Tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Trúc MSSV: 4105093 Lớp: Kinh Tế Nông Nghiệp Khóa 36, KT1023A1 Tên đề tài: So sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng chanh không hạt của nông hộ có và khôn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -
NGUYỄN THỊ THANH TRÚC
SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH
TRỒNG CHANH KHÔNG HẠT CỦA NÔNG HỘ CÓ VÀ KHÔNG CÓ THAM GIA HỢP TÁC XÃ Ở XÃ ĐÔNG THẠNH, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ NGÀNH: 52620115
8/2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -
NGUYỄN THỊ THANH TRÚC
MSSV: 4105093
SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH
TRỒNG CHANH KHÔNG HẠT CỦA NÔNG HỘ CÓ VÀ KHÔNG CÓ THAM GIA HỢP TÁC XÃ Ở XÃ ĐÔNG THẠNH, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ NGÀNH: 52620115
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS NGUYỄN THÚY HẰNG
8/2013
Trang 3LỜI CẢM TẠ
- -
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin cảm ơn các quý Thầy Cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt ba năm học qua
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến ThS Nguyễn Thúy Hằng, người
đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này với tất cả tinh thần, trách nhiệm và lòng nhiệt thành
Tôi xin chân thành cảm ơn: Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cán bộ huyện Châu Thành – Hậu Giang và toàn thể các cán
bộ xã, ấp và bà con trồng chanh tại xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, Hậu Giang đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Sau cùng, xin cảm ơn bạn bè, những người than luôn quan tâm và ủng
hộ tôi trong suốt thời gian qua
Cần Thơ, ngày…….tháng… năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Trúc
Trang 4TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ
- -
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu thực tế của tôi và các kết quả này chưa được dùng cho bất cứ luận văn, báo cáo cùng cấp nào khác
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Trúc
Trang 5NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- -
Họ và tên người nhận xét: ThS Nguyễn Thúy Hằng Chuyên ngành: ………
Nhiệm vụ trong hội đồng: Cán bộ hướng dẫn Cơ quan công tác:………
Tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Trúc MSSV: 4105093 Lớp: Kinh Tế Nông Nghiệp Khóa 36, KT1023A1 Tên đề tài: So sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng chanh không hạt của nông hộ có và không có tham gia hợp tác xã tại xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang Đơn vị đào tạo: Bộ môn Kinh Tế Nông Nghiệp, khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại học Cần Thơ NỘI DUNG NHẬN XÉT ………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Cần Thơ, ngày… tháng….năm 2013
Người nhận xét
ThS Nguyễn Thúy Hằng
Trang 6MỤC LỤC
- -
Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Phạm vi không gian 3
1.3.2 Phạm vi thời gian 3
1.3.3 Nội dung nghiên cứu 3
1.3.4 Đối tượng nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1 Nông hộ 4
2.1.2 Hợp tác xã 4
2.1.3 Khái niệm nguồn gốc chanh không hạt 4
2.1.4 Khái niệm sản xuất và hàm sản xuất 6
2.1.5 Khái niệm về hiệu quả tài chính 7
2.1.6 Một số chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 7
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 8
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 8
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 9
2.3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 13
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHANH KHÔNG HẠT TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG 15
3.1 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 15
3.1.1 Huyện Châu Thành – Hậu Giang 15
3.1.2 Hợp tác xã Thạnh Phước, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 20
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG 22
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC HỘ THAM GIA MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ CHANH KHÔNG HẠT VỚI CÁC HỘ KHÔNG THAM GIA MÔ HÌNH 25
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT TRONG HỢP TÁC XÃ THẠNH PHƯỚC VÀ CÁC HỘ NẰM NGOÀI MÔ HÌNH 25
4.1.1 Qui mô nhân khẩu 25
4.1.2 Độ tuổi của lao động chính 25
