ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY DÀNH

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tình hình tín dụng dành cho hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện giồng riềng tỉnh kiên giang (Trang 48)

CHO HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN GIỒNG RIỀNG 5.1.1 Ưu điểm

Ngân hàng hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận. Qua phân tích ta thấy lợi nhuận quá cao và có xu hướng tăng. Đây là kết quả tốt ngân hàng cần phải phát huy, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động để thực hiện mục tiêu quốc gia.

Ngân hàng đã dạng hóa loại hình cho vay với mức lãi suất ưu đãi, thủ tục đơn giản giúp người nghèo dễ tiếp xúc được với nguồn vốn nên làm cho dư nợ cho vay hộ nghèo liên tục tăng qua các năm.

Việc phối hợp với các hội đoàn thể trong xét duyệt cho vay và quản lý vốn, củng cố, tổ chức lại tổ tiết kiệm và vay vốn tại các ấp, là một trong những khâu trọng yếu, quyết định đến chất lượng hoạt động tín dụng. Ngân hàng đã tăng cường khâu đào tạo quản lý cho cán bộ hội đoàn thể, tổ tiết kiệm và vay vốn đã giúp cán bộ hội, tổ tiết kiệm và vay vốn nhận thức đúng về Chủ trương Chính sách Nhà nước, rủi ro về tín dụng ưu đãi, biết cách ghi chép hệ thống sổ sách thu lãi, thu nợ gửi đến người vay được kịp thời. Phòng giao dịch thực hiện văn bản liên tịch với 4 tổ chức Hội đoàn thể cấp huyện và xã được chặt chẽ hơn. Luôn duy trì các kỳ hợp giao ban định kỳ từ huyện đến xã, từ đó nguồn vốn ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được giải ngân đúng đối tượng thụ hưởng, công khai hóa hoạt động chính sách tín dụng tại địa phương.

5.1.2 Nhược điểm

5.1.2.1 Hoạt động tín dụng theo thời hạn

Mất cân đối trong kì hạn cho vay, tín dụng trung và dài hạn cao làm cho vòng quay vốn tín dụng chung cho hoạt động cho vay hộ nghèo chậm làm cho việc luân chuyển vốn chậm so với nhu cầu vốn của người vay. Và tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động tín dụng ngắn hạn còn rất cao.

5.1.2.2 Hoạt động tín dụng theo tổ chức Hội ủy thác

Hội Nông dân và Hội Phụ nữ có số lượng người vay rất nhiều so với các Hội còn lại nhưng tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức rất cao. Và vòng quay vốn ở Hội Nông dân và Phụ nữ là rất chậm so với hai Hội còn lại.

Thời gian họp Tổ của nhân viên Ngân hàng với các Tổ trưởng Tổ TK&VV là khá khiêm tốn, thời gian giao dịch xã đối với 1 xã chỉ có một ngày trong tháng nên việc tiếp cận với từng hộ vay để nắm tình hình là không nhiều.

Công tác họp tổ nhóm của các Tổ TK&VV còn rất hạn chế, những quy định về trách nhiệm của người sử dụng vốn không được tuyên truyền kỹ lưỡng nên vẫn còn đó những hộ vay chây ỳ trong việc trả nợ Ngân hàng, ngoài ra tâm lí

ỷ lại, không chịu chăm lo sản xuất làm cho công tác thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn.

Chính quyền các xã vẫn còn xác nhận không đúng hoàn cảnh thực tế làm cho nguồn vốn không được dùng đúng vào mục tiêu hỗ trợ xóa đói giảm nghèo chưa tạo được sự công bằng trong nhân dân, người cần vốn thì không được hỗ trợ, trong khi những người không thuộc diện hỗ trợ lại được vốn.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN GIỒNG RIỀNG. NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN GIỒNG RIỀNG.

