Để đánh giá chất lượng tín dụng theo thời hạn ta xem xét những bảng sau: Bảng 4.16: Các chỉ tiêu tài chính theo thời hạn từ năm 2010 - 2012
Nguồn: Báo cáo sử dụng vốn ba năm 2010, 2011, 2012
Bảng 4.17: Các chỉ tiêu tài chính theo thời hạn sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Sáu tháng đầu năm 2012
Sáu tháng đầu năm 2013 Ngắn hạn Trung và dài hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn Dư nợ/tổng nguồn vốn % 0,05 0,17 0,03 0,19 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,10 0,13 0,05 0,05 Tỷ lệ nợ quá hạn % 9,58 9,61 43,60 6,19
Nguồn: Báo cáo sử dụng vốn năm 2012 và sáu tháng 2013
Qua hai bảng trên ta thấy rằng một đồng vốn huy động tạo ra được số lượng đồng dư nợ trung và dài hạn nhiều hơn so với dư nợ ngắn hạn điều này chứng tỏ rằng nguồn vốn để tạo ra dư nợ tập trung vào hoạt động cho vay trung và dài hạn
Chỉ tiêu vị tính Đơn
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Ngắn hạn Trung và dài hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn Dư nợ/tổng nguồn vốn % 0,02 0,18 0,02 0,16 0,03 0,14 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,85 0,39 0,31 0,25 0,23 0,22 Tỷ lệ nợ quá hạn % 18,01 6,18 25,74 4,86 37,07 2,41
là chủ yếu. Điều này là phù hợp với tỷ trọng cho vay dài hạn luôn cao hơn so với ngắn hạn tại Ngân hàng CSXH huyện Giồng Riềng.
Vì có lượng dư nợ nhiều nên vòng quay vốn tín dụng của hoạt động cho vay với kì hạn trung và dài luôn chậm hơn so với hoạt động cho vay với kì hạn ngắn.
Đặc biệt qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động cho vay kì hạn ngắn là cực kì cao. Điều này cho ta nhận định rằng những khoản cho vay ngắn hạn thật sự không phát huy được tác dụng, những khoản nợ ngắn hạn quá hạn nhiều như vậy là do được chuyển qua từ Ngân hàng Nông nghiệp vào năm 2003 khi Ngân hàng CSXH Việt Nam tách ra khỏi Ngân hàng Nông nghiệp, với những khoản cho vay rất ngắn, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng mà Ngân hàng Nông nghiệp trước đây xét cho người nghèo vay thì rất khó để Ngân hàng có thể thu hồi đúng hạn được. Đây là vấn đề nan giải đối với Ngân hàng CSXH Giồng Riềng khi phải đối mặt với những khoản quá hạn rất nhiều.
4.2.2.2 Theo đối tượng nhận ủy thác
Để đánh giá chất lượng tín dụng theo thời hạn ta xem xét những bảng sau: Bảng 4.18: Các chỉ tiêu tài chính theo tổ chức Hội nhận ủy thác từ 2010 – 2012 Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
ND PN CCB TN ND PN CCB TN ND PN CCB TN Dư nợ/tổng nguồn vốn % 0,10 0,04 0,04 0,01 0,09 0,04 0,03 0,01 0,09 0,04 0,03 0,01 Vòng quay vốn Vòng 0,45 0,85 0,06 0,11 0.11 0,54 0,07 0,15 0,21 0,41 0,05 0,14 Tỷ lệ nợ quá hạn % 6,85 13,93 2,84 4,72 6,84 13,85 2,78 4,84 6,79 14,43 2,80 4,64
Nguồn: Báo cáo sử dụng vốn ba năm 2010, 2011, 2012
Bảng 4.19: Các chỉ tiêu tài chính theo tổ chức Hội nhận ủy thác sáu tháng dầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Sáu tháng đầu năm 2012 Sáu tháng đầu năm 2013
ND PN CCB TN ND PN CCB TN
Dư nợ/tổng nguồn vốn % 0,12 0,04 0,04 0,01 0,12 0,05 0,04 0,01
Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,12 0,23 0,03 0,09 0,05 0,09 0,03 0,04
Tỷ lệ nợ quá hạn % 8,45 18,69 2,72 6,04 5,22 10,34 2,43 1,65
Nguồn: Báo cáo sử dụng vốn năm 2012 và sáu tháng 2013
Ghi chú
ND: Nông dân PN: Phụ nữ
Qua bảng trên ta thấy dư nợ trên tổng nguồn vốn của Hội Nông dân luôn lớn hơn so với ba tổ chức Hội còn lại, tiếp theo đó là Hội Phụ nữ. Điều này cho thấy được là vốn chảy về hai tổ chức Hội này là nhiều hơn so với hai tổ chức còn lại là Cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên. Trong khi đó vòng quay vốn ở Hội Nông dân là chậm so với các tổ chức Hội còn lại, chứng tỏ khả năng luân chuyển vốn là rất chậm, điều này phản ánh hoạt động chưa hiệu quả trong công tác đôn đóc thu nợ của Hội Nông dân. Cùng với đó thì Nợ quá hạn ở hai tổ chức hội Nông dân và Phụ nữ là rất cao trong khi tỷ lệ này ở Hội Cựu chiên binh và Đoàn Thanh niên thì thấp cho thấy hai hội này hoạt động chưa thật sự hiệu quả.. Nông dân và Phụ nữ đang có khả năng thu hồi nợ thấp, Ngân hàng nên hạn chế cho vay cần tăng cường các biện pháp giải quyết nợ quá hạn còn nhiều. Trong khi đó, Cựu Chiến binh là hội duy trì tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp, uy tín của Hội này ngày càng được củng cố, nợ quá hạn thấp cho thấy khả năng sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên khả năng trả nợ là rất tốt. Đoàn Thanh niên là tổ chức tập hợp những thanh niên ưu tú, chịu khó, năng động và nhạy bén với những tri thức mới, tìm tòi những phương thức sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, điều này phản ánh qua tỷ lệ nợ quá hạn duy trì tuy cao hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng vẫn ở mức thấp. Cần mở rộng hoạt động cho vay về Hôi Cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên nhiều hơn nữa để tận dụng hết những ưu điểm của hai tổ chức này so với Hội Nông dân và Phụ nữ.