Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 79 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
79
Dung lượng
1,74 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THANH NHIỀU
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGHÈO ĐÓI VÀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THU NHẬP CỦA
HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Học
Mã số ngành: 52310101
Tháng 11 năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THANH NHIỀU
MSSV: 4104075
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGHÈO ĐÓI VÀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THU NHẬP CỦA
HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Học
Mã số ngành: 52310101
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU
Tháng 11 năm 2013
LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn các quý thầy, cô Khoa Kinh Tế và
Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt kiến thức vô cùng quý giá cho em trong suốt thời gian qua để giúp em có
đủ hành trang để vững bước trong con đường học tập và làm việc sau này.
Tiếp theo em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Phạm Lê Đông Hậu đã
tận tình chỉ dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Em cũng xin cảm ơn đến ban lãnh đạo, anh, chị trong Phòng Thống Kê,
Phòng Lao Động – Thương Binh và Xã Hội Huyện Châu Thành, tỉnh Hậu
Giang đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho
luận văn này.
Em xin kính chúc quý thầy, cô luôn có sức khỏe dồi dào, gặt hái nhiều
thành công trong công tác giảng dạy và nghiên cứu cũng như anh, chị trong
Phòng Thống Kê, Phòng Lao Động – Thương Binh và Xã Hội Huyện Châu
Thành, Tỉnh Hậu Giang hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giúp huyện ngày
một phát triển đi lên về mọi mặt.
Và em cũng xin chúc tất cả bạn bè, người thân có nhiều sức khỏe, có kết
quả tốt trong quá trình học tập và làm việc của mình.
Cần Thơ, Ngày 27 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Lê Thanh Nhiều
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 27 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Lê Thanh Nhiều
ii
BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên người nhận xét: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU
Học vị: Cử nhân
Chuyên ngành:................................................................................................
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn
Cơ quan công tác: Bộ môn Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh
Tên sinh viên: LÊ THANH NHIỀU MSSV: 4104075
Lớp: Kinh Tế Học – KT1088A1
Tên đề tài: Phân tích tình hình nghèo đói và các yếu tố ảnh hưởng thu
nhập của hộ nghèo tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
Cơ sở đào tạo: Khoa Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh, Đại học Cần
Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2. Hình thức trình bày
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
iii
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa,…)
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày …. tháng … năm 2013
Ký và ghi rõ họ tên
Phạm Lê Đông Hậu
iv
BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Ký và ghi rõ họ tên
v
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU................................................................................. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 3
1.4.1 Phạm vi về thời gian ........................................................................ 3
1.4.2 Phạm vi về không gian ..................................................................... 3
1.4.3 Phạm vi về nội dung......................................................................... 3
1.4.4 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................ 4
2.1.1. Các khái niệm về nghèo đói ............................................................ 4
2.1.2. Các khái niệm về thu nhập .............................................................. 6
2.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................... 10
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 12
2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .............................................. 12
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 13
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 13
CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CHÂU
THÀNH TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2010-2012 ................................. 18
3.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ........................................ 18
3.2. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH .......................................................................... 18
3.3. GIAO THÔNG ......................................................................................... 19
3.4. KINH TẾ................................................................................................... 19
3.5. VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI .......................................................................... 21
3.5.1. Giáo dục ........................................................................................ 21
3.5.2. Y tế ................................................................................................ 22
3.5.3. Du lịch ........................................................................................... 22
vi
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO............................................. 23
4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI TẠI HUYỆN CHÂU
THÀNH TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2010-2012 ................................. 23
4.1.1. Khái quát chung về tình hình nghèo đói ....................................... 23
4.1.2. Đánh giá kết quả công tác xóa đói giảm nghèo ............................ 35
4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THU NHẬP CỦA HỘ
NGHÈO ........................................................................................................... 40
4.2.1. Mô tả mẫu ..................................................................................... 40
4.2.2. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ....................................... 47
4.2.2. Kết quả mô hình hồi quy đa biến .................................................. 50
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THU NHẬP HỘ NGHÈO
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH HẬU GIANG ...................................... 56
5.1. TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VÀ NGHỀ NGHIỆP.......................................... 56
5.1.1. Trình độ học vấn ........................................................................... 56
5.1.2. Nghề nghiệp và trình độ tay nghề chuyên môn ............................ 57
5.2. HÌNH THỨC CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT .................................... 57
5.3. NGUỒN VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH ........................................... 58
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 60
6.1. KẾT LUẬN............................................................................................... 60
6.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 61
6.2.1. Đối với các cấp chính quyền ......................................................... 61
6.2.2. Đối với người dân ......................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
KẾT QUẢ HỒI QUY TỪ PHẦN MỀM STATA
vii
DANH SÁCH BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Chuẩn nghèo của WB ......................................................................... 5
Bảng 2.2 Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 ............................. 6
Bảng 2.3 Số mẫu điều tra chia theo các xã điểm ............................................. 13
Bảng 2.4 Kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình .................................... 16
Bảng 3.1 Các đơn vị hành chính ...................................................................... 19
Bảng 4.1 Dân số chia theo xã, thị trấn ............................................................. 24
Bảng 4.2 Tổng hộ nghèo chia theo thành thị và nông thôn ............................. 27
Bảng 4.3 Hộ nghèo chia theo giới tính chủ hộ ................................................ 28
Bảng 4.4 Hộ nghèo chia theo thành phần dân tộc ........................................... 28
Bảng 4.5 Hộ nghèo và người nghèo chia theo xã năm 2010 ........................... 29
Bảng 4.6 Hộ nghèo và người nghèo chia theo xã năm 2011 ........................... 31
Bảng 4.7 Hộ nghèo và người nghèo chia theo xã năm 2012 ........................... 33
Bảng 4.8 Giới tính và dân tộc chủ hộ .............................................................. 40
Bảng 4.9 Quy mô hộ gia đình .......................................................................... 42
Bảng 4.10 Diên tích đất canh tác ..................................................................... 42
Bảng 4.11 Nghề nghiệp chủ hộ....................................................................... 43
Bảng 4.12 Trình độ học vấn chủ hộ ................................................................. 45
Bảng 4.13 Số người phụ thuộc trong hộ .......................................................... 46
Bảng 4.14 Chi tiêu hộ nghèo ........................................................................... 46
Bảng 4.15 Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo ................................ 47
Bảng 4.16 Dân số và thu nhập cộng dồn ......................................................... 49
Bảng 4.17 Bảng tính hệ số GINI ..................................................................... 50
Bảng 4.18 kết quả phương sai.......................................................................... 51
Bảng 4.19 Kết quả hồi quy .............................................................................. 51
Bảng 4.20 Kết quả ước lượng các biến mô hình hồi quy ................................ 52
viii
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Trang
Hình 2.1 Đường cong Lorenz ............................................................................ 8
Hình 3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang .......................... 20
Hình 4.1 Dân số và hộ dân cư huyện Châu Thành .......................................... 23
Hình 4.2 Tổng dân số theo giới tính ................................................................ 25
Hình 4.3 Thu nhập bình quân đầu người ......................................................... 26
Hình 4.4 Thu nhập hộ nghèo theo giới tính chủ hộ ......................................... 41
Hình 4.5 Nghề nghiệp của các thành viên trong hộ......................................... 44
Hình 4.6 Trình độ học vấn của lao động ......................................................... 45
Hình 4.7 Đường cong Lorenz tại huyện Châu Thành...................................... 49
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Ý nghĩa
ĐBSCL
Đồng bằng Sông Cửu Long
GDP (Gross Domestic Product)
Tổng sản phẩm quốc nội
HĐND
Hội đồng nhân dân
LĐTB&XH
Lao động Thương binh và Xã hội
THCS
Trung học Cơ sở
THPT
Trung học Phổ thông
UBND
Ủy ban Nhân dân
WB (WorldBank)
Ngân hàng Thế giới
XĐGN
Xóa đói giảm nghèo
x
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hậu Giang, tỉnh thành nằm ở vị trí trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL) được chia cắt từ tỉnh Cần Thơ theo quyết định số 22/2003/QH.11
của Quốc Hội ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP
ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính Phủ, là tỉnh có phần lớn người dân
sống trong khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, Hậu Giang cũng là tỉnh có tỉ lệ hộ
nghèo khá cao như năm 2010 là 22,80% chiếm 42.992 hộ trên tổng 188.567
hộ (theo chuẩn năm 2011-2015).
Huyện Châu Thành, huyện nằm ở phía đông bắc tỉnh Hậu Giang, người
dân tập trung phần lớn vào khu vực nông thôn với hơn 76% tổng dân số toàn
huyện, sản xuất chủ yếu là các mặt hàng nông nghiệp. Đây cũng là nơi có tỉ lệ
hộ nghèo ở mức cao như cuối năm 2010 là 19,14% chiếm 3.867 hộ trên tổng
số 20.203 hộ, cuối năm 2011 còn 15,50% chiếm 3.181 hộ trên 20.522 hộ và
đến cuối năm 2012 trên toàn huyện vẫn còn 2.353 hộ trên tổng số 20.650 hộ
dân chiếm đến 11,39%. Tuy công tác phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là
công tác xóa đói giảm nghèo có nhiều thành công, đã giúp được nhiều hộ gia
đình thoát nghèo với nhiều chương trình chính sách như hỗ trợ vốn sản xuất
kinh doanh, xây nhà ở cho người nghèo khó khăn,… nhưng công tác xóa đói
giảm nghèo vẫn có nhiều khó khăn thách thức và tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức
cao. Bên cạnh đó, thu nhập của hộ gia đình là một trong những yếu tố quan
trọng trong việc giúp hộ vượt qua khó khăn, nghèo khó, giúp hộ có thể nâng
cao điều kiện sống về vật chất lẫn tinh thần như các dịch vụ về y tế, giáo dục,
tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong quá trình sản xuất
nâng cao chất lượng nông sản, sản phẩm nâng cao thu nhập của hộ. Đặc biệt,
thu nhập của hộ gia đình còn là số vốn giúp hộ có thể tái sản xuất, kinh doanh
và đầu tư sản xuất tiểu thủ công nghiệp mới và có cơ hội tham gia học hỏi
thêm nhiều kinh nghiệm mới, áp dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình sản
xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện còn khá nhiều hộ nghèo và
cận nghèo không có đủ điều kiện để nâng cao thu nhập, điều kiện sống cho gia
đình và không đủ khả năng để tiếp cận, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong quá trình sản xuất. Vậy đâu là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp
đến thu nhập của hộ nghèo, cận nghèo và cần có những giải pháp nào có thể
cải thiện thu nhập cho người dân trong huyện?
Do đó, đề tài: “Phân tích tình hình nghèo đói và các yếu tố ảnh hưởng
thu nhập của hộ nghèo tại huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang” một phần
Trang 1
nhìn lại thực trạng tình hình xóa đói giảm nghèo của huyện, một phần phân
tích một số yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo để tìm ra những yếu tố
ảnh hưởng lớn trong thu nhập của các hộ nghèo trong huyện, đề ra một số biện
pháp nhằm nâng cao thu nhập của hộ nghèo để giúp họ có thể vượt qua khó
khăn, ổn định cuộc sống và có thêm điều kiện vươn lên trong cuộc sống.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài có mục tiêu chung là tìm hiểu thực trạng tình hình xóa đói giảm
nghèo tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nhằm nắm bắt được tình hình
nghèo đói của huyện cũng như khoảng cách nghèo, bất bình đẳng về nghèo đói
và đánh giá mức độ hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo
tại Huyện. Bên cạnh đó, đề tài còn đánh giá mức độ bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập hộ nghèo và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ nghèo để từ đó có thể đưa ra các giải pháp góp phần giảm tình trạng nghèo
đói giúp cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo và hộ có hoàn
cảnh khó khăn trong huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình nghèo đói và công tác xóa đói giảm
nghèo tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Mục tiêu 2: Đánh giá mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và
phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo.
Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp nhằm giảm bớt tình trạng nghèo đói và
cải thiện thu nhập cho hộ nghèo trong huyện.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tình hình nghèo đói của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang giai đoạn
2010 – 06/2013 như thế nào?
Kết quả của công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2010 – 06/2013 tại
huyện ra sao?
Trong huyện có sự bất bình đẳng về phân phối thu nhập của các hộ
nghèo hay không? Nếu có thì bất bình đẳng có ở mức cao hay thấp?
Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo tại huyện
Châu Thành, tỉnh Hậu Giang?
Cần có những biện pháp gì để giảm bớt tình trạng nghèo đói và nâng cao
thu nhập của hộ nghèo tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang?
Trang 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 05 tháng 08 đến 27 tháng 11 năm 2013.
Số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài thu thập từ năm 2010 đến cuối
tháng 06 năm 2013.
Số liệu sơ cấp được phỏng vấn trực tiếp 75 hộ nghèo và cận nghèo tại 4
xã Đông Thạnh, Đông Phú, Đông Phước và Đông Phước A của huyện Châu
Thành, tỉnh Hậu Giang từ 24 tháng 09 đến ngày 09 tháng 10 năm 2013.
1.4.2. Phạm vi về không gian
Do đề tài phân tích tình hình nghèo đói và các yếu tố ảnh hưởng thu nhập
của hộ nghèo tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nên chỉ lấy số liệu tại địa
bàn huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
1.4.3. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung phân tích tình hình nghèo đói, đánh giá qua trình công
tác và kết quả của các chương trình xóa đói giảm nghèo trong huyện. Bên cạnh
đó, đề tài còn phân tích, đánh giá mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập của hộ nghèo và các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo trong địa
bàn cũng như tìm ra các yếu tố chính làm tăng mức chi tiêu cũng như giảm
nguồn thu nhập gây ra tình trạng nghèo.
1.4.4. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ nghèo, cận nghèo sống định cư tại các xã, Thị trấn trong địa bàn
huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Trang 3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm về nghèo đói
2.1.1.1. Các khái niệm
Hộ gia đình là một đơn vị kinh tế mà trong đó bao gồm những thành
viên có chung nguồn ngân quỹ và tổ chức làm việc cùng nhau.
Chuẩn nghèo là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người được
dùng làm tiêu chuẩn để xác định người nghèo hoặc hộ nghèo. Những người
hoặc hộ có thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn
nghèo được coi là người nghèo hoặc hộ nghèo.
Chuẩn nghèo theo Tổng cục Thống kê được xác định dựa trên cách tiếp
cận của Ngân hàng Thế giới (WB), gồm 2 mức:
Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm: được xác dịnh bằng giá trị
của một rổ hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu đảm bảo khẩu phần ăn duy
trì với năng lượng tiêu dùng một người một ngày là 2.100 kcal/ngày đêm.
Chuẩn nghèo chung: tổng chi dùng cho cả giỏ hàng tiêu dùng tối
thiểu, được xác định bằng cách ước tính tỷ lệ: 70% chi tiêu dùng dành cho
lương thực, thực phẩm và 30% chi tiêu cho các khoản còn lại như các mặt
hàng phi lương thực, thực phẩm, nhà ở, quần áo, đồ dùng gia đình, học tập,
văn hóa giải trí, y tế, đi lại, thông tin liên lạc,…
Nghèo là tình trạng thiếu thốn về nhiều phương diện như: thu nhập thiếu
những nhu cầu cơ bản hang ngày của cuộc sống, thiếu tài sản để tiêu dùng lúc
bắt trắc xảy ra và dễ bị tổn thương trước những mất mát.
Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức tại Băng Cốc Thái Lan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa sau:
“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn nhu
cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy
theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tạp quán của địa phương”.
Hộ đói là hộ gia đình có mức sống dưới mức tối thiểu không đủ đảm bảo
nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó là hộ gia đình
hàng năm phải thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và thiếu khả năng
trả nợ. Hiểu đơn giản là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái thất
học, ốm đau không có tiền chữa trị, nhà ở rách nát.
Trang 4
Hộ nghèo là tình trạng của hộ gia đình chỉ thỏa mãn một phần nhu cầu
tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của
cộng đồng xét trên mọi phương diện. Nghĩa là hộ thiếu ăn nhưng không đứt
bữa, mặc không lành và không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản
xuất…
Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân không được hưởng và thỏa mãn
những nhu cầu con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển
kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
2.1.1.2. Phân loại nghèo
Hiện nay, nghèo được chia thành hai loại sau:
Nghèo tuyệt đối:
Nghèo tuyệt đối là cá nhân hoặc một hộ gia đình không được hưởng và
thỏa mãn nhu cầu cơ bản của cuộc sống như: ăn mặc, ở, dịch vụ chăm sóc sức
khỏe và giáo dục cơ bản và được hưởng các dịch vụ cần thiết khác mà nhu cầu
đó được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia.
Là một người hoặc một hộ gia đình khi mức thu nhập của họ thấp hơn
chuẩn tối thiểu (mức thu nhập tối thiểu) được quy định bởi một quốc gia, tổ
chức quốc tế trong một khoảng thời gian nhất định.
Trên thế giới, các quốc gia thường dựa vào tiêu chuẩn của WB để đưa ra
phân tích tình trạng nghèo của Quốc gia.
Bảng 2.1 Chuẩn nghèo của WB
ĐVT: USD/người/ngày
Khu vực
Thu nhập tối thiểu
Các nước đang phát triển
1
Các nước phát triển khác
14,4
(Nguồn: World Bank)
Theo Quyết Định số 09/2011/QĐ-TTg của Bộ Lao Động Thương Binh –
Xã hội (LĐTB&XH), chuẩn nghèo của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015
được thể hiện chi tiết trong bảng 2.2:
Trang 5
Bảng 2.2 Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2011-2015
ĐVT: Đồng
Tiêu chuẩn
Khu vực
Thu nhập/người/tháng
Thu nhập/người/năm
Nông thôn
400.000
4.800.000
Thành thị
500.000
6.000.000
(Nguồn Bộ Lao Động Thương Binh – Xã Hội)
Nghèo tương đối:
Tình trạng mà một người hoặc một hộ gia đình thuộc về nhóm người có
thu nhập thấp nhất trong xã hội theo nhưng địa điểm cụ thể và thời gian nhất
định.
Do luôn có nhóm người thu nhập thấp nhất trong xã hội nên theo khái
niệm này thì người nghèo tương đối luôn hiện diện trong xã hội bất kể trình độ
phát triển thế nào.
2.1.2. Khái niệm cơ bản về thu nhập.
2.1.2.1. Các khái niệm
Theo Tổng cục Thống Kê, thu nhập được định nghĩa như sau:
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng
thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12
tháng.
Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau
khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong
một thời gian nhất định, thường là 1 năm.
Thu nhập của hộ bao gồm:
Thu nhập từ tiền công, tiền lương bình quân đầu người 1 tháng được tính
bằng tổng thu nhập từ tiền công, tiền lương trong 12 tháng qua của những
người làm công làm thuê chia cho tổng số người điều tra và chia cho 12.
Thu nhập từ tiền công, tiền lương là toàn bộ số tiền công, tiền lương và
giá trị hiện vật quy thành tiền mà người lao động nhận được từ hoạt động làm
công ăn lương trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm.
Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí
và thuế sản xuất) bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng tổng thu nhập từ
Trang 6
sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của hộ gia đình tự làm trong 12 tháng qua
chia cho tổng số người điều tra và chia cho 12.
Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của hộ là toàn bộ số
tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ thuế và chi phí sản xuất mà
hộ gia đình nhận được từ hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, đánh bắt, nuôi
trồng thủy sản hộ tự làm trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm.
Thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau
khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất): Thu nhập từ phi nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng tổng thu nhập từ hoạt động
sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ của hộ gia đình tự làm
trong 12 tháng qua chia cho tổng số người điều tra và chia cho 12.
Thu nhập từ sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ của
hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ thuế và
chi phí sản xuất mà hộ gia đình nhận được từ hoạt động sản xuất công nghiệp,
xây dựng, thương mại và dịch vụ hộ tự làm trong một thời gian nhất định,
thường là 1 năm.
Thu khác được tính vào thu nhập như thu cho biếu, mừng, lãi tiết kiệm…
Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ,
bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do
liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh,…
2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng thu nhập
Trong kết quả nghiên cứu của Trần Trọng Tín (2010). Luận văn Thạc sĩ
“Phân tích các yếu tố tác động thu nhập hộ nghèo Vình Long”. Tác giả tìm ra
được 03 yếu tố có tác động mạnh đến thu nhập của hộ nghèo:
Diện tích đất canh tác của hộ có tác động lớn đến thu nhập của
hộ nghèo do đất canh tác của hộ thường trồng trọt, chăn nuôi mang lại thu
nhập cao hơn cho hộ.