5.2.1 Vấn đề nợ quá hạn

5.2.1.1 Tập trung vào công tác thu hồi nợ quá hạn

Hai tổ chức có nợ quá hạn nhiều nhất là Hội Nông dân và Hội Phụ nữ thì cần siết chặt hoạt động cho vay. Tập trung vào công tác thu hồi nợ, đối với những khoản nợ quá hạn được chuyển qua từ Ngân hàng Nông nghiệp cần có kiến nghị gửi lên Ngân hàng CSXH tỉnh xin ý kiến giải quyết đối với những khoản vay mà người vay đã bỏ xứ không rõ tung tích trong nhiều năm và đối với những hộ vay chết mà không còn người thừa kế. Với những hộ có nợ quá hạn mà không nhận nợ hoặc cố tình không trả khi có khả năng thì cần đưa ra pháp luật giải quyết, răn đe để thu hồi được nợ.

5.2.1.2 Siết chặt hoạt động cho vay

Nông dân và Phụ nữ là tổ chức hoạt động kém hiệu quả cần siết chặt khâu cho vay, xem xét hồ sơ vay vốn thật chính xác, tuy có thể cho vay ít nhưng đảm bảo hộ vay có phương án sản xuất kinh doanh khả thi nhằm có khả năng hoàn trả vốn cho Ngân hàng. Trong khi đó Hội Cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên thì có nợ quá hạn thấp, cần mở rộng cho vay hai tổ chức này để nâng cao tác dụng của nguồn vốn ưu đãi lãi suất đối với người nghèo.

5.2.1.3 Nâng cao công tác ủy thác của các Hội

Việc quản lí hội viên vay vốn không sát sao của các Tổ TK&VV cũng là nguyên nhân làm xuất hiện nợ quá hạn. Ngân hàng cần thường xuyên có những buổi họp Tổ TK&VV để giải thích cho họ hiểu về chính sách của Ngân hàng đối với người nghèo là hỗ trợ họ, không phải là trợ cấp, để họ nhận thức được mà chí thú làm ăn.

Đối với những hộ thoát nghèo, Ngân hàng cần có những buổi hội thảo nhân rộng mô hình đối với những hộ có nhu cầu vay vốn, tạo ra cơ hội để những hộ nghèo thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ từ Ngân hàng có dịp chia sẽ những kinh nghiệm cũng như những bài học mà họ rút ra được từ việc sử dụng vốn có hiệu quả.

5.2.2 Vấn đề mất cân đối kì hạn tín dụng

Cần tăng cường củng cố nghiệp vụ tín dụng cho cán bộ Ngân hàng: Việc xác định kì hạn không hợp lí là nguyên nhân làm cho nợ quá hạn ngắn hạn tăng và luôn ở mức cao. Cần cho Cán bộ Ngân hàng tham gia những buổi Hội thảo về Nông nghiệp để cán bộ làm tín dụng nắm rõ quy luật trong sản xuất nông nghiệp để xác định kì hạn cho vay hợp lí, đối với những hoạt động nông nghiệp ngắn

nguồn vốn vay ngắn hạn vào việc sản xuất nông nghiệp dài hạn, khi đến hạn thì những khoản đầu tư chưa kịp tạo ra thu nhập để trả nợ.

5.2.3 Công tác thu hồi nợ vay không đạt hiệu quả

5.2.3.1 Liên kết với Chính quyền địa phương chặt chẽ để kiểm soát việc sử dụng vốn sử dụng vốn

Các tổ chức Hội Đoàn thểđóng vai trò là kênh cung cấp thông tin trực tiếp cho Ngân hàng về thông tin của các khách hàng, nguồn thông tin này đôi khi thiếu tính trung thực làm cho cán bộ tín dụng khó khăn trong công tác thu hồi nợ, công tác kiểm tra; tình trạng vay ké, không đúng đối tượng sử dụng đã làm thiệt hại nguồn vốn ưu đãi này, vì vậy cần củng cố các Tổ TK&VV tại cơ sở, thường xuyên có những buổi kiểm tra đột xuất những tổ viên xem họ có thật sự sử dụng vốn như cam kết ban đầu, nếu không thì cần phải kịp thời thu hồi vốn đối với những trường hợp này để nguồn vốn thật sựđến tay người nghèo, người cần được hỗ trợ.

