Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 61 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
61
Dung lượng
534,15 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HỒ BẢO DUY
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÌNH HÌNH TÍN
DỤNG DÀNH CHO HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG
GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI HUYỆN GIỒNG RIỀNG
TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
Tháng 8-Năm 2013
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HỒ BẢO DUY
MSSV: 4104504
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÌNH HÌNH TÍN
DỤNG DÀNH CHO HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG
GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI HUYỆN GIỒNG RIỀNG
TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TH.S ĐOÀN THỊ CẨM VÂN
Tháng 8-Năm 2013
ii
LỜI CẢM TẠ
Luận văn tốt nghiệp là cột mốc cuối cùng mà một sinh viên phải vượt
qua để khẳng định kết quả những tháng ngày học tập và rèn luyện ở giảng
đường Đại học. Qua đó đánh dấu sự trưởng thành trong tri thức và suy nghĩ
của người sinh viên để có thể bước ra xã hội, đóng góp những gì mình đã học
được cho sự phát triển đất nước.
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, em đã được rất nhiều sự
giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ và động viên từ gia đình, từ quý thầy cô cùng các
bạn. Nhờ đó mà em đã hoàn thành được luận văn như mong muốn, nay xin
cho phép em được gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến:
Cha, mẹ là người đã dạy dỗ và nuôi em khôn lớn, tạo mọi điều kiện tốt
nhất có thể cho em vững bước trên con đường Đại học, là người luôn bên
cạnh, chia sẽ và động viên mỗi lúc em gặp những khó khăn, vấp ngã.
Các thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ
đã truyền đạt những kiến thức quý báu để em có thể vận dụng trong công việc
và cuộc sống sau này.
Cô ThS Đoàn Thị Cẩm Vân, người trực tiếp hướng dẫn đề tài cho em.
Trong quá trình làm luận văn, Cô đã tận tình giải đáp mọi thắc mắc, gợi ý cho
em hướng đi và cách giải quyết tốt nhất các vấn đề nảy sinh trong quá trình
làm luận văn, để từ đó em có thể hoàn thành đúng định hướng ban đầu.
Các Cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho em những đóng góp quý
báu để luận văn thêm hoàn chỉnh.
Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh, chị trong
phòng Tín dụng Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên
Giang đã nhiệt tình chỉ bảo em trong thời gian thực tập vừa qua.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm .....
Người thực hiện
iii
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện
iv
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Kiên Giang, ngày.....tháng....năm.....
Người nhận xét
v
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................... 1
1.1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 3
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ......................................................................... 3
2.1.1 Khái niệm hộ nghèo và tiêu chuẩn hộ nghèo ......................................... 3
2.1.2 Khái niệm cho vay hộ nghèo ................................................................ 3
2.1.3 Chức năng, vai trò, quy trình thủ tục cho vay hộ nghèo ........................ 3
2.1.4 Các vấn đề chung đối với cho vay hộ nghèo ......................................... 5
2.1.5 Một số chỉ tiệu đánh giá hoạt động tín dụng ......................................... 7
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 9
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 9
CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 11
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT
NAM ………………………………………………………………………11
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 11
3.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIỒNG RIỀNG ...........................................12
3.2.1 Tình hình kinh tế xã hội .......................................................................12
3.2.2 Tình hình đói nghèo .............................................................................12
3.2.3 Phương hướng phát triển .....................................................................13
3.3 GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG GIAO DỊCH GIỒNG RIỀNG .......................13
3.3.1 Thành lập và phát triển ........................................................................13
3.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí.............................................................14
3.3.3 Kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Giồng
Riềng qua 3 năm (2010 – 2012)....................................................................16
CHƯƠNG 4 .................................................................................................18
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG18
4.1.1 Phân tích tình hình cho vay theo thời hạn ............................................18
4.1.2 Phân tích tình hình cho vay theo tổ chức Hội ủy thác...........................22
vi
4.1.2.1 Tỷ trọng hoạt động tín dụng của các tổ chức Hội..............................22
4.1.2.2 Tình hình cho vay theo tổ chức Hội ủy thác ......................................23
4.2.1 Đánh giá tổng thể ................................................................................31
4.2.2 Theo thời hạn…………………………………………………………..33
4.2.3 Đánh giá sơ lược về vai trò của hoạt động tín dụng dành cho hộ nghèo
của Ngân hàng CSXH huyện Giồng Riềng ...................................................35
CHƯƠNG 5 .................................................................................................38
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DÀNH
CHO HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI VIỆT NAM – HUYỆN GIỒNG RIỀNG ........................................38
5.1 ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY DÀNH
CHO HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN GIỒNG RIỀNG.......................38
5.1.1 Ưu điểm ..............................................................................................38
5.1.2 Nhược điểm .........................................................................................38
5.1.2.1 Hoạt động tín dụng theo thời hạn .....................................................38
5.1.2.2 Hoạt động tín dụng theo tổ chức Hội ủy thác ....................................38
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ
NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN GIỒNG RIỀNG. .....................................39
5.2.1 Vấn đề nợ quá hạn ...............................................................................39
5.2.1.1 Tập trung vào công tác thu hồi nợ quá hạn .......................................39
5.2.1.2 Siết chặt hoạt động cho vay ..............................................................39
5.2.1.3 Nâng cao công tác ủy thác của các Hội ............................................39
5.2.2 Vấn đề mất cân đối kì hạn tín dụng ......................................................39
5.2.3 Công tác thu hồi nợ vay không đạt hiệu quả ........................................40
5.2.3.1 Liên kết với Chính quyền địa phương chặt chẽ để kiểm soát việc sử
dụng vốn ......................................................................................................40
5.2.3.2 Kết hợp với Trung tâm Khuyến Nông, Khuyến Ngư huyện ................40
CHƯƠNG 6 .................................................................................................41
KẾT LUẬN..................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................51
vii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình đói nghèo huyện Giồng Riềng qua ba năm 2010, 2011 và
2012 .............................................................................................................12
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH Giồng Riềng từ năm
2010 – 2012 .................................................................................................16
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH huyện Giồng Riềng
sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 ....................................16
Bảng 4.1: Tình hình cho vay hộ nghèo ngắn hạn từ năm 2010 đến 2012.......18
Bảng 4.2: Tình hình cho vay hộ nghèo ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 .....................................................................................19
Bảng 4.3: Tình hình cho vay hộ nghèo trung và dài hạn từ năm 2010 đến 2012
.....................................................................................................................20
Bảng 4.4: Tình hình cho vay hộ nghèo trung và dài hạn 6 tháng đầu năm 2012
và 6 tháng đầu năm 2013 ..............................................................................22
Bảng 4.5: Tỷ trọng hoạt động cho vay của các Hội qua ba năm ....................23
Bảng 4.6: Tình hình cho vay hộ nghèo do Hội Nông dân nhận ủy thác từ năm
2010 đến 2012 ..............................................................................................24
Bảng 4.7: Tình hình cho vay hộ nghèo Hội Nông dân nhận ủy thác sáu tháng
đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 ....................................................25
Bảng 4.8: Tình hình cho vay hộ nghèo do Hội Phụ nữ nhận ủy thác từ năm
2010 đến 2012 ..............................................................................................26
Bảng 4.9: Tình hình cho vay hộ nghèo do Hội Phụ nữ nhận ủy thác và sáu
tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 ..........................................27
Bảng 4.10: Tình hình cho vay hộ nghèo do Hội Cựu Chiến binh nhận ủy thác
từ năm 2010 đến 2012 ..................................................................................28
Bảng 4.11: Tình hình cho vay hộ nghèo do Hội Cựu Chiến binh nhận ủy thác
sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu nằm 2013 ....................................29
Bảng 4.12: Tình hình cho vay hộ nghèo do Đoàn Thanh niên nhận ủy thác từ
năm 2010 đến 2012 ......................................................................................29
Bảng 4.13: Tình hình cho vay hộ nghèo do Đoàn Thanh niên nhận ủy thác sáu
tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 ..........................................30
Bảng 4.14: Các chỉ tiêu tài chính tổng thể từ năm 2010 đến 2012 .................31
Bảng 4.15: Các chỉ tiêu tài chính tổng thể sáu tháng đầu năm 2012 và sáu
tháng đầu năm 2013 .....................................................................................32
Bảng 4.16: Các chỉ tiêu tài chính theo thời hạn từ năm 2010 - 2012 .............33
Bảng 4.17: Các chỉ tiêu tài chính theo thời hạn sáu tháng đầu năm 2012 và sáu
tháng đầu năm 2013 .....................................................................................33
viii
Bảng 4.18: Các chỉ tiêu tài chính theo tổ chức Hội nhận ủy thác từ 2010 –
2012 .............................................................................................................34
Bảng 4.19: Các chỉ tiêu tài chính theo tổ chức Hội nhận ủy thác sáu tháng dầu
năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 ..........................................................34
Bảng 4.20: Vai trò của hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH Giồng
Riềng qua ba năm 2010, 2011, 2012 .............................................................35
Bảng 4.21: Vai trò của hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH Giồng
Riềng sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 ..........................36
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Quy trình giải ngân vốn đến hộ nghèo ............................................ 5
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức Phòng Giao dịch NHCSXH Giồng Riềng ...............15
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHCSXH
: Ngân hàng Chính sách Xã hội
PGD
: Phòng Giao dịch
CVHN
: Cho vay hộ nghèo
TK&VV
: Tiết kiệm và vay vốn
UBND
: Ủy Ban Nhân Dân
HĐQT
: Hội Đồng Quản Trị
QĐ-NHNN
: Quyết định – Ngân hàng Nhà nước
NHNo&PTNT
: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NHNN
: Ngân hàng Nhà nước
XĐGN
: Xóa đói giảm nghèo
HSSV
: Học sinh sinh viên
NS & VSMT
: Nước sạch và vệ sinh môi trường
SXKD
: Sản xuất kinh doanh
x
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.1 Lý do chọn đề tài
Là một huyện vùng sâu của tỉnh Kiên Giang, Giồng Riềng được xem là một
huyện nghèo. Do hình thức canh tác nông nghiệp lạc hậu, không mấy hiệu quả
cùng với sự biến đổi thị trường không ngừng theo hướng bất lợi cho người dân
nên đã làm cho một bộ phận người dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó.
Nhưng trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm sát sao của các cấp Chính
quyền địa phương, nên tình trạng nghèo đói của huyện cũng có bước thay đổi
theo hướng tích cực.
Là một huyện nghèo nên công tác xóa đói giảm nghèo là vấn đề cấp thiết
hơn bao giờ hết. Bên cạnh những chương trình lớn do Chính phủ chỉ đạo trực
tiếp như Chương trình Phát triển kinh tế xã hội các Xã đặc biệt khó khăn vùng
dân tộc thiểu số và miền núi – gọi tắc là Chương trình 135; thì ở địa phương
cũng có những chương trình xuất phát theo hoàn cảnh thực tế ở địa phương như:
giúp nhau vượt nghèo, ống heo tiết kiệm, ống heo tình thương, nắm gạo tình
thương. Mặc dù những chương trình đó đã mang lại hiệu quả tích cực nhưng vẫn
còn đó những hộ nghèo, thiếu vốn và không có đất sản xuất, cần sự hỗ trợ tích
cực và rộng rãi hơn từ Chính phủ cũng như từ sự giúp đỡ bằng vật chất từ địa
phương, từ các tổ chức tài chính.
Là một tổ chức tài chính không vì mục đích lợi nhuận, Ngân hàng Chính
sách Xã hội là một kênh của Chính phủ để hỗ trợ người dân nghèo trực tiếp qua
hoạt động cung cấp vốn vay tín dụng ưu đãi, ra đời để đáp ứng nhu cầu vay vốn
sản xuất của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phòng Giao dịch
Giồng Riềng là một đại diện của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam
(NHCSXHVN) ở huyện Giồng Riềng; đã và đang cho vay rộng khắp 18 xã và 1
thị trấn trên địa bàn. Hoạt động cho vay của Ngân hàng nhằm mục đích hỗ trợ
vốn để người nghèo có điều kiện làm ăn, nâng cao chất lượng cuộc sống, không
phải là gánh nặng cho toàn xã hội góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo
của địa phương.
Ngoài những hộ biết chí thú làm ăn, mong thay đổi cuộc sống của mình
vươn lên khá giả thì còn đó những cá nhân lười biếng ỷ lại vào sự hỗ trợ đó, sử
dụng tiền vay không đúng mục đích cam kết với Ngân hàng, chây ỳ trong việc
thanh toán lãi và gốc đúng hạn, những khoản tiền đó không mang lại hiệu quả
kinh tế, người vay không có khả năng trả nợ Ngân hàng, nghèo lại càng nghèo
hơn. Vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao chất lượng các khoản cho vay hỗ trợ
người nghèo, làm sao để người nghèo thoát nghèo từ chính sự hỗ trợ vốn tín
dụng ưu đãi của Ngân hàng? Vì vậy, em quyết định chọn đề tài "Phân tích tình
hình tín dụng dành cho hộ nghèo tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính
sách xã hội huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang" làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn tốt nghiệp.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài “Phân tình hình tín dụng dành cho hộ nghèo tại Phòng giao dịch
Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang” nhằm phân
tích thực trạng cho vay hộ nghèo của Ngân hàng qua ba năm từ 2010 – 2012 và
6 tháng đầu năm 2013. Từ đó rút ra ưu và nhược điểm của hoạt động cho vay hộ
nghèo trong thời gian qua cũng như đưa ra một số giải pháp giúp nâng cao chất
lượng tín dụng dành cho hộ nghèo trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình tín dụng dành cho hộ nghèo của Phòng giao dịch
Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Giồng Riềng qua ba năm từ 2010 – 2012
và 6 tháng đầu năm 2013.
- Đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng thông qua một số chỉ tiêu tài
chính.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng dành cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Giồng Riềng của Phòng
giao dịch Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Giồng Riềng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nội dung đề tài tập trung phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng cho vay hộ
nghèo của Phòng giao dịch (PGD) NHCSXH huyện Giồng Riềng trên địa bàn
huyện trong thời gian từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, từ đó đề ra
những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng dành cho hộ nghèo trong thời
gian tới.
Đề tài phân tích tình hình doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ
quá hạn, Doanh số cho vay hộ nghèo/Tổng doanh số cho vay, Dư nợ/Tổng
nguồn vốn, vòng quay vốn tín dụng, hệ số nợ xấu của PGD NHCSXH huyện
Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
Các số liệu dùng để phân tích được lấy từ các báo cáo Cân đối nguồn vốn,
các Quyết toán cuối năm và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Phòng
giao dịch Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Giồng Riềng.
2
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm hộ nghèo và tiêu chuẩn hộ nghèo
Hộ gia đình nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người theo tiêu
chí quy định của Chính phủ công bố từng thời kì.
Tiêu chuẩn nghèo được Chính phủ công bố căn cứ vào quy mô tốc độ tăng
trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính từng giai đoạn và mức sống thực tế của người
dân ở từng giai đoạn và từng vùng. Chuẩn nghèo đói được đưa ra nhằm lập danh
sách hộ nghèo từ cấp thôn, xã và danh sách xã nghèo từ cấp huyện trở lên để
hưởng sự trợ giúp của Chính phủ từ Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói
giảm nghèo và các chính sách hỗ trợ khác.
Chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định 170/2005/QĐ-TTg
ban hành ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho
giai đoạn 2006-2010, Thủ tướng Chính phủ quyết định:
- Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
- Khu vực thành thị: từ 260.000 đồng/người/tháng
đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
(3.120.000
Chuẩn nghèo cho giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 09/2011/QĐTTg ban hành ngày 14 tháng 2 năm 2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo áp
dụng cho giai đoạn 2011-2015, Thủ tướng quyết định:
- Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
- Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
2.1.2 Khái niệm cho vay hộ nghèo
Cho vay đối với hộ nghèo là quan hệ chuyển quyền sử dụng vốn từ người
sở hữu (Ngân hàng) sang người sử dụng (hộ nghèo) trong một thời gian nhất
định với một khoản chi phí nhất định. Mối quan hệ được xem là quan hệ cho vay
khi có đủ ba nội dung:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu vốn sang người
sử dụng vốn.
- Sự chuyển nhượng quyền sử dụng này có thời hạn.
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
2.1.3 Chức năng, vai trò, quy trình thủ tục cho vay hộ nghèo
2.1.3.1 Chức năng
Cho vay hộ nghèo có hai chức năng chủ yếu là phân phối lại vốn và thúc
đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Nhờ có hình thức cho vay đối với hộ nghèo,
3
việc điều hòa phân phối lại nguồn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn một
cách dễ dàng. Như vậy, cho vay đối với hộ nghèo có chức năng phân phối lại
nguồn vốn qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển góp phần
xóa đói giảm nghèo.
2.1.3.2 Vai trò
- Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói.
- Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, nên hiệu quả
kinh tế được nâng cao.
- Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới.
- Tăng cường hiệu lực cấp Ủy, Chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm
vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương.
2.1.3.3 Quy trình thủ tục cho vay hộ nghèo
a) Đối với hộ nghèo
- Tự nguyện gia nhập Tổ TK&VV.
- Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu 01/CVHN) gửi Tổ TK&VV.
- Khi giao dịch với Ngân hàng, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được
ủy quyền phải có chứng minh nhân dân, nếu không có chứng minh nhân dân
phải có ảnh dán trên sổ tiết kiệm và vay vốn để nhận tiền vay.
b) Đối với tổ TK&VV
- Nhận giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo.
- Tổ chức họp tổ để bình xét những hộ có đủ điều kiện để vay vốn, lập
thành danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn của hộ
nghèo trình Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; được Ủy ban nhân dân xác
nhận thuộc diện nghèo; cư trú hợp pháp tại địa phương và được Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn phê duyệt danh sách hộ nghèo để gửi Ngân hàng.
- Thông báo kết quả phê duyệt danh sách cho các hộ nghèo được vay, lịch
giải ngân và địa điểm giải ngân với từng hộ nghèo.
- Cùng Ngân hàng giải ngân trực tiếp với từng hộ vay vốn.
c) Đối với Ngân hàng
- Cán bộ tín dụng tập hợp giấy để nghị vay vốn và danh sách theo mẫu số
03/CVHN từ Tổ TK&VV; khi nhận phải kiểm tra tính pháp lý, hợp lệ của hồ sơ;
trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn người vay
làm lại hồ sơ theo quy định.
- Ngân hàng cùng với hộ vay vốn lập sổ tiết kiệm và vay vốn, lập hợp đồng
ủy nhiệm thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm giữa Ngân hàng với Tổ TK&VV (nếu có).
- Tổ chức giải ngân đến hộ nghèo theo quy trình.
4
(1)
Hộ nghèo
Tổ TK&VV
(7)
(6)
(8)
(2)
Tổ chức
CTXH cấp xã
(3)
(5)
NHCSXH
UBND cấp xã
(4)
Hình 2.1 Quy trình giải ngân vốn đến hộ nghèo
Nguồn: www.vbsp.vn
Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn
(mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV.
Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức Chính trị - Xã hội tổ chức họp để bình
xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách mẫu 03/TD trình
UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.
Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới Ngân hàng.
Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã (mẫu 04/TD).
Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
Bước 6: Tổ chức Chính trị - Xã hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.
Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh
sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.
Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay.
2.1.4 Các vấn đề chung đối với cho vay hộ nghèo
Tín dụng dành cho hộ nghèo hoạt động theo những mục tiêu, nguyên tắc,
điều kiện riêng, khác với loại hình tín dụng của các Ngân hàng Thương mại.
2.1.4.1 Mục tiêu
Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục
vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình
mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm, ổn định xã hội.
2.1.4.2 Nguyên tắc cho vay
- Sử dụng vốn vay đúng với mục đích xin vay.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã thỏa thuận.
5
2.1.4.3 Điều kiện
Bên cho vay xem xét và quyết định cho vay khi hộ nghèo có đủ điều kiện
sau:
- Có hộ khẩu thường trú hoặc đăng kí tạm trú dài hạn tại địa phương nơi
cho vay.
- Có tên trong danh sách hộ nghèo Xã, Phường, Thị trấn sở tại theo chuẩn
hộ nghèo do Bộ Lao động và Thương binh xã hội công bố từng thời kì.
- Hộ vay không vay thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay
vốn nhưng phải là thành viên Tổ TK&VV, được Tổ bình xét, lập thành danh
sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp Xã.
- Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ
gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với bên cho vay, là nguời trực tiếp
ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng.
2.1.4.4. Thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn: đến 12 tháng (1năm).
- Cho vay trung hạn: từ 12 tháng đến 60 tháng (5 năm).
- Cho vay dài hạn: trên 60 tháng.
Bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào: Chu
kỳ sử dụng vốn vay; Khả năng trả nợ của hộ vay; Nguồn vốn cho vay của Ngân
hàng Chính sách xã hội.
2.1.4.5. Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết
định từng thời kì, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Hiện nay, lãi suất
cho vay áp dụng đối với hộ nghèo ở các Xã thuộc khu vực III, Xã đặc biệt khó
khăn thuộc chương trình 135 là 0,65 %/tháng.
Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳ một
khoản chi phí nào khác.
Lãi suất cho vay từ nguồn vốn do chi nhánh NHCSXH nhận ủy thác của
Chính quyền địa phương, của các tổ chức cá nhân trong, ngoài nước thực hiện
theo hợp đồng ủy thác. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130 % lãi suất trong
hạn khi cho vay.
2.1.4.6 Phương thức cho vay
Bên cho vay áp dụng phương thức cho vay từng lần. Mỗi lần vay vốn, hộ
nghèo và bên cho vay thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định tại
văn bản này.
2.1.4.7 Mức cho vay
Đối với từng hộ nghèo xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có và
khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần
nhưng tổng dư nợ không vượt qua mức dư nợ tối đa đối với một hộ nghèo do
Hội đồng quản trị NHCSXH quyết định và công bố từng thời kì.
6
Hiện nay, mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo cho từng loại đối tượng
đầu tư như sau:
-
Đầu tư cho sản xuất kinh doanh: mức cho vay tối đa là 15 triệu đồng/hộ.
-
Đầu tư cho nhu cầu điện thắp sáng: mức cho vay tối đa là 1,5 triệu
đồng/ hộ.
-
Đầu tư cho xây dựng chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường:
mức cho vay tối đa là 4 triệu đồng/hộ.
-
Đầu tư cho học sinh, sinh viên: mức cho vay tối đa là 11 triệu
đồng/năm.
2.1.4.8 Trách nhiệm của hộ nghèo trong sử dụng vốn vay
− Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay, trả nợ gốc và lãi đúng hạn đã
thỏa thuận.
− Chấp nhận và thực hiện nghiêm chỉnh quy ước hoạt động của Tổ
TK&VV.
− Chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổ TK&VV, tổ chức Chính trị - Xã hội
nhận ủy thác, Chính quyền địa phương và NHCSXH.
2.1.4.9 Những hộ nghèo không được vay vốn
− Những hộ nghèo không còn sức lao động, những hộ độc thân trong thời
gian thi hành án hoặc những hộ nghèo được Chính quyền địa phương xác nhận
loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn xã hội, cờ bạc, nghiện hút, trộm
cắp, lười biếng không chịu lao động.
− Những hộ thuộc diện chính sách xã hội như: già cả neo đơn, tàn tật, thiếu
ăn do Ngân sách Nhà nước cấp.
2.1.5 Một số chỉ tiệu đánh giá hoạt động tín dụng
2.1.6.1 Về phía hộ nghèo
- Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu
Đây là chỉ tiêu đánh giá chất đối với công tác tín dụng. Tỷ lệ này càng cao
cho thấy rằng nguồn vốn ưu đãi dành cho người nghèo không phát huy hiệu quả,
nhiều khách hàng không có khả năng trả nợ. Ngân hàng cần kiểm tra, rà soát lại
những khoản cho các hộ này vay, có biện pháp giải quyết đối với các đối tượng
này.
- Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn
Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác tín dụng. Tỷ lệ này
càng cao, một mặt thể hiện nguồn vốn tín dụng lớn để phục vụ hộ nghèo, mặt
khác đánh giá khả năng sản xuất kinh doanh của hộ nghèo ngày càng lớn, nguồn
vốn sử dụng có hiệu quả.
7
- Tỷ lệ hộ nghèo thoát nghèo nhờ vay vốn
Tỷ lệ hộ nghèo thoát nghèo bền vững, vươn lên thành hộ khá giàu là một
trong những tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ
đã thoát khỏi ngưỡng nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn
chuẩn mực đói nghèo hiện hành, không còn nằm trong danh sách hộ nghèo do
Phòng Lao động – Thương binh Xã hội Huyện, Tỉnh, Thành phố lập theo từng
năm.
2.1.6.2 Về phía Ngân hàng
- Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng đã phát ra cho
vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về
hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.
- Doanh số thu nợ
Là toàn bộ các món nợ mà Ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của
Ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.
- Dư nợ cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó Ngân hàng hiện còn
cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà Ngân hàng cần phải thu về.
Dư nợ cuối kỳ = dư nợ đầu kỳ + doanh số cho vay – doanh số thu nợ
- Nợ quá hạn
Là chỉ tiêu dùng để phản ánh những khoản nợ đến hạn trã lãi và gốc mà
khách hàng không trả đúng hạn. Những khoản quá hạn này càng cao cho thấy
rằng có thể là kì hạn không phù hợp với mục đích sử dụng vốn nên khoản đầu tư
bằng vốn của Ngân hàng chưa đem kết quả, vì vậy khách hàng không có khả
năng trả nợ khi đến hạn, hoặc do khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả nên
không thể trả nợ Ngân hàng đúng hạn.
Các khoản quá hạn thuộc nhóm 3,4,5 theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN
được xếp thành nợ xấu.
- Dư nợ/Tổng nguồn vốn(lần)
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng. Chỉ tiêu
này cho biết hoạt động cho vay có phải là hoạt động chính của Ngân hàng hay
không, Ngân hàng có chủ động dành vốn ưu tiên cho người nghèo hay dùng vào
việc đầu tư khác, sử dụng có đúng phương châm của Ngân hàng đã đặt ra.
8
- Doanh số cho vay hộ nghèo/Tổng doanh số cho vay(lần)
Đây là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay hộ nghèo chiếm bao nhiêu phần
trăm trong tổng doanh số cho vay. Hệ số này cho biết vốn dành cho hộ nghèo là
nhiều hay ít, cho vay hộ nghèo có phải là xu hướng chính trong hoạt động của
Ngân hàng hay không.
-
Vòng quay vốn tín dụng(vòng)
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn TD của NH, thời gian thu hồi
nợ của NH là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và
việc đầu tư càng được an toàn.
Trong đó:
- Tỷ lệ nợ quá hạn(%)
Chỉ số này thể hiện nợ quá hạn trong tổng dư nợ, do đó mà nói lên được
chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Chỉ số này càng thấp càng tốt.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp thu thập từ phòng kế toán và phòng tín dụng của Ngân hàng
như: Bảng cân đối nguồn vốn, Báo cáo quyết toán cuối năm, Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính Sách Xã Hội
huyện Giồng Riềng qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Số liệu thứ cấp thu thập từ Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2012, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 của
Cục thống kê Kiên Giang và mạng Internet cùng các ý kiến của các anh chị làm
việc trong Ngân hàng.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Dựa trên số liệu được cung cấp đề tìm
kết quả của phép trừ giữ kỳ phân tích và kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế nhằm xem
xét sự biến động của chỉ tiêu kinh tế nhằm tìm hiểu nguyên nhân và đề ra biện
pháp khắc phục.
y = y1 – y0
Trong đó:
y: trị số kỳ phân tích.
y0: trị số kỳ gốc.
y: chênh lệch giữa các chỉ tiêu của kỳ phân tích và kỳ gốc.
9
- Phương pháp so sánh số tương đối: Dựa trên số liệu được cung cấp đề tìm
kết quả của phép chia giữa các trị số kỳ phân tích và kỳ gốc nhằm xem xét sự
biến động của chỉ tiêu kinh tế và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu để
tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
( y1 – y0)*100
y=
y0
Trong đó:
y1: trị số kỳ phân tích.
y0: trị số kỳ gốc.
y: sự tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
- Phương pháp liệt kê: liệt kê các nguyên nhân ảnh hưởng tới khả năng trả
nợ của khách hàng từ đó đề ra các biện pháp xử lí khi khách hàng không có khả
năng trả nợ.
- Phương pháp lập luận: dựa trên những nguyên nhân đã được liệt kê, bằng
lập luận phân tích xem đâu là nguyên nhân chủ yếu, đâu là nguyên nhân có thể
phòng ngừa từ đó đưa ra các giải pháp cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.
10
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
VIỆT NAM – PHÒNG GIAO DỊCH GIỒNG RIỀNG
HUYỆN GIỒNG RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
VIỆT NAM
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tại Nghị quyết số 05-NQ/HNTW, ngày 10/6/1993 Hội nghị lần thứ năm
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, về việc tiếp tục đổi mới và phát triển
kinh tế – xã hội nông thôn, Đảng ta chủ trương có chế độ tín dụng ưu đãi đối với
hộ nghèo, hộ chính sách, vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng căn
cứ cách mạng; mở rộng hình thức cho vay thông qua tín chấp đối với các hộ
nghèo.
Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng và Chiến lược quốc gia về
xóa đói giảm nghèo, năm 1993, Chính phủ đã thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ
nghèo với số vốn ban đầu là 400 tỷ đồng, do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam(NHNo&PTNT), Ngân hàng Ngoại thương và Ngân
hàng Nhà nước đóng góp. Quỹ được sử dụng cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản
xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi, mức cho vay 500.000 đồng/hộ, người vay
không phải bảo đảm tiền vay.
Bên cạnh nguồn vốn cho vay hộ nghèo được Ngân hàng Phục vụ người
nghèo và NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện thì thực tế còn có: nguồn vốn cho
vay giải quyết việc làm do Kho bạc Nhà nước quản lý và cho vay; nguồn vốn
cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do Ngân hàng Công
thương thực hiện; nguồn vốn cho vay ưu đãi các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất,
kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi, các xã đặc biệt khó
khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ…
Việc hình thành các nguồn vốn cho vay chính sách nằm rải rác ở nhiều tổ
chức tài chính với cơ chế quản lý khác nhau đã gây nhiều trở ngại cho quá trình
kiểm soát của Nhà nước, không tách bạch được tín dụng chính sách với tín dụng
thương mại.
Để triển khai Luật các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện chính sách tín
dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; các nghị quyết của Đại
hội Đảng IX, Nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá X về việc sớm hoàn thiện
tổ chức và hoạt động của NHCSXH, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng
thương mại; đồng thời thực hiện cam kết với Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ
tiền tệ thế giới (IMF) về việc thành lập Ngân hàng Chính sách; ngày 04/10/2002,
Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người
nghèo và các đối tượng chính sách khác, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định
số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân
hàng Phục vụ người nghèo, tách khỏi NHNo&PTNT Việt Nam.
11
3.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIỒNG RIỀNG
3.2.1 Tình hình kinh tế xã hội
Giồng Riềng là huyện nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang, nằm ở phía Tây
sông Hậu, cách Thành phố Rạch Giá 35 km về hướng Đông, có hệ thống các
kênh rạch chằng chịt và được nạo vét gần hoàn chỉnh, đảm bảo giao thông đi lại
vận chuyển hàng hóa và đủ nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp vào mùa
khô. Huyện có diện tích tự nhiên 63.936 ha đất, trong đó đất sản xuất lúa và hoa
màu 48.097 ha, đất trồng cây ăn trái 3.745 ha, đất trồng tràm 2.140 ha, đất vườn
cây lâu năm và vườn tạp là 8.025 ha. Năng suất lúa bình quân hàng năm đạt trên
6,11 tấn lúa/ha/năm. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 2.865,75
kg/người/năm, tổng sản lượng toàn huyện đạt trên 693.000 tấn lúa/năm, chiếm
trên 20% sản lượng lương thực của tỉnh Kiên Giang (theo Báo cáo phát triển
kinh tế xã hội huyện Giồng Riềng năm 2013 của Tổng cục Thống kê Kiên
Giang).
Về công tác đảm bảo an sinh xã hội của huyện thì cũng được các cấp Chính
quyền thực hiện đảm bảo, hằng năm vào các dịp lễ tết đều tổ chức các đoàn đến
thăm và tặng quà những nguời nghèo, người dân tộc, người có công với cách
mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng. Xây dựng Nhà tình thương cho các hộ biết chí
thú làm ăn, biết vươn lên thoát nghèo, xây nhà Tình nghĩa cho các gia đình có
công với cách mạng có hoàn cảnh khó khăn. Chính quyền địa phương đều có
những hoạt động quan tâm đến đời sống tinh thần của người dân trong huyện
như tổ chức các hội thao trong các xã, và hội thi thể dục thể thao toàn huyện,
thành lập các Câu lạc bộ Người cao tuổi, Câu lạc bộ Cựu Chiến binh,... Ngoài ra,
huyện còn nỗ lực xóa cầu khỉ trong nông thôn, cùng với người dân trong huyện
đảm bảo nhu cầu đi lại thông suốt và an toàn cho người dân. Huyện ủy thường tổ
chức thăm hỏi bệnh nhân trong viện, vừa thăm hỏi tình trạng sức khỏe, vừa nắm
bắt tình hình kinh tế, an ninh trong huyện một cách chủ động. Những việc làm
mang tính chủ động của Chính quyền huyện Giồng Riềng làm cho nhân dân
trong huyện tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, an tâm phát
triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
3.2.2 Tình hình đói nghèo
Bảng 3.1: Tình hình đói nghèo huyện Giồng Riềng qua ba năm 2010, 2011 và
2012
Đơn vị tính: người
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
207.897
210.365
214.752
Số hộ cận nghèo
12.745
13.020
13.422
Số hộ nghèo
11.563
11.316
11.342
Chỉ tiêu
Dân số
Nguồn: Cục Thống kê Kiên Giang qua ba năm 2010, 2011, 2012
Tuy năng suất và sản lượng lúa đứng thứ nhì tỉnh Kiên Giang, nhưng là
huyện nông nghiệp, tính đến hết 2012, dân số toàn huyện có đến 214.752 người,
lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm tới 64,5 % dân số, làm tăng áp lực cho
12
địa phương trong vấn đề giải quyết việc làm cũng như quá trình phát triển nông
nghiệp - nông thôn. Nếu như chia bình quân cho nông dân trong độ tuổi lao động
thì mỗi người có chưa tới 0,3 ha đất sản xuất nông nghiệp. Do đó số lao động
chưa có việc làm và chưa ổn định chiếm gần 30 % dân số, theo đó tỷ lệ hộ nghèo
của huyện hiện còn tới 5,28 % và hộ cận nghèo 6,25 %. Nghèo đói làm cho tình
hình an ninh của huyện có nhiều bất ổn, xuất hiện những tệ nạn xã hội, trộm cắp,
đá gà, số đề, cá độ, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân lương thiện. Những
loại tệ nạn nghiêm trọng có xu hướng gia tăng, ma túy, mại dâm, tội phạm giết
người đang làm cho những người nghèo ngày càng lâm vào hoàn cảnh cơ cực.