4.1.3 Trình độ học vấn của lao động chính 26
4.1.4 Nguồn lực đất đai của hộ sản xuất 27
4.1.5 Kinh nghiệm sản xuất 28
4.1.6 Nguyên nhân chọn và không chọn mô hình 29
Trang 74.1.7 Tài chính của nông hộ sản xuất 30
4.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHANH KHÔNG HẠT 31
4.2.1 Lý do các hộ chọn cây chanh để sản xuất 31
4.2.2 Nguồn cung cấp giống 32
4.2.3 Thông tin về kỹ thuật trồng 32
4.2.4 Thông tin về thị trường và khoa học kỹ thuật 33
4.2.5 Thông tin về nơi cung ứng phân bón và thuốc BVTV 34
4.2.6 Tình hình tiêu thụ 33
4.2.7 Những thuận lợi và khó khăn chung của người sản xuất 35
4.3 PHÂN TÍCH HIÊU QUẢ TÀI CHÍNH CHANH KHÔNG HẠT CỦA NÔNG HỘ THAM GIA MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ VÀ NÔNG HỘ KHÔNG THAM GIA MÔ HÌNH TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG 36
4.3.1 Các khoản chi phí đầu tư 36
4.3.2 Doanh thu và lợi nhuận của hộ sản xuất tham gia mô hình và khôn tham gia mô hình 38
4.3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của cây chanh không hạt 40
4.3.4 Phân tích hiệu quả tài chính của các nông hộ tham gia mô hình HTX trồng chanh so với các nông hộ không tham gia mô hình 45
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHO HỘ SẢN XUẤT TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG 48
5.1 ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 48
5.1.1 Thuận lợi 48
5.1.2 Khó khăn 48
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHO CÁC HỘ SẢN XUẤT 49
5.2.1 Về hộ sản xuất 49
5.2.2 Về vốn 49
5.2.3 Về kỹ thuật trồng 50
5.2.4 Giống và chi phí đầu vào 50
5.2.5 Về thị trường 50
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
6.1 KẾT LUẬN 52
6.2 KIẾN NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC 1 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUI 54
PHỤ LỤC 2 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ 59
Trang 8DANH MỤC BẢNG
- -
Trang Bảng 3.1 Diện tích sử dụng đất của huyện Châu Thành từ 2010 – 2012 16
Bảng 3.2 Diện tích, dân số TB và mật độ dân số phân theo từng thị trấn – xã 19
Bảng 3.3 Diện tích và sản lượng của các loại cây ăn quả từ 2010 – 2012 22
Bảng 3.4 Diện tích xuống giống và thu hoạch chanh không hạt phân theo từng xã - thị trấn năm 2012 23
Bảng 4.1 Qui mô nhân khẩu của nông hộ 25
Bảng 4.2 Độ tuổi lao động chính của nông hộ 26
Bảng 4.3 Diện tích trồng chanh của nông hộ 28
Bảng 4.4 Số năm kinh nghiệm của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu 28
Bảng 4.5 Lý do các hộ chọn tham gia mô hình 29
Bảng 4.6 Nguyên nhân các hộ không tham gia vào mô hình sản xuất 30
Bảng 4.7 Cơ cấu nguồn tài chính của nông hộ 30
Bảng 4.8 Lý do các nông hộ chọn cây chanh để sản xuất 31
Bảng 4.9 Thống kê các hộ tham gia và không tham gia tập huấn nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu 33
Bảng 4.10 Nguồn tiêu thụ sản phẩm của nhà vườn 34
Bảng 4.11 Các hình thức thanh toán khi thu mua 35
Bảng 4.12 Những thuận lợi và khó khăn của nông hộ 36
Bảng 4.13 Cơ cấu chi phí sản xuất chung của nông hộ nằm trong mô hình 37
Bảng 4.14 Cơ cấu chi phí sản xuất chung của nông hộ ngoài mô hình 38
Bảng 4.15 Lợi nhuận của nông hộ trồng chanh trong một năm 39
Bảng 4.16 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ tham gia mô hình HTX năm 2012 – 2013 41
Bảng 4.17 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ không tham gia mô hình HTX năm 2012 – 2013 43
Bảng 4.16 Phân tích và so sánh các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ tại xã Đông Thạnh năm 2012 – 2013 45
Trang 9DANH MỤC HÌNH
- -
Trang Hình 3.1 Bản đồ hành chính của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 15
Hình 3.2 Biểu đồ giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành của huyện Châu Thành từ 2010 – 2012 18
Hình 4.1 Trình độ học vấn của nông hộ tham gia mô hình HTX 27
Hình 4.2 Trình độ học vấn của nông hộ không tham gia mô hình 26
Hình 4.3 Các nguồn cung cấp giống cho các hộ gia đình 32
Hình 4.4 Nguồn thông tin thị trường và khoa học kỹ thuật 33
Trang 10CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Vài năm trước loại trái cây không hạt đã xuất hiện trên thị trường nhưng chưa được phổ biến rộng rãi và vào thời điểm này, trái cây không hạt mới được
