1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện đầm hà tỉnh quảng ninh.

64 649 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 637,5 KB

Nội dung

Trong những năm qua thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Ngân hàng Chính sách xã hội nói chung và Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh nói riêng đ

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3 LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 6

1.1 Tổng quan về Ngân hàng Chính sách xã hội 6 1.1.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng Chính sách xã hội 6

1.1.2 Cơ cấu tổ chức điều hành của Ngân hàng Chính sách xã hội 6

1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội 12

1.2 Tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội 14 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm 14

1.2.2 Nội dung và phương thức cho vay 15

1.2.3 Quy trình cho vay 23

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội 25 1.3.1 Nguyên nhân chủ quan 25

1.3.2 Nguyên nhân khách quan 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN ĐẦM HÀ TỈNH QUẢNG NINH 29

2.1 Khái quát về phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đầm Hà 29 2.1.1 Lịch sử hình thành 29

2.1.2 Quá trình phát triển 29

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ 29

2.1.4 Công tác cho vay 32

2.1.5 Kết quả hoạt động 35

2.1.6 Cơ cấu nguồn vốn 38

2.1.7 Công tác uỷ thác vay vốn 40

Trang 2

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN ĐẦM HÀ 50

3.1 Định hướng phát triển của NHCSXH huyện Đầm Hà 50 3.2 Giải pháp 52 3.2.1 Tăng cường phối hợp với Chính quyền địa phương cấp xã 52

3.2.2 Chấn chỉnh lại công tác uỷ thác vay vốn đối với các tổ chức chính trị xã hội cấp xã và hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn 54

3.2.3 Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với toàn thể nhân dân 55

3.2.4 Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ hội, cán bộ Ban quản lý

tổ TK&VV 56

3.2.5 Cải tiến, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở vật chất kỹ thuật của

3.3 Kiến nghị 57 3.3.1 Với nhà nước 57

3.3.2 Với NHCSXH Việt Nam 58

3.3.3 Với chính quyền địa phương 59

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 Ngân hàng Chính sách xã hội; viết tắt: NHCSXH;

2 Ngân hàng Nhà nước; viết tắt: NHNN;

3 Ngân hàng Thương mại; viết tắt: NHTM;

4 Hội đồng quản trị; viết tắt: HĐQT;

5 Ban đại diện Hội đồng quản trị; viết tắt BĐD HĐQT;

6 Uỷ ban nhân dân; viết tắt: UBND;

7 Tổ tiết kiệm và vay vốn; viết tắt: TTK&VV;

8 Hội Nông dân; viết tắt: Hội ND;

9 Hội Phụ nữ; viết tắt: Hội PN;

10 Đoàn thanh niên; viết tắt: Đoàn TN;

11 Hội Cựu Chiến binh; viết tắt: Hội CCB.

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta có những bước tăng trưởng nhanh; đại bộ phận đời sống nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng sâu vùng xa…đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống Sự phân hóa giầu nghèo đang diễn ra mạnh, đây là vấn đề xã hội cần được quan tâm Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta

Trong những năm qua thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Ngân hàng Chính sách xã hội nói chung và Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh nói riêng đã không ngừng mở rộng hoạt động, đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế đặc biệt là cho vay đối với đối tượng là hộ nghèo,

đã góp phần quan trọng trong công cuộc đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển và giúp cho nhiều hộ dân có đời sống ổn định, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giầu

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được được đó công tác tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đầm Hà còn những hạn chế cần khắc phục, đó là cho vay đối với hộ nghèo tại các xã vùng sâu vùng xa còn hạn chế so với xã vùng đồng bằng; mức vay còn thấp, cho vay dàn trải, nhiều hộ dân còn sử dụng vốn vay lãng phí, chưa phát huy hiệu quả.

Với sự thu nhận của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo

TS Vũ Duy Hào và tập thể cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đầm Hà tôi đã chọn đề tài về “Phát triển tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đầm Hà” với momg muốn đề xuất một vài ý kiến và giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, chuyên đề được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính

sách xã hội.

Chương 2: Thực trạng tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng

Chính sách xã hội huyện Đầm Hà.

Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đầm Hà.

Trang 5

-*** -CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.

1.1 Tổng quan về Ngân hàng Chính sách xã hội.

1.1.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Ngân hàng Chính sách xã hội viết tắt là NHCSXH là Ngân hàng của

Trang 6

10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động không vì muc tiêu lợi nhuận

để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượngchính sách khác Trên cơ sở đó, tất cả các chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh vàPhòng giao dịch cấp huyện, thị trong cả nước được thành lập

Hiện nay trong toàn hệ thống NHCSXH có 64 chi nhánh NHCSXH tỉnhthành phố và 597 Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện

1.1.2 Cơ cấu tổ chức điều hành của Ngân hàng Chính sách xã hội.

NHCSXH có bộ máy quản lý điều hành thống nhất trong phạm vi cảnước, cơ cấu tổ chức bộ máy của NHCSXH được phân cấp theo địa giới hànhchính; theo chức năng nhiệm vụ bao gồm bộ máy quản trị và bộ máy điều hànhtác nghiệp điều hành hoạt động của hệ thồng NHCSXH

1.1.2.1 Hệ thống tổ chức bộ máy quản trị NHCSXH.

Bộ máy quản trị NHCSXH gồm Hội đồng quản trị ở trung ương và Banđại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện

♦ Hội đồng quản trị

Tại trung ương, Hội đồng quản trị NHCSXH có 11 thành viên, trong đó

có 2 thành viên chuyên trách gồm: Tổng Giám đốc và Trưởng Ban kiểm soát; 9thành viên kiêm nhiệm là các Thứ trưởng hoặc cấp tương đương Thứ trưởng củaVăn phòng Chính phủ, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ lao động thương binh và xãhội, Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và phát triển nôngthôn, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Uỷ ban dân tộc

Hội đồng quản trị có chức năng quản trị các hoạt động của NHCSXH, phêduyệt chiến lược phát triển dài hạn, kế hoạch hoạt động hàng năm, ban hành cácvăn bản về chủ trương, chính sách, quy định, quy chế tổ chức và hoạt động củaNHCSXH các cấp, nghị quyết các kỳ họp Hội đồng quản trị thường kỳ và độtxuất

Hội đồng quản trị NHCSXH hoạt động theo Quy chế ban hành kèm theoQuyết định số 161/QĐ-HĐQT ngày 17/04/2003 của Hội đồng quản trị Giúpviệc cho Hội đồng quản trị có Ban chuyên gia tư vấn và Ban kiểm soát Hội đồngquản trị:

