùng, không dùng để sản xuất kinh doanh nên lượng tiền vay thường ít, chỉ nhằm để thỏa mãn nhu cầu cấp thiết ở hiện tại, mặc khác thì ngân hàng cũng có một mức cho vay hạn chế đối với khách hàng để hạn chế rủi ro tín dụng. - Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế: khi công việc của cá nhân ổn định và trạng thái nền kinh tế tăng trưởng thì tâm lý của con người cảm thấy thoải mái, họ bắt đầu thích hưởng thụ hàng hóa xa xỉ và nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên. Nhưng đến khi công việc khó khăn, nền kinh tế bất ổn, nếu thu nhập của họ vừa đủ chi tiêu thì họ tỏ ra lo lắng về cuộc sống, về tương lai, họ sẽ tiết kiệm hơn, chi tiêu ít đi và thói quen vay để tiêu dùng sẽ giảm. - Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng kém nhạy cảm với lãi suất: khi khách hàng tìm đến ngân hàng thì nhu cầu của họ đã thật sự cần thiết, vì thế họ ít chú ý đến lãi suất để cân nhắc lại nhu cầu mà chỉ quan tâm đến việc hàng tháng họ trả bao nhiêu tiền cho ngân hàng. - Cho vay tiêu dùng có mức độ rủi ro cao: + Cho vay tiêu dùng chủ yếu dựa vào khoản thu nhập của người đi vay, nhưng qua thời gian thì thu nhập đó lại thay đổi theo sự biến động của nền kinh tế, người vay có nguy cơ thất nghiệp hoặc những lí do khác dẫn đến thu nhập bất ổn, gây khó khăn cho việc thu hồi nợ của ngân hàng. Đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo thì Ngân hàng còn có tài sản để xử lý nợ, nhưng còn đối với cho vay tín chấp khi khách hàng không có khả năng trả nợ khi đến hạn thì ngân hàng cũng không có tài sản đảm bảo xử lý để thu hồi nợ, dẫn đến rủi ro của các khoản vay. + Thông thường lãi suất cho vay tiêu dùng là cố định, ít thay đổi theo sự biến động của thị trường, nếu lãi suất huy động vốn tăng đột biến thì Ngân hàng sẽ giảm lợi nhuận vì lãi suất thực của cho vay giảm, ảnh hưởng đến doanh thu thực tế của Ngân hàng 2.1.3. Phân loại cho vay tiêu dùng - Căn cứ vào thời hạn + Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay với thời hạn dưới 12 tháng, người vay chủ yếu sử dụng vốn vay với những nhu cầu cấp thiết như khám chữa bệnh, đi du lịch, học tập… 4 + Cho vay trung hạn: là hình thức cho vay với thời hạn từ 12 tháng đến dưới 60 tháng, đáp ứng nhu cầu mua sắm vật dụng sinh hoạt hàng ngày của người tiêu dùng. + Cho vay dài hạn: là hình thức cho vay với thời hạn từ 60 tháng trở lên, người vay thường sử dụng các khoản vay để mua xe, nhà ở, đất đai và những vật dụng gia đình có giá trị lớn. - Căn cứ vào phương thức hoàn trả + Cho vay tiêu dùng trả góp: là hình thức vay mà người vay trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng thành nhiều kỳ theo thỏa thuận. + Cho vay tiêu dùng trả một lần: là hình thức vay mà người vay trả gốc và lãi một lần khi đáo hạn hợp đồng, thông thường đây là những khoản vay nhỏ, thời gian vay ngắn và chi tiêu cho những nhu cầu cấp thiết. - Căn cứ vào nguồn gốc trả nợ + Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là hình thức mà ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người vay và người vay hoàn trả trực tiếp cho ngân hàng. + Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là hình thức mà người vay và người hoàn trả không cùng một người. - Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay + Cho vay tiêu dùng cư trú: là khoản cho vay mà khách hàng dùng để mua sắm, xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở, thiết bị phục vụ cho cuộc sống. + Cho vay tiêu dùng phi cư trú: để tài trợ cho các nhu cầu về đồ dùng gia đình, học tập, khám chữa bệnh, đi du lịch… của khách hàng. - Căn cứ vào hình thức đảm bảo + Cho vay có tài sản đảm bảo (thế chấp): là hình thức cho vay mà khách hàng khi tiến hành vay tiền phải có tài sản cầm cố hoặc thế chấp để đảm bảo rằng khách hàng sẽ trả nợ đúng hạn. + Cho vay không có tài sản đảm bảo (tín chấp): là hình thức cho vay mà khách hàng không cần phải có tài sản cầm cố, thế chấp khi tiến hành vay tiền, việc ngân hàng cho khách hàng vay chủ yếu dựa vào các khoản thu nhập, uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. 2.1.4. Tác động của cho vay tiêu dùng - Đối với Ngân hàng + Tác động tích cực: Với hình thức cho vay này sẽ giúp ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, tăng lợi nhuận cho ngân hàng; đồng thời hợp đồng cho vay tiêu dùng về mặt giá trị thì nhỏ nhưng số lượng hợp đồng lớn sẽ giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng khi có môt khách hàng nào đó không trả được nợ; đưa ra nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng sẽ giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác; ngoài ra thì mối quan hệ xung quanh khách hàng tiêu dùng thường nhiều, vì vậy đây sẽ là kênh thông tin hiệu quả góp phần quảng bá dịch vụ cũng như hình ảnh của Ngân hàng. 5 + Tác động tiêu cực: khách hàng vay tiêu dùng có thể dùng uy tín để đảm bảo khoản vay, đây là rủi ro rất lớn đối với Ngân hàng vì qua thời gian các yếu tố bên ngoài sẽ tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng, khi khách hàng không trả được nợ thì Ngân hàng cũng không có tài sản gì xử lý để thu hồi khoản nợ, lúc đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Đối với khách hàng + Tác động tích cực: Cho vay tiêu dùng là một sự ứng trước về tài chính khi người dân có nhu cầu tiêu dùng ở hiện tại nhưng tài chính lại không đủ đáp ứng, nhờ có cho vay tiêu dùng mà khách hàng có thể thỏa mãn được nhu cầu, nâng cao chất lượng cuộc sống, hoặc phục vụ cho những nhu cầu cấp thiết ảnh hưởng đến tương lai của khách hàng. + Tác động tiêu cực: khi tiêu dùng ở hiện tại được thỏa mãn thì đồng nghĩa với việc khách hàng phải làm việc nhiều hơn, tiết kiệm nhiều hơn ở tương lai để trả nợ, điều đó dẫn đến cuộc sống ở tương lai không được trọn vẹn. Mặc khác, khi khách hàng lạm dụng việc vay quá nhiều thì tương lai có thể không có khả năng trả nợ, gây mất uy tín đối với Ngân hàng, dù cho sau đó họ trả được nợ thì uy tín trong lòng Ngân hàng đã không còn giữ vững, và Ngân hàng sẽ e dè khi khách hàng muốn vay tiêu dùng vào những lần sau. - Đối với nền kinh tế + Tác động tích cực: khách hàng vay tiền nhằm mục đích sử dụng hàng hóa, dịch vụ, nếu người vay sử dụng hàng hóa nội địa thì giúp cho hàng hóa lưu thông hiệu quả hơn, các doanh nghiệp nhờ đó thu về doanh thu để tiếp tục quá trình sản xuất, và khi làm ăn thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ có hướng mở rộng sản xuất và sẽ đến ngân hàng vay tiền, và lúc này ngân hàng đang làm lợi cho cả 3 chủ thể: khách hàng, doanh nghiệp, và chính bản thân ngân hàng. + Tác động tiêu cực: nhu cầu của con người hiện nay không còn đơn giản là nhu cầu thiết yếu nữa mà còn là những nhu cầu sử dụng hàng ngoại hoặc du lịch nước ngoài, nếu điều này xảy ra thì việc tiêu dùng hàng hóa trong nước sẽ kém, các doanh nghiệp chậm thu hồi vốn và dẫn đến làm ăn sẽ khó khăn. 2.1.5. Sự khác nhau giữa cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh Tiêu chí Cho vay tiêu dùng Cho vay kinh doanh Mục đích vay Tiêu dùng Sản xuất, kinh doanh Đối tượng vay Cá nhân, hộ gia đình Doanh nghiệp Quy mô khoản vay Thông thường quy mô nhỏ Quy mô lớn Lãi suất cho vay Thường thì lãi suất không thay Lãi suất thường sẽ thay đổi đổi theo thị trường Nguồn trả nợ chính Thu nhập của người đi vay 6 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng - Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Dư nợ bình quân = (dư nợ đầu kỳ + dư nợ cuối kỳ) / 2 . - Tỷ lệ dư nợ / Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn để cho vay của Ngân hàng, chỉ tiêu này càng cao thì thể hiện khả năng sử dụng vốn càng cao, ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp cho thấy đồng vốn của Ngân hàng đang bị trì trệ, nguồn vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của Ngân hàng. Dư nợ Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn (%) = x 100% Tổng nguồn vốn - Tỷ lệ dư nợ / Vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh Ngân hàng đã cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, cho thấy hiệu quả của việc sử dụng vốn của Ngân hàng, thể hiện được Ngân hàng có chủ động tạo ra lợi nhuận từ nguồn vốn đã huy động chưa. Chỉ tiêu này lớn hơn 100% cho thấy ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động chưa đủ đáp ứng hoạt động cho vay, ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 100% thì Ngân hàng chưa sử dụng được toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí, giảm lợi nhuận của ngân hàng. Dư nợ Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động (%) = x 100% Tổng vốn huy động - Hệ số thu nợ Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả việc thu nợ của ngân hàng, trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn, tỷ lệ này gần bằng 1 thể hiện việc thu hồi nợ của ngân hàng có hiệu quả, vốn vay có hiệu quả. 7 Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = x 100% Doanh số cho vay - Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Nợ quá hạn là các khoản nợ đã đến hạn thu hồi mà khách hàng chưa thể trả được nợ, tỷ lệ nợ quá hạn thể hiện trong tổng dư nợ thì có bao nhiêu nợ đã chuyển sang nợ quá hạn, chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy chất lượng tín dụng càng cao. Nợ quá hạn Tỷ lệ quá hạn (%) = x 100% Tổng dư nợ 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được thu thập từ phòng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đông Á- Chi nhánh Cần Thơ. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu - Để tìm hiểu về tình hình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng, người viết sử dụng phương pháp thống kê với số liệu lấy từ khách hàng cá nhân của Ngân hàng. - Phương pháp so sánh: đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong việc phân tích tài chính, thông qua phương pháp này giúp cho người nghiên cứu xác định được mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích, xem chỉ tiêu đó biến động theo chiều hướng tăng hay giảm, các mặt phát triển hay kém phát triển, thông qua đó sẽ có biện pháp khắc phục phù hợp. - Để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng, người viết sử dụng các chỉ số để đánh giá thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng. 8 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG 3.1.1. Ngân hàng Đông Á Việt Nam Ngân hàng TMCP Đông Á gọi tắt là DongA Bank, được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 1/7/1992 trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, 56 cán bộ nhân viên và 3 phòng nghiệp vụ. Nhưng với nỗ lực phát triển không ngừng, tính tới thời điểm cuối năm 2012 Đông Á đã nâng vốn điều lệ lên 5000 tỷ đồng, 4728 cán bộ nhân viên khắp cả nước, là một trong những Ngân hàng hàng đầu Việt Nam, là Ngân hàng dẫn đầu về thị trường thẻ. Ngân hàng Đông Á có 1 hội sở chính, 240 chi nhánh và phòng giao dịch, có 1400 máy tự động ATM và 1500 máy POS. * Qúa trình phát triển - Ngày 1/7/1992: Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động, địa điểm đặt trụ sở ở số 60-62 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận Phú Nhuận, TP.HCM (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi), với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, là Ngân hàng đầu tiên thực hiện tín dụng trả góp chợ (đối tượng là tiểu thương và các hộ mua bán tại các chợ). - Năm 1993: Thành lập thêm 3 chi nhánh đầu tiên ở TP.HCM và Hà Nội, triển khai thêm dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh và chi hộ lương. - Năm 1994: Tăng vốn điều lệ lên 30 tỷ đồng. - Năm 1995: Vốn điều lệ là 49,5 tỷ; là đối tác duy nhất của Tổ chức Hợp tác Quốc tế của Thụy Điển-SIDA với mục đích là tài trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam với số tiền là 1 triệu USD. - Năm 1996: Thành lập chi nhánh tại Cần Thơ, địa chỉ số 67 Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. - Năm 1998: Là một trong hai ngân hàng cổ phần tại Việt Nam nhận vốn tài trợ từ Qũy Phát triển nông thôn (RDF) của Ngân hàng thế giới. - Năm 2000: Tăng vố điều lệ lên 97,4 tỷ đồng, là thành viên chính thức của mạng thanh toán toàn cầu- SWIFT. - Năm 2001: Tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng, thành lập chi nhánh tại An Giang; ngoài ra Ngân hàng còn áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 vào hệ thống ngân hàng; thành lập Công ty Kiều hối Đông Á. - Năm 2002: Tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ, thành lập chi nhánh tại Đà Nẵng, tiến hành thành lập Trung tâm thẻ thanh toán ngân hàng Đông Á và đã phát hành thẻ Đông Á lần đầu tiên; nhận chuyển giao đội bóng Công an TP.HCM, lập Công ty cổ phần Thể thao Đông Á; là một trong hai ngân hàng cổ phần nhận vốn ủy thác từ Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Năm 2004: Tăng vốn điều lệ lên 350 tỷ; thành lập chi nhánh tại Kiên Giang; cho ra đời hệ thống giao dịch tự động ATM và phát hành Thẻ Đa Năng Đông Á. 9 - Năm 2005: Tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng; thành lập hệ thống Vietnam Bankcard (VNBC) kết nối hệ thống thẻ giữa các ngân hàng; kết nối thành công với tập đoàn China Union Pay (Trung Quốc). - Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 880 tỷ; khánh thành tòa nhà của Hội sở chính; trở thành thành viên của tổ chức thẻ VISA; công ty Kiều hối Đông Á giữ vị trí dẫn đầu 7 năm liền. - Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 1600 tỷ; thành lập chi nhánh ở Thái Bình, Bình Định, Quảng Nam, Vĩnh Long; khánh thành tòa nhà của các chi nhánh ở Cần Thơ, Bạc Liêu, Kiên Giang, Bình Dương; ATM TK21 của DongA Bank được chứng nhận “Kỷ lục Việt Nam” với chức năng nhận – gửi tiền trưc tiếp và thu đổi ngoại tệ; top 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) bình chọn. - Năm 2008: vốn điều lệ tăng lên 2880 tỷ đồng, khánh thành tòa nhà chi nhánh Bình Định, Bình Thuận; có chứng nhận Thanh toán quốc tế xuất sữa do Wachovina chứng nhận; chính thức phát hành Thẻ Tín dụng DongA Bank; là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam sở hữu máy ATM nhận tiền mặt trực tiếp hiện đại nhất với tính năng nhận 100 tờ với nhiều mệnh giá khác nhau trong một lần gửi. - Năm 2009: Tăng vốn điều lệ lên 3400 tỷ đồng; tổng nhân sự 3691 người; số lượng khách hàng đạt 4 triệu; nhận kỷ lục Guiness Việt Nam cho sản phẩm ATM lưu động, đồng thời triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ nổi bật như vay 24 phút, phủ sóng 1 km, chi lương điện tử. - Năm 2010: Tăng vốn điều lệ lên 4500 tỷ đồng; có nhiều giải thưởng như: Sao vàng đất Việt, Thương hiệu nổi tiếng quốc gia, Thương hiệu Việt được yêu thích nhất, giải thưởng “đơn vị chuyển tiền tiên phong nhất do tổ chức chuyển tiền Quốc tế trao tặng”,… - Năm 2011: Vốn điều lệ 4500 tỷ; nhân sự tăng lên 4368 người; có nhiều bằng khen và giải thưởng như: giải thưởng đơn vị hợp tác triển khai Marketing tốt nhất năm 2011, bằng khen thành tích đóng góp “Qũy hỗ trợ công nhân các khu chế xuất và các khu công nghiệp”, giải thưởng tỷ lệ công điện đạt chuẩn STP của Bank of New York, giải thưởng Đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông tiêu biểu… - Năm 2012: Vốn điều lệ 5000 tỷ đồng; nhân sự tăng lên 4728 người, với 240 chi nhánh, phòng giao dịch trên khắp cả nước; nhận bằng khen thành tích đóng góp trong hoạt động triển lãm- Hội chợ thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng; giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2012 do Thời báo kinh tế Việt Nam phối hợp với Bộ công thương Việt Nam; giải thưởng Bảng xếp hạng VNR500– Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2012 do báo điện tử Vietnamnet trao tặng… 3.1.2. Ngân hàng Đông Á chi nhánh Cần Thơ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á chi nhánh Cần Thơ chính thức thành lập vào ngày 16/05/1996, là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Đông Á, chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh Cần Thơ và Hội sở chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á. 10 Trụ sở giao dịch DAB đặt tại số 67 Phan Đình Phùng, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ. Nơi đây có một vị trí khá thuận lợi, là nơi tập trung đông dân cư, nhiều doanh nghiệp, điều đó đã tạo điều kiện cho Ngân hàng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đến thời điểm hiện tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Cần Thơ đã có 10 đơn vị trực thuộc gồm: PGD Ninh Kiều, PGD Xuân Khánh, PGD Bình Thủy, PGD Trà Nóc, PGD Ô Môn, PGD Thốt Nốt, PGD Cờ Đỏ, PGD An Hòa, PGD Ngã Bảy, PGD 24h. 3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG 3.2.1. Cơ cấu tổ chức Ban giám đốc Các Phòng giao dịch trực thuộc PGD Ninh Kiều PGD Xuân Khánh Các phòng PGD Bình Thủy PGD Trà Nóc P. KH Cá nhân P. KH Doanh nghiệp P. Ngân quỹ P. Kế toán P. Hành chính nhân sự P. Công nghệ thông tin PGD Ô Môn PGD Thốt Nốt PGD Cờ Đỏ PGD An Hòa PGD Ngã Bảy PGD 24h (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của DAB Chi nhánh Cần Thơ 11 3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng ban - Ban Giám Đốc: chịu trách nhiệm chung, điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi của đơn vị. Giám đốc có trách nhiệm kí kết các hợp đồng kinh tế, xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch của Chi nhánh, chịu trách nhiệm về tài sản và kết quả kinh doanh của Chi nhánh, đại diện pháp nhân Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á tại Cần Thơ trước pháp luật và cơ quan tố tụng. Phó giám đốc góp phần tham gia với giám đốc trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định về chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và phương hướng hoạt động của Chi nhánh, khi giám đốc đi vắng thì phó giám đốc được ủy nhiệm thay mặt giám đốc giám sát và điều hành hoạt động của đơn vị. - Phòng khách hàng cá nhân: thực hiện các nghiệp vụ dành cho khách hàng cá nhân từ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng, thẻ, chuyển khoản, chuyển tiền, thanh toán tự động, chăm sóc, giải đáp thắc mắc cho khách hàng cá nhân. - Phòng khách hàng doanh nghiệp: thực hiện các nghiệp vụ dành cho khách hàng là doanh nghiệp, từ huy động vốn, tín dụng doanh nghiệp, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, tài khoản tiền gửi thanh toán, thanh toán quốc tế…, kiểm soát, theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, giải đáp thắc mắc cho các sản phẩm mà Ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp. - Phòng hành chính – nhân sự: quản lý các hoạt động liên quan đến cán bộ công nhân viên của Ngân hàng, vấn đề hành chính, văn thư, công đoàn, bố trí sắp xếp cán bộ vào công việc phù hợp. Chấm công và bầu thi đua khen thưởng hàng tháng, thực hiện việc chi trả lương, phụ cấp hàng tháng cho cán bộ nhân viên. - Phòng công nghệ thông tin: quản lý và chịu trách nhiệm về hạ tầng công nghệ thông tin, trung tâm giao dịch tự động, hệ thống máy tự động ATM, POS để đảm bảo máy móc vận hành hiệu quả. - Phòng kế toán: thực hiện các hoạt động liên quan đến các khoản tạm ứng, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, chi phí chờ phân bổ, thu nhập, chi phí, tổng hợp kế toán của Chi nhánh, chuyển khoản giữa Chi nhánh với Hội sở. - Phòng ngân quỹ: là nơi theo dõi và quản lý toàn bộ tiền mặt bằng VND, ngoại tệ, vàng, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá tại Chi nhánh, thực hiện các khoản thu chi tiền mặt khi có giấy xác nhận của phòng kế toán, thực hiện hoạt động thu chi hộ và quản lý hộ tài sản. - Các phòng giao dịch trực thuộc: thực hiện chức năng như: huy động vốn, cho vay, cầm đồ, thanh toán... và một số nghiệp vụ do Chi nhánh giao. 3.2.3. Khái quát chung về cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo a. Cho vay thế chấp - Đối tượng vay vốn: công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên có nhu cầu vay vốn. - Điều kiện vay vốn: + Có chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú cùng địa bàn với Ngân hàng Đông Á. + Có giấy xác nhận thu nhập của người có nhu cầu vay. 12 + Có tài sản đảm bảo, nếu cầm cố sổ tiết kiệm thì sổ đó mở tại DAB. - Tài sản đảm bảo: cầm cố sổ tiết kiệm hoặc bất động sản hoặc bảo lãnh. của bên thứ ba. - Loại tiền vay: VNĐ - Số tiền vay: + Tùy thuộc vào giá trị của bất động sản. + Hoặc tối đa 95% số dư sổ tiết kiệm gởi tại Ngân hàng Đông Á. - Phương thức tính lãi: tính trên số dư nợ. - Thủ tục vay: + Giấy đề nghị vay vốn. + Chứng từ chứng minh thu nhập. + Chứng từ chứng minh tài sản đem cầm cố, thế chấp. b. Cho vay tín chấp - Đối tượng vay vốn: + Cán bộ, nhân viên của đơn vi hành chính sự nghiệp. + Cán bộ, nhân viên của tổ chức kình tế. + Hội viên Hội liên hiệp phụ nữ. + Đối tượng chính sách, hưu trí. + Tiểu thương chợ. - Điều kiện vay: + Điều kiện chung:  Đơn vị có kí kết hợp đồng liên kết với Ngân hàng.  