biết đến như một sản phẩm đặc trưng của Việt Nam Cam, chanh là cây trồng
phổ biến ở nước ta, có nhiều vùng rất nổi tiếng như: cam Bố Hạ, cam Xã Đoài, cam sành Hà Giang, cam dây Tiền Giang, chanh núm, chanh ta, chanh giấy Nhiều nhà vườn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Vĩnh Long, Cần Thơ, Long An, Hậu Giang rất thành công với mô hình trồng cây không hạt Sản phẩm này được tiêu thụ mạnh tại các siêu thị ở Cần Thơ và TP.HCM, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình Đặc biệt ở Hậu Giang, các loại cây
ăn quả không hạt này đang được các nhà vườn lựa chọn để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường và tăng giá trị sản xuất nông nghiệp Đầu tiên phải nói đến sản phẩm chanh không hạt, một loại trái cho năng suất rất cao từ 150 - 200 kg/cây/năm, trái nặng trung bình 80 - 100g/trái Giá chanh không hạt cao hơn giá chanh giấy thường khoảng 15.000đ/kg (30 - 50%,) và đã tìm được thị trường tiêu thụ ổn định, xuất khẩu ra các nước
Tỉnh Hậu Giang có diện tích cây ăn trái 26.100 ha, sản lượng 180.000 tấn/năm Riêng cây Chanh không hạt có diện tích là 392 ha, được trồng chủ yếu
ở huyện Châu Thành, sản lượng thu hoạch năm 2012 đạt 3.400 tấn/năm Nói đến cây chanh không hạt thì không thể không kể đến hợp tác xã Thạnh Phước thuộc xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, nơi thử nghiệm đầu tiên giống chanh không hạt và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các nhà vườn ở
xã, cải thiện đời sống, giảm bớt đói nghèo, cũng như tăng thu nhập của bà con trong hợp tác xã Tuy nhiên không phải tất cả các nhà vườn đều tin tưởng và tham gia mô hình hợp tác xã vì một số lý do như ở mùa mưa giá bán của hợp tác xã thấp hơn giá thị trường làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế, các xã viên phải góp vốn vào hợp tác xã, tham gia các lớp tập huấn, hội thảo…
Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, để được ổn định về giá cả thì sản phẩm làm ra đòi hỏi phải đạt chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng Vì vậy, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP
là điều kiện bắt buộc đối với nông dân nếu như sản phẩm muốn tồn tại trên thị trường trong nước và thế giới Chính vì lý do đó mà năm 2010, chính quyền địa phương tỉnh Hậu Giang đã triển khai chương trình trồng chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP và năm 2012 tiến đến tiêu chuẩn GlobalGAP, bước đầu đã thu được kết quả khá cao Gần đây ngày 7/8/2013, giống chanh không hạt của hợp tác xã Thạnh Phước, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành đã được cấp giấy
Trang 11chứng nhận là loại cây ăn trái đạt chuẩn do Cục sở hữu trí tuệ và Sở Khoa Học
và Công Nghệ tỉnh công nhận
Tuy nhiên, mô hình hợp tác xã nông nghiệp này vẫn chỉ tập trung ở xã mà chưa được nhân rộng phổ biến trên toàn tỉnh và còn gặp một số khó khăn trong
quá trình học tập, tham gia tập huấn mô hình hợp tác xã nên đề tài “So sánh
hiệu quả tài chính mô hình trồng chanh không hạt của nông hộ có và không tham gia hợp tác xã ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang”
được thực hiện nhằm tìm kiếm những khó khăn trước mắt của các nông hộ đồng thời đưa ra giải pháp để nhân rộng mô hình đạt chuẩn này
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả tài chính của các nông hộ tham gia mô hình hợp tác xã trồng chanh không hạt so với các nông hộ không tham gia mô hình hợp tác xã tại xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang để từ đó đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình trồng chanh không hạt ở địa bàn huyện
- Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả tài chính của các hộ tham gia mô hình
hợp tác xã trồng chanh không hạt so với các hộ không tham gia mô hình hợp tác xã tại địa bàn nghiên cứu
- Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của các hộ
tham gia mô hình hợp tác xã so với các hộ không tham gia mô hình
- Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính
của các nông hộ trên địa bàn huyện
Trang 121.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong giới hạn thời gian của học kỳ I năm học 2013