Trang 7

▪ Ban chuyên gia tư vấn gồm chuyên viên của các Bộ, ngành là thành viênHội đồng quản trị và một số chuyên gia do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyếtđịnh chấp thuận Ban chuyên gia tư vấn có nhiệm vụ tham mưu giúp việc trựctiếp cho thành viên Hội đồng quản trị thuộc Bộ, ngành mình, đồng thời có nhiệm

vụ tư vấn cho Hội đồng quản trị về chủ trương chính sách, cơ chế hoạt động củaNHCSXH, các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị Ban chuyêngia tư vấn làm việc theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 159/QĐ-HĐQT ngày 08/04/2003 của Hội đồng quản trị

▪ Ban kiểm soát Hội đồng quản trị giúp việc cho Hội đồng quản trị trongviệc kiểm tra hoạt động tài chính, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; giámsát việc chấp hành chế độ hạch toán, kiểm tra việc chấp hành chủ trương, chínhsách, pháp luật và nghị quyết của Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát có tối thiểu 5 thành viên, trong đó có ít nhất 3 thành viênchuyên trách, 2 thành viên kiêm nhiệm của Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước

do 2 cơ quan này đề cử Ban kiểm soát hoạt động theo Quy chế ban hành kèmtheo Quyết định số 157/QĐ-HĐQT ngày 02/04/2003 của Hội đồng quản trị

♦ Ban đại diện Hội đồng quản trị.

Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh có Ban đại diện Hội đồng quản trị

Ban đại diện Hội đồng quản trị có chức năng giám sát việc thực thi các nghịquyết, văn bản chỉ đạo của Hội đồng quản trị tại các địa phương Chỉ đạo việcgắn tín dụng chính sách với kế hoạch xoá đói giảm nghèo và dự án phát triểnkinh tế xã hội tại địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãicủa Chính phủ

Thành phần và số lương thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị cáccấp tại địa phương cũng tương đương như thành phần của Hội đồng quản trị củaTrung ương nhưng không có thành viên chuyên trách mà là cán bộ các cơ quanquản lý nhà nước như: Các sở, ban, ngành, đoàn thể, trong đó Chủ tịch hoặc PhóChủ tịch UBND cùng cấp làm trưởng ban Giúp việc cho Ban đại diện Hội đồng

Trang 8

Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp hoạt động theo Quychế ban hành kèm theo Quyết định số 162/QĐ-HĐQT ngày 17/04/2003 của Hộiđồng quản trị.

1.1.2.2 Hệ thống tổ chức bộ máy điều hành tác nghiệp NHCSXH.

♦ Tại Trung ương

Hội sở chính NHCSXH đặt tại thủ đô Hà Nội, là cơ quan cao nhất trong

bộ máy điều hành tác nghiệp của hệ thống NHCSXH Hội sở chính có tráchnhiệm chỉ đạo toàn bộ hoạt động của cả hệ thống NHCSXH Hội sở chính baogồm: Ban Tổng Giám đốc, các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ, sở giao dịch,trung tâm đào tạo, trung tâm công nghệ thông tin

Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt độngcủa hệ thống NHCSXH, giúp việc cho Tổng giám đốc có các phó Tổng giámđốc và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ tại Hội sở chính Tổng giám đốc điềuhành hoạt động và làm việc theo Quy chế ban hành kèm theo quyết định số 163/QĐ-HĐQT ngày 17/04/2003 của Hội đồng quản trị

Bộ máy giúp việc gồm các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ, các trungtâm, Sở giao dịch có chức năng tham mưu, giúp Tổng giám đốc trong việcquản lý và điều hành công việc chuyên môn của NHCSXH Cơ cấu tổ chức,chức năng nhiệm vụ của các phòng (ban) chuyên môn, nghiệp vụ do Hộ đồngquản trị quyết định ban hành

♦ Tại cấp tỉnh.

Cấp tỉnh có chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương (gọi chung là chi nhánh cấp tỉnh), là đơn vị trực thuộc Hội sở chính, đạidiện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng giám đốc trong việc chỉ đạo điều hànhcác hoạt động của NHCSXH trên địa bàn

Điều hành chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố là Giám đốc chi nhánh,giúp việc cho giám đốc là các Phó giám đốc và các trưởng phòng chức năngnghiệp vụ tại tỉnh, thành phố

Trang 9

♦ Tại cấp huyện.

Tại cấp huyện, thị xã có Phòng giao dịch NHCSXH, là đơn vị trực thuộcchi nhánh tỉnh, thành phố đặt tại các huyện, quận, thị xã, thành phố trong địa bànhành chính nội tỉnh NHCSXH cấp huyện trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ củaNHCSXH trên địa bàn

Điều hành Phòng giao dịch quận huyện là Giám đốc Phòng giao dịch,giúp việc cho Giám đốc là Phó giám đốc và các tổ trưởng nghiệp vụ, mỗi phònggiao dịch có từ 7-9 cán bộ

Tại các Phòng giao dịch huyện quận và thị xã có các điểm giao dịch đặttại các xã, thị trấn, có lịch giao dịch định kỳ cố định, là nơi diễn ra hầu hết cáchoạt động của NHCSXH với các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn và người vaynhư cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm và xử lý các nghiệp vụ phát sinh khácnhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch với NHCSXH

Trang 10

BAN ĐẠI DIỆN HĐQT TỈNH, THÀNH PHỐ

BAN ĐẠI DIỆN HĐQT CẤP HUYỆN

UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN BAN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO XÃ, PHƯỜNG

TỔ TIẾ KIỆM VÀ VAY VỐN

Hộ

vay

vốn

Hộ vay vốn

Hộ vay vốn

Hộ vay vốn

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Trang 11

Sơ đồ 1.2: Mô hình sơ đồ tổ chức hội sở chính NHCSXH

SỞ GIAO DỊCH

VÀ CÁC TRUNG TÂM

Trung tâm đào tạo

Tổ chức cán bộ

Văn Phòng

KT

KT nội bộ

Kế toán

và quản

lý tài chính

Nghiệp

vụ tín dụng

Kế hoạch nguồn vốn

CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC

Trang 12

1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Cũng như một ngân hàng thông thường, NHCSXH cũng là một ngânhàng, do vậy NHCSXH cũng thực hiện những hoạt động cơ bản đặc trưng củamột ngân hàng, đó là: Huy động vốn, cho vay và thực hiện dịch vụ thanh toánqua ngân hàng

Căn cứ Nghị định số: 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 củaThủ tướng Chính phủ; chức năng của NHCSXH gồm:

1.1.3.1 Huy động vốn.

Việc tổ chức huy động vốn được NHCSXH triển khai thực hiện ở cả bacấp: tại Hội sở chính, tại các Chi nhánh tỉnh thành phố và Phòng Giao dịch cấphuyện bao gồm:

- Tiếp nhận nguồn vốn: Hội sở chính thực hiện tiếp nhận các nguồn vốn

từ Ngân sách Nhà nước (vốn điều lệ), tiếp nhận tiền gửi của các tổ chức tàichính, tín dụng Nhà nước (loại tiền gửi 2%), vốn nhận uỷ thác đầu tư từ các tổchức, các chủ dự án đầu tư

Chi nhánh cấp tỉnh thực hiện huy động vốn từ tại đại phương được trungương cấp bù lãi suất, tiếp nhận nguồn vốn uỷ thác đầu tư tại địa phương Tại cácPhòng giao dịch cấp huyện, thị xã, khu vực Ngoài việc tổ chức huy động vốn từdân cư và từ các tổ chức, NHCSXH còn sử dụng mạng lưới các tổ tiết kiệm vàvay vốn để huy động tiền tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo vay vốn Cácthành viên tham gia tổ tiết kiệm và vay vốn sẽ được vận động gửi tiền tiết kiệmban đầu (khi gia nhập tổ) và tiết kiệm định kỳ; số tiền tiết kiệm này thông qua tổtrưởng gửi vào Phòng Giao dịch cấp huyện NHCSXH trả lãi suất tiền gửi và phíhuy động vốn cho tổ trưởng (bằng mức phí huy động mà NHCSXH đang trả chocác NHTM Nhà nước có gửi tiền loại 2% vào NHCSXH)

- Huy động vốn trong nước và nước ngoài có trả lãi của mọi tổ chức và

tầng lớp dân cư bao gồm: Tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy độngtiết kiệm trong cộng đồng người nghèo

- Phát hàng trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các

giấy tờ có giá khác

Trang 13

- Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước, vay Tiết kiệm

Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay Ngân hàng Nhà nước

- Nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn

trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổchức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoàinước

- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng trong và ngoài nước 1.1.3.2 Cho vay.

Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay của NHCSXH là Nghị định số87/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tina dụng đối vớingười nghèo và các đối tượng chính sách khác Công tác cho vay của NHCSXHđược thực hiện các chương trình theo quy định của Chính phủ gồm cho vay đốivới hộ nghèo, và các đối tượng chính sách khác NHCSXH thực hiện cho vayngắn hạn, trung và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cảithiện đời sống góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảmnghèo, ổn định xã hội

Việc cho vay của NHCSXH được thực hiện theo kế hoạch đã được Banđại diện Hội đồng quản trị chấp thuận Căn cứ Quyết định phân bổ nguồn vốncủa Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp trên, NHCSXH tham mưu cho Ban đạidiện Hội đồng quản trị NHCSXH cùng cấp tiếp tục phân bổ nguồn vốn cho vayđến các cơ sở huyện thị và đến từng xã để làm căn cứ triển khai cho vay

Ngoài ra NHCSXH còn làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc

tế, quốc gia, cá nhân trong nước và nước ngoài theo hợp đồng uỷ thác

1.1.3.3 Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ.

NHCSXH được mở tài khoản tiền gửi tại NHN0&PTNT huyện; được mởtài khoản tiền gửi cho khách hàng trong và ngoài nước theo quy định của phápluật; được mở tài khoản ngoại tệ tại nước ngoài để phục vụ hoạt động của ngânhàng NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toánliên ngân hàng trong nước

Trang 14

NHCSXH được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngânquỹ như: Cung ứng các phương tiện thanh toán; Thực hiện các dịch vụ thanhtoán trong nước

- Cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toántrong nước;

- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền và không bằng tiền mặt;

- Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.Ngoài ra NHCSXH còn được thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng ủy thác,ngân hàng đại lý

1.2 Tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội.

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm.

1.2.1.2 Đặc điểm

Cũng theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 củaChính phủ thì tín dụng đối với người nghèo có một số đặc điểm như sau:

- Người nghèo được vay vốn ưu đãi qua NHCSXH theo hộ gia đình;

- Hộ nghèo được vay vốn ưu đãi qua NHCSXH với lãi suất thấp;

- Hộ nghèo khi vay vốn qua NHCSXH không phải thế chấp tài sản

- Hộ nghèo khi vay vốn qua NHCSXH được miễn lệ phí làm thủ tục hànhchính trong việc vay vốn

- Hộ nghèo khi vay vốn phải là thành viên của tổ Tiết kiệm và vay vốnđang hoạt động tại địa phương và do các tổ chức chính trị xã hội như Hội Nôngdân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàng thanh niên làm uỷ thác cho vay

Trang 15

1.2.2 Nội dung và phương thức cho vay

1.2.2.1 Nội dung.

Đối tượng cho vay

Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với các đối tượng là

hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định, cụ thể:

- Hộ nghèo : Là những hộ gia đình có tên trong danh sách hộ nghèo ở

xã (phường, thị trấn) theo tiêu chuẩn quy định chuẩn nghèo của Bộ Lao động,

thương binh và xã hội áp dụng cho từng giai đoạn, (hiện nay đang áp dụng theotiêu chuẩn tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2011 củaThủ tướng Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015)

- Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề công lập, bán công hoặc dân lập,

hệ chính quy tập trung, có thời gian đào tạo từ một năm trở lên;

- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 Cụ thể bao gồm: Hộ gia đình; Hợp tác xã hoạt động

trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại và dịch vụ;

Cơ sở sản xuất kinh doanh dành cho người tàn tật; Tổ hợp sản xuất; Hộ kinhdoanh cá thể; Doanh nghiệp vừa và nhỏ (theo quy định tại Nghị định số90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ) hoạt động theo Luật Doanhnghiệp; Hộ gia đình và cá nhân làm kinh tế trang trại có đủ tiêu chí quy định tạimục III của Thông tư liên tịch số 69/2000/BNN-TCTK ngày 23/06/2000 của Bộ

Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn - Tổng cục Thống kê «hướng dẫn tiêu chí

để xác định kinh tế trang trại» Trong các đối tượng trên, ưu tiên cho các dự án

có đối tượng là người tàn tật, sử dụng nhiều lao động nữ, giải quyết việc làm cholao động ở khu vực đang đô thị hóa ;

- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

NHCSXH cho người lao động vay vốn thông qua hộ gia đình có người là đối

tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc trực tiếp cho vay

đối với người lao động là độc thân, bao gồm: Vợ (chồng), con của liệt sỹ;

Trang 16

trước, nay gọi là quân nhân bị tai nạn lao động), người hưởng chính sách nhưthương binh, mất sức lao động từ 21% trở lên; Vợ chồng, con của thương binh;Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; con của người hoạtđộng kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được thưởng huân, huychương kháng chiến; con của cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945;Người lao động thuộc hộ nghèo;

- Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, khu vực

II, III miền núi và các xã thuộc Chương trình 135; Cụ thể gồm: Pháp nhân (đối

với doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc phải có giấy ủy quyền vay vốncủa pháp nhân trực tiếp quản lý) ; Doanh nghiệp tư nhân ; Hộ gia đình, cá nhân ;

Tổ hợp tác(thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 120 Bộ luật Dân sự ;Công ty hợp danh;

- Các đối tượng là thương nhân hoạt động thương mại thường xuyên tạivùng khó khăn;

- Các đối tượng là hộ nghèo không có khả năng tự cải thiện nhà ở;

- Các đối tượng khác khi có quyết định của Chính phủ

Lãi suất cho vay.

NHCSXH cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay với cácđiều kiện lãi suất ưu đãi, mức lãi suất áp dụng cho từng đối nhóm tượng sẽ khácnhau gồm:

- Lãi suất cho vay đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn:0%/tháng;

- Lãi suất cho vay đối với hộ nghèo về nhà ở: 0,25%/tháng;

- Lãi suất cho vay đối với học sinh-sinh viên có hoàn cảnh khó khăn:0,5%/tháng;

- Lãi suất cho vay đối với hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay đốitượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài: 0,65%/tháng;

- Lãi suất cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh, thương nhân hoạt độngthương mại tại vùng khó khăn, cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường nôngthôn: 0,9%/tháng;

Trang 17

Mục đích cho vay.

Vốn vay được sử dụng để: Mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vậtnuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh Chi phí học tậpcho con, em đang theo học tại các trưởng Đại học, cao đẳng, trung cấp và họcnghề, chi phí đào tạo, phí dịch vụ, tiền đặt cọc, vé máy bay để đi lao động cóthời hạn ở nước ngoài

1.2.2.2 Phương thức cho vay.

Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng hai phương thức cho vay thốngnhất trọng toàn hệ thống từ Trung ương đến cấp Phòng giao dịch, gồm:

Cho vay trực tiếp và cho vay uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị

xã hội Để thực hiện việc cho vay uỷ thác từng phần với các tổ chức chính trị xãhội, NHCSXH phải thực hiện ký kết các văn bản thoả thuận và hợp đồng uỷ thácvới các tổ chức làm dịch vụ uỷ thác như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựuchiến binh và Đoàn thanh niên các cấp

♦ Nội dung công tác uỷ thác cho vay của NHCSXH với các tổ chức Chính trị xã hội.

Theo văn bản số: 1114A/NHCS-TD ngày 22/04/2007 của NHCSXH thìNHCSXH uỷ thác cho các tổ chức chính trị xã hội một số công đoạn trong quytrình cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác gọi là uỷthác cho vay từng phần

Văn bản ký kết uỷ thác giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị xã hộicấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện được gọi là văn bản liên tịch; văn bản ký kết

uỷ thác giữa NHCSXH cấp huyện với các tổ chức chính trị xã hội cấp xã đượcgọi là Hợp đồng uỷ thác

Nội dung uỷ thác cho vay: NHCSXH uỷ thác cho các tổ chức chính trị xãhội thực hiện 6 công đoạn trong quy trình cho vay như sau:

(1) Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chínhphủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họpcác đối tượng thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi có nhu cầuvay vốn

Trang 18

(2) Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập tổ TK&VV, tổ chức họp tổ để kết nạpthành viên vào tổ tiết kiệm và vay vốn, bầu ban quản lý tổ, xây dựng quy ướchoạt động của tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốnđưa vào danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH trình UBND cấp xãxác nhận, đề nghị Ngân hàng cho vay.

(3) Phối hợp với ban quản lý tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sửdụng vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận,thông báo kịp thời cho NHCSXH nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốnvay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan,và nguyên nhân chủ quan để có biệnpháp xử lý thích hợp, kịp thời

(4) Đôn đốc Ban quản lý tổ TK&VV thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã kývới NHCSXH, chỉ đạo và giám sát ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn trong cácviệc như: Đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả

nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thoả thuận; thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiếtkiệm theo định kỳ hàng tháng; định kỳ hàng năm vào (vào đầu tháng 1) phốihợp cùng NHCSXH cấp huyện tiến hành đánh giá hoạt động của từng tổ để xếploại tổ theo tiêu chí, những tổ yếu kém, không còn khả năng hoạt động thì tổchức sát nhập, giải thể tổ theo quy định

(5) Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay, kiểmtra hoạt động của các tổ TK&VV và của tổ chức chính trị cấp dưới thuộc phạm

vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyềnđịa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập

hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có)

(6) Định kỳ hoặc đột xuất kiềm tra, giám sát quá trình thực hiện chínhsách tín dụng ưu đãi của Chính phủ Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định

kỳ để đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc; bàn biệnpháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêuchiếm dụng (nếu có) và bàn phương hướng, kế hoạch thực hiện trong thời giantới Tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ tổ chức hội, cán bộ tổ tiếtkiệm và vay vốn Phối hợp với các cơ quan chức năng để phổ biến, tuyên truyềnchủ trương, chính sách có liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi và tập huấn

Trang 19

công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để giúp người vay sử dụngvốn vay có hiệu quả.

Toàn bộ 6 công đoạn uỷ thác trên, đối với tổ chức hội cấp xã phải thựchiện tất cả 6 công đoạn, tổ chức hội cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện thựchiện 2 công đoạn gồm công đoạn (5) và (6)

Quy định về quy chế và hoạt động của tổ Tiết kiệm và vay vốn.

Căn cứ Quyết định số 783/QĐ-HĐQT ngày 29 tháng 07 năm 2003 của Hộiđồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội về việc ban hành Quy chế về tổ chức vàhoạt động của tổ TK&VV gồm các nội dung cơ bản sau:

Mục đích thành lập:

- Tổ TK&VV được thành lập nhằm tập hợp các hộ nghèo có nhu cầu vay vốncủa NHCSXH để sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống; cùng tương trợ giúp đỡnhau trong sản xuất và đời sống; cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn vàtrả nợ Ngân hàng

- Các tổ viên trong tổ giúp đỡ nhau từng bước có thói quen dành tiền tiết kiệm

để tạo lập nguồn vốn tự có và quen dần với sản xuất hàng hoá, hoạt động tín dụng vàtài chính

- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ viên vay vốn và trả nợ Ngân hàng

Nguyên tắc thành lập và hoạt động của tổ.

- Tự nguyện, đoàn kết , tương trợ cùng có lợi

- Các tổ viên cam kết cùng chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ: gửi tiềntiết kiệm, vay vốn, trả nợ Ngân hàng và các nghĩa vụ khác

Điều kiện thành lập tổ.

- Tổ phải có tối thiểu 5 thành viên và tối đa không quá 50 thành viên cư trúcùng trên một địa bàn thôn, ấp, bản, làng

- Tổ có quy ước nêu rõ nội dung hoạt động của tổ

- Việc thành lập tổ và nội dung quy ước hoạt động của tổ phải được UBND cấp

xã, phường, thị trấn chấp thuận theo quy định

Trang 20

Nội dụng thành lập tổ.

Tổ được thành lập theo địa bàn thôn, ấp, bản, làng, khu phố Tuỳ điều kiện thực

tế của từng nơi, Ban xoá đói giảm nghèo cấp xã, phường, thị trấn lựa chọn và để nghịChủ tịch UBND cấp xã, phường giao cho một tổ chức chính trị xã hội đứng ra thànhlập tổ

- Trong quá trình hoạt động, tổ được bổ sung thêm thành viên nhưng tối đakhông quá 50 thành viên/tổ

- Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với các tổ chức Chính trị xã hội (HộiNông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên) tổ chức việc tập huấnđào tạo nghiệp vụ và quản lý tổ

Trình tự thành lập tổ.

- UBND cấp xã chỉ đạo cho Ban xoá đói giảm nghèo xã và các tổ chức Chínhtrị xã hội cấp xã giải thích, vận động các hộ nghèo gia nhập tổ Người phụ trách các tổchức Chính trị xã hội đứng ra thành lập tổ phải lập danh sách tổ viên, xây dựng quyước hoạt động của tổ Sau khi có danh sách thành viên của tổ tiến hành họp tổ để:

+ Thông qua danh sách các tổ viên của tổ;

+ Thông qua quy ước hoạt động của tổ;

+ Bầu Ban quản lý của tổ

- Cuộc họp thành lập tổ phải được lập biên bản để báo cáo UBND cấp xã chấpthuận và cho phép hoạt động (theo mẫu số 10/TD)

- Khi tổ được UBND cấp xã chấp thuận cho phép hoạt động phải gửi thông báocho Ngân hàng CSXH bằng cách gửi 01 biên bản họp thành lập tổ

Sinh hoạt tổ.

- Tổ sinh hoạt định kỳ (theo tháng hoặc quý) theo quy ước hoạt động của tổ

- Tổ có thể sinh hoạt đột xuất để giải quyết công việc phát sinh (nếu có)

- Cuộc họp của tổ phải được ít nhất 2/3 số tổ viên tham dự và nội dụng biểu.quyết phải được ít nhất 2/3 số tổ viên có mặt tại cuộc họp tán thành mới có giá trị thựchiện

Trang 21

Ban quản lý tổ.

- Đối với những tổ có từ 15 tổ viên trở xuống không thành lập Ban quản lý tổ

mà chỉ có một người làm tổ trưởng, đối với những tổ có từ trên 15 tổ viên trở lên thìthành lập Ban quản lý tổ Ban quản lý tổ có từ 2 đến 3 người gồm tổ trưởng, tổ phó vàthư ký

- Khi có sự thay đổi thành viên trong Ban quản lý tổ hoặc tổ trưởng, tổ phải họp

để bầu người thay thế và báo cáo UBND cấp xã chấp thuận, báo cáo NHCSXH lý dothay đổi và kết quả bầu người thay thế Người được tổ bầu thay thế phải hoàn toànchịu trách nhiệm về việc nhận bàn giao, quản lý hoạt động của tổ

Kết nạp tổ viên mới, cho tổ viên ra khỏi tổ.

- Mỗi hộ nghèo khi vay vốn phải gia nhập tổ

- Tổ viên có thể xin ra khỏi tổ khi không còn nợ NHCSXH, nợ tổ, được Banquản lý tổ gạch danh sách thành viên tổ

- Tổ viên bắt buộc phải ra khỏi tổ theo nghị quyết của tổ khi không thực hiệnđúng các cam kết của tổ, làm thiệt hại đến tài chính của tổ và vốn vay Ngân hàng.Trong trường hợp này bắt buộc phải trả hết các khoản nợ vay NHCSXH, nợ tổ kể cảbằng nguồn tiền gửi tiết kiệm của tổ viên đó

- Theo đề nghị của Ngân hàng vì không đủ tin cậy trong việc vay vốn và trả nợ

- Việc giải thể tổ phải được UBND cấp xã (nơi công nhận và cho phép hoạt.động) chấp thuận cho giải thể Trước khi giải thể, các tổ viên trong tổ phải trả hết cáckhoản nợ (gố và lãi) cho Ngân hàng

Trang 22

Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ.

- Triển khai, thưc hiện quy ước hoạt động của tổ, tuyên truyền, hướng dẫn, giảithích cho các tổ viên nghe về: Chủ trương chính sách của Nhà nước về tín dụng ưu đãiđối với người nghèo và quy định thủ tục vay vốn của NHCSXH, tuyên truyền tổ viêngửi tiền tiết kiệm

- Tiếp nhận đơn xin vay vồn của tổ viên gửi, tổ chức họp tổ để bình xétcông khai theo các nội dung: Điều kiện, đối tương vay vốn, mức xin vay, mụcđích (phương án) sử dụng vốn vay

- Lập biên bản cuộc họp tổ, danh sách hộ đề nghị vay vốn NHCSXH (theomẫu chung của NHCSXH) để gửi Ban xoá đói giảm nghèo xã đề UBND xã xácnhận và đề nghị NHCSXH cho vay

- Nhận kết quả phê duyệt cho vay của NHCSXH, thông báo cho tổ viênbiết lịch giải ngân của Ngân hàng, chứng kiến việc Ngân hàng phát tiền vay trựctiếp đến hộ vay Lập sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu tiết kiệm của tổ viên

- Đôn đốc các tổ viên trong tổ sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trảlãi đúng hạn

- Những tổ có tín nhiệm với Ngân hàng, được các tổ viên nhất trí, sẽ đượcNgân hàng giao cho thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm của tổ viên Trường hợp nàyNHCSXH và Ban quản lý tổ phải ký kết Hợp đồng uỷ nhiệm, tiền lãi, tiền tiếtkiệm thu được phải nộp vào Ngân hàng đầy đủ, kịp thời

- Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của tổ viên, phối hợp với chínhquyền địa phương, Ban xoá đói giảm nghèo xã, các tổ chức Chính trị xã hội cấp

xã đôn đốc thu hồi nợ đối với các trường hợp tổ viên có điều kiện trả nợ nhưngkhông trả

Quyền lợi của tổ.