Có quyết định bổ nhiệm của lãnh đạo, giấy ủy quyền.  Đối với tổ chức kinh tế thì phải có báo cáo tài chính trong 3 năm liên tục, doanh thu trên 20 tỷ, vốn điều lệ trên 10 tỷ. + Điều kiện đối với người có nhu cầu vay vốn:  Có hợp đồng lao động trên 12 tháng.  Có quyết định vào biên chế, hợp đồng lao động  Có chứng minh, hộ khẩu photo có công chứng  Có hộ khẩu cùng địa bàn với DAB  Nếu nhân viên có chi lương tại Ngân hàng Đông Á thì không cần nộp bảng lương, nếu không có chi lương thì kèm theo bảng lương hoặc chứng minh được thu nhập.  Số tiền trả hàng tháng không vượt quá 50% thu nhập của người vay.  Tối thiểu môt lần giải ngân không quá 3 người tại một đơn vị.  Số tiền Ngân hàng cho vay tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng trả nợ. 3.3. PHÂN TÍCH SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH CẦN THƠ Bất kì một doanh nghiệp hay Ngân hàng nếu đã hoạt động vì lợi nhuận thì đều muốn tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí, và Ngân hàng Đông Á- chi nhánh Cần Thơ cũng không ngoại lệ. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để thấy được sự biến động của doanh thu và chi phí đã ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận, tìm hiểu nguyên nhân của sự biến động, đồng thời đưa ra giải pháp để thu về lợi nhuận cao cho chi nhánh. 13 3.3.1. Giai đoạn 2010-2012 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận là ba chỉ tiêu thường gặp khi muốn đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, với những khó khăn kéo dài trong suốt giai đoạn 2010-2012 thì đã ảnh hưởng như thế nào đến bộ ba chỉ tiêu này, tất cả được thể hiện trong bảng số liệu Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Thu nhập Thu nhập từ lãi Thu nhập ngoài lãi Chi phí Chi phí trả lãi Chi phí ngoài lãi Lợi nhuận trước thuế 2010 Số tiền 288.905 Năm 2011 Số tiền 461.600 2012 Số tiền 472.200 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 172.695 59,78 10.600 2,30 285.000 457.100 468.000 172.100 60,39 10.900 2,38 3.905 161.282 4.500 327.525 4.200 387.082 595 15,24 166.243 103,08 -300 59.557 -6,67 18,18 156.782 308.500 366.782 151.718 96,77 58.282 18,89 4.500 19.025 20.300 14.525 322,78 1.275 6,70 127.623 134.075 85.118 6.452 5,06 -48.957 -36,51 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012) Thu nhập: bao gồm tất cả các khoản thu nhập Chi nhánh thu về trong năm, qua 3 năm thu nhập luôn tăng, trong đó năm 2011 tăng lên rất cao và 2012 vẫn tăng nhưng tốc độ đã giảm. Cụ thể 2010 thu nhập là 288.905 triệu đồng, sang năm 2011 tăng lên 461.600 triệu đồng, tăng thêm 59,78%, sang năm 2012 thu nhập là 472.200 triệu đồng, tăng thêm 2,30%. Thu nhập của chi nhánh chủ yếu là các khoản thu nhập từ lãi. Thu nhập từ lãi: chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập, qua 3 năm thì thu nhập từ lãi cũng tăng lên. Năm 2010 thu nhập từ lãi là 285.000 triệu đồng, chiếm 98,65% tổng thu nhập thì sang 2011 tăng mạnh lên 457.100 triệu đồng, tăng thêm 60,39%, tỷ trọng tăng lên 99,03%, có được kết quả này là do mặc dù Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nâng cao lãi suất nên đã khiến cho một bộ phận doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay, nhưng nhờ Chi nhánh linh hoạt trong hoạt động, đưa ra nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, mặc khác với những khó khăn từ nền kinh tế thì không chỉ doanh nghiệp cần vốn để sản xuất mà cá nhân cũng cần nhiều tiền để tiêu dùng, từ đó nâng cao thu nhập từ lãi cho chi nhánh. Sang 2012 thu nhập tăng nhẹ lên 468.000 triệu đồng, tăng thêm 2,38%, tỷ trọng tăng lên 99,11%, nguyên nhân là do vì 2012 lãi suất bắt đầu có xu hướng giảm, khi khách hàng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay thì khách hàng gửi tiền lại e dè, họ tính toán kĩ hơn xem có nền đầu tư vào Ngân hàng hay không khi lợi nhuận họ thu về không được như trước, và khi lãi suất giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi 14 nhuận từ lãi mà Ngân hàng mang về, vì thế năm 2012 doanh thu có tăng nhưng tốc độ chậm lại. Thu nhập ngoài lãi: là các khoản thu nhập thu được từ phí, từ các dịch vụ thanh toán và đây là khoản thu nhập chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập. Qua 3 năm thì thu nhập ngoài lãi có sự tăng giảm, năm 2010 là 3.905 triệu đồng, chiếm 1,35% tổng thu nhập, sang 2011 tăng lên 4.500 triệu đồng, tăng thêm 15,24%, nhưng tỷ trọng giảm còn 0,97% do tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của thu nhập từ lãi, có sự tăng này là do năm 2011 chi nhánh đưa ra nhiều dịch vụ mới như: phone-banking, … đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng nên đã làm cho thu nhập tăng lên. Sang 2012 thu nhập giảm còn 4.200 triệu đồng, giảm 6,67%, tỷ trọng giảm xuống 0,89%, nguyên nhân là do tình hình kinh tế bất ổn, xuất nhập khẩu khó khăn nên làm cho các hoạt động thanh toán giảm sút, mà thanh toán là nghiệp vụ ngoài lãi mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng, dẫn đến thu nhập giảm. Chi phí: cũng giống như thu nhập, chi phí qua 3 năm cũng tăng lên, trong đó 2011 tăng lên rất cao và 2012 vẫn tăng nhưng tốc độ đã chậm lại. Năm 2010 chi phí chỉ có 161.282 triệu đồng thì sang 2011 đã tăng lên 327.525 triệu đồng, tăng thêm 103,08%, sang 2012 tăng lên 387.082 triệu đồng, tăng thêm 18,18%, trong các khoản chi phí thì chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Chi phí trả lãi: là khoản tiền mà Chi nhánh phải chi trả cho hoạt động huy động vốn hoặc vay tiền, chi phí này chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí và qua 3 năm thì chi phí này cũng có sự tăng mạnh. Năm 2010 chi phí trả lãi là 156.782 triệu đồng, chiếm 97,21% tổng chi phí, sang 2011 số tiền này tăng lên 308.500 triệu đồng, tăng thêm 96,77%, tỷ trọng lại giảm còn 94,19% do tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của chi phí ngoài lãi. Nguyên nhân tăng là do để 2011 có thể tăng thu nhập từ lãi thì Chi nhánh phải huy động hoặc vay vốn để phục vụ cho việc cho vay, năm 2011 không chỉ lãi suất cho vay tăng mà lãi suất huy động cũng tăng khá cao, Chi nhánh phải bỏ ra nhiều tiền hơn để trả lãi huy động vốn. Điều đáng lo ngại là mặc dù cả chi phí và thu nhập đều tăng nhưng tốc độ tăng của thu nhập chỉ có 60,39% trong khi chi phí tăng tới 96,77%, điều này cho thấy những chính sách mà Chi nhánh đưa ra chưa đạt hiệu quả cao. Sang 2012 chi phí tăng lên 366.782 triệu đồng, tăng thêm 18,89%, tỷ trọng tăng lên 94,76%, nguyên nhân là do huy động vốn khó khăn Ngân hàng phải thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đối với khách hàng, những chiến lược cạnh tranh với đối thủ để thu hút nguồn tiền, từ đó làm cho chi phí tăng cao, và tốc độ tăng của chi phí vẫn cao hơn tốc độ tăng của thu nhập, cho thấy Chi nhánh chưa thực hiện tốt phương pháp cắt giảm chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh. Chi phí ngoài lãi: bao gồm các khoản chi lương, điện nước…, khoản chi ngoài lãi chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, qua 3 năm thì lượng tiền chi ra cũng tăng lên, trong đó năm 2011 tăng lên rất cao. Năm 2010 chi phí là 4.500 triệu đồng, chiếm 2,79% tổng chi phí, sang 2011 tăng lên 19.025 triệu đồng, tăng thêm 322,78%, tỷ trọng tăng lên 5,81%, nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn, để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác thì Chi 15 nhánh tăng cường quảng bá hình ảnh, tiến hành giới thiệu các sản phẩm của Ngân hàng, ngoài ra năm 2011 cũng có đợt tăng lương cơ bản từ 730.000 nghìn đồng lên 830.000 nghìn đồng, từ đó làm cho chi phí tăng lên. Sang 2012 chi phí này tăng lên 20.300 triệu đồng, tăng thêm 6,70%, tỷ trọng giảm xuống 5,24% do tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của chi phí trả lãi. Chi phí tăng lên chủ yếu là do tăng lương, vì năm 2012 Nhà nước có đợt tăng lương cơ bản lên 1.050.000 nghìn đồng, áp dụng từ 1/5/2012, nên làm cho chi phí ngoài lãi của Chi nhánh tăng lên. Lợi nhuận trước thuế: nếu doanh thu và chi phí đều tăng lên qua các năm thì lợi nhuận lại có sự tăng giảm, trong đó năm 2011 tăng lên và 2012 đã giảm xuống. Năm 2010 lợi nhuận là 127.623 triệu đồng, sang năm 2011 tăng lên 134.075 triệu đồng, tăng thêm 5,06%, mặc dù tốc độ tăng của chi phí cao hơn rất nhiều so với doanh thu nhưng với việc nâng cao lãi suất, đa dạng hóa sản phẩm cũng đã góp phần nâng cao thêm lợi nhuận của Ngân hàng. Tuy nhiên sang 2012 lơị nhuận giảm còn 85.118 triệu đồng, giảm 36,51%, mặc dù tốc độ tăng của chi phí không cao hơn nhiều so với lợi nhuận nhưng vì lãi suất cho vay đã giảm hơn trước, mức độ cạnh tranh giành thị phần gay gắt hơn, việc làm ăn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn nên đã làm cho lợi nhuận của Chi nhánh giảm mạnh. Qua bảng số liệu kết quả hoạt động của Chi nhánh ta thấy tình hình hoạt động của Ngân hàng chưa thực sự hiệu quả, doanh thu hàng năm mặc dù có tăng nhưng tốc độ lại thấp hơn tốc độ tăng của chi phí, và chi phí còn khá cao, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí chưa đạt được kết quả như mong đợi. Đồng thời lợi nhuận 2012 lại giảm mạnh, để tránh tình trang này kéo dài Chi nhánh cần có những biện pháp thích hợp, cụ thể hơn để cắt giảm chi phí không cần thiết, mang về lợi nhuận cao nhất cho Chi nhánh. 3.3.2. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2012 2013 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền % Thu nhập 315.400 334.248 18.848 5,98 Thu nhập từ lãi 312.300 330.448 18.148 5,81 Thu nhập ngoài lãi 3.100 3.800 700 22,58 Chi phí 242.330 231.282 -11.048 -4,56 Chi phí trả lãi 232.100 219.782 -12.318 -5,31 Chi phí ngoài lãi 10.230 11.500 1.270 12,41 Lợi nhuận trước thuế 73.070 102.966 29.896 40,91 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012) Thu nhập: thu nhập 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng lên so với 2012, nếu 6 tháng đầu năm 2012 thu nhập là 315.400 triệu đồng, chiếm 66,79% thu nhập 16 cả năm. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thu nhập tăng lên 334.248 triệu đồng, tăng thêm 5,98%. Ta thấy vào những tháng đầu năm thu nhập chiếm tỷ trọng cao so với những tháng cuối năm và những tháng đầu năm 2013 thu nhập cũng tăng lên, đây là một tín hiệu tốt cho tình hình kinh doanh của Chi nhánh. Thu nhập từ lãi: chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập, 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng lên so với cùng kỳ năm trước. Nếu 6 tháng đầu năm 2012 thu nhập là 312.300 triệu đồng, chiếm 66,73% so với thu nhập từ lãi cả năm, chiếm tỷ trọng 99,02% tổng thu nhập 6 tháng thì sang 6 tháng đầu năm 2013 thu nhập tăng lên 330.448 triệu đồng, tăng thêm 5,81%, nhưng tỷ trọng giảm còn 98,86% do tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của thu nhập ngoài lãi. Thu nhập từ lãi vào những tháng đầu năm chiếm tỷ trọng cao, cho thấy các hoạt động tín dụng của Ngân hàng hoạt động mạnh, doanh nghiệp vào những tháng đầu năm cần vốn để kí kết các hợp đồng dài hạn nhập nguyên vật liệu để sản xuất đầu năm và đẩy mạnh vào những tháng cuối năm, cá nhân cũng cần vay tiền để tiêu dùng vào các dịp lễ tết khi chưa có các khoản tiền thưởng, làm cho thu nhập từ cho vay của Chi nhánh cao vào những tháng đầu năm. Vào những tháng đầu năm 2013 thu nhập cũng tăng lên, tuy nhiên đây chỉ là khoản tiền chi nhánh thu về, còn để xem xét có hiệu quả hay không còn phải so sánh với chi phí. Thu nhập ngoài lãi: chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập, 6 tháng đầu năm 2012 thu nhập chỉ có 3.100 triệu đồng, chiếm 73,81% thu nhập ngoài lãi cả năm, tỷ trọng là 0,98% thì sang 6 tháng đầu năm 2013 thu nhập tăng lên 3.800 triệu đồng, tăng thêm 22,58%, tỷ trọng tăng lên 1,14%. Cũng giống như thu nhập từ lãi, vào những tháng đầu năm thì thu nhập ngoài lãi cũng chiếm tỷ trọng cao, cho thấy vào những tháng đầu năm tất cả nguồn thu nhập đều cao hơn so với những tháng cuối năm. Điều này là do vào những tháng đầu năm các doanh nghiệp thường tiến hành các giao dịch mua bán nguyên vật liệu, đẩy mạnh việc thanh toán qua Ngân hàng, từ đó thu nhập từ các khoản phí tăng lên, góp phần tăng các khoản thu nhập ngoài lãi. Và những tháng đầu năm 2013 thu nhập cũng tăng lên, cho thấy các hoạt động để mang lại thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng đã bắt đầu phát triển mạnh và mang lại nguồn thu cho Ngân hàng. Chi phí: khác với thu nhập, chi phí vào những tháng đầu năm 2013 đã giảm xuống so với cùng kỳ năm trước. 6 tháng đầu năm 2012 chi phí là 242.330 triệu đồng, chiếm 62,60% so với chi phí cả năm. Sang 6 tháng đầu năm 2013 chi phí giảm còn 231.282 triệu đồng, giảm 4,56%, mặc dù tỷ lệ giảm có thấp nhưng cũng đã thấy được tín hiệu khả quan trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Tổng chi phí giảm xuống là do chi phí trả lãi giảm xuống. Chi phí trả lãi: chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí, 6 tháng đầu năm 2013 chi phí giảm xuống so với cùng kỳ năm trước. 6 tháng đầu năm 2012 chi phí là 232.100 triệu đồng, chiếm 63,28% chi phí trả lãi cả năm, tỷ trọng là 95,78% tổng chi phí 6 tháng, vào những tháng đầu năm chi phí trả lãi chiếm tỷ lệ cao so với những tháng cuối năm là do Chi nhánh phải đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng, góp phần làm cho thu nhập từ lãi tăng lên. Sang 6 tháng 2013 chi phí giảm còn 219.782 triệu đồng, giảm 17 5,31%, tỷ trọng giảm còn 95,03%. Ta thấy hoạt động của Ngân hàng khá khả quan khi thu nhập tăng thêm 5,81% trong khi chi phí lại giảm 5,31%, điều này chứng tỏ các kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh đạt hiệu quả cao. Chi phí ngoài lãi: khác với chi phí trả lãi, chi phí ngoài lãi 6 tháng 2013 tăng lên so với cùng kỳ năm trước. 6 tháng đầu năm 2012 là 10.230 triệu đồng, chiếm 50,39% chi phí ngoài lãi cả năm, tỷ trọng trong tổng chi phí 6 tháng là 4,22%, sang 2013 chi phí tăng lên 11.500 triệu đồng, tăng thêm 12,41%, tỷ trọng tăng lên 4,97%. Mặc dù chi phí có tăng nhưng so với thu nhập thì chi phí tăng thấp, trong khi thu nhập tăng tới 22,58% thì chi phí chỉ tăng thêm 12,41%, các chi phí này chủ yếu là do các khoản tăng của lương nhân viên do những tháng đầu năm 2013 lương cơ bản tăng lên từ 1.050.000 nghìn đồng lên 1.150.000 nghìn đồng. Lợi nhuận trước thuế: đã tăng lên so với cùng kỳ năm trước, 6 tháng đầu năm 2012 lợi nhuận là 73.070 triệu đồng, chiếm 85,85% so với lợi nhuận cả năm. Sang 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận tăng lên 102.966 triệu đồng, tăng thêm 40,91%. Lợi nhuận tăng lên cao là do tổng thu nhập tăng lên, trong khi tổng chi phí lại giảm, điều này cho thấy những chính sách Chi nhánh đưa ra nhằm tăng thu nhập, giảm chi phí đã phát huy hiệu quả, mang lại nguồn lợi nhuận cho Ngân hàng. 3.4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.4.1. Thuận lợi - Vị trí Chi nhánh thuận lợi, ở nơi tập trung đông dân cư nên việc khách hàng tìm kiếm đến Chi nhánh cũng dễ dàng hơn, và với vị trí như vậy thì cũng dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng khi Chi nhánh có chương trình khuyến mãi hay giới thiệu về dịch vụ mới. - Có một đội ngũ cán bộ trẻ, hơn 70% đội ngũ cán bộ dưới 30 tuổi, có trình độ đại học, năng động và đầy nhiệt huyết, vui vẻ, thân thiện tạo được thiện cảm cho khách hàng. - Trụ sở làm việc rộng rãi, thoải mái, phân chia phòng, ban rõ ràng, một mặt tạo điều kiện thoải mái cho nhân viên làm việc, mặc khác thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch. - Cơ sở vật chất, máy móc hiện đại tạo môi trường làm việc dễ dàng. - Nguồn nhân lực có trình độ nghiệp vụ nên giúp cho công việc Chi nhánh được thuận lợi, mặc khác nhân viên năng động, linh hoạt nên có thể giải quyết những tình huống xấu nhất. - Ngay từ khi mới thành lập thì Ngân hàng Đông Á đã xác định đối tượng khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là lượng khách hàng với số lượng đông đảo, đảm bảo đem lại nguồn doanh thu lớn cho Ngân hàng; mặc khác đối với khách hàng cá nhân thì xung quanh họ có rất nhiều mối quan hệ, và đây sẽ là kênh truyền thông hiệu quả nhằm giới thiệu hình ảnh và các dịch vụ của Ngân hàng. 18 - Có phòng giao dịch 24H phục vu tất cả các ngày trong tuần, hoạt động thẻ cũng được sử dụng rộng rãi tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. - Luôn nhận được sự hỗ trợ về nguồn vốn từ Ngân hàng Hội sở, tạo thuận lợi trong quá trình hoạt động 3.4.2. Khó khăn - Nền kinh tế hiện nay còn nhiều bất ổn, ảnh hưởng của lạm phát gây tâm lý e ngại cho khách hàng gửi tiền dài hạn vào Ngân hàng, nguồn vốn huy động của Ngân hàng vì thế chưa đạt hiệu quả tối đa. - Việc Nhà Nước mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam mang lại cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, cạnh tranh gay gắt hơn dẫn đến mất thị phần, kinh doanh yếu kém dẫn đến thua lỗ, bị phá sản, điều này làm tăng rủi ro cho Ngân hàng khi khả năng trả nợ cho Ngân hàng không được trọn vẹn. - Xung quanh địa bàn của DAB có quá nhiều Ngân hàng đang hoạt động, điều này tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng. - Bộ phận xử lý nợ không còn thuộc Chi nhánh nữa mà trực thuộc Hội sở chính, điều này gây khó khăn khi mà khách hàng chủ yếu ở địa bàn xung quanh Chi nhánh, khi không còn cán bộ chuyên trách ở Chi nhánh thì không có người thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các khoản nợ, sẽ dễ dàng dẫn đến các khoản nợ quá hạn, gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. 3.5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á - Tầm nhìn: Xác định được hướng đi cho mình, DAB luôn đưa tầm nhìn xuyên suốt trong quá trình hoạt động của mình là trở thành một “Tập đoàn Tài chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam-Vươn ra quốc tế, được khách hàng mến yêu, tín nhiệm và giới thiệu”. - Sứ mệnh: Trong suốt quá trình hoạt động, DAB phục vụ khách hàng bằng trách nhiệm, niềm đam mê và trí tuệ, “cùng nhau kiến tạo nên những điều kiện hợp tác hấp dẫn khách hàng, đối tác, cổ đông, cộng sự, cộng đồng”. - Chiến lược: Năm 2013 đã trãi qua một chặng đường khá dài nhưng nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, đánh dấu một chặng đường còn nhiều khó khăn, Chính Phủ đã bắt đầu tái cơ cấu lại các tập đoàn, các doanh nghiệp Nhà Nước. Trong bối cảnh đó DAB với chiến lược “ Đổi mới và phát triển” để tạo ra động lực chuyển biến mạnh mẽ, xây dựng mô hình kinh doanh chiến lược mới, tăng cường hợp tác chiến lược với các đối tác hàng không, kênh bán lẻ và các ngân hàng nước ngoài; điều chỉnh hướng kinh doanh theo hướng giảm thiểu rủi ro; kiểm soát nợ xấu nâng cao các nguồn thu phí; rà soát và chọn lọc đối tượng khách hàng; tập trung và phát triển lượng khách hàng trung thành, làm giàu tổng tài sản, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, ổn định, tiếp tục con đường chinh phục mục tiêu chiến lược: trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, mục tiêu là đến 2015 phát triển thành một Tập đoàn Tài chính tốt nhất Việt Nam. 19 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á- CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN Bất kỳ một Ngân hàng nào trước khi hình thành cần phải có một nguồn vốn nhất định, đó là vốn điều lệ. Tuy nhiên, Ngân hàng không thể dùng nguồn vốn đó để thực hiện các nghiệp vụ trong quá trình hoạt động của mình, mà nguồn vốn đó như là một bằng chứng về thế mạnh của Ngân hàng. Để có thể hoạt động Ngân hàng cần phải tiến hành huy động vốn từ nền kinh tế, đó có thể là cá nhân, là doanh nghiệp, hay của tổ chức tín dụng khác. Để thực hiện được chức năng trung gian tài chính thì huy động vốn là bước đầu tiên, là khởi đầu cho mọi hoạt động tín dụng sau này. Vì thế phân tích tình hình huy động vốn để biết được khả năng huy động vốn của Ngân hàng như thế nào, nhóm chủ thể nào trong nền kinh tế gửi tiền vào Ngân hàng nhiều hơn, từ đó có những chính sách riêng, phù hợp để có thể khai thác tối đa nguồn vốn từ nền kinh tế. 4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn Đối với Hội sở Ngân hàng thì nguồn vốn chủ yếu bao gồm: vốn tự có, vốn huy động và nguồn vốn ủy thác, tuy nhiên đối với Chi nhánh thì chúng ta quan tâm đến 2 loại nguồn vốn đó là vốn huy động và vốn điều chuyển. Vốn huy động là nguồn vốn Ngân hàng huy động từ nền kinh tế, sau khi trích lại một phần để dự phòng còn lại bao nhiêu Chi nhánh có thể tùy ý sử dụng vào hoạt động kinh doanh, và Ngân hàng có trách nhiệm trả gốc và lãi cho khách hàng gửi tiền theo kỳ hạn được thỏa thuận trong hợp đồng. Vốn điều chuyển là nguồn tiền từ Hội sở chuyển về, và khi nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động thì theo yêu cầu của Chi nhánh Hội sở sẽ chuyển nguồn vốn về để đáp ứng kịp thời nhu cầu của Chi nhánh. 