Tổng tiền nợ vay có mối liên hệ ngược chiều với thu nhập của
hộ nghèo. Khi tổng tiền vay càng tăng thì thu nhập sẽ giảm và ngược lại khi
tiền vay giảm thì thu nhập của hộ sẽ tăng lên do khi vay nợ, người vay cần
phải trả thêm một khoảng tiền lai cho các ngân hàng, đoàn hội,…
Tỷ lệ lao động có đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập
của hộ gia đình. Khi số lao động tăng thêm tức có người tham gia vào trong
quá trình sản xuất và canh tác cho hộ gia đình vì vậy khi có thêm người tham
gia vào lao động, sản xuất thì hộ sẽ nhận được thêm tiền lương của cá nhân
này góp phần nâng cao thu nhập của cả hộ.
Trang 7
Trong kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đông (2012). Luận văn Thạc
sĩ “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu nhập nông hộ xã Phước Long huyện
Long Hồ tỉnh Vĩnh Long”, tác giả đã tìm thêm được sự ảnh hưởng của trình độ
học vấn đến thu nhập của nông hộ. Khi trình độ nhận thức, kinh nghiệm của
chủ hộ và cả lao động cao hơn một bậc thì hộ có thu nhập cao hơn do lao động
chủ yếu dùng đến kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để áp dụng vào lao động
sản xuất sẽ mang lại kết quả cao hơn so với các cá nhân có trình độ thấp hơn.
Ngoài các yếu tố về trình độ học vấn, nghề nghiệp, tiền vay và diện tích
đất canh tác ta cần xem xét đến các yếu tố như:
Giới tính chủ hộ để tìm hiểu sự khác biệt về thu nhập của hộ nghèo khi
chủ hộ là nam hay nữ do chủ hộ là trụ cột của gia đình, chủ hộ cũng là người
có quyết định và trách nhiệm cao nhất trong gia đình, khả năng gánh vác công
việc, tạo thu nhập là rất lớn. Vì vậy, ta cần xem xét có sự khác biệt về thu nhập
của các hộ có chung điều kiện, hoàn cảnh khi chủ hộ là Nam hay Nữ.
Dân tộc chủ hộ xem xét giữa các hộ nghèo, cận nghèo có sự khác biệt về
thu nhập hay không nếu chủ hộ là người thuộc các dân tộc Khmer, Hoa và một
số dân tộc khác.
Số người trong hộ hay quy mô hộ gia đình để tìm hiểu khi quy mô hộ
càng lớn thì thu nhập hộ có cao hơn hay không do sức ép của người ăn theo,
tinh thần trách nhiệm của bản thân về gia đình tạo động lực làm việc nâng cao
thu nhập cho hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo có thu nhập
thấp.
2.1.2.3 Đánh giá tình trạng bất bình trong phân phối thu nhập
a. Đường cong Lorenz
Lorenz, nhà thống kê người Mỹ, đã xây dựng được biểu đồ chỉ ra mối
quan hệ giữa các nhóm dân số khác nhau tương ứng tỉ lệ thu nhập khác nhau.
Nguồn: Đinh Phi Hổ, 2006. Kinh tế phát triển, lý thuyết và thực tiễn.
Hình 2.1 Đường cong Lorenz
Trang 8
Đường 450 trong hình 2.1 cho biết bất kỳ điểm nào nằm trên đường này
đều phản ánh tỉ lệ phần trăm dân số đúng bằng tỉ lệ phần trăm dân số.
Đường cong Lorenz cho thấy mối quan hệ giữa tỉ lệ phần trăm dân số và
tỉ lệ phần trăm trong tổng thu nhập.
Khoảng cách từ đường cong Lorenz đến đường 450 cho biết mức độ bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập. Có 3 trường hợp có thể xảy ra:
Công bằng tuyệt đối (không xảy ra bất bình đẳng) trong phân phối thu
nhập khi đường cong Lorenz trùng với đường 450.
Bất bình đẳng tuyệt đối trong phân phối thu nhập khi đường Lorenz nằm
trùng với góc tọa độ OCD.
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập khi đường Lorenz có dạng như
trong hình vẽ và nằm giữa đường 450 và OCD.
Ý nghĩa về vị trí của đường cong Lorenz:
Khi đường Lorenz dịch chuyển về đường 450, tình trạng bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập tại vùng nghiên cứu có xu hướng giảm hay bất bình
đẳng trong phân phối thu nhập là thấp.
Khi đường Lorenz càng dịch chuyển xa đường 450 và càng gần OCD thì
bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng ngày càng tăng.
b. Hệ số GINI
Hiện nay, hệ số GINI được sử dụng rộng rãi do nó thể lượng hóa mức bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập bằng con số thông qua đường Lorenz.
Dựa vào đường Lorenz, hệ số GINI được xác định bằng công thức:
RGini =
SA
(1)
SA + SB
Trong đó:
RGini: hệ số GINI.
SA: diện tích nằm giữa đường 450 và đường Lorenz.
SB: diện tích nằm giữa đường Lorenz và OCD hay diện tích tam giác
dưới đường 450 trừ đi diện tích nằm giữa đường 450 và đường Lorenz.
Theo Tổng cục Thống kê, hệ số GINI được tính theo công thức:
G = 1 - ∑ni=1 (Fi -Fi-1 )(Yi + Yi+1 )
(2)
Trong đó, Fi là dân số cộng dồn đến người thứ i và Yi là thu nhập/chi tiêu
trung bình đầu người hàng tháng. Do trong mẫu số liệu điều tra dân số được
Trang 9
tính theo hộ dân cư nên Fi trong công thức (2) được tính theo đơn vị là hộ và
Yi thu nhập của hộ bình quân hàng tháng.
Giá trị của hệ số Gini nằm trong khoảng từ 0 đến 1 với các ý nghĩa:
RGini = 0, đường Lorenz trùng với đường 450 nói lên không có bất bình
đẳng trong phân phối thu nhập.
RGini = 1, đường Lorenz nằm trùng với OCD, bất bình đẳng hoàn toàn
trong thu nhập của người dân.
0 < RGini < 1, đường Lorenz nằm giữa đường 450 và OCD, có tình trạng
bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
Theo kết quả nghiên cứu của WB, giá trị của RGini biến động từ 0,2 đến
0,6. Đối với các nước có thu nhập thấp thì RGini dao động trong khoảng 0,3 đến
0,5 và những nước có thu nhập cao thì RGini nằm trong khoảng 0,2 đến 0,4.
Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nghèo và cận nghèo, hộ có
thu nhập dưới 600.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và dưới
700.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị, nên giá trị của RGini có
thể nằm trong khoảng từ 0,3 đến 0,5. Kỳ vọng rằng tại huyện Châu Thành,
tỉnh Hậu Giang sẽ có hệ số RGini < 0,3 hay bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập ở mức thấp.
c. Tiêu chuẩn “40” của WB
World Bank (2002) đề xuất chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập: Tỉ lệ thu nhập chiếm trong tổng thu nhập dân cư của
40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội. Theo chỉ tiêu này, có 3
mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập:
Khi thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong xã hội chiếm
tỷ lệ lớn hơn 17% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng cao.
Khi thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong xã hội chiếm
tỷ lệ từ 12% đến 17% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng tương đối.
Khi thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong xã hội chiếm
tỷ lệ nhỏ hơn 12% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng cao.
2.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trần Trọng Tín (2010) Luận văn thạc sĩ “Phân tích các yếu tố tác động
thu nhập hộ nghèo Vĩnh Long” tìm hiểu thực trạng tình hình hộ nghèo, đưa ra
một số yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo và đề ra các giải pháp để hỗ
trợ cho hộ nghèo trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Tác giả đã thực hiện phân tích
Trang 10
định tính trên số liệu thống kê của Cục Thống kê, Sở Lao động Thương binh
và Xã hội tỉnh Vĩnh Long, tác giả còn phỏng vấn 220 hộ nghèo trong địa bàn
tỉnh. Qua mẫu điều tra, tác giả phân tích hồi quy tương quan đa biến để đưa ra
yếu tố tác động trực tiếp đến thu nhập của hộ nghèo. Qua mô hình hồi quy đa
biến, tác giả đã tìm ra tuổi của chủ hộ, diện tích đất canh tác, tiền vay nợ, tỷ lệ
lao động, tỷ lệ ngày lao động, tiền công làm việc có ảnh hưởng đến thu nhập
của hộ nghèo, trong đó, diện tích đất canh tác và ngày lao động có ảnh hưởng
lớn đến thu nhập và tiền vay nợ làm giảm thu nhập của hộ nghèo. Ngoài ra, tác
giả còn đề xuất một số biện pháp hỗ trợ cho hộ nghèo như cho vay tiền tại các
ngân hàng chính sách trả nợ vay cá thể, cho mướn bò chăn nuôi, tạo công ăn
việc làm cho lao động, tư vấn kỹ thuật trồng trọt chăn nuối cho các hộ làm
nông nghiệp, hộ có đất canh tác để nâng cao kiến thức để giúp hộ thoát nghèo,
có cuộc sống ổn định bền vững.
Nguyễn Văn Đông (2012) Luận văn thạc sĩ: “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng thu nhập của nông hộ tại xã Long Phước huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh
Long” tìm hiểu về thực trạng và yếu tố ảnh hưởng thu nhập của nông hộ tại xã
Phước long để xây dựng các giải pháp nhằm tăng thu nhập của nông hộ. Đề tài
đã thực hiện phỏng vấn 120 hộ và thực hiện hồi quy tương quan đa biến để tìm
ra mức ảnh hưởng của các yếu tố như diện tích đất sản xuất, số lao động, trình
độ học vấn, kinh nghiệm, tuổi tác chủ hộ và tham gia hội nông dân. Tác giả đã
tìm ra được diện tích đất sản xuất, số lao động và học vấn trung bình của các
thành viên có ảnh hưởng đến tổng thu nhập của hộ, trong đó số lao động phi
nông nghiệp có mức ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập của cả nông hộ. Bên
cạnh đó, tác giả đã tìm ra một số khó khăn và thuận lợi trong quá trình sản
xuất, tạo ra thu nhập cho hộ gia đình. Tuy nhiên, đề tài chưa tìm hiểu về các
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ nếu hộ đó thuộc diện nghèo và
cận nghèo.
Phạm Thị Ngọc Đào (2012) Luận văn thạc sĩ “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng thu nhập hộ nông dân tỉnh Đồng Tháp” tìm hiểu về thực trạng sản xuất
và thu nhập của nông dân, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
bình quân đầu người của hộ nông dân. Đề tài được thực hiện từ tháng 03 đến
tháng 09 năm 2011 nhờ vào số liệu từ Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại Đồng Tháp. Ngoài ra,
tác giả còn thực hiện phỏng vấn trực tiếp 312 hộ nông dân trong địa bàn
huyện. Qua các phương pháp mô tả, thống kê suy luận và hồi quy đa biến về
các yếu tố anh hưởng thu nhập hộ nông dân. Tác giả đã tìm ra trình độ học
vấn, kinh nghiệm chủ hộ, diện tích đất bình quân đầu người, tiền vay,…. Có
ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ nông dân. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa
Trang 11
xem xét về vấn đề yếu tố nào ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các hộ nghèo và
cận nghèo.
Trần Long Châu (2012) luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp
nâng cao thu nhập nông hộ tại tỉnh Bạc Liêu”. Tác giả nghiên cứu, đánh giá
thực trạng thu nhập và thực hiện hồi quy đa biến dựa vào mẫu số điều tra mức
sống dân cư và phỏng vấn trực tiếp tại tỉnh Bạc Liêu để tìm ra các yếu tố ảnh
hưởng thu nhập của nông hộ. Qua kết quả hồi quy đa biến, tác giả tìm ra được
7 yếu tố ảnh hưởng thu nhập của nông hộ là số nhân khẩu của hộ, học vấn chủ
hộ, đào tạo nghề của các thành viên trong hộ gia đình, số lao động trực tiếp
làm việc, số ngày công sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản và diện tích đất sản xuất có quan hệ chặt chẽ đến thu nhập của hộ gia đình
tại vùng nông thôn. Ngoài ra, tác giả còn đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm
nâng cao thu nhập của người dân tại vùng nông thôn. Tuy nhiên, tác giả vẫn
chưa xem xét đến yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình nếu hộ
thuộc diện nghèo và cận nghèo.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Do đề tài phân tích tình hình xóa đói giảm nghèo và các yếu tố ảnh
hưởng thu nhập của hộ nghèo tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nên vùng
nghiên cứu được chọn tại các xã, thị trấn của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu
Giang.
Số mẫu điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân được chọn ngẫu nhiên 75
hộ nghèo theo danh sách hộ nghèo và cận nghèo cuối năm 2012 của Phòng
LĐTB&XH huyện.
Do huyện có địa bàn tương đối rộng (145,67 hecta tính đến cuối năm
2012) nên chọn ra 4 xã điểm là xã Đông Phú, xã Đông Phước, xã Đông Phước
A và xã Đông Thạnh. Số mẫu từng xã được chia theo bảng sau:
Trang 12
Bảng 2.3 Số mẫu điều tra hộ nghèo chia theo các xã điểm
ĐVT: Hộ
Xã
Hộ nghèo cuối năm 2012
Tổng mẫu
Đông Phú
231
19
Đông Phước
252
20
Đông Phước A
285
24
Đông Thạnh
146
12
Tổng
914
75
Nguồn Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, 2012
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các nguồn sách báo, tạp chí, các ấn
phẩm thống kê, báo cáo của phòng Thống Kê và phòng LĐTB&XH huyện
trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp 75 hộ chọn theo danh sách hộ nghèo
của xã, Thị trấn theo báo cáo cuối năm 2012 của phòng LĐTB&XH huyện
Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Quá trình thu thập số liệu sơ cấp: Hộ phỏng vấn được chọn ngẫu nhiên
theo danh sách hộ nghèo, cận nghèo của các xã điểm cuối năm 2012 do Phòng
LĐTB&XH cung cấp. Tuy nhiên, các hộ nghèo, cận nghèo nằm rải rác phân
bố không đồng đều thường tập trung tại nơi có điều kiện kinh tế khó khăn,
vùng xâu vùng xa nên chọn phỏng vấn các hộ cách nhau ít nhất 03 hộ và có
khoảng cách xa hơn 20 mét.
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu:
Mục tiêu 1: Thực hiện thống kê mô tả để diễn tả hiện trạng hộ nghèo và
đánh giá mức độ hoàn thành chương trình xóa đói giảm nghèo tại huyện qua
các biểu bảng, biểu đồ,…
Các công thức thống kê mô tả được dùng trong đề tài:
Tỷ lệ hộ nghèo: tỷ số giữa tổng số hộ nghèo trên tổng số hộ của một địa
bàn trong một khoảng thời gian cụ thể:
Tỷ lệ hộ nghèo=
Tổng hộ nghèo
×100%
Tổng số hộ
Tỷ lệ người nghèo: tỷ số giữa tổng số người đang trong tình trạng nghèo
khó trên tổng dân số của một địa bàn trong một khoảng thời gian cụ thể:
Trang 13
Tỷ lệ người nghèo=
Tổng người nghèo
Tổng dân số
×100%
Tốc độ tăng/giảm của hộ nghèo:
Độ tăng/giảm = Tổng hộ nghèo năm cần so sánh – Tổng hộ nghèo năm gốc.
Tốc độ tăng hay giảm=
Chia tổ: số tổ = (2× n)
Khoảng cách tổ =
Tổng hộ nghèo năm so sánh - tổng hộ nghèo năm gốc
Tổng hộ nghèo năm gốc
0,3333
XMax -XMin
số tổ
Trong đó: n là số quan sát
Xmax, XMin : quan sát có giá trị lớn nhất và nhỏ nhất.
Số trung bình:
Số trung bình=
Tổng giá trị của một tổng thể, mẫu
Số quan sát của tổng thể, mẫu
Khoảng biến thiên (R) khoảng cách giữa lượng biến lớn nhất (RMax) và
lượng biến nhỏ nhất (RMin) của một dãy số:
R= RMax - RMin
Mục tiêu 2:
Đánh giá mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của hộ nghèo:
Thực hiện phương pháp thống kê, phân tích số liệu điều tra thực tế để vẽ
đường cong Lorenz, tính toán hệ số GINI và tiêu chuẩn “40” để đánh giá mức
bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của hộ nghèo tại huyện.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo: thực hiện
hồi quy đa biến để phân tích những tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập của hộ nghèo cũng như tìm ra yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và phổ biến
nhất đến thu nhập của hộ nghèo trong huyện.
Mô hình 1:
lnTNh = 0 + 1GTi + 2DTo + 3DTi + 4LDo + 5TDo + 6NNg +
7 lnVay + Vi
Trong đó:
lnTNh: logarit thu nhập hàng tháng của hộ nghèo. Thu nhập được tính
bằng nghìn đồng.
i, i (i = 0,7 ): các hệ số hồi quy từ mẫu số liệu phỏng vấn trực tiếp
người dân.
Trang 14
GTi: giới tính của chủ hộ để xem xét giới tính của chủ hộ có mối quan hệ
thuận hay nghịch chiều với thu nhập của cả hộ khi chủ hộ là nam hay nữ.
Biến GTi là biến giả mang hai giá trị:
GTi = 0: chủ hộ là nam
GTi = 1: chủ hộ là nữ
DTo: biến dân tộc cho thấy sự thay đổi thu nhập của hộ như thế nào khi
chủ hộ là người Kinh, Khmer hay các dân tộc khác. Do trong huyện chỉ có
người Kinh và Khmer thuộc diện nghèo nên biến DTo mang 2 giá trị:
DTo = 0: Chủ hộ là người Kinh.
DTo = 1: Chủ hộ là người Khmer.
DTi: diện tích đất canh tác của hộ được tính bằng mét vuông (m2) nhằm
thể hiện mối liên hệ giữa thu nhập và diện tích đất canh tác như thế nào, khi
đất canh tác của hộ tăng lên có thể giúp hộ thoát nghèo nhanh hơn hay không.
SNg: quy mô hộ gia đình hay tổng số thành viên trong hộ.
LDo: tổng số lao động của cả hộ trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên
và tối đa là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.
TDo: trình độ học vấn của chủ hộ, TDo phản ánh mức ảnh hưởng của
học vấn hay sự cần thiết của việc học tập vào thu nhập của hộ gia đình. Trình
độ học vấn cũng là biến giả với:
TDo = 0 khi chủ hộ là người mù chữ.
TDo = 1: Chủ hộ đạt trình độ Tiểu học.
TDo = 2: Chủ hộ đạt trình độ THCS.
TDo = 3: Chủ hộ đạt trình độ THPT hoặc tương đương.
TDo = 4: Chủ hộ đạt trình độ Trung cấp và Cao đẳng.
TDo = 5: Chủ hộ đạt trình độ Đại Học hoặc hơn Đại Học.
NNg: Nghề nghiệp hiện tại của chủ hộ. Biến NNg gồm các nhóm biến
với giá trị:
NNg0 = 1: Không có việc làm.
NNg1 = 1: Nông nghiệp
NNg2 = 1: Làm thuê như làm thợ hồ, bán vé số, không có nghề
nghiệp ổn định, làm việc theo nhu cầu của người thuê, mướn.
NNg3 = 1: Công nhân, lao động phổ thông làm trong các công ty, xí
nghiệp,…
Trang 15
NNg4 = 1: Thương mại, dịch vụ như làm việc trong các phòng, ban
trong các công ty, xí nghiệp, bác sĩ, y tá, kinh doanh, buôn bán,…
NNg5 = 1: Công chức, viên chức làm trong khu vực Nhà nước.
Ui: phần sai số của phương trình hồi quy tương quan mẫu.
Bảng 2.4 Kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình
Biến
Diễn giải
Mô hình 1
Mô hình 2
lnTNh
Logarit thu nhập
GTi
Giới tính chủ hộ
+
+
DTo
Dân tộc
+/-
+/-
DTi
Diện tích
+
+
TDo
Trình độ học vấn của chủ hộ
+
+
SNg
Số người trong hộ
+
NNg
Nghề nghiệp chủ hộ
+
LDo
Số lao động trong hộ
lnVay
Logarit tiền vay
+
+
+
+
Sau khi có được kết quả hồi quy, ta cần kiểm định các giả thuyết:
Đối với mô hình 1:
Giả thuyết về các hệ số hồi quy:
H0 : βi =0, ∀i= 1,7
H1 : ∃βi ≠0
H0: các hệ số của mô hình hồi quy mẫu đều bằng 0, đồng nghĩa với mô
hình hồi quy không phù hợp hay không có mối liên hệ giữa thu nhập với giới
tính chủ hộ, dân tộc, diện tích đất canh tác, tổng số lao động trong hộ, trình độ
học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ và vốn vay của gia đình.
H1: Tồn tại một hệ số i khác không hay mô hình hồi quy trên là phù hợp
để đánh giá mối liên hệ giữa thu nhập với giới tính chủ hộ, dân tộc, diện tích
đất canh tác, tổng số lao động trong hộ, trình độ học vấn, nghề nghiệp của chủ
hộ và vốn vay của gia đình.