Đã không biết làm ăn lương thiên lại còn rơi vào chốn tù tội thì làm sao thoát
được nghèo.
3.2.3 Phương hướng phát triển
Là huyện có thế mạnh là nông nghiệp nên ưu tiên phát triển nông nghiệp
toàn diện; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn trở
thành nơi sản xuất nông nghiệp chất lượng cao và ổn định với đa dạng hóa cơ
cấu sản xuất; hình thành vùng lúa chất lượng cao, đẩy mạnh chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản nước ngọt. Phát triển các ngành chế biến nông - thủy sản, cơ khí
phục vụ sản xuất nông nghiệp và nghề truyền thống. Đầu tư hoàn thiện hệ thống
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, gắn kết hoạt động kinh tế với Hậu Giang và Cần
Thơ.
Phát triển nông nghiệp phải gắn liền với xây dựng nông thôn mới theo
chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ. Quy hoạch vùng sản xuất nông
sản hàng hóa mang tính tập trung có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
cao, khai thác những thị trường tiêu thụ mới, sản xuất những sản phẩm nông sản
sạch. Lấy sản xuất hàng hóa với quy mô lớn làm động lực cho phát triển ngành
công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu.
Nâng cao trình độ dân trí của người dân trên địa bàn, phấn đấu đến năm
2020 có đến 75 % người trong độ tuổi lao động có trình độ từ Trung học trở lên,
giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 5 %, giảm tỷ lệ người thất nghiệp, để đạt
được mục tiêu trên thì cần phải xây dựng khu công nghiệp chuyên về phát triển
các sản phẩm nông nghiệp sạch, một là dùng tiêu thụ trong nước, hai là đẩy
mạnh xuất khẩu nhằm tăng thu nhập cho người dân. Phải chủ động tạo ra việc
làm cho người nghèo, thu hút họ vào để có công ăn việc làm không nảy sinh
những tệ nạn không đáng có.
3.3 GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG GIAO DỊCH GIỒNG RIỀNG
3.3.1 Thành lập và phát triển
Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Giồng Riềng là một trong những
phòng Giao dịch của Ngân Hàng Chính Sách Xã hội Việt Nam ở tỉnh Kiên
Giang và được thành lập vào ngày 10/05/02003. Được Chính phủ giao nhiệm vụ
sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động, phục vụ cho người
nghèo và các đối tượng chính sách khác để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
cải thiện đời sống góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về Xóa
đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Phòng Giao dịch có trụ sở tại Khu nội ô, Thị
trấn Giồng Riềng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, là trung tâm văn hóa,
13
kinh tế, chính trị của huyện. Ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận
chủ yếu vì an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ cho người dân tìm việc
làm được nhà nước cấp vốn điều lệ và cấp bổ sung vốn hằng năm. Nhằm phù
hợp với quy mô hoạt động, được nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, không
phải dự trữ bắt buộc và không phải nộp thuế cho Ngân sách nhà nước..
Ngay sau khi thành lập và đưa vào hoạt động được Ngân hàng cấp trên,
Chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm và tạo những điều kiện thuận lợi nhất
cho Ngân hàng vượt qua những khó khăn bước đầu để triển khai thực hiện tốt
các nhiệm vụ đặt ra. Ngân hàng đã tổ chức xây dựng mạng lưới giao dịch rộng
khắp các xã. Đưa ra và thực hiện phương thức cấp tín dụng công khai và dân
chủ, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Vị thế của Ngân
hàng ngày càng được nâng cao, được các cấp chính quyền địa phương tin tưởng.
3.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí
3.3.2.1 Chức năng của Phòng Giao dịch
Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội là thành viên hạch toán phụ
thuộc, đại diện ủy quyền của Ngân hàng Chính sách Xã hội Tỉnh. Là đơn vị hoạt
động tác nghiệp có các chức năng: Tham mưu giúp việc ban HĐQT cấp huyện
triển khai các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn; Kiểm tra, giám sát các đối
tượng khách hàng, các tổ chức làm Ủy thác cho vay trong việc chấp hành các
chủ trương chính sách, quy chế nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác; Thực hiện một số họat động nghiệp vụ khi có điều kiện,
được Giám đốc NHCSXH cấp Tỉnh giao.
3.3.2.2 Nhiệm vụ của Phòng Giao dịch
Phòng Giao dịch có nhiệm vụ là quản lý các nguồn vốn nhàn rỗi của
NHCSXH ; Thực hiện việc điều chuyển vốn trong toàn hệ thống theo lệnh của
giám đốc NHCSXH ; Đầu mối thực hiện thanh toán quốc tế, quản lý tài khoản
tiền gửi của các đơn vị thành viên; Huy động vốn; Thực hiện dịch vụ thanh toán
Ngân quỹ; Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụ, sản phẩm mới trong hoạt động của
NHCSXH; Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế dộ
của Sở giao dịch theo quy định của NHCSXH; Chấp hành đầy đủ chế độ báo
cáo, thống kê theo quy định và yêu cầu đột xuất của Tổng Giám đốc NHCSXH;
Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng Giám đốc giao.
3.3.2.3 Cơ cấu tổ chức
Phòng Giao dịch huyện có 11 cán bộ. Trong đó bao gồm: 1 Giám đốc, 1
Phó Giám đốc, 1 Tổ trưởng tín dụng, 1 Tổ trưởng phòng kế toán, 4 cán bộ tín
dụng, 2 Kế toán viên, 1 thủ quỹ.
Nhìn chung phần lớn đội ngũ cán bộ có ưu điểm là trẻ khỏe, nhiệt huyết và
được đào tạo có hệ thống.
14
Sơ đồ tổ chức
GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC
PHÒNG TÍN DỤNG
PHÒNG KẾ TOÁN VÀ NGÂN QUỸ
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức Phòng Giao dịch NHCSXH Giồng Riềng
Nguồn: Phòng Giao dịch Giồng Riềng
Nhiệm vụ từng phòng ban
- Giám đốc có nhiệm vụ là phụ trách chung, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ
đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động của Ngân hàng. Điều hành những hoạt
động chính của Ngân hàng; Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận; Có
quyền quyết định chính thức cho một khoản vay; Có quyền quyết định tổ chức
bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các cán bộ công nhân viên trong
đơn vị; Ban hành nội quy, quy định về điều chỉnh và quản lí công việc không trái
với điều lệ và các nội quy, quy định của Ngân hàng cấp trên.
- Phó Giám đốc có nhiệm vụ là phụ trách tổ tín dụng, hỗ trợ Giám đốc
trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của đơn vị. Thay mặt Giám
đốc khi đi vắng, chỉ đạo công tác văn phòng và tài chính của cơ quan, được
Giám đốc ủy quyền ký văn bản.
- Nhiệm vụ của Tổ tín dụng là tham gia xây dựng chiến lược cho vay, thẩm
định khả năng xin vay vốn, lập hồ sơ và đề xuất ý kiến xem xét cho vay với Ban
Giám đốc, kiểm soát quá trình sử dụng vốn của người vay; Lập kế hoạch thu nợ,
quản lí dư nợ và lập báo cáo, kết quả tín dụng trình lên Giám đốc; Đề xuất các
biện pháp ngăn ngừa xử lý nợ quá hạn; Tổ trưởng Tổ tín dụng thì tổng hợp
doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, dư nợ quá hạn trình lên Giám đốc;
Phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn, kiểm soát đôn đốc cán bộ tín dụng
thực hiện quy chế cho vay và hướng dẫn cho vay của Ngân hàng; Lưu giữ hồ sơ
theo quy định.
- Tổ kế toán, Ngân quỹ có nhiệm vụ: Trực tiếp hạch toán các nghiệp vụ
giao dịch, kiểm tra chứng từ phát sinh; Có trách nhiệm thông báo thu nợ lãi của
khách hàng; Lập bảng báo cáo kết quả hoạt động tài chính; Lập bảng cân đối kế
toán cuối năm; Có trách nhiệm kiểm soát lượng tiền thu chi phát sinh.
15
3.3.2.4 Vai trò của Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Giồng Riềng
Là kênh cung cấp vốn tín dụng ưu đãi lãi suất cho người nghèo trên địa bàn
huyện, NHCSXH là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói, hỗ trợ vốn
cho người nghèo tự sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho người nghèo không
phải vay nặng lãi, nên hiệu quả kinh tế được nâng cao. Cùng với cấp Ủy và
Chính quyền địa phương xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo.
3.3.3 Kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Giồng
Riềng qua 3 năm (2010 – 2012)
Tuy là một Ngân hàng phục vụ với phương châm không vì lợi nhuận nhưng
kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ phản ánh chất lượng hoạt động
của cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. Sau đây là tình hình hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng:
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH Giồng Riềng từ năm
2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch
Năm
2010
Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm 2011
2011/2010
%
Số tiền
Thu nhập
8.600,43
11.710,79
11.977,28
3.110,36 36,17
Chi phí
3.050,57
3.614,55
3.967,21
563,98
Lợi nhuận
5.549,86
8.096,24
8.010,59
2546,38
2012/2011
Số tiền
%
266,49
2,28
18,49
352,66
9,76
44,26
(85,65)
(1,06)
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ba năm 2010, 2011, 2012.
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH huyện Giồng Riềng sáu
tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu
6 tháng
đầu năm
2012
6 tháng
đầu năm
2013
6 tháng 2013/
6 tháng 2012
Số tiền
%
Thu nhập
6.173,62
5.350,77
(822,85)
(13,33)
Chi phí
1.375,25
1.283,38
(91,87)
(6,68)
Lợi nhuận
4.798,43
4.067,39
(731,04)
(15,23)
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2012 và sáu tháng đầu năm
2013.
16
Qua hai bảng trên đây ta thấy thu nhập của Ngân hàng không ngừng tăng
lên. Thu nhập của Ngân hàng năm 2011 và 2012 tăng gần 1,5 lần so với năm
2010. Các khoản thu nhập này bao gồm thu lãi từ hoạt động tín dụng, thu từ hoạt
động dịch vụ và thu nhập khác. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của
Ngân hàng CSXH huyện Giồng Riềng vì thế đây là khoản làm cho thu nhập của
Ngân hàng tăng lện qua các năm. Bên cạnh đó là những khoản thu từ hoạt động
dịch vụ thanh toán tiền qua Ngân hàng, hoạt động này mang lại thu nhập cho
Ngân hàng là không đáng kể.
Bên cạnh việc thu nhập tăng thì chi phí cũng có phần tăng theo, chi phí
này, trong chi phí hoạt động tín dụng thì chỉ có chi phí cho hoạt động trả lãi tiền
gửi (do Ngân hàng không chú trọng hoạt động huy động vốn mà chủ yếu là
nhận vốn từ Trung ương và vốn từ Ngân sách địa phương) nên chi phí này cũng
không nhiều. Ngoài khoản chi trả lãi tiền gửi thì còn các chi phí khác như là chi
quản lí bao gồm chi lương, phụ cấp lương, chi cho trang phục giao dịch, chi cho
phương tiện, chi cho bảo hiểm và trợ cấp. Các khoản chi này không phát sinh
nhiều trong ba năm nhưng có khoản chi cho quản lí như vật liệu, giấy tờ in ấn,
công tác phí, chi cho huấn luyện và đào tạo nghiệp vụ, chi bưu phí, điện thoại và
sữa chữa các máy móc thiết bị đã cũ kỹ tại Phòng Giao dịch, các chi phí này tăng
theo giá cả thị trường nên làm cho chi phí tăng lên.
Thu nhập của Ngân hàng vẫn dương cho thấy Ngân hàng có hiệu quả trong
việc kiềm chế sự biến động của chi phí làm cho chi phí không có sự biến động
nhiều và thu lãi từ người vay có hiệu quả, thu nhập luôn cao hơn chi phí làm cho
lợi nhuận Ngân hàng cao, đây là xu hướng tốt, Ngân hàng cần phát huy, thu lãi
Ngân hàng hiệu quả, kiềm chế sự tăng của những khoản chi phí biến đổi.
Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng hiệu quả hoạt động của ngân
hàng qua ba năm qua là tương đối cao. Sử dụng nguồn vốn của TW để cho vay,
Ngân hàng không những đã cân đối được thu chi, lấy nguồn thu đủ trang trải
cho chi phí hoạt động của ngân hàng mà còn có lợi nhuận.
17
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG CHO VAY HỘ NGHÈO
TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
VIỆT NAM HUYỆN GIỒNG RIỀNG
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG
4.1.1 Phân tích tình hình cho vay theo thời hạn
4.1.1.1 Ngắn hạn
Để thấy được tình hình cho vay ngắn hạn có những sự thay đổi như thế nào
ta tìm hiểu bảng sau:
Bảng 4.1: Tình hình cho vay hộ nghèo ngắn hạn từ năm 2010 đến 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
2010
Chỉ
tiêu
Năm
2011
Chênh lệch
Năm
2012
2011/2010
2012/2011
Số tiền
%
%
Số tiền
Doanh
số cho
vay
4.928,40
1.833,22
2.018,75
(3.095,18)
(62,80)
185,63
10,13
Thu nợ
2.622,18
1.391,39
1.175,27
(1.230,79)
(49,94)
(216,12)
(15,53)
Dư nợ
4.242,69
4.684,52
5.528,02
441,83
10,41
843,50
18,00
764,11
1.205,94
2.049,42
441,83
57,82
843,48
69,94
Nợ
quá
hạn
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo ba năm 2010, 2011, 2012
Giai đoạn 2010-2012
Qua bảng trên ta thấy xu thế chung của Doanh số cho vay là đang giảm.
Năm 2011 giảm hơn 50 % so với năm 2010, năm 2012 tăng nhẹ 10 % so với
năm 2011. Các khoản cho vay ngắn hạn thường tập trung vào những lĩnh vực có
thời gian đầu tư ngắn hoặc những loại hình buôn bán nhỏ, sản xuất nông nghiệp
ngắn ngày. Doanh số cho vay ngắn hạn giảm là điều tất yếu phải xảy ra, những
khoản cho vay ngắn hạn chỉ có thể phục vụ cho những hoạt động chăn nuôi nhỏ
lẻ và buôn bán nhỏ, những hoạt động canh tác nông nghiệp chất lượng cao mang
lại thu nhập khá cho người nông dân thì những khoản vốn này không đáp ứng về
thời hạn vay cũng như người vay chưa thể đủ thời gian tạo ra thu nhập hoàn trả
vốn cho Ngân hàng. Việc thay đổi này vừa mang tính tích cực cho người nông
dân là giúp họ có nhiều thời gian sản xuất kinh doanh dài hơn, ổn định kinh tế,
vươn lên khá giả, đủ năng lực trả nợ Ngân hàng.
18
Nhìn chung công tác thu hồi nợ ngắn hạn của Ngân hàng cũng chưa thật sự
tốt mà biểu hiện cụ thể là thu nợ liên tục giảm qua hai năm 2011 và 2012. Năm
2011 giảm gần 50 % so với năm 2010; năm 2012 lại tiếp tục giảm. Nguyên nhân
chủ yếu là với khoản thời gian vay ngắn hộ vay không dự đoán kịp các vấn đề
phát sinh trong đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, chưa biết tính toán phân
chia thời gian sản xuất hợp lí nên sản xuất kinh doanh không mang lại hiệu quả.
Những nguồn vốn ngắn hạn chỉ có thể dùng vào việc sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ
như buôn bán tạp hóa, chăn nuôi những gia súc, gia cầm như heo, gà, vịt, trồng
rau màu ngắn ngày nhưng có một bộ phận người vay dùng vốn đó vào việc trang
trải cuộc sống gia đình, hoặc dùng vào việc nuôi trồng những cây dài ngày, chăn
nuôi những động vật dài ngày dẫn đến việc mất cân đối thời hạn, khi đến hạn trả
thì những khoản đầu tư đó chưa tạo ra thu nhập nên không có khả năng trả nợ
đúng hạn cho Ngân hàng làm cho thu nợ Ngân hàng đang giảm xuống.