- 2014 và trong khung kế hoạch làm luận văn tốt nghiệp của Khoa Kinh Tế & QTKD Trường Đại học Cần Thơ, từ ngày 12/8/2013 đến 18/11/2013
Số liệu thứ cấp được thống kê từ năm 2010 – 2012
Số liệu sơ cấp thu thập từ 2013
1.3.3 Nội dung nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chủ yếu phân tích về hiệu quả tài chính của cây chanh không hạt đối với các nông hộ tham gia mô hình hợp tác xã so với các hộ không tham gia mô hình, ngoài ra còn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và năng suất của cây
1.3.4 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tại xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang Đối tượng nghiên cứu được chọn trong đề tài là các nông hộ có xuất phát điểm như nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên, hệ thống thủy lợi, phương thức canh tác cũng như tập quán sản xuất để làm cơ sở tiến hành so sánh
Trang 13CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm về nông hộ
Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp hoặc làm kết hợp nông – lâm – ngư nghiệp, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh Nông hộ tiến hành sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp để phục vụ cuộc sống và được gọi là kinh tế hộ gia đình
Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả nhất về kinh tế xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài và có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, nông thôn Kinh tế hộ gia đình phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, có giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, cải thiện mọi mặt đời sống, cung cấp nguyên liệu và sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu Đồng thời, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiên ngay từ kinh tế nông
hộ
Kinh tế nông hộ luôn gắn liền và chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố
và điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi địa phương, mỗi vùng lãnh thổ Sự khác nhau về đất đai, khí hậu, môi trường sinh thái cũng như về dân cư dân tộc, trình độ sản xuất và tập quán sinh sống giữa các vùng vừa tạo
ra tính đa dạng trong kinh tế nông hộ đồng thời cũng tạo ra những nét khác biệt
và đặc thù về cả qui mô, cấu trúc lẫn phương thức và trình độ phát triển
2.1.2 Khái niệm hợp tác xã (HTX)
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật
2.1.3 Khái niệm nguồn gốc chanh không hạt
Trang 14Giống chanh không hạt (Bearss lime) được nhập từ bang California (Mỹ) vào nước ta trước năm 1990 Về chất lượng, chanh không hạt được nhiều người
ưu chuộng và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị do chanh có vỏ mỏng, nước quả
ít chua hơn và không có vị đắng như chanh ta Ưu điểm nổi bật của chanh không hạt là cho trái quanh năm, nên còn gọi là chanh tứ quý, có thể cho năng suất quả 150 – 200 kg/năm/cây Cây còn có sức kháng bệnh rất mạnh, nhất là không thấy bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh như các loại cây có múi khác Ngoài công dụng làm nước giải khát, nguyên liệu trong các ngành công nghiệp, chanh còn được dùng làm hương liệu chế biến thực phẩm và hàng tiêu dùng Đặc biệt có đầu ra ổn định, nên chanh không hạt được nhiều hộ dân lựa chọn phát triển theo mô hình kinh tế gia đình
Về kỹ thuật trồng và bón phân: chanh có thể trồng quanh năm, đặc biệt là
vụ đông xuân trồng vào tháng 2 - 3, vụ thu đông trồng từ tháng 8 - 10 Trồng tốt nhất vào đầu và giữa mùa mưa, thu hoạch liên tục, tùy theo cách tính từ ngày ra bông đến thu hoạch 4 - 5 tháng mà các nhà vườn có biện pháp xử lý ra hoa vào thời điểm thích hợp để bán được giá cao nhất Thường được lên liếp cao trên ruộng rồi đào hố để trồng Hố có chiều rộng từ 60 - 80cm, chiều sâu tùy thuộc vào mực nước ngầm và điều kiện đồng ruộng Trên đất bờ cao, đất đồi sâu từ 60 - 80cm, đất đồng bằng trồng trên ruộng đào sâu khoảng 30 - 40cm, trồng theo hàng hoặc nanh sấu, cây cách cây 3x3m hoặc 3x4m
Bón lót: trước khi trồng nên bón lót phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục khoảng 20 kg/hố trồng, bón phía dưới hố, lấp ít đất và đặt cây con để trồng Sau khi trồng, tưới nước giữ ẩm vừa phải cho câ, có thể tưới từ 2 - 3 ngày/lần cho những tuần đầu sau trồng, sau đó khoảng 1 tuần – 10 ngày tưới 1 lần, luôn chú
ý giữ sạch cỏ dại
