0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Tỷ trọng hoạt động tín dụng của các tổ chức Hội

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG DÀNH CHO HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG (Trang 32 -32 )

Tỷ trọng doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, và nợ quá hạn được thể hiện trong những bảng sau:

Bảng 4.5: Tỷ trọng hoạt động cho vay của các Hội qua ba năm Đơn vị tính: % Hội

ủy thác

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

DSCV TN DN NQH DSCV TN DN NQH DSCV TN DN NQH Nông dân 52,98 56,09 54,07 49,04 45,06 46,05 53,72 48,90 50,95 51,09 53,68 47,90 Phụ nữ 43,03 39,77 21,99 40,53 44,44 45,54 21,96 40,51 41,06 40,87 22,01 41,75 Cựu chiến binh 2,65 2,58 18,17 6,82 6,95 5,05 18,53 6,86 4,49 4,48 18,53 6,82 Thanh niên 1,34 1,56 5,77 3,61 3,55 3,36 5,79 3,73 3,50 3,56 5,78 3,53 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Ngun: Báo cáo kết qu cho vay h nghèo ba năm 2010, 2011, 2012

Ghi chú:

DSCV: Doanh số cho vay TN: Thu nợ

DN: Dư nợ NQH: Nợ quá hạn

Qua các bảng trên ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay của Ngân hàng dành cho bốn tổ chức Hội ủy thác qua ba năm có sự chênh lệch khá lớn, tỷ trọng cho vay ở Hội Nông dân và Phụ nữ chiếm rất cao trên 90 % tổng doanh số cho vay hộ nghèo. Hoạt động cho vay Hội Nông dân chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp như trồng lúa, chăn nuôi heo, hoa màu, trong những năm trở lại đây hoạt động nông nghiệp luôn chịu tác động rất lớn bởi những biến đổi của thời tiết đặc biệt là tình trạng biến đổi khí hậu. Nhiều loại dịch bệnh lạ xuất hiện trên lúa và hoa màu, thiên tai ngày càng có sức hủy hoại to lớn hơn so với lúc trước. Còn Hội Phụ nữ thì tập trung ở các làng nghề truyền thống ở huyện như làm chiếu, may vá, làm đồ thủ công mỹ nghệ như đan lát lục bình, làm bánh tráng, làm mắm, làm ruốc,…Hiện tại các sản phẩm này đang có sự sụt giảm về số lượng do ảnh hưởng của sự biến động giá cả thị trường, thị trường tiêu thụ trong tỉnh hạn hẹp và đang dần bão hòa nên phụ nữ ngày càng có xu hướng từ bỏ các làng nghề này lên thành phố làm công nhân để có thu nhập ổn định hơn so với việc duy trì các hoạt động truyền thống nữa.

Ngoài ra, dư nợ của Hội Nông dân qua ba năm luôn chiếm hơn 50 % tổng dư nợ cho vay hộ nghèo, điều này chứng tỏ Ngân hàng tập trung nguồn vốn rất lớn dành cho hoạt động cho vay của Hội Nông dân, trong khi ở Hội Cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên chiếm tỷ lệ rất thấp so với Hội Nông dân. Trong khi đó, nợ quá hạn ở Hội Nông dân và Phụ nữ chiếm hơn 80 % nợ quá hạn. Điều này gián tiếp cho thấy Ngân hàng phân bổ vốn chưa hợp lí, tổ chức Hội có tỷ trọng nợ quá hạn thấp là Cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên thì vốn dùng để

cho vay lại chiếm tỷ trọng rất thấp trong khi tổ chức chiếm tỷ trọng nợ quá hạn cực cao là Nông dân và Phụ nữ lại được Ngân hàng giải ngân nhiều vốn hơn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG DÀNH CHO HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG (Trang 32 -32 )

×