Chấn chỉnh lại công tác uỷ thác vay vốn đối với các tổ chức chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện đầm hà tỉnh quảng ninh. (Trang 53)

xã hội cấp xã và hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn.

- Cần chấn chỉnh những tồn tại yếu kém trong công tác làm uỷ thác của các tổ chức chính trị xã hội cấp xã: Tồn tại lớn nhất hiện nay trong công tác uỷ thác vay vốn của các tổ chức chính trị xã hội cấp xã là tổ chức hội chưa thực sự thực hiện đầy đủ, toàn diện 6 nội dung công việc được uỷ thác, mới chỉ quan tâm đến việc giải ngân cho vay và thu lãi; chưa chú trọng đúng mức đến công tác tuyên truyền, kiển tra, giám sát hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, kiểm tra sử dụng vốn vay của các tổ viên. Tổ chức hội còn thụ động chưa phát hiện ra những tồn tại yết kém của tổ Tiết kiệm và vay vốn nên chưa chấn chỉnh kịp thời. Bên canh đó có tổ chức hội vẫn quan niệm rằng việc tổ chức hội tham gia ký và thực hiện uỷ thác vay vốn với NHCSXH là việc làm thêm theo phong trào, không phải là công việc chính nên thiếu đi sự đầu tư chính đáng, không có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng trong đơn vị dẫn đến trách nhiệm không cao. Tồn tại nữa là các tổ chức hội cơ sở xã chưa tham gia thường xuyên các buổi giao dịch lưu động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện tại xã dẫn đến chất lượng các buổi họp giao ban chưa đạt kết quả cao, thông tin trao đổi bị hạn chế, gián đoạn dẫn đến khó giải quyết các vướng mắc, những tồn tại và sai phạm trong quản lý và sử dụng vốn vay do cán bộ NHCSXH phát hiện thì cũng chỉ cán bộ NHCSXH đi giải quyết vì vậy hiệu quả công việc không cao.

- Chấn chỉnh lại hoạt động của tổ TK&VV, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV vì chất lượng hoạt động của tổ TK&VV quyết định đến chất lượng tín dụng của NHCSXH. Mặc dù hàng năm NHCSXH vẫn tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các tổ trưởng và cán bộ tổ chức hội cơ sở nhưng nhận thức của nhiều tổ trưởng vẫn còn hạn chế. Một mặt do trình độ của họ, mặt khác do khâu lựa chọn người làm tổ trưởng còn đại khái qua loa nên chưa thực sự lựa chọn được người có năng lực và tâm huyết thực sự và đông thời thiếu sự giám sát uốn nắn từ ban đầu của Chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị cấp xã nên đã để các tổ trưởng tự do hoạt động nên dễ nảy sinh tiêu cực.

Vì vậy NHCSXH cần phải phối hợp với chính quyền địa phương xã và các tổ chức chính trị xã hội cấp xã tổ chức kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các tổ

TK&VV, kiên quyết sử lý những tổ hoạt động yếu kém, kể cả biện pháp thay đổi Ban quản lý tổ. Yêu cầu tổ duy trì việc duy trì sinh hoạt tổ và nâng cao chất lượng bình xét cho vay. Nếu phát hiện ra hiện tương tiêu cực như móc nối để vay ké, tham ô chiếm dụng tiền lãi, tiền gửi tiết kiệm của tổ viên phải xử lý ngay để làm gương và lành mạnh hoá công tác tín dụng tại địa phương.

Một phần của tài liệu Thực trạng tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện đầm hà tỉnh quảng ninh. (Trang 53)