Bón thúc: năm đầu tiên, bón thúc với liều lượng 1 muỗng canh phân urê pha với bình 10 lít nước để tưới cho cây, một năm tưới 3 - 4 lần Cây chanh không hạt dễ trồng và dễ chăm sóc, tuy nhiên muốn đạt năng suất, chất lượng cao cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như những loại cây trồng khác Có thể bổ sung phân lân, kali và các yếu tố vi trung, vi lượng thông qua bón thêm phân hữu cơ và hữu cơ khoáng theo khuyến cáo Khi tưới bằng phân hữu cơ, cần ngâm pha loãng theo tỷ lệ khoảng từ 1 - 5 để tưới cho cây Bón thúc từ năm thứ hai là 100 – 500g phân urê/cây/năm Chia làm 3 – 4 lần bón vào gốc lấp đất hoặc pha nước tưới, nếu tưới cần tưới xả lại một lần với nước lã Chú ý phòng trừ sâu bệnh cũng như chăm sóc, tỉa cành cho cây thường xuyên Cắt bỏ những cành rậm rạp sát gốc, cành trong tán, hoặc cành khô già, cành nhỏ, cành vượt
để tạo độ thông thoáng cho cây cho năng suất tốt
Trang 15Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng Việt Nam, thành phần dinh dưỡng
của chanh như sau:
Thành phần dinh dưỡng Trong 100g chanh
Năng lượng (Kcal/calo) 23
Chất đạm (g) 0,9 Carbohydrat (g) 8,2 Tinh bột (g) 4,8 Chất xơ (mg) 1,3 Vitamin C (mg) 40 Vitamin A (mg) 12
Phot pho (mg) 15
Potassium (mg) 137
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang)
2.1.4 Khái niệm sản xuất và hàm sản xuất
2.1.4.1 Khái niệm sản xuất
Sản xuất là một quá trình kết hợp các nguồn lực hoặc các yếu tố đầu vào của sản xuất được sử dụng để tạo ra sản phẩm đầu ra hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng có thể dùng được
Yếu tố đầu vào: là các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra hàng hóa dịch vụ khác Trong sản xuất cây ăn trái thì các yếu tố đầu vào bao gồm: giống, phân bón, thuốc nông dược, đất, nước, lao động, vốn, máy móc thiết bị Yếu tố đầu ra (sản phẩm): hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ quá trình sản xuất, thường được đo bằng sản lượng
Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng sản phẩm đầu
ra của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất
2.1.4.2 Khái niệm hàm sản xuất
Mô tả mối quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các nguồn lực đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó
Trang 16Dạng tổng quát: Y = f (X1, X2, , Xn)
Trong đó, Y là mức sản lượng đầu ra, là một hàm số của các nguồn lực đầu vào X1, X2, , Xn
Đẳng thức trên cho thấy sự tồn tại một số dạng hàm toán học về mối quan
hệ giữa biến phụ thuộc Y và số lượng của các yếu tố đầu vào (biến độc lập) Trong hàm sản xuất, các biến số được giả định là biến có giá trị dương, liên tục
và có thể phân chia vô hạn Hơn nữa, các đầu vào được xem là có thể thay thế được cho nhau tại mọi mức sản lượng Mỗi phối hợp có thể có của các đầu vào được giả định là tạo ra một mức sản lượng tối đa Hàm sản xuất phải được xác định sao cho sản phẩm biên của các đầu vào luôn dương và giảm dần Dạng hàm chính xác của phương trình trên phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật, sinh học
và kinh tế của quá trình sản xuất
2.1.5 Khái niệm về hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính dựa trên góc độ cá nhân, tất cả chi phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường
Hiệu quả tài chính được tính qua chỉ tiêu cơ bản là tỷ suất lợi nhuận (lợi nhuận/chi phí), ngoài ra hiệu quả này còn được đo lường qua các chỉ tiêu như thu nhập/chi phí, lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/lao động gia đình, doanh thu/lao động gia đình, doanh thu/chi phí
2.1.6 Một số chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu
2.1.6.1 Khái niệm chi phí
Chi phí là tất cả những hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
để tiêu thụ sản phẩm hay là toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản phẩm
nhất định
Chi phí gồm có hai loại: định phí và biến phí Sự thay đổi của tổng chi phí
là do sự biến đổi của biến phí Khi sản lượng bằng không đồng nghĩa với việc không sản xuất lúc này chi phí bằng định phí
Chi phí = Biến phí + Định phí
- Định phí là chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng thay đổi Chi phí cố định là khoản phí mà doanh nghiệp (hộ gia đình) buộc phải bỏ ra trong quá trình sản xuất hay ngay cả khi doanh nghiệp (hộ gia đình) ngừng sản xuất vẫn phải chịu chi phí này