Qua bảng 4.1 trên ta thấy Doanh số cho vay đang có chiều hướng giảm và
thu nợ ngắn hạn cũng đang giảm nhưng dư nợ ngắn hạn thì đang tăng. Điều này
có thể được lí giải là vì trong năm 2011 dư nợ ròng là dương nên làm cho dư nợ
cuối kì năm 2011 tăng hơn so với 2010, nhưng trong năm 2012 thì doanh số cho
vay tăng trưởng trong khi thu nợ giảm làm cho dư nợ tăng là đều bình thường.
Nợ quá hạn trong giai đoạn này nợ quá hạn liên tục tăng, tăng trên 50 %
đây là một xu hướng không tốt đối với hoạt động tín dụng ngắn hạn. Nguyên
nhân cơ bản là do công tác thu hồi nợ không đạt hiệu quả nên làm cho nợ quá
hạn tăng. Ngân hàng còn lơ là trong việc đôn đốc các Tổ Trưởng Tổ TK&VV
nhắc nhở các hội viên đến hạn trả nợ, Ngân hàng chưa có biện pháp mạnh mẽ
trong việc xử lý các khoản nợ quá hạn; Mặc khác với thời hạn vay ngắn nên
người vay sẽ nhanh chóng đến hạn trả nợ cho Ngân hàng, bên cạnh đó do các
món nợ đến hạn trả nhưng khách hàng gặp khó khăn do dịch bệnh xảy ra, biến
động của giá cả thị trường làm cho sản xuất kinh doanh thua lỗ, một số hộ vay
không còn tài sản để trả nợ và được Chính quyền địa phương xác nhận khó khăn
nên làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng tăng.
Bảng 4.2: Tình hình cho vay hộ nghèo ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu
6 tháng
đầu năm
2012
6 tháng
đầu năm
2013
6 tháng 2013/
6 tháng 2012
Số tiền
%
Doanh số cho vay
919,74
695,88
(223,46)
(24,30)
Thu nợ
645,05
270,70
(374,35)
(58,03)
Dư nợ
4.959,21
5.593,20
633,99
12,78
Nợ quá hạn
1.588,43
2.438,60
850,17
53,52
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu
năm 2013.
19
Sáu tháng đầu năm 2013
Nhìn chung thì Doanh số cho vay và thu nợ sáu tháng đầu năm 2013 giảm
so với cùng kì năm 2012, vì doanh số cho vay giảm chậm hơn thu nợ nên làm
cho dư nợ sáu tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với cùng kì.
Doanh số cho vay giảm là vì Ngân hàng đã siết chặt hơn hoạt động cho vay
ngắn hạn, xem xét kỹ lưỡng hơn những trường hợp đầu tư sản xuất kinh doanh
trong ngắn hạn có thể sinh lợi trong thời gian vay hay không, có khả năng trả nợ
Ngân hàng thì Ngân hàng mới cho vay.
Sáu tháng đầu năm 2013, các tổ chức Hội không hoạt động hiệu quả làm
cho việc thu nợ không đúng hạn bên cạnh đó cán bộ phụ trách các xã chưa thật
sự quyết liệt trong khâu nhắc nhở khách hàng đến hạn trả.
Qua bảng trên ta thấy nợ quá hạn có phần tăng, tăng hơn 50 % so với sáu
tháng đầu năm 2012 , đây là tín hiệu không tốt mà nguyên nhân chủ yếu là các
hộ vay có tư tưởng ỷ lại vào vốn ưu đãi của Nhà nước nên khi nào có thì trả
không chịu khó sản xuất kinh doanh, do đây là loại hình vay tín chấp, không cần
tài sản thế chấp nên chậm trễ trong khâu trả nợ Ngân hàng làm cho công tác thu
nợ gặp nhiều khó khăn.
4.1.1.2 Trung và dài hạn
Để thấy được tình hình cho vay trung và dài hạn có những sự thay đổi như
thế nào ta tìm hiểu bảng sau:
Bảng 4.3: Tình hình cho vay hộ nghèo trung và dài hạn từ năm 2010 đến 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
2011/2010
2012/2011
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh
số cho
vay
13.091,36
8.075,98
6.056,25
(5.015,38)
(38,31)
(2.019,73)
(25,00)
Thu nợ
12.703,24
8.093,24
6.896,68
(4.610,00)
(36,29)
(1.106,56)
(13,67)
Dư nợ
32.197,99 32.180,73 31.340,30
(17,26)
(0,05)
(840,43)
(2,67)
1.562,35
(426,38)
(21,44)
(807,35)
(51,67)
Nợ quá
hạn
1.988,73
755,00
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo ba năm 2010, 2011, 2012.
Giai đoạn 2010-2012
Nhìn qua bảng số liệu trên ta thấy Doanh số cho vay đang có xu hướng
giảm qua hai năm, Các khoản cho vay trung và dài hạn thường tập trung vào các
loại hình chăn nuôi dài ngày như nuôi bò, nuôi dê, nuôi thỏ, nuôi cá thương
phẩm…và trồng trọt cây ăn trái dài ngày như cam, quýt, ổi, mận,… thường
20
mang lại thu nhập sau một năm trồng hoặc nuôi. Những khoản đầu tư này với
thời hạn tuy mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng đồng nghĩa với rủi ro từ
giá cả thị trường, từ thiên tai, đặc biệt những năm trở lại đây liên tục xuất hiện
những loại dịch bệnh mới gây trở ngại tới việc sản xuất kinh doanh của hộ
nghèo. Nên Cho vay trung và dài hạn đang giảm dần theo rủi ro ngày càng tăng
từ những khoản đầu tư đó.
Cho vay không tăng do đó thu nợ cũng không tăng là đều tất yếu, thu nợ
liên tục giảm theo doanh số cho vay, hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu
quả vì lũ lụt trong năm 2011 ở Giồng Riềng là khá nghiêm trọng làm ngập
những khu vườn ăn trái lâu năm thiệt hại khá lớn, cùng với dịch lở mồm long
móng và tai xanh hoành hành làm thiệt hại lớn trong chăn nuôi trong năm 2012
làm cho người vay không có khả năng trả nợ làm thu nợ giảm phần vì việc Ngân
hàng xem xét cho vay có những trường hợp không đúng mục đích làm cho người
vay không thực hiện đúng cam kết khi xin vay dẫn đến nguồn vốn không mang
lại hiệu quả.
Doanh số cho vay giảm nhưng thu nợ qua hai năm 2011 và năm 2012 luôn
lớn hơn doanh số cho vay nên đã làm cho dư nợ không tăng trưởng mà có phần
giảm. Tình hình này cho thấy Ngân hàng đang thực hiện tốt việc thu nợ những
khoản nợ dài hạn đã quá hạn, một số hộ vay có nợ quá hạn trước đây họ phục
hồi được kinh tế, khá giả nên đã chấp nhận trả lại Ngân hàng mà trước đây họ
dùng không đúng mục đích hoặc làm ăn thua lỗ và không trả được, những khoản
này nay đã thu hồi được đã làm cho thu nợ nhiều hơn doanh số cho vay ra làm
cho dư nợ giảm liên tục qua hai năm.
Những hộ nghèo có nợ quá hạn trước kia đã bỏ xứ đi làm ăn ở xa, trong
thời gian vừa qua họ đã trở về địa phương, được sự thông báo của Chính quyền
địa phương thì Ban Giám đốc cùng với cán bộ Ngân hàng đã đến tận nhà vận
động, khuyế khích được họ trả nợ Ngân hàng. Việc thu được những khoản nợ
quá hạn trước kia đã từng bước làm giảm nợ quá hạn đáng kể, liên tục giảm qua
hai năm đặc biệt năm 2012 giảm hơn 50% so với năm 2011. Đây là tín hiệu rất
đáng mừng đối với Ngân hàng CSXH huyện Giồng Riềng. Việc các khoản cho
vay dài hạn chưa đến hạn trả không góp phần làm tăng thu nợ nhưng việc thu hồi
được những khoản cho vay quá hạn trước kia đã góp phần làm giảm nợ quá hạn.
21
Bảng 4.4: Tình hình cho vay hộ nghèo trung và dài hạn 6 tháng đầu năm
2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
6 tháng 2013/6 tháng 2012
Số tiền
%
Doanh số
cho vay
3.915,93
3.007,62
(908,31)
(23,19)
Thu nợ
3.875,10
1.686,65
(2.188,45)
(56,47)
Dư nợ
32.221,56
32.661,27
439,71
1,36
1.920,39
2.020,39
100,00
5,21
Nợ quá hạn
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013.
Sáu tháng đầu năm 2013
Doanh số cho vay sáu tháng đầu năm 2013 được thấy là tăng so với cùng kì
năm 2012. Ngân hàng ngày càng có sự kĩ lưỡng hơn trong việc phê duyệt những
dự án sản xuất kinh doanh trong dài hạn, những Hội Đoàn thể cũng cẩn trọng
hơn trong việc xem xét việc ủy thác có đúng người sử dụng hay không. Hoạt
động kiểm tra chặt chẽ này làm cho doanh số cho vay dài hạn sáu tháng đầu năm
2013 giảm hơn so với sáu tháng đầu năm 2012.
Thu nợ sáu tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kì năm trước là vì phần
lớn các khoản vay trung và dài hạn chưa đến hạn trả nên không thể thu hồi nợ.
Dư nợ sáu tháng đầu năm 2013 tăng so với cùng kì là vì doanh số cho vay
tăng nhưng thu nợ lại giảm nên làm cho dư nợ tăng.
Nợ quá hạn sáu tháng đầu năm 2013 chỉ tăng nhẹ hơn 5 % so với cùng kì
cho thấy vẫn chưa có sự thay đổi gì nhiều trong nợ quá hạn.
4.1.2 Phân tích tình hình cho vay theo tổ chức Hội ủy thác
4.1.2.1 Tỷ trọng hoạt động tín dụng của các tổ chức Hội.
Tỷ trọng doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, và nợ quá hạn được thể hiện
trong những bảng sau:
22
Bảng 4.5: Tỷ trọng hoạt động cho vay của các Hội qua ba năm
Đơn vị tính: %
Hội
ủy
thác
Năm 2010
DSCV
TN
DN
Năm 2011
NQH
DSCV
TN
DN
Năm 2012
NQH
DSCV
TN
DN
NQH
Nông
dân
52,98 56,09 54,07 49,04
45,06 46,05 53,72 48,90
50,95 51,09 53,68 47,90
Phụ
nữ
43,03 39,77 21,99 40,53
44,44 45,54 21,96 40,51
41,06 40,87 22,01 41,75
Cựu
chiến
binh
2,65
2,58 18,17
6,82
6,95
5,05 18,53
6,86
4,49
4,48 18,53
6,82
Thanh
niên
1,34
1,56
5,77
3,61
3,55
3,36
5,79
3,73
3,50
3,56
5,78
3,53
Tổng
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
100
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo ba năm 2010, 2011, 2012
Ghi chú:
DSCV: Doanh số cho vay
TN: Thu nợ
DN: Dư nợ
NQH: Nợ quá hạn
Qua các bảng trên ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay của Ngân hàng dành
cho bốn tổ chức Hội ủy thác qua ba năm có sự chênh lệch khá lớn, tỷ trọng cho
vay ở Hội Nông dân và Phụ nữ chiếm rất cao trên 90 % tổng doanh số cho vay
hộ nghèo. Hoạt động cho vay Hội Nông dân chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông
nghiệp như trồng lúa, chăn nuôi heo, hoa màu, trong những năm trở lại đây hoạt
động nông nghiệp luôn chịu tác động rất lớn bởi những biến đổi của thời tiết đặc
biệt là tình trạng biến đổi khí hậu. Nhiều loại dịch bệnh lạ xuất hiện trên lúa và
hoa màu, thiên tai ngày càng có sức hủy hoại to lớn hơn so với lúc trước. Còn
Hội Phụ nữ thì tập trung ở các làng nghề truyền thống ở huyện như làm chiếu,
may vá, làm đồ thủ công mỹ nghệ như đan lát lục bình, làm bánh tráng, làm
mắm, làm ruốc,…Hiện tại các sản phẩm này đang có sự sụt giảm về số lượng do
ảnh hưởng của sự biến động giá cả thị trường, thị trường tiêu thụ trong tỉnh hạn
hẹp và đang dần bão hòa nên phụ nữ ngày càng có xu hướng từ bỏ các làng nghề
này lên thành phố làm công nhân để có thu nhập ổn định hơn so với việc duy trì
các hoạt động truyền thống nữa.
Ngoài ra, dư nợ của Hội Nông dân qua ba năm luôn chiếm hơn 50 % tổng
dư nợ cho vay hộ nghèo, điều này chứng tỏ Ngân hàng tập trung nguồn vốn rất
lớn dành cho hoạt động cho vay của Hội Nông dân, trong khi ở Hội Cựu Chiến
binh và Đoàn Thanh niên chiếm tỷ lệ rất thấp so với Hội Nông dân. Trong khi
đó, nợ quá hạn ở Hội Nông dân và Phụ nữ chiếm hơn 80 % nợ quá hạn. Điều
này gián tiếp cho thấy Ngân hàng phân bổ vốn chưa hợp lí, tổ chức Hội có tỷ
trọng nợ quá hạn thấp là Cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên thì vốn dùng để
23
cho vay lại chiếm tỷ trọng rất thấp trong khi tổ chức chiếm tỷ trọng nợ quá hạn
cực cao là Nông dân và Phụ nữ lại được Ngân hàng giải ngân nhiều vốn hơn.
4.1.2.2 Tình hình cho vay theo tổ chức Hội ủy thác
4.1.2.2.1 Hội Nông dân
Để thấy được tình hình cho vay do Hội Nông dân làm ủy thác ta xét bảng
sau:
Giai đoạn 2010-2012
Bảng 4.6: Tình hình cho vay hộ nghèo do Hội Nông dân nhận ủy thác từ năm
2010 đến 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch
Năm
2012
2011/2010
2012/2011
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh số
cho vay
9.547,57
4.464,92
4.114,21
(5.082,62)
(53,24)
(350,71)
(7,86)
Thu nợ
8.595,34
4.367,51
4.124,49
(4.227,83)
(49,19)
(243,02)
(5,56)
19.704,81 19.802,22 19.791,94
97,41
0,49
(10,28)
(0,05)
3,67
0,27
(10,28)
(0,76)
Dư nợ
Nợ quá
hạn
1.350,01
1.353,68
1.343,40
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo ba năm 2010, 2011, 2012.
Nhìn vào bảng trên ta thấy Doanh số cho vay giảm dần qua hai năm, năm
2011 giảm hơn 50 % so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục giảm so với năm
2011. Điều này được giải thích là do nông hộ nghèo không còn mặn mà với công
việc nông nghiệp bấp bênh, thu nhập không ổn định nữa vì thiên tai, dịch bệnh
tác động tới nông nghiệp ngày càng nhiều với mức độ thiệt hại lớn hơn do ảnh
hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu. Với quy mô nhỏ, những tác động của thời
tiết làm thiệt hại rất nhiều tới bà con, đầu ra sản phẩm không có, nên sản xuất ra
bị đình trệ, làm nông dân không còn mặn mà với sử dụng vốn vay vào phát triển
sản xuất nông nghiệp nữa, thay vào đó họ tìm cho mình công việc mang lại thu
nhập ổn định hơn là lên Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ
làm việc cho các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Doanh số cho vay, phản ánh số lượng vốn đến được tay người nông dân
nghèo như thế nào, nhiều hay ít, có đúng với tôn chỉ của Ngân hàng hay không,
có góp phần vào sự phát triển nông nghiệp nông thôn, giúp cải thiện đời sống
nông dân nghèo hay không. Nhưng thực tế cho thấy, doanh số cho vay Hội nông
dân đang dần co xu hướng giảm, cho thấy rằng việc giải ngân vốn cho Hội Nông
dân làm ủy thác chưa thật sự mang lại hiệu quả. Lượng vốn được Hội Nông dân
làm ủy thác là khá khiêm tốn so với một huyện nghèo mà phần đông là nông
dân.
24
Sản lượng sụt giảm, thị trường tiêu thụ hạn hẹp, là hai nguyên nhân chính
làm cho sản phẩm nông nghiệp của nông hộ nghèo nhỏ lẻ không mang lại lợi
nhuận, dẫn đến không có nguồn trả nợ Ngân hàng làm cho thu nợ giảm liên tục
qua các năm. Mặc khác, sự hoạt động kém hiệu quả của các Tổ TK&VV là
nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thu hồi nợ không đạt, thiếu kinh nghiệm quản lí,
chưa được tập huấn chuyên môn kỹ nên những tổ trưởng Tổ TK&VV chưa thật
sự phát huy hết hiệu quả là người đôn đốc nhắc nhở các tổ viên chăm lo sản
xuất, trả nợ vay đúng hạn cho Ngân hàng.