- Tổ được Ngân hàng chi trả hoa hồng theo kết quả thu lãi thực tế củacác tổ viên theo công thức:

Trang 23

1.2.3 Quy trình cho vay

Cho vay trực tiếp:

Người vay trực tiếp làm thủ tục, thanh toán nhận tiền vay, trả nợ gốc lãivới NHCSXH

- Đối tượng vay vốn theo phương thức này: là những hộ gia đình đủđiều kiện vay vốn nhưng phải thực hiện thế chấp tài sản, cơ sở sản xuất kinhdoanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Các dự án hộ gia đình thuộc nguồn vốn do Tổng Liên đoàn Lao động, Liên minh các Hợp tác xã, Hội người mù VN và Bộ Quốc phòng quản lý.

mẹ nhưng người còn lại không còn khả năng lao động).

Cho vay uỷ thác từng phần:

Uỷ thác từng phần qua 4 tổ chức chính trị - xã hội là Hội Phụ nữ, HộiNông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên với các chương trình cho vayđến đối tượng là :

- Hộ gia đình là thành viên Tổ TK&VV đủ điều kiện để vay vốn

- Các chương trình tín dụng được thực hiện cho vay uỷ thác gồm:

Trang 24

► Cho vay chương trình NS&VSMTNT.

đồng/hộ).

cư giai đoạn 2007 - 2010 (đối với các chương trình uỷ thác).

người lao động là người sau cai nghiện ma tuý theo Quyết định số 212/2006/QĐ-TTg (đối với hộ gia đình).

ngoài.

thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh và nguồn vốn do Hội PN, Đoàn TN, Hội CCB và Hội ND quản lý).

Tổ chức CTXH cấp xã

Trang 25

Chú thích:

Các bước thực hiện trong quy trình nghiệp vụ cho vay uỷ thác từng phầncủa NHCSXH

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay

vốn, gửi cho Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV)

Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị - xã hội tổ chức họp để bình

xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách (theo mẫu) trình UBNDcấp xã xác nhận

Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng

Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã

Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

Bước 6: Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV

Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên biết danh sách hộ được vay, thời

gian và địa điểm giải ngân

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng đối với hộ nghèo của

Ngân hàng Chính sách xã hội.

1.3.1 Nguyên nhân chủ quan.

1.3.1.1 Do điều kiện cơ sở vật chất nơi sinh sống còn khó khăn, bản thân

người nghèo chưa cố gắng.

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hạn chế phát triển tíndụng đối với hộ nghèo xuất phát từ việc đại đa số hộ nghèo thường sinh sống ởkhu vực xa trung tâm kinh tế của địa phương nên việc tuyên truyền các chínhsách ưu đãi của Đảng, Nhà nước cũng như trao đổi thông tin với người dân rấthạn chế Mặt khác đối với người dân nghèo sống tại các xã vùng cao có điềukiện giao thông đi lại hết sức khó khăn, có nơi chưa có điện lưới quốc gia nênhạn chế cơ hội đầu tư phát triển kinh tế

Bên cạnh đó vẫn tồn tại tư tưởng trông chờ ỷ lại vào trợ cấp, cho không

Trang 26

chưa biết tận dụng cơ hội tự vươn lên, mạnh dạn đầu tư làm kinh tế hàng hoátheo thị trường Nhiều hộ nghèo sống ở vùng sâu vùng xa khi vay vốn về lạilúng túng trong khâu sử dụng vốn, lại chỉ biết đầu tư dàn trải vào những thứ giađình sẵn có như chăn nuôi, trồng trọt thứ mà đã có đã làm từ lâu chứ không đầu

tư những thứ mà thị trường đang cần Do vậy sản phẩm làm ra tiêu thụ kém dễphát sinh nản trí, không hứng thú đầu tư

1.3.1.2 Do công tác vận động tuyên truyền của các tổ chức Chính trị xã

hội và tổ Tiết kiệm và vay vốn còn kém hiệu quả.

Mặc dù cả bốn tổ chức chính trị xã hội gồm Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,Hội Cựu chiến Binh và Đoàn thanh niên từ trung ương đến địa phương đã làmcông tác uỷ thác vay vốn với NHCSXH nhưng do công việc kiêm nhiệm nhiềunên thời gian dành cho công tác uỷ thác vay vốn bị hạn chế Một số cơ sở tổchức hội cấp xã chưa thực sự vào cuộc, vẫn quan niệm công viêc uỷ thác vayvón với NHCSXH là việc làm thêm Bên cạnh đó vẫn có cán bộ tổ chức hội ở cơ

sở là người sát cánh bên người nghèo nhưng chưa thực sự tâm huyết với ngườinghèo, còn ngại khó ngại khổ nên chỉ tranh thủ tuyên truyền vận động mang tínhhình thức dẫn đến người dân hiểu biết về các chế độ ưu đãi của Chính phủ dànhcho họ còn hạn chế

1.3.1.3 Do công tác phối hợp và thực hiện vai trò người quản lý của Chính

quyền địa phương cấp xã chưa phát huy hiệu quả.

Tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối vớingười nghèo và các đối tượng chính sách khác cho thấy chính quyền địa phươngcấp xã, phường và thị trấn là đơn vị chủ chốt, có vai trò hết sức quan trọng trongcông tác chuyển tải nguồn vốn tín dụng đến với người dân Từ việc xác nhận đốitượng thụ hưởng đến phê duyệt danh sách hộ vay đều do chính quyền địaphương thực hiện, từ đó NHCSXH làm căn cứ - cơ sở pháp lý để cho vay Vìvậy địa phương nào chính quyền quan tâm, thực hiện tốt vai trò của người quản

lý, người tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát thì vốn vay đến với ngườinghèo và các đối tượng chính sách khác được thận lợi nhanh chóng Ngược lạiđịa phương nào Chính quyền địa phương không vào cuộc, coi việc cho vay và

Trang 27

quản lý giám sát là việc của Ngân hàng thì ở đó nguồn vốn cho vay ưu đãi bịhạn chế và kém hiệu quả.

Bên cạnh đó công tác bình xét, thống kê hộ nghèo và các đối tượng chínhsách tại địa phương đôi khi còn hình thức thiếu khách quan dân chủ nên đã ảnhhưởng đến cơ hội tiếp nhận nguồn vốn vay ưu đãi của người nghèo và các đốitượng chính sách khác

1.3.2 Nguyên nhân khách quan

1.3.2.1 Do nhận thức của người nghèo còn hạn chế khó tiếp cận với các

nguồn vốn vay.

Từ thực tế cho thấy khi đã nghèo khó thường đi kèm theo trình độ nhậnthức cũng hạn chế vì vậy họ tiếp nhận thông tin từ xã hội thường là rất chậm vàmang tính chủ quan Việc tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, nhànước đến với người nghèo rất khó khăn do họ thường có mặc cảm và đặc biệtkhó thực hiện đối với các hộ là người dân tộc thiểu số chưa biết nói và viết chữquốc ngữ phải thông qua người khác phiên dịch Bên cạnh đó người nghèothường ít có cơ hội đi giao lưu học hỏi kinh nghiệm làm ăn, học cách làm mới,cách làm tiên tiến nên chưa thu hút được sự chú ý quan tâm của chính quyền,đoàn thể địa phương nên khó khăn hơn trong việc tiếp cận với các nguồn vốnđầu tư

1.3.2.2 Do cơ chế vận hành thực thi chính sách tại địa phương.

Nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ thông qua NHCSXH đến với ngườinghèo bắt buộc phải thông qua một quy trình khép kín: Từ Ban đại diện hộiđồng quản trị NHCSXH cấp huyện (định hướng phát triển và phân bổ nguồnvốn cho vay) đến chính quyền địa phương cấp xã, phường (thực hiện phân khainguồn vốn cho vay một lần nữa đến các thôn, bản và kiểm tra giám sát đối tươngvay vốn) và sau đó đến các tổ chức chính trị xã hội cấp xã cùng tổ Tiết kiệm vàvay vốn (triển khai thực hiện các công đoạn trong nghiệp vụ cho vay) Vì vậy dùxảy ra trục trặc hay trở ngại nhỏ nào, ở bất kể khâu nào cũng làm giám đoạn quátrình vay vốn của hộ nghèo

Bên cạnh đó là việc thuyên chuyển công tác của lãnh đạo địa phương

Trang 28

là Phó chủ tịch UBND huyện , quận, thị xã làm trưởng Ban đại diện Hội đồngquản trị cấp huyện, quận, thị xã và Phó chủ tịch UBND xã, phường là trưởngBan xoá đói giảm nghèo cấp xã, phường vì vậy để nắm bắt và hiểu được hoạtđộng đặc thù của NHCSXH từ đó đưa ra định hướng đầu tư, điều hành hoạtđộng và phối hợp cần phải có khoảng thời gian tìm hiểu nhất định.

Việc cán bộ hội đoàn thể cấp xã chuyển vị trí công tác cũng diễn rathường xuyên, khi có sự thay đổi người cán bộ chủ chốt có kinh nghiệm và quencông việc trong công tác thực hiện uỷ thác vay vốn với NHCSXH cũng làmgiám đoạn, ảnh hưởng đến công tác uỷ thác vay vốn của cơ sở Thực tế các tổchức chính trị xã hội cấp xã thường chỉ có người đứng đầu tổ chức như Chủ tịchhội, Bí thư đoàn xã tham gia các lớp tập huấn đào tạo nghiệp vụ uỷ thác vay vốn

do NHCSXH mở và chính họ trực tiếp chỉ đạo mạng lưới các tổ trưởng tổ Tiếtkiệm và vay vốn của mình nên khi có sự thay đổi nhân sự bắt buộc NHCSXH lạiphải đào tạo lại từ đó cũng gây ảnh hưởng đến công tác tín dụng của NHCSXHtrên địa bàn

1.3.2.3 Do sự tác động của cơ chế thị trường.

Quy luật cạnh trạnh của cơ chế thị trường rất khắc nghiệt nên cách đầu tưlàm ăn nhỏ lẻ kiểu truyền thống của hộ nghèo dễ bị lấn át đã làm người nghèongày càng gặp khó khăn hơn

Do khoảng cách giầu nghèo ngày càng xa, tốc độ phát triển không đồngđều giữa các vùng miền khiến người nghèo dễ bị tổn thương, dễ bị đẩy khỏivòng xoáy thị trường từ đó mất đi cơ hội đầu tư làm ăn phát triển kinh tế dẫnđến chưa tạo được sức hút nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước

Trang 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN ĐẦM HÀ TỈNH QUẢNG NINH.

2.1 Khái quát về phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đầm Hà 2.1.1 Lịch sử hình thành.

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đầm Hà trực thuộcChi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ninh

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đầm Hà được thànhlập bởi Quyết định số 558/QĐ-HĐQT do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chínhsách xã hội Việt Nam cấp ngày 10/05/2003, nhằm tách tín dụng chính sách rakhỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèohuyện Đầm Hà

2.1.2 Quá trình phát triển.

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đầm Hà đi vào hoạt động từ tháng 08năm 2003, khởi đầu có 03 cán bộ; (gồm 01 lãnh đạo và 02 nhân viên nghiệp vụ).Với nhiệm vụ ban đầu là tiếp nhận dư nợ bàn giao vốn cho vay xoá đói giảmnghèo từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện và dư nợ chovay Giải quyết việc làm từ kho bạc nhà nước huyện Đầm Hà về quản lý Tổng

dư nợ nhận bàn giao đến cuối năm 2003 đạt: 5.371.651.000 đồng

Sau khi đi vào hoạt động ổn định, biên chế lao động được tăng lên dần,hiện nay Phòng giao dịch đã có 08 lao động gồm: 01 giám đốc, 01 Phó giám đốc

và 05 nhân viên nghiệp vụ cùng 01 cán bộ làm công tác bảo vệ Bắt đầu từ 02chương trình cho vay nhận bàn giao, nay Phòng giao dịch đã thực hiện 09chương trình cho vay Dư nợ tăng trưởng đạt: 93.206.000.000 đồng