- Biến phí là chi phí biến đổi là những khoản chi phí tăng giảm theo sự tăng giảm của sản lượng Doanh nghiệp (hộ gia đình) không phải chịu khoản phí này khi ngừng sản xuất
(2.1)
Trang 172.1.6.2 Khái niệm doanh thu
Doanh thu là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán sản phẩm Hay nói cách khác doanh thu chính bằng sản lượng chanh không hạt khi tiêu thụ nhân với giá bán
Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá
2.1.6.3 Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản chênh lệnh giữa doanh thu và chi phí bỏ ra
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Có 2 loại lợi nhuận: lợi nhuận không tính công lao động gia đình và lợi nhuận có tính công lao động gia đình (hay còn gọi là thu nhập)
2.1.6.4 Khái niệm thu nhập
- Thu nhập là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí lao động gia đình (CPLĐGĐ) đã bỏ ra hay là phần thu nhập gồm cả công lao động và lãi chưa tính công lao động nằm trong giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí biến đổi, chi phí cố định, thuế (nếu có)
Thu nhập = Lợi nhuận + CPLĐGĐ
- Ngày công lao động gia đình là số ngày công lao động trực tiếp sản xuất
bỏ ra để chăm sóc cây trồng Số giờ công lao động gia đình trong một đợt sản xuất bằng số giờ chăm sóc cây trồng hàng ngày nhân với số ngày tham gia sản xuất trong một đợt Sau đó quy đổi thành ngày công lao động, một ngày bằng 8 giờ
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu là hợp tác xã Thạnh Phước và các nông hộ nằm ngoài
mô hình thuộc xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, Hậu Giang Sau khi tham khảo ý kiến của trưởng cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, tôi đã chọn địa bàn nghiên cứu trên, vì ở đây các hộ sản xuất chiếm tỷ trọng cao, diện tích trồng chanh không hạt nhiều và tập trung nên nghiên cứu số liệu tại nơi đây có tính đại diện cao
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: Số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành – Hậu Giang, các đề
(2.3) (2.2)
(2.4)
Trang 18tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất chanh không hạt của các trường Đại học/Viện nghiên cứu, các tổ chức khác Thông tin và số liệu từ các website, tạp chí có liên quan đến nội dung nghiên cứu Thông tin và số liệu được thu thập chủ yếu như địa bàn nghiên cứu
và tình hình sản xuất nông nghiệp, quá trình huyện được thành lập và phát triển đến nay, về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, diện tích đất sản xuất cây ăn trái, hạ tầng kinh tế xã hội, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu của huyện, cơ cấu dân số, dân tộc, tình hình phát triển kinh tế xã hội,…
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các xã viên của hợp tác xã Thạnh Phước, xã Đông Thạnh và các nông hộ nằm ngoài mô hình được lựa chọn ngẫu nhiên tại xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, Hậu Giang Tổng số mẫu chính thức được lấy là 30 hộ tham gia mô hình hợp tác xã
và 30 hộ không tham gia mô hình để đảm bảo tính đại diện cho tổng thể đồng thời cân nhắc về thời gian, chi phí và nhân lực
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực
trạng và tình hình sản xuất chanh không hạt của huyện Châu Thành, Hậu Giang
- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả như: lập biểu
bảng, tính toán các số đo mô tả, số trung bình, số trung vị, phương sai, tần số,…
+ Dùng phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp và suy luận dựa trên những số liệu thống kê thu thập được để nghiên cứu đặc điểm của hộ sản xuất trong mẫu điều tra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chanh không hạt từ khâu đầu vào đến khâu tiêu thụ
Trong đó: xi: Giá trị lượng biến quan sát;
n: số quan sát+ Dùng mô hình hồi qui đa biến để đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất của chanh không hạt
+ Phân tích phương trình biểu diễn sự tương quan giữa biến phụ thuộc (năng suất) và các biến độc lập (các yếu tố) gọi là phương trình hồi quy đa biến
có dạng tổng quát như sau:
i
kX X
X X
Trang 19X7: Lượng phân DAP (kg/công/năm)
X8: Lượng phân hữu cơ (kg/công/năm)