Ngoài ra ta còn xem xét một số hệ số hồi quy và tương quan:
R: Hệ số tương quan bội ( 0 ≤ R ≤ 1) cho thấy mức độ chặt chẽ của mối
liên hệ tương quan bội.
Trang 16
R2: Hệ số xác định cho thấy trong 100% sự biến động của biến phụ thuộc
thì có bao nhiêu phần trăm (%) sự biến động của các biến độc lập ảnh hưởng,
còn lại là do sai số ngẫu nhiên.
R2 : hệ số xác định mẫu điều chỉnh, là hệ số xác định có tính đến độ lớn
hay nhỏ của bậc tự do df.
Mục tiêu 3: Dùng phương pháp suy luận để ra một số một số giải pháp
nhằm giảm bớt tình trạng đói nghèo trong huyện và đề xuất hướng khắc phục
các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo.
Trang 17
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CHÂU
THÀNH TỈNH HẬU GIANG
3.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Châu Thành là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hậu Giang, có
diện tích 145,57 km2, có vị trí giáp với các quận, huyện, thị xã :
Phía Bắc giáp với quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ.
Phía Nam giáp Thị xã Ngã Bảy
Phía Tây giáp huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp
Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng, Sông Hậu và bị ngăn cách với Trà Ôn,
Vĩnh Long
Huyện Châu Thành nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắn bán cầu, gần
xích đạo, có khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa có gió mùa Tây Nam từ tháng 05 đến tháng 11 hàng năm với
lượng mưa thuộc loại trung bình khoảng 1.800 mm/năm, lượng mưa cao nhất
vào khoảng tháng 09 khoảng 250mm
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có nhiệt độ trung bình
là 27 C không có sự chênh lệch lớn. Biên độ nhiệt chênh lệch cao, nhiệt độ
cao nhất khoảng 350C vào tháng 04 và thấp nhất là 200C vào tháng 12.
0
Châu Thành cũng là huyện thuộc ĐBSCL nên có hệ thống sông ngòi
chằng chịt. Mật độ sông rạch khá lớn, vùng ven sông Hậu có tổng chiều dài
hơn 7 km, huyện có 3 tuyến sông chính là:
Sông Thông Thuyền bắt đầu từ Sông Phú Hữu đến sông Thông Giáo
Hoàng.
Sông Giáo Hoàng bắt nguồn từ cuối sông Thông Thuyền đến sông Cái
Dầu.
Sông Cái Dầu bắt nguồn từ Sông Hậu đến Thị trấn Ngã Sáu.
3.2. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
Tính đến cuối tháng 06 năm 2013, Huyện Châu Thành có 09 đơn vị hành
chính bao gồm 02 Thị trấn và 07 xã:
Trang 18
Bảng 3.1 Các đơn vị hành chính huyện Châu Thành
Xã,
Thị trấn
Diện tích
Ngã
Sáu
Mái
Dầm
Đông
Thạnh
Đông
Phú
Phú
Hữu
Phú
Tân
1.110
1.601
7.658
Đông
Phước
Đông
Phước A
1.182
1.776
1.647
1.637
11.582 9.033
9.692
10.187 11.754 10.009
Phú
An
2.542
2.258
815
9.997
3.695
(ha)
Dân số
(người)
Nguồn: Phòng thống kê huyện, 2012
Riêng thị trấn Mái Dầm được thành lập từ năm 2011 được lấy nguyên
trạng về diện tích và hộ dân cư của xã Phú Hữu A.
3.3. GIAO THÔNG
Do Châu Thành là một huyện nghèo với hơn 76% người dân sống trong
vùng nông thôn nên toàn huyện chỉ có các tuyến đường chính đi qua là:
Tỉnh lộ 925 bắt đầu từ Số 10 đến thị trấn Mái Dầm và thông với
đường Nam Sông Hậu với tổng chiều dài trên 20km.
Tỉnh lộ 925B dọc theo kênh Nàng Mau từ Ngã Sáu đến các xã Tân
Long huyện Phụng Hiệp.
Tỉnh lộ 927C nối từ Quốc Lộ 1A đến xã Phú Tân, Phú Hữu và Thị trấn
Mái Dầm đến đường Nam Sông Hậu.
Huyện còn có tuyến đường Nam Sông Hậu đi qua địa phận thị trấn
Mái Dầm với tổng chiều dài hơn 2 km.
Bên cạnh đó, trong toàn địa bàn huyện còn nhiều hệ thống các đường
liên ấp, xã, lộ nông thôn mới và nhiều đường liên xã đang thi công xây dựng
tại các điểm vùng sâu vùng xa.
Ngoài ra, do huyện có hệ thống sông ngòi chằn chịt nên thuận lợi cho
người dân trong và ngoài huyện bằng đường thủy cũng là khá thuận lợi.
3.4. KINH TẾ
Theo thống kê, báo cáo của phòng Thống kê huyện Châu Thành tỉnh Hậu
Giang, tổng GDP của huyện có xu hướng tăng liên tục từ năm 2010 đến cuối
tháng 6 năm 2013 nhưng tổng GDP của huyện có giá trị thấp chỉ hơn 18 triệu
đồng/năm. Cụ thể tổng GDP của năm 2010 là 18,12 triệu đồng và GDP chỉ
tăng thêm 4,94 triệu đồng lên mức 23,06 triệu đồng năm 2011 với tốc độ
127,20%. Đến năm 2012, tổng GDP đạt mức 31,34 triệu đồng tăng thêm 8,28
với tốc độ 130,57% và đến cuối tháng 6 năm 2013, tuy tổng GDP đạt 18,95
Trang 19
triệu đồng khoảng 60,47% GDP cuối năm 2012 nhưng tốc độ tăng trưởng
GDP đạt mức 123,62% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và thủy sản.
Nguồn: Phòng Thống kê, 2010 – 06/2013
Hình 3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang
Khu vực I: tỷ trọng sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các
năm nhưng tốc độ giảm ngày càng chậm, trong hơn 3 năm từ 2010 đến tháng 6
năm 2013, tỷ trọng nông nghiệp từ 17,37% còn 12,11%, đó là kết quả khá tốt
cho huyện nhà. Các mặt hàng nông nghiệp của huyện chủ yếu là các loại trái
cây, thủy sản như: cam sành, cam mật, bưởi năm roi, cá da trơn,… tập trung
chủ yếu tại địa bàn xã Phú Hữu, Phú An, Đông Phú và chanh không hạt đang
chiếm diện tích trồng khá cao tại xã Đông Thạnh.
Khu vực II: tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng
trong giai đoạn 2010-2012 chiếm từ 51,31% năm 2010 lên 56,06% năm 2012
trong tổng GDP của huyện, tuy nhiên tỷ trọng khu vực II có hướng giảm lại
trong 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 52,70% thấp hơn năm 2011 là 0,11%.
Nguyên nhân do các mặt hàng cá đông lạnh chiếm tỷ lệ cao trong ngành công
nghiệp của huyện, trong đầu năm 2013, nước Việt Nam bị vụ kiện bán phá giá
của Mỹ gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế huyện gây giảm giá trị xuất khẩu
vào thị trường mang lại giá trị cao làm giảm tỷ trọng công nghiệp của huyện
trong 6 tháng đầu năm 2013.
Khu vực III: tỷ trọng khu vực III trong tổng GDP của huyện có xu hướng
biến đổi liên tục. Giai đoạn 2010 – 2011, tỷ trọng khu vực III tăng lên từ
31,32% năm 2010 lên 33,72% trong năm 2011. Tuy nhiên, tỷ trọng khu vực
III lại giảm trong năm 2012, giảm đến 2,04% còn 31,68% trong năm 2012 cao
hơn 0,32% so với năm 2010 và tình đến hết tháng 6 năm 2013, tỷ trọng khu
vực III lại tăng đến 3,51% lên 35,19% trong tổng GDP huyện.
Trang 20
Tuy nền kinh tế huyện có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, tăng tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng GDP nhưng trên địa bàn huyện ít khu,
cụm công nghiệp lớn, chủ yếu các công ty, xí nghiệp huyện tập trung dọc theo
tuyến đường Nam Sông Hậu tại Xã Đông Phú và Thị trấn Mái Dầm như Công
ty cổ phần Nam Sông Hậu, Công ty cổ phần chế biến thủy sản Long Phú, chi
nhánh Công ty Minh Phú,…
Theo báo cáo, thống kê của Phòng Thống kê huyện Châu Thành tỉnh Hậu
Giang đến cuối tháng 6 năm 2013, trên địa bàn huyện chỉ có 05 công ty, xí
nghiệp mang lại giá trị xuất – nhập khẩu cho huyện là Công ty cổ phần Nam
Sông Hậu đạt 3.152.685 USD xuất khẩu đến Switzerland, Philippines, Mexico
và Thái Lan với 3 mặt hàng chủ yếu là tôm, cá phi lê và cá tra cắt khúc; Công
ty Long Phú đạt 145.400 USD xuất cá phi lê sang Thái Lan; Công ty cổ phần
Minh Phú giá trị cao nhất đến 23.388.985,08 USD với mặt hàng chủ lực là
tôm đông lạnh xuất sang Nhật, Mỹ, Úc và một số quốc gia khác với giá trị
thấp; Công ty Xuân Thịnh xuất khẩu được 433.060 USD từ mặt hàng chả cá
sang Nhật và Đài Loan. Ngoài ra, Doanh nghiệp tư nhân Ánh Sáng còn xuất
khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu sang Hà Lan với giá trị không
đáng kể.
3.5. VĂN HÓA – XÃ HỘI
3.5.1. Giáo dục:
Hiện nay, trong toàn huyện hiện có đến 36 điểm trường từ mầm non,
mẫu giáo, tiểu học đến Trung học phổ thông trong đó có 2 trường phổ thông
đó là trường Trung học phổ thông Ngã Sáu và Trường Trung học phổ thông
Phú Hữu.
Trong năm học 2012 - 2013, huyện đã hoàn thành tốt kế hoạch phổ cập
giáo dục tiểu học cho trẻ em trên 5 tuổi trên toàn huyện với 3 xã có kết quả
cao nhất là Thị trấn Ngã Sáu, Xã Đông Phước A và xã Phú Tân. Bên cạnh đó,
ngành giáo dục huyện Châu Thành được xếp hạng 3 của tỉnh Hậu Giang, được
khen tặng công trình trị giá 50 triệu đồng cho phòng giáo dục và đào tạo và
công trình 20 triệu đồng cho trường tiểu học Phú Hữu 1. Ngoài ra, trong năm
học 2012 – 2013, trên địa bàn huyện còn có nhiều tập thể cá nhân, tập thể
được nhận bằng khen, giấy khen như 1 bằng khen của Bộ giáo dục và đào tạo,
13 tập thể nhận khen thưởng lao động xuất sắc,...
Tuy nhiên, hệ thông giáo dục trên địa bàn huyện còn hạn chế về đội ngũ
giáo viên, cơ sở vật chất, kỹ thuật và chưa có trường đào tạo học sinh – sinh
viên tại các trường trung cấp, cao đẳng và cả Đại học. Phần lớn các học sinh –
sinh viên trong huyện đăng ký nhập học tại các trường trung cấp, cao đẳng và
Trang 21
Đại Học trên địa bàn huyện Châu Thành A, Thành Phố Cần Thơ và các tỉnh
thành lân cận.
3.5.2. Y tế
Tính đến tháng 6 năm 2013, trên huyện chỉ có 1 bệnh viện đa khoa, 1
phòng khám đa khoa, trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình và 9 trạm y tế
xã. Ngoài ra, huyện còn có các phòng khám tư nhân của y – bác sĩ trên địa bàn
các xã, trị trấn của huyện.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa huyện Châu Thành có quy mô 150 giường
bệnh với tổng diện tích là 12.000m2 với tổng vốn đầu tư gần 127,8 tỷ đồng từ
trái phiếu chính phủ đã chính thức hoạt động từ ngày 23 tháng 11 năm 2012.
3.5.3. Du lịch:
Huyện Châu Thành có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch
vườn giúp mọi người có cơ hội hòa mình vào thiên nhiên, sông nước, thích trải
nghiệm cuộc sống đồng quê do phần lớn người dân sống trong vùng nông
thôn, canh tác nhiều loại cây trồng, vườn cây ăn trái,… với diện tích khá rộng,
phương tiện lưu thông và giao thông có thể nối liền các ấp, xã với nhau.
Huyện Châu Thành còn nổi tiếng với 2 đặc sản: mắm nêm phú Nghĩa và
cam sành Phú Hữu. Đặc biệt, đến tháng 5 hàng năm cá ngát là một đặc sản tại
sông Phú Hữu với kích thước to và cân nặng hơn 0,5kg.
Ngoài ra, huyện còn có 3 di tích lịch sử tập trung tại xã Phú Hữu:
Địa điểm Khởi Nghĩa Nam Kỳ 1940 được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du
lịch công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 25 tháng 01 năm 1991.
Đồng Khởi năm 1960
Địa điểm cơ quan Liên tỉnh Cần Thơ ở xã Phú Hữu cũng được Bộ Văn
hóa – Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 25
tháng 01 năm 1991.
Trang 22
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGHÈO ĐÓI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGHÈO ĐÓI TẠI HUYỆN CHÂU
THÀNH TỈNH HẬU GIANG
4.1.1. Khái quát chung về tình hình hộ nghèo.
4.1.1.1. Dân số và thu nhập
a. Tình hình dân số và hộ dân cư
Huyện Châu Thành có cơ cấu dân số trẻ với tỉ lệ tăng dân số tự nhiên có
xu hướng giảm qua các năm cụ thể năm 2011 là 1,02% và năm 2012 còn
0,62%, mức tăng trung bình là 0,80%. Dân số và hộ dân cư trong địa bàn
huyện giai đoạn 2010 – 2012 được thể hiện trong hình 4.1 sau:
90,000
82.248
83.091
83.607
80,000
70,000
60,000
Tổng dân số
(Người)
50,000
40,000
30,000
20.650
20.522
20.203
Hộ dân cư
(Hộ)
20,000
10,000
0
2010
2011
2012
Nguồn: Phòng Thống kê, 2010- 2012
Hình 4.1 Dân số và hộ dân cư huyện Châu Thành
Qua hình 4.1 tổng dân số của toàn huyện có xu hướng tăng qua các năm,
năm 2010 huyện có 82.248 người và tăng thêm 843 người vào năm 2011 và
516 người vào năm 2012 nâng tổng dân số là 83.607 người trong năm 2012
theo ước tính của phòng Thống Kê, dân số năm 2013 là 84.525 người với mức
tăng 819 người với tỷ lệ 1,10%. Người dân tập trung đông đúc tại xã Phú Tân,
Thị trấn Mái Dầm và xã Phú Hữu với hơn 10.000 người. Bên cạnh đó, tổng hộ
gia đình trong toàn huyện có xu hướng tăng nhưng tăng với tốc độ giảm dần
qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tổng hộ tăng thêm 1,08% so với năm 2010
nâng hộ gia đình từ 20.203 hộ năm 2010 lên 20.522 hộ năm 2011 với mức 319
hộ, đến năm 2012 hộ dân cư huyện chỉ tăng thêm 0,62% lên mức 20.650 hộ
Trang 23
năm 2012. Tuy nhiên đến cuối tháng 06 năm 2013, tình hình dân số và hộ dân
cư của huyện không có sự thay đổi về hộ dân cư lẫn tổng số người trong
huyện.
Về thành phân dân tộc thì trong địa bàn huyện có 04 dân tộc là Kinh,
Hoa, Khmer và Êđê . Tuy nhiên dân tộc Kinh có đến 20.495 hộ chiếm 99,25%
tổng hộ và 82.876 người chiếm 99,13% dân số toàn huyện. Còn lại chưa đến
1% dân số thuộc tộc Hoa, Khmer, Êđê.
Dân cư trong huyện sinh sống phân bố không đều giữa các xã, thị trấn.
Phần lớn cư dân tập trung đông tại các xã có địa bàn rộng lớn tập trung sản
xuất nông nghiệp chiếm gần 76%. Còn lại khoảng 23% dân số tập trung tại các
trị trấn có điều kiện kinh tế khá phát triển, sinh sống bằng các nghề thương
mại, sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
Bảng 4.1 Dân số chia theo xã, thị trấn của huyện Châu Thành
Đơn vị tính: người.
Xã
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Ngã Sáu
7.596
7.611
7.658
Đông Thạnh
8.868
8.978
9.033
Phú An
3.596
3.672
3.695
Đông Phú
9.569
9.632
9.692
Phú Hữu
10.007
10.123
10.187
Phú Tân
11.578
11.680
11.754
Mái Dầm
11.441
11.511
11.582
Đông Phước
9.763
9.948
10.009
Đông Phước A
9.830
9.936
9.997
82.248
83.091
83.607
Tổng dân số
Nguồn: Phòng Thống Kê, 2010-2012
Trong năm 2011, số dân toàn huyện tăng nhanh do 4 xã Đông Phước
tăng 185 người, xã Phú Hữu tăng 116 người, xã Đông Thạnh tăng 110 người
và xã Đông Phước A là 106 người. Ngoài ra, các xã, thị trấn còn lại có mức
tăng dân số chưa đến 100 người/năm và duy nhất có Thị trấn Ngã Sáu chỉ tăng
thêm 15 người. Đến năm 2012, mức tăng dân số giảm đi đáng kể là 516 người
thấp hơn 38,79% so 843 người năm 2011. Nhìn chung, tốc độ tăng dân số các
xã tương đối đồng đều, hầu hết đều dưới 70 người/năm riêng xã Phú Tân tăng
74 người mức tăng bằng 72,54% so với 102 người năm 2011. Ngoài ra, nổi bật
Trang 24
nhất trong việc giảm sinh là tại Xã Đông Phước A tăng 61 người/năm giảm
đến 67,03% so với 185 người năm 2011 và xã Đông Thạnh là 55 người, tốc độ
tăng đúng bằng 50% tốc độ tăng dân số năm 2011 là 110 người.
Ngoài ra, chênh lệch giới tính về dân số khá ổn định, dân số nam luôn
cao hơn so với dân số nữ nhưng mức chênh lệch có xu hướng tăng. Nguyên
nhân do phần lớn dân số sống trong khu vực nông thôn, truyền thống trọng
nam kinh nữ nên nữ ít được học hành để nâng cao trình độ hơn so với dân số
nam. Do đó, khi đến độ tuổi lao động, phần lớn dân số nữ đi tìm việc làm tại
các tỉnh thành khác như Thành phố Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh và các
nơi có nhiều khu công nghiệp, nhiều việc làm. Ngoài ra, các hộ nghèo, cận
nghèo và cả những hộ có điều kiện kinh tế khá tốt, thích xu hướng hướng
ngoại, lấy chồng nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc,… xuất
khẩu lao động phổ thông và cả những lao động có trình độ sang nước ngoài
làm việc để có cơ hội phát triển nghề nghiệp, tương lai sau này. Tổng dân số
nữ và nam được thể hiện trong biểu đồ 4.2 sau:
42,672
43,000
42,067
42,500
42,000
41,716
Người
41,500
40,935
41,024
Nam
41,000
40,532
Nữ
40,500
40,000
39,500
39,000
2010
2011
2012
Nguồn Phòng Thống Kê, 2010 – 2012
Biểu đồ 4.2 Tổng số dân chia theo giới tính
b. Thu nhập dân cư
Trong giai đoạn 2010 – 2012, kinh tế huyện Châu Thành tuy bị ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế nhưng thu nhập bình quân đầu người vẫn có xu
hướng tăng qua các năm.
Trang 25
38.18
31.34
23.06
19.02
2010
Thu nhập trung bình
2011
2012
2013
Nguồn Phòng Thống kê, 2010-2013
Hình 4.3 Thu nhập bình quân đầu người
Qua biểu đồ 4.3, thu nhập bình quân của huyện có xu hướng tăng mạnh
qua các năm, giai đoạn 2011 – 2012 tăng đến 8,28 triệu đồng, tăng hơn 1/3
mức thu nhập năm 2011 do theo chính sách tăng lương của Chính phủ theo
Nghị định 70/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2011, mức lương cơ bản
của huyện áp dụng theo khu vực III là 1.550.000 đồng/tháng, đến ngày 20
tháng 01 năm 2013, mức lương cơ bản tăng lên mức 1.800.000 đồng/tháng
theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2012. Theo ước tính
của Phòng Thống kê huyện, thu nhập của người dân sẽ tiếp tục tăng thêm 6,84
triệu đồng/năm vào năm 2013. Tuy thu nhập bình quân của người dân có xu
hướng tăng qua các năm nhưng vẫn còn hơn 10% dân cư trong huyện có thu
nhập và mức sống thấp hơn nhiều lần so với mức thu nhập trung bình. Đó là
những người nghèo và cận nghèo không đủ nguồn vốn, điều kiện sản xuất,
trình độ để nâng cao thu nhập và thoát nghèo.