5.2.3.2 Kết hợp với Trung tâm Khuyến Nông, Khuyến Ngư huyện

Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư xem xét lựa chọn những mô hình đầu tư nông nghiệp có hiệu quảđể hướng dẫn người vay xem xét lựa chọn mà đầu tư, phát huy tối đa sự ưu đãi lãi suất mà Ngân hàng hỗ trợ. Đây nên là hoạt động thực hiện định kì hàng tháng, Ban Giám đốc và cán bộ nhân viên Ngân hàng và Trung tâm Khuyến Nông đề ra những phương án sản xuất hiệu quả đối với đặc thù điều kiện các vùng, để tư vấn cho người nghèo khi đến vay vốn. Bằng cách này Ngân hàng có thể dự báo trước cho mình những rủi ro trong cho vay hộ nghèo mà chuẩn bị các phương án đối phó nếu xảy ra rủi ro và cũng là biện pháp giúp hộ nghèo thiết thực hơn so với chỉ cung cấp vốn để họ làm gì thì làm.

Hội Phụ nữ đang gặp rắc rối trong vấn đề về đầu ra sản phẩm nên Ngân hàng cần kết hợp với các cơ quan ban ngành trong huyện tìm ra phương hướng giải quyết đầu ra bằng cách liên hệ với các doanh nghiêp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ để thu hút phụ nữ quay trở về với các công việc này, để có thu nhập trả nợ Ngân hàng.

5.3.3.3 Tăng cường nhân sự

Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Giồng Riềng cần tập trung đào tạo, sắp xếp, bố trí nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Tích cực tham mưu cho cấp Ủy, Chính quyền các cấp triển khai có hiệu quả các trương trình tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Ban Giám đốc cần xem xét đề nghị lên cấp trên tăng cường nhân lực bởi vì với số lượng nhân viên như hiện nay không thể cùng lúc làm tất cả mọi công việc, mỗi nhân viên phải phụ trách 5 xã là rất nhiều, họ rất muốn nâng cao chất lượng những khoản cho vay của mình nhưng khối lượng công việc quá nhiều và dày đặc như hiện nay thì công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ người nghèo gần như không được thực hiện thường xuyên do đó còn rất nhiều sơ soát trong việc thu hồi nợ đúng hạn.

CHƯƠNG 6 KT LUN

Qua việc phân tích hoạt động cho vay theo thời hạn tín dụng và phân tích theo tổ chức nhận ủy thác đã cho ta thấy được hoạt động cho vay ngắn hạn chỉ chiếm tỷ trọng thấp và chưa thật sự mang lại hiệu quả như mong đợi. Cho vay thông qua hội ủy thác Nông dân và Phụ nữ chưa thật sự mang lại hiệu quả, thu nợ vẫn còn thấp trong khi dư nợ cho vay hai hội này là chiếm ưu thế hơn hai hội còn lại. Nợ quá hạn duy trì ở hai tổ chức này luôn ở mức cao trong khi hai tổ chức còn lại duy trì trong mức quy định của Nhà nước. Dư nợ tín dụng ở Hội Phụ nữ và Nông dân là lớn trong khi hoạt động không hiệu quả Ngân hàng nên hạn chế cung cấp tín dụng về hai Hội này nữa.

Qua việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính thì ta nhận thấy rằng 1 đồng vốn huy động tạo ra chỉ được 0,2 đồng dư nợ tín dụng hộ nghèo, đây là con số khiêm tốn trong khi hộ nghèo ở Giồng Riềng chiếm tỷ lệ cao hơn so với các đối tượng chính sách khác. Doanh số cho vay hộ nghèo chiếm gần ¼ tổng cho vay của Ngân hàng cho thấy đối tượng hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao trong tổng cho vay của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay hộ nghèo còn ở mức cao trong đó Hội Nông dân và Phụ nữ chiếm phần lớn nợ quá hạn của cho vay hộ nghèo.