4.1.1.1. Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2010-2012 Trên lý thuyết thì thông thường nguồn vốn huy động sẽ là nguồn vốn chính để Ngân hàng thực hiện các hoạt động tín dụng, và vốn điều chuyển chỉ được chuyển và khi vốn huy động không đủ đáp ứng. Nhưng trên thực tế thì có nhiều điểm khác biệt, cụ thể qua bảng số liệu thì giai đoạn 2010-2012 hầu như nguồn vốn điều chuyển luôn nằm ở mức cao, mà cụ thể là 2010, 2011 vốn điều chuyển luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Để có thể hiểu rõ hơn nguyên nhân của sự khác biệt này, chúng ta cùng phân tích biểu đồ sau 20 ĐVT: Triệu đồng 392.780 606.988 489.300 Vốn huy động Vốn điều chuyển Vốn huy động Vốn điều chuyển 810.287 Năm 2011 Năm 2010 307.659 Vốn huy động Vốn điều chuyển 563.142 Năm 2012 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012) Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn từ 2010-2012 Qua biểu đồ ta thấy tổng nguồn vốn tăng lên ở năm 2011 và giảm vào năm 2012, cụ thể năm 2010 tổng nguồn vốn là 999.768 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 1.299.587 triệu đồng, tương ứng với 29,99%, nguyên nhân tăng là do cả nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển đều tăng lên. Năm 2012 giảm nhẹ còn 1.075.488 triệu đồng, giảm 17,24%, do vốn huy động tăng lên tuy nhiên vốn điều chuyển lại giảm với tỷ lệ cao hơn vốn huy động nên làm cho tổng nguồn vốn giảm. Vốn huy động: Qua biểu đồ ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn huy động chiếm tỷ trọng thấp hơn so với vốn điều chuyển, vốn huy động qua 3 năm có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể năm 2010 vốn huy động đạt 392.780 triệu đồng, chiếm 39,29% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2011 số tiền này tăng lên 489.300 triệu đồng, tăng thêm 24,57% tuy nhiên tỷ trọng lại giảm còn 37,65%, sang năm 2012 số tiền này tăng lên 570.000 triệu đồng, tăng thêm 16,49% và tỷ trọng tăng lên mức 53%. Điều này chứng tỏ rằng mặc dù năm 2010-2012 là giai đoạn khá khó khăn của nền kinh tế nhưng nhờ sự nỗ lực hết mình kết hợp với chiến lược huy động vốn phù hợp đã giúp Ngân hàng tăng được lượng vốn huy động. Có được điều đó là nhờ Ngân hàng thường xuyên quảng bá hình ảnh của Ngân hàng, đẩy mạnh công tác huy động vốn, các giao dịch đã được xử lý nhanh chóng, kịp thời. Mặt khác, giai đoạn này chứng kiến sự bất ổn của nền kinh tế, bất động sản đóng băng, giá vàng có nhiều biến động đã tạo tâm lý e ngại cho những người có tiền nhưng sợ rủi ro, và Ngân hàng chính là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả trong lúc này mặc dù lãi suất huy động ở năm 2012 có phần giảm hơn trước. Tuy nhiên ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn huy động thường là nguồn tiền chủ yếu để thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, giúp cho đồng vốn của Ngân hàng lưu thông hiêu quả. Nhưng trong biểu đồ thì ta thấy tỷ trọng của nguồn vốn huy động trong cơ cấu nguồn vốn còn khá thấp, 21 điều này chứng tỏ rằng mặc dù huy động vốn hàng năm có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay của Ngân hàng, vì thế mà lượng vốn điều chuyển rất cao, huy động vốn chưa thật sự phát huy hết tác dụng. Vốn điều chuyển: ngược lại với sự gia tăng vốn huy động thì vốn điều chuyển lại có sự tăng giảm qua các năm, năm 2010 vốn điều chuyển là 606.988 triệu đồng, chiếm 60,71% trong cơ cấu nguồn vốn, đến năm 2011 số tiền tăng lên 810.287 triệu đồng, tăng thêm 33,49%, tỷ trọng tăng lên 62,35% . Năm 2012 số tiền này giảm còn 505.488 triệu đồng, giảm 37,62%, chiếm 47% trong cơ cấu nguồn vốn. Vốn điều chuyển được chuyển về khi Chi nhánh thiếu hụt nguồn vốn để thực hiện nghiệp vụ tín dụng, vì thế nếu vốn huy động có thể chịu sự tác động của nền kinh tế, của người gửi tiền… thì sự tăng giảm của vốn điều chuyển phụ thuộc vào nhu cầu của Chi nhánh. Năm 2011 vốn điều chuyển tăng cao là do nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng cao, mặc dù vốn huy động có tăng nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu, vì thế cần vốn chuyển về để phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. Sang năm 2012 là năm mà tỷ trọng vốn điều chuyển thấp hơn vốn huy động, điều này cho thấy Ngân hàng đang dần độc lập về tài chính, vốn huy động cao hơn cho thấy Ngân hàng đang tận dụng được nguồn vốn tại chỗ, thu nhiều lợi nhuận hơn vì nguồn vốn điều chuyển phải trả lãi cao hơn vốn huy động ở địa phương, và huy động vốn đang dần đạt hiệu quả. 4.1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012-2013 Nếu cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2010-2012 luôn tăng lên thì vào những tháng đầu năm 2013 nguồn vốn này thay đổi như thế nào so với 6 tháng đầu 2012. Dựa vào hình 4.2 ta thấy tổng nguồn vốn vào những tháng đầu năm 2013 có giảm, và nguyên nhân là do vốn điều chuyển giảm mạnh hơn so với sự tăng lên của vốn huy động. Và để hiểu rõ hơn nguyên nhân giảm của tổng nguồn vốn thì ta cùng phân tích biểu đồ. ĐVT: Triệu đồng 307.659 Vốn huy động Vốn huy động 351.367 Vốn điều chuyển 431.237 Vốn điều chuyển 563.142 Năm 2013 Năm 2012 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2012, 2013) Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012-2013 Vốn huy động: qua số liệu 6 tháng đầu năm 2012-2013 ta thấy 6 tháng 2013 vốn huy động đã tăng mạnh, nếu như 6 tháng đầu năm 2012 huy động vốn chỉ đạt 307.659 triệu đồng, chiếm 35,33% trong cơ cấu nguồn vốn thì 6 tháng đầu năm 2013 số tiền này đã tăng lên 431.237 triệu đồng, tăng thêm 40,17%, chiếm 55,10% trong cơ cấu nguồn vốn. So với số liệu 6 tháng đầu năm và số liệu cả năm 2012 thì ta thấy cả năm 2012 huy động vốn đạt 570.000 triệu đồng, còn 6 tháng đầu năm con số này là 307.659 triệu đồng, chiếm 22 khoảng 53,98% tổng vốn huy động của cả năm. Có sự khác biệt này là do thông thường vào cuối năm trước khách hàng sẽ được nhận lương, thưởng tết, những lần thưởng trong các đợt lễ của những tháng đầu năm của năm sau, sau khi chi tiêu hàng ngày thì họ sẽ dùng số tiền này để tiết kiệm, vì thế lượng vốn huy động cao. Tuy nhiên vào những tháng cuối năm thì người dân có nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn, mua sắm nhiều hơn để phục vụ tiêu dùng hoặc lễ tết mà các khoản thưởng chưa có thì họ sẽ dùng chính số tiền lương hoặc các khoản thu nhập khác để chi tiêu, vì thế vào những tháng cuối năm lượng vốn huy động thường thấp hơn. Điều này giải thích rằng tại sao 6 tháng đầu năm lượng vốn tăng khá cao, và năm 2013 tăng lên đáng kể, nguyên nhân có thể là lí do trên, mặt khác cũng có thể thấy những năm qua lượng vốn huy động ngày càng tăng, điều này là một tín hiệu khả quan cho Ngân hàng, mới chỉ 6 tháng 2013 mà lượng vốn huy động đã tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với cùng kỳ năm trước, chứng tỏ Ngân hàng dần dần đã có những chính sách hợp lý hơn trong công tác huy động vốn. Vốn điều chuyển: như đã phân tích ở trên thì vốn điều chuyển phụ thuộc vào nhu cầu của Ngân hàng, nếu như cả năm 2012 vốn điều chuyển là 505.488 triệu đồng thì trong 6 tháng đầu năm lượng vốn điều chuyển là 563.142 triệu đồng, điều này cho thấy vào 6 tháng đầu năm Ngân hàng cần vốn rất nhiều, nhưng sau đó đã hạch toán và chuyển trả một phần về Hội sở, đến cuối năm thì số tiền này còn lại là 505.488 triệu đồng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 thì vốn điều chuyển là 351.367 triệu đồng, giảm 37,61% so với cùng kỳ năm trước, đây là tín hiệu đáng mừng cho cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng khi chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013 mà lượng vốn huy động tăng lên 40,17%, còn vốn điều chuyển lại giảm 37,61%, cho thấy công tác huy động vốn đã có hiệu quả. 4.1.2. Tình hình huy động vốn Nguồn vốn huy động là nguồn tiền chủ yếu để Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, trên thực tế để có thể huy động được nguồn tiền để phục vụ cho mọi yêu cầu thì Ngân hàng có thể thực hiện nhiều nghiệp vụ huy động vốn như: tiền gửi tiết kiệm, phát hành các giấy tờ có giá,… Ngân hàng có thể huy động vốn từ mọi chủ thể trong nền kinh tế, tuy nhiên có 2 nhóm khách hàng chiến lược mà Ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn hiệu quả nhất đó là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Phân tích 2 nhóm khách hàng này để biết được tỷ trọng từng nhóm khách hàng trong tổng nguồn vốn huy động, xem xét với nguồn vốn thực tế mà khách hàng đang có để biết được Ngân hàng có khai thác hết nguồn vốn nhàn rỗi hay chưa, từ đó đề ra biện pháp huy động vốn phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng. 4.1.2.1. Huy động vốn giai đoạn 2010-2012 Giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn biến động không ngừng của nền kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và ảnh hưởng mạnh đến việc huy động vốn từ các nhóm khách hàng. Tuy nhiên trong bảng 4.1 ta thấy vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng lên, năm 2010 nguồn vốn huy động đạt 392.780 triệu đồng, thì năm 2011 đã tăng lên 489.300 triệu đồng, tăng thêm 24,57%, và năm 2012 23 tăng lên 570.000 triệu đồng, tăng thêm 16,49%. Có được kết quả này là do công tác huy động vốn của 2 nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp đều tăng lên hàng năm, làm củng cố thêm nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Bảng 4.1: Cơ cấu vốn huy động từ 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng cá nhân Vốn huy động 2010 Số tiền Năm 2011 Số tiền Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 2012 Số tiền 153.780 181.041 256.485 27.261 17,73 75.444 41,67 239.000 392.780 308.259 489.300 313.515 69.259 570.000 96.520 28,98 5.256 1,71 24,57 80.700 16,49 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012) Khách hàng doanh nghiệp: Bản chất của nhóm khách hàng này là vòng vốn luôn quay để có thể tạo ra lợi nhuận, nếu khách hàng cá nhân gửi tiền nhằm mục đích tiết kiệm thì nhóm khách hàng này gửi tiền chủ yếu để thực hiện thanh toán trong hoạt động kinh doanh, đó có thể là bao thanh toán, thư tín dụng... Qua 3 năm lượng vốn huy động từ nhóm khách hàng này luôn tăng lên, trong đó năm 2012 tăng lên mạnh mẽ, tuy nhiên tỷ trọng thì có sự tăng giảm. Cụ thể, năm 2010 lượng vốn huy động là 153.780 triệu đồng, chiếm 39,15% trong tổng vốn huy động, đến năm 2011 số tiền này tăng lên 181.041 triệu đồng, tăng thêm 17,73%, chiếm 37% tổng vốn huy động, bước sang 2012 tăng lên 256.485 triệu đồng, tăng thêm 41,67% và chiếm 45% vốn huy động. Có sự tăng trưởng này là do mặc dù kinh tế khó khăn nhưng với sự hỗ trợ của Nhà nước nên các doanh nghiệp vẫn có thể vượt qua sóng gió, vẫn duy trì hoạt động và việc các Ngân hàng dần hoàn thiện vai trò là trung gian không chỉ giữa người có vốn và người cần vốn mà còn là trung gian giữa các doanh nghiệp, vì thế đã tạo lòng tin để các doanh nghiệp yên tâm gửi tiền vào Ngân hàng để thực hiện việc thanh toán cho đối tác đã góp phần làm cho tiền gửi của nhóm khách hàng này tăng lên trong giai đoạn 2010-2012. Khách hàng cá nhân: đây là nhóm khách hàng mà lượng gửi tiền vào Ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao, lượng tiền huy động qua 3 năm luôn tăng, tuy nhiên tỷ trọng thì có sự tăng giảm. Cụ thể năm 2010 số tiền huy động là 239.000 triệu đồng, chiếm 60,85% trong tổng huy đông, sang năm 2011 số tiền tăng lên 308.259 triệu đồng, tăng thêm 28,98% và chiếm 63% vốn huy động, sang năm 2012 số tiền tăng lên 313.515 triệu đồng, tăng thêm 1,71%, nhưng chỉ trọng chỉ còn 55% do tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của nhóm khách hàng doanh nghiệp. Qua 3 năm vốn huy động của nhóm khách hàng này luôn tăng là do tình hình kinh tế khó khăn và luôn bất ổn, cá nhân có vốn nhàn rỗi không dám mạo hiểm để đem tiền đi đầu tư, mặc dù lãi suất từ 20102012 luôn thăng trầm, biến động khó dự đoán nhưng cá nhân nhận thấy nếu đem đầu tư thì số tiền sinh lời có thể cao hơn lãi suất nhưng lại có quá nhiều rủi ro, còn cất giữ tại nhà thì không an toàn và không sinh lời, vì thế Ngân hàng chính là sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, khi cá nhân gửi 24 tiền vào thì đó là số vốn nhàn rỗi, hiện tại chưa cần sử dụng nên khoản tiền này có tính chất ổn định hơn các khoản huy động khác, biết được điều đó nên Ngân hàng cũng ưu tiên huy động từ nhóm khách hàng này hơn thông qua các chương trình ưu đãi dành cho nhóm khách hàng này, từ đó lượng vốn huy động càng tăng và vì tính chất ổn định của nguồn vốn nên Ngân hàng có thể chủ động việc sử dụng vốn vào mục đích hoạt động của Ngân hàng. 4.1.2.2. Huy động vốn 6 tháng đầu năm 2012-2013 Trong một năm thì tùy từng thời kỳ khác nhau mà nền kinh tế sẽ có những biến động làm ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của Ngân hàng, là những chủ thể chịu tác động của nền kinh tế thì cá nhân, doanh nghiệp sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định đến nguồn tiền nhàn rỗi của mình. Phân tích lượng vốn huy động vào những tháng đầu năm sẽ có được cái nhìn cụ thể hơn về tình hình huy động vốn, để xem giai đoạn nào nguồn vốn đạt hiệu quả cao nhất, từng giai đoạn thì nguồn tiền nhàn rỗi gửi vào Ngân hàng ra sao, từ đó đề ra chiến lược cho từng thời kỳ để có thể huy động vốn ở mức tối đa nhất. Bảng 4.2: Cơ cấu vốn huy động 6 tháng đầu năm 2012-2013 6 tháng đầu năm 2012 2013 Số tiền Số tiền 109.404 146.875 198.255 284.362 307.659 431.237 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % 37.471 34,25 86.107 43,43 123.578 40,17 Chỉ tiêu Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng cá nhân Vốn huy động (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012) Tổng vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 tăng lên mạnh mẽ, nếu 2012 vốn huy động 6 tháng là 307.659 triệu đồng, chiếm 53,98% huy động cả năm thì sang 2013 huy động tăng lên 431.237 triệu đồng, tăng thêm 40,17%. Vốn huy động tăng lên là do huy động từ cả 2 nhóm khách hàng đều tăng lên, trong đó huy động từ nhóm khách hàng cá nhân tăng lên cao hơn nhóm khách hàng doanh nghiệp. Khách hàng doanh nghiệp: số tiền huy động 6 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng vốn lại giảm. 6 tháng đầu năm 2012 huy động đạt 109.404 triệu đồng, chiếm 35,56% tổng huy động 6 tháng, đến năm 2013 tăng lên 146.875 triệu đồng, tăng thêm 34,25%. Nếu như tổng huy động cả năm 2012 đạt 256.485 triệu đồng thì huy động 6 tháng đầu năm chỉ có 109.404 triệu đồng, chiếm 42,66% vốn huy động cả năm. Nguyên nhân là do vào những tháng cuối năm doanh nghiệp thường sẽ đẩy mạnh sản xuất vào để phục vụ tết, vì vậy tiền gửi vào phải nhiều để phục vụ cho việc thanh toán hàng với đối tác. Và vì vòng vốn luôn lưu động nên nếu có nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi thì doanh nghiệp cũng gửi vào Ngân hàng để lấy lãi, mặc dù lợi nhuận thấp hơn kinh doanh nhưng dù sao vẫn có thu nhập hơn là trữ lại tại đơn vị, và những tháng đầu năm 2013 huy động vốn tăng lên sẽ hứa hẹn 1 năm làm ăn hiệu quả của các doanh nghiệp. 25 Khách hàng cá nhân: cũng giống như khách hàng doanh nghiệp, lượng huy động từ nhóm khách hàng này cũng tăng vào những tháng đầu năm, tuy nhiên nhóm khách hàng này lượng huy động vốn không chỉ tăng lên về số lượng mà còn tăng về tỷ trọng. Năm 2012 với số tiền 198.255 triệu đồng, chiếm tới 64,44% trong tổng huy động thì bước sang 6 tháng đầu năm 2013 lượng tiền này đã tăng lên 284.362 triệu đồng, tăng thêm 43,43% và chiếm tỷ trọng là 65,94% tổng huy động. Vào những tháng đầu năm 2012 vốn huy động chiếm 63,24% so với huy động cả năm, nguyên nhân là do vào những tháng đầu năm cá nhân nhận được thu nhập từ lương và thưởng tết, họ sẽ có xu hướng gửi tiền vào Ngân hàng để vừa an toàn vừa có thể thu về tiền lãi. Còn vào những tháng cuối năm thì xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, họ phải chi tiêu cho việc cho việc lễ tết trong khi tiền thưởng chưa có, vì thế vào những tháng cuối năm huy động vốn từ nhóm khách hàng này không cao bằng những tháng đầu năm. Và những tháng đầu năm 2013 lượng tiền gửi vào tăng khá cao, cho thấy người dân càng chú ý hơn đến các khoản tiết kiệm cho tương lai, đồng thời cũng thể hiện cuộc sống của người dân đã khá hơn, ngoài chi tiêu hàng ngày thì khoản dư thừa để tiết kiệm đã nhiều hơn. 4.2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY Sau khi huy động vốn thì Ngân hàng sẽ thực hiện nhiều nghiệp vụ khác nhau để nguồn vốn sử dụng thật hiệu quả, và cho vay là nghiệp vụ sử dụng vốn mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Thông qua nghiệp vụ cho vay sẽ thấy được nhu cầu cần vốn của người dân là bao nhiêu, và khả năng cho vay so với nguồn vốn huy động của Ngân hàng là như thế nào. Với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thì không chỉ ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn mà còn ảnh hưởng đến nghiệp vụ cho vay, vì thế phần này phân tích hoạt động cho vay chung để thấy tổng quát tình hình cho vay của Ngân hàng. Có nhiều cách để phân loại cho vay như: theo thời hạn, theo thành phần kinh tế, theo hình thức đảm bảo… nhưng người viết chọn cách phân tích theo mục đích vay vốn nhằm mục đích thấy được tỷ trọng của cho vay tiêu dùng trong tổng cho vay. Và thời gian phân tích được chia làm hai phần, thứ nhất là giai đoạn 2010-2012 và thứ hai là 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013. 