4.1.1.2. Thực trạng tình hình hộ nghèo
Giảm nghèo, nâng cao mức sống và thu nhập của người dân luôn là các
mục tiêu hàng đầu trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội các tỉnh
thành trong cả nước nói chung và huyện Châu Thành riêng. Theo kết quả quá
trình công tác xóa đói, giảm nghèo của Phòng LĐTB&XH huyện giai đoạn
2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện có xu
hướng giảm từ 19,14% cuối năm 2010 (theo chuẩn 2011-2015 của Bộ
LĐTB&XH) còn 15,50% cuối năm 2011 và cuối năm 2012 là 11,39%, kết quả
đó là sự phấn đấu nổ lực làm việc hết mình của các ban xóa đói giảm nghèo ở
các xã, thị trấn và Phòng LĐTB&XH.
Trang 26
Bảng 4.2 Tổng hộ nghèo phân theo thành thị và nông thôn tại huyện
Châu Thành
Năm 2010
Chỉ tiêu
Năm 2011
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Hộ
Hộ
(%)
Thành thị
622
Năm 2012
Tỷ lệ
Hộ
(%)
12,71
(%)
540
11,30
398
8,44
Nông thôn
3.245
21,20
2.641
16,78
1.955
12,27
Tổng
3.867
19,14
3.181
15,50
2.353
11,39
Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, 2010 – 2012
Qua bảng 4.2, tổng số hộ nghèo của huyện có xu hướng giảm qua các
năm, số hộ nghèo tại khu vực nông thôn luôn cao hơn so với khu vực thành
thị, năm 2010 tổng hộ nghèo tại khu vực nông thôn là 3.245 hộ chiếm đến
83,92% trên tổng số hộ nghèo và chiếm 21,20% trong tổng số hộ sống tại
vùng nông thôn. Tuy nhiên, số hộ nghèo ở nông thôn cao hơn gấp 5,22 lần so
với khu vực thành thị. Tại thành thị, hộ nghèo là 622 hộ chỉ chiếm 12,71%
trên tổng số hộ tại thành thị và 16,09% trên tổng số hộ nghèo, đến năm 2011
tại thành thị còn 520 hộ giảm được 13,18% (82 hộ) so với năm 2010, tại nông
thôn giảm đến 640 hộ chiếm 19,23% nâng tổng mức giảm chung là 18,67% so
với năm 2010. Đến năm 2012, tỷ lệ suy giảm hộ nghèo tiếp tục tăng trên 22%.
Tại thành thị tỷ lệ này là 122 hộ chiếm 22,59% so với năm 2011 và 204 hộ
chiếm đến 32,80% so với năm 2010, tại nông thôn tỷ lệ suy giảm đến 25,98%
(686 hộ) so với năm 2011 và tổng giảm là 1.326 hộ chiếm 40,86% so với năm
2010. Nguyên nhân do năm 2010 tại khu vực nông thôn, người dân chủ yếu
sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm chính là lúa và hoa màu có giá trị kinh
tế thấp, các hộ mới trồng cây ăn trái như cam, quýt,… chưa có thu hoạch nên
thu nhập thấp. Đến năm 2011, người dân chuyển sang trồng các loại cây ăn
trái lâu năm như cam sành, cam mật, vú sữa, chanh không hạt và đến năm
2012 mít thái được trồng rộng rãi trong huyện với thời gian thu hoạch sớm và
thu nhập cao. Ngoài ra, trong giai đoạn 2010 – 2012, ban xóa đói giảm nghèo
ở các cấp chính quyền địa phương đã tận tâm làm việc giúp đỡ các hộ nghèo
vay vốn, hỗ trợ cây giống, đào tạo và giới thiệu việc làm cho người có hoàn
cảnh khó khăn trong huyện.
Trang 27
Bảng 4.3 Hộ nghèo chia theo giới tính chủ hộ
ĐVT: Hộ
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Nam
2.782
2.109
1.444
Nữ
1.085
1.072
909
Tổng
3.867
3.181
2.353
Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, 2010 – 2012
Theo số liệu về hộ nghèo của Phòng Thống kê giai đoạn 2010 – 2012,
tổng hộ nghèo chia theo giới tính chủ hộ có tỷ lệ chênh lệch cao nhưng đều có
xu hướng giảm qua các năm. Năm 2010, hộ nam là chủ hộ chiếm đến 71,95%
lớn hơn gấp 2,56 lần so với hộ nữ là chủ hộ chiếm 28,06%. Năm 2011, hộ
nghèo nam là chủ hộ giảm 673 hộ tương ứng 24,19% so với năm 2010 tuy
nhiên hộ nghèo có chủ hộ là nữ có tỷ lệ giảm rất ít chỉ 11,98% (13 hộ) so với
năm 2010. Đến năm 2012, hộ nghèo nữ là chủ hộ giảm đến 16,22% tương
đương 163 hộ, số hộ nghèo giảm 12,54 lần so với năm 2011. Hộ nghèo có
nam là chủ hộ tuy số hộ nghèo giảm là 665 hộ, ít hơn năm 2011 là 8 hộ nhưng
tỷ lệ hộ giảm đến 31,53% so với năm 2011. Tổng hộ nghèo có nam là chủ hộ
giảm trong giai đoạn 2010 – 2012 là 1.338 hộ giảm 61,31% và nữ là chủ hộ
giảm 176 hộ với tỷ lệ 16,22% so với năm 2010.
Tuy nhiên, hộ nghèo chia theo thành phần dân tộc có sự chênh lệch rất
lớn giữa các dân tộc trong huyện.
Bảng 4.4 Hộ nghèo chia theo thành phần dân tộc
ĐVT: Hộ
Chỉ tiêu
Kinh
Hoa
Khmer
Êđê
Tổng
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
3.840
3.156
2.329
0
0
0
27
25
24
0
0
0
3.867
3.181
2.353
Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, 2010 – 2012
Qua bảng 4.4 trên, trong tổng số hộ nghèo của toàn huyện thì người kinh
có số hộ nghèo chiếm đến 99%, còn lại chưa đến 1% là hộ dân tộc Khmer;
người Hoa và Êđê không có hộ nghèo. Cụ thể năm 2010 người kinh chiếm đến
Trang 28
3.840 hộ trong tổng số 3.867 hộ tương ứng với 99,30% và còn lại 0,70% là
người thuộc dân tộc Khmer. Năm 2011, chủ hộ là người kinh có mức giảm
nghèo đến 684 hộ đạt 17,81% và chiếm 99,42% trong 688 hộ thoát nghèo
trong khi đó chủ hộ là người Khmer chỉ giảm 7,41% (2 hộ) so với năm 2011.
Tiếp tục đến năm 2012, chủ hộ là người kinh có mức thoát nghèo cao hơn so
với năm 2011 là 827 hộ giảm được 26,20% chiếm 99,88% trong tổng số hộ
thoát nghèo cả năm 2012.
Mật độ tập trung người nghèo, hộ nghèo trong địa bàn huyện được thể
hiện trong bảng 4.5 sau:
Bảng 4.5 Tổng hộ nghèo và người nghèo theo xã năm 2010
Hộ nghèo
Xã, Thị trấn
Tỷ lệ
Hộ
(%)
Người nghèo
Mật độ
(Hộ/Km2)
Tỷ lệ
Mật độ
(%)
(Người/Km2)
Người
TT Ngã Sáu
272
14,81
24,50
1.082
14,24
97,48
TT Mái Dầm
350
11,45
21,86
1.375
12,02
85,88
Đông Thạnh
270
12,60
22,84
973
10,97
82,32
Đông Phú
455
18,83
25,61
1.755
18,34
98,82
Phú Hữu
636
27,54
38,62
2.040
20,39
123,86
Phú Tân
639
23,11
39,03
2.403
20,75
146,79
Đông Phước
434
18,18
17,08
1.592
16,31
62,65
Đông Phước A
569
23,57
25,20
2.194
22,32
97,17
Phú An
242
27,63
29,69
946
26,31
116,07
3.867
19,14
26,55
14.360
17,46
98,58
Tổng
Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, 2010
Về tình hình hộ nghèo năm 2010: hộ nghèo phân bố rãi rác trong toàn địa
bàn huyện có mật độ hộ nghèo từ 17,08 – 39,03 hộ/km2. Hộ nghèo tập trung
chủ yếu tại xã Phú Hữu có đến 639 hộ chiếm 23,71% số hộ trong địa bàn xã có
mật độ 38,62 hộ/km2, xã Phú Tân có 636 hộ chiếm 27,54% với mật độ hộ
nghèo là 39,03 cao nhất trong huyện; và xã Đông Phước A là 569 hộ chiếm
23,57% số hộ trong địa bàn xã. Do các xã này có địa bàn tương đối rộng lớn,
dân cư tập trung đông đúc và có nhiều ấp thuộc vùng sâu, vùng xa có điều
kiện kinh tế khó khăn, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, trồng trọt hoa
màu có thu nhập kinh tế thấp. Hộ nghèo tập trung thấp tại thị trấn Ngã Sáu,
Thị trấn Mái Dầm và xã Đông Thạnh do đây là các nơi có điều kiện kinh tế
Trang 29
phát triển, Ngã Sáu là trung tâm hành chính - kinh tế của huyện, Thị trấn Mái
Dầm tập trung các khu công nghiệp của huyện, ngoài nghề nông người dân
còn tham gia lao động trong các khu công nghiệp để nâng cao thu nhập của hộ
gia đình. Ngoài ra, xã Phú An tuy có 242 hộ nghèo thấp nhất trong các xã của
huyện nhưng nơi đây hộ nghèo chiếm đến 27,63% cao nhất trong toàn huyện
và mức độ tập trung hộ nghèo cũng khá cao đến 29,69 hộ/Km2.
Về tình hình người nghèo năm 2010: tổng số người nghèo trong địa bàn
huyện ở mức khá cao đến 14.369 người chiếm 17,46% dân số trong toàn địa
bàn huyện, người nghèo phân bố rộng khắp trong địa bàn các xã chiếm tỷ lệ
khá cao với mức trung bình là 1.596 người/xã và mức độ tập trung người
nghèo là 98,58 người/km2. Huyện có 04 trên tổng cộng 09 xã có số người
nghèo cao hơn mức trung bình là Phú Tân có đến 2.403 người chiếm đến
20,75% và có mật độ tập trung người nghèo cao nhất lên đến 146,79
người/km2, Đông Phước A có đến 2.194 người nghèo chiếm 22,32% dân số
của địa bàn xã nhưng có mật độ người nghèo thấp là 97,17 thấp hơn so với
mức trung bình của huyện là 98,58 người/Km2, Phú Hữu có đến 2.040 người
chiếm đến 20,39% và Đông Phú có đến 1.755 người chiếm 18,34%. Vì các xã
này tập trung nhiều hộ nghèo và quy mô gia đình tương đối lớn, nhiều hộ chỉ
có 3 – 4 người nhưng cũng có hộ nhiều hơn 6 người. Tuy nhiên, Phú An là xã
có địa bàn nhỏ nhất trong huyện nhưng tỷ lệ nghèo cao nhất so với các xã, thị
trấn khác trong huyện, xã có 946 người nghèo với tỷ lệ người nghèo là 26,31%
vì Phú An là xã có điều kiện kinh tế khó khăn, diện tích nhỏ nhất trong các xã,
thị trấn trong huyện. Phần lớn hộ có đất ruộng, vườn để canh tác với diện tích
rộng trồng các loại cây ăn trái như bưởi, mít, cam,… còn lại hộ nghèo trong xã
không có đất canh tác chỉ tập trung vào các công việc làm thuê, làm mướn
hằng ngày để kiếm sống kéo theo người nghèo trong xã ở mức cao hơn so với
mức trung bình của huyện và tỷ lệ người nghèo cao hơn 25% dân số của xã.
Trang 30
Bảng 4.6 Tổng hộ nghèo và người nghèo theo từng xã năm 2011
Hộ nghèo
Xã, Thị trấn
Tỷ lệ
Hộ
(%)
Người nghèo
Mật độ
(Hộ/Km2)
Tỷ lệ
Mật độ
(%)
(Người/Km2)
Người
TT Ngã Sáu
232
12,99
20,90
895
11,67
80,63
TT Mái Dầm
308
10,29
19,24
1.222
10,62
76,33
Đông Thạnh
226
10,25
19,12
815
9,08
68,95
Đông Phú
344
13,89
19,37
1.308
13,58
73,65
Phú Hữu
533
22,43
32,36
1.998
19,74
121,31
Phú Tân
581
20,56
35,49
2.167
18,55
132,38
Đông Phước
337
13,77
13,26
1.225
12,31
48,21
Đông Phước A
411
16,61
18,20
1.550
15,60
68,64
Phú An
209
22,31
25,64
807
21,98
99,02
3.181
15,50
21,84
11.987
14,43
82,29
Tổng
Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, 2011
So sánh với năm 2010, trong năm 2011 số hộ nghèo trong huyện còn
3.181 hộ giảm được 686 giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện còn mức
15,50% giảm 3,64% và mật độ tập trung hộ nghèo còn 21,84 hộ/km2 giảm
đến 4,71 hộ/km2. Trong khi đó, số người nghèo giảm đến 2.373 chiếm 16,53%
tổng số người nghèo năm 2010 giảm tỷ lệ người nghèo còn 14,43% thấp hơn
3,03%, mức độ tập trung người nghèo còn 82,29 người/km2 giảm đến 16,52%
nguyên nhân do trong năm 2011 huyện đã tổ chức nhiều chương trình giúp đỡ
người nghèo như đã tiếp tục mở rộng đào tạo nghề cho người nghèo; Hội Phụ
nữ huyện tiếp tục phát động và nhân rộng chương trình phụ nữ tiết kiệm, trong
năm có đã huy động được 28 tỷ đồng, phát vay cho 3.674 lượt vay phát triển
sản xuất. Kết hợp với các ngành chuyên môn mở các lớp chuyển giao khoa
học kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt. Ngoài ra Hội còn
chú trọng đến công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho 2.000 phụ nữ góp
phần làm giảm tỷ lệ số hộ nghèo và người nghèo trong huyện.
Về hộ nghèo năm 2011, hầu hết các xã trong toàn địa bàn huyện đều đã
giảm được tổng số hộ nghèo và cả về mật độ tập trung hộ nghèo trong địa bàn
xã. Nổi bật nhất tại xã Đông Phước A đã giảm được 181 hộ chiếm 31,81% hộ
nghèo năm 2010 của xã, Đông Phước A cũng là nơi có thành tích cao nhất
trong việc phát động phong trào phụ nữ tiết kiệm trong năm 2011; xếp thứ hai
Trang 31
là xã Đông Phú giảm được 141 hộ chiếm 30,99% hộ nghèo năm 2010 tại xã và
xã Đông Phước còn 337 hộ giảm được 125 hộ chiếm 28,80% tổng hộ nghèo
xã Đông Phước năm 2010. Bên cạnh đó, trong huyện còn có 73 hộ đã chuyển
đi đến nơi khác sinh sống và lập nghiệp trong đó Phú Tân có đến 19 trường
hợp, Phú Hữu và Mái Dầm mỗi xã có đến 18 trường hợp người dân đã chuyển
đi với nguyên nhân muốn tìm nơi lập nghiệp có điều kiện kinh tế tốt hơn, có
nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao như các thành phố lớn. Ngoài ra, còn có
các hộ già neo đơn, người có công với cách mạng,… đã mất nên làm giảm hộ
nghèo trong huyện.
Tuy nhiên trong năm 2011 có đến 241 trường hợp hộ lâm vào tình trạng
nghèo. Trong đó xã Phú Tân có đến 65 trường hợp chiếm đến 26,98% và Phú
Hữu là 38 trường hợp chiếm 15,77%. Các trường hợp còn lại phân bố ở các xã
còn lại trong địa bàn huyện vì các lý do như tham gia vào các tệ nạn xã hội
như đánh bài, đá gà, số đề,… không có ý chí làm ăn chân chính và hộ có lao
động chính bị tai nạn nên không thể tiếp tục tham gia lao động, sản xuất.
Về tình hình người nghèo năm 2011 có xu hướng giảm chung tại tất cả
các xã, thị trấn giúp tỷ lệ người nghèo của huyện còn 14,43% đã giảm được
2.373 người chiếm 16,53% người nghèo năm 2010. Mức độ tập trung người
nghèo cũng đã giảm được 16,53% từ mức 98,58 người/km2 năm 2010 còn
mức 82,29 người/km2. Xã Phú Tân vẫn có số người nghèo nhiều nhất là 2.167
người đã giảm được 236 người chiếm 9,82%; Phú Hữu chỉ giảm được 42 hộ
chiếm 2,06% người nghèo tại Phú Hữu năm 2010; Đông Phước A giảm đến
644 hộ chiếm 29,35% người nghèo xã Đông Phước A năm 2010. Tuy nhiên,
Phú An vẫn là xã có tỷ lệ nghèo cao nhất đến 21,98% và số người nghèo chỉ
807 người trong toàn xã.
Nguyên nhân giảm hộ nghèo và người nghèo trong huyện năm 2011 do
các chính sách thực hiện nông thôn mới trong địa bàn huyện có nhiều thành
công do học được nhiều kinh nghiệm từ năm 2010; Trong năm 2011 trên địa
bàn huyện đã thực hiện được nhiều công trình giao thông, thủy lợi giúp giao
lưu, vận chuyển hàng hóa dễ dàng giữa các ấp, xã. Trong năm 2011 còn diễn
ra nhiều chương trình đào tạo nghề cho các học viên bằng các nghề như đan
lục bình, hàn điện, sửa chữa điện thoại,… giới thiệu việc cho người có hoàn
cảnh khó khăn. Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện còn giải ngân
hơn 10 tỷ đồng cho hơn 1.400 hộ nghèo vay vốn làm ăn, sản xuất; ban xóa đói
giảm nghèo huyện cũng được ngân sách Nhà nước cấp phát kinh phí mua cây
trồng, vật nuôi cho các hộ nghèo có hoàn cảnh cảnh khó khăn về mặt kinh phí
mua cây giống, vật nuôi. Bên cạnh đó, huyện còn tổ chức nhiều chương trình
giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất giữa các hộ nghèo và các hộ vượt khó
Trang 32
thoát nghèo trong địa bàn huyện. Về bản thân người dân, các hộ dân cư có
mức thu nhập cao hơn so với năm 2010, giá sử dụng lao động và giá các mặt
hàng sản xuất có giá trị cao hơn cả về chất lượng lẫn số lượng; các hộ nông
dân nghèo tuy còn hạn chế hiểu biết về giá của nông sản nhưng được sự hỗ trợ
của hội viên trong Hội Nông dân nên không bị các thương lái, đại lý ép giá
giúp cải thiện được thu nhập và giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững.
Bảng 4.7 Hộ nghèo và người nghèo chia theo xã năm 2012.
Hộ nghèo
Xã, Thị trấn
Tỷ lệ
Hộ
(%)
Người nghèo
Mật độ
(Hộ/Km2)
Tỷ lệ
Mật độ
(%)
(Người/Km2)
Người
TT Ngã Sáu
180
9,58
16,22
674
8,80
60,72
TT Mái Dầm
218
7,69
13,62
864
7,46
53,97
Đông Thạnh
146
6,52
12,35
490
5,42
41,46
Đông Phú
231
9,55
13,01
845
8,72
47,58
Phú Hữu
414
16,53
25,14
1.532
15,04
93,02
Phú Tân
488
16,75
29,81
1.804
15,35
110,2
Đông Phước
252
10,19
9,92
842
8,41
33,11
Đông Phước A
283
11,43
12,53
1064
10,64
47,12
Phú An
141
15,44
17,30
529
14,32
64,91
2.353
11,39
16,15
8.644
10,34
59,35
Tổng
Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, 2012
Về tổng số hộ nghèo trong các xã, thị trấn: hộ nghèo trong huyện tiếp tục
có xu hướng giảm với tỷ lệ cao từ 16,01% đến 35,40% nâng tổng số hộ thoát
nghèo lên đến 976 hộ và có 48 hộ đã chuyển đi nơi khác để làm ăn, sinh sống.
Mật độ hộ nghèo của huyện cũng đã giảm còn 16,15 hộ/km2. Tuy nhiên, các
xã có số hộ nghèo cao nhất vẫn là Phú Tân tuy đã giảm được 93 hộ chiếm
16,01% hộ nghèo năm 2010 còn 488 hộ chiếm 16,75% hộ tại Phú Tân và có
mật độ người nghèo tập trung cao nhất là 29,81 hộ/km2, Phú Hữu giảm 119 hộ
chiếm 22,33% còn 414 hộ, mật độ tập trung hộ nghèo trung bình 25,14 hộ/km2
và Đông Phước A đã giảm 128 hộ còn 283 hộ nghèo nhưng mật độ hộ nghèo
là 12,53 hộ/km2 thấp hơn mức trung bình của huyện là 16,15 hộ/km2. Ngã Sáu,
Đông Thạnh và Phú An vẫn có số hộ nghèo ít nhất huyện nhưng xã Phú An có
mức độ tập trung hộ nghèo khá cao đến mức 17,30 hộ/km2.