Doanh số cho vay và thu nợ năm 2011 đều giảm và doanh số cho vay giảm
nhiều hơn so với thu nợ nhưng dư nợ trong năm 2011 lại tăng??? Điều này được
giải thích là vì dư nợ ròng trong năm 2011 là dương nên làm cho dư nợ lũy kế
năm 2011 tăng nhẹ so với năm 2010. Nhưng năm 2012 thì dư nợ giảm là vì
trong năm 2012 doanh số cho vay giảm nhiều hơn so với thu nợ và dư nợ ròng
năm 2011 là âm nên dư nợ năm 2012 giảm nhẹ.
Nợ quá hạn của Hội Nông dân qua ba năm không có sự thay đổi gì nhiều
chỉ tăng nhẹ chưa tới 1 % ở năm 2011 và sau đó cũng chỉ tăng nhẹ trong năm
2012 cho thấy Ngân hàng đã kiểm soát chặt chẽ những khoản cho vay Hội Nông
dân làm cho nợ quá hạn không có sự biến đổi nhiều.
Sáu tháng đầu năm 2013
Bảng 4.7: Tình hình cho vay hộ nghèo Hội Nông dân nhận ủy thác sáu tháng đầu
năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu
6 tháng
đầu năm
2012
6 tháng
đầu năm
2013
6 tháng năm 2013/
6 tháng năm 2012
Số tiền
%
Doanh số cho vay
2.893,67
1.802,49
(1.090,97)
(37,70)
Thu nợ
3.375,15
946,38
(1.428,77)
(60,15)
Dư nợ
20.091,74
20.648,05
556,31
2,77
1.697,02
1.078,16
(618,86)
(36,47)
Nợ quá hạn
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013.
Qua bảng trên ta nhìn thấy được là Doanh số cho vay và thu nợ đều giảm so
với cùng kì sáu tháng đầu năm 2012, riêng dư nợ thì lại tăng so với cùng kì vì
doanh số cho vay giảm ít hơn so với thu nợ. Nông dân ngày càng vất vả hơn với
những hoạt động nông nghiệp kém hiệu quả nên không con mặn mà với việc
nhận hỗ trợ từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng nữa làm cho doanh số cho vay
sụt giảm. Việc là đối tượng gánh chịu thiệt hại đầu tiên của thiên tai dịch bệnh
25
nên hậu quả là nông dân lâm vào thua lỗ làm cho hoạt động thu nợ giảm hơn so
với cùng kì. Sự tăng lên nhanh chóng của vật tư nông nghiệp làm cho giá thành
tăng lên làm giảm lợi nhuận, mặc khác giá lúa thị trường cũng có những sự bất
lợi đối với người làm nông nghiệp, trong vòng sáu tháng giá lúa từ 5.500 đồng
giảm xuống còn 3.000 đồng, giá thành tăng, giá cả giảm, cầu của thị trường lại
thấp làm cho một bộ phận nông dân lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn, đặc
biệt có hộ thua lỗ mất khả năng trả nợ. Bên cạnh đó một số tin đồn thất thiệt về
việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã làm thiệt hại rất nhiều tới người nông
dân, sản phẩm không tiêu thụ được là nguyên nhân khiến cho người nông dân
không có thu nhập trả nợ Ngân hàng.
Riêng nợ quá hạn giảm so với cùng kì vì sáu tháng đầu năm 2013 là do
trong sáu tháng đầu năm nay Ngân hàng đã cùng với Chính quyền địa phương rà
soát chặt chẽ những hộ có nợ quá hạn mà có khả năng trả nợ, bắt họ cam kết trả
nợ và nhờ có sự can thiệp mạnh hơn và nhiệt tình hơn của Chính quyền địa
phương nên giúp Ngân hàng thu được những khoản nợ quá hạn, riêng những hộ
chết hoặc bỏ xứ thì tiến hành xóa nợ cũng giúp cho Nông dân giảm nợ quá hạn.
4.1.2.2.2 Hội Phụ nữ
Để thấy được tình hình cho vay do Hội Phụ nữ làm ủy thác ta xét bảng sau:
Giai đoạn 2010-2012
Bảng 4.8: Tình hình cho vay hộ nghèo do Hội Phụ nữ nhận ủy thác từ năm 2010
đến 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch
Năm
2012
2011/2010
2012/2011
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh số
cho vay
7.753,02
4.403,32
3.315,60
(3.349,70)
(43,21)
(1.087,72)
(24,70)
Thu nợ
6.095,02
4.319,15
3.298,93
(1.775,87)
(29,14)
(1.020,22)
(23,62)
Dư nợ
8.012,22
8.096,39
8.113,06
84,17
1,05
16,67
0,21
Nợ quá
hạn
1.115,72
1.121,33
1.170,83
5,61
0,50
49,5
4,42
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo ba năm 2010, 2011, 2012
Tình hình chung là Doanh số cho vay và thu nợ đang có xu hướng giảm
khá nhiều qua các năm nhưng dư nợ thì tăng nhưng không đáng kể điều này cho
thấy khuynh hướng tiếp cận vốn vay ưu đãi của phụ nữ ở Ngân hàng CSXH
huyện Giồng Riềng đang giảm. Nguyên nhân bắt nguồn từ đặc thù của phụ nữ là
không thể lao động bằng sức mạnh như nam giới. Công việc phổ biến của phụ
nữ Giồng Riềng là tham gia vào các làng nghề thủ công ở huyện như làm bánh
tráng, tép sấy, đan lát đồ thủ công từ lục bình, từ sậy, từ tre, may vá, thêu hoa
26
văn, chăn nuôi và buôn bán nhỏ. Những năm trở lại đây các công việc đó không
còn mang lại đủ thu nhập vì biến động giá cả cũng như nhu cầu ngày càng ít làm
cho sản phẩm không có đầu ra dẫn đến không có thu nhập để trả nợ làm cho
công tác thu hồi nợ của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Thu nhập bấp bênh như vậy đã làm cho phần lớn phụ nữ rời quê lên thành
thị, chủ yếu là làm công nhân trong các Khu Công nghiệp, khu chế xuất, mặc dù
thu nhập không cao nhưng luôn ổn định và họ không phải lo cái ăn nữa nên làm
cho doanh số cho vay giảm.
Nợ quá hạn ở Hội Phụ nữ cũng có biến động tuy tăng nhưng không nhiều là
do những hộ vay đến hạn trả nợ gặp khó khăn do thu nhập không có do thua lỗ
và do sản phẩm thủ công không tiêu thụ được.
Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013
Bảng 4.9: Tình hình cho vay hộ nghèo do Hội Phụ nữ nhận ủy thác và sáu tháng
đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu
6 tháng đầu 6 tháng đầu
năm 2012
năm 2013
6 tháng năm 2013/
6 tháng năm 2012
Số tiền
%
Doanh số cho vay
1.567,10
1.247,67
(319,43)
(20,38)
Thu nợ
1.758,16
738,12
(1.020,04)
(58,02)
Dư nợ
7.368,68
8.622,61
1.253,93
17,02
Nợ quá hạn
1.377,52
891,37
(486,15)
(35,29)
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013
Bảng số liệu ở trên cho ta thấy được là Doanh số cho vay và thu nợ sáu
tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kì đặc biệt thu nợ giảm trên 50 %. Nhưng
Dư nợ sáu tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với cùng kì năm trước là vì cho vay
tuy có giảm trong khi thu nợ thì giảm nhiều hơn so với tốc độ giảm của cho vay.
Nợ quá hạn sáu tháng đầu năm nay giảm hơn so với cùng kì vì sáu tháng
đầu năm Hội Phụ nữ vận động được các chị em có nợ quá hạn trả nợ Ngân hàng
nên làm cho tình trạng nợ quá hạn giảm đáng kể so cùng kì 2012.
4.1.2.2.3 Hội Cựu chiến binh
Để thấy được tình hình cho vay do Hội Cựu Chiến binh làm ủy thác ta xét
bảng sau:
Giai đoạn 2010-2012
27
Bảng 4.10: Tình hình cho vay hộ nghèo do Hội Cựu Chiến binh nhận ủy thác từ
năm 2010 đến 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền
%
2012/2011
Số tiền
%
Doanh số
cho vay
477,28
688,77
362,57 211,49
44,31
(236,20) (47,36)
Thu nợ
395,49
479,07
361,39
83,58
21,13
(117,68) (24,56)
6.620,92
6.830,62
6.831,80 209,70
3,17
1,18
0,02
187,85
189,97
1,13
1,43
0,75
Dư nợ
Nợ quá
hạn
191,40
2,12
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo ba năm 2010, 2011, 2012
Nhìn vào bảng trên ta thấy Doanh số cho vay và thu nợ của Hội Cựu Chiến
binh có những biến động tăng giảm bất thường, cả hai chỉ tiêu này cùng tăng
trong năm 2011 nhưng cùng giảm trong năm 2012. Trong khi đó thì dư nợ và nợ
quá hạn trong ba năm này có sự tăng nhẹ.
Ta thấy rằng doanh số cho vay trong năm 2011 thì tăng hơn 40 % so với
năm 2010 là vì trong năm này Hội Cựu Chiến binh hoạt động khá sôi nổi, hồ sơ
vay vốn hợp lí, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và phù hợp với sự thay
đổi của thị trường là một trong những nguyên nhân làm cho Ngân hàng mạnh
dạn duyệt hồ sơ vay vốn cho Cựu Chiến binh nên làm cho Doanh số cho vay
trong năm này tăng khá cao. Năm 2012, không có nhiều hồ sơ vay vốn và cho
vay lưu vụ trong năm này là hai nguyên nhân làm cho doanh số cho vay của
Ngân hàng đối với Hội này giảm sút.
Thu nợ tăng trong năm 2011 là phù hợp với xu hướng của Doanh số cho
vay năm 2011, năm này hoạt động Hội Cựu Chiến binh rất tích cực, các hộ vay
đến trả nợ Ngân hàng đa phần là những hộ làm ăn khấm khá nhờ sử dụng uy tín
của mình cùng với sự hỗ trợ kịp thời từ Ngân hàng CSXH đã giúp họ vượt khó.
Riêng trong năm 2012, phần lớn các khoản vay đến hạn được Ngân hàng đồng ý
cho vay lưu vụ nên những khoản đó Ngân hàng không thu được.
Dư nợ trong năm 2011 và 2012 có sự tăng nhẹ không đáng kể do khoản
chênh lệch ròng giữa cho vay và thu nợ trong hai năm này là không lớn.
Đặc biệt nợ quá hạn ở tổ chức Hội này có sự tăng nhẹ qua hai năm, sự tăng
này là không đáng kể so với uy tín mà tổ chức này có được, cho thấy đây là tổ
chức Hội có uy tín cao đối với việc sử dụng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng.
28
Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013
Bảng 4.11: Tình hình cho vay hộ nghèo do Hội Cựu Chiến binh nhận ủy thác sáu
tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu nằm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu
6 tháng năm 2013/
6 tháng đầu 6 tháng đầu
năm 2012
năm 2013
6 tháng năm 2012
Số tiền
%
Doanh số cho vay
175,33
446,58
271,25
154,71
Thu nợ
201,23
188,76
(12,47)
(6,20)
6.921,50
7.089,62
168,12
2,43
188,22
172,53
(15,69)
(8,34)
Dư nợ
Nợ quá hạn
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm
2013.
Trong sáu tháng đầu năm nay, ta thấy rằng Doanh số cho vay tăng khá
nhiều, trong khi đó thu nợ có sự giảm nhẹ so với cùng kì năm trước nên đã làm
cho dư nợ tăng nhẹ hơn 2 % so với cùng kì.
Nợ quá hạn trong sáu tháng đầu năm 2013 giảm hơn 8 % so với cùng kì
năm trước. Đây là tín hiệu đáng mừng cho những nỗ lực của việc đôn đốc và
khuyến khích các hộ vay chí thú làm ăn của ban Giám đốc Ngân hàng, những
buổi họp tổ thường xuyên đã thuyết phục được họ trả nợ.
4.1.2.2.4 Đoàn Thanh niên
Để thấy được tình hình cho vay do Đoàn Thanh niên làm ủy thác ta xét
bảng sau:
Giai đoạn 2010-2012
Bảng 4.12: Tình hình cho vay hộ nghèo do Đoàn Thanh niên nhận ủy thác từ
năm 2010 đến 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Năm
Năm
2010
2011
2012
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền
%
2012/2011
Số tiền
%
Doanh số cho
vay
241,89
352,19
282,62
110,30
45,60
(69,57)
(24,62)
Thu nợ
239,57
318,90
287,14
79,33
33,11
(31,76)
(9,96)
2.102,75
2.136,04
2.131,52
33,29
1,58
(4,52)
(0,21)
99,26
103,31
98,79
4,05
4,08
(4,52)
(4,38)
Dư nợ
Nợ quá hạn
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo ba năm 2010, 2011, 2012
29
Qua bảng trên ta thấy Doanh số cho vay có sự tăng giảm không ổn định
nhưng xu hướng chung là đang tăng điều này cho thấy Đoàn Thanh niên đã tích
cực tìm hiểu những mô hình hay giúp cho Thanh niên nghèo lập nghiệp, tiếp cận
tri thức thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhạy bén với những tri
thức mới, năng động, sáng tạo và mạnh dạn đầu tư vào những mô hình làm ăn
mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc doanh số cho vay ủy thác cho Đoàn Thanh niên ngày càng tăng góp
phần giúp thanh niên nghèo vượt khó, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự
trên địa bàn, có công ăn việc làm, thanh niên sẽ phấn đấu vượt khó khăn mà
không phải lao vào các tệ nạn xã hội. Thanh niên là bộ mặt tương lai của đất
nước, Ngân hàng chính sách xã hội cần liên kết thật chặt chẽ hơn với Đoàn
Thanh niên giải quyết nhu cầu vốn cho đối tượng này theo đúng với nhu cầu,
phát huy tính năng động, sáng tạo của Thanh niên trên địa bàn.
Thu nợ cũng như Doanh số cho vay biến động không ổn định nhưng tình
hình chung là đang tăng. Ở Giồng Riềng, phong trào thanh niên lập nghiệp trong
huyện đang dần được phát triển, nhờ vào nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng
mà thanh niên nghèo trong huyện có cơ hội tiếp cận với những tri thức khoa học
mới, những mô hình làm ăn mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là những
nguyên nhân khiến cho thanh niên có thu nhập trả nợ Ngân hàng.
Dư nợ qua ba năm với những sự thay đổi không ổn định nhưng nhìn chung
là không có chuyển biến to lớn chỉ thay đổi quanh mức 1 %. Cho thấy tăng
trưởng tín dụng ở Hội Cựu Chiến binh là không nhiều.
Nợ quá hạn do Đoàn Thanh niên làm ủy thác đang có xu hướng giảm qua
các năm. Nợ quá hạn đang có chiều hướng giảm là tín hiệu tốt trong công tác
quản lí của NHCSXH huyện Giồng Riềng, cũng như cho thấy hiệu quả hoạt
động ngày càng tốt của Huyện Đoàn Giồng Riềng trong việc vận động những
thanh niên nghèo lập nghiệp trả nợ Ngân hàng thay vì la cà, vi phạm pháp luật
làm ảnh hưởng tới an ninh trật tự.
Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013
Bảng 4.13: Tình hình cho vay hộ nghèo do Đoàn Thanh niên nhận ủy thác sáu
tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
6 tháng năm 2013/
6 tháng năm 2012
Số tiền
%
Doanh số cho vay
199,78
206,76
6,98
3,49
Thu nợ
185,61
84,09
(101,52)
(54,69)
2.173,57
2.254,19
80,62
3,71
131,28
37,15
(94,13)
(71,70)
Dư nợ
Nợ quá hạn
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm
2013
30
Qua bảng trên ta nhận thấy rằng trong sáu tháng đầu năm 2013 thì Doanh
số cho vay có sự tăng nhẹ trong khi thu nợ giảm mạnh hơn 50 % so với cùng kì
năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm mạnh thu nợ là do trong sáu tháng năm
nay, chịu tác động bởi những khó khăn chung của đất nước do biến động về giá
cả và thị trường tiêu thụ làm cho sản phẩm tiêu thụ ì ạch gây khó khăn cho người
vay khi đến hạn trả nợ.
Sáu tháng đầu năm nay, Ngân hàng tích cực thu hồi được những khoản vay
quá hạn nên đã làm giảm đi đáng kể hơn 70 % so với cùng kì, Đoàn viên thanh
niên quy tụ những thanh niên nghèo có nghị lực vượt khó nên họ ý thức được
những khoản cho vay này là hỗ trợ họ trong việc thay đổi cuộc sống của mình
nên Ngân hàng thu hồi được những khoản nợ quá hạn trong sáu tháng đầu năm
làm giảm nợ quá hạn đáng kể so với cùng kì năm trước. Đây là xu hướng tốt
Ngân hàng cần chú ý phát huy, nâng mức cho vay đối tượng này vì đây là đối
tượng có tư tưởng tốt, có khả năng trả nợ cao, không dây dưa với tinh thần tuổi
trẻ đầy nhiệt huyết.
4.2 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DÀNH CHO HỘ NGHÈO
CỦA NHCSXH GIỒNG RIỀNG THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
4.2.1 Đánh giá tổng thể
Các chỉ số tài chính dùng để đánh giá chất lượng dành cho hộ nghèo ở mức
độ tổng thể được đề cập ở bảng sau:
Giai đoạn 2010-2012
Bảng 4.14: Các chỉ tiêu tài chính tổng thể từ năm 2010 đến 2012
Chỉ tiêu
Dư nợ/Tổng nguồn vốn
Đơn vị
tính
Năm
2011
Năm
2012
Lần
0,20
0,18
0,17
%
24,31
17,66
22,84
Vòng
0,44
0,26
0,23
%
7,55
7,51
7,55
Doanh số cho vay hộ nghèo/Tổng
doanh số cho vay
Vòng quay vốn tín dụng
Năm
2010
Tỷ lệ nợ quá hạn
Nguồn: Báo cáo sử dụng vốn ba năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng 2013
Về tỷ lệ Dư nợ/Tổng nguồn vốn
Tỷ lệ này dao động quanh mức 0,2 lần, điều này chứng tỏ nguồn vốn của
Ngân hàng chỉ mới tạo được 0,2 đồng dư nợ cho vay hộ nghèo, tỷ lệ này còn khá
thấp trong khi đối tượng người nghèo chiếm tỷ lệ cao trong hoạt động cho vay
của Ngân hàng. Tỷ lệ này thấp là chưa thật sự hợp lí khi Ngân hàng hoạt động ở
một huyện có tỷ lệ người nghèo khá cao trong của tỉnh Kiên Giang, Ngân hàng
cần nâng cao tỷ lệ nghĩa là mở rộng hoạt động cho vay hộ nghèo để tận dụng
nguồn vốn điều chuyển từ Trung ương cũng như nguồn vốn được tài trợ từ địa
phương không chịu lãi suất.
31
Doanh số cho vay hộ nghèo/Tổng doanh số cho vay
Qua Bảng trên ta thấy tỷ trọng của Doanh số cho vay hộ nghèo trong tổng
doanh số cho vay ở NHCSXH huyện Giồng Riềng chiếm gần 25 %. Điều này
cho thấy cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng khá lớn trong cho vay của Ngân hàng.
Hộ nghèo vẫn là đối tượng vay vốn nhiều so với các đối tượng còn lại. Với đặc
thù là cho vay tín chấp với người nghèo nên Ngân hàng cần phải chú trọng kiểm
soát chặt chẽ những đối tượng vay vốn này, đảm bảo vốn vay thật sự đến được
với người nghèo cần vốn để sản xuất vươn lên thoát nghèo.
Vòng quay vốn tín dụng
Qua hai bảng trên ta thấy rằng vòng vay vốn là khá nhỏ, điều này cho thấy
tốc độ thu hồi nợ là chậm, nguyên nhân của tình trạng này là do hoạt động cho
vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với hoạt động cho vay dài hạn từ đó
làm cho nguồn vốn của Ngân hàng xoay chuyển chậm.
Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng luôn dao động quanh mức 7 % đây là tỷ lệ
cao hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là không được vượt
quá 3 %. Tỷ lệ nợ quá hạn cho thấy có một lượng vốn mà Ngân hàng cho vay
không thể thu hồi được là nhiều, đối với một tổ chức tín dụng Ngân hàng mà
hoạt động cho vay chủ yếu là tín chấp, không có tài sản đảm bảo thì tỷ lệ nợ quá
hạn này cao thì đồng nghĩa với khả năng mất vốn là rất lớn. Điều này cho thấy
phương án kiểm tra người vay sau khi vay thông qua Tổ TK&VV là chưa hiệu
quả nên làm cho nợ quá hạn còn ở mức cao.
Sáu tháng đầu năm 2013
Bảng 4.15: Các chỉ tiêu tài chính tổng thể sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng
đầu năm 2013
Chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Dư nợ/Tổng nguồn vốn
Sáu tháng
đầu năm
2013
Lần
0,22
0,22
%
40,18
33,99
Vòng
0,12
0,06
%
9,59
11,66
Doanh số cho vay hộ
nghèo/Tổng doanh số cho vay
Vòng quay vốn tín dụng
Sáu tháng
đầu năm
2012
Tỷ lệ nợ quá hạn
Nguồn: Báo cáo sử dụng vốn ba năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng 2013
So với cùng kì sáu tháng đầu năm 2012 thì tỷ lệ Dư nợ/tổng nguồn vốn vẫn
không có sự thay đổi nhiều, vẫn là một đồng vốn huy động tạo ra được 0,22
đồng dư nợ hộ nghèo, tỷ lệ này vẫn còn là khá thấp, Ngân hàng cần cải thiện để
nâng tỷ lệ này lên.
Trong khi đó tỷ trọng doanh số cho vay hộ nghèo trên tổng doanh số cho
vay là khá cao trên 30 %, cho thấy Ngân hàng đã giải ngân được nhiều vốn cho
hộ nghèo hơn đúng với nhu cầu về vốn của hộ nghèo trong huyện.
32
Cá biệt vòng quay vốn sáu tháng năm 2013 chỉ bằng ½ vòng quay cùng kì
năm 2012. Vòng quay này là rất chậm, cho thấy nguồn vốn cho vay đi rất chậm
được thu hồi về.
Tỷ lệ nợ quá hạn trong sáu tháng đầu năm 2013 là rất cao trên 10 %, gấp
hơn 3 lần giới hạn cho phép, cao hơn cả so với cùng kì năm 2012, đây là điều
đáng báo động cho Ngân hàng về công tác kiểm soát nợ quá hạn. Ngân hàng đã
quá buông lỏng công tác này, không giảm được nợ quá hạn mà còn phát sinh
thêm, qua đây gián tiếp cho thấy vẫn còn rất nhiều hộ nghèo sử dụng vốn không
hiệu quả và không có khả năng trả nợ Ngân hàng. Trong khi cả tỷ lệ nợ xấu của
cả Ngân hàng chỉ là 3 % mà tỷ lệ này ở hoạt động cho vay hộ nghèo là trên 10 %
cho thấy Cho vay hộ nghèo ở Ngân hàng CSXH huyện Giồng Riềng đang có vấn
đề ở phía người vay.
4.2.2 Theo thời hạn
Để đánh giá chất lượng tín dụng theo thời hạn ta xem xét những bảng sau:
Bảng 4.16: Các chỉ tiêu tài chính theo thời hạn từ năm 2010 - 2012
Chỉ tiêu
Dư nợ/tổng
nguồn vốn
Vòng quay vốn
tín dụng
Tỷ lệ nợ quá
hạn
Đơn
vị tính
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Ngắn hạn
Trung và
dài hạn
Ngắn hạn
Trung và
dài hạn
%
0,02
0,18
0,02
0,16
0,03
0,14
Vòng
0,85
0,39
0,31
0,25
0,23
0,22
%
18,01
6,18
25,74
4,86
37,07
2,41
Ngắn hạn
Trung và
dài hạn
Nguồn: Báo cáo sử dụng vốn ba năm 2010, 2011, 2012
Bảng 4.17: Các chỉ tiêu tài chính theo thời hạn sáu tháng đầu năm 2012 và sáu
tháng đầu năm 2013
Sáu tháng đầu
năm 2012
Sáu tháng đầu năm
2013
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Dư nợ/tổng nguồn vốn
%
0,05
0,17
0,03
0,19
Vòng
0,10
0,13
0,05
0,05
%
9,58
9,61
43,60
6,19
Vòng quay vốn tín
dụng
Tỷ lệ nợ quá hạn
Ngắn
hạn
Trung
và dài
hạn
Ngắn
hạn
Trung
và dài
hạn
Nguồn: Báo cáo sử dụng vốn năm 2012 và sáu tháng 2013
Qua hai bảng trên ta thấy rằng một đồng vốn huy động tạo ra được số lượng
đồng dư nợ trung và dài hạn nhiều hơn so với dư nợ ngắn hạn điều này chứng tỏ
rằng nguồn vốn để tạo ra dư nợ tập trung vào hoạt động cho vay trung và dài hạn
33
là chủ yếu. Điều này là phù hợp với tỷ trọng cho vay dài hạn luôn cao hơn so với
ngắn hạn tại Ngân hàng CSXH huyện Giồng Riềng.
Vì có lượng dư nợ nhiều nên vòng quay vốn tín dụng của hoạt động cho
vay với kì hạn trung và dài luôn chậm hơn so với hoạt động cho vay với kì hạn
ngắn.
Đặc biệt qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động cho
vay kì hạn ngắn là cực kì cao. Điều này cho ta nhận định rằng những khoản cho
vay ngắn hạn thật sự không phát huy được tác dụng, những khoản nợ ngắn hạn
quá hạn nhiều như vậy là do được chuyển qua từ Ngân hàng Nông nghiệp vào
năm 2003 khi Ngân hàng CSXH Việt Nam tách ra khỏi Ngân hàng Nông nghiệp,
với những khoản cho vay rất ngắn, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng mà Ngân hàng
Nông nghiệp trước đây xét cho người nghèo vay thì rất khó để Ngân hàng có thể
thu hồi đúng hạn được. Đây là vấn đề nan giải đối với Ngân hàng CSXH Giồng
Riềng khi phải đối mặt với những khoản quá hạn rất nhiều.
4.2.2.2 Theo đối tượng nhận ủy thác
Để đánh giá chất lượng tín dụng theo thời hạn ta xem xét những bảng sau:
Bảng 4.18: Các chỉ tiêu tài chính theo tổ chức Hội nhận ủy thác từ 2010 – 2012
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Đơn
vị
tính
ND
PN
CCB
TN
ND
PN
CCB
TN
ND
PN
CCB
TN
Dư
nợ/tổng
nguồn
vốn
%
0,10
0,04
0,04
0,01
0,09
0,04
0,03
0,01
0,09
0,04
0,03
0,01
Vòng
quay vốn
Vòng
0,45
0,85
0,06
0,11
0.11
0,54
0,07
0,15
0,21
0,41
0,05
0,14
Tỷ lệ nợ
quá hạn
%
6,85
13,93
2,84
4,72
6,84
13,85
2,78
4,84
6,79
14,43
2,80
4,64
Chỉ tiêu
Nguồn: Báo cáo sử dụng vốn ba năm 2010, 2011, 2012
Bảng 4.19: Các chỉ tiêu tài chính theo tổ chức Hội nhận ủy thác sáu tháng dầu
năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu
Dư nợ/tổng nguồn vốn
Vòng quay vốn tín dụng
Tỷ lệ nợ quá hạn
Sáu tháng đầu năm 2012
Đơn
vị
tính
ND
PN
%
0,12
0,04
Vòng
0,12
%
CCB
TN
Sáu tháng đầu năm 2013
ND
PN
0,04 0,01
0,12
0,05
0,04
0,01
0,23
0,03 0,09
0,05
0,09
0,03
0,04
8,45 18,69
2,72 6,04
5,22 10,34
2,43
1,65
Nguồn: Báo cáo sử dụng vốn năm 2012 và sáu tháng 2013
Ghi chú
ND: Nông dân
CCB: Cựu Chiến binh
PN: Phụ nữ
TN: Đoàn Thanh niên
34
CCB
TN
Qua bảng trên ta thấy dư nợ trên tổng nguồn vốn của Hội Nông dân luôn
lớn hơn so với ba tổ chức Hội còn lại, tiếp theo đó là Hội Phụ nữ. Điều này cho
thấy được là vốn chảy về hai tổ chức Hội này là nhiều hơn so với hai tổ chức còn
lại là Cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên. Trong khi đó vòng quay vốn ở Hội
Nông dân là chậm so với các tổ chức Hội còn lại, chứng tỏ khả năng luân chuyển
vốn là rất chậm, điều này phản ánh hoạt động chưa hiệu quả trong công tác đôn
đóc thu nợ của Hội Nông dân. Cùng với đó thì Nợ quá hạn ở hai tổ chức hội
Nông dân và Phụ nữ là rất cao trong khi tỷ lệ này ở Hội Cựu chiên binh và Đoàn
Thanh niên thì thấp cho thấy hai hội này hoạt động chưa thật sự hiệu quả.. Nông
dân và Phụ nữ đang có khả năng thu hồi nợ thấp, Ngân hàng nên hạn chế cho
vay cần tăng cường các biện pháp giải quyết nợ quá hạn còn nhiều. Trong khi
đó, Cựu Chiến binh là hội duy trì tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp, uy tín của Hội
này ngày càng được củng cố, nợ quá hạn thấp cho thấy khả năng sản xuất kinh
doanh có hiệu quả nên khả năng trả nợ là rất tốt. Đoàn Thanh niên là tổ chức tập
hợp những thanh niên ưu tú, chịu khó, năng động và nhạy bén với những tri thức
mới, tìm tòi những phương thức sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả mang lại
hiệu quả kinh tế cao, điều này phản ánh qua tỷ lệ nợ quá hạn duy trì tuy cao hơn
mức quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng vẫn ở mức thấp. Cần mở rộng
hoạt động cho vay về Hôi Cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên nhiều hơn nữa để
tận dụng hết những ưu điểm của hai tổ chức này so với Hội Nông dân và Phụ nữ.
4.2.3 Đánh giá sơ lược về vai trò của hoạt động tín dụng dành cho hộ
nghèo của Ngân hàng CSXH huyện Giồng Riềng
Với phương châm hỗ trợ người nghèo vượt khó, trong những năm qua
NHCSXH đã giúp cho hàng trăm hộ thoát được nghèo nhờ đồng vốn tín dụng ưu
đãi lãi suất. Dưới đây là hiệu quả mà NHCSXH mang lại trên địa bàn huyện:
Bảng 4.20: Vai trò của hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH Giồng
Riềng qua ba năm 2010, 2011, 2012
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
1
Số hộ nghèo được vay
vốn
Hộ
7.579
7.823
7.936
2
Số hộ nghèo có trong
danh sách
Hộ
11.563
11.316
11.342
3
Số khách hàng có nợ
xấu
Hộ
389
478
482
4
Số hộ nghèo được thoát
nghèo
Hộ
463
486
501
5
Tỷ lệ hộ nghèo được
vay vốn(1/2)
%
65,55
69,13
69,97
6
Tỷ lệ khách hàng có nợ
xấu(3/1)
%
5,13
6,11
6,07
7
Tỷ lệ hộ nghèo thoát
nghèo(4/2)
%
6,11
6,21
6,31
Nguồn: Tổng hợp từ NHCSXH Giồng Riềng qua ba năm 2010, 2011, 2012
35
Bảng 4.21: Vai trò của hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH Giồng
Riềng sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
1
Số hộ nghèo được
vay vốn
Hộ
5.356
5.822
2
Số hộ nghèo có trong
danh sách
Hộ
11.108
11.234
3
Số khách hàng có nợ
xấu
Hộ
253
178
4
Số hộ nghèo được
thoát nghèo
Hộ
281
317
5
Tỷ lệ hộ nghèo được
vay vốn(1/2)
%
48,22
51,82
6
Tỷ lệ khách hàng có
nợ xấu(3/1)
%
4,72
3,06
7
Tỷ lệ hộ nghèo thoát
nghèo(4/2)
%
5,25
5,45
Nguồn: Tổng hợp từ NHCSXH Giồng Riềng năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013
Nhìn lại hoạt động cho vay trong 3 năm qua, NHCSXH huyện Giồng Riềng
đã giúp cho nhiều hộ nghèo vay vốn thoát khỏi ngưỡng đói nghèo. Hoạt động của
Ngân hàng đã góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN.
Theo số liệu thống kê của NHCSXH huyện Giồng Riềng, sau 3 năm hoạt
động đã góp phần giúp 1.767 hộ nghèo thoát khỏi ngưỡng nghèo đói theo chuẩn
mực của Bộ lao động Thương binh xã hội và hàng chục hộ khác đang vươn lên
thoát khỏi nghèo đói ở toàn huyện Giồng Riềng.
Qua Bảng trên ta thấy tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn đang tăng qua các năm,
đây là điều rất tích cực của Ngân hàng đối với việc hỗ trợ người nghèo vay vốn.
Tỷ lệ này càng tăng cho thấy ngày càng có nhiều người nghèo mạnh dạn tìm đến
nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH, họ không còn cảm thấy tự ti về bản thân mình
nữa, họ phải tự chủ động tìm cách thoát nghèo, không còn ỷ lại trông chờ vào
những khoản trợ cấp của Nhà nước.
Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu đang có xu hướng tăng nhưng không nhiều, tỷ
lệ này không thay đổi nhiều cho thấy người dân càng làm ăn có hiệu quả và
những hộ nợ xấu là những hộ có nợ quá hạn được chuyển qua từ Ngân hàng
Nông nghiệp.
Tỷ lệ hộ nghèo thoát nghèo ngày càng tăng qua các năm. Tỷ lệ này phản ánh
được rằng vốn vay đã sử dụng đúng mục đích kinh doanh đã và đang phát huy
hiệu quả kinh tế. hầu như tất cả các xã đã áp dụng các chương trình như khuyến
nông, nâng cao dân trí, xóa mù chữ,…nên vốn vay đã phát huy hiệu quả thiết
36
thực. Làm cho ngày càng cho có nhiều người nghèo thoát được nghèo, cho thấy
hiệu quả tích cực của chương trình cho vay hộ nghèo trên địa bàn huyện.
