4.1.1 Phân tích tình hình cho vay theo thời hạn
4.1.1.1 Ngắn hạn
Để thấy được tình hình cho vay ngắn hạn có những sự thay đổi như thế nào ta tìm hiểu bảng sau:
Bảng 4.1: Tình hình cho vay hộ nghèo ngắn hạn từ năm 2010 đến 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 4.928,40 1.833,22 2.018,75 (3.095,18) (62,80) 185,63 10,13 Thu nợ 2.622,18 1.391,39 1.175,27 (1.230,79) (49,94) (216,12) (15,53) Dư nợ 4.242,69 4.684,52 5.528,02 441,83 10,41 843,50 18,00 Nợ quá hạn 764,11 1.205,94 2.049,42 441,83 57,82 843,48 69,94
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo ba năm 2010, 2011, 2012
Giai đoạn 2010-2012
Qua bảng trên ta thấy xu thế chung của Doanh số cho vay là đang giảm. Năm 2011 giảm hơn 50 % so với năm 2010, năm 2012 tăng nhẹ 10 % so với năm 2011. Các khoản cho vay ngắn hạn thường tập trung vào những lĩnh vực có thời gian đầu tư ngắn hoặc những loại hình buôn bán nhỏ, sản xuất nông nghiệp ngắn ngày. Doanh số cho vay ngắn hạn giảm là điều tất yếu phải xảy ra, những khoản cho vay ngắn hạn chỉ có thể phục vụ cho những hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ và buôn bán nhỏ, những hoạt động canh tác nông nghiệp chất lượng cao mang lại thu nhập khá cho người nông dân thì những khoản vốn này không đáp ứng về thời hạn vay cũng như người vay chưa thể đủ thời gian tạo ra thu nhập hoàn trả vốn cho Ngân hàng. Việc thay đổi này vừa mang tính tích cực cho người nông dân là giúp họ có nhiều thời gian sản xuất kinh doanh dài hơn, ổn định kinh tế, vươn lên khá giả, đủ năng lực trả nợ Ngân hàng.
Nhìn chung công tác thu hồi nợ ngắn hạn của Ngân hàng cũng chưa thật sự tốt mà biểu hiện cụ thể là thu nợ liên tục giảm qua hai năm 2011 và 2012. Năm 2011 giảm gần 50 % so với năm 2010; năm 2012 lại tiếp tục giảm. Nguyên nhân chủ yếu là với khoản thời gian vay ngắn hộ vay không dự đoán kịp các vấn đề phát sinh trong đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, chưa biết tính toán phân chia thời gian sản xuất hợp lí nên sản xuất kinh doanh không mang lại hiệu quả. Những nguồn vốn ngắn hạn chỉ có thể dùng vào việc sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ như buôn bán tạp hóa, chăn nuôi những gia súc, gia cầm như heo, gà, vịt, trồng rau màu ngắn ngày nhưng có một bộ phận người vay dùng vốn đó vào việc trang trải cuộc sống gia đình, hoặc dùng vào việc nuôi trồng những cây dài ngày, chăn nuôi những động vật dài ngày dẫn đến việc mất cân đối thời hạn, khi đến hạn trả thì những khoản đầu tư đó chưa tạo ra thu nhập nên không có khả năng trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng làm cho thu nợ Ngân hàng đang giảm xuống.
Qua bảng 4.1 trên ta thấy Doanh số cho vay đang có chiều hướng giảm và thu nợ ngắn hạn cũng đang giảm nhưng dư nợ ngắn hạn thì đang tăng. Điều này có thể được lí giải là vì trong năm 2011 dư nợ ròng là dương nên làm cho dư nợ cuối kì năm 2011 tăng hơn so với 2010, nhưng trong năm 2012 thì doanh số cho vay tăng trưởng trong khi thu nợ giảm làm cho dư nợ tăng là đều bình thường.