Trang 33
Trong giai đoạn 2010-2012, hộ nghèo của huyện đã giảm đến 1.514 hộ
chiếm 39,15% hộ nghèo năm 2010. Ngoài ra có 5 xã đã giảm hơn 41% hộ
nghèo chỉ trong giai đoạn này, đáng chú ý nhất là xã Đông Phước A đã giảm
được 286 hộ nghèo chiếm 50,26% hộ nghèo trong xã năm 2010. Các xã, thị
trấn khác trong huyện cũng đã giảm hơn 100 hộ/xã nhưng tại Ngã Sáu chỉ có
92 hộ vì đây là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện, nơi đây người dân tập
trung vào buôn bán, kinh doanh thu hút đầu tư nhưng tại một số ấp cách xa thị
trấn ít thu hút nguồn lực đầu tư bên ngoài, người dân sinh sống bằng nghề
nông, ít đất canh tác nên khả năng thoát nghèo thấp hơn các địa phương khác.
Về tình hình người nghèo, trong năm 2012 có đến 10,34% dân số là
người nghèo đã giảm được 3.343 người chiếm 27,89% người nghèo năm 2011
còn 8.644 người. Tốc độ giảm người nghèo các xã không đồng đều nhưng vẫn
trên mức 220 người/xã. Tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhất thuộc về xã Đông Thạnh
với 39,88% giảm 325 người năm 2011 còn lại 490 người, thấp nhất là xã Phú
Tân với tỷ lệ 16,75% nhưng đã giảm được 363 người so với năm 2011.
Trong giai đoạn 2010 – 2012, số người nghèo trong huyện đã giảm
39,81% tương ứng 5.716 người so với năm 2010. Các xã, thị trấn có tỷ lệ giảm
nghèo cao trên 37% trừ xã Phú Hữu là 24,90% và Phú Tân là 24,93%. Riêng
xã Đông Phú đã giảm đến 51,85% giảm được 910 người và cao nhất là Đông
Phước A với 1.130 người giảm 51,50% so với năm 2010.
Suy giảm hộ nghèo và người nghèo trong năm 2012 do một số nguyên
nhân chủ yếu sau:
Về phía chính quyền địa phương, ban xóa đói giảm nghèo ở các ấp, xã
và các chính sách của huyện: trong năm huyện đã thực hiện xây 24 căn nhà
tình thương cho các hộ nghèo giúp bà con có nơi ở ổn định, tập trung lao động
sản xuất; huyện đã kết hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội và các Đoàn,
Hội hỗ trợ vốn vay cho 1.442 hộ với tổng số vốn lên đến 15,835 triệu đồng
giúp hộ có vốn mua cây trồng, vật nuôi. Huyện cũng đã thực hiện hỗ trợ giống
cây trồng như 750 cây chanh không hạt, 7.200 cây bưởi năm roi với tổng kinh
phí là 180 triệu đồng. Ngoài ra, ban xóa đói giảm nghèo, phòng LĐTB&XH
đã tổ chức dạy nghề cho 102 đối tượng, giúp 65 người nghèo có việc làm ổn
định bằng các nghề như làm nhang, kỹ thuật trồng mít thái, cam sành, rau màu
và sân phơi lúa. Các mạnh thường quân cũng đã hỗ trợ 8.800 kg gạo; 1.153
phần quà tổng giá trị đến 289.720 nghìn đồng; hỗ trợ 6.200 quyển tập, 140
suất học bổng cho trẻ em nghèo học giỏi trị giá 120 triệu đồng.
Trang 34
Về phía người nghèo:
Đối với các hộ có đất ruộng, vườn: Nhiều hộ đã học hỏi được nhiều kinh
nghiệm trong việc trồng trọt chăn nuôi qua các chương trình khuyến nông,
khuyến ngư, các buổi trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất do ban xóa đói
giảm nghèo, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân tổ chức; các thành viên trong hộ gia
đình đã tham gia vào lao động, sản xuất; chủ hộ và cả thành viên trong hộ
ngoài công việc chỉ làm nông nghiệp nay đã có thêm các công việc như công
nhân trong các công ty may mặc, giày da, chế biến thủy hải sản. Giá các mặt
hàng nông sản như cam sành, bưởi năm roi, rau màu và các loại thủy sản như
cá rô đồng, cá tra,… cao hơn so với năm 2011 nên thu nhập của hộ cao hơn
giúp hộ thoát nghèo.
Đối với các hộ không có đất canh tác: Được tham gia vào các lớp đào tạo
nghề và được phòng LĐTB&XH giới thiệu có được việc làm ổn định. Ngoài
ra, hộ nghèo còn được hỗ trợ vốn và trang thiết bị phù hợp với nghề các lao
động đã được đào tạo.
Nguyên nhân quan trọng nhất trong việc suy giảm hộ nghèo trong năm
2012 của huyện Châu Thành là do bản thân các thành viên trong hộ nghèo đã
có được tinh thần vươn lên, ý chí làm ăn thoát nghèo giúp hộ có thêm điều
kiện nâng cao mức sống, thoát nghèo. Bên cạnh đó, các cán bộ trong ban xóa
đói giảm nghèo đã có tinh thần làm việc hết sức mình, cố gắng tuyên truyền,
chỉ dạy hộ nghèo kinh nghiệm sản xuất quý báu trong công tác xóa đói giảm
nghèo từ các hộ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh.
Tóm lại, tình hình hộ nghèo và người nghèo trong huyện có chuyển biến
tích cực theo hướng suy giảm hộ nghèo, người nghèo qua các năm với nhiều
thành công do quá trình làm việc tận tình và cố gắng hết mình của các cán bộ
trong các ban xóa đói giảm nghèo ở các cấp và sự nổ lực, phấn đấu vươn lên
của người dân đã góp phần nâng cao mức sống người dân, giúp bản thân thoát
khỏi nghèo, đói ổn định trong cuộc sống tạo điều kiện phát triển kinh tế gia
đình và nền kinh tế huyện Châu Thành nói chung.
4.1.2. Đánh giá kết quả công tác xóa đói giảm nghèo
Theo báo cáo của ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của UBND huyện
cuối năm 2012 và 06 tháng đầu năm 2013, kết quả công tác quá trình xóa đói
giảm nghèo của huyện gồm những khó khăn, thuận lợi và đề ra phương hướng
nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm 2013 như sau:
Trang 35
4.1.2.1. Kết quả các chương trình xóa đói giảm nghèo
Trong cuối năm 2012 và 06 tháng đầu năm 2013, công tác xóa đói giảm
nghèo huyện thực hiện theo các chỉ đạo, quyết định của Bộ LĐTB&XH,
UBND tỉnh Hậu Giang và các chương trình, mục tiêu của các cấp cơ sở,…
Công tác xóa đói giảm nghèo của huyện đạt được kết quả sau:
Vay vốn từ các ngân hàng chính sách, đoàn hội, đoàn thể: hiện tại, hộ
nghèo trong huyện được vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội thông qua
các hội, Đoàn thể như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,… giúp
được 1.442 hộ vay được tổng số vốn là 15.835 triệu đồng trong năm 2012 để
thực hiện các dự án nước sạch, cải tạo vườn, chăn nuôi, cây trồng,… tiếp tục
đến tháng 06 năm 2013, có thêm 278 hộ được vay trên tổng số 700 hộ có nhu
cầu.
Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo: Trong năm 2012, thực hiện
theo Quyết định 167/CP trong huyện có thêm 24 hộ được xây tặng nhà tình
thương với tổng ngân sách là 109 triệu đồng. Tuy nhiên đến tháng 6 năm
2013, huyện chưa xây thêm được nhà tình thương cho hộ có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn. Bên cạnh đó trong giai đoạn 2 của Quyết định 167/CP hiện có
826 hộ đang được UBND tỉnh xét duyệt để thực hiện xây nhà tình thương.
Hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế: Trong năm 2012, huyện đã cho được 11.530
thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo được cho theo nguồn ngân sách của trung
ương là 6.947,85 triệu đồng và 6.159 thẻ cho người thuộc diện cận nghèo với
số tiền là 3.710,38 triệu đồng để giúp người nghèo, cận nghèo có điều kiện để
khám, điều trị bệnh tật, giảm bớt gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh. Đến
hết tháng 06 năm 2013, huyện được phân bổ ngân sách là 1.049,52 triệu mua
mới cho 7.413 thẻ cho người nghèo. Người thuộc diện cận nghèo được cho
5.896 thẻ của 1.405 hộ cận nghèo.
Đào tạo nghề và giới thiệu việc làm: Tính đến cuối năm 2012, huyện đã
tổ chức 25 lớp dạy nghề phi nông nghiệp cho hộ nghèo và cận nghèo bằng các
nghề: nấu ăn, điện gia dụng, sửa chữa điện thoại, đan đát,… tổng kinh phí là
98,90 triệu đồng cho hơn 102 đối tượng tham gia đào tạo. Bên cạnh đó, huyện
còn giải quyết được 65 đối tượng hộ nghèo và 37 đối tượng hộ cận nghèo có
việc làm ăn ổn định thu nhập.
Miễn, giảm học phí cho học sinh – sinh viên: tính đến hết năm 2012,
huyện đã thực cấp bù học phí cho đối tượng ở các cấp bậc như: tiểu học mầm,
mầm non, Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cho tổng số 2.070 đối
tượng bằng số kinh phí 755,60 triệu đồng. Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ học phí
cho 2.807 đối tượng với tổng kinh phí 1.770,41 triệu đồng. Tuy nhiên đến hết
Trang 36
tháng 06 năm 2013, huyện hỗ trợ được chi phí học tập cho 798 đối tượng với
tổng kinh phí là 281,74 triệu đồng do ở các cấp học thì học phí được đóng đầu
năm học, chỉ có các trường trung cấp, cao đẳng và Đại học thì học phí được
đóng theo từng học kỳ.
Hỗ trợ tiền điện, dầu thắp sáng: huyện đã trợ cấp được 1.145,16 triệu
đồng tiền điện cho 3.181 hộ nghèo trong huyện năm 2012. Đến tháng 06 năm
2013, số tiền hỗ trợ là 423,54 triệu đồng cho 2.353 hộ. Số tiền điện, dầu trung
bình hàng tháng là 30.000 đồng/hộ và được cấp vào cuối mỗi quý.
4.1.2.2. Thuận lợi và khó khăn trong công tác xóa đói giảm nghèo
a. Thuận lợi
Được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm lãnh chỉ đạo cùng sự phối hợp
chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể và địa phương. Đặc biệt là sự quan tâm
sâu sắc của Ban chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo.
Thực hiện đầy đủ các chủ trương chính sách về XĐGN được triển khai
và quán triệt từ nội bộ Đảng chính quyền, đoàn thể được nhân dân đồng tình
ủng hộ, đưa vào Nghị quyết HĐND huyện.
Triển khai cho các địa phương Kế hoạch giảm nghèo đầu năm, đồng thời
các địa phương thực hiện kế hoạch giảm nghèo đầu năm trên địa bàn quản lý,
tổ chức thực hiện chính sách giúp đỡ đến với người nghèo.
Công tác phối hợp tuyên truyền trong công tác về người nghèo được
thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ đó người nghèo có
ý thức tập trung tu chí làm ăn, mạnh dạng tham gia vào các mô hình giảm
nghèo.
Các địa phương đã chủ động xây dựng các Kế hoạch cụ thể có sự kiểm
tra, giám sát của ban chỉ đạo huyện trong tổ chức thực hiện các chính sách
giúp đỡ đến với người nghèo được kịp thời.
Từng thành viên trong ban chỉ đạo được phân công kịp thời trong công
tác tổ chức kiểm tra, giám sát tại điểm bình xét hộ nghèo, cận nghèo tại địa
phương.
b. Khó khăn
Tình hình biến động phức tạp của giá cả thị trường làm ảnh hưởng rất
nhiều đến đời sống của người dân, nhất là người nghèo có thu nhập thấp.
Cán bộ làm công tác XĐGN ở cơ sở luôn thay đổi, trình độ năng lực còn
hạn chế, nên chưa phát huy tốt vai trò quản lý dữ liệu, tham mưu, đề xuất cho
Ban chỉ đạo XĐGN ở địa phương.
Trang 37
Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác XĐGN chưa thỏa đáng
nên chưa động viên cán bộ XĐGN an tâm công tác. Hiện nay một số cán bộ
còn kiêm nhiệm; một số do luân chuyển, điều động công việc khác nên chưa
nắm bắt sâu vào công việc chuyên môn.
Tuy được nhà nước hổ trợ về các chính sách nhưng chỉ bù đắp một phần
nào trong lúc khó khăn, tình trạng già yếu, đao ốm mất sức lao động còn
nhiều, một số hộ còn trông chờ ỉ lại các chính sách của nhà nước.
4.1.2.3. Phương hướng nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo cuối năm 2013
Mục tiêu chung:
Các cấp Ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể quần chúng tập trung lãnh
đạo chỉ đạo công tác giảm nghèo xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của
huyện trong giai đoạn 2011 - 2015; xem công tác giảm nghèo là một hoạt
động mang tính tổng thể nên chỉ đạo công tác giảm nghèo phải cụ thể, sâu sát
bằng nhiều biện pháp, giải pháp đồng bộ, hình thức phong phú, góp phần quan
trọng trong việc thực hiện thắng lợi chương trình giảm nghèo năm 2013, góp
phần quan trọng vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cũng như góp phần
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI, nhiệm kỳ
2011-2015.
Để tạo điều kiện cho công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện trong thời
gian tới đạt nhiều kết quả tốt hơn, góp phần thực hiện đạt mục tiêu giảm nghèo
giai đoạn 2011 - 2015. Phòng lao động thương và xã hội huyện (Cơ quan
thường trực ban chỉ đạo giảm nghèo huyện) có một số kiến nghị sau:
Có cơ chế chính sách giải quyết bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho cán
bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã và có mức phụ cấp để cán bộ điều tra có
điều kiện tham gia công tác giảm nghèo cơ sở.
Cần giao chỉ tiêu biên chế của cán bộ xóa đói giảm nghèo.
Nhiệm vụ và giải pháp:
Nhiệm vụ:
Giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt kế hoạch đảm bảo chính xác về số liệu hộ thoát
nghèo bền vững.
Thực hiện đến cuối năm 2013 không có hộ tái nghèo.
Tổ chức hội nghị điển hình những người thoát nghèo tiêu biểu, có khen
thưởng động viên vào thời gian cuối năm tại xã, thị trấn.
Trang 38
Một trăm phần trăm xã, thị trấn xây dựng kế hoạch chuyên đề công tác
giảm nghèo năm 2013.
Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức công tác tuyên truyền về chuyên
đề giảm nghèo trên toàn huyện.
Công nhận quyết định hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo của
UBND các xã, thị trấn vào cuối năm 2013.
Một trăm phần trăm hộ nghèo được cấp mới hoặc được gia hạn giấy
chứng nhận hộ nghèo.
Thực hiện kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo cuối năm 2013,
kịp thời, điều tra chính xác, đúng quy trình hướng dẫn.
Tổ chức đăng ký thoát nghèo bền vững, giảm chủ hộ nghèo là nữ đạt tiêu
chí theo Kế hoạch của công tác bình đẳng giới theo quy định.
Mua bảo hiểm y tế kịp thời đúng thời gian quy định, không để sai xót
thông tin của người nghèo và cấp 100% thẻ bảo hiểm ý tế đến tay người
nghèo.
Chủ động thực hiện mô hình sáng kiến giảm nghèo bền vững.
Tổ chức thực hiện tốt các chính sách trợ giúp đối với hộ nghèo theo quy
định đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, đúng định mức và không sai phạm
trong công tác chi trả về hỗ trợ kinh phí.
Thực hiện chế độ báo cáo kịp thời, dự họp báo hàng tháng đầy đủ.
Giải pháp
Để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đề ra một cách hiệu quả nhằm giảm nghèo
nhanh và bền vững. Ngoài việc tiếp tục phát huy giải pháp đã được trong thời
gian qua, các cấp, các ngành cần tập trung thực hiện một số giải pháp cụ thể
như sau:
Tiếp tục công tác tuyên truyền về đường lối, chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo, quán triệt sâu rộng trong cấp ủy
Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể cấp huyện, xã, thị trấn, các tổ
chức xã hội và nhân dân về cơ chế, chính sách giảm nghèo của nhà nước.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn
thể cấp huyện, xã đối với việc thực hiện công tác giảm nghèo xem đây là một
nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên.
Về chỉ đạo ban tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo năm 2013 phải
được kế hoạch hóa đến tận xã, ấp với những giải pháp cụ thể, đồng bộ đảm
Trang 39
bảo sát hợp với điều kiều thực tế từng địa phương cho từng đối tượng từng nội
dung hoạt động.
Kịp thời liên kết tổ chức tập huấn, hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo
thông qua các cuộc hội thảo, tập huấn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
trong sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, thay đổi cơ
cấu vật nuôi, cây trồng đưa giống mới có năng xuất và giá trị kinh tế cao vào
trong sản xuất.
Thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho người nghèo nhằm giúp họ
ổn định cuộc sống cố nhiều cơ hội thoát nghèo vững chắc.
Chú trọng và nâng cao chất lượng công tác giảm nghèo thông qua làm tốt
công tác hộ nghèo, thường xuyên và thay đổi biến động hộ nghèo, thực hiện
đầy đủ công tác rà soát hộ nghèo theo hướng dẫn, phân loại cụ thể hộ nghèo,
tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện trương trình giảm
nghèo tại địa phương.
4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THU NHẬP CỦA HỘ
NGHÈO
4.2.1. Mô tả mẫu
4.2.1.1. Giới tính và dân tộc
Theo số liệu điều tra thực tế hộ nghèo tại huyện, giới tính và dân tộc chủ
hộ được thống kê như bảng 4.8 sau:
Bảng 4.8 Giới tính và dân tộc của chủ hộ.
ĐVT: hộ
Chỉ tiêu
Nam
Nữ
Tổng mẫu
Kinh
41
33
74
Hoa
0
0
0
Khmer
0
1
1
Êđê
0
0
0
Tổng
41
34
75
Nguồn: Mẫu điều tra thực tế, 2013
Trong tổng 75 mẫu điều tra thực tế năm 2013, có đến 74 hộ thuộc dân
tộc kinh chiếm 98,67% còn lại 1 hộ là dân tộc Khmer chỉ chiếm 1,33%. Trong
đó có 41 hộ nam làm chủ hộ chiếm 54,67% còn lại 34 hộ nữ làm chủ hộ chiếm
Trang 40
45,33% trong đó có 1 hộ là người dân tộc Khmer. Tuy nhiên, thu nhập của hộ
theo giới tính cũng là điều cần quan tâm.
18
18
17
16
14
Số hộ
12
9
10
8
8
nam
8
6
4
4
4
nữ
3
2
2
2
0
≤1.618
1.618 - 2.846 2.846 - 4.074 4.074 - 5.302
≥5.302
Thu nhập (nghìn đồng)
Nguồn: Mẫu điều tra thực tế, 2013
Hình 4.4 Thu nhập hộ nghèo theo giới tính chủ hộ
Nhìn chung, tại các mức thu nhập bất kỳ số hộ nam làm chủ hộ luôn cao
hơn số hộ nữ làm chủ hộ, tuy nhiên tỷ lệ hộ có thu nhập cao hơn nghiêng về
chủ hộ là nữ. Nam chủ hộ chiếm 4,88% trong 41 hộ có thu nhập trên 5.302
nghìn đồng còn chủ hộ là nữ thì cao hơn 1% so với chủ hộ là nam trong tổng
số 34 hộ. Ngoài ra, từ hình 4.4 ta còn thấy được có đến 35 hộ có thu nhập dưới
1.618 nghìn đồng chiếm 46,67%; hộ có thu nhập trên 1.618 nghìn đồng đến
dưới 5.302 nghìn đồng chiếm 48,00% trong khi đó hộ có thu nhập trên 5.302
nghìn đồng chỉ có 4 hộ chiếm 5,33% trong tất cả 75 mẫu điều tra.