Hoạt động tín dụng hộ nghèo đã góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều
người lao động, phát huy tiềm lực, đất đai ngành nghề, tạo điều kiện sản xuất, đẩy
lùi nạn cho vay lãi, cầm cố ruộng đất ở nông thôn, làm cho đời sống người dân
nghèo được cải thiện góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước nói
chung và của huyện Giồng Riềng nói riêng.
Thực hiện chương trình tín dụng hộ nghèo đã thể hiện tính nhân văn, nhân
ái và trách nhiệm của cộng đồng đối với người nghèo. Thể hiện bản chất tốt đẹp
của con người Việt nam và của chế độ Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thực hiện tốt chương trình tín dụng đối với hộ nghèo đã góp phần thực hiện
mục tiêu XĐGN, một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta đang được chú
trọng hiện nay.
37
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG DÀNH CHO HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM – HUYỆN
GIỒNG RIỀNG
5.1 ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY DÀNH
CHO HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN GIỒNG RIỀNG
5.1.1 Ưu điểm
Ngân hàng hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận. Qua phân tích ta thấy lợi
nhuận quá cao và có xu hướng tăng. Đây là kết quả tốt ngân hàng cần phải phát
huy, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động để thực hiện mục tiêu quốc gia.
Ngân hàng đã dạng hóa loại hình cho vay với mức lãi suất ưu đãi, thủ tục
đơn giản giúp người nghèo dễ tiếp xúc được với nguồn vốn nên làm cho dư nợ
cho vay hộ nghèo liên tục tăng qua các năm.
Việc phối hợp với các hội đoàn thể trong xét duyệt cho vay và quản lý vốn,
củng cố, tổ chức lại tổ tiết kiệm và vay vốn tại các ấp, là một trong những khâu
trọng yếu, quyết định đến chất lượng hoạt động tín dụng. Ngân hàng đã tăng
cường khâu đào tạo quản lý cho cán bộ hội đoàn thể, tổ tiết kiệm và vay vốn đã
giúp cán bộ hội, tổ tiết kiệm và vay vốn nhận thức đúng về Chủ trương Chính
sách Nhà nước, rủi ro về tín dụng ưu đãi, biết cách ghi chép hệ thống sổ sách thu
lãi, thu nợ gửi đến người vay được kịp thời. Phòng giao dịch thực hiện văn bản
liên tịch với 4 tổ chức Hội đoàn thể cấp huyện và xã được chặt chẽ hơn. Luôn
duy trì các kỳ hợp giao ban định kỳ từ huyện đến xã, từ đó nguồn vốn ủy thác
cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được giải ngân đúng đối
tượng thụ hưởng, công khai hóa hoạt động chính sách tín dụng tại địa phương.
5.1.2 Nhược điểm
5.1.2.1 Hoạt động tín dụng theo thời hạn
Mất cân đối trong kì hạn cho vay, tín dụng trung và dài hạn cao làm cho
vòng quay vốn tín dụng chung cho hoạt động cho vay hộ nghèo chậm làm cho
việc luân chuyển vốn chậm so với nhu cầu vốn của người vay. Và tỷ lệ nợ quá
hạn của hoạt động tín dụng ngắn hạn còn rất cao.
5.1.2.2 Hoạt động tín dụng theo tổ chức Hội ủy thác
Hội Nông dân và Hội Phụ nữ có số lượng người vay rất nhiều so với các
Hội còn lại nhưng tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức rất cao. Và vòng quay vốn ở
Hội Nông dân và Phụ nữ là rất chậm so với hai Hội còn lại.
Thời gian họp Tổ của nhân viên Ngân hàng với các Tổ trưởng Tổ TK&VV
là khá khiêm tốn, thời gian giao dịch xã đối với 1 xã chỉ có một ngày trong tháng
nên việc tiếp cận với từng hộ vay để nắm tình hình là không nhiều.
Công tác họp tổ nhóm của các Tổ TK&VV còn rất hạn chế, những quy
định về trách nhiệm của người sử dụng vốn không được tuyên truyền kỹ lưỡng
nên vẫn còn đó những hộ vay chây ỳ trong việc trả nợ Ngân hàng, ngoài ra tâm lí
38
ỷ lại, không chịu chăm lo sản xuất làm cho công tác thu hồi nợ gặp rất nhiều khó
khăn.
Chính quyền các xã vẫn còn xác nhận không đúng hoàn cảnh thực tế làm
cho nguồn vốn không được dùng đúng vào mục tiêu hỗ trợ xóa đói giảm nghèo
chưa tạo được sự công bằng trong nhân dân, người cần vốn thì không được hỗ
trợ, trong khi những người không thuộc diện hỗ trợ lại được vốn.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ
NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN GIỒNG RIỀNG.
5.2.1 Vấn đề nợ quá hạn
5.2.1.1 Tập trung vào công tác thu hồi nợ quá hạn
Hai tổ chức có nợ quá hạn nhiều nhất là Hội Nông dân và Hội Phụ nữ thì
cần siết chặt hoạt động cho vay. Tập trung vào công tác thu hồi nợ, đối với
những khoản nợ quá hạn được chuyển qua từ Ngân hàng Nông nghiệp cần có
kiến nghị gửi lên Ngân hàng CSXH tỉnh xin ý kiến giải quyết đối với những
khoản vay mà người vay đã bỏ xứ không rõ tung tích trong nhiều năm và đối với
những hộ vay chết mà không còn người thừa kế. Với những hộ có nợ quá hạn
mà không nhận nợ hoặc cố tình không trả khi có khả năng thì cần đưa ra pháp
luật giải quyết, răn đe để thu hồi được nợ.
5.2.1.2 Siết chặt hoạt động cho vay
Nông dân và Phụ nữ là tổ chức hoạt động kém hiệu quả cần siết chặt khâu
cho vay, xem xét hồ sơ vay vốn thật chính xác, tuy có thể cho vay ít nhưng đảm
bảo hộ vay có phương án sản xuất kinh doanh khả thi nhằm có khả năng hoàn trả
vốn cho Ngân hàng. Trong khi đó Hội Cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên thì
có nợ quá hạn thấp, cần mở rộng cho vay hai tổ chức này để nâng cao tác dụng
của nguồn vốn ưu đãi lãi suất đối với người nghèo.
5.2.1.3 Nâng cao công tác ủy thác của các Hội
Việc quản lí hội viên vay vốn không sát sao của các Tổ TK&VV cũng là
nguyên nhân làm xuất hiện nợ quá hạn. Ngân hàng cần thường xuyên có những
buổi họp Tổ TK&VV để giải thích cho họ hiểu về chính sách của Ngân hàng đối
với người nghèo là hỗ trợ họ, không phải là trợ cấp, để họ nhận thức được mà
chí thú làm ăn.
Đối với những hộ thoát nghèo, Ngân hàng cần có những buổi hội thảo nhân
rộng mô hình đối với những hộ có nhu cầu vay vốn, tạo ra cơ hội để những hộ
nghèo thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ từ Ngân hàng có dịp chia sẽ những kinh nghiệm
cũng như những bài học mà họ rút ra được từ việc sử dụng vốn có hiệu quả.
5.2.2 Vấn đề mất cân đối kì hạn tín dụng
Cần tăng cường củng cố nghiệp vụ tín dụng cho cán bộ Ngân hàng: Việc
xác định kì hạn không hợp lí là nguyên nhân làm cho nợ quá hạn ngắn hạn tăng
và luôn ở mức cao. Cần cho Cán bộ Ngân hàng tham gia những buổi Hội thảo về
Nông nghiệp để cán bộ làm tín dụng nắm rõ quy luật trong sản xuất nông nghiệp
để xác định kì hạn cho vay hợp lí, đối với những hoạt động nông nghiệp ngắn
ngày cần cho vay với kì hạn ngắn, tránh tình trạng người vay sử dụng những
39
nguồn vốn vay ngắn hạn vào việc sản xuất nông nghiệp dài hạn, khi đến hạn thì
những khoản đầu tư chưa kịp tạo ra thu nhập để trả nợ.
5.2.3 Công tác thu hồi nợ vay không đạt hiệu quả
5.2.3.1 Liên kết với Chính quyền địa phương chặt chẽ để kiểm soát việc
sử dụng vốn
Các tổ chức Hội Đoàn thể đóng vai trò là kênh cung cấp thông tin trực tiếp
cho Ngân hàng về thông tin của các khách hàng, nguồn thông tin này đôi khi
thiếu tính trung thực làm cho cán bộ tín dụng khó khăn trong công tác thu hồi
nợ, công tác kiểm tra; tình trạng vay ké, không đúng đối tượng sử dụng đã làm
thiệt hại nguồn vốn ưu đãi này, vì vậy cần củng cố các Tổ TK&VV tại cơ sở,
thường xuyên có những buổi kiểm tra đột xuất những tổ viên xem họ có thật sự
sử dụng vốn như cam kết ban đầu, nếu không thì cần phải kịp thời thu hồi vốn
đối với những trường hợp này để nguồn vốn thật sự đến tay người nghèo, người
cần được hỗ trợ.
5.2.3.2 Kết hợp với Trung tâm Khuyến Nông, Khuyến Ngư huyện
Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Khuyến nông, Khuyến
ngư xem xét lựa chọn những mô hình đầu tư nông nghiệp có hiệu quả để hướng
dẫn người vay xem xét lựa chọn mà đầu tư, phát huy tối đa sự ưu đãi lãi suất mà
Ngân hàng hỗ trợ. Đây nên là hoạt động thực hiện định kì hàng tháng, Ban Giám
đốc và cán bộ nhân viên Ngân hàng và Trung tâm Khuyến Nông đề ra những
phương án sản xuất hiệu quả đối với đặc thù điều kiện các vùng, để tư vấn cho
người nghèo khi đến vay vốn. Bằng cách này Ngân hàng có thể dự báo trước cho
mình những rủi ro trong cho vay hộ nghèo mà chuẩn bị các phương án đối phó
nếu xảy ra rủi ro và cũng là biện pháp giúp hộ nghèo thiết thực hơn so với chỉ
cung cấp vốn để họ làm gì thì làm.
Hội Phụ nữ đang gặp rắc rối trong vấn đề về đầu ra sản phẩm nên Ngân
hàng cần kết hợp với các cơ quan ban ngành trong huyện tìm ra phương hướng
giải quyết đầu ra bằng cách liên hệ với các doanh nghiêp xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ để thu hút phụ nữ quay trở về với các công việc này, để có thu
nhập trả nợ Ngân hàng.
5.3.3.3 Tăng cường nhân sự
Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Giồng Riềng cần tập trung đào tạo,
sắp xếp, bố trí nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ
trước mắt cũng như lâu dài. Tích cực tham mưu cho cấp Ủy, Chính quyền các
cấp triển khai có hiệu quả các trương trình tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ
nghèo và các đối tượng chính sách.
Ban Giám đốc cần xem xét đề nghị lên cấp trên tăng cường nhân lực bởi vì
với số lượng nhân viên như hiện nay không thể cùng lúc làm tất cả mọi công
việc, mỗi nhân viên phải phụ trách 5 xã là rất nhiều, họ rất muốn nâng cao chất
lượng những khoản cho vay của mình nhưng khối lượng công việc quá nhiều và
dày đặc như hiện nay thì công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ người nghèo gần
như không được thực hiện thường xuyên do đó còn rất nhiều sơ soát trong việc
thu hồi nợ đúng hạn.
40
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích hoạt động cho vay theo thời hạn tín dụng và phân tích
theo tổ chức nhận ủy thác đã cho ta thấy được hoạt động cho vay ngắn hạn chỉ
chiếm tỷ trọng thấp và chưa thật sự mang lại hiệu quả như mong đợi. Cho vay
thông qua hội ủy thác Nông dân và Phụ nữ chưa thật sự mang lại hiệu quả, thu
nợ vẫn còn thấp trong khi dư nợ cho vay hai hội này là chiếm ưu thế hơn hai hội
còn lại. Nợ quá hạn duy trì ở hai tổ chức này luôn ở mức cao trong khi hai tổ
chức còn lại duy trì trong mức quy định của Nhà nước. Dư nợ tín dụng ở Hội
Phụ nữ và Nông dân là lớn trong khi hoạt động không hiệu quả Ngân hàng nên
hạn chế cung cấp tín dụng về hai Hội này nữa.
Qua việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính thì ta nhận thấy rằng 1 đồng vốn
huy động tạo ra chỉ được 0,2 đồng dư nợ tín dụng hộ nghèo, đây là con số khiêm
tốn trong khi hộ nghèo ở Giồng Riềng chiếm tỷ lệ cao hơn so với các đối tượng
chính sách khác. Doanh số cho vay hộ nghèo chiếm gần ¼ tổng cho vay của
Ngân hàng cho thấy đối tượng hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao trong tổng cho vay của
Ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay hộ nghèo còn ở mức cao trong đó
Hội Nông dân và Phụ nữ chiếm phần lớn nợ quá hạn của cho vay hộ nghèo.
Qua việc phân tích và đánh giá chật lượng tín dụng của hoạt động cho vay
hộ nghèo thì tác giả cũng đã đề xuất các biện pháp thực tế và có thể thực hiện
được ở Ngân hàng CCSXH huyện Giồng Riềng nhằm nâng cao chất lượng
những khoản vốn mà Ngân hàng đã và sẽ cho vay trong thời gian tới.
Tóm lại trong công tác cho vay ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả tốt
trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, góp phần trong sự nghiệp xóa
đói giảm nghèo ổn định xã hội.