4.2.1. Tình hình chung về hoạt động cho vay 4.2.1.1. Khái quát hoạt động cho vay giai đoạn 2010-2012 Bảng 4.3: Khái quát hoạt động cho vay từ 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 Số tiền Năm 2011 Số tiền 2012 Số tiền Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 999.768 1.108.971 1.075.488 109.203 10,92 -33.483 -3,02 Doanh số thu nợ 808.708 869.315 860.256 60.607 7,50 -9.059 -1,04 Dư nợ 1.471.658 1.711.314 1.926.546 239.656 16,28 215.232 12,58 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012) 26 Doanh số cho vay: doanh số cho vay giai đoạn 2010-2012 có sự tăng giảm, năm 2011 doanh số cho vay tăng lên, còn năm 2012 lại có sự giảm nhẹ. Năm 2010 doanh số đạt 999.768 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 1.108.971 triệu đồng, tăng thêm 10,92%, tuy nhiên năm 2012 doanh số cho vay giảm nhẹ còn 1.075.488 triệu đồng, giảm 3,02%. Năm 2011 cho vay tăng lên vì mặc dù lãi suất tăng lên nhưng nhờ Ngân hàng có những chính sách cho vay phù hợp với nhu cầu khách hàng nên vẫn thu hút được khách hàng đến vay vốn. Mặc khác với những khó khăn đang gặp phải ở năm 2011 thì không chỉ những người kinh doanh cần vốn để tiếp tục sản xuất, mà còn có những cá nhân cần vốn để chi tiêu cho cuộc sống. Sang năm 2012 doanh số giảm nhẹ mặc dù lãi suất có giảm là do tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn, sức mua của người dân khá ảm đạm, cung lớn hơn cầu nên làm cho doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, chất lượng khách hàng thấp nên Ngân hàng không thể cho vay vốn, làm cho doanh số giảm xuống. Doanh số thu nợ: cũng giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng tăng giảm theo chiều hướng tương tự, nhưng tốc độ tăng giảm thấp hơn. Nếu như năm 2010 thu nợ 808.708 triệu đồng thì năm 2011 tăng lên 869.315 triệu đồng, tăng thêm 7,50%, với những khó khăn xảy ra năm 2011 nhưng thu nợ vẫn tăng lên cho thấy công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng là tương đối tốt, ý thức trả nợ của khách hàng cao. Sang năm 2012 thu nợ giảm nhẹ 860.256 triệu đồng, giảm 1,04%, điều này tương đối hợp lý vì doanh số cho vay 2012 có giảm so với năm trước nên làm cho thu nợ giảm. Tuy nhiên năm 2011 thì tốc độ tăng của thu nợ vẫn còn thấp hơn tốc độ tăng của cho vay, điều này cho thấy công tác thu hồi nợ vẫn chưa đạt hiệu quả tốt nhất, nhưng sang năm 2012 thu nợ có giảm nhưng tốc độ thấp hơn so với cho vay, điều này cho thấy Ngân hàng đã chú ý hơn đến công tác thu hồi nợ của khách hàng. Dư nợ cho vay: dư nợ qua các năm luôn tăng lên, nếu năm 2010 dư nợ là 1.471.658 triệu đồng thì năm 2011 dư nợ tăng lên 1.711.314 triệu đồng, tăng thêm 16,28%, năm 2012 lại tiếp tục tăng lên 1.926.546 triệu đồng, tăng thêm 12,58%. Dư nợ luôn tăng lên là do cho vay 2011 tăng lên 10,92% trong khi thu nợ chỉ tăng lên 7,50%, cùng với dư nợ 2010 nên làm cho dư nợ 2011 tăng cao, sang năm 2012 mặc dù cho vay giảm 3,02%, thu nợ giảm 1,04%, năm 2012 vẫn còn một phần lớn khoản nợ chưa thu hồi được, cùng với dư nợ 2011 nên làm cho dư nợ 2012 tăng lên. Nguyên nhân một phần là do các khoản vay chủ yếu là cho vay trung-dài hạn với thời gian trả nợ dài, nên làm cho dư nợ luôn tăng lên qua các năm, mặc khác cũng thể hiện công tác thu nợ chưa đạt hiệu quả tối đa, một bộ phận khách hàng vẫn thiếu ý thức trả nợ do cán bộ tín dụng chưa quan tâm chặt chẽ. 27 4.2.1.2. Khái quát hoạt động cho vay giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013 Bảng 4.4: Khái quát hoạt động cho vay 6 tháng đầu năm 2012-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ 6 tháng đầu năm 2012 2013 Số tiền Số tiền 641.287 782.604 414.177 541.904 1.633.466 1.874.166 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền 141.317 127.727 240.700 % 22,04 30,84 14,74 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2012, 2013) Doanh số cho vay: Doanh số cho vay 6 tháng 2013 tăng lên so với 2012, cho vay 6 tháng 2012 đạt mức 641.287 triệu đồng, chiếm 59,63% cho vay cả năm thì sang 6 tháng 2013 cho vay tăng lên 782.604 triệu đồng, tăng thêm 22,04%. Vào những tháng đầu năm doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao là do doanh nghiệp cần vốn để ký kết các hợp đồng để sản xuất đầu năm và hợp đồng dài hạn nhập nguyên-vật liệu để đẩy mạnh sản xuất vào những tháng cuối năm, đồng thời cá nhân cũng cần vốn để tiêu dùng hàng hóa vào những dịp lễ tết. Những tháng đầu năm 2013 cho vay lại tăng lên so với cùng kỳ năm trước, cho thấy tình hình kinh tế đã khả quan hơn, doanh nghiệp lại bắt đầu đẩy mạnh sản xuất, cá nhân cũng vay tiền để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, đồng thời mang lại nguồn doanh thu cho Ngân hàng. Doanh số thu nợ: doanh số thu nợ vào những tháng đầu 2013 cũng tăng lên so với 2012, thu nợ 6 tháng 2012 là 414.177 triệu đồng, chiếm 48,15% thu nợ cả năm, thông thường vào những tháng đầu năm doanh nghiệp vay vốn để kí kết hợp đồng mua nguyên vật liệu sản xuất và chỉ đẩy mạnh sản xuất vào những tháng cuối năm, vì thế những tháng đầu năm thu nợ có thấp hơn những tháng cuối năm. Sang 6 tháng 2013 thu nợ tăng lên 541.904 triệu đồng, tăng thêm 30,84%, tốc độ tăng của thu nợ cao hơn tốc độ tăng của cho vay, cho thấy hiệu quả tín dụng đã tăng lên, nhân viên tín dụng đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, khách hàng cũng ý thức hơn việc trả nợ cho Ngân hàng. Dư nợ: dư nợ cho vay vào những tháng đầu năm 2013 cũng tăng lên so với 6 tháng 2012, nếu dư nợ 2012 là 1.633.466 triệu đồng, chiếm 84,79% dư nợ cả năm thì dư nợ 2013 tăng lên 1.874.166 triệu đồng, tăng thêm 14,74%. Mặc dù cho vay những tháng đầu của năm tăng lên 22,04%, thu nợ tăng lên 30,84% nhưng chỉ một phần chứ không phải thu hồi được hết, cộng với các khoản dư nợ trước đó nên làm cho dư nợ 2013 tăng lên. Đầu năm dư nợ cũng cao hơn những tháng cuối năm, nguyên nhân đã được giải thích ở phần thu nợ, là do cuối năm doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất mang về lợi nhuận nên mới tiến hành trả nợ Ngân hàng, còn những tháng đầu năm chủ yếu là vay để sản xuất cầm chừng, lợi nhuận cũng được giữ lại để dùng vào những tháng cuối năm, nên dư nợ vào những tháng đầu năm rất cao. Các khoản dư nợ này chủ yếu là các khoản nợ dài hạn với thời gian trả nợ dài, mặc khác thì dù cho công tác thu hồi nợ thực hiện tốt nhưng không thể làm triệt để, dẫn đến còn những khoản nợ chưa thể thu hồi khi đến hạn, làm dư nợ tăng lên. 28 4.2.2. Tình hình cụ thể về hoạt động cho vay 4.2.2.1. Giai đoạn 2010-2012 - Doanh số cho vay: Sản xuất kinh doanh: chiếm tỷ trọng cao trong tổng cho vay, nhưng qua 3 năm doanh số này có xu hướng giảm về số tiền và cả tỷ trọng. Năm 2010 doanh số này là 809.898 triệu đồng, chiếm 81,01% tổng cho vay, sang 2011 số tiền giảm còn 730.759 triệu đồng, giảm 9,77% và tỷ trọng giảm còn 65,90%, năm 2012 doanh số này tiếp tục giảm còn 705.868 triệu đồng, giảm 3,41% và tỷ trọng giảm nhẹ 65,63%. Nguyên nhân năm 2011 doanh số cho vay của nhóm khách hàng này giảm là do việc kinh doanh khó khăn, Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để tránh xảy ra lạm phát như 2010, và cách thực hiện chính sách là nâng cao lãi suất, mặc dù Nhà nước cũng đưa ra những chính sách cho vay phù hợp với tình hình kinh tế nhưng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lại e ngại vấn đề lãi suất, vì thế doanh số năm 2011 giảm so với 2010. Đến năm 2012 doanh số có giảm nhưng tốc độ chậm hơn vì nền kinh tế đã khả quan hơn trước, lãi suất năm 2012 trong xu hướng giảm dần, vì thế doanh nghiệp có thể mạnh dạn vay vốn để hoàn thiện lại quá trình sản xuất, tuy nhiên vì năm 2011 là năm chứng kiến sự khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp làm ăn khó khăn, thậm chí là phá sản. Vì thế mà Ngân hàng đã kiểm soát chặt chẽ hơn công tác thẩm định khách hàng, vì lãi suất giảm thì doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhiều hơn, vì thế phải chọn lọc những khách hàng uy tín hoặc khả năng trả nợ cao thì mới dám cho vay, vì thế doanh số cho vay 2012 có giảm nhẹ hơn trước. Tiêu dùng: không giống như cho vay sản xuất kinh doanh, doanh số cho vay tiêu dùng tăng giảm không theo chiều hướng nhất định, nếu năm 2011 doanh số cho vay tăng lên thì năm 2012 lại giảm. Năm 2010 doanh số là 189.870 triệu đồng, chiếm 18,99% tổng cho vay, năm 2011 doanh số này tăng mạnh lên 378.212 triệu đồng, tăng thêm 99,20%, tỷ trọng tăng lên 34,10%, tuy nhiên 2012 doanh số này giảm còn 369.620 triệu đồng, giảm 2,27% nhưng tỷ trọng lại tăng lên 34,37% do tốc độ giảm của cho vay tiêu dùng thấp hơn tốc độ giảm của cho vay sản xuất kinh doanh. . Có sự tăng doanh số này là do năm 2011 giá cả hàng hóa tăng mạnh, cùng với thu nhập hiện tại có tăng do tăng lương cơ bản nhưng mức tăng vẫn còn thấp nên cuộc sống người dân khó đảm bảo, mặc khác có một bộ phận dân cư cuộc sống tạm ổn thì họ lại thích tiêu dùng những hàng hóa xa xỉ hơn, tiêu dùng hàng ngoại... Và để thỏa mãn nhu cầu thì họ tìm đến Ngân hàng để vay tiêu dùng như là giải pháp tạm thời, nắm bắt được xu thế đó, đồng thời thông thường khách hàng vay tiêu dùng sẽ vay với số lượng tiền nhỏ hơn nhóm khách hàng doanh nghiệp nhưng số lượng người vay lại rất đông, điều này giúp phân tán rủi ro cho Ngân hàng, vì thế doanh số 2011 có sự tăng đột biến. Sang năm 2012 doanh số cho vay giảm là do về cơ bản nền kinh tế đã ổn định, cuộc sống đã bớt khó khăn hơn trước,và đồng thời việc vay tiêu dùng này mặc dù thỏa mãn cuộc sống ở hiện tại nhưng sẽ làm nặng gánh cuộc sống ở tương lai, vì thế khách hàng vay tiêu dùng đã hạn chế vay làm cho doanh số cho vay giảm. 29 Bảng 4.5: Khái quát hoạt động cho vay từ 2010-2012 Chỉ tiêu Năm 2011 2010 Doanh số cho vay Sản xuất kinh doanh Số tiền 999.768 809.898 Tiêu dùng Doanh số thu nợ Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng Dư nợ Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng 189.870 808.708 657.978 150.730 1.471.658 1.151.618 320.040 2012 Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền (%) (%) 100 1.108.971 100 81,01 730.759 65,90 18,99 378.212 100 869.315 81,36 655.071 18,64 214.244 100 1.711.314 78,25 1.227.306 21,75 484.008 34,10 100 75,35 24,65 100 71,72 28,28 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Tỷ trọng Số tiền Số tiền % (%) 1.075.488 100 109.203 10,92 705.868 65,63 -79.139 -9,77 369.620 860.256 642.628 217.628 1.926.546 1.290.546 636.000 % -3,02 -3,41 34,37 188.342 99,20 -8.592 -2,27 100 60.607 7,50 -9.059 -1,04 74,70 -2.907 -0,44 -12.443 -1,90 25,30 63.514 42,14 3.404 1,59 100 239.656 16,28 215.232 12,58 66,99 75.688 6,57 63.240 5,15 33,01 163.968 51,23 151.992 31,40 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2012, 2013) 30 Số tiền -33.483 -24.891 - Doanh số thu nợ Sản xuất kinh doanh: cũng giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng có chiều hướng giảm cả về số tiền và tỷ trọng. Năm 2010 doanh số là 657.978 triệu đồng, chiếm 81,36 % tổng thu nợ, sang năm 2011 doanh số giảm còn 655.071 triệu đồng, giảm 0,44% và tỷ trọng giảm còn 75,35%, năm 2012 doanh số giảm còn 642.628 triệu đồng, giảm 1,90% và tỷ trọng là 74,70%. Doanh số thu nợ giảm nguyên nhân chủ yếu là do cho vay giảm, tuy nhiên qua mỗi năm thì tốc độ giảm của thu nợ đều chậm hơn tốc độ giảm của cho vay, điều này cho thấy mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến tình hình sản xuất kinh doanh, nhưng khách hàng vẫn cố gắng trả nợ Ngân hàng, mặc khác Ngân hàng cũng đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ để tránh ảnh hưởng đến nguồn vốn ngân hàng. Tiêu dùng: nếu doanh số thu nợ sản xuất kinh doanh luôn giảm thì thu nợ cho vay tiêu dùng luôn tăng lên, trong đó năm 2011 tăng lên mạnh nhất. Năm 2010 doanh số thu nợ tiêu dùng là 150.730 triệu đồng, chiếm 18,64% tổng thu nợ thì sang 2011 doanh số này tăng mạnh lên 214.244 triệu đồng, tăng thêm 42,14% và tỷ trọng tăng lên 24,65%, năm 2012 doanh số này tăng lên 217.628 triệu đồng, tăng thêm 1,59% và tỷ trọng tăng lên 25,30%. Doanh số thu nợ tăng lên nguyên nhân là do mặc dù lượng tiền vay tiêu dùng thấp hơn vay sản xuất kinh doanh nhưng vì có sự tăng đột biến vào năm 2011 nên Ngân hàng cũng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ để tránh rủi ro cho nguồn vốn. Mặc khác người vay cũng ý thức được việc trả nợ đúng hạn sẽ tạo lòng tin đối với Ngân hàng, tạo thuận lợi cho việc vay vốn vào những lần sau, đồng thời nếu kéo dài việc trả nợ đồng nghĩa với việc cuộc sống của họ thêm nặng nề vì gánh nặng trả nợ, làm cuộc sống không được trọn vẹn, vì thế thu nợ tăng lên cao. Tuy nhiên năm 2011 cho vay tăng lên tới 99,20% trong khi thu nợ chỉ tăng 42,14%, nguyên nhân là do năm 2011 là năm chứng kiến nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân viên nhằm thu hẹp sản xuất, hoặc không thể cầm cự được nữa nên phá sản, đã ảnh hưởng đến thu nhập của một bộ phận khách hàng có vay vốn tiêu dùng ở Ngân hàng, chính điều này đã làm cho tốc độ thu nợ thấp hơn nhiều so với tốc độ cho vay. Để tránh tình trạng này lặp lại lần nữa nên năm 2012 Ngân hàng đã xiết chặt hơn công tác cho vay và đẩy mạnh việc thu hồi nợ, đồng thời khi kinh tế ổn định hơn thì khách hàng cũng chú ý đến việc trả nợ Ngân hàng, nên đã làm cho doanh số cho vay giảm xuống nhưng thu nợ đã tăng lên. - Dư nợ cho vay Sản xuất kinh doanh: dư nợ của nhóm khách hàng này luôn tăng qua các năm, năm 2010 dư nợ là 1.151.618 triệu đồng, chiếm 78,25% tổng dư nợ, sang năm 2011 dư nợ tăng lên 1.227.306 triệu đồng, tăng thêm 6,57% nhưng tỷ trọng giảm còn 71,72% do tốc độ tăng dư nợ thấp hơn tốc độ của dư nợ cho vay tiêu dùng, ta thấy doanh số cho vay giảm 9,77% nhưng thu nợ chỉ giảm 0,44%, tuy nhiên thu nợ không hoàn toàn, còn những khoản nợ chưa thể thu hồi, kết hợp với khoản dư nợ 2010 nên làm cho dư nợ 2011 tăng lên. Năm 2012 dư nợ tiếp tục tăng lên 1.290.546 triệu đồng, tăng thêm 5,15% nhưng tỷ trọng tiếp tục giảm còn 66,99% do tốc độ tăng của dư nợ tiêu dùng cao hơn dư 31 nợ sản xuất kinh doanh, ta thấy doanh số cho vay giảm 3,41% và thu nợ chỉ giảm 1,90% nhưng cũng không hoàn toàn thu hết nợ, kết hợp với khoản dư nợ 2011 nên làm cho dư nợ 2012 tăng lên. Dư nợ luôn tăng lên là do vay sản xuất kinh doanh chủ yếu là vay với thời hạn dài, và mỗi năm mặc dù cho vay có giảm nhưng Ngân hàng cũng không thể thu hết nợ, nên làm cho dư nợ mỗi năm đều tăng. Tiêu dùng: dư nợ cũng tăng lên với tốc độ khá cao, năm 2010 dư nợ là 320.040 triệu đồng, chiếm 21,75% tổng dư nợ, sang 2011 dư nợ tăng lên 484.008 triệu đồng, tăng thêm 51,23% và tỷ trọng tăng mạnh lên 28,28%, nguyên nhân tăng là do doanh số cho vay tăng lên tới 99,20% nhưng thu nợ chỉ tăng 42,14%, cùng với khoản dư nợ 2010 nên làm cho dư nợ 2011 tăng lên cao. Sang 2012 dư nợ tăng lên 636.000 triệu đồng, tăng thêm 31,40% và tỷ trọng tăng lên 33,01%, nguyên nhân là do năm 2012 cho vay giảm 2,27%, thu nợ giảm 1,59%, cùng với khoản dư nợ 2011 nên làm cho dư nợ 2012 tăng lên. Mặc dù là vay tiêu dùng nhưng với những khoản vay ngắn hạn thì thông thường thời gian trả nợ ngắn, còn những khoản vay trung-dài hạn thì số tiền thường lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng cho vay tiêu dùng, và giai đoạn 2010-2012 cho vay có sự tăng giảm, tuy nhiên tốc độ tăng thì rất cao, còn tốc độ giảm lại rất nhẹ, và mỗi năm thì thu nợ vẫn luôn nhỏ hơn so với cho vay, vì thế mỗi năm đều có khoản nợ chưa thu hồi, dẫn đến dư nợ luôn tăng qua các năm. 4.2.2.2. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013 Bảng 4.6: Khái quát hoạt động cho vay 6 tháng đầu năm 2012-2013 Chỉ tiêu Doanh số cho vay Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng Doanh số thu nợ Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng Dư nợ Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2012 2013 2013/2012 Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền % trọng trọng (%) (%) 641.287 427.864 213.423 414.177 287.004 127.173 1.633.466 1.130.410 503.056 100 782.604 100 141.317 66,72 526.104 67,22 98.240 33,28 256.500 32,78 43.077 100 541.904 100 127.727 69,30 388.391 71,67 101.387 30,70 153.513 28,33 26.340 100 1.874.166 100 240.700 69,20 1.268.123 67,66 137.713 30,80 606.043 32,34 102.987 22,04 22,96 20,18 30,84 35,33 20,71 14,74 12,18 20,47 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2012, 2013) - Doanh số cho vay Sản xuất kinh doanh: vào 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay cũng tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2012 cả về số tiền lẫn tỷ trọng. 6 tháng đầu năm 2012 doanh số là 427.864 triệu đồng, chiếm 66,72% tổng cho vay 6 32 tháng, đạt mức 60,62% cho vay sản xuất kinh doanh cả năm, sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số tăng lên 526.104 triệu đồng, tăng thêm 22,96% và tỷ trọng tăng lên 67,22%. Theo lý thuyết thì vào những tháng cuối năm doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh sản xuất để phục vụ tết nên doanh số cho vay vào những tháng đầu năm sẽ thấp hơn cuối năm, nhưng thực tế cho vay vào những tháng đầu năm 2012 chiếm tỷ trọng cao so với những tháng cuối năm, nguyên nhân là do 2011 doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng để có thể tồn tại, chưa dám đẩy mạnh sản xuất vì nền kinh tế còn bất ổn, lãi suất cho vay tăng cao, sang năm 2012 lãi suất cho vay bắt đầu giảm, nền kinh tế dần ổn định hơn nên doanh nghiệp đẩy mạnh vay vốn để phục hồi lại sản xuất, mở rộng hoạt động kinh doanh để lấy lại thị phần, và cũng để tạo nền vững chắc cho những tháng cuối năm nên doanh số cho vay của Ngân hàng cho nhóm khách hàng này cao ở 6 tháng đầu 2012. Mặc dù năm 2012 doanh số cho vay có giảm hơn so với 2011 nhưng vì nhu cầu của khách hàng cao ở những tháng đầu năm nên Ngân hàng cũng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khi khách hàng đủ điều kiện vay vốn. Sang 2013 nền kinh tế đã ổn định hơn năm trước, doanh nghiệp đẩy mạnh hơn việc sản xuất, mua sắm máy móc, thiết bị để phục vu kinh doanh,vì thế cho vay ở những tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng, vừa tăng doanh thu của Ngân hàng vừa có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần phát triển nền kinh tế. Tiêu dùng: cũng giống như cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng cũng tăng vào những tháng đầu năm 2013 nhưng tỷ trọng lại giảm. 6 tháng đầu năm 2012 doanh số là 213.423 triệu đồng, chiếm 33,28% tổng cho vay 6 tháng, đạt 57,74% cho vay tiêu dùng cả năm. 6 tháng đầu năm 2013 doanh số tăng lên 256.500 triệu đồng, tăng thêm 20,18% nhưng tỷ trọng lại giảm còn 32,78% do tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của cho vay sản xuất kinh doanh. Vào những tháng đầu năm thì cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ cao hơn những tháng cuối năm vì người dân có nhu cầu mua sắm nhiều để phục vụ lễ tết, nhu cầu sửa chữa nhà…., và những tháng đầu năm 2013 doanh thu lại tăng lên cao, cho thấy nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao hơn trước, không còn đơn giản là mua sắm hàng hóa thiết yếu nữa mà là những nhu cầu xa xỉ, nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, đi du lịch để tận hưởng cuộc sống. Tuy nhiên khi vay tiêu dùng càng nhiều thì gánh nặng trả nợ càng cao, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống ở tương lai của người vay vốn - Doanh số thu nợ: Sản xuất kinh doanh: vào những tháng đầu năm 2013 thu nợ cũng tăng so với cùng kỳ năm trước, 6 tháng đầu năm 2012 thu nợ là 287.004 triệu đồng, chiếm 69,30% tổng thu nợ 6 tháng, nhưng chỉ đạt 44,66% tổng thu nợ sản xuất kinh doanh cả năm. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thu nợ tăng lên 388.391 triệu đồng, tăng thêm 35,33%, và tỷ trọng tăng lên 71,67%. Như đã phân tích ở phần doanh số cho vay thì vào những tháng đầu năm 2012 các doanh nghiệp bắt đầu phục hồi và mở rộng sản xuất, tuy nhiên so với cho vay thì thu nợ còn thấp, đồng thời thì thu nợ đầu năm tỷ trọng thấp hơn so với những tháng cuối năm, nguyên nhân là do thường thì doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất vào những tháng cuối năm, nếu những tháng đầu năm doanh nghiêp có lợi nhuận thì thông thường cũng giữ lại để phục vụ cho sản xuất vào những tháng cuối 33 năm, vì thế thu nợ những tháng đầu năm còn thấp. Sang 2013 thì thu nợ đã tăng lên, tốc độ cao hơn so với cho vay, điều này cho thấy khách hàng đã ý thức hơn đến việc trả nợ Ngân hàng, cùng với công tác thu hồi nợ của nhân viên Ngân hàng thực hiện cũng khá tốt, tuy nhiên tỷ lệ này cần nâng cao hơn mới đảm bảo được sự an toàn cho nguồn vốn Ngân hàng. Tiêu dùng: doanh số thu nợ cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng không cao bằng của thu nợ sản xuất kinh doanh, nên dẫn đến tỷ trọng giảm. 6 tháng đầu năm 2012 thu nợ là 127.173 triệu đồng, chiếm 30,70% tổng thu nợ 6 tháng, đạt 58,44% tổng thu nợ tiêu dùng cả năm, sang 6 tháng đầu năm 2013 thu nợ tăng lên 153.513 triệu đồng, tăng thêm 20,71% nhưng tỷ trọng giảm còn 28,33%. Ta thấy vào những tháng đầu năm thu nợ cao hơn những tháng cuối năm, có được điều này là do cũng vào những dịp cuối năm Âm lịch sau khi vay tiền để phục vụ cho lễ tết thì cũng chính vào thời gian đó khách hàng sẽ được những khoản tiền thưởng tết, và họ sẽ dùng một phần số tiền đó để trả các khoản nợ mà trước đó đã vay, làm cho công tác thu hồi nợ những tháng đầu năm cao. Sang năm 2013 thì thu nợ tăng lên, tăng lên so với cho vay, điều này cho thấy người dân đã biết quan tâm đến nợ Ngân hàng, đây là một tín hiệu khả quan cho tình hình nguồn vốn của Ngân hàng. - Dư nợ cho vay Sản xuất kinh doanh: dư nợ vào những tháng đầu năm 2013 cũng tăng lên so với cùng kỳ năm trước, vào 6 tháng đầu năm 2012 dư nợ là 1.130.410 triệu đồng, chiếm 69,20% tổng dư nợ 6 tháng, đạt tới 87,59% dư nợ sản xuất kinh doanh cả năm 2012. Sang 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ tăng lên 1.268.123 triệu đồng, tăng thêm 12,18%, nhưng tỷ trọng giảm còn 67,66% do tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của dư nợ tiêu dùng. Ta thấy vào những tháng đầu năm dư nợ ở mức rất cao, nguyên nhân là do khách hàng sản xuất kinh doanh chỉ đẩy mạnh sản xuất và thu về lợi nhuận vào những tháng cuối năm, vì thế họ sẽ có xu hướng trả nợ khi thu được nhiều lợi nhuận. Vào những tháng đầu năm họ chỉ sản xuất cầm chừng, giữ lại lợi nhuận để đẩy mạnh sản xuất ở cuối năm, vì thế dư nợ ở những tháng đầu năm cao. Sang 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ tăng lên nhưng không cao bằng cho vay và thu nợ, điều này cho thấy việc kinh doanh đã khả quan hơn, khách hàng có ý thức hơn đến việc trả nợ, mặc khác Ngân hàng cũng quan tâm đến việc thu hồi nợ đê tránh tình trạng dư nợ kéo dài, nếu dư nợ tăng cao là do thời hạn vay dài thì không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng, nhưng nếu dư nợ tăng là do tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì đó mới là rủi ro lớn đối với Ngân hàng. Tiêu dùng: dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng hơn so với cùng kỳ năm trước cả về số tiền lẫn tỷ trọng. Vào 6 tháng đầu năm 2012 doanh số là 503.056 triệu đồng, chiếm 30,80% tổng dư nợ 6 tháng và 79,10% tổng dư nợ tiêu dùng cả năm 2012. Sang 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ tăng lên 606.043 triệu đồng, tăng thêm 20,47% và tỷ trọng tăng lên 32,34%. Ta thấy vào những tháng đầu năm dư nợ tiêu dùng cũng cao hơn những tháng cuối năm, cho thấy không phải khách hàng nào cũng được thưởng vào các dịp lễ tết, và nếu có thưởng thì không phải ai cũng nghĩ đến việc trả nợ Ngân hàng, và so với cho 34 vay và thu nợ thì tốc độ tăng không chênh lệch nhiều, điều này cho thấy Ngân hàng đang có thể kiểm soát được nguồn vốn cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên để tránh trường hợp rủi ro xảy ra khi có những biến cố bất ngờ làm khách hàng không trả được nợ thì Ngân hàng nên tìm giải pháp để làm giảm dư nợ, vì vay tiêu dùng thông thường dùng thu nhập để đảm bảo khoản vay, khi thu nhập bất ổn thì trực tiếp làm ảnh hưởng đến nguồn vốn vay của Ngân hàng. 4.