Qua việc phân tích và đánh giá chật lượng tín dụng của hoạt động cho vay hộ nghèo thì tác giả cũng đã đề xuất các biện pháp thực tế và có thể thực hiện được ở Ngân hàng CCSXH huyện Giồng Riềng nhằm nâng cao chất lượng những khoản vốn mà Ngân hàng đã và sẽ cho vay trong thời gian tới.

Tóm lại trong công tác cho vay ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả tốt trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, góp phần trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo ổn định xã hội.

PH LC 1

CÁC SỐ LIỆU DÙNG ĐỂ TÍNH TỶ TRỌNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY BỐN HỘI QUA BA NĂM

Hoạt động cho vay năm 2010 Chỉ tiêu Nông dân Phụ nữ

Cựu Chiến binh Thanh niên Tổng Doanh số cho vay 9.547,57 7.753,02 477,27 241,89 18.019,75 Thu nợ 8.595,34 6.095,02 395,49 239,57 15.325,42 Dư nợ 19.704,81 8.012,22 6.620,92 2.102,75 36.440,7 Nợ quá hạn 1.350,01 1.115,72 187,85 99,26 2.752,84

Hoạt động cho vay năm 2011 Chỉ tiêu Nông dân Phụ nữ

Cựu Chiến binh Thanh niên Tổng Doanh số cho vay 4.464,92 4.403,32 688,77 352,19 9.909,20 Thu nợ 4.367,51 4.319,15 479,07 318,90 9.484,63 Dư nợ 19.802,22 8.096,39 6.830,62 2.136,04 36.865,27 Nợ quá hạn 1.353,68 1.121,33 189,97 103,31 2.768,29

Hoạt động cho vay năm 2012

Chỉ tiêu Nông dân Phụ nữ

Cựu Chiến

binh

Thanh

niên Tổng

Doanh số cho vay 4.114,21 3.315,6 362,57 282,62 8.075,00 Thu nợ 4.124.,49 3.298,93 361,39 287,14 8.071,95 Dư nợ 19.791,94 8.113,06 6.831,8 2.131,52 36.868,32 Nợ quá hạn 1.343,4 1.170,83 191,4 98,79 2.804,42

PH LC 2

CÁC SỐ LIỆU DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

XÃ HỘI HUYỆN GIỒNG RIỀNG Đánh giá tổng thể

Giai đoạn 2010-2012

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Dư nợ hộ nghèo Triệu đồng 36.440,68 36.865,25 36.868,32 2 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 185.288,25 209.218,18 219.009,54 3 Doanh sh ố cho vay

ộ nghèo Triệu đồng 18.091,76 9.909,20 8.075,00 4 Thu nợ Triệu đồng 15.325,42 9.484,63 8.071,95 5 Dư nợ bình quân Triệu đồng 35.057,51 36.652,93 36.866,74 6 Tổng doanh số

cho vay Triệu đồng 74.414,36 56.084,21 35.360,00 7 Nợ quá hạn Triệu đồng 2.752,84 2.768,29 2784,42 8 nguDư nợ/Tổng

ồn vốn(1/2) Lần 0,20 0,18 0,17

9

Doanh số cho vay hộ nghèo/Tổng doanh số cho vay(3/6) % 24,31 17,66 22,84 10 Vòng quay vốn(4/5) Vòng 0,44 0,26 0,23 11 Tỷ lệ nợ quá hạn(7/1) % 7,55 7,51 7,55

Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng n đầu ăm 2012 6 tháng đầu năm 2013 1 Dư nợ hộ nghèo Triệu đồng 36.555,49 38.254,47 2 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 165.936,55 170.893,22 3 Doanh snghèo ố cho vay hộ Triệu đồng 4.835,67 3.773,50