4.2.1.2. Quy mô hộ gia đình
Phần lớn các hộ trong vùng nông thôn có đông người và nhiều thế hệ
cùng sống chung với nhau. Tuy nhiên, trong 75 mẫu điều tra thực tế hộ nghèo
năm 2013 thì trung bình số người trong gia đình là 3,87 người/hộ. Chi tiết
được thống kê trong bảng 4.9:
Trang 41
Bảng 4.9 Quy mô hộ gia đình
ĐVT: hộ
Thu nhập
Số người trong hộ
(Nghìn đồng)
1
2
3
4
5
6
7
8
Tổng mẫu
điều tra
≤ 1.618
6
4
12
6
5
1
1
0
35
1.619 - 2846
1
2
4
5
4
1
0
1
17
2.847 – 4.074
0
1
4
4
1
0
1
0
12
4.075 – 5.302
0
0
1
2
2
1
0
1
7
≥ 5.303
0
0
0
2
0
0
1
1
4
Tổng
7
7
21 19 12
3
3
3
75
Nguồn: Mẫu điều tra thực tế, 2013
Qua bảng 4.9, số hộ có từ 3 đến 5 người chiếm đến 52 hộ chiếm 69,33%,
trong đó hộ có 3 người chiếm đến 28,00%; số hộ có từ 6 người trở lên có 09
hộ chiếm 12% và hộ dưới 2 người có 14 hộ chiếm 18,67% trong tổng số 75 hộ
điều tra.
4.2.1.3. Diện tích canh tác
Do huyện Châu Thành có đến 79% hộ sống trong vùng nông thôn nên
đất canh tác để trồng trọt, chăn nuôi là một trong những các yếu tố quan trọng
trong việc tạo ra thu nhập, giúp hộ có thêm điều kiện thoát nghèo.
Bảng 4.10 Diện tích đất canh tác của hộ chia theo thu nhập
ĐVT: Hộ
Diện tích đất canh tác (m2)
Thu nhập
(Nghìn đồng)
≤ 1.980
1.981 – 2.960
3.961 – 5.940
5.941 – 7.920
≥ 7.921
≤ 1.618
33
2
0
0
0
1.619 - 2846
14
2
1
0
0
2.847 – 4.074
9
0
1
1
1
4.075 – 5.302
6
0
0
1
0
≥ 5.303
4
0
0
0
0
Tổng
66
4
2
2
1
Nguồn: Mẫu điều tra thực tế, 2013
Trang 42
Qua mẫu điều tra có đến 89,33% hộ gia đình có diện tích đất trồng trọt,
chăn nuôi dưới 1.980 mét vuông nhưng có đến 47 hộ không có đất canh tác
chiếm đến 62,67%. Tuy nhiên, có đến 33 hộ có thu nhập dưới 1.618 nghìn
đồng/tháng và có được 4 hộ chiếm 5,33% trong tổng số hộ có thu nhập trên
5.302 nghìn đồng/tháng. Ngoài ra, các hộ có diện tích trên 1.980 mét vuông
chiếm tỷ lệ 10,67% và có 1 hộ có diện tích đất lên đến 9.900 mét vuông nhưng
tất cả đều có mức thu nhập thấp hơn 4.074 nghìn đồng/tháng.
4.2.1.4. Nghề nghiệp và trình độ học vấn
Nông nghiệp là một trong các nghề chính trong vùng nông thôn có điều
kiện kinh tế kém phát triển, nông nghiệp không đòi hỏi người lao động có
trình độ học vấn cao nhưng đòi hỏi người lao động phải có kiến thức chuyên
môn để tham gia hoạt động sản xuất của mình. Tuy nhiên, trong điều kiện mẫu
điều tra là các hộ nghèo và cận nghèo, hộ có đất để hoạt động sản xuất thì
chiếm tỷ lệ thấp chỉ 37,33%.
Bảng 4.11 Nghề nghiệp của chủ hộ
ĐVT: Hộ
Thu nhập
(Nghìn đồng)
Không
làm việc
Nông
nghiệp
Làm
thuê
Buôn bán,
Công
nhân
dịch vụ
Công – viên
chức
≤ 1.618
14
11
9
0
1
0
1.619 – 2.846
0
6
5
5
0
1
2.847 – 4.074
0
7
4
1
0
0
4.075 – 5.302
0
1
2
3
1
0
≥ 5.303
0
2
0
2
0
0
Tổng
14
27
20
11
2
1
Nguồn: Mẫu điều tra thực tế, 2013
Trong tổng mẫu điều tra có đến 14 hộ chiếm 18,67% thì chủ hộ không
tham gia lao động sản do tuổi già không còn khả năng lao động, bệnh tật và
một số phải ở nhà trông con, cháu nhỏ. Tuy nông nghiệp không là nghề giữ
vai trò chủ đạo trong lao động sản xuất của các hộ nghèo nhưng hộ làm nông
có đến 27 hộ chiếm 36%. Các hộ không có đất canh tác, chủ hộ phải đi làm
thuê kiếm sống bằng các nghề như làm cỏ mướn, thu hoạch trái cây, bốc vác,
chạy xe ôm,… có đến 31 hộ chiếm tỷ lệ khá cao là 41,33%. Ngoài ra, có một
hộ làm công chức nhà nước nhưng mức thu nhập chỉ 2 triệu đồng.
Trang 43
Tuy nông nghiệp là nghề chiếm tỷ lệ cao đến 36% chủ hộ trong mẫu điều
tra nhưng nông nghiệp không là nghề chiếm tỷ lệ cao nhất trong các thành
viên khác trong hộ gia đình. Phần lớn các thành viên không có nghề nghiệp ổn
định, sinh sống chủ yếu vào các công việc làm thuê theo thời vụ và theo yêu
cầu của người cần sử dụng lao động.
180
170
160
140
120
100
Người
80
60
36
37
40
30
9
20
1
0
Không lao
động
Nông
nghiệp
Làm thuê
Công nhân
Thương
Công chức,
mại, dịch vụ viên chức
Nguồn: Mẫu điều tra thực tế, 2013
Hình 4.5 Nghề nghiệp của các thành viên trong hộ
Trong tổng số 75 hộ điều tra có đến 283 nhân khẩu. Tuy nhiên số lượng
lao động là 113 người chiếm 39,93% còn lại 60,07% người không lao động do
chưa đến tuổi lao động (trẻ em, học sinh, sinh viên,…), một số tuy trong độ
tuổi lao động nhưng phải chăm sóc con nhỏ, người già và các thành viên bị
bệnh tật nặng mất khả năng lao động. Công việc làm thuê kiếm sống hàng
ngày chiếm đến 13,07% trong tổng số nhân khẩu nhưng chiếm đến 32,74%
trong tổng số 113 lao động, phần lớn lao động làm phụ hồ trong các công trình
xây dựng, một số làm việc theo thời vụ như làm cỏ, gặt lúa, thu hoạch trái
cây,…; nghề nông chiếm 12,72% thấp hơn số lao động làm thuê là 01 người;
các công việc công nhân phổ thông, bảo vệ,… trong các công ty, xí nghiệp
chiếm 10,60%; buôn bán dịch vụ chỉ có 9 người tham gia chiếm tỷ lệ 3,18%
và công nhân viên chức có 01 người chiếm 0,35% trong tổng số 283 nhân
khẩu trong mẫu điều tra. Phần lớn lao động làm công việc làm thuê, công nhân
phổ thông, nông nghiệp do trình độ học vấn thấp, trình độ tay nghề thấp.
Trang 44
Bảng 4.12 Trình độ học vấn của chủ hộ
ĐVT: Hộ
Thu nhập
Mù
chữ
(Nghìn đồng)
Tiểu
Học
THCS
THPT
Trung cấp
chuyên nghiệp,
cao đẳng
Đại học và
trên Đại học
≤ 1.618
20
13
2
0
0
0
1.619 - 2846
1
8
6
2
0
0
2.847 – 4.074
3
3
3
3
0
0
4.075 – 5.302
0
1
4
2
0
0
≥ 5.303
0
1
3
0
0
0
Tổng
24
26
18
7
0
0
Nguồn: Mẫu điều tra thực tế, 2013
Trong tổng số 75 mẫu điều tra có đến 26 chủ hộ chiếm 34,67% chỉ đạt
trình độ hết cấp 1, một số hộ chỉ học đến hết lớp 2 hoặc lớp 3; Bậc trung học
cở sở có 18 chủ hộ chiếm 24%; bậc trung học Phổ thông chỉ có 7 hộ chiếm
9,33%. Tuy nhiên, có đến 24 chủ hộ chiếm 32% chủ hộ không biết đọc, biết
viết và chưa có chủ hộ nào có trình độ trên trung cấp, cao đẳng, Đại học và
trên Đại học.
Tuy trình độ học vấn của chủ hộ còn hạn chế do hoàn cảnh khó khăn,
không đủ điều kiện để đi học, biết đọc, biết viết. Học vấn của lao động cũng
còn hạn chế.
45
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
32
21
Người
8
2
Mù chữ
Tiểu học
THCS
0
THPT
Trung cấp, Đại học và
Cao đẳng trên Đại
học
Nguồn: Mẫu điều tra thực tế, 2013
Hình 4.6 Trình độ học vấn của lao động
Nhìn chung, trong tổng số 113 lao động trong mẫu điều tra có đến
86,73% lao động có trình độ dưới cấp 2. Trong đó số lao động mù chữ có đến
Trang 45
45 người chiếm 39,82%; lao động đạt trình độ THCS chiếm tỷ lệ 28,32%, tiểu
học có 21 lao động chiếm 18,58%. Tuy chưa có lao động chưa đạt đến trình độ
Đại học và trên Đại học nhưng đã có được 2 lao động chiếm 1,77% số lao
động đạt trình độ Cao đẳng.
Bảng 4.13 Số người phụ thuộc của hộ
ĐVT: Hộ
Số người phụ thuộc
Thu nhập
(Nghìn đồng)
1
2
3
4
5
≤ 1.618
11
9
8
5
2
1.619 – 2846
6
7
2
1
1
2.847 – 4.074
5
2
2
2
1
4.075 – 5.302
1
3
1
1
1
≥ 5.303
2
1
0
1
0
Tổng
25
22
13
10
5
Nguồn: Mẫu điều tra thực tế, 2013
Qua bảng thống kê về số người phụ thuộc trong hộ, tổng số hộ giảm dần
nếu số người phụ thuộc tăng. Phần lớn hộ có 1 người phụ thuộc có đến 25 hộ
chiếm 33,33%, 22 hộ chiếm 29,33% hộ có 2 người phụ thuộc và tiếp tục giảm
còn 13 hộ chiếm 17,33%, 10 hộ chiếm 13,33%, 5 hộ chiếm 6,67% nếu số
người phụ thuộc trong hộ tăng dần từ 3 đến 5 người.
4.2.1.5. Chi tiêu của hộ gia đình
Bảng 4.14 Chi tiêu hộ nghèo
Chi tiêu hộ gia đình
Thu nhập
(Nghìn đồng)
≤ 860,80
860,80 –
1.645,60
1.645,60 –
2.430,40
2.430,40 –
3.215,20
≥ 3.215,20
≤ 1.618
13
12
9
0
1
1.619 - 2846
2
8
6
1
0
2.847 – 4.074
3
5
3
1
0
4.075 – 5.302
2
2
1
2
0
≥ 5.303
0
2
2
0
0
Tổng
20
29
21
4
1
Nguồn: Mẫu điều tra thực tế, 2013
Trang 46
Qua mẫu số liệu điều tra, chi tiêu trung bình của hộ đạt mức 1.387.460
đồng/tháng, chi tiêu của hộ đa phần cho việc tiêu dùng ăn uống của hộ, còn lại
là việc chi tiêu cho điện, nước, thuốc điều trị bệnh tật,… chi tiêu tập trung
nhiều ở mức từ 860,80 nghìn đồng đến 1.645,60 nghìn đồng có đến 35 hộ
chiếm đến 46,67% nhưng trong đó có 16% số hộ có tổng thu nhập chỉ đạt
1.618 nghìn đồng, mức chi tiêu từ 1.45,60 nghìn đồng đến 2.430,40 nghìn
đồng có 21 hộ chiếm 28%. Mức chi tiêu dưới 860,80 nghìn đồng chiếm tỷ lệ
26,67% nhưng có đến 17,33% số hộ, chiếm tỷ lệ cao nhất trong chi tiêu của
tổng hộ, thu nhập dưới 1.618 nghìn đồng. Tuy nhiên, chỉ có 1,33% tương
đương 1 hộ có mức chi tiêu trên 3.215,20 nghìn đồng nhưng có mức thu nhập
thấp dưới 1.618 nghìn đồng.
4.2.2. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
4.2.2.1. Thu nhập và mức sống dân cư
Thu nhập của hộ nghèo không chỉ là nguồn lực quan trọng trong việc tái
đầu tư sản xuất, kinh doanh và áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật,
nâng cao mức sống mà còn tạo điều kiện cho con em được đi học, tiếp thu
kiến thức xã hội để giúp gia đình thoát nghèo và có cuộc sống ổn định.
Bảng 4.15 Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo
Thu nhập
Hộ
Giá trị lớn nhất
Giá trị nhỏ
nhất
Chênh lệch
≤ 1.618
35
1.530
30
1.500
1.619 - 2846
17
2.530
2.030
500
2.847 – 4.074
12
3.630
3.030
600
4.075 – 5.302
7
5.230
4.330
900
≥ 5.303
4
6.530
5.430
1.100
Nguồn: Mẫu điều tra thực tế, 2013
Mức thu nhập của hộ nghèo có sự chênh lệch lớn, trong khoảng thu nhập
dưới 1.618 nghìn đồng có đến 35 hộ chiếm 46,67% nhưng mức chênh lệch
giữa hộ có thu nhập thấp nhất và cao nhất là 1.500 nghìn đồng gấp 50 lần so
với hộ có thu nhập thấp nhất là 30 nghìn đồng. Ở các mức thu nhập trên 1.619
nghìn đồng, mức chênh lệch tương đối thấp dưới 25% so với mức thấp nhất.
Nguyên nhân sự chênh lệch của thu nhập do các hộ này không có điều
kiện để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm thuê vì tuổi đã lớn
không còn khả năng lao động, có hộ do bệnh tật nặng không thể đi làm hay do
bị tai nạn mất sức lao động nên chỉ sống nhờ vào tiền trợ cấp của Nhà nước.
Trang 47
Điện sinh hoạt và các thiết bị điện: qua mẫu điều tra có đến 71 hộ chiếm
94,67% tổng mẫu có điện sinh hoạt. Tuy nhiên, có đến 15 hộ chiếm 21,13%
trong tổng 71 hộ có điện thì các hộ này chưa đăng ký vào hệ thống điện quốc
gia, các hộ này vẫn sử dụng hình thức câu đuôi, nhiều hộ sử dụng chung công
tơ điện do khoảng cách giữa đường truyền chính và hộ xa nên không có đủ
kinh phí để hòa vào lưới điện quốc gia; một số hộ tuy ở gần đường truyền của
lưới điện nhưng không đủ kinh phí nên sử dụng chung điện với hộ gần nhà.
Ngoài ra, có 04 hộ chiếm 5,33% trong 75 hộ thì không có điện sử dụng do nhà
có hoàn cảnh khó khăn, không đủ tiền để hòa vào lưới điện; mặt khác, hộ
không sử dụng điện, do bị bệnh nên chỉ sử dụng dầu thắp sáng.
Nhà ở: trong tổng mẫu có đến 100% hộ có nhà ở dưới cấp 4. Các hộ
được xây dựng nhà tình thương nhưng hiện tại đã hư hỏng, nóc nhà và vách lá
đã không còn nguyên vẹn nhưng không có điều kiện để tu sửa. Bên cạnh đó,
có một số hộ sống trong điều kiện nhà cửa chỉ là vách lá, cột nhà được làm
bằng cây nhưng đã bị hư hỏng cần được thay thế; một số hộ sống trong điều
kiện nhà ở không có cửa, chỉ có một tấm vải, cao su để tránh gió, mưa giông.
Ngoài ra, hộ nghèo còn có thêm các phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại
như xe đạp, xe máy một số hộ sống trong điều kiện khó khăn, vùng sâu, bệnh
tật, khuyết tật không có phương tiện đi lại. Bên cạnh đó, có đến 94,67% hộ
trong mẫu điều tra có đầy đủ các phương tiện giải trí, thông tin, liên lạc như
điện thoại, tivi,…
Tóm lại, tuy điều kiện vật chất, tinh thần của các hộ nghèo tương đối ổn
định, có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân của hộ gia đình nhưng mức sống và thu
nhập của hộ nghèo còn rất thấp, chênh lệch thu nhập giữa các hộ nghèo rất
lớn. Đặc biệt ở ấp, xã có điều kiện kinh tế khó khăn. Vì vậy, ta cần xem xét về
vấn đề bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của hộ nghèo để có cái nhìn
khách quan, thực tế hơn trong thu nhập của hộ nghèo để có thể đề ra những
chính sách, biện pháp làm giảm khoảng cách nghèo, nâng cao mức sống cho
hộ nghèo, cận nghèo.
4.2.2.2. Đánh giá bất bình đẳng phân phối thu nhập
a. Đường cong Lorenz.
Để vẽ được đường Lorenz ta cần tính được dân số cộng dồn và thu nhập
cộng dồn từ mẫu điều tra thực tế.
Trang 48
Bảng 4.16 Dân số và thu nhập cộng dồn
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thấp
nhất
Thấp
Trung
bình
Khá
Cao
nhất
Tổng
Nghìn đồng
1.810
15.970
30.450
43.650
76.000
167.880
%
1,08
9,51
18,14
26,00
45,27
100
Hộ
15
15
15
15
15
75
%
20
20
20
20
20
100
%
1,08
10,59
28,73
54,73
100
-
Thu nhập
Dân số
Thu nhập
cộng dồn
Nguồn Mẫu điều tra thực tế, 2013
Thu nhập của 20% dân số có thu nhập thấp nhất trong mẫu điều tra chỉ
chiếm 1,08% trong tổng thu nhập của 75 mẫu. Hai mươi phần trăm dân số có
thu nhập thấp cũng chiếm tỷ lệ thấp là 9,51% trong tổng số 167.880 trong khi
đó 20% dân số có thu nhập cao nhất chiếm đến 45,27%. Điều đó nói lên phần
nào về tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của hộ nghèo tại
huyện Châu Thành đang ở mức khá cao.
Qua bảng thống kê trên về dân số và thu nhập cộng dồn của 05 nhóm thu
nhập dựa vào 75 mẫu điều tra thực tế ta vẽ được đường cong Lorenz tại huyện
Châu Thành như sau:
SA
SB
Nguồn: Mẫu điều tra thực tế, 2013
Hình 4.7 Đường Lorenz tại huyện Châu Thành
Qua đường cong Lorenz, ta thấy được có bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập của hộ nghèo. Đường Lorenz nằm xa so với đường 450 tại các mức
Trang 49
thu nhập thấp nhất, thu nhập thấp và thu nhập trung bình; khi thu nhập càng
cao thì đường Lorenz càng gần so với đường 450. Để đánh giá chính xác mức
độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của hộ nghèo ta cần tính toán và
đưa ra các chỉ số cụ thể về mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tại
huyện Châu Thành.
Dựa vào số liệu điều tra thực tế năm 2013, ta có bảng thống kê sau:
Bảng 4.17 Bảng tính hệ số GINI
Thu nhập
Nhóm
thu nhập
Nghìn
đồng
Dân số
Tỷ lệ
% Cộng dồn
Thu
nhập
%
Dân số
Fi
Yi
F×Y
1
1.810
0,01
20
0,01
0,20 0,20
0,01
0,00
2
15.970
0,10
20
0,11
0,40 0,20
0,12
0,02
3
30.450
0,18
20
0,29
0,60 0,20
0,40
0,08
4
43.650
0,26
20
0,55
0,80 0,20
0,84
0,17
5
76.000
0,45
20
1,00
1,00 0,20
1,55
0,31
Tổng
167.880
1,00
100
Nguồn Mẫu điều tra thực tế, 2013
Hệ số GINI = 1,00 – 0,58
Hệ số GINI = 0,42
Theo kết quả nghiên cứu thì huyện thuộc nơi có mức thu nhập thấp và
bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở mức cao. Kết quả nghiên cứu khá
phù hợp với nhận định của WB về hệ số GINI của Việt Nam nằm trong
khoảng từ 0,3 đến 0,5.
Tiêu chuẩn “40” của WB, tại mức dân số cộng dồn là 40% thì mức thu
nhập của các hộ có thu nhập thấp chiếm 10,59% trong tổng thu nhập của mẫu
điều tra nhỏ hơn mức 12%. Dựa theo số liệu điều tra và tiêu chuẩn “40” của
WB thì bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tại huyện Châu Thành ở mức
cao.
Tóm tại, qua các chỉ tiêu đánh giá mức độ bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập thì huyện Châu Thành có mức bất bình đẳng ở mức cao.