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG Đi liền với nhu cầu vay vốn để sản xuất thì có một bộ phận dân cư vay vốn để tiêu dùng, tiêu dùng có thể là mua sắm các vật dụng trong gia đình, cũng có thể là trang trãi tiền khám chữa bệnh, tiền du học…. Nhìn chung, đây là các khoản vay cấp thiết, không thể trì hoãn lâu dài, và số tiền vay thông thường nhỏ hơn vay để sản xuất kinh doanh, tuy nhiên thì bù lại số lượng khách hàng lại đông, đem lại nguồn thu không nhỏ cho Ngân hàng. Mặc khác, trong cuộc sống hiện đại thì nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao hơn, và nhu cầu vay vốn tiêu dùng cũng nhiều hơn, đây là thị trường tiềm năng cho Ngân hàng vì không chỉ thực hiện nghiệp vụ cho vay mà khách hàng này sẽ là kênh quảng bá hình ảnh của Ngân hàng khá hiệu quả vì xung quanh đối tượng khách hàng này sẽ có nhiều mối quan hệ, chính họ sẽ giới thiệu các sản phẩm của Ngân hàng rộng rãi hơn, mang lại nhiều thuận lợi cho Ngân hàng. Để hiểu rõ hơn tình hình cho vay tiêu dùng, ta sẽ phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo thời hạn và theo hình thức đảm bảo khoản vay, từ đó thấy được nhu cầu vay vốn ngắn hạn hay trung dài hạn cao hơn để điều chỉnh chính sách cho vay hợp lý hơn, hoặc khách hàng khi vay thường sẽ thế chấp hay tín chấp cho các khoản vay, qua đó sẽ đưa ra những điều kiện vay thích hợp. 4.3.1. Cho vay tiêu dùng theo thời hạn Cho vay tiêu dùng theo thời hạn bao gồm các khoản cho vay ngắn hạn và trung-dài hạn, trong đó cho vay ngắn hạn là các khoản vay của cá nhân nhằm mục đích mua sắm trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, du lịch, cưới hỏi, khám chữa bệnh,… Đây là những khoản vay phục vụ cho nhu cầu cấp bách không thể trì hoãn, thông thường giá trị các khoản vay không cao, và khách hàng tự nhận thấy mình có khả năng trả nợ trong thời gian ngắn nên họ vay ngắn hạn. Còn đối với các khoản vay trung-dài hạn thì nhằm thỏa mãn nhu cầu như mua sắm vật dụng có giá trị lớn, xây dựng, sửa chữa nhà hoặc mua đất đai, và những khoản vay này thường có giá trị lớn, khách hàng cần có thời gian dài để có thể trả nợ nên họ vay trung-dài hạn. Và cũng như phân tích tình hình cho vay, khi phân tích cho vay tiêu dùng thì người viết cũng tách ra 2 giai đoạn là từ 2010-2012 và 6 tháng 2013. 4.3.1.1. Giai đoạn 2010-2012 - Doanh số cho vay Doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn là những khoản vay mà thời hạn vay dưới 12 tháng, trung-dài hạn là khoản vay từ 12 tháng trở lên. Để biết được tổng cho vay tiêu dùng, tỷ trọng của từng nhóm thời hạn trong tổng cho vay, chúng ta xem xét bảng số liệu. 35 Ngắn hạn: mặc dù cho vay để tiêu dùng nhưng người dân cần có thời gian để hoàn trả khoản vay, và thông thường cho vay ngắn hạn là để đáp ứng nhu cầu cấp bách, không thể trì hoãn như khám chữa bệnh, du lịch, cưới hỏi... Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng cho vay tiêu dùng, qua 3 năm doanh số luôn tăng nhưng tỷ trọng lại có sự tăng giảm không đều. Cụ thể 2010 cho vay ngắn hạn là 51.370 triệu đồng, chiếm 27,06% tổng cho vay tiêu dùng, sang năm 2011 doanh số tăng đột biến lên 84.412 triệu đồng, tăng thêm 64,32% nhưng tỷ trọng lại giảm còn 22,32% do tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của cho vay trung-dài hạn, nguyên nhân là do giá cả hàng hóa tăng cao, những nhu cầu thiết yếu hàng ngày không còn được đảm bảo với đồng lương hiện tại, vì thế người dân cần vay tiền Ngân hàng để đảm bảo nhu cầu cuộc sống nên doanh số chho vay ngắn hạn tăng lên mạnh mẽ. Sang năm 2012 vay ngắn hạn tăng lên 97.320 triệu đồng, tăng thêm 15,29% chiếm 26,33% tổng cho vay tiêu dùng, nhu cầu vay vốn vẫn tăng nhưng tốc độ tăng đã giảm, nguyên nhân là do tình hình kinh tế đã bớt bất ổn hơn năm 2011, mặc dù cuộc sống vẫn còn khó khăn nhưng có một bộ phận dân cư tự thu hẹp chi tiêu sao cho phù hợp với mức lương để tránh trường hợp phải vay nợ Ngân hàng, một bộ phận khác vẫn giữ mức chi tiêu như trước, thậm chí chi tiêu xa xỉ hơn vì thế họ phải vay vốn để phục vụ nhu cầu, dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn có tăng nhưng tốc độ đã giảm. Trung-dài hạn: chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng cho vay tiêu dùng vì những khoản vay này thường có giá trị lớn, doanh số cho vay có sự tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2010 doanh số 138.500 triệu đồng, chiếm 72,94% tổng cho vay tiêu dùng, sang năm 2011 doanh số tăng lên 293.800 triệu đồng, tăng thêm 112,13%, tỷ trọng tăng lên 77,68%, năm 2012 doanh số giảm nhẹ còn 272.300 triệu đồng, giảm 7,32% và tỷ trọng giảm còn 73,67%. Cho vay tiêu dùng trung-dài hạn chủ yếu là xây dựng, sửa chữa nhà ở, và những nhu cầu cần khoản tiền lớn và thời gian trả nợ dài, doanh số cho vay tiêu dùng năm 2011 có sự tăng mạnh mẽ là do sự tăng đột biến của cho vay trung và dài hạn, bên cạnh việc tập trung cho vay ngắn hạn để phân tán rủi ro thì Ngân hàng cũng chú ý đến cho vay trung-dài hạn vì số tiền vay thường lớn, mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng mặc dù rủi ro cao. Còn năm 2012 thì doanh số này giảm nhẹ, mặc dù tốc độ cho vay ngắn hạn tăng lên nhiều hơn tốc độ giảm của cho vay trung-dài hạn nhưng vì tỷ trọng cho vay trung- dài hạn chiếm khá cao trong tổng cho vay nên đã làm cho doanh số cho vay tiêu dùng giảm xuống. Năm 2011 doanh số cho vay trung-dài hạn tăng lên đột biến là do nhu cầu chung của khách hàng tăng cường vay tiêu dùng, mặc khác Ngân hàng luôn tập trung đẩy mạnh cho vay trung-dài hạn để thu về lợi nhuận cao, tuy nhiên vì nhu cầu tăng lên quá đột biến ở năm 2011 và nền kinh tế còn đối mặt với nhiều khó khăn, nên sang năm 2012 Ngân hàng đã hạn chế cho vay trung-dài hạn để hạn chế rủi ro, tập trung vào cho vay ngắn hạn để có thể thu hồi vốn nhanh, giảm thiểu thấp nhất rủi ro cho hoạt động vay tiêu dùng. 36 Bảng 4.7: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn từ 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Số tiền Ngắn hạn Chênh lệch 2011 Tỷ trọng (%) Số tiền 2012 Tỷ trọng (%) Số tiền 2011/2010 Tỷ trọng (%) 51.370 27,06 84.412 22,32 97.320 26,33 Trung-dài hạn 138.500 72,94 293.800 77,68 272.300 73,67 Tổng cho vay 189.870 100 378.212 100 369.620 100 Số tiền 33.042 Số tiền (%) 64,32 12.908 15,29 155.300 112,13 -21.500 -7,32 -8.592 -2,27 188.342 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012) 37 (%) 2012/2011 99,20 - Doanh số thu nợ Một hoạt động cho vay sẽ đi kèm với hoạt động thu nợ, và có phải lúc nào doanh số cho vay cao thì thu nợ cũng cao hay không hay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, để biết được thì chúng ta xem bảng số liệu. Ngắn hạn: thu nợ qua các năm biến động rất bất thường với tỷ lệ tăng giảm rất cao, năm 2010 thu nợ được 30.000 triệu đồng, chiếm 19,90% tổng thu nợ thì sang năm 2011 doanh số này giảm rất mạnh còn 7.524 triệu đồng, giảm 74,92 % trong khi cho vay tăng thêm tới 64,32%. Các khoản vay ngắn hạn chủ yếu sẽ được hoàn trả trong 1 năm, tuy nhiên năm 2011 thu nợ chiếm tỷ trọng quá thấp, điều này cho thấy mặc dù khi vay khách hàng có thể đảm bảo khoản vay sẽ được hoàn trả sớm nhất nhưng vì những khó khăn kéo dài trong năm nên việc trả nợ rất khó đảm bảo, mặc khác dù cho có quan tâm đến cho vay ngắn hạn nhưng nhân viên Ngân hàng chưa thật sự quan tâm đến công tác thu nợ, làm cho doanh thu thu nợ ngắn hạn giảm rất mạnh. Năm 2012 thu nợ tăng lên đột biến đạt mức 71.678 triệu đồng, tăng thêm 825,66%, trong khi cho vay chỉ tăng lên 15,29%, tỷ trọng trong tổng thu nợ tăng lên 32,94%. Với những khoản nợ không thể thu hồi được trong năm 2011 và những khoản nợ mà khách hàng vay ở cuối năm 2011 để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu vào dịp cuối năm thì sang năm 2012 đã được khách hàng hoàn trả, cùng với những nỗ lực trong công tác thu hồi nợ thì doanh số đã tăng lên, một tín hiệu khả quan cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Thu nợ trung-dài hạn: chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nợ, doanh số thu nợ qua các năm có sự tăng giảm, cụ thể 2010 thu nợ được 120.730 triệu đồng, chiếm 80,10% tổng thu nợ, sang năm 2011 thu nợ tăng mạnh 206.720 triệu đồng, tăng thêm 72,23% trong khi cho vay tăng thêm 112,13%. Năm 2012 thu nợ giảm còn 145.950 triệu đồng, giảm 29,40% trong khi cho vay giảm 7,32%. Năm 2011 thu nợ tăng mạnh là do Ngân hàng cho vay trung-dài hạn chiếm tỷ trọng cao và cho vay lại tăng đột biến, để tránh rủi ro nên Ngân hàng cũng chú ý nhiều đến thu nợ, mặc dù là các khoản nợ trung-dài hạn với thời gian trả nợ dài nhưng nhờ làm tốt công tác kiểm tra sau khi giải ngân vốn vay nên khách hàng ý thức được việc trả nợ cho Ngân hàng. Sang năm 2012 vì Ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay ngắn hạn để thu hồi nguồn vốn nhanh, vì thế công tác thu hồi nợ chưa được làm chặt chẽ, vì số lượng nhân viên tín dụng hạn chế, khó khăn trong việc kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, nên khi quá tập trung vào thu nợ ngắn hạn thì lai thiếu sót trong khâu kiểm tra trung-dài hạn, khách hàng bắt đầu lo là, ý thức trả nợ không còn đươc như trước nên doanh số thu nợ đã giảm đi. 38 Bảng 4.8: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn từ 2010-2012 Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung-dài hạn Tổng thu nợ 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Năm 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) 30.000 120.730 150.730 7.524 206.720 214.244 19,90 80,10 100 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) 3,51 71.678 96,49 145.950 100 217.628 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) 32,94 -22.476 -74,92 64.154 825,66 67,06 85.990 72,23 -60.770 -29,40 100 63.514 42,14 3.404 1,59 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012) 39 - Dư nợ cho vay Dư nợ cho vay tiêu dùng cũng là kết quả của doanh số cho vay và thu nợ, với sự tăng giảm bất thường của cho vay và cả thu nợ thì ảnh hưởng thế nào đến tình hình dư nợ của chi nhánh. Dư nợ ngắn hạn: chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng dư nợ, mặc dù tốc độ của cho vay và thu nợ có sự tăng giảm qua các năm nhưng dư nợ ngắn hạn qua 3 năm lại tăng liên tục, trong đó 2011 tăng đột biến. Cụ thể 2010 doanh số là 95.970 triệu đồng, chiếm 29,99% tổng dư nợ, đến 2011 con số này tăng lên 172.858 triệu đồng, tăng thêm 80,12% và chiếm 35,71% dư nợ, sang năm 2012 tăng nhẹ lên 198.500 triệu đồng tăng thêm 14,83%, dư nợ giảm còn 31,21% do tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của dư nợ trung-dài hạn. Con số này khá hợp lý vì doanh số cho vay ngắn hạn luôn tăng lên, trong đó năm 2011 tăng tới 64,32%, trong khi doanh số thu nợ lại giảm tới 74,92%, thu nợ thấp nên làm cho dư nợ tăng lên đột biến. Sang năm 2012 doanh số cho vay tăng lên chỉ 15,29%, doanh số thu nợ tăng tới 825,66%, nhưng vì dư nợ 2011 còn quá cao nên làm cho dư nợ 2012 tăng nhẹ. Tuy nhiên, bên cạnh điểm hợp lý về mặt con số thì cũng đồng thời thể hiện sự tồn đọng các khoản nợ của Ngân hàng, trong khi cho vay ngắn hạn thì thời gian thu hồi nợ cũng ngắn, nhưng qua 3 năm việc thu nợ chưa đạt hiệu quả tối đa, còn để xem xét các khoản nợ này ảnh hưởng thế nào đến tình hình nguồn vốn thì cần phân tích ở khoản mục nợ quá hạn. Dư nợ trung- dài hạn: chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ, cũng giống như dư nợ ngắn hạn thì dư nợ trung hạn cũng tăng lên hàng năm, và năm 2012 tăng lên khá mạnh. Năm 2010 dư nợ là 224.070 triệu đồng, chiếm 70,01% tổng dư nợ thì sang năm 2011 con số này tăng lên 311.150 triệu đồng, tăng thêm 38,86%, chiếm 64,29% tổng dư nợ, năm 2012 dư nợ tăng lên 437.500, tăng thêm 40,61%, tỷ trọng tăng lên 68,79%. Có con số này là do năm 2011 doanh số cho vay tăng thêm 112,13%, doanh số thu nợ tăng 72,23%, tốc độ tăng của cho vay cao hơn rất nhiều so với thu nợ, cùng với khoản dư nợ của năm 2010 nên làm cho dư nợ 2011 tăng lên. Còn năm 2012 doanh số cho vay giảm 7,32%, nhưng doanh số thu nợ lại giảm tới 29,40% kết hợp với dư nợ năm 2011 nên làm cho dư nợ 2012 tăng lên mạnh mẽ. Và cũng giống như cho vay ngắn hạn, để đánh giá hiệu quả tín dụng cho vay trung-dài hạn cũng không thể dựa vào dư nợ vì cho vay trung-dài hạn với thời hạn trả nợ dài, và dư nợ có thể tăng lên qua nhiều năm, muốn đánh giá chính xác thì cũng dựa vào nợ quá hạn. 40 Bảng 4.9: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn từ 2010-2012 Chỉ tiêu ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Năm Ngắn hạn 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) (%) (%) 95.970 29,99 172.858 35,71 198.500 31,21 Trung-dài hạn Tổng dư nợ 224.070 320.040 70,01 311.150 100 484.008 64,29 437.500 100 636.000 2011/2010 Số tiền (%) 2012/2011 Số tiền (%) 76.888 80,12 25.642 14,83 68,79 87.080 38,86 126.350 40,61 100 163.968 51,23 151.992 31,40 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012) 41 - Nợ quá hạn Là chỉ số phản ánh tình hình các khoản nợ chưa thể thu hồi khi đến hạn hoặc là khoản nợ quá hạn trên 10 ngày, nếu dư nợ có thể tăng qua các năm là do các khoản nợ chưa đến hạn thu hồi thì quá hạn sẽ phản ánh chính xác còn bao nhiêu nợ mà khách hàng hiện tại còn nợ Ngân hàng mặc dù đã đến hạn thanh toán. Điểm đáng lưu ý về tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng là không có nợ quá hạn ngắn hạn, mặc dù dư nợ ngắn hạn có tăng qua các năm nhưng chủ yếu là do cho vay có tăng lên, khi kết thúc năm tài chính mà khoản nợ của khách hàng chưa đến hạn thì cũng đưa vào khoản dư nợ, tuy nhiên những khoản nợ đó đã được trả đúng hạn vào năm sau, điều này cho thấy hoạt động cho vay ngắn hạn đạt hiệu quả tốt, công tác thu nợ của cán bộ tín dụng làm rất hiệu quả, đồng thời ý thức trả nợ của khách hàng vay ngắn hạn là rất cao. Trung-dài hạn: nợ quá hạn cho vay trung-dài hạn đang tăng lên và năm 2011 tăng lên mạnh mẽ, nếu 2010 con số này chỉ có 670 triệu đồng thì 2011 nợ quá hạn tăng lên 1.345 triệu đồng, tăng thêm 100,75%, sang năm 2012 nợ quá hạn tăng lên nhưng tốc độ đã giảm, chỉ tăng lên 1.518 triệu đồng, tăng thêm 12,86%. Với tình hình kinh tế 2011 thì việc trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng là điều khá khó khăn cho người vay, đặc biệt là các khoản nợ với số tiền lớn, vì thế nợ quá hạn 2011 tăng lên đột biến. Bước sang 2012 nền kinh tế dù còn nhiều khó khăn nhưng đã bớt bất ổn hơn so với 2011, cá nhân có ý thức trả nợ hơn để lấy uy tín với Ngân hàng, vì thế mà tốc độ tăng dư nợ đã giảm hơn so với 2011. Bảng 4.10: Nợ quá hạn cho vay theo thời hạn từ 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Số Tỷ tiền trọng (%) Ngắn hạn 0 Trungdài hạn 670 Tổng 670 Chênh lệch 2011 Số tiền 0,00 0 100 1.345 100 1.345 2012 Tỷ trọng (%) Số tiền 0,00 0 100 1.518 100 1.518 2011/2010 Tỷ Số trọng tiền (%) 0,00 0 100 675 100 675 (%) 0,00 2012/2011 Số tiền 0 (%) 0,00 100,75 173 12,86 100,75 173 12,86 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2012, 2012) 4.3.1.2. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013 - Doanh số cho vay Nếu doanh số cho vay vào những tháng đầu năm có sự khác biệt với những tháng cuối năm do ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế thì cho vay tiêu dù của có sự khác biệt, và để biết được vào những tháng đầu năm cho vay tiêu 42 dùng cao hay thấp hơn những tháng cuối năm, đồng thời 6 tháng đầu năm 2013 doanh số tăng giảm thế nào so với cùng kỳ năm trước, chúng ta cùng phân tích bảng số liệu. Bảng 4.11: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2012-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 Ngắn hạn Trung-dài hạn Tổng Số tiền Tỷ trọng (%) 58.723 154.700 213.423 27,51 72,49 100 Số tiền 43.800 212.700 256.500 Chênh lệch 2013 Tỷ trọng (%) 17,08 82,92 100 2013/2012 Số tiền % -14.923 -25,41 58.000 37,49 43.077 20,18 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2012, 2013) Ngắn hạn: cho vay ngắn hạn của 6 tháng đầu năm chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng cho vay của 6 tháng đầu năm, và qua 2 năm doanh số diễn biến theo chiều hướng giảm. Nếu cho vay 6 tháng đầu 2012 chiếm 58.723 triệu đồng, chiếm 27,51% tổng cho vay 6 tháng đầu năm, chiếm 60,34% cho vay ngắn hạn cả năm thì 6 tháng đầu năm 2013 doanh số giảm còn 43.800 triệu đồng, giảm 25,41%, chiếm 17,08% tổng cho vay 6 tháng 2013. Đầu năm 2012 cho vay chiếm tỷ lệ cao vì thời điểm này rơi vào dịp Tết Nguyên đán, trước khi có các khoản thưởng tết thì người dân lại có nhu cầu trang trí nhà cửa, mua sắm vât dụng trong nhà, hay tổ chức lễ cưới hỏi…, và để đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong khi thu nhập hiện tại không đủ đáp ứng thì người dân tiến hành vay Ngân hàng, và vì thông thường nhu cầu này cần lượng tiền không quá lớn nên họ chỉ vay ngắn hạn Ngân hàng vì sau đó khi đến dịp tết thì thông thường ngoài lương họ sẽ có thêm một khoản tiền thưởng, đến khi đó họ có thể trả nợ vay, vì thế cho vay vào những tháng đầu năm chiếm tỷ lệ cao. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì cho vay giảm hơn so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là do người tiêu dùng hiện nay chi tiêu đã tính toán kĩ hơn trước, vào các dịp lễ tết họ không còn mua sắm thoải mái như trước mà bắt đầu thắt chặt chi tiêu, họ sẽ tính toán sao cho thu nhập hiện tại đáp ứng được những nhu cầu cơ bản, đồng thời giá hàng hóa ở đầu năm 2013 tốc độ tăng không cao bằng đầu năm 2012, và những tháng đầu năm 2013 cũng có đợt tăng lương cơ bản, chi tiêu không còn thiếu thốn như trước, vì thế doanh số đầu năm 2013 bắt đầu giảm xuống. Trung-dài hạn: ngược lại với cho vay ngắn hạn, cho vay trung-dài hạn doanh số có tăng lên và luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng cho vay của những tháng đầu năm. Năm 2012 doanh số đạt 154.700 triệu đồng, chiếm 72,49% tổng cho vay của 6 tháng và chiếm 56,81% cho vay trung-dài hạn của cả năm 2012. Sang năm 2013 doanh số tăng lên 212.700 triệu đồng, tăng thêm 37,49%, chiếm 82,92% tổng cho vay của 6 tháng. Có thể thấy vào những tháng đầu năm 2012 mặc dù nhu cầu vay có cao hơn những tháng cuối năm nhưng tỷ lệ cũng không đáng kể, chỉ có 56,81%, điều đó cho thấy việc cho vay 43 tùy thuộc vào nhu cầu của người vay chứ không chịu ảnh hưởng nhiều bởi chu kỳ kinh tế của năm, các khoản vay trung dài hạn mặc dù vẫn là cho vay tiêu dùng nhưng vì số tiền vay lớn, người dân trước khi vay cần có thời gian dài để tính toán, cân nhắc việc đi vay, và khi tính toán xong, xác định đúng nhu cầu thì họ tiến hành vay, vì thế doanh số vào những tháng đầu năm so với cuối năm không có nhiều sự khác biệt. Nếu cho vay ngắn hạn vào những tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kỳ năm trước thì cho vay trung-dài hạn doanh thu lại tăng lên, cho thấy nhu cầu vay vốn dài hạn để đáp ứng tiêu dùng tăng, đồng thời nắm bắt được lợi nhuận mà cho vay trung-dài hạn mang lại nên Ngân hàng tăng cường việc cho vay, làm cho doanh số 2013 tăng lên. - Doanh số thu nợ Nếu doanh số cho vay 2013 tăng lên so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là do cho vay trung-dài hạn tăng lên rất cao, trong khi cho vay ngắn hạn lại có sự giảm nhẹ, thì để xem doanh số thu nợ biến động như thế nào, và sự biến động đó là do cho vay ngắn hạn hay trung-dài hạn tác động, để biết được điều đó hãy cũng xem xét bảng số liệu. Bảng 4.12: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2012-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung-dài hạn Tổng 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) 39.523 31,08 87.650 68,92 127.173 100 Số tiền 19.982 133.531 153.513 Chênh lệch 2013 Tỷ trọng (%) 13,02 86,98 100 2013/2012 Số tiền % -19.541 -49,44 45.881 52,35 26.340 20,71 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2012, 2013) Ngắn hạn: chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nợ, doanh số thu nợ 2013 giảm so với 2012, nếu 6 tháng đầu 2012 thu nợ đạt 39.523 triệu đồng, chiếm 31,08% tổng thu nợ 6 tháng, chiếm 55,14% thu nợ ngắn hạn cả năm, sang 6 tháng đầu 2013 thu nợ giảm còn 19.982 triệu đồng, giảm 49,44%, tỷ trọng giảm còn 13,02%. Thu nợ ngắn hạn đầu năm 2013 thì tốc độ giảm của thu nợ giảm rất nhiều so với cho vay một phần là do doanh số cho vay ngắn hạn giảm, mặc khác thì bên cạnh những khách hàng có ý thức trả nợ tốt thì còn những khách hàng có thu nhập bất ổn nên khó khăn trong việc trả nợ, đồng thời một phần là do công tác thu hồi nợ chưa thật sự được quan tâm chặt chẽ, nên dẫn đến thu nợ giảm. Trung-dài hạn: chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng thu nợ, năm 2013 có sự tăng lên mạnh mẽ so với 2012. Thu nợ 2012 là 87.650 triệu đồng, chiếm 68,92% tổng thu nợ 6 tháng, đạt 60,05% thu nợ trung –dài hạn cả năm. Tuy nhiên số tiền này tăng lên 133.531 triệu đồng vào 6 tháng 2013, tăng thêm 52,35%, và tỷ trọng tăng lên 86,98%. Những tháng đầu năm 2013 cho vay trung-dài hạn tăng lên mạnh mẽ, và tránh trường hợp rủi ro cho nguồn vốn nên 44 Ngân hàng quan tâm chặt chẽ từ công tác cho vay đến việc thu hồi nợ nên doanh số thu nợ tăng lên cả về số tiền lẫn tỷ trọng, điều này cũng chứng tỏ tình hình tài chính của Ngân hàng khá ổn định, nền kinh tế cũng không còn bất ổn như trước nên Ngân hàng có thể mạnh tay cho vay dài hạn, chấp nhận rủi ro để mang về lợi nhuận cao nhất có thể. - Dư nợ cho vay Là kết quả của công tác cho vay và quá trình thu nợ nên dư nợ không chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế, và với bảng số liệu từ doanh số cho vay và thu nợ ở trên, có thể tóm tắt dư nợ cho vay tiêu dùng qua bảng số liệu sau. Bảng 4.13: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2012-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung-dài hạn Tổng 6 tháng đầu năm Số tiền 124.856 378.200 503.056 Chênh lệch 2012 2013 2013/2012 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % 24,82 148.674 24,53 23.818 19,08 75,18 457.369 75,47 79.169 20,93 100 606.043 100 102.987 20,47 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2012, 2013) Ngắn hạn: 6 tháng đầu năm 2013 có sự tăng nhẹ, nếu 6 tháng đầu năm 2012 dư nợ 124.856 triệu đồng, chiếm 24,82% tổng dư nợ 6 tháng, chiếm 62,90% dư nợ ngắn hạn cả năm thì 6 tháng đầu năm 2013 con số này tăng lên 148.674 triệu đồng, tăng thêm 19,08%, tỷ trọng giảm nhẹ còn 24,53% do tốc độ tăng chậm hơn dư nợ trung-dài hạn. Nguyên nhân là do doanh số cho vay giảm 25,41% trong khi thu nợ giảm tới 49,44%, còn một khoản nợ rất lớn chưa thể thu hồi nên làm cho dư nợ tăng lên so với cùng kỳ năm trước. Trung-dài hạn: cũng giống như dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung-dài hạn cũng tăng lên, 6 tháng đầu 2012 dư nợ là 378.200 triệu đồng, chiếm 75,18% tổng dư nợ 6 tháng, chiếm tới 86,45% dư nợ trung-dài hạn cả năm thì sang 2013 dư nợ tăng lên 457.369 triệu đồng, tăng thêm 20,93%. Nguyên nhân tăng dư nợ là do mặc dù doanh số cho vay tăng lên 37,49%, thu nợ tăng tới 52,35% nhưng thu nợ cũng không hoàn toàn, kết hợp với dư nợ 6 tháng đầu 2012 nên làm cho dư nợ 2013 tăng lên. - Nợ quá hạn Nếu như nợ quá hạn của cả năm ở giai đoạn 2010-2012 đều tăng lên, và điểm đặc biệt là nợ quá hạn ngắn hạn không có mà tổng nợ quá hạn đều là nợ trung-dài hạn, thì vào những tháng đầu năm nợ quá hạn có gì khác biệt, và những tháng đầu năm 2013 nợ quá hạn thay đổi thế nào so với cùng kỳ năm trước, tất cả có trong bảng số liệu. 45 Bảng 4.14: Nợ quá hạn tiêu dùng theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2012-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Ngắn hạn Trung-dài hạn Tổng 384 1.134 1.518 Chênh lệch 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền 25,30 74,70 100 2013/2012 Tỷ trọng (%) 665 1.143 1.808 36,78 62,22 100 Số tiền 281 9 290 % 73,18 0,79 19,10 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2012, 2013) Ngắn hạn: điểm khác biệt giữa nợ quá hạn ngắn hạn của 6 tháng đầu năm so với cả năm là cả năm nợ quá hạn là 0đ thì số nợ ngắn hạn 6 tháng là 384 triệu đồng, chiếm 25,30% tổng nợ quá hạn 6 tháng, đồng nghĩa với việc các khoản nợ quá hạn ngắn hạn phát sinh ở đầu năm 2012 đã được thu hồi đầy đủ vào những tháng cuối năm, cho thấy công tác thu hồi nợ ngắn hạn của Ngân hàng thực hiện rất tốt. Sang năm 2013 nợ quá hạn tăng lên 665 triệu đồng, tăng thêm 73,18%, đây là con số hợp lý vì dư nợ 2013 cũng tăng lên, hy vọng rằng các khoản nợ quá hạn này cũng sẽ được xử lý tốt vào những tháng cuối năm như năm 2012. Trung-dài hạn: nợ quá hạn trung-dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn, qua 2 năm con số này có tăng lên nhưng tăng rất ít, nếu 6 tháng đầu 2012 nợ quá hạn là 1.134 triệu đồng, chiếm 74,70% tổng nợ quá hạn 6 tháng, và cũng chiếm 74,70% tổng nợ quá hạn trung-dài hạn cả năm. Thêm một điểm đặc biệt của khoản nợ quá hạn năm 2012 là vào những tháng cuối năm nợ quá hạn ngắn hạn được xử lý triệt để thì nợ quá hạn trung-dài hạn lại tăng lên một lượng tiền tương đương với số tiền giảm của nợ quá hạn ngắn hạn, vì thế mà tổng nợ quá hạn 6 tháng và của cả năm 2012 là bằng nhau. Sang 6 tháng đầu 2013 con số này tăng lên 1.143 triệu đồng, tăng thêm 0,79%. Cũng giống như nợ quá hạn ngắn hạn, nợ qúa hạn trung-dài hạn cũng tăng lên, Ngân hàng cần có những chính sách thu nợ hợp lý để hạn chế thấp nhất tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến tình hình nguồn vốn của Ngân hàng. 4.3.2. Cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo Bất kì một cá nhân nào muốn đến vay vốn thì phải có một sự đảm bảo với Ngân hàng rằng mình sẽ trả nợ đúng hạn, người vay có thể dùng tài sản để đảm bảo khoản vay hoặc dùng chính khoản thu nhập của mình. Phân tích cho vay tiêu dùng theo hình theo hình thức đảm bảo bao gồm thế chấp và tín chấp, trong đó cho vay thế chấp thì người vay cần phải có tài sản để đảm bảo khoản vay, tài sản có thể thuộc sở hữu của người vay hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba-gọi là bên bảo lãnh, tài sản đó sẽ được cầm cố hay thế chấp tại Ngân hàng trong thời hạn vay vốn. Còn đối với cho vay tín chấp thì người vay không cần bất cứ tài sản gì để cầm cố hay thế chấp, cũng không cần bảo lãnh, cơ sở duy nhất để Ngân hàng cho vay là uy tín của khách hàng, là khoản thu nhập hàng tháng để có thể đảm bảo rằng khách hàng có cơ sở để trả nợ. 46 4.3.2.1. Tình hình cho vay từ 2010-2012 Với cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo thì mặc dù tổng cho vay tiêu dùng, thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn là giống với cho vay theo thời hạn, tuy nhiên tùy từng hình thức đảm bảo mà mỗi năm doannh số lại thay đồi, và để biết được doanh số của cho vay tín chấp và thế chấp thay đổi thế nào qua mỗi năm, và Ngân hàng đang tập trung cho vay với hình thức đảm bảo nào, tất cả được phân tích thông qua tình hình cho vay giai đoạn 2010-2012. - Doanh số cho vay Bảng 4.15: Doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo từ 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Thế chấp Tín chấp 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Năm 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) 62.153 32,73 81.412 21,53 92.320 24,98 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) 19.259 30,99 127.717 67,27 296.800 78,47 277.300 75,02 169.083 132,39 Tổng 189.870 100 378.212 100 369.620 100 188.342 99,19 10.908 13,40 -19.500 -6,57 -8.592 -2,27 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012 Cho vay thế chấp: chiếm tỷ trọng thấp trong tổng cho vay tiêu dùng, qua 3 năm doanh số cho vay luôn tăng nhưng tỷ trọng lại có sự tăng giảm. Năm 2010 doanh số đạt 62.153 triệu đồng, chiếm 32,73% tổng cho vay, đến 2011 số tiền tăng lên 81.412 triệu đồng, tăng thêm 30,99% nhưng tỷ trọng lại giảm xuống còn 21,53% do tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của cho vay tín chấp, sang năm 2012 số tiền lại tăng lên 92.320 triệu đồng, tăng thêm 13,40% và tỷ trọng tăng lên 24,98%. Cho vay thế chấp luôn tăng lên là vì cho vay tín chấp có mức độ rủi ro cao hơn nên điều kiện vay vốn cũng chặt chẽ hơn, với những cá nhân không đủ điều kiện vay tín chấp thì họ đành phải vay thế chấp mặc dù bất cứ cá nhân nào khi vay tiêu dùng cũng đang khó khăn về tài chính, tuy nhiên để có thể được vay thì họ phải dùng tài sản có thể đảm bảo khoản vay hoặc nhờ bảo lãnh của bên thứ ba. Và như đã phân tích ở phần cho vay tiêu dùng theo thời hạn thì giai đoạn 2010-2012 cá nhân cần vay tiêu dùng để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu, và thông thường những cá nhân vay ngắn hạn lại dùng tài sản bảo đảm, một mặt do thủ tục vay tín chấp phức tạp hơn cho vay thế chấp, mà nhu cầu chi tiêu là cấp bách nên họ chọn hình thức nào mà thủ tục nhanh, gọn nhất; bên cạnh nguyên nhân này thì còn nguyên nhân nữa là do họ không đủ điều kiện vay tín chấp nên phải dùng tài sản để đảm bảo khoản vay, vì thế mà doanh số cho vay tiêu dùng giai đoạn 2010-2012 luôn tăng. Cho vay tín chấp: chiếm tỷ trọng cao trong tổng cho vay, qua 3 năm thì doanh thu có sự tăng giảm, trong đó 2011 có sự tăng lên mạnh mẽ. Năm 2010 47 doanh số là 127.717 triệu đồng, chiếm 67,27% tổng cho vay, năm 2011 tăng mạnh lên 296.800 triệu đồng, tăng thêm 132,39%, tỷ trọng tăng lên 78,47%, sang năm 2012 doanh thu giảm nhẹ còn 277.300 triệu đồng, giảm 6,57% và tỷ trọng giảm nhẹ còn 75,02%. Ta thấy cho vay tín chấp mang lại rủi ro cao hơn vì khách hàng không có tài sản đảm bảo khoản vay, mà chỉ dựa vào thu nhập để đảm bảo, vì thế không có tài sản để xử lý khi các khoản nợ không thể thu hồi. Tuy nhiên doanh số cho vay tín chấp luôn ở mức cao, vì các cá nhân khi đủ điều kiện vay tín chấp thì dù có tài sản họ cũng không đem đảm bảo khoản vay vì họ sợ phải dùng tài sản đó xử lý nợ nếu rủi ro họ không trả được nợ. Cho vay tín chấp 2011 tăng lên mạnh so với 2010 là do 2011 giá cả hàng hóa luôn nằm ở mức cao, người dân không thể thỏa mãn tiêu dùng hàng ngày với mức lương hiện tại, vì thế họ đến Ngân hàng vay vốn để phục vụ cho nhu cầu của mình, và với việc vay vốn khồng cần tài sản đảm bảo sẽ thuận lợi cho những cá nhân có thu nhập thấp nhưng vẫn đảm bảo đủ điều kiện vay vốn của Ngân hàng. Sang năm 2012 doanh số này giảm nhẹ do Ngân hàng nhận thấy những rủi ro khi cho vay tín chấp và việc doanh số tăng đột biến năm 2011 cũng là điều đáng ngại với Ngân hàng. Để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn Ngân hàng bắt đầu xiết chặt cho vay tín chấp, khâu kiểm tra khách hàng tiến hành chặt chẽ hơn, vì thế mà năm 2012 doanh số cho vay tín chấp đã giảm nhẹ, trong khi cho vay thế chấp đã tăng lên. - Doanh số thu nợ Bảng 4.15: Doanh số thu nợ tiêu dùng theo hình thức đảm bảo từ 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Số tiền Thế chấp Tín chấp Tổng Chênh lệch 2011 Tỷ trọng (%) Số tiền 2012 Tỷ trọng (%) 34.000 19,90 27.124 12,66 120.730 80,10 150.730 100 187.120 87,34 214.244 100 Số tiền 2011/2010 Tỷ trọng (%) 50.078 23,01 Số tiền (%) -6.876 -20,22 167.550 76,99 66.390 217.628 100 63.514 54,99 42,14 2012/2011 Số tiền 22.954 84,63 -19.570 3.404 -10,46 1,59 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012) Thế chấp: doanh số thu nợ của thế chấp cũng chiếm tỷ trọng thấp hơn tín chấp trong tổng thu nợ, qua 3 năm thì thu nợ có sự tăng giảm không đều nhau. Nếu 2010 thu nợ là 34.000 triệu đồng, chiếm 19,90% tổng thu nợ thì 2011 thu nợ giảm còn 27.124 triệu đồng, giảm 20,22%, chiếm 12,66% tổng thu nợ, năm 2011 cho vay tăng thêm 30,99% trong khi thu nợ lại giảm 20,22%, nguyên nhân là do các khoản vay thế chấp này một phần là cho vay ngắn hạn, một phần là trung-dài hạn nên trong năm chưa thể thu hồi nguồn vốn, một phần là do cho vay tín chấp chiếm tỷ trọng cao và rủi ro khá nhiều nên nhân viên Ngân hàng tập trung vào các khoản vay tín chấp mà chưa kiểm soát chặt chẽ các khoản vay thế chấp, nên làm cho thu nợ thế chấp giảm. Sang năm 2012 thu nợ tăng mạnh lên 50.078 triệu đồng, tăng thêm 84,63%, tỷ trọng tăng lên 48 (%) 32,01%, thu nợ tăng lên một phần là do các khoản nợ 2011 chưa đến hạn thanh toán thì 2012 khách hàng đã có thể trả nợ, mặt khác công tác thu hồi nợ 2011 chưa được làm tốt nên 2012 Ngân hàng xiết chặt công tác thu nợ nên làm cho doanh số thu nợ thế chấp tăng lên mạnh, đây là tín hiệu đáng mừng cho tình hình tín dụng của Ngân hàng. Tín chấp: chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nợ, và cũng giống như thu nợ thế chấp, thu nợ tín chấp cũng có sự tăng giảm nhưng theo chiều hướng ngược lại, nếu 2011 thu nợ thế chấp giảm xuống thì thu nợ tín chấp tăng, đến 2012 thu nợ thế chấp tăng thì tín chấp lại giảm. Cụ thể 2010 doanh số thu nợ tín chấp là 120.730 triệu đồng, chiếm 80,10% tổng thu nợ thì sang 2011 thu nợ tăng lên 187.120 triệu đồng, tăng thêm 54,99% và tỷ trọng tăng lên 87,34%, nguyên nhân tăng thu nợ là do 2011 cho vay tín chấp tăng mạnh, và với việc vay không cần tài sản đảm bảo nên Ngân hàng luôn ý thức trách nhiệm là làm thế nào hạn chế thấp nhất rủi ro cho các khoản vay bằng cách tăng thu nợ, và nhân viên Ngân hàng đã làn tốt điều đó, cũng không thể phủ nhận ý thức trả nợ của khách hàng, vì chỉ khi trả nợ đúng hạn, giữ vững lòng tin với Ngân hàng thì tương lai khi khách hàng có nhu cầu vay tiếp thì Ngân hàng cũng sẵn sàng đáp ứng nếu đủ điều kiện. Sang năm 2012 thu nợ giảm còn 167.550 triệu đồng, giảm 10,46% và tỷ trọng giảm còn 76,99%, thu nợ giảm là do cho vay giảm, ngoài ra vì năm 2011 thu nợ thế chấp chưa được qua tâm chặt chẽ nên Ngân hàng chú ý nhiều hơn đến thu nợ vào năm 2012, nên làm cho các khoản vay tín chấp chưa được quan tâm chặt chẽ, dẫn đến khách hàng lơ là trong việc trả nợ, mặc khác một số khoản vay lớn với thời hạn dài thì trong năm 2012 không thể thu hồi, làm cho thu nợ tín chấp giảm. - Dư nợ cho vay: Cũng giống như các khoản dư nợ khác, dư nợ vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo cũng là kết quả của doanh số cho vay và thu nợ kết hợp với dư nợ của năm trước. Qua bảng số liệu doanh số cho vay và thu nợ ta thấy doanh số này luôn biến động tăng giảm không đều qua các năm, vậy để biết được dư nợ biến động theo chiều hướng thế nào qua giai đoạn 2010-2012, tất cả được thể hiện qua bảng số liệu. Bảng 4.17 : Dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo từ 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Số tiền Chênh lệch 2011 Tỷ trọng (%) Số tiền 2012 Tỷ trọng (%) Số tiền 2011/2010 Tỷ trọng (%) Số tiền (%) 2012/2011 Số tiền (%) Thế chấp 97.970 30,61 152.258 31,46 194.500 30,58 54.288 55,41 42.242 27,74 Tín chấp 222.070 69,39 331.750 68,54 441.500 69,42 109.680 49,39 109.750 33,08 Tổng 320.040 100 484.008 100 636.000 100 163.968 51,23 151.992 31,40 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011,2012) 49 Thế chấp: dư nợ thế chấp qua 3 năm tăng lên, trong đó 2011 tăng mạnh nhất, nhưng tỷ trọng thì có sự tăng giảm. Năm 2010 dư nợ là 97.970 triệu đồng, chiếm 30,61% tổng dư nợ thì sang 2011 dư nợ tăng lên 152.258 triệu đồng, tăng thêm 55,41% và tỷ trọng tăng lên 31,46%, nguyên nhân là do cho vay tăng lên 30,99% trong khi thu nợ lại giảm 20,22%, còn một số khoản nợ chưa đến hạn thu hồi ở năm 2011 nên chuyển thành dư nợ, kết hợp với dư nợ 2010 nên làm cho dư nợ 2011 tăng lên mạnh. Sang 2012 dư nợ tiếp tục tăng lên 194.500 triệu đồng, tăng thêm 27,74%, nhưng tỷ trọng giảm còn 30,49% do tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của dư nợ tín chấp, nguyên nhân là do mặc dù cho vay 2012 chỉ tăng lên 13,40% trong khi thu nợ tăng tới 84,63% nhưng thu nợ chỉ chiếm một phần cho vay chứ không hoàn toàn thu hết nợ, cùng với khoản dư nợ còn cao ở năm 2011 nên làm cho dư nợ 2012 tăng lên. Tín chấp: chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ, và cũng giống như thế chấp, dư nợ tín chấp cũng tăng lên hàng năm và tỷ trọng trong tổng dư nợ lại có sự tăng giảm. Năm 2010 dư nợ là 222.070 triệu đồng, chiếm 69,39% tổng dư nợ thì sang 2011 dư nợ tăng lên 331.750 triệu đồng, tăng thêm 49,39% nhưng tỷ trọng lại giảm còn 68,54% do tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của dư nợ thế chấp, nguyên nhân tăng dư nợ là do năm 2011 cho vay tăng lên tới 132,39%, trong khi thu nợ chỉ tăng thêm 54,99%, còn một khoản nợ rất lớn chưa đến hạn thu hồi, cùng với khoản dư nợ 2010 nên làm cho dư nợ 2011 tăng lên. Sang 2012 dư nợ lại tiếp tục tăng lên 441.500 triệu đồng, tăng thêm 33,08%, tỷ trọng tăng lên 69,42%, nguyên nhân là do 2012 cho vay có giảm 6,57% nhưng thu nợ lại giảm tới 10,46%, thu nợ cũng chỉ chiếm một phần so với cho vay, cùng với khoản dư nợ 2011 còn rất cao nên đã làm cho dư nợ 2012 tăng lên. - Nợ quá hạn Bảng 4.18: Nợ quá hạn tiêu dùng theo hình thức đảm bảo từ 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Thế chấp Tín chấp Tổng Năm 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 127 18,96 154 11,45 543 670 81,04 100 1.191 1.345 88,55 100 Chênh lệch 2012 Số tiền 2011/2010 (%) 2012/2011 Tỷ trọng (%) Số tiền Số tiền (%) 183 12,06 27 21,26 29 18,83 1.335 1.518 87,94 100 648 675 119,34 100,75 144 173 12,09 12,86 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2010, 2011, 2012) Thế chấp: nợ quá hạn thế chấp chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ quá hạn, qua 3 năm số tiền tăng lên nhưng tốc độ tăng không đáng kể, tuy nhiên tỷ trọng lai có sự tăng giảm. Năm 2010 nợ quá hạn là 127 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,96%, sang năm 2011 số tiền tăng lên 154 triệu đồng, tăng thêm 50 21,26%, tỷ trọng giảm còn 11,45% do tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của nợ quá hạn tín chấp. Năm 2012 số tiền này tăng lên 183 triệu đồng, tăng thêm 18,83% và tỷ trọng tăng lên 12,06%. Mặc dù có tài sản đảm bảo các khoản vay nhưng vì thủ tục xử lý nợ khá phức tạp, thời gian xử lý dài, đồng thời Ngân hàng lại xét thấy cá nhân có thể trả nợ trong thời gian sắp tới nên mặc dù nợ đã đến hạn nhưng chưa cần thiết phải xử lý tài sản. Qua 3 năm nợ quá hạn đều tăng mặc dù các khoản nợ vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro cho các khoản nợ, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Tín chấp: chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn, nợ quá hạn cũng