4 Thu nợ Triệu đồng 4.520,15 1.957,35

5 Dư nợ bình quân Triệu đồng 36.710,37 36.561,39 6 Tổng doanh số cho vay Triệu đồng 12.034,30 11.101,80 7 Nợ quá hạn Triệu đồng 3.508,82 4.458,99 8 Dvư nợ/Tổng nguồn ốn(1/2) Lần 0,22 0,22 9

Doanh số cho vay hộ nghèo/Tổng doanh số cho vay(3/6) % 40,18 33,99 10 Vòng quay vốn(4/5) Vòng 0,12 0,06 11 Tỷ lệ nợ quá hạn(7/1) % 9,59 11,66

Đánh giá theo thời hạn Ngắn hạn Giai đoạn 2010-2012 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Dư nợ Triệu đồng 4.242,69 4.684,52 5.528,02 2 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 185.288,25 209,218,18 219.009,54 3 Doanh số cho vay ngắn

hạn Triệu đồng 4.928,40 1.833,22 2.018,75 4 Thu nợ Triệu đồng 2.622,18 1.391,39 1.175,27 5 Dư nợ bình quân Triệu đồng 3.089,58 4.463,61 5.106,27 6 Tổng doanh số cho vay

hộ nghèo Triệu đồng 18.091,76 9.909,20 8.075,00 7 Nợ quá hạn ngắn hạn Triệu đồng 764,11 1.205,94 2.049,42 8 Dư nợ/Tổng nguồn vốn(1/2) Lần 0,02 0,02 0,03 9 Vòng quay vốn(4/5) Vòng 0,85 0,31 0,23 10 Tỷ lệ nợ quá hạn(7/1) % 18,01 25,74 37,07

Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 1 Dư nợ Triệu đồng 8.233,43 5.593,20 2 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 165.936,55 170.893,22 3 Doanh số cho vay ngắn hạn Triệu đồng 919,74 695,88

4 Thu nợ Triệu đồng 645,05 270,70

5 Dư nợ bình quân Triệu đồng 6.458,98 5.560,61 6 Tổng doanh số cho vay hộ

nghèo Triệu đồng 4.835,67 3.773,50

7 Nợ quá hạn ngắn hạn Triệu đồng 788,43 2.438 8 Dư nợ/Tổng nguồn vốn(1/2) Lần 0,05 0,03 9 Vòng quay vốn(4/5) Vòng 0,10 0,05 10 Tỷ lệ nợ quá hạn(7/1) % 9,58 43,60

Dài hạn

Giai đoạn 2010-2012

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Dư nợ Triệu đồng 32.197,99 32.180,73 31.340,30 2 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 185.288,25 209.218,18 219.009,54 3 Doanh số cho vay

hộ nghèo dài hạn Triệu đồng 13.091,36 8.075,98 6.056,25 4 Thu nợ Triệu đồng 12.703,24 8.093,24 6.896,68 5 Dư nợ bình quân Triệu đồng 32.003,44 32.189,36 31.760,52 6 Tổng doanh số

cho vay hộ nghèo Triệu đồng 18.091,76 9.909,20 8.075,00 7 Nợ quá hạn Triệu đồng 1.988,73 1.562,35 755,00 8 Dư nợ/Tổng nguồn vốn(1/2) Lần 0,18 0,16 0,14 9 Vòng quay vốn(4/5) Vòng 0,39 0,25 0,22 10 Tỷ lệ nợ quá hạn(7/1) % 6,18 4,86 2,41

Giai đoạn sáu tháng đầu năm 2013

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 1 Dư nợ Triệu đồng 28.322,06 32.661,27 2 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 165.936,55 170.893,22 3 Doanh số cho vay hộ nghèo

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tình hình tín dụng dành cho hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện giồng riềng tỉnh kiên giang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)