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ

Cũng như một ngân hàng thông thường, Phòng giao dịch NHCSXHhuyện Đầm Hà cũng thực hiện những hoạt động cơ bản đặc trưng của một ngânhàng, đó là: huy động vốn, cho vay và thực hiện dịch vụ thanh toán qua ngân

Trang 30

Tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đầm Hà cán bộ nhân viên được phâncộng nhiệm vụ cụ thể gồm :

2.1.3.1 Ban Giám đốc:

Gồm: Giám đốc và 01 phó giám đốc phân công trách nhiệm như sau

Giám đốc: là người trực tiếp chỉ đạo điều hành chung mọi hoạt động của

Phòng giao dịch Chịu trách nhiệm trước giám đốc Ngân hàng cấp trên về toàn

bộ hoạt động của Phòng giao dịch, đưa ra các quyết định cuối cùng về cácnghiệp vụ, giải quyết, xử lý những vướng mắc kịp thời

Phó giám đốc: Là người trợ lý cho giám đốc, điều hành phụ trách công

tác kế hoạch tín dụng của Phòng giao dịch và chịu trách nhiệm trước giám đốcPhòng giao dịch về nhiệm vụ được giao

2.1.3.3 Tổ kế toán ngân quỹ:

Có 02 người, gồm tổ trưởng và 01 nhân viên

- Chịu trách nhiệm giao dịch tại trụ sở Phòng giao dịch, cho vay cáctrường hợp vay trực tiếp tại trụ sở Ngân hàng;

- Trực tiếp hạch toán kế toán, thống kê và thanh toán theo quy định;

- Xây dưng các chỉ tiêu tài chính, quyết toán các kế hoạch thu chi tàichính trình Ngân hàng cấp trên phê duyệt;

Trang 31

- Tổng hợp và lưu trữ hồ sơ, chứng từ kế toán, thanh toán nội bộ vàquản lý tài sản;

- Tham gia tổ giao dịch lưu động khi được phân công;

- Thực hiện các nghiệp vụ khác do Giàm đốc giao.

 Cán bộ hợp đồng làm công tác bảo vệ 01 người

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức quản lý tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đầm Hà:

Ghi chú: * Quan hệ chỉ đạo:

BỘ PHẬN THỦ QUỸ

CÁN BỘ TÍN DỤNG PHỤ TRÁCH ĐỊA BÀN

PHÓ GIÁM ĐỐC

Trang 32

2.1.4 Công tác cho vay.

2.1.4.1 Đối tượng và quy trình cho vay.

Với vai trò là một Ngân hàng của Chính phủ, Phòng giao dịch NHCSXHhuyện Đầm Hà đã chuyển tải nguồn vốn vay ưu đãi đến các đối tượng là hộnghèo theo quy định, theo văn bản hướng dẫn của ngành và bám sát định hướngphát triển kinh tế xã hội của địa phương

Phòng giao dịch NHCSXH cho vay đối với hộ nghèo bằng phương thứccho vay uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương, Vềquy trình vay vốn uỷ thác từng phần được quy định thống nhất chung cho toàn

hệ thống và đã được Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đầm Hà áp dụng và thựchiện đầy đủ

Xét trong quy trình cho vay uỷ thác tùng phân của NHCSXH thì Banquản lý tổ tiết kiệm và vay vốn tại các thôn, bản và khu phố đóng vai trò đầumối quan trọng Nghiệp vụ cho vay phát sinh từ cơ sở, chính các tổ TK&VV làcầu nối chính giữa Ngân hàng Chính sách xã hội với người dân hay còn ví tổTK&VV là cánh tay nối dài của NHCSXH

2.1.4.2 Mẫu biểu sử dụng.

Phòng giao dịch NHXSXH sử dụng chứng từ và mẫu biểu thống nhấtchung của toàn hệ thống nhằm đơn giản thủ tục hành chính tối đa cho các đốitượng vay vốn

Tất cả các mẫu biểu sử dụng được thiết kế khoa học, dễ hiểu để người dân

có trình độ thấp vẫn có thể đọc và hiểu được Các mẫu biểu sử dụng củaNHCSXH được Ngân hàng phát cho hộ vay không thu phí thủ tục vay vốn, đặcbiệt là quyển sổ vay vốn dành cho các hộ sử dụng đã được thiết kế ghi chungnhiều chương trình vay vốn vào trong cùng một quyển số đó nhằm tạo điều kiệnthuận lợi cho người vay theo dõi và quản lý

Ngày đăng: 26/03/2015, 11:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ của trường ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN, Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài Khác
2. Giáo trình Quảng trị Ngân hàng thương mại của trường ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN, Chủ biên: PGS. TS. Phạm Thị Thu Hà Khác
3. Giáo trình Quảng trị Doanh nghiệp của trường ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN, Đồng chủ biên: PGS. TS. Lê Văn Tâm, PGS.TS. Ngô Kim Thanh 4. Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đốivới người nghèo và các đối tượng chính sách khác Khác
5. Quyết định số 131/2002/QĐ_TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội Khác
6. Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tường Chính phủ về việc phê duyết Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Khác
7. Quyết định số 783/QĐ-HĐQT ngày 29/07/2003 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn Khác
8. Văn bản thoả thuận số 2976/VBTT ngày 04/12/2006 giữa Hội Nông dân Việt Nam với Ngân hàng Chính xách xã hội về việc thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác Khác
9. Văn bản số: 1114A/NHCS-TD ngày 22/04/2007 của NHCSXH về việc hướng dẫn nội dung uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giữa NHCSXH và các tổ chức Chính trị xã hội Khác
10. Văn bản số 316/NHCS-TD ngày 02/05/2003 về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hộ nghèo Khác
11. Văn bản số 676/NHCS-TD ngày 22/04/2007 về việc sửa đổi một số điểm văn bản 316/NHCS-TD Khác
12. Văn bản số 1411/NHCS-KHNV ngày 15/10/2004 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc hướng dẫn nghiệp vụ cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Khác
13. Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/03/2007 của Thủ tường Chính phủ về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn Khác
14. Văn bản số 678/NHCS-TD ngày 22/04/2007 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc hướng dẫn thực hiện cho vay theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg Khác
15. Văn bản số 1034/NHCS-KH ngày 20/04/2008 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc hướng dẫn cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.-----***----- Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w