4.2.3. Kết quả mô hình hồi quy đa biến
Qua mẫu điều tra và thực hiện chạy mô hình hồi quy đa biến về sự ảnh
hưởng của các yếu tố như giới tính, dân tộc, trình độ học vấn của chủ hộ, số
Trang 50
0,58
lao động, diện tích đất canh tác, nghề nghiệp chủ hộ và vốn vay của gia đình
đến thu nhập ta thu được kết quả sau:
Mô hình 1:
lnTNh = 0 + 1GTi + 2DTo + 3DTi + 4LDo + 5TDo + 6NNg +
7 lnVay + Vi
Trong đó:
lnTNh: Logarit thu nhập của hộ
LDo: Số lao động trong hộ
GTi: Giới tính chủ hộ
TDo: Trình độ học vấn chủ hộ
DTo: Dân tộc chủ hộ
NNg: Nghề nghiệp chủ hộ
DTi: Diện tích đất canh tác
lnVay: Logarit vốn vay
Bảng 4.18 Bảng kết quả phương sai
Model
SS
Df
MS
Regression
86,2652
11
7,8423
Residual
35,6977
63
0,5666
121,9629
74
1,6481
Total
F
Sig.
13,84
0,0000
Nguồn: Kết quả từ STATA qua mẫu điều tra thực tế, 2013
Qua bảng kết quả phương sai của mô hình 2, giá trị P-value (sig.) =
0,000 rất nhỏ nên ta kết luận rằng: có mối liên hệ giữa giới tính, dân tộc chủ
hộ, diện tích đất canh tác, nghề nghiệp chủ hộ, số lao động trong gia đình,
logarit vốn vay, trình độ học vấn chủ hộ và logarit thu nhập của hộ nghèo.
Bảng 4.19 Bảng kết quả hồi quy
R
0,8410
R-squared
Adj R- squared
0,7073
0,6562
Root MSE
0,7528
Nguồn: Kết quả từ STATA qua mẫu điều tra thực tế, 2013
Giá trị R = 84,10% cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ của các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ nghèo.
Giá trị R2 = 70,73% thể hiện 70,73% sự biến động trong thu nhập của hộ
nghèo được giải thích bởi một trong các yếu tố như giới tính chủ hộ, dân tộc,
trình độ học vấn, nghề nghiệp chủ hộ, diện tích đất canh tác, lao động trong hộ
và vốn vay của hộ nghèo.
Trang 51
Bảng 4.20 Bảng kết quả ước lượng mô hình hồi quy
lntnh
Coef.
Std. Err.
t
p>t
GTi
0,2256
0,1893
1,19
0,238NS
LDo
0,1555
0,1606
0,97
0,337NS
DTi
0,000
0,0001
0,12
0,903NS
DTo
1,7127
0,8129
2,11
0,039**
TDo
0,4133
0,1241
3,33
0,001***
NNg1
1,1864
0,4061
2,92
0,005***
NNg2
1,6596
0,3777
4,39
0,000***
NNg3
2,0341
0,5072
4,01
0,000***
NNg4
1,4822
0,4974
2,98
0,004***
NNg5
0,8035
0,9263
0,87
0,389NS
lnVay
0,0057
0,0119
0,48
0,631NS
_Cons
11,8695
0,2456
48,33
0,000***
Nguồn: Kết quả từ STATA qua mẫu điều tra thực tế, 2013
Qua kết quả hồi quy, các yếu tố trên đều mối liên hệ thuận chiều với thu
nhập của hộ nghèo tuy nhiên, trong các yếu tố trên chỉ có 03 yếu tố chính ảnh
hưởng thu nhập của hộ nghèo là trình độ học vấn, dân tộc và nhóm nghề
nghiệp của chủ hộ. Phương trình hồi quy mẫu được rút gọn như sau:
lnTNh = 11,8695 + 1,7127DTo + 0,4133TDo + 1,1864NNg1 +
0,6596NNg2 + 2,0341NNg3 + 1,4822NNg4 + Vi
(Trong đó: ***: biến có ý nghĩa ở mức 1%; **: biến có ý nghĩa ở mức
5%; *: Biến có ý nghĩa ở mức 10%; NS: biến không có ý nghĩa thống kê).
Giới tính chủ hộ (GTi) có P- value = 0,238 rất lớn so với mức ý nghĩa
10%, biến GTi không có ý nghĩa thống kê hay giới tính chủ hộ không ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ nghèo do trong mẫu điều tra, chủ hộ thường là
những người lớn tuổi nhất trong gia đình nên không tham gia vào lao động sản
xuất và một số hộ tuy có độ tuổi trong tuổi lao động nhưng đều bị bệnh,
khuyết tật không có việc làm, sống nhờ vào các thành viên khác trong hộ và
trợ cấp của Nhà nước.
Dân tộc chủ hộ (DTo) có P-value = 0,039 có ý nghĩa ở mức 5% hay dân
tộc chủ hộ có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo. Trong mô hình ước
Trang 52
lượng DTo = 1,7127 có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ nghèo. Hệ số DTo
có nghĩa khi chủ hộ là người Kinh thì thu nhập của hộ sẽ không thay đổi với
mức thu nhập trung bình của hộ nghèo. Tuy nhiên, khi hộ là người Khmer thì
thu nhập tăng thêm e1,7127= 5,5439 lần so với mức thu nhập trung bình.
Số lao động trong hộ nghèo (LDo) có P-value = 0,337 rất lớn so với 10%
hay số lao động trong hộ không ảnh hưởng nhiều đến tổng thu nhập của hộ
nghèo do các lao động trong hộ không có việc làm ổn định, công việc chủ yếu
là đi làm thuê, lao động phổ thông trong các xí nghiệp, nhà máy có lương
tương đối thấp nên thu nhập bấp bênh, thu nhập còn phụ thuộc nhiều vào năng
suất lao động, thành phẩm sản xuất ra được. Tuy nhiên, trình độ tay nghề của
lao động chưa cao nên thu nhập còn rất thấp chỉ đủ bù vào phần chi phí đi lại
và nuôi sống bản thân nên đóng góp vào tổng thu nhập trong hộ còn thấp.
Diện tích đất canh tác của hộ gia đình (DTi) có P-value = 0,903 rất lớn
so với 10% nên diện tích đất canh tác không làm tăng thêm thu nhập cho hộ
nghèo trong mẫu điều tra thực tế hay diện tích đất canh tác không có mối liên
hệ với thu nhập của hộ nghèo. Do trong mẫu điều tra thực tế, các hộ có đất
canh tác chỉ mới tham gia chuyển hình thức canh tác, trồng trọt, chăn nuôi nên
chưa mang lại thu nhập cho hộ. Tuy nhiên, đối với các hộ đã trồng trọt cây lâu
năm nên thu nhập từ ruộng vườn có giá trị cao như một số hộ chỉ có 1.500 m2
nhưng thu nhập hằng năm hơn 50 triệu đồng. Ngoài ra, còn một số hộ vẫn
tham gia canh tác các loại cây hoa màu, tốn nhiều công chăm sóc đến việc thu
hoạch,… còn thiếu kinh nghiệm sản xuất nên thu nhập rất thấp, có hộ sau khi
thu hoạch vẫn không thu lại được vốn và công sức đã bỏ ra làm việc. Vì vậy,
không chỉ có đất canh tác mới tác động mạnh vào thu nhập của hộ nghèo mà
kinh nghiệm trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi mới quyết định được thành
quả sản xuất của hộ.
Trình độ học vấn của chủ hộ (TDo) có P-value = 0,001 nên DTo rất có ý
nghĩa thống kê trong việc giải thích các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ
nghèo. Hệ số TDo = 0,4133 có nghĩa trình độ học vấn chủ hộ có mối liên hệ
thuận với thu nhập của hộ hay khi trình độ học vấn chủ hộ cao hơn một bậc thì
thu nhập của hộ sẽ tăng thêm e0,4133 = 1,5118 lần hay thu nhập của hộ tăng
thêm 51,18%. Do khi chủ hộ có trình độ học vấn ngày càng cao thì khả năng
tiếp thu những kinh nghiệm trong việc sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi rất dễ
dàng so với những hộ mà chủ hộ có trình độ học vấn thấp hơn. Do đó, chủ hộ
có thể dễ dàng áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm có được vào trong sản
xuất và có thể tìm tòi đưa ra những sáng kiến mới trong sản xuất vừa giảm chi
phí nhân công, vừa giảm chi phí đầu vào và tăng năng suất lao động mang lại
thu nhập cao. Tuy nhiên, trong mẫu điều tra thực tế thì trình độ học vấn của
Trang 53
chủ hộ còn nhiều hạn chế, có đến 24 chủ hô chưa từng đến trường lớp, biết
đọc biết viết; 26 chủ hộ chỉ đạt trình độ đến hết cấp học Tiểu học, 18 chủ hộ
mới đạt được trình độ trung học Phổ thông; 7 chủ hộ đạt cấp Trung học Phổ
thông và chưa có chủ hộ nào đạt đến trình độ trên Trung cấp. Nguyên nhân
một phần do các hộ này sống trong khu vực khó khăn không có đủ điều kiện
để học tập nâng cao trình độ nên từ nhỏ đã phải làm việc phụ giúp gia đình
như gieo xạ lúa, trồng, tưới cây và thu hoạch nông sản,… hằng ngày.
Nhìn chung trong các nhóm nghề nghiệp của chủ hộ thì các nhóm nghề
đều có tác động mạnh đến tổng thu nhập của hộ nghèo ngoại trừ nhóm nghề
thuộc Công chức viên chức Nhà nước. Cụ thể:
Nhóm nghề hoạt động nông nghiệp (NNg1) có P-value = 0,005 nhỏ hơn
so với mức 1% nên chủ hộ hoạt động nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến thu
nhập của hộ nghèo. Hệ số NNg1 = 1,1864 có ý nghĩa khi chủ hộ tham gia vào
các hoạt động sản xuất nông nghiệp thì thu nhập của hộ sẽ tăng lên e1,1864 =
3,2753 lần so với các hộ mà chủ hộ không tham gia vào lao động sản xuất nếu
các yếu tố khác không thay đổi.
Nhóm các lao động làm thuê, không có nghề nghiệp ổn định (NNg2) có
P-value = 0,000 rất nhỏ so với mức 1% nên nhóm nghề này vẫn có ảnh hưởng
lớn đến tổng thu nhập của hộ nghèo. Khi chủ hộ tham gia vào các công việc
như làm thuê kiếm sống thì thu nhập của hộ sẽ tăng lên mức e1,6596 = 5,2572
lần so với các hộ cùng điều kiện kinh tế, xã hội mà chủ hộ không tham gia vào
công việc sản xuất kinh doanh.
Nhóm nghề các lao động phổ thông trong các công ty, xí
nghiệp,..(NNg3) có p-value = 0,000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa 1%. Khi chủ
hộ tham gia vào các công việc làm thêm tại các công ty, xí nghiệp thu nhập
của hộ sẽ tăng với hệ số e2,0341 = 7.6454 lần so với các hộ có cùng điều kiện
kinh tế. Đây cũng là nhóm nghề có mức ảnh hưởng cao nhất đến thu nhập của
hộ nghèo do các hộ nghèo thường không có đất canh tác nên cần phải lao động
để tạo ra thu nhập. Tuy nhiên, nếu chủ hộ không có nghề nghiệp ổn định thì
khó có khả năng nuôi sống cả gia đình nên các chủ hộ thường tìm cho mình
các công việc có tính ổn định, bền và gắn bó lâu dài nên chủ hộ chọn các công
việc lao động phổ thông trong các nhà máy, xí nghiệp để làm nơi làm việc của
mình.
Nhóm nghề thương mại, dịch vụ (NNg4) có p – value = 0,004 cũng rất
thấp so với mức ý nghĩa 1%. Nhóm nghề này cũng có tác động mạnh đến thu
nhập của hộ nghèo. Khi chủ hộ tham gia vào kinh doanh, buôn bán dịch vụ thì
thu nhập của hộ tăng đến e1,4822 = 4,4026 lần so với các hộ có cùng điều kiện
Trang 54
kinh tế nhưng chủ hộ không tham gia vào lao động sản xuất kinh doanh
thương mại, dịch vụ,…
Tuy nhiên, nhóm nghề thuộc lao động Công – Viên chức Nhà nước
(NNg5) lại không ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo tuy lao động vẫn có
thu nhập, trợ cấp hằng tháng nhưng thu nhập chỉ đù vào các chi phí phát sinh
trong quá trình làm việc nên không làm thay đổi đến thu nhập của hộ nghèo.
Nguyên nhân khi chủ hộ tham gia vào lao động sản xuất lại làm tăng thu
nhập của hộ nghèo do ngoài các khoản thù lao, tiền công mà các lao động
khác trong hộ nhận được do quá trình làm việc, trồng trọt, chăn nuôi, hộ còn
nhận được thêm khoản tiền công của các chủ hộ tham gia vào lao động sản
xuất nên giúp tổng thu nhập của hộ sẽ tăng lên đúng bằng mức thu nhập mà
chủ hộ nhận được do tham gia làm việc phụ giúp gia đình.
Vốn vay của hộ nghèo (lnVay) có P-value = 0,631 rất lớn so với 10%
nên ta chấp nhận rằng vốn vay không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của hộ
nghèo hay trong mẫu điều tra thì vốn vay không tồn tại mối quan hệ với thu
nhập của hộ nghèo. Nguyên nhân do các hộ nghèo vay vốn từ các Ngân hàng
Chính sách Xã hội, Đoàn thể với mục đích có cây nước sạch trong kế hoạch
của huyện. Một số chỉ mới vay vốn đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị, cây
trồng, vật nuôi nên chưa có tác động đến tổng thu nhập của hộ. Ngoài ra, các
hộ nghèo còn vay nóng tiền bên ngoài với mục đích chạy chữa bệnh tật cho
thân nhân trong hộ trong điều kiện khó khăn, cấp bách nhưng không nhận
được sự giúp đỡ từ các mạnh thường quân, hàng xóm láng giềng. Tuy nhiên,
có một bộ phận không nhỏ các hộ cũng vay vốn nhằm vào mục đích chi tiêu
cho hộ.
Hệ số _cons = 11,8695 cho thấy mức thu nhập trung bình thấp nhất mà
các hộ nghèo nhận được hàng tháng là e11,8695 = 142.841 đồng
Trang 55
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THU NHẬP CHO HỘ NGHÈO
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH HẬU GIANG
5.1. TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VÀ NGHỀ NGHIỆP
5.1.1. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn là một trong những điều kiện tiên quyết trong việc
thoát nghèo cho hộ có hoàn cảnh khó khăn và quan trọng nhất là các hộ nghèo.
Tuy người nghèo trong huyện còn hạn chế về trình độ học vấn nhưng cần phải
có các biện pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn cho người nghèo, đặc biệt là
các em nhỏ, học sinh, sinh viên. Để làm được điều đó, chính quyền, các cấp
lãnh đạo cần thực hiện những giải pháp sau:
Một là cần tiếp tục ra sức thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, trung học
cơ sở đảm bảo tất cả mọi người đều biết đọc, biết viết kể cả các xã đã hoàn
thành tốt các công tác này.
Hai là người viết sách cần giảm tải trọng của chương trình sách giáo
khoa đối với các bậc tiểu học, THCS và kể cả THPT. Không đặt nặng vấn đề
kết quả, thi cử, kiểm tra lên học sinh, tạo tâm lý thoải mái trong học tập giúp
phát triển toàn diện về tâm sinh lý, sức khỏe của các học sinh.
Ba là mở thêm các điểm trường tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, rút
ngắn khoảng cách đến trường lớp tạo cơ hội cho các học sinh nghèo có hoàn
cảnh khó khăn được đến lớp. Ngoài ra, cần mở rộng việc miễn giảm học phí
cho học sinh, sinh viên kể cả học sinh là người thuộc dân tộc Kinh hay các dân
tộc khác ở các cấp tiểu học, THCS miễn 100% học phí; đối với các cấp THPT,
trung cấp, Cao đẳng giảm học phí cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Hỗ
trợ học phí cho các sinh viên các trường ĐH, học viên Cao học,… có điều kiện
khó khăn để giúp phần nào gánh nặng học phí cũng như có thêm điều kiện học
tập để tìm được công việc ổn định, thoát nghèo bền vững.
Bốn là mở rộng, phổ biến các chương trình tặng sách, vở cũ còn sử dụng
được, quần áo, dụng cụ học tập để phát cho các em có hoàn cảnh khó khăn
giúp được phần nào về chi phí học tập cũng như sách vở, dụng cụ đến trường.
Huy động nguồn vốn từ các mạnh thường quân để trao, tặng học bổng cho học
sinh nghèo có thành tốt trong học tập.
Năm là đối với người mù chữ nên chi thêm kinh phí trong việc thuê giáo
viên dạy miễn phí cho bà con mù chữ, không biết đọc, biết viết. Khuyến khích,
vận động người dân đi học đảm bảo 100% người dân biết đọc, biết viết để nắm
Trang 56
bắt được tình hình kinh tế - xã hội, quyền và các chính sách ưu tiên cho người
có hoàn cảnh khó khăn.
5.1.2. Nghề nghiệp và trình độ tay nghề chuyên môn
Tuy nghề nghiệp rất quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho người lao
động nói chung và người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó nói riêng nhưng
quan trọng hơn là trình độ tay nghề chuyên môn để làm tốt công việc, xử lý
tình huống trong công việc để tạo ra các sản phẩm chất lượng, giá thành cao
tạo thêm thu nhập cho hộ nghèo kể cả các công việc như làm nông, nuôi thủy
hải sản, lao động phổ thông. Vì vậy, các giải pháp sau đây có thể giúp cải
thiện tình độ tay nghề lao động kể cả các lao động chưa qua các lớp đào tạo:
Đối với các lao động chưa qua đào tạo tay nghề chuyên môn: cần cấp
thêm kinh phí để mở thêm các lớp đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề cho
những người thất nghiệp, không có nghề nghiệp ổn định như sửa chữa xe máy,
sửa chữa điện tử, điện thoại, hàn điện, đóng tàu, thuyền,… đồng thời giới thiệu
việc làm cho các cá nhân đã qua đào tạo vào các xí nghiệp chế tạo cơ khí, sản
xuất đóng tàu, thuyền, hỗ trợ vốn và trang thiết bị cần thiết cho việc mở tiệm
sửa chữa điện tử, điện thoại giúp người nghèo có công việc và thu nhập ổn
định cuộc sống.
Đối với các làng nghề truyền thống như làm chiếu, làm nhang cần cấp
thêm kinh phí để mở các lớp dạy nghề truyền thống. Sau khi đào tạo cần giới
thiệu học viên vào các cơ sở làm các nghề truyền thống hiện tại để tạo công ăn
việc làm cho người nghèo, đặc biệt là người có nhiều thời gian rỗi như nội trợ;
giúp các làng nghề, cơ sở đang hoạt động có đầu ra ổn định, miễn thuế,
khuyến khích mở thêm cơ sở dạy nghề và kinh doanh các làng nghề thủ công
mỹ nghệ giúp người dân có thể kiếm thêm thu nhập cho hộ và giải quyết vấn
đề thất nghiệp trong huyện.
Ngoài ra, huyện cần khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp trong và
ngoài nước; hỗ trợ, đơn giản hóa pháp lý nhưng vẫn đảm bảo đúng pháp luật
để mở rộng, phát triển các khu, cụm công nghiệp tại các ấp, xã nhằm giải
quyết việc làm, tạo công ăn việc làm ổn định cho người có hoàn cảnh khó
khăn, nghèo đói.
5.2. HÌNH THỨC CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
Tuy qua quá trình nghiên cứu thì diện tích đất canh tác không có ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ nghèo nhưng có đến hơn 75% số hộ được điều tra
phỏng vấn có mong muốn được cấp đất sản xuất nhằm giải quyết việc làm
trong hộ, giúp hộ có thêm điều kiện thoát nghèo bền vững nhưng điều quan
Trang 57
trọng hơn đất canh tác đó là kinh nghiệm trong việc trồng trọt chăn nuôi giúp
hộ có thể lựa chọn giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện gia đình,
năng lực sản xuất là điều quan trọng nhất. Vì vậy, hộ nông dân nghèo có thể
thực hiện một số giải pháp sau để thực hành sản xuất tốt cải thiện thu nhập hộ
nghèo:
Các hộ nghèo cần tham gia vào Hội Nông dân, tham gia vào các buổi
họp, hội trao đổi kinh nghiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Nếu có thêm điều
kiện cần tham gia vào các buổi khuyến nông, khuyến ngư để có thêm kinh
nghiệm trong sản xuất cây trồng, vật nuôi; cần áp dụng các tiêu chuẩn nông
sản sạch, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vào trong quá trình sản xuất
để nâng cao giá trị hàng hóa, giảm thiểu chi phí sản xuất.
