- Xem xét bổ sung thêm biên chế lao động cho Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đầm Hà để phù hợp với điều kiện thực tế và quy mô dư nợ của Phòng giao dịch. Hiện nay với biên chế 7 cán bộ và một lao động hợp đồng làm công
tác bảo vệ của phòng giao dịch là rất khó bố trí lao động tại các bộ phận cho phù hợp. Cụ thể tại Phòng giao dịch có 3 cán bộ làm công tác tín dụng, quản lý dư nợ đến cuối năm 2010 là hơn 93 tỷ đồng, bình quân một cán bộ tín dụng quản lý từ 3 đến 4 xã dư nợ bình quân là trên 30 tỷ đồng/cán bộ tín dụng và bộ phận kế toán và chỉ có một cán bộ làm công tác kế toán và một cán bộ làm công tác thủ quỹ, như vậy áp lực về công việc đối với bộ phận của kế toán và tín dụng là rất lớn. Hầu hết thời gian cán bộ tín dụng dành cho công tác chuyên môn dẫn đến hạn chế thời gian đầu tư cho công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của đảng, nhà nước đến với người dân.
- Nghiên cứu nâng cấp phần mềm kế toán giao dịch cũng như công nghệ thông tin để đáp ứng tối đa nhu cầu tra cứu thông tin, quản lý khách hàng và chế độ thống kê báo cáo.
- Phối hợp với các bộ, ngành, các cơ quan chức năng để nghiên cứu xây dựng các dự án phát triển kinh tế xã hội riêng từng vùng cho phù hợp với điền kiện thực tế của vùng đó. Từ đó làm cơ sở cho địa phương đầu tư vốn vay có chọn lọc và trọng tâm. Chỉ có các dự án, đề án được xây dựng chi tiết như vậy mới tránh khỏi hiện tượng đầu tư giàn trải như hiện nay, tạo điều kiện tập trung nguồn lực kinh tế thúc đẩy phát triển kinh tế mũi nhọn của từng vùng. Cách làm hiện nay là chưa có định hướng cụ thể, tại địa phương đầu tư cho vay theo nhu cầu tự phát, thiếu sự vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành dẫn đến sự đầu tư vốn dễ bị dàn trải thiếu tập trung phát huy thế mạnh từng vùng.