Nợ quá hạn trong giai đoạn này nợ quá hạn liên tục tăng, tăng trên 50 % đây là một xu hướng không tốt đối với hoạt động tín dụng ngắn hạn. Nguyên nhân cơ bản là do công tác thu hồi nợ không đạt hiệu quả nên làm cho nợ quá hạn tăng. Ngân hàng còn lơ là trong việc đôn đốc các Tổ Trưởng Tổ TK&VV nhắc nhở các hội viên đến hạn trả nợ, Ngân hàng chưa có biện pháp mạnh mẽ trong việc xử lý các khoản nợ quá hạn; Mặc khác với thời hạn vay ngắn nên người vay sẽ nhanh chóng đến hạn trả nợ cho Ngân hàng, bên cạnh đó do các món nợđến hạn trả nhưng khách hàng gặp khó khăn do dịch bệnh xảy ra, biến động của giá cả thị trường làm cho sản xuất kinh doanh thua lỗ, một số hộ vay không còn tài sản để trả nợ và được Chính quyền địa phương xác nhận khó khăn nên làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng tăng.
Bảng 4.2: Tình hình cho vay hộ nghèo ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Số tiền % Doanh số cho vay 919,74 695,88 (223,46) (24,30) Thu nợ 645,05 270,70 (374,35) (58,03) Dư nợ 4.959,21 5.593,20 633,99 12,78 Nợ quá hạn 1.588,43 2.438,60 850,17 53,52
Sáu tháng đầu năm 2013
Nhìn chung thì Doanh số cho vay và thu nợ sáu tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kì năm 2012, vì doanh số cho vay giảm chậm hơn thu nợ nên làm cho dư nợ sáu tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với cùng kì.
Doanh số cho vay giảm là vì Ngân hàng đã siết chặt hơn hoạt động cho vay ngắn hạn, xem xét kỹ lưỡng hơn những trường hợp đầu tư sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn có thể sinh lợi trong thời gian vay hay không, có khả năng trả nợ Ngân hàng thì Ngân hàng mới cho vay.
Sáu tháng đầu năm 2013, các tổ chức Hội không hoạt động hiệu quả làm cho việc thu nợ không đúng hạn bên cạnh đó cán bộ phụ trách các xã chưa thật sự quyết liệt trong khâu nhắc nhở khách hàng đến hạn trả.
Qua bảng trên ta thấy nợ quá hạn có phần tăng, tăng hơn 50 % so với sáu tháng đầu năm 2012 , đây là tín hiệu không tốt mà nguyên nhân chủ yếu là các hộ vay có tư tưởng ỷ lại vào vốn ưu đãi của Nhà nước nên khi nào có thì trả không chịu khó sản xuất kinh doanh, do đây là loại hình vay tín chấp, không cần tài sản thế chấp nên chậm trễ trong khâu trả nợ Ngân hàng làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn.
4.1.1.2 Trung và dài hạn
Để thấy được tình hình cho vay trung và dài hạn có những sự thay đổi như thế nào ta tìm hiểu bảng sau:
Bảng 4.3: Tình hình cho vay hộ nghèo trung và dài hạn từ năm 2010 đến 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 13.091,36 8.075,98 6.056,25 (5.015,38) (38,31) (2.019,73) (25,00) Thu nợ 12.703,24 8.093,24 6.896,68 (4.610,00) (36,29) (1.106,56) (13,67) Dư nợ 32.197,99 32.180,73 31.340,30 (17,26) (0,05) (840,43) (2,67) Nợ quá hạn 1.988,73 1.562,35 755,00 (426,38) (21,44) (807,35) (51,67)
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo ba năm 2010, 2011, 2012.
Giai đoạn 2010-2012
Nhìn qua bảng số liệu trên ta thấy Doanh số cho vay đang có xu hướng giảm qua hai năm, Các khoản cho vay trung và dài hạn thường tập trung vào các loại hình chăn nuôi dài ngày như nuôi bò, nuôi dê, nuôi thỏ, nuôi cá thương phẩm…và trồng trọt cây ăn trái dài ngày như cam, quýt, ổi, mận,… thường
mang lại thu nhập sau một năm trồng hoặc nuôi. Những khoản đầu tư này với thời hạn tuy mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng đồng nghĩa với rủi ro từ giá cả thị trường, từ thiên tai, đặc biệt những năm trở lại đây liên tục xuất hiện những loại dịch bệnh mới gây trở ngại tới việc sản xuất kinh doanh của hộ nghèo. Nên Cho vay trung và dài hạn đang giảm dần theo rủi ro ngày càng tăng từ những khoản đầu tư đó.
Cho vay không tăng do đó thu nợ cũng không tăng là đều tất yếu, thu nợ liên tục giảm theo doanh số cho vay, hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả vì lũ lụt trong năm 2011 ở Giồng Riềng là khá nghiêm trọng làm ngập những khu vườn ăn trái lâu năm thiệt hại khá lớn, cùng với dịch lở mồm long móng và tai xanh hoành hành làm thiệt hại lớn trong chăn nuôi trong năm 2012 làm cho người vay không có khả năng trả nợ làm thu nợ giảm phần vì việc Ngân hàng xem xét cho vay có những trường hợp không đúng mục đích làm cho người vay không thực hiện đúng cam kết khi xin vay dẫn đến nguồn vốn không mang lại hiệu quả.
Doanh số cho vay giảm nhưng thu nợ qua hai năm 2011 và năm 2012 luôn lớn hơn doanh số cho vay nên đã làm cho dư nợ không tăng trưởng mà có phần giảm. Tình hình này cho thấy Ngân hàng đang thực hiện tốt việc thu nợ những khoản nợ dài hạn đã quá hạn, một số hộ vay có nợ quá hạn trước đây họ phục hồi được kinh tế, khá giả nên đã chấp nhận trả lại Ngân hàng mà trước đây họ dùng không đúng mục đích hoặc làm ăn thua lỗ và không trả được, những khoản này nay đã thu hồi được đã làm cho thu nợ nhiều hơn doanh số cho vay ra làm cho dư nợ giảm liên tục qua hai năm.
Những hộ nghèo có nợ quá hạn trước kia đã bỏ xứ đi làm ăn ở xa, trong thời gian vừa qua họ đã trở về địa phương, được sự thông báo của Chính quyền địa phương thì Ban Giám đốc cùng với cán bộ Ngân hàng đã đến tận nhà vận động, khuyế khích được họ trả nợ Ngân hàng. Việc thu được những khoản nợ quá hạn trước kia đã từng bước làm giảm nợ quá hạn đáng kể, liên tục giảm qua hai năm đặc biệt năm 2012 giảm hơn 50% so với năm 2011. Đây là tín hiệu rất đáng mừng đối với Ngân hàng CSXH huyện Giồng Riềng. Việc các khoản cho vay dài hạn chưa đến hạn trả không góp phần làm tăng thu nợ nhưng việc thu hồi được những khoản cho vay quá hạn trước kia đã góp phần làm giảm nợ quá hạn.
Bảng 4.4: Tình hình cho vay hộ nghèo trung và dài hạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng 2013/6 tháng 2012 Số tiền % Doanh số cho vay 3.915,93 3.007,62 (908,31) (23,19) Thu nợ 3.875,10 1.686,65 (2.188,45) (56,47) Dư nợ 32.221,56 32.661,27 439,71 1,36 Nợ quá hạn 1.920,39 2.020,39 100,00 5,21
Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013.
Sáu tháng đầu năm 2013
Doanh số cho vay sáu tháng đầu năm 2013 được thấy là tăng so với cùng kì năm 2012. Ngân hàng ngày càng có sự kĩ lưỡng hơn trong việc phê duyệt những dự án sản xuất kinh doanh trong dài hạn, những Hội Đoàn thể cũng cẩn trọng hơn trong việc xem xét việc ủy thác có đúng người sử dụng hay không. Hoạt động kiểm tra chặt chẽ này làm cho doanh số cho vay dài hạn sáu tháng đầu năm 2013 giảm hơn so với sáu tháng đầu năm 2012.
Thu nợ sáu tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kì năm trước là vì phần lớn các khoản vay trung và dài hạn chưa đến hạn trả nên không thể thu hồi nợ.
Dư nợ sáu tháng đầu năm 2013 tăng so với cùng kì là vì doanh số cho vay tăng nhưng thu nợ lại giảm nên làm cho dư nợ tăng.
Nợ quá hạn sáu tháng đầu năm 2013 chỉ tăng nhẹ hơn 5 % so với cùng kì cho thấy vẫn chưa có sự thay đổi gì nhiều trong nợ quá hạn.