tăng lên hàng năm trong đó năm 2011 tăng mạnh nhất. Năm 2010 số tiền là 543 triệu đồng, chiếm 81,04% tổng nợ quá hạn, sang năm 2011 số tiền này tăng mạnh lên 1.191 triệu đồng, tăng thêm 119,34%, tỷ trọng tăng mạnh lên 88,55%, năm 2012 số tiền này tiếp tục tăng lên 1.335 triệu đồng, tăng thêm 12,09%, tỷ trọng giảm nhẹ còn 87,94% do tốc độ tăng thấp hơn nợ quá han thế chấp. Chiếm tỷ trọng cao trong nợ quá hạn, nếu nợ thế chấp có tài sản đảm bảo khoản vay nên rủi ro tín dụng không quá cao thì nợ tín chấp tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Vì nếu cho vay thế chấp nếu đã rơi vào nợ quá hạn mà một thời gian sau khách hàng vẫn không trả được nợ thì lúc này tiến hành xử lý tài sản, còn cho vay tín chấp thì hoàn toàn chỉ dựa vào thu nhập của khách hàng mà không có bất kỳ tài sản nào khác đảm bảo khoản vay. Năm 2011 là năm mà nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân viên, thu hẹp sản xuất nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của khách hàng vay vốn, khi thu nhập không được đảm bảo thì việc trả nợ sẽ rất khó khăn, vì thế mà nợ quá hạn tăng lên rất cao. Sang năm 2012 nền kinh tế ổn định hơn, doanh nghiệp hạn chế việc cắt giảm nhân viên mà đang dần ổn định lại sản xuất, vì thế nợ quá hạn mặc dù có tăng nhưng rất nhẹ. Tuy nhiên, nợ quá hạn kéo dài mà lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn, đây mới chính là rủi ro lớn cho hoat động tín dụng của Ngân hàng. 4.3.1.2. Tình hình cho vay sáu tháng đầu năm 2012-2013 - Doanh số cho vay Cũng giống như bất kỳ doanh số cho vay nào khác, qua mỗi thời kỳ thì doanh số này luôn biến động, có thể tăng, có thể giảm. Dựa vào những phân tích ở trên đã biết được doanh số cho vay của cả năm thay đổi như thế nào, tuy nhiên trong một năm thì tùy theo từng thời gian mà khách hàng có nhu cầu vay vốn khác nhau. Để biết được những tháng đầu năm nhu cầu vay tiêu dùng có điểm khác biệt gì so với cả năm và những tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay tăng giảm thế nào so với cùng kỳ năm trước, tất cả có trong bảng số liệu. 51 Bảng 4.19: Doanh số cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo 6 tháng đầu năm 2012-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Thế chấp Tín chấp Tổng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) 52.152 161.271 213.423 47.281 209.219 256.500 24,44 75,56 100 18,43 81,57 100 2013/2012 Số tiền % -4.871 -9,34 47.948 29,73 43.077 20,18 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2012, 2013) Thế chấp: luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn cho vay tín chấp, doanh thu cho vay 6 tháng 2013 cũng giảm so với 6 tháng 2012. Vào những tháng đầu năm 2012 doanh thu là 52.152 triệu đồng, chiếm 24,44% tổng cho vay 6 tháng, sang 6 tháng 2013 doanh số này giảm còn 47.281 triệu đồng, giảm 9,34% và tỷ trọng giảm còn 18,43%. Nhìn chung doanh số cho vay 6 tháng 2012 so với cả năm chiếm tỷ trọng cũng không quá cao, đạt 56,49% cho vay thế chấp cả năm, có được tỷ trọng này là do một số khách hàng có nhu cầu vay vốn để phục vụ cho việc mua sắm phục vụ tết, và những nhu cầu này thường cần một số tiền không quá lớn, thời gian trả nợ ngắn và họ không đủ điều kiện vay tín chấp nên phải dùng tài sản để đảm bảo khoản vay. Tuy nhiên vào những tháng đầu năm 2013 cho vay thế chấp giảm xuống là do thu nhập của người dân tăng lên, nếu trước đây thu nhập của họ chưa đủ điều kiện vay tín chấp, và khi thu nhập tăng lên nhưng vẫn chưa đủ chi tiêu thì khi đủ điều kiện vay tín chấp họ sẽ không vay thế chấp nữa vì tâm lý của cá nhân là sợ xử lý tài sản của họ khi họ không trả được nợ. Tín chấp: chiếm tỷ trọng cao trong tổng cho vay, doanh thu 6 tháng 2013 tăng mạnh hơn so với cùng kỳ năm trước. Nếu như 6 tháng 2012 doanh thu là 161.271 triệu đồng, chiếm 75,56% tổng cho vay thì 2013 số tiền này tăng lên 209.219, tăng thêm 29,73% và tỷ trọng cũng tăng lên 81,57%. Cho vay tín chấp là hình thức vay mà khách hàng rất ưa chuộng nếu họ đạt đủ điều kiện mà Ngân hàng đưa ra, và cùng với nhu cầu mua sắm phục vụ tết nhưng vì có đủ điều kiện để vay tín chấp nên nhóm khách hàng này vay tiêu dùng cao hơn thế chấp, và vay mạnh hơn so với những tháng cuối năm, chiếm 58,16% so với cho vay cả năm, mặc dù tỷ trọng này không quá cao nhưng cũng đủ phản ánh nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong từng thời kỳ. Và với việc nâng mức thu nhập cơ bản vào những tháng đầu năm 2013 nhưng song song đó là việc giá hàng hóa cũng tăng theo, thu nhập có tăng nhưng so với mức giá thì cuộc sống người dân vẫn chỉ nằm ở mức trung bình. Tuy nhiên có một thuận lợi là khi nâng mức thu nhập thì cá nhân sẽ có cơ hội đạt đủ điều kiện vay tín chấp mà Ngân hàng đưa ra, họ không cần dùng tài sản đảm bảo nữa nên thuận lợi hơn trong việc đi vay, vì thế mà doanh số cho vay những tháng đầu năm 2013 tăng lên so với cùng kỳ năm 2012. 52 - Doanh số thu nợ Nếu như doanh số cho vay của thế chấp và tín chấp đã biến động theo chiều hướng ngược nhau thì tiếp theo sẽ phân tích tình hình thu nợ, để xem doanh số thu nợ sẽ biến động như thế nào, có cùng chiều với cho vay hay không, đồng thời để đánh giá khả năng thu nợ có phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế mỗi năm hay không. Bảng 4.20: Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo 6 tháng đầu năm 2012-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Thế chấp Tín chấp Tổng 6 tháng đầu năm Số tiền 32.152 95.021 127.173 2012 Tỷ trọng (%) 25,28 74,72 100 Số tiền 25.157 128.356 153.513 Chênh lệch 2013 Tỷ trọng (%) 16,39 83,61 100 2013/2012 Số tiền -6.995 33.335 26.340 % -21,76 35,08 20,71 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2012, 2013) Thế chấp: cũng giống như cho vay, doanh số thu nợ cũng giảm vào những tháng đầu năm 2013, 6 tháng đầu năm 2012 thu nợ là 32.152 triệu đồng, chiếm 25,28% tổng thu nợ 6 tháng và đạt 64,20% so với thu nợ thế chấp cả năm. Thu nợ chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng thu nợ cả năm cho thấy công tác thu nợ đạt hiệu quả, nếu những tháng đầu năm khách hàng cần tiền để tiêu dùng những ngày tết thì sau đó cũng nhân dịp lễ tết họ sẽ có thêm một khoản tiền thưởng, và sau khi tiêu dùng cá nhân sẽ còn một phần để trả nợ vay, hoặc là khi khoản nợ đến hạn thì Ngân hàng sẽ xử lý tài sản đảm bảo nếu nhận thấy khách hàng không thể trả được nợ, vì thế vào những tháng đầu năm thu nợ cao hơn cuối năm. Tuy nhiên đến 6 tháng đầu năm 2013 thu nợ giảm còn 25.157 triệu đồng, giảm 21,76% và tỷ trọng còn 16,39%. Thu nợ giảm một phần là do cho vay giảm, một phần là do doanh số cho vay tín chấp chiếm tỷ trọng cao và rủi ro lớn nên Ngân hàng tập trung thu nợ tín chấp, dẫn đến các khoản thế chấp chưa được quan tâm chặt chẽ. Tín chấp: chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nợ, và thu nợ cũng tăng lên vào năm 2013. Thu nợ 6 tháng đầu năm 2012 là 95.021 triệu đồng, chiếm 74,72% tổng thu nợ 6 tháng, đạt 56,71% so với thu nợ tín chấp cả năm. Ta thấy so với thu nợ thế chấp thì thu nợ tín chấp của 6 tháng chiếm tỷ trọng thấp hơn, để lí giải điều này thì ta thấy điểm khác biệt giữa tín chấp và thế chấp là tài sản đảm bảo, nếu khoản nợ thế chấp khi đến hạn mà không thanh toán được thì sẽ xử lý tài sản để thu hồi, trong khi đó thì cho vay tín chấp hoàn toàn dựa vào uy tín của khách hàng, chính vì thế mà tỷ lệ thu nợ tín chấp thấp hơn. Sang năm 2013 thu nợ tăng lên 128.356 triệu đồng, tăng thêm 35,08% và tỷ trọng thu nợ tăng lên 83,61%, nếu cho vay chỉ tăng lên 29,73% thì thu nợ lại tăng tới 35,08%, có được kết quả này là do Ngân hàng đã chú ý hơn đến các khoản nợ tín chấp, vì không có tài sản đảm bảo nên trong quá trình cho vay nhân viên Ngân hàng đã thực hiện tốt việc nhắc nhở, đôn đốc việc trả nợ, đồng 53 thời khách hàng ý thức hơn việc trả nợ Ngân hàng để giữ uy tín, dễ dàng vay trong những lần sau, vì thế doanh số thu nợ tăng lên. - Dư nợ cho vay Bảng 4.21: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo 6 tháng đầu năm 2012-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Thế chấp Tín chấp Tổng 122.256 380.800 503.056 Chênh lệch 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) 24,30 144.380 75,70 461.663 100 606.043 23,82 76,18 100 2013/2012 Số tiền 22.124 80.863 102.987 % 18,10 21,24 20,47 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2012, 2013) Thế chấp: 6 tháng đầu năm 2012 dư nợ là 122.256 triệu đồng, chiếm 24,30% tổng dư nợ 6 tháng, chiếm 62,86% tổng dư nợ thế chấp cả năm. Sang 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ tăng lên 144.380 triệu đồng, tăng thêm 18,10% và tỷ trọng giảm còn 23,82% do tốc độ tăng chậm hơn dư nợ tín chấp. Kết quả này là do năm 2013 cho vay giảm 9,34%, trong khi đó thu nợ giảm tới 21,76%, thu nợ giảm mạnh hơn so với cho vay cho thấy còn nhiều khoản nợ chưa thể thu hồi được vào những tháng đầu năm, kết hợp với dư nợ 6 tháng đầu năm 2012 nên làm cho dư nợ 2013 tăng lên. Tín chấp: dư nợ chiếm tỷ trong khá cao và tăng mạnh ở những tháng đầu năm 2013. Dư nợ 6 tháng đầu năm 2012 là 380.800 triêu đồng, chiếm 75,70% tổng dư nợ 6 tháng và chiếm 86,25% tổng dư nợ tín chấp cả năm. Sang 6 tháng 2013 dư nợ tăng lên 461.663 triệu đồng, tăng thêm 21,24% và tỷ trọng tăng lên 76,18%, nguyên nhân tăng dư nợ là do cho vay 2013 tăng lên 29,73%, thu nợ tăng lên tới 35,08% nhưng vẫn không hoàn toàn thu hết nợ, cùng với khoản dư nơ 2012 nên làm cho dư nợ 6 tháng 2013 tăng lên. - Nợ quá hạn Bảng 4.30: Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo 6 tháng đầu năm 2012-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 Thế chấp Tín chấp Tổng Chênh lệch 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) 237 1.281 1.518 15,61 84,39 100 Số tiền 416 1.392 1.808 2013/2012 Tỷ trọng (%) Số tiền 23,01 79,99 100 179 111 290 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân- DAB- Chi nhánh Cần Thơ, 2012, 2013) 54 % 75,53 8,67 19,10 Tín chấp: chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ quá hạn và có chiều hướng tăng lên vào những tháng đầu năm 2103. Nợ quá hạn 6 tháng đầu năm 2012 là 237 triệu đồng, chiếm 15,61% tổng nợ quá hạn 6 tháng và chiếm 129,51% tổng nợ quá hạn tín chấp cả năm. Ta thấy ở những tháng đầu năm nợ quá hạn cao hơn cả năm, điều này cho thấy nhân viên Ngân hàng đã xử lý nợ quá hạn có hiệu quả, đối với cho vay thế chấp thì khi có nợ quá hạn mà Ngân hàng thấy trong thời gian sắp tới khách hàng không thể trả nợ thì sẽ tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, và đây chính là ưu điểm của cho vay thế chấp, nhưng nhược điểm của nó là thủ tục xử lý tài sản khá phức tạp và mất nhiều thời gian. Sang 6 tháng đầu năm 2013 nợ quá hạn tăng lên 416 triệu đồng, tăng thêm 75,53% và tỷ trọng tăng lên 23,01%. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì nợ quá hạn có tăng lên, tuy nhiên cũng chưa thể đánh giá là hoạt động tín dụng tốt hay xấu vì còn đợi kết quả vào cuối năm, hy vọng rằng Ngân hàng sẽ có những biện pháp thích hợp để xử lý nợ quá hạn, có thể là giúp khách hàng tìm cách trả nợ, nếu vẫn chưa thể trả nợ thì mới dùng đến cách cuối cùng là xử lý tài sản đảm bảo. Tín chấp: chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ quá hạn và cũng tăng lên ở những tháng đầu năm 2013. Những tháng đầu năm 2012 nợ quá hạn là 1.281 triệu đồng, chiếm 84,39% tổng nợ quá hạn 6 tháng và chiếm tới 95,96% nợ quá hạn tín chấp của cả năm, sang 2013 nợ quá hạn tăng lên 1.392 triệu đồng, tăng 8,67% và tỷ trọng giảm còn 79,99% do tốc độ tăng thấp hơn nợ quá hạn thế chấp. Ta thấy vào những tháng đầu năm nợ quá hạn tín chấp rất cao, cho thấy ý thức trả nợ của khách hàng chưa được tốt, cũng có thể là khách hàng quá khó khăn về kinh tế do giá hàng hóa luôn nằm ở mức cao nên dù có tăng lương cơ bản thì khách hàng cũng khó khăn trong viêc trả nợ. Và sang những tháng đầu năm 2013 thì cũng với tình hình chung của những tháng sau tết Nguyên đán vì thông thường giá hàng hóa sẽ vẫn giữ ở mức của những ngày tết chứ không giảm đi nên đã ảnh hưởng đến tình hình trả nợ của khách hàng, mong rằng những tháng cuối năm kinh tế ổn định hơn, khách hàng có khả năng tài chính để trả nợ Ngân hàng, giúp nợ quá hạn giảm xuống. 4.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG Với những phân tích ở trên đã khái quát được tình hình hoạt động của Ngân hàng, chúng ta đã biết được cụ thể hoạt động cho vay tiêu dùng, đã tìm hiểu Ngân hàng đang đẩy mạnh vào đầu tư ngắn hạn hay trung-dài hạn, trong cho vay có bảo đảm thì loại bảo đảm nào đang chiếm tỷ trọng cao. Đồng thời cũng biết được khả năng thu nợ của Chi nhánh qua các năm, vã đã ảnh hưởng đến dư nợ như thế nào, tình hình nợ quá hạn ra sao, tuy nhiên để đánh giá chính xác hoạt động tín dụng thì cần phải dùng các chỉ tiêu tài chính. Căn cứ vào các chỉ số này sẽ thấy được những hoạt động có hiệu quả mà Ngân hàng đã đạt được, bên cạnh đó cũng sẽ thể hiện những hoạt động chưa được tốt của Ngân hàng, từ đó sẽ đưa ra những biện pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động về nguồn vốn cũng như hoạt động cho vay tiêu dùng. 55 4.4.1. Giai đoạn từ 2010-2012 Bảng 4.23: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng từ 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Thứ tự Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 489.300 2012 570.000 1.075.488 1 Vốn huy động Triệu đồng 2010 392.780 2 Nguồn vốn Triệu đồng 999.768 1.299.587 3 Doanh số cho vay tiêu dùng Triệu đồng 189.870 378.212 369.620 4 5 Doanh số thu nợ tiêu dùng Dư nợ cho vay tiêu dùng Triệu đồng Triệu đồng 150.730 320.040 214.244 484.008 217.628 636.000 6 Dư nợ bình quân Triệu đồng 275.083 402.024 560.004 7 Nợ quá hạn tiêu dùng Triệu đồng 670 1.345 1.518 8 9 Dư nợ/Tổng nguồn vốn Dư nợ/ Vốn huy động % % 32,01 81,48 37,24 98,92 59,14 111,58 10 Hệ số thu nợ % 79,39 56,65 58,88 11 12 Vòng quay vốn tín dụng Tỷ lệ nợ quá hạn Vòng % 0,55 0,21 0,53 0,28 0,39 0,24 (Nguồn: Tổng hợp số liệu đã phân tích) - Vòng quay vốn tín dụng: thể hiện tốc độ luân chuyển vốn tín dụng cũng như thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm, một đồng vốn được xem là quay hết một vòng tính từ khi nó được giải ngân đến khi thu được về Ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng cho vay tiêu dùng của DAB giai đoạn 2010-2012 có số vòng rất nhỏ và có xu hướng giảm dần, cụ thể 2010 là 0,55 vòng, năm 2011 giảm nhẹ còn 0,53 vòng, đến 2012 còn 0,39 vòng. Nguyên nhân giảm là do khách hàng chủ yếu vay trung-dài hạn, với thời gian trả nợ khá dài nên làm cho vòng vốn chậm, mặc khác có những khách hàng vay vốn ngắn hạn thì lại đối mặt với những khó khăn kéo dài của nền kinh tế, đặc biệt năm 2011 thu nợ ngắn hạn giảm xuống rất mạnh. Sang năm 2012 thu nợ ngắn hạn có tăng lên nhung thu nợ trung-dài hạn lại giảm xuống, trong khi nợ trungdài hạn lại chiếm tỷ trọng cao, vì thế làm cho vòng quay vốn giảm xuống. Ta thấy tốc độ tăng của thu nợ thì có sự tăng giảm qua các năm còn tốc độ của dư nợ thì luôn tăng cao qua các năm, vì thế đã ảnh hưởng đến vòng quay của vốn. Vòng quay vốn thấp cho thấy tốc độ luân chuyển vốn còn chậm, Ngân hàng cần chú ý đến công tác thu hồi nợ, đẩy mạnh cho vay ngắn hạn để đồng vốn xoay nhanh hơn, mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. - Dư nợ/ Vốn huy động: đánh giá xem mỗi đồng vốn huy động được sẽ dùng bao nhiêu đồng để cho vay, qua kết quả tính toán được thì ta thấy chỉ số này cao và có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2010 chỉ tiêu này 81,48%, có nghĩa là 100 đồng vốn huy động được sẽ dùng 81,48 đồng để cho vay tiêu dùng. Sang năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên 98,92% và 2012 là 111,58%, có nghĩa là huy động được 100 đồng nhưng tiến hành cho vay tiêu dùng tới 111,58 đồng. Ta thấy khi huy động vốn không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay thì 56 Ngân hàng sẽ dùng vốn điều chuyển từ Hội sở chuyển về để sử dụng, và mặc dù cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp hơn cho vay sản xuất kinh doanh, nhưng thông qua chỉ số này cho thấy Ngân hàng đang thực sự quan tâm đến hoạt động cho vay tiêu dùng, vì chỉ số này luôn ở mức cao. Mặc dù năm 2012 vốn huy động đã tăng lên nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, huy động vốn còn thấp, Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động để đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. - Dư nợ/ Tổng nguồn vốn: chỉ tiêu này để đánh giá xem mỗi đồng vốn mà Ngân hàng có sẽ dùng bao nhiêu đồng để cho vay tiêu dùng. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy qua 3 năm chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên, và năm 2012 tăng mạnh nhất. Năm 2010 chỉ tiêu này là 32,01%, có nghĩa là cứ 100 đồng vốn sẽ dùng 32,01 đồng để cho vay tiêu dùng, sang năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên 37,24% và 2012 tăng lên mạnh 59,14%. Điều này cho thấy Ngân hàng rất xem trọng việc cho vay tiêu dùng, mặc dù cho vay tiêu dùng là một hoạt động tín dụng nhỏ của Ngân hàng, nhưng Ngân hàng dành khá nhiều vốn cho hoạt động này. Cho thấy rằng Ngân hàng đã nhìn thấy tiềm năng của hoạt động cho vay tiêu dùng, tiến hành đẩy mạnh cho vay, chiếm lĩnh thị phần, tăng cường hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. - Hệ số thu nợ: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn cho vay tiêu dùng của Ngân hàng, thể hiện khả năng thu hồi nợ trên số tiền đã cho vay là bao nhiêu. Nếu chỉ số này càng cao cho thấy khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả, ý thức trả nợ tốt, đồng thời cho thấy khả năng thu hồi nợ của cán bộ tín dụng. Qua 3 năm hệ số này có sự tăng giảm, năm 2010 là 79,39%, có nghĩa là 100 đồng vốn cho vay thì thu về được 79,39 đồng. Sang năm 2011 hệ số này giảm còn 56,65%, nguyên nhân là do 2011 giá cả hàng hóa tăng cao, cùng với thu nhập hiện tại người dân khó đáp ứng được nhu cầu chi tiêu, vì thế họ vay tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu, đồng thời năm 2011 cũng là năm chứng kiến nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc cắt giảm nhân viên, một bộ phận khách hàng không thể trả được nợ, dẫn đến doanh số cho vay tăng lên rất cao, cao hơn nhiều so với doanh số thu nợ nên làm cho hệ số thu nợ giảm. Năm 2012 hệ số này tăng lên 58,88% là kết quả của việc doanh số cho vay giảm, trong khi thu nợ tăng lên, Ngân hàng chú ý nhiều đến việc thu nợ để tránh tình trạng nợ đến hạn mà không thể thu hồi. Tuy nhiên hệ số thu nợ còn rất thấp, cho thấy việc thu nợ của Ngân hàng chưa đat hiệu quả tốt nhất, vì thế trong thời gian sắp tới Ngân hàng cần tăng cường theo dõi, quản lý, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. - Tỷ lệ nợ quá hạn: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ Ngân hàng đúng hạn, trong khoản mục nợ quá hạn của Ngân hàng chỉ có nợ quá hạn nhóm 2 chứ không có phát sinh nợ xấu, và chỉ số này càng thấp thì cang tốt. Qua 3 năm ta thấy chỉ số này có sự tăng giảm, cụ thể 2010 chỉ số này là 0,21%, có nghĩa là có 100 đồng dư nợ thì sẽ có 0,21 đồng nợ quá hạn, sang năm 2011 tỷ lệ này tăng lên 0,28% là do tốc độ tăng của nợ quá hạn cao hơn tốc độ tăng dư nợ, và 2012 tỷ lệ này giảm còn 0,24% do tốc độ tăng dư nợ cao hơn. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn luôn chiếm tỷ lệ rất thấp, không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng, tuy nhiên thì Ngân hàng cần làm tốt hơn công tác thu nợ vì tỷ lệ này giảm là do dư nợ tăng 57 lên cao hơn nợ quá hạn, vì thế để đảm bảo hoạt động tín dụng có hiệu quả thật sự thì Ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động thu nợ, để tránh tình trạng dư nợ kéo dài qua các năm. 4.4.2. Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2012-2013 Bảng 4.24: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2012-2013 ĐVT: Triệu đồng Thứ tự 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Chỉ tiêu Đơn vị Vốn huy động Nguồn vốn Doanh số cho vay tiêu dùng Doanh số thu nợ tiêu dùng Dư nợ cho vay tiêu dùng Dư nợ bình quân Nợ quá hạn tiêu dùng Dư nợ/Tổng nguồn vốn Dư nợ/ Vốn huy động Hệ số thu nợ Tỷ lệ quá hạn Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % % % % 6 tháng đầu năm 2012 2013 307.659 431.237 870.801 782.604 213.423 256.500 127.173 153.513 503.056 606.043 427.612 554.550 1.518 1.808 57,77 77,44 163,51 140,54 59,59 59,85 0,30 0,30 (Nguồn: Tổng hợp số liệu đã phân tích) - Dư nợ/Tổng nguồn vốn: cũng tăng lên vào những tháng đầu năm, 6 tháng 2012 hệ số này là 57,77% thì 2013 tăng lên 77,44%. Với số liệu này cho thấy Ngân hàng đang càng ngày càng chú trọng đến hoạt động cho vay tiêu dùng, với 100 đồng vốn thì Ngân hàng đã dùng tới 77,44 đồng để cho vay, cho thấy nhu cầu vay tiêu dùng càng ngày càng cao, nắm bắt được xu thế đó nên Ngân hàng cũng đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng. - Dư nợ/ Vốn huy động: có sự giảm sút vào những tháng đầu năm, nếu 6 tháng đầu năm 2012 chỉ số này là 163,51% thì sang 2013 giảm còn 140,54%, tuy nhiên thì chỉ số này luôn ở mức cao. Nếu 6 tháng đầu 2012 huy động được 100 đồng vốn thì phải cho vay đến 163,51 đồng, còn 2013 thì 100 đồng vốn huy động thì cho vay dùn 140,54 đồng, tuy nhiên sự giảm sút này không phải là cho vay giảm đi mà là do tốc độ tăng của dư nợ thấp hơn tốc độ tăng của vốn huy động, cho thấy rằng 2013 huy động vốn đã đạt hiệu quả, mặc dù chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu cho vay tiêu dùng nhưng cũng không lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển. - Hệ số thu nợ: những tháng đầu năm của 2013 thì hệ số này có tăng lên nhưng không đáng kể, năm 2012 hệ số này là 59,59% thì sang 2013 tăng lên 59,85%, có kết quả này là do tốc độ tăng của thu nợ cao hơn tốc độ tăng của cho vay. Tuy nhiên hệ số này vẫn còn thấp, thu nợ chưa có được kết quả tốt nhất, vì vậy vào những tháng cuối năm Ngân hàng cần làm tốt hơn công tác thu nợ, đẩy mạnh việc đôn đốc khách hàng trả nợ để nâng cao hệ số thu nợ của Ngân hàng. - Tỷ lệ nợ quá hạn: không có sự thay đổi đáng kể, vào những tháng đầu năm của 2 năm thì tỷ lệ nợ quá hạn giữ vững ở con số 0,30%, cho thấy tốc độ 58 tăng nợ quá hạn tương đương tốc độ tăng của dư nợ, tuy nhiên con số này của cả năm 2012 là 0,24%, cho thấy nếu tính cả năm thì nợ quá hạn đã giảm xuống so với tổng dư nợ. Mặc dù tỷ lệ này không quá cao nhưng Ngân hàng cần giữ mức tỷ lệ này hoặc tìm cách giảm xuống, không nên để tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn của Ngân hàng. 59 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 5.1.1. Tồn tại - Doanh số cho vay tiêu dùng còn thấp, trong khi nhu cầu vay tiêu dùng của người dân còn cao, điều này làm ảnh hưởng đến thị phần cũng như doanh thu của Chi nhánh. - Huy động vốn chưa thật sự phát huy hết tác dụng, chưa đáp ứng hết được nhu cầu vay vốn của khách hàng, còn phải sử dụng nhiều vào vốn điều chuyển trong khi vốn này phải trả lãi cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. - Nợ quá hạn tiêu dùng mặc dù thấp nhưng lại có xu hướng tăng qua các năm, điều này ảnh hưởng đến hoạt động cũng như chất lượng tín dụng của Ngân hàng - Sau khi nguồn vốn giải ngân thì công tác xem xét, theo dõi việc khách hàng có sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích hay không là giai đoạn quan trọng, có một thực tế đang tồn tại ở Ngân hàng là lượng khách hàng quá đông trong khi nhân viên Ngân hàng lại ít, vì thế công tác theo dõi không được làm chặt chẽ. - Cho vay tín chấp mặc dù chiếm tỷ trọng cao nhưng vì vay không có tài sản đảm bảo nên điều kiện vay còn quá phức tạp, trong khi người vay tiêu dùng thường là nhu cầu cấp bách, khi quy trình vay còn nhiều thủ tục vì thế Ngân hàng đã làm hạn chế đi một lượng khách hàng cần vốn gấp. - Vòng quay vốn tín dụng còn thấp, cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng quay chậm, lợi nhuận thu trong dài hạn, mặc dù lợi nhuận cao nhưng chứa đựng nhiều rủi ro. - Hệ số thu nợ còn rất thấp, cho thấy đồng vốn Ngân hàng cho vay so với thu hồi nợ chưa đạt hiệu quả. 5.1.2. Nguyên nhân - Doanh số cho vay tiêu dùng còn thấp là do Ngân hàng chưa khai thác, tìm hiểu hết được nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng, chưa có những chính sách thích hợp cho từng nhóm đối tượng khách hàng có thu nhập khác nhau. - Ngân hàng chưa khai thác triệt để nguồn vốn tại chỗ, chưa có chính sách thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ nền kinh tế, trong khi nhu cầu vay vốn của khách hàng lại cao, vì thế phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển phải trả lãi suất cao. - Bộ phận xử lý nợ không còn chịu sự quản lý của Chi nhánh mà thuộc sự quản lý của Hội sở, trong quá trình chuyển giao công việc đã gây gián đoạn việc xử lý nợ của Ngân hàng, Hội sở cần một thời gian để tìm hiểu khách hàng để đưa ra hướng xử lý thích hợp cũng phần nào gây khó khăn công tác xử lý. - Vì lí do nhân sự nên số lượng cán bộ tín dụng so với số khách hàng còn chênh lệch rất nhiều, một cán bộ tín dụng có thể phải quản lý quá nhiều khách 60 hàng dẫn đến việc quản lý không chặt chẽ, có thể bỏ sót hoạt động của khách hàng dẫn đến việc khi xử lý nợ sẽ khó khăn vì không biết được nguyên nhân của việc nợ quá hạn nằm ở đâu. - Đối với trường hợp cho vay tín chấp thì ngoài những điều kiện cơ bản còn có điều kiện như: Đơn vị có hồ sơ vay từ 3 cá nhân, phải có hợp đồng liên kết giữa DongA Bank - Doanh nghiệp. Đây là điều kiện hơi khó khăn cho người muốn vay vốn vì tâm lý chung của người dân là khi có khó khăn họ ít để nhiều người biết, vì vậy trường hợp cần có ít nhất 3 cá nhân vay vốn sẽ tạo tâm lý e ngại cho người có nhu cầu vì họ không biết ai có nhu cầu vay giống họ để có đủ số lượng yêu cầu. Ngoài ra thì việc giới hạn nhu cầu vay vốn phải là nhân viên doanh nghiệp mà có hợp đồng liên kết với DAB thì vô tình đã làm mất đi một lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn tiêu dùng nhưng doanh nghiệp không có hợp tác với Ngân hàng, làm cho dịch vụ vay tiêu dùng không được mở rộng. - Vòng vay vốn thấp cho thấy Ngân hàng đang tập trung cho vay trungdài hạn để thu về lợi nhuận cao nhưng kèm theo đó rủi ro cũng không kém. Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng còn thấp vì mang về cho Ngân hàng lợi nhuận thấp hơn cho vay trung-dài hạn, tuy nhiên cho vay ngắn hạn sẽ giúp Ngân hàng thu về đồng vốn nhanh hơn, hạn chế rủi ro do những tác động của nền kinh tế. - Hệ số thu nợ thấp nguyên nhân một phần là do Ngân hàng tập trung cho vay trung-dài hạn nên kéo dài thời gian thu nợ, mặt khác đối với các khoản nợ ngắn hạn thì dư nợ cũng còn cao do nhân viên tín dụng chưa làm tốt công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ. 5.2. GIẢI PHÁP - Thành lập một bộ phận Marketing chuyên khai thác nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng, giới thiệu những dịch vụ phù hợp với nhu cầu và đồng thời nghiên cứu đề ra những dịch vụ mới nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu của khách hàng mà hiện tại dịch vụ của Ngân hàng chưa có, góp phần quảng bá hình ảnh của Ngân hàng, đồng thời nâng cao doanh số cho vay tiêu dùng. - Thành lập bộ phận xử lý nợ ngay tại Chi nhánh Cần Thơ để có thể theo dõi và xử lý nợ kịp thời vì khách hàng chủ yếu là dân cư xung quanh địa bàn của Ngân hàng, nếu vẫn để cho Hội sở xử lý nợ thì mất nhiều thời gian để tìm hiểu, xử lý nợ, sẽ làm cho các khoản nợ bị gián đoạn. - Về điều kiện vay trả góp thì không cần phải đưa ra điều kiện là phải có từ 3 hồ sơ vay vốn , mà chỉ cần bất kỳ một cá nhân nào muốn vay vốn thì cần có xác nhận của Lãnh đạo doanh nghiệp là đủ, vì nhu cầu vây vốn tiêu dùng là cấp thiết mà phải đợi chờ đủ số lượng thì có khi người muốn vay không thể chờ được và họ sẽ chuyển sang vay Ngân hàng khác, khi đó DAB sẽ mất không chỉ doanh thu mà còn là uy tín, lòng tin đối với khách hàng. - Đối với cho vay thế chấp thì phải hạn chế thấp nhất trường hợp xử lý tài sản để thanh toán nợ vì thủ tục rất phức tạp, mất nhiều thời gian. Vì thế nhân viên Ngân hàng cần phải tự nâng cao trình độ, nghiệp vụ trong công tác 61 thẩm định khách hàng, quy trình thẩm định khách hàng cần phải được thực hiện chặt chẽ, chính xác và sau khi giải ngân vốn vay phải kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích vay vốn trong hợp đồng hay không, nếu làm tốt mọi quy trình thì sẽ hạn chế tối đa các khoản nợ quá hạn, nguồn vốn sẽ được lưu thông hiệu quả, mang về lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng. - Ngân hàng nên cân đối lại tỷ trọng giữa cho vay ngắn hạn và trung-dài hạn, bên cạnh việc cho vay trung-dài hạn để đem về lợi nhuận cao thì Ngân hàng cần tăng cường cho vay ngắn hạn, mặc dù lợi nhuận thấp hơn nhưng ít rủi ro hơn, đồng vốn của Ngân hàng được đảm bảo hơn. Đặc biệt là với tình hình kinh tế biến động khó kiểm soát thì việc cho vay trung-dài hạn sẽ càng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, vì thế khi mà không thể phán đoán trước được sự biến động của nền kinh tế thì Ngân hàng cần cân đối lại tỷ trọng cho vay hợp lý, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể phát sinh. - Tăng cường các biện pháp huy động vốn tại chỗ để phục vụ nhu cầu vay vốn của khách hàng, có thể dùng các biện pháp ưu đãi cho những khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng như: gửi tiền với số lượng từ 100 triệu đồng sẽ được một phần quà hay một phiếu mua sắm tại siêu thị, mở các chương trình rút thăm trúng thưởng cho khách hàng... Khi có những chính sách ưu đãi hợp lý thì khách hàng sẽ biết đến Ngân hàng nhiều hơn, và khi có vốn nhàn rỗi thì họ sẽ nghĩ ngay đến Ngân hàng như là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất. - Để hệ số thu nợ tăng lên thì bên cạnh việc cân đối giữa cho vay ngắn hạn và trung-dài hạn thì nhân viên tín dụng cần làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra vốn khi giải ngân, để khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích thì lập tức nhắc nhở khách hàng, đồng thời cũng đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Ngân hàng có thể dùng biện pháp tuyên dương, khen thưởng những nhân viên làm tốt công tác thu hồi nợ, tạo tâm lý làm việc hăng say cho nhân viên Ngân hàng. 62 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Giai đoạn vừa qua thật sự là một thời gian khó khăn đối với ngành Ngân hàng nói chung và Đông Á nói riêng, nền kinh tế không ổn định đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của Ngân hàng cũng như hoạt động của khách hàng vay tiền. Hiện nay, vấn đề làm thế nào để khai thác hiệu quả tối đa của nguồn vốn huy động là vấn đề quan tâm không chỉ riêng bất cứ Ngân hàng nào mà là vấn đề đáng lo ngại của cả hệ thống Ngân hàng Thương mại và của nền kinh tế. Là một trung gian tài chính, Đông Á cũng muốn thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn. Mặc dù qua 3 năm huy động vốn đều tăng lên, tuy nhiên tỷ trọng của vốn huy động trong tổng nguồn vốn còn thấp, Ngân hàng còn phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở về với tỷ lệ còn cao, vốn huy động chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Về doanh số cho vay tiêu dùng thì có sự tăng giảm, tuy nhiên tốc độ tăng khá cao, còn giảm lại không đáng kể. Điều này cho thấy Ngân hàng đã chủ động trong việc giải ngân nguồn vốn, hạn chế được tình trạng vốn ứ đọng làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng, đồng thời cũng đã đáp ứng nhu cầu vay vốn tiêu dùng của khách hàng, giúp người dân đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, góp phần ổn định kinh tế, tập trung vào công việc để sớm trả nợ Ngân hàng. Với những biến động kéo dài của nền kinh tế giai đoạn 2010-2012, việc làm ăn khó khăn, thu nhập bất ổn…, nhưng doanh số thu nợ luôn tăng qua các năm, cho thấy Ngân hàng đã làm tốt công tác thẩm định khách hàng, đồng thời cũng khá quan tâm đến việc đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, đảm bảo nguồn vốn của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn luôn là vấn đề đáng quan tâm của Ngân hàng, nó thể hiện chất lượng các khoản vay. Qua các năm thì nợ quá hạn mặc dù có tăng nhưng chiếm tỷ trọng rất thấp, hầu như không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Ngân hàng, tuy nhiên thì để đảm bảo rằng hoạt động tín dụng thật sự tốt thì Ngân hàng cần phải giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức thấp nhất có thể. Với những ưu điểm và hạn chế đang tồn tại trong hoạt động của Ngân hàng thì đòi hỏi phải có những chính sách hợp lý để cải thiện những vấn đề chưa đạt hiệu quả, và cần phải có sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, nhân viên Ngân hàng. Với những phân tích số liệu cùng với đề xuất đã đưa ra, tôi mong sẽ góp một phần nhỏ nhằm hoàn thiện hơn hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng, góp phần thực hiện những chính sách mà Đông Á đề ra trong thời gian sắp tới, nhằm đưa Ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, xứng tầm là một trong những Ngân hàng thương mại lớn hàng đầu Việt Nam, góp phần phát triển nền kinh tế nước ta. 63 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đông Á - Đưa ra các giải pháp để tăng cường cho vay tiêu dùng trong cả hệ thống nói chung và của Ngân hàng Đông Á- chi nhánh Cần Thơ nói riêng, những giải pháp này cũng như điều kiện để được vay vốn phải tùy thuộc vào tình hình kinh tế, thu nhập thực tế của người dân ở từng địa phương chứ không nên gom nhiều địa phương thành một nhóm. Vì có thể những địa phương có điều kiện kinh tế gần nhau nhưng nhu cầu vay tiêu dùng ở mỗi nơi là khác nhau, thu nhập cũng khác nhau, vì thế đưa ra chiến lược cụ thể sẽ giúp Chi nhánh dễ dàng hơn trong việc triển khai các hoạt động của chi nhánh. - Mở các lớp nghiệp vụ để tăng cường khả năng chuyên môn của nhân viên toàn hệ thống, đặc biệt là khâu thẩm định khách hàng. Cuối năm thì tiến hành họp để tuyên dương những nhân viên ưu tú, tạo tâm lý tích cực trong công việc cho toàn thể nhân viên. - Cần thành lập bộ phận xử lý nợ ngay tại Chi nhánh chứ không nên tập trung tại Hội sở chính, vì những khách hàng vay vốn tại Chi nhánh chủ yếu là tập trung xung quanh địa bàn của Chi nhánh, vì thế Chi nhánh sẽ dễ dàng hơn trong việc thẩm định, kiểm tra khách hàng từ giai đoạn chưa giải ngân nguồn vốn đến khi vốn được khách hàng đưa vào sử dụng, khi Chi nhánh am hiểu được khách hàng sẽ hướng xử lý nợ thích hợp hơn. Còn nếu tập trung bộ phận xử lý nợ tại Hội sở lại tạo ra sự quá tải cho Hội sở, mặc khác thì do không am hiểu địa bàn của khách hàng nên có khi Hội sở lại có cách xử lý nợ không phù hợp, tạo nên sự mất lòng tin của khách hàng đang có nợ xử lý và cả những khách hàng đang vay vốn tại Chi nhánh. 6.2.2. Kiến nghị với Cơ quan Nhà nước - Đối với cho vay thế chấp thì mặt thuận lợi là Ngân hàng đảm bảo sẽ thu hồi được nguồn vốn cho vay, nhưng bất lợi là quá trình xử lý tài sản còn mất nhiều thời gian do thủ tục còn rườm rà. Vì vậy, cơ quan luật pháp cần đơn giản hóa thủ tục pháp lý xử lý tài sản, để đảm bảo rằng Ngân hàng có thể thu hồi vốn một cách nhanh nhất để tiến hành sử dụng nguồn vốn đó vào hoạt động tín dụng. - Đối với các cơ quan địa phương thì khi nhận được yêu cầu cần giúp đỡ của Chi nhánh thì cơ quan hành chính, phối hợp doanh nghiệp hay cơ quan Nhà nước nơi mà khách hàng có các khoản nợ quá hạn sẽ tiến hành xem xét, xử lý các khoản nợ quá hạn sao cho đảm bảo lợi ích của Ngân hàng nhưng cũng căn cứ vào khả năng thực tế của khách hàng. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Phạm Thanh Nam, 2006. Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế. Đại học Cần thơ. 2. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 3. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 4. Luật các tổ chức tín dụng 2010 – NXB chính trị quốc gia. 5. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng 6. Báo cáo thường niên Ngân hàng Đông Á năm 2010, 2011, 2012. 7. Trang web: http://www.dongabank.com.vn/ 65 [...]... Đông Á chi nhánh Cần Thơ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á chi nhánh Cần Thơ chính thức thành lập vào ngày 16/05/1996, là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Đông Á, chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh Cần Thơ và Hội sở chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á 10 Trụ sở giao dịch DAB đặt tại số 67 Phan Đình Phùng, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ Nơi đây có một vị trí khá thuận... biện pháp khắc phục phù hợp - Để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng, người viết sử dụng các chỉ số để đánh giá thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng 8 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG 3.1.1 Ngân hàng Đông Á Việt Nam Ngân hàng TMCP Đông Á gọi tắt là DongA Bank, được thành lập và đi vào hoạt động... việc vay không cần tài sản đảm bảo… vì thế đây là hình thức cho vay khá mạo hiểm Là một trong những Ngân hàng luôn giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực Ngân hàng, Đông Á cũng đang có những thuận lợi và khó khăn nhất định Vì những lí do trên nên em chọn đề tài Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á- chi nhánh Cần Thơ để tìm hiểu rõ hơn về hoạt động cho vay tiêu dùng. .. của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á giai đoạn 2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2013, từ đó đề ra những giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng, vừa góp phần hỗ trợ về mặt tài chính cho khách hàng, vừa tăng doanh thu cho chính Ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á - Đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay. .. của Ngân hàng, về thực trạng cho vay tiêu dùng, những thuận lợi và khó 1 khăn hiện tại của Ngân hàng, thông qua đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, vừa giúp khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng chi tiêu hiện tại, vừa nâng cao nguồn doanh thu của Ngân hàng 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài đi sâu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng. .. nợ quá hạn, chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy chất lượng tín dụng càng cao Nợ quá hạn Tỷ lệ quá hạn (%) = x 100% Tổng dư nợ 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được thu thập từ phòng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đông Á- Chi nhánh Cần Thơ 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Để tìm hiểu về tình hình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng, người viết sử dụng phương pháp thống... thuận + Cho vay tiêu dùng trả một lần: là hình thức vay mà người vay trả gốc và lãi một lần khi đáo hạn hợp đồng, thông thường đây là những khoản vay nhỏ, thời gian vay ngắn và chi tiêu cho những nhu cầu cấp thiết - Căn cứ vào nguồn gốc trả nợ + Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là hình thức mà ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người vay và người vay hoàn trả trực tiếp cho ngân hàng + Cho vay tiêu dùng gián tiếp:... Dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo 6 tháng đầu năm 2012-2013 54 Bảng 4.22: Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo 6 tháng đầu năm 2012-2013 54 Bảng 4.23: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng từ 2010-2012 56 Bảng 4.24: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2012-2013 58 ix DANH SÁCH HÌNH Hình. .. ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á- CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN Bất kỳ một Ngân hàng nào trước khi hình thành cần phải có một nguồn vốn nhất định, đó là vốn điều lệ Tuy nhiên, Ngân hàng không thể dùng nguồn vốn đó để thực hiện các nghiệp vụ trong quá trình hoạt động của mình, mà nguồn vốn đó như là một bằng chứng về thế mạnh của Ngân hàng Để có thể hoạt động Ngân hàng. .. thu nhập, uy tín của khách hàng đối với ngân hàng 2.1.4 Tác động của cho vay tiêu dùng - Đối với Ngân hàng + Tác động tích cực: Với hình thức cho vay này sẽ giúp ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, tăng lợi nhuận cho ngân hàng; đồng thời hợp đồng cho vay tiêu dùng về mặt giá trị thì nhỏ nhưng số lượng hợp đồng lớn sẽ giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng khi có môt khách hàng nào đó không trả

Ngày đăng: 04/10/2015, 12:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w