41
PHỤ LỤC 1
CÁC SỐ LIỆU DÙNG ĐỂ TÍNH TỶ TRỌNG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY BỐN HỘI QUA BA NĂM
Hoạt động cho vay năm 2010
Chỉ tiêu
Doanh số cho
vay
Thu nợ
Dư nợ
Nợ quá hạn
Nông dân
Phụ nữ
Cựu
Chiến
binh
Thanh
niên
Tổng
9.547,57 7.753,02
477,27
241,89 18.019,75
8.595,34 6.095,02
19.704,81 8.012,22
1.350,01 1.115,72
395,49
6.620,92
187,85
239,57 15.325,42
2.102,75 36.440,7
99,26 2.752,84
Hoạt động cho vay năm 2011
Chỉ tiêu
Doanh số cho
vay
Thu nợ
Dư nợ
Nợ quá hạn
Nông dân
Phụ nữ
Cựu
Chiến
binh
Thanh
niên
Tổng
4.464,92 4.403,32
688,77
352,19
9.909,20
4.367,51 4.319,15
479,07
318,90
9.484,63
19.802,22 8.096,39
6.830,62
1.353,68 1.121,33
189,97
103,31
2.768,29
Cựu
Chiến
binh
Thanh
niên
Tổng
2.136,04 36.865,27
Hoạt động cho vay năm 2012
Chỉ tiêu
Nông dân
Phụ nữ
Doanh số cho vay
4.114,21
3.315,6
362,57
282,62
8.075,00
Thu nợ
4.124.,49 3.298,93
361,39
287,14
8.071,95
Dư nợ
19.791,94 8.113,06
6.831,8
1.343,4 1.170,83
191,4
Nợ quá hạn
42
2.131,52 36.868,32
98,79
2.804,42
PHỤ LỤC 2
CÁC SỐ LIỆU DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI HUYỆN GIỒNG RIỀNG
Đánh giá tổng thể
Giai đoạn 2010-2012
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1
Dư nợ hộ nghèo
Triệu đồng
36.440,68
36.865,25
36.868,32
2
Tổng nguồn vốn
Triệu đồng
185.288,25
209.218,18
219.009,54
3
Doanh số cho vay
hộ nghèo
Triệu đồng
18.091,76
9.909,20
8.075,00
4
Thu nợ
Triệu đồng
15.325,42
9.484,63
8.071,95
5
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
35.057,51
36.652,93
36.866,74
6
Tổng doanh số
cho vay
Triệu đồng
74.414,36
56.084,21
35.360,00
7
Nợ quá hạn
Triệu đồng
2.752,84
2.768,29
2784,42
8
Dư nợ/Tổng
nguồn vốn(1/2)
Lần
0,20
0,18
0,17
9
Doanh số cho vay
hộ nghèo/Tổng
doanh số cho
vay(3/6)
%
24,31
17,66
22,84
10
Vòng quay
vốn(4/5)
Vòng
0,44
0,26
0,23
11
Tỷ lệ nợ quá
hạn(7/1)
%
7,55
7,51
7,55
Năm 2010
43
Năm 2011
Năm 2012
Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013
STT
6 tháng đầu 6 tháng đầu
năm 2012
năm 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1
Dư nợ hộ nghèo
Triệu đồng
36.555,49
38.254,47
2
Tổng nguồn vốn
Triệu đồng
165.936,55
170.893,22
3
Doanh số cho vay hộ
nghèo
Triệu đồng
4.835,67
3.773,50
4
Thu nợ
Triệu đồng
4.520,15
1.957,35
5
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
36.710,37
36.561,39
6
Tổng doanh số cho vay
Triệu đồng
12.034,30
11.101,80
7
Nợ quá hạn
Triệu đồng
3.508,82
4.458,99
8
Dư nợ/Tổng nguồn
vốn(1/2)
0,22
0,22
%
9
Doanh số cho vay hộ
nghèo/Tổng doanh số
cho vay(3/6)
40,18
33,99
10
Vòng quay vốn(4/5)
Vòng
0,12
0,06
11
Tỷ lệ nợ quá hạn(7/1)
%
9,59
11,66
Lần
44
Đánh giá theo thời hạn
Ngắn hạn
Giai đoạn 2010-2012
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
1
Dư nợ
Triệu đồng
4.242,69
4.684,52
5.528,02
2
Tổng nguồn vốn
Triệu đồng
185.288,25
209,218,18
219.009,54
3
Doanh số cho vay ngắn
hạn
Triệu đồng
4.928,40
1.833,22
2.018,75
4
Thu nợ
Triệu đồng
2.622,18
1.391,39
1.175,27
5
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
3.089,58
4.463,61
5.106,27
6
Tổng doanh số cho vay
hộ nghèo
Triệu đồng
18.091,76
9.909,20
8.075,00
7
Nợ quá hạn ngắn hạn
Triệu đồng
764,11
1.205,94
2.049,42
8
Dư nợ/Tổng nguồn
vốn(1/2)
Lần
0,02
0,02
0,03
9
Vòng quay vốn(4/5)
Vòng
0,85
0,31
0,23
10
Tỷ lệ nợ quá hạn(7/1)
%
18,01
25,74
37,07
Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
6 tháng đầu 6 tháng đầu
năm 2012
năm 2013
1
Dư nợ
Triệu đồng
8.233,43
5.593,20
2
Tổng nguồn vốn
Triệu đồng
165.936,55
170.893,22
3
Doanh số cho vay ngắn hạn
Triệu đồng
919,74
695,88
4
Thu nợ
Triệu đồng
645,05
270,70
5
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
6.458,98
5.560,61
6
Tổng doanh số cho vay hộ
nghèo
Triệu đồng
4.835,67
3.773,50
7
Nợ quá hạn ngắn hạn
Triệu đồng
788,43
2.438
8
Dư nợ/Tổng nguồn vốn(1/2)
Lần
0,05
0,03
9
Vòng quay vốn(4/5)
Vòng
0,10
0,05
10
Tỷ lệ nợ quá hạn(7/1)
%
9,58
43,60
45
Dài hạn
Giai đoạn 2010-2012
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
1
Dư nợ
Triệu đồng
32.197,99
32.180,73
31.340,30
2
Tổng nguồn vốn
Triệu đồng
185.288,25
209.218,18
219.009,54
3
Doanh số cho vay
hộ nghèo dài hạn
Triệu đồng
13.091,36
8.075,98
6.056,25
4
Thu nợ
Triệu đồng
12.703,24
8.093,24
6.896,68
5
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
32.003,44
32.189,36
31.760,52
6
Tổng doanh số
cho vay hộ nghèo
Triệu đồng
18.091,76
9.909,20
8.075,00
7
Nợ quá hạn
Triệu đồng
1.988,73
1.562,35
755,00
8
Dư nợ/Tổng
nguồn vốn(1/2)
Lần
0,18
0,16
0,14
9
Vòng quay
vốn(4/5)
Vòng
0,39
0,25
0,22
10
Tỷ lệ nợ quá
hạn(7/1)
%
6,18
4,86
2,41
Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
1
Dư nợ
Triệu đồng
28.322,06
32.661,27
2
Tổng nguồn vốn
Triệu đồng
165.936,55
170.893,22
3
Doanh số cho vay hộ nghèo
dài hạn
Triệu đồng
3.915,93
3.007,62
4
Thu nợ
Triệu đồng
3.875,10
1.686,65
5
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
30.251,39
32.000,79
6
Tổng doanh số cho vay hộ
nghèo
Triệu đồng
4.835,67
3.773,50
7
Nợ quá hạn
Triệu đồng
2.720,39
2.020,39
8
Dư nợ/Tổng nguồn vốn(1/2)
Lần
0,17
0,19
9
Vòng quay vốn
Vòng
0,13
0,05
10
Tỷ lệ nợ quá hạn(7/1)
%
9,61
6,19
46
Đánh giá theo tổ chức Hội ủy thác
Hội Nông dân
Giai đoạn 2010-2012
STT
Đơn vị
tính
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
1
Dư nợ Hội Nông dân
Triệu đồng
19.704,81
19.802,22
19.791,94
2
Tổng nguồn vốn
Triệu đồng
185.288,25
209.218,18
219.009,54
3
Doanh số cho vay hộ
nghèo Hội Nông dân
Triệu đồng
9.547,57
4.464,92
4.114,21
4
Thu nợ Hội Nông dân
Triệu đồng
8.595,34
4.367,51
4.124,49
5
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
19.228,69
39.507,03
19.797,08
6
Tổng doanh số cho vay
hộ nghèo
Triệu đồng
18.091,76
9.909,20
8.075,00
7
Nợ quá hạn Hội Nông
dân
Triệu đồng
1.350,01
1.353,68
1.343,40
8
Dư nợ/Tổng nguồn vốn
(1/2)
Lần
0,10
0,09
0,09
9
Vòng quay vốn(4/5)
Vòng
0,45
0,11
0,21
10
Tỷ lệ nợ quá hạn(7/1)
%
6,85
6,84
6,79
Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu năm
2013
1
Dư nợ Hội Nông dân
Triệu đồng
20.091,74
20.648,05
2
Tổng nguồn vốn
Triệu đồng
165.936,55
170.893,22
3
Doanh số cho vay hộ
nghèo Hội Nông dân
Triệu đồng
2.893,46
1.802,49
4
Thu nợ Hội Nông dân
Triệu đồng
2.375,15
946,38
5
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
19.946,98
20.219,99
6
Tổng doanh số cho vay hộ
nghèo
Triệu đồng
4.835,67
3.773,50
7
Nợ quá hạn Hội Nông dân
Triệu đồng
1.697,02
1.078,16
8
Dư nợ/Tổng nguồn vốn
(1/2)
Lần
0,12
0,12
9
Vòng quay vốn(4/5)
Vòng
0,12
0,05
10
Tỷ lệ nợ quá hạn(7/1)
%
8,45
5,22
47
Hội Phụ nữ
Giai đoạn 2010-2012
ST
T
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2010
1
Dư nợ Hội Phụ nữ
Triệu đồng
8.012,22
8.096,39
8.113,06
2
Tổng nguồn vốn dành
cho vay hộ nghèo
Triệu đồng
185.288,25
209.218,18
219.009,54
3
Doanh số cho vay hộ
nghèo Hội Phụ nữ
Triệu đồng
7.753,02
4.403,32
3.315,60
4
Thu nợ Hội Phụ nữ
Triệu đồng
6.095,02
4.319,15
3.298,93
5
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
7.183,22
8.054,31
8.104,73
6
Tổng doanh số cho vay
hộ nghèo
Triệu đồng
18.091,76
9.909,20
8.075,00
7
Nợ quá hạn Hội Phụ nữ
Triệu đồng
1.115,72
1.121,33
1.170,83
8
Dư nợ/Tổng nguồn vốn
dành cho vay hộ
nghèo(1/2)
Lần
0,04
0,04
0,04
9
Vòng quay vốn(4/5)
Vòng
0,85
0,54
0,41
10
Tỷ lệ nợ quá hạn(7/1)
%
13,93
13,85
14,43
Năm 2011
Năm 2012
Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013
ST
T
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
1
Dư nợ Hội Phụ nữ
Triệu đồng
7.368,68
8.622,61
2
Tổng nguồn vốn dành cho vay hộ
nghèo
Triệu đồng
165.936,55
170.893,22
3
Doanh số cho vay hộ nghèo Hội
Phụ nữ
Triệu đồng
1.567,10
1.247,67
4
Thu nợ Hội Phụ nữ
Triệu đồng
1.758,16
738,12
5
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
7.732,54
8.367,84
6
Tổng doanh số cho vay hộ nghèo
Triệu đồng
4.835,67
3.773,50
7
Nợ quá hạn Hội Phụ nữ
Triệu đồng
1.377,52
891,37
8
Dư nợ/Tổng nguồn vốn dành cho
vay hộ nghèo(1/2)
Lần
0,04
0,05
9
Vòng quay vốn(4/5)
Vòng
0,23
0,09
10
Tỷ lệ nợ quá hạn(7/1)
%
18,69
10,34
48
Hội Cựu Chiến binh
Giai đoạn 2010-2012
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
1
Dư nợ Hội Cựu Chiến binh
Triệu đồng
6.620,92
6.830,62
6.831,80
2
Tổng nguồn vốn dành cho vay
hộ nghèo
Triệu đồng
185.288,25
209.218,18
219.009,54
3
Doanh số cho vay hộ nghèo
Hội Cựu Chiến binh
Triệu đồng
477,28
688,77
362,57
4
Thu nợ Hội Cựu Chiến binh
Triệu đồng
395,49
479,07
361,39
5
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
6.580,03
6.725,77
6.831,21
6
Tổng doanh số cho vay hộ
nghèo
Triệu đồng
18.091,76
9.909,20
8.075,00
7
Nợ quá hạn Hội Cựu Chiến
binh
Triệu đồng
187,85
189,97
191,4
8
Dư nợ/Tổng nguồn vốn danh
cho vay hộ nghèo(1/2)
Lần
0,04
0,03
0,03
9
Vòng quay vốn(4/5)
Vòng
0,06
0,07
0,05
10
Tỷ lệ nợ quá hạn(7/1)
%
2,84
2,78
2,80
Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
1
Dư nợ Hội Cựu Chiến binh
Triệu đồng
6.921,50
7.089,62
2
Tổng nguồn vốn dành cho vay hộ nghèo
Triệu đồng
165.936,55
170.893,22
3
Doanh số cho vay hộ nghèo Hội Cựu
Chiến binh
Triệu đồng
175,33
446,58
4
Thu nợ Hội Cựu Chiến binh
Triệu đồng
201,23
188,76
5
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
6.876,06
6960,71
6
Tổng doanh số cho vay hộ nghèo
Triệu đồng
4.835,67
3.773,50
7
Nợ quá hạn Hội Cựu Chiến binh
Triệu đồng
188,22
172,53
8
Dư nợ/Tổng nguồn vốn danh cho vay hộ
nghèo(1/2)
Lần
0,04
0,04
9
Vòng quay vốn(4/5)
Vòng
0,03
0,03
10
Tỷ lệ nợ quá hạn(7/1)
%
2,72
2,43
49
Đoàn Thanh niên
Giai đoạn 2010-2012
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1
Dư nợ Đoàn Thanh niên
Triệu đồng
2
Tổng nguồn vốn dành
cho vay hộ nghèo
Triệu đồng
3
Doanh số cho vay hộ
nghèo Đoàn Thanh niên
Triệu đồng
4
Thu nợ Đoàn Thanh niên
5
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
2.102,75
2.136,04
2.131,52
185.288,25
209.218,18
219.009,54
241,89
352,19
282,62
Triệu đồng
239,57
318,90
287,14
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
2.101,59
2.119,40
2.133,78
6
Tổng doanh số cho vay
hộ nghèo
Triệu đồng
18.091,76
9.909,20
8.075,00
7
Nợ quá hạn Đoàn Thanh
niên
Triệu đồng
99,26
103,31
98,79
8
Dư nợ/Tổng nguồn vốn
danh cho vay hộ
nghèo(1/2)
0,01
0,01
0,01
Lần
9
Vòng quay vốn(4/5)
Vòng
0,11
0,15
0,14
10
Tỷ lệ nợ quá hạn(7/1)
%
4,72
4,84
4,64
Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1
Dư nợ Đoàn Thanh niên
Triệu đồng
2
Tổng nguồn vốn dành cho vay
hộ nghèo
Triệu đồng
3
Doanh số cho vay hộ nghèo
Đoàn Thanh niên
Triệu đồng
4
Thu nợ Đoàn Thanh niên
5
6 tháng đầu 6 tháng đầu
năm 2012
năm 2013
2.173,57
2.254,19
165.936,55
170.893,22
199,78
206,76
Triệu đồng
185,61
84,09
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
2.154,81
2.192,86
6
Tổng doanh số cho vay hộ
nghèo
Triệu đồng
4.835,67
3.773,50
7
Nợ quá hạn Đoàn Thanh niên
Triệu đồng
131,28
37,15
8
Dư nợ/Tổng nguồn vốn danh
cho vay hộ nghèo(1/2)
Lần
0,01
0,01
9
Vòng quay vốn(4/5)
Vòng
0,09
0,04
10
Tỷ lệ nợ quá hạn(6/1)
%
6,04
1,65
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Kim Hiệu, 2011. Phân tích hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại Phòng
Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam huyện Lấp vò tỉnh Đồng
Tháp. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.
Lương Trần Diễm Phúc, 2011. Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Chính sách Xã hội huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ. Luận văn Đại học. Đại
học Cần Thơ.
Huỳnh Thị Hồng Nhung, 2011. Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng Chính sách Xã hội tỉnh Hậu Giang. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Kim Trân, 2010. Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Chính sách Xã hội huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn Đại học. Đại học
Cần Thơ.
Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2007. Quản trị ngân hàng, Tủ
sách Đại học Cần Thơ.
Luật số: 47/2010/QH12. Luật các tổ chức tín dụng 2010.
Website của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam: www.VBSP.vn
51
[...]... tài Phân tình hình tín dụng dành cho hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang nhằm phân tích thực trạng cho vay hộ nghèo của Ngân hàng qua ba năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Từ đó rút ra ưu và nhược điểm của hoạt động cho vay hộ nghèo trong thời gian qua cũng như đưa ra một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng tín dụng dành cho hộ nghèo. .. - Phân tích tình hình tín dụng dành cho hộ nghèo của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Giồng Riềng qua ba năm từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng thông qua một số chỉ tiêu tài chính - Trên cơ sở phân tích, đánh giá đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng dành cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Giồng Riềng của Phòng giao dịch Ngân. .. nợ Ngân hàng, nghèo lại càng nghèo hơn Vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao chất lượng các khoản cho vay hỗ trợ người nghèo, làm sao để người nghèo thoát nghèo từ chính sự hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng? Vì vậy, em quyết định chọn đề tài "Phân tích tình hình tín dụng dành cho hộ nghèo tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang" làm đề tài nghiên cứu cho. .. CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM HUYỆN GIỒNG RIỀNG 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG 4.1.1 Phân tích tình hình cho vay theo thời hạn 4.1.1.1 Ngắn hạn Để thấy được tình hình cho vay ngắn hạn có những sự thay đổi như thế nào ta tìm hiểu bảng sau: Bảng 4.1: Tình hình cho vay hộ nghèo ngắn hạn từ năm 2010 đến 2012 Đơn vị tính: Triệu... Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Giồng Riềng 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nội dung đề tài tập trung phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo của Phòng giao dịch (PGD) NHCSXH huyện Giồng Riềng trên địa bàn huyện trong thời gian từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, từ đó đề ra những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng dành cho hộ nghèo trong thời gian tới Đề tài phân tích tình hình. .. xuất khẩu nhằm tăng thu nhập cho người dân Phải chủ động tạo ra việc làm cho người nghèo, thu hút họ vào để có công ăn việc làm không nảy sinh những tệ nạn không đáng có 3.3 GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG GIAO DỊCH GIỒNG RIỀNG 3.3.1 Thành lập và phát triển Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Giồng Riềng là một trong những phòng Giao dịch của Ngân Hàng Chính Sách Xã hội Việt Nam ở tỉnh Kiên Giang và được thành lập vào... có thể phòng ngừa từ đó đưa ra các giải pháp cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn 10 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM – PHÒNG GIAO DỊCH GIỒNG RIỀNG HUYỆN GIỒNG RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tại Nghị quyết số 05-NQ/HNTW, ngày 10/6/1993 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương... - xã hội cấp xã Bước 6: Tổ chức Chính trị - Xã hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên /hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay 2.1.4 Các vấn đề chung đối với cho vay hộ nghèo Tín dụng dành cho hộ nghèo hoạt động theo những mục tiêu, nguyên tắc, điều kiện riêng, khác với loại hình. .. cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, Doanh số cho vay hộ nghèo/ Tổng doanh số cho vay, Dư nợ/Tổng nguồn vốn, vòng quay vốn tín dụng, hệ số nợ xấu của PGD NHCSXH huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang Các số liệu dùng để phân tích được lấy từ các báo cáo Cân đối nguồn vốn, các Quyết toán cuối năm và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Giồng Riềng. .. Xã hội là một kênh của Chính phủ để hỗ trợ người dân nghèo trực tiếp qua hoạt động cung cấp vốn vay tín dụng ưu đãi, ra đời để đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất của người nghèo và các đối tượng chính sách khác Phòng Giao dịch Giồng Riềng là một đại diện của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (NHCSXHVN) ở huyện Giồng Riềng; đã và đang cho vay rộng khắp 18 xã và 1 thị trấn trên địa bàn Hoạt động cho