Riềng qua 3 năm (2010 – 2012)
Tuy là một Ngân hàng phục vụ với phương châm không vì lợi nhuận nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ phản ánh chất lượng hoạt động của cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. Sau đây là tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH Giồng Riềng từ năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 8.600,43 11.710,79 11.977,28 3.110,36 36,17 266,49 2,28 Chi phí 3.050,57 3.614,55 3.967,21 563,98 18,49 352,66 9,76 Lợi nhuận 5.549,86 8.096,24 8.010,59 2546,38 44,26 (85,65) (1,06)
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ba năm 2010, 2011, 2012.
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH huyện Giồng Riềng sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Số tiền % Thu nhập 6.173,62 5.350,77 (822,85) (13,33) Chi phí 1.375,25 1.283,38 (91,87) (6,68) Lợi nhuận 4.798,43 4.067,39 (731,04) (15,23)
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013.
Qua hai bảng trên đây ta thấy thu nhập của Ngân hàng không ngừng tăng lên. Thu nhập của Ngân hàng năm 2011 và 2012 tăng gần 1,5 lần so với năm 2010. Các khoản thu nhập này bao gồm thu lãi từ hoạt động tín dụng, thu từ hoạt động dịch vụ và thu nhập khác. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng CSXH huyện Giồng Riềng vì thế đây là khoản làm cho thu nhập của Ngân hàng tăng lện qua các năm. Bên cạnh đó là những khoản thu từ hoạt động dịch vụ thanh toán tiền qua Ngân hàng, hoạt động này mang lại thu nhập cho Ngân hàng là không đáng kể.
Bên cạnh việc thu nhập tăng thì chi phí cũng có phần tăng theo, chi phí này, trong chi phí hoạt động tín dụng thì chỉ có chi phí cho hoạt động trả lãi tiền gửi (do Ngân hàng không chú trọng hoạt động huy động vốn mà chủ yếu là nhận vốn từ Trung ương và vốn từ Ngân sách địa phương) nên chi phí này cũng không nhiều. Ngoài khoản chi trả lãi tiền gửi thì còn các chi phí khác như là chi quản lí bao gồm chi lương, phụ cấp lương, chi cho trang phục giao dịch, chi cho phương tiện, chi cho bảo hiểm và trợ cấp. Các khoản chi này không phát sinh nhiều trong ba năm nhưng có khoản chi cho quản lí như vật liệu, giấy tờ in ấn, công tác phí, chi cho huấn luyện và đào tạo nghiệp vụ, chi bưu phí, điện thoại và sữa chữa các máy móc thiết bị đã cũ kỹ tại Phòng Giao dịch, các chi phí này tăng theo giá cả thị trường nên làm cho chi phí tăng lên.
Thu nhập của Ngân hàng vẫn dương cho thấy Ngân hàng có hiệu quả trong việc kiềm chế sự biến động của chi phí làm cho chi phí không có sự biến động nhiều và thu lãi từ người vay có hiệu quả, thu nhập luôn cao hơn chi phí làm cho lợi nhuận Ngân hàng cao, đây là xu hướng tốt, Ngân hàng cần phát huy, thu lãi Ngân hàng hiệu quả, kiềm chế sự tăng của những khoản chi phí biến đổi.
Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng hiệu quả hoạt động của ngân hàng qua ba năm qua là tương đối cao. Sử dụng nguồn vốn của TW để cho vay, Ngân hàng không những đã cân đối được thu chi, lấy nguồn thu đủ trang trải cho chi phí hoạt động của ngân hàng mà còn có lợi nhuận.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG CHO VAY HỘ NGHÈO
TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
VIỆT NAM HUYỆN GIỒNG RIỀNG