X9: Lượng thuốc bảo vệ thực vật (lít/công/năm)
X10: Lượng nhiên liệu (lít/công/năm)
X11: Số ngày công LĐGĐ (ngày công/công/năm)
Các tham số β0, β1,…, βk: Các hệ số cần được ước lượng trong mô hình (k = 0,1,2,3,…) Hệ số βk cho biết khi biến X1, X2,…., Xi tăng (hay giảm) 1 đơn
vị thì trung bình của Y (năng suất) sẽ thay đổi tức tăng (hay giảm) bao nhiêu đơn vị, với điều kiện các yếu tố khác không đổi
Hệ số xác định R2
(Multiple Correlation Coefficient): được định nghĩa như là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập Xi
Prob > F: mức ý nghĩa Prob > F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao Prob > F cho ta kết luận mô hình có ý nghĩa khi Prob > F nhỏ hơn mức ý nghĩa
α
T_Stat: giá trị thống kê t, dùng để kiểm định cho các tham số riêng biệt
P_value: giá trị xác suất P, là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết H0 bị bác bỏ
Kiểm định phương trình hồi qui:
Trang 20Cơ sở để kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý nghĩa α = 1 – 0,95 = 0,5 = 5%)
Bác bỏ giả thuyết H0 khi: P_value < α
Chấp nhận giả thuyết H0 khi: P_value ≥ α
Kiểm định các nhân tố trong phương trình hồi qui: từng nhân tố trong phương trình hồi qui ảnh hưởng đến phương trình với những mức độ và độ tin cậy cũng khác nhau Vì vậy, ta kiểm định từng nhân tố trong phương trình giống như trên để xem xét mức độ ảnh hưởng và độ tin cậy của từng nhân tố đến phương trình
- Đối với mục tiêu 3: Phân tích hiệu quả tài chính của chanh không hạt
bao gồm các chỉ tiêu cần tính toán:
o Năng suất = Sản lượng / Diện tích
o Giá thực tế sản phẩm: giá bán thực tế của một đơn vị sản phẩm thu
hoạch là giá bán mà người sản xuất thu hoạch được ngay tại cơ sở sản xuất của mình
o Doanh thu (DT): là toàn bộ số tiền mà người sản xuất thu được sau
khi bán sản phẩm của mình ( kể cả sản phẩm phụ )
DT trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng trên một đơn vị diện
tích
o Tổng chi phí (TCP): là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản
xuất trên một đơn vị diện tích Chi phí trong sản xuất bao gồm: chuẩn bị giống, phân bón, thuốc BVTV, chi phí thuê, chi phí lao động gia đình Tất cả các khoản chi phí này đều tính trên một công (1000 m2
)
TCP = chi phí vật chất + chi phí lao động + chi phí khác
o Lợi nhuận (LN): là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của
quá trình sản xuất Lợi nhuận chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan Vì vậy việc tính lợi nhuận trong sản xuất sẽ bằng tất cả các khoản doanh thu của người sản xuất trừ đi tất cả các khoản chi phí mà người sản xuất đã bỏ ra để phục vụ cho việc sản xuất
LN = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
o Lao động gia đình (LĐGĐ): là số ngày công lao động mà người trực
tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động)
(2.7)
(2.8)
(2.9)
(2.10)
Trang 21o Thu nhập (TN): là phần giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ
tổng chi phí không có lao động gia đình
Thu nhập gia đình = Lợi nhuận + chi phí lao động gia đình
o Doanh thu trên chi phí: tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì
chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu Nếu chỉ số DT/CP nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu DT/CP bằng 1 thì người sản xuất hoà vốn, DT/CP lớn hơn 1 người sản xuất mới có lời
o Lợi nhuận trên chi phí: tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì
chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu LN/CP là số dương người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt
o Thu nhập trên chi phí: tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra hộ
sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập Nếu TN/CP là số dương thì người sản xuất có lời, đồng thời cũng cho thấy việc sử dụng lao động nhàn rỗi
có hiệu quả, chỉ số này càng lớn càng tốt
o Lợi nhuận trên doanh thu: tỷ số này phản ánh trong một đồng doanh
thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là hộ giữ lại được bao nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra, đây chính là tỷ suất lợi nhuận
o Thu nhập trên ngày công lao động gia đình: Chỉ tiêu này nói lên thu
nhập do sử dụng một ngày công lao động gia đình tạo ra
Thu nhập Chi phí TN/CