Tình hình cho vay theo tổ chức Hội ủy thác

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tình hình tín dụng dành cho hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện giồng riềng tỉnh kiên giang (Trang 34)

4.1.2.2.1 HộPi Nông dân

Để thấy được tình hình cho vay do Hội Nông dân làm ủy thác ta xét bảng sau:

Giai đoạn 2010-2012

Bảng 4.6: Tình hình cho vay hộ nghèo do Hội Nông dân nhận ủy thác từ năm 2010 đến 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 9.547,57 4.464,92 4.114,21 (5.082,62) (53,24) (350,71) (7,86) Thu nợ 8.595,34 4.367,51 4.124,49 (4.227,83) (49,19) (243,02) (5,56) Dư nợ 19.704,81 19.802,22 19.791,94 97,41 0,49 (10,28) (0,05) Nợ quá hạn 1.350,01 1.353,68 1.343,40 3,67 0,27 (10,28) (0,76)

Ngun: Báo cáo kết qu cho vay h nghèo ba năm 2010, 2011, 2012.

Nhìn vào bảng trên ta thấy Doanh số cho vay giảm dần qua hai năm, năm 2011 giảm hơn 50 % so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục giảm so với năm 2011. Điều này được giải thích là do nông hộ nghèo không còn mặn mà với công việc nông nghiệp bấp bênh, thu nhập không ổn định nữa vì thiên tai, dịch bệnh tác động tới nông nghiệp ngày càng nhiều với mức độ thiệt hại lớn hơn do ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu. Với quy mô nhỏ, những tác động của thời tiết làm thiệt hại rất nhiều tới bà con, đầu ra sản phẩm không có, nên sản xuất ra bịđình trệ, làm nông dân không còn mặn mà với sử dụng vốn vay vào phát triển sản xuất nông nghiệp nữa, thay vào đó họ tìm cho mình công việc mang lại thu nhập ổn định hơn là lên Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ làm việc cho các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Doanh số cho vay, phản ánh số lượng vốn đến được tay người nông dân nghèo như thế nào, nhiều hay ít, có đúng với tôn chỉ của Ngân hàng hay không, có góp phần vào sự phát triển nông nghiệp nông thôn, giúp cải thiện đời sống nông dân nghèo hay không. Nhưng thực tế cho thấy, doanh số cho vay Hội nông dân đang dần co xu hướng giảm, cho thấy rằng việc giải ngân vốn cho Hội Nông dân làm ủy thác chưa thật sự mang lại hiệu quả. Lượng vốn được Hội Nông dân làm ủy thác là khá khiêm tốn so với một huyện nghèo mà phần đông là nông dân.

Sản lượng sụt giảm, thị trường tiêu thụ hạn hẹp, là hai nguyên nhân chính làm cho sản phẩm nông nghiệp của nông hộ nghèo nhỏ lẻ không mang lại lợi nhuận, dẫn đến không có nguồn trả nợ Ngân hàng làm cho thu nợ giảm liên tục qua các năm. Mặc khác, sự hoạt động kém hiệu quả của các Tổ TK&VV là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thu hồi nợ không đạt, thiếu kinh nghiệm quản lí, chưa được tập huấn chuyên môn kỹ nên những tổ trưởng Tổ TK&VV chưa thật sự phát huy hết hiệu quả là người đôn đốc nhắc nhở các tổ viên chăm lo sản xuất, trả nợ vay đúng hạn cho Ngân hàng.

Doanh số cho vay và thu nợ năm 2011 đều giảm và doanh số cho vay giảm nhiều hơn so với thu nợ nhưng dư nợ trong năm 2011 lại tăng??? Điều này được giải thích là vì dư nợ ròng trong năm 2011 là dương nên làm cho dư nợ lũy kế năm 2011 tăng nhẹ so với năm 2010. Nhưng năm 2012 thì dư nợ giảm là vì trong năm 2012 doanh số cho vay giảm nhiều hơn so với thu nợ và dư nợ ròng năm 2011 là âm nên dư nợ năm 2012 giảm nhẹ.

Nợ quá hạn của Hội Nông dân qua ba năm không có sự thay đổi gì nhiều chỉ tăng nhẹ chưa tới 1 % ở năm 2011 và sau đó cũng chỉ tăng nhẹ trong năm 2012 cho thấy Ngân hàng đã kiểm soát chặt chẽ những khoản cho vay Hội Nông dân làm cho nợ quá hạn không có sự biến đổi nhiều.

Sáu tháng đầu năm 2013

Bảng 4.7: Tình hình cho vay hộ nghèo Hội Nông dân nhận ủy thác sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng năm 2013/ 6 tháng năm 2012 Số tiền % Doanh số cho vay 2.893,67 1.802,49 (1.090,97) (37,70) Thu nợ 3.375,15 946,38 (1.428,77) (60,15) Dư nợ 20.091,74 20.648,05 556,31 2,77 Nợ quá hạn 1.697,02 1.078,16 (618,86) (36,47)

Ngun: Báo cáo kết qu cho vay h nghèo năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013.

Qua bảng trên ta nhìn thấy được là Doanh số cho vay và thu nợ đều giảm so với cùng kì sáu tháng đầu năm 2012, riêng dư nợ thì lại tăng so với cùng kì vì doanh số cho vay giảm ít hơn so với thu nợ. Nông dân ngày càng vất vả hơn với những hoạt động nông nghiệp kém hiệu quả nên không con mặn mà với việc nhận hỗ trợ từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng nữa làm cho doanh số cho vay

nên hậu quả là nông dân lâm vào thua lỗ làm cho hoạt động thu nợ giảm hơn so với cùng kì. Sự tăng lên nhanh chóng của vật tư nông nghiệp làm cho giá thành tăng lên làm giảm lợi nhuận, mặc khác giá lúa thị trường cũng có những sự bất lợi đối với người làm nông nghiệp, trong vòng sáu tháng giá lúa từ 5.500 đồng giảm xuống còn 3.000 đồng, giá thành tăng, giá cả giảm, cầu của thị trường lại thấp làm cho một bộ phận nông dân lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn, đặc biệt có hộ thua lỗ mất khả năng trả nợ. Bên cạnh đó một số tin đồn thất thiệt về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã làm thiệt hại rất nhiều tới người nông dân, sản phẩm không tiêu thụ được là nguyên nhân khiến cho người nông dân không có thu nhập trả nợ Ngân hàng.

Riêng nợ quá hạn giảm so với cùng kì vì sáu tháng đầu năm 2013 là do trong sáu tháng đầu năm nay Ngân hàng đã cùng với Chính quyền địa phương rà soát chặt chẽ những hộ có nợ quá hạn mà có khả năng trả nợ, bắt họ cam kết trả nợ và nhờ có sự can thiệp mạnh hơn và nhiệt tình hơn của Chính quyền địa phương nên giúp Ngân hàng thu được những khoản nợ quá hạn, riêng những hộ chết hoặc bỏ xứ thì tiến hành xóa nợ cũng giúp cho Nông dân giảm nợ quá hạn.

4.1.2.2.2 Hi Ph n

Để thấy được tình hình cho vay do Hội Phụ nữ làm ủy thác ta xét bảng sau:

Giai đoạn 2010-2012

Bảng 4.8: Tình hình cho vay hộ nghèo do Hội Phụ nữ nhận ủy thác từ năm 2010 đến 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 7.753,02 4.403,32 3.315,60 (3.349,70) (43,21) (1.087,72) (24,70) Thu nợ 6.095,02 4.319,15 3.298,93 (1.775,87) (29,14) (1.020,22) (23,62) Dư nợ 8.012,22 8.096,39 8.113,06 84,17 1,05 16,67 0,21 Nợ quá hạn 1.115,72 1.121,33 1.170,83 5,61 0,50 49,5 4,42

Ngun: Báo cáo kết qu cho vay h nghèo ba năm 2010, 2011, 2012

Tình hình chung là Doanh số cho vay và thu nợ đang có xu hướng giảm khá nhiều qua các năm nhưng dư nợ thì tăng nhưng không đáng kể điều này cho thấy khuynh hướng tiếp cận vốn vay ưu đãi của phụ nữ ở Ngân hàng CSXH huyện Giồng Riềng đang giảm. Nguyên nhân bắt nguồn từ đặc thù của phụ nữ là không thể lao động bằng sức mạnh như nam giới. Công việc phổ biến của phụ nữ Giồng Riềng là tham gia vào các làng nghề thủ công ở huyện như làm bánh tráng, tép sấy, đan lát đồ thủ công từ lục bình, từ sậy, từ tre, may vá, thêu hoa

văn, chăn nuôi và buôn bán nhỏ. Những năm trở lại đây các công việc đó không còn mang lại đủ thu nhập vì biến động giá cả cũng như nhu cầu ngày càng ít làm cho sản phẩm không có đầu ra dẫn đến không có thu nhập để trả nợ làm cho công tác thu hồi nợ của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Thu nhập bấp bênh như vậy đã làm cho phần lớn phụ nữ rời quê lên thành thị, chủ yếu là làm công nhân trong các Khu Công nghiệp, khu chế xuất, mặc dù thu nhập không cao nhưng luôn ổn định và họ không phải lo cái ăn nữa nên làm cho doanh số cho vay giảm.

Nợ quá hạn ở Hội Phụ nữ cũng có biến động tuy tăng nhưng không nhiều là do những hộ vay đến hạn trả nợ gặp khó khăn do thu nhập không có do thua lỗ và do sản phẩm thủ công không tiêu thụ được.

Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013

Bảng 4.9: Tình hình cho vay hộ nghèo do Hội Phụ nữ nhận ủy thác và sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng năm 2013/ 6 tháng năm 2012 Số tiền % Doanh số cho vay 1.567,10 1.247,67 (319,43) (20,38)

Thu nợ 1.758,16 738,12 (1.020,04) (58,02)

Dư nợ 7.368,68 8.622,61 1.253,93 17,02

Nợ quá hạn 1.377,52 891,37 (486,15) (35,29)

Ngun: Báo cáo kết qu cho vay h nghèo năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013

Bảng số liệu ở trên cho ta thấy được là Doanh số cho vay và thu nợ sáu tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kì đặc biệt thu nợ giảm trên 50 %. Nhưng Dư nợ sáu tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với cùng kì năm trước là vì cho vay tuy có giảm trong khi thu nợ thì giảm nhiều hơn so với tốc độ giảm của cho vay.

Nợ quá hạn sáu tháng đầu năm nay giảm hơn so với cùng kì vì sáu tháng đầu năm Hội Phụ nữ vận động được các chị em có nợ quá hạn trả nợ Ngân hàng nên làm cho tình trạng nợ quá hạn giảm đáng kể so cùng kì 2012.

4.1.2.2.3 Hi Cu chiến binh

Để thấy được tình hình cho vay do Hội Cựu Chiến binh làm ủy thác ta xét bảng sau:

Bảng 4.10: Tình hình cho vay hộ nghèo do Hội Cựu Chiến binh nhận ủy thác từ năm 2010 đến 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 477,28 688,77 362,57 211,49 44,31 (236,20) (47,36) Thu nợ 395,49 479,07 361,39 83,58 21,13 (117,68) (24,56) Dư nợ 6.620,92 6.830,62 6.831,80 209,70 3,17 1,18 0,02 Nợ quá hạn 187,85 189,97 191,40 2,12 1,13 1,43 0,75

Ngun: Báo cáo kết qu cho vay h nghèo ba năm 2010, 2011, 2012

Nhìn vào bảng trên ta thấy Doanh số cho vay và thu nợ của Hội Cựu Chiến binh có những biến động tăng giảm bất thường, cả hai chỉ tiêu này cùng tăng trong năm 2011 nhưng cùng giảm trong năm 2012. Trong khi đó thì dư nợ và nợ quá hạn trong ba năm này có sự tăng nhẹ.

Ta thấy rằng doanh số cho vay trong năm 2011 thì tăng hơn 40 % so với năm 2010 là vì trong năm này Hội Cựu Chiến binh hoạt động khá sôi nổi, hồ sơ vay vốn hợp lí, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và phù hợp với sự thay đổi của thị trường là một trong những nguyên nhân làm cho Ngân hàng mạnh dạn duyệt hồ sơ vay vốn cho Cựu Chiến binh nên làm cho Doanh số cho vay trong năm này tăng khá cao. Năm 2012, không có nhiều hồ sơ vay vốn và cho vay lưu vụ trong năm này là hai nguyên nhân làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng đối với Hội này giảm sút.

Thu nợ tăng trong năm 2011 là phù hợp với xu hướng của Doanh số cho vay năm 2011, năm này hoạt động Hội Cựu Chiến binh rất tích cực, các hộ vay đến trả nợ Ngân hàng đa phần là những hộ làm ăn khấm khá nhờ sử dụng uy tín của mình cùng với sự hỗ trợ kịp thời từ Ngân hàng CSXH đã giúp họ vượt khó. Riêng trong năm 2012, phần lớn các khoảnvay đến hạn đượcNgân hàng đồng ý cho vay lưu vụ nên những khoản đó Ngân hàng không thu được.

Dư nợ trong năm 2011 và 2012 có sự tăng nhẹ không đáng kể do khoản chênh lệch ròng giữa cho vay và thu nợ trong hai năm này là không lớn.

Đặc biệt nợ quá hạn ở tổ chức Hội này có sự tăng nhẹ qua hai năm, sự tăng này là không đáng kể so với uy tín mà tổ chức này có được, cho thấy đây là tổ chức Hội có uy tín cao đối với việc sử dụng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng.

Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013

Bảng 4.11: Tình hình cho vay hộ nghèo do Hội Cựu Chiến binh nhận ủy thác sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu nằm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng năm 2013/ 6 tháng năm 2012 Số tiền % Doanh số cho vay 175,33 446,58 271,25 154,71

Thu nợ 201,23 188,76 (12,47) (6,20)

Dư nợ 6.921,50 7.089,62 168,12 2,43

Nợ quá hạn 188,22 172,53 (15,69) (8,34)

Ngun: Báo cáo kết qu cho vay h nghèo sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013.

Trong sáu tháng đầu năm nay, ta thấy rằng Doanh số cho vay tăng khá nhiều, trong khi đó thu nợ có sự giảm nhẹ so với cùng kì năm trước nên đã làm cho dư nợ tăng nhẹ hơn 2 % so với cùng kì.

Nợ quá hạn trong sáu tháng đầu năm 2013 giảm hơn 8 % so với cùng kì năm trước. Đây là tín hiệu đáng mừng cho những nỗ lực của việc đôn đốc và khuyến khích các hộ vay chí thú làm ăn của ban Giám đốc Ngân hàng, những buổi họp tổ thường xuyên đã thuyết phục được họ trả nợ.

4.1.2.2.4 Đoàn Thanh niên

Để thấy được tình hình cho vay do Đoàn Thanh niên làm ủy thác ta xét bảng sau:

Giai đoạn 2010-2012

Bảng 4.12: Tình hình cho vay hộ nghèo do Đoàn Thanh niên nhận ủy thác từ năm 2010 đến 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 241,89 352,19 282,62 110,30 45,60 (69,57) (24,62) Thu nợ 239,57 318,90 287,14 79,33 33,11 (31,76) (9,96) Dư nợ 2.102,75 2.136,04 2.131,52 33,29 1,58 (4,52) (0,21) Nợ quá hạn 99,26 103,31 98,79 4,05 4,08 (4,52) (4,38)

Qua bảng trên ta thấy Doanh số cho vay có sự tăng giảm không ổn định nhưng xu hướng chung là đang tăng điều này cho thấy Đoàn Thanh niên đã tích cực tìm hiểu những mô hình hay giúp cho Thanh niên nghèo lập nghiệp, tiếp cận tri thức thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhạy bén với những tri thức mới, năng động, sáng tạo và mạnh dạn đầu tư vào những mô hình làm ăn mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Việc doanh số cho vay ủy thác cho Đoàn Thanh niên ngày càng tăng góp phần giúp thanh niên nghèo vượt khó, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, có công ăn việc làm, thanh niên sẽ phấn đấu vượt khó khăn mà không phải lao vào các tệ nạn xã hội. Thanh niên là bộ mặt tương lai của đất nước, Ngân hàng chính sách xã hội cần liên kết thật chặt chẽ hơn với Đoàn Thanh niên giải quyết nhu cầu vốn cho đối tượng này theo đúng với nhu cầu, phát huy tính năng động, sáng tạo của Thanh niên trên địa bàn.

Thu nợ cũng như Doanh số cho vay biến động không ổn định nhưng tình hình chung là đang tăng. Ở Giồng Riềng, phong trào thanh niên lập nghiệp trong huyện đang dần được phát triển, nhờ vào nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng mà thanh niên nghèo trong huyện có cơ hội tiếp cậnvới những tri thức khoa học mới, những mô hình làm ăn mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là những nguyên nhân khiến cho thanh niên có thu nhập trả nợ Ngân hàng.

Dư nợ qua ba năm với những sự thay đổi không ổn định nhưng nhìn chung là không có chuyển biến to lớn chỉ thay đổi quanh mức 1 %. Cho thấy tăng trưởng tín dụng ở Hội Cựu Chiến binh là không nhiều.

Nợ quá hạn do Đoàn Thanh niên làm ủy thác đang có xu hướng giảm qua các năm. Nợ quá hạn đang có chiều hướng giảm là tín hiệu tốt trong công tác quản lí của NHCSXH huyện Giồng Riềng, cũng như cho thấy hiệu quả hoạt động ngày càng tốt của Huyện Đoàn Giồng Riềng trong việc vận động những thanh niên nghèo lập nghiệp trả nợ Ngân hàng thay vì la cà, vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tình hình tín dụng dành cho hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện giồng riềng tỉnh kiên giang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)