Thực hiện trồng trọt luân canh, đa canh tác các loại cây trồng kết hợp với
chăn nuôi hạn chế sự phát triển, lây lan mầm bệnh, tận dụng nguồn tài nguyên
sẵn. Ví dụ như các hộ trồng lúa, cây ăn trái hoa màu ít sử dụng thuốc trừ sâu
độc hại nên tận dụng nguồn nước mặt để thả các loại cá ăn tạp như cá lóc, cá
rô phi, nuôi tôm,… hay sử dụng trồng thêm các loại rau sinh sống dưới nước
(rau nhúc, trồng ấu, sen, hoa súng,…). Kết hợp trồng cây và chăn nuôi gia súc
(lợn, trâu, bò,…), gia cầm (vịt, gà, chim,…).
Đối với hộ nuôi trồng thủy sản như tôm, cá các loại tận dụng diện tích
đất xung quanh bờ đê trồng trọt các loại rau sống kiếm thêm thu nhập hàng
ngày hay nuôi thêm gà, vịt nhờ vào lượng thức ăn dư thừa của tôm, cá vừa có
thể hạn chế ô nhiễm nguồn nước, vừa tận dụng thức ăn thừa kiếm thêm thu
nhập.
Đối với các hộ có đất canh tác nhưng không đủ điều kiện trồng trọt, chăn
nuôi như các trường hợp khuyết tật, bệnh tật, già yếu không còn khả năng lao
động,… nên trồng các loại cây lấy gỗ lâu năm ít tốn công chăm sóc hoặc cho
thuê lấy vốn kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ.
Quan trọng nhất là trong quá trình sản xuất, canh tác cần áp dụng yếu tố
khoa học kỹ thuật giảm thiểu chi phí nhân công, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật đảm bảo đầu ra sạch không tồn tại các chất độc hại, sản phẩm đạt yêu
cầu chất lượng nâng cao giá trị nông sản.
5.3. NGUỒN VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH
Về phía các ngân hàng chính sách xã hội, đoàn thể cần có thêm các
chương trình giúp hộ nghèo có khả năng tiếp cận vốn đầu tư sản xuất kinh
doanh; giảm thiểu, đơn giản hóa các loại giấy tờ vay nợ tránh gây khó khăn,
Trang 58
rắc rối cho người dân; mở rộng đối tượng có thể vay vốn sản xuất kinh doanh,
mua cây trồng vật nuôi.
Nhân rộng mô hình tiết kiệm cá nhân từ Hội Phụ Nữ trong khắp các xã,
ấp trong huyện; thực hiện chương trình góp vốn sản xuất cho các hộ cá nhân
có hoàn cảnh khó khăn giúp hộ có thể tiếp cận vốn nhanh chóng, kịp thời
trong quá trình sản xuất.
Về phía người dân cần có cách chi tiêu tiết kiệm, đúng nhu cầu và mục
đích sử dụng tránh lãng phí. Dành phần lớn chi tiêu vào các đầu tư cho sản
xuất nông, ngư nghiệp, kinh doanh, buôn bán bằng cách mở các cửa hàng tạp
hóa, buôn bán nhỏ lẻ các mặt hàng thiết yếu cho người dân xung quanh; đầu tư
mua sắm trang thiết bị cho mục đích sản xuất như máy bơm nước, tưới cây,
máy cắt cỏ, phun thuốc trừ sâu,… để phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp,
cắt giảm chi phí nhân công, thời gian làm việc để tận dụng thời gian rãnh rỗi
tìm kiếm và làm thêm các công việc như lao động phổ thông trong các công
ty, xí nghiệp; tham gia vào các làng nghề thủ công, mỹ nghệ như may, làm
chiếu, làm nhang,… Để đảm bảo người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích thì
các đoàn thể cần có đội ngũ cán bộ chuyên dụng trong quá trình kiểm tra,
giám sát việc sử dụng vốn của người dân tránh trường hợp sử dụng cho chi
tiêu hằng ngày và giải trí bằng cờ bạc, số đề, tệ nạn xã hội.
Tuy nhiên, về chính người nghèo, hộ nghèo cần có thái độ lao động nhiệt
tình, làm ăn chân chính, có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ động xóa
đói giảm nghèo, năng động làm giàu chính đáng; thực hiện tốt chủ trương,
chính sách pháp luật, Đảng, Nhà nước,… thực hiện nếp sống văn minh, cùng
nhau giúp đỡ vượt qua khó khăn nghèo đói.
Trang 59
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống, lợi ích
cho người dân luôn là mục tiêu hàng đầu của các nhà lập chính sách. Việc
giảm tỷ lệ hộ nghèo, người nghèo và nâng cao thu nhập của người dân luôn là
điều cấp thiết nhất trong các thời kỳ phát triển nền kinh tế - xã hội nói chung
và kinh tế - xã hội huyện Châu Thành nói riêng. Trong giai đoạn 2010 – 2012,
việc xóa đói giảm nghèo trong huyện có nhiều thành công luôn đạt được các
mục tiêu đã đề ra, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện giảm từ 19,14% năm 2010 còn
11,39% trong năm 2012. Hộ nghèo phân bố không đồng đều tại các xã, thị trấn
trong huyện, hộ nghèo sống tập trung đông tại vùng nông thôn, sản xuất nông
nghiệp là chủ yếu, hộ nghèo tập trung đông nhất tại các xã Phú Tân, Phú Hữu
và Đông Phước A, hộ nghèo tập trung ít nhất tại xã Đông Thạnh và Thị trấn
Ngã Sáu do các điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội và ý chí vươn lên của
các cá nhân trong hộ nghèo.
Hộ nghèo trong huyện có mức chi tiêu khá thấp chỉ vừa vào thu nhập của
hộ. Phần lớn chi tiêu cho việc sinh hoạt, ăn uống hằng ngày chiếm tỷ lệ cao
trong các hộ nghèo. Chi tiêu cho việc đầu tư vào sản xuất và việc học tập cho
con em chiếm tỷ lệ khá thấp. Tuy thu nhập của hộ nghèo còn rất thấp. Phần
lớn thu nhập của hộ nghèo từ các nguồn bên ngoài như làm thuê kiếm sống
hằng ngày bằng nghề nghiệp không ổn định như bán vé số, mua ve chai, làm
lao động phổ thông tại các khu, cụm công nghiệp nhưng vẫn không đủ trang
trải cho cuộc sống tuy đã nhận được sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương và
người thân, hàng xóm. Ngoài ra, các hộ có đất canh tác cũng có thu nhập khá
thấp do thiếu kinh nghiệm kiến thức trồng trọt chăn nuôi nhưng qua mẫu
phỏng vấn điều tra thực tế về hộ nghèo, cận nghèo thì huyện Châu Thành có
mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở mức cao dựa vào hệ số GINI =
0,42 và tiêu chuẩn “40” của WB thì thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp
nhất chỉ chiếm 10,59% trong tổng thu nhập của mẫu.
Qua mẫu điều tra thực tế hộ nghèo và cận nghèo trong địa bàn huyện, thu
nhập của hộ còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố quan trọng
là dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ và các lao động tham gia
sản xuất tạo thu nhập cho hộ nghèo. Tuy nhiên, nghề nghiệp, trình độ học vấn
chủ hộ là các yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra thu nhập và giúp hộ
thoát khỏi khó khăn nghèo khó.
Trang 60
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với các cấp chính quyền
Về phía các cấp chính quyền địa phương ở các xã, thị trấn trong huyện
càn có sự quan tâm sâu sắc đến nguyện vọng, mong đợi của hộ nghèo, người
nghèo để đề ra những chính sách hữu ích đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng
của phần lớn người dân nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế,
ngân sách của địa phương.
Các cấp chính quyền nên chi thêm kinh phí cho việc đào tạo và giới thiệu
việc làm cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong địa phương để
họ có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống. Mở thêm các cuộc hội họptrao
đổi kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào
sản xuất cho bà con. Ngoài ra, cần có thêm các lớp dạy nghề cho các lao động
nhàn rỗi, người khuyết tật, người kém khả năng lao động để giúp họ vượt qua
trở ngại về tinh thần và đem lại niềm vui trong cuộc sống mang lại lợi ích cho
gia đình. Bên cạnh đó, về phía các Ngân hàng Chính sách, đoàn thể cần giải
ngân thêm kinh phí cho người dân có yêu nhu cầu vay vốn thực tế để đầu tư
trang thiết bị, vật nuôi, cây trồng cho việc sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo
và cận nghèo.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người
dân trong toàn huyện về tầm quan trọng của việc học và ý chí phấn đấu vươn
lên trong cuộc sống. Tuyên truyền việc giảm sinh, kế hoạch hóa gia đình. Tác
hại của rượu, bia, thuốc lá, cờ bạc và tệ nạn xã hội khác,…
6.2.2. Đối với người dân
Về phía bản thân các hộ nghèo, quan trọng nhất là các thành viên trong
hộ cần có ý chí vươn lên, phấn đấu hết mình trong lao động và làm việc để có
kết quả tốt nhất.
Đối với người đang tham gia lao động, sản xuất: cần có thái độ làm việc
tích cực, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh để đạt được kết
quả tốt nhất đem lại thu nhập dồi dào cho hộ. Tuy nhiên, lao động cần tham
gia vào các buổi đào tạo, trao đổi kinh nghiệm để học hỏi được nhiều kinh
nghiệm mới, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ thuật trong sản xuất, trồng trọt,
chăn nuôi.
Đối với người không tham gia vào lao động sản xuất:
+ Học sinh, sinh viên: có thái độ học tập tích cực, chuyên tâm vào việc
học hành, tiếp thu thêm nhiều kiến thức để có thể tìm được công việc ổn định
trong tương lai.
Trang 61
+ Người khuyết tật: tham gia vào các lớp dạy nghề cho người khuyết tật,
có ý chí vượt qua trở ngại bản thân, xóa bỏ mặt cảm bản thân và xã hội để trở
thành người có ích mang lại lợi ích cho xã hội và gia đình.
+ Người chay lười lao động, bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn như rượu, bia,
cờ bạc,… cần có sự quyết tâm từ bỏ các tệ nạn xã hội, tham gia tập huấn, dạy
nghề để có việc làm và thu nhập ổn định.
Trang 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Đinh Phi Hổ, 2006. Kinh tế phát triển - lý thuyết và thực tiễn. Tp
Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê
2.
Mai Văn Nam, 2008. Kinh tế lượng. NXB Văn hóa Thông tin.
3.
Mai Văn Nam, 2008. Nguyên lý thống kê kinh tế. NXB Văn hóa
Thông tin
4.
Nguyễn Văn Đông, 2012. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập của nông hộ tại xã Long Phước huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long.
Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ
5.
Phạm Thị Ngọc Đào, 2012. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu
nhập hô nông dân ở Đồng Tháp. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ
6.
Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Châu Thành tỉnh
Hâu Giang.
7.
Phòng Thống kê huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang.
8.
Trần Long Châu, 2012. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao
thu nhập nông hộ tại tỉnh Bạc Liêu. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ
9.
Trần Trọng Tín, 2010. Phân tích các yếu tố tác động thu nhập
hộ nghèo Vĩnh Long. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.
10.
Võ Thị Thanh Lộc, 2010. Phương pháp nghiên cứu khoa học và
viết đề cương nghiên cứu. NXB Đại Học Cần Thơ.
PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Phân tích tình hình nghèo đói và các yếu tố ảnh
hưởng thu nhập của hộ nghèo tại huyện Châu
Thành tỉnh Hậu Giang
Xin chào Anh/Chị, em là LÊ THANH NHIỀU sinh viên khoa Kinh Tế
và Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ. Hiện nay, em đang làm
luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích tình hình nghèo đói và các yếu tố
ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo tại huyện Châu Thành tỉnh Hậu
Giang”.
Rất mong Anh/Chị vui lòng bớt chút thời gian của mình trả lời một số
câu hỏi dưới đây. Em cam đoan mọi thông tin và các câu trả lời của Anh/Chị
sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.
Chân thành cảm ơn!
PHẦN SÀNG LỌC
Gia đình Anh/chị có thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo hay không?
Có => Tiếp tục bảng câu hỏi.
Không => Bảng câu hỏi kết thúc. Cảm ơn Anh/chị!
THÔNG TIN ĐÁP VIÊN
Họ và tên: .............................................................................................................
Giới tính: Nam
Nữ
Tuổi: ………………………………
Số điện thoại: (0711) ...................................Di động: .........................................
Nơi sống hiện tại: Nông thôn Thành Thị
NỘI DUNG BẢNG CÂU HỎI
Câu 1: Số thành viên trong gia đình của Anh/Chị:...........người.
Câu 2: Anh/Chị có phải là chủ hộ? Có (sang câu 4 Không (tiếp câu 3)
Câu 3: Giới tính của chủ hộ: Nam
Câu 4: Dân tộc: Kinh
Khmer
Nữ
Hoa
Khác
Câu 5: Điều kiện sinh sống:
Điện
Đèn điện chiếu sáng
Nước sạch
Tivi
Quạt điện Nồi cơm điện
Điện thoại
Tủ lạnh
Khác: …………………………………….
Nhà ở: Cấp 1 Cấp 2
Cấp 3 Cấp 4
Dưới cấp 4
Câu 6: Diện tích đất canh tác:…………………… mét vuông (m2).
(Nếu không có đất canh tác chuyển sang câu 8)
Câu 7: Hình thức sử dụng đất canh tác:
Trồng cây lấy gỗ
Trồng cây ăn trái Trồng hoa màu
Trồng lúa
Chăn nuôi gia súc: ..............................
Chăn nuôi gia cầm .....................
Nuôi thủy sản: ....................................
Khác: .........................................
Câu 8: Ngoài ra, gia đình có kinh doanh, buôn bán gì không?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 9: Số người lao động trong gia đình:……………người.
Nghề nghiệp và trình độ học vấn của từng lao động:
Lao động
Tiêu chí
1
2
3
4
5
Trình độ học vấn
…
…
…
…
…
Nghề nghiệp
…
…
…
…
…
Lương (Triệu đồng)
Trình độ học vấn: 0: Mù chữ 1: Tiểu học 2: THCS 3: THPT
4: Trung cấp hoặc Cao đẳng 5: Đại học và trên Đại học
Nghề nghiệp: 1. Nông Nghiệp
2. Làm thuê
4. Thương mại, dịch vụ
3. Công nhân
5. Công chức – viên chức
Câu 10: Số người sống phụ thuộc:............người.
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Ví dụ: 2 con còn đang đi học hoặc ông/bà, cha/mẹ lớn tuổi không còn khả
năng lao động,…
Câu 11: Tổng thu nhập hàng tháng của cả gia đình: ………………Triệu đồng
Nông nghiệp:.......................................
Làm thuê:............................................
Buôn bán, dịch vụ: ..............................
Công-viên chức: .................................
Tiểu thủ công nghiệp: .........................
Người thân:.........................................
Câu 12: Tổng chi tiêu hàng tháng dự tính của cả gia đình:…………Triệu đồng
Ăn, uống: ............................................
Điện, nước sạch, điện thoại: ...............
Trả nợ: .................................................
Sản xuất: .............................................
Trị bệnh: ..............................................
Khác: ..................................................
Câu 13: Gia đình Anh/Chị có nhận được sự hỗ trợ Nhà nước hay không? (Các
chương trình vay vốn, nhà ở, y tế,…)
Có. (Tiếp câu 13.1)
Không. (Sang câu 13.3)
Câu 13.1: Gia đình Anh/Chị nhận được sự hỗ trợ từ chương trình nào?
Vay vốn: .........................................
Xây dựng nhà ở: ............................
Y tế: ................................................
Miễn, giảm học phí: .......................
Dạy nghề, tạo việc làm: ..................
Điện, dầu thắp sáng: ......................
Câu 13.2: Ý kiến, kiến nghị, đề xuất của anh/chị về các chương trình hỗ trợ
người nghèo, cận nghèo: ......................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 13.3: Vì sao anh/chị không được nhân hỗ trợ từ nhà nước?
Do nhiều thủ tục rờm rà
Không đủ điều kiện
Không quen biết với chính quyền địa phương
Không được xem xét
Không muốn nhận hỗ trợ
Khác: ...............................................................................................................
Câu 14: Gia đình Anh/chị có vay tiền thêm bên ngoài hay không?
Có: ......................................................
Không. (Sang câu 16)
Người thân, hàng xóm
Vay nóng bên ngoài
Hụi, tiết kiệm
Ngân hàng
Câu 15: Lý do vay mượn bên ngoài:
Nhanh chóng, tiện lợi Dễ dàng mượn Không có lãi Việc đột xuất
Không cần làm nhiều thủ tục rờm rà
Quen biết Thiếu vốn làm ăn
Câu 16: Theo anh/chị nguyên nhân do đâu gia đình anh/chị rơi vào khó khăn:
Do mới ra riêng
Thiếu nguồn vốn làm ăn
Không đủ trình độ, kinh nghiệm
Không có/Thiếu đất sản xuất
Do số người phụ thuộc cao
Bệnh tật
Khác: ...............................................................................................................
BẢNG CÂU HỎI KẾT THÚC
Chân thành cảm ơn Anh/Chị đã bớt chút thời gian để giúp em hoàn thành
bảng câu hỏi này!
Số thứ tự mẫu: ......................................................................................................
Ngày phỏng vấn: ..................................................................................................
PHỤ LỤC 2:
KẾT QUẢ HỒI QUY TỪ PHẦN MỀM STATA
[...]... đưa ra các giải pháp góp phần giảm tình trạng nghèo đói giúp cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn trong huyện 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích tình hình nghèo đói và công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang Mục tiêu 2: Đánh giá mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo. .. vấn trực tiếp 75 hộ nghèo và cận nghèo tại 4 xã Đông Thạnh, Đông Phú, Đông Phước và Đông Phước A của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang từ 24 tháng 09 đến ngày 09 tháng 10 năm 2013 1.4.2 Phạm vi về không gian Do đề tài phân tích tình hình nghèo đói và các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nên chỉ lấy số liệu tại địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 1.4.3 Phạm... kỹ thu t trong quá trình sản xuất Vậy đâu là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của hộ nghèo, cận nghèo và cần có những giải pháp nào có thể cải thiện thu nhập cho người dân trong huyện? Do đó, đề tài: Phân tích tình hình nghèo đói và các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo tại huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang một phần Trang 1 nhìn lại thực trạng tình hình xóa đói giảm nghèo của huyện, ... hình xóa đói giảm nghèo tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nhằm nắm bắt được tình hình nghèo đói của huyện cũng như khoảng cách nghèo, bất bình đẳng về nghèo đói và đánh giá mức độ hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo tại Huyện Bên cạnh đó, đề tài còn đánh giá mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập hộ nghèo và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo để từ... nếu hộ thu c diện nghèo và cận nghèo 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Do đề tài phân tích tình hình xóa đói giảm nghèo và các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nên vùng nghiên cứu được chọn tại các xã, thị trấn của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang Số mẫu điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân được chọn ngẫu nhiên 75 hộ nghèo. .. phối thu nhập của hộ nghèo: Thực hiện phương pháp thống kê, phân tích số liệu điều tra thực tế để vẽ đường cong Lorenz, tính toán hệ số GINI và tiêu chuẩn “40” để đánh giá mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của hộ nghèo tại huyện Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo: thực hiện hồi quy đa biến để phân tích những tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo cũng... tập trung phân tích tình hình nghèo đói, đánh giá qua trình công tác và kết quả của các chương trình xóa đói giảm nghèo trong huyện Bên cạnh đó, đề tài còn phân tích, đánh giá mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của hộ nghèo và các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo trong địa bàn cũng như tìm ra các yếu tố chính làm tăng mức chi tiêu cũng như giảm nguồn thu nhập gây ra tình trạng nghèo 1.4.4... đối Khi thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong xã hội chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 12% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng cao 2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Trần Trọng Tín (2010) Luận văn thạc sĩ Phân tích các yếu tố tác động thu nhập hộ nghèo Vĩnh Long” tìm hiểu thực trạng tình hình hộ nghèo, đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo và đề ra các giải pháp để hỗ trợ cho hộ nghèo. .. nghiệp có mức ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập của cả nông hộ Bên cạnh đó, tác giả đã tìm ra một số khó khăn và thu n lợi trong quá trình sản xuất, tạo ra thu nhập cho hộ gia đình Tuy nhiên, đề tài chưa tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ nếu hộ đó thu c diện nghèo và cận nghèo Phạm Thị Ngọc Đào (2012) Luận văn thạc sĩ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu nhập hộ nông dân tỉnh Đồng... bớt tình trạng đói nghèo trong huyện và đề xuất hướng khắc phục các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo Trang 17 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH HẬU GIANG 3.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Châu Thành là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hậu Giang, có diện tích 145,57 km2, có vị trí giáp với các quận, huyện, thị xã : Phía Bắc giáp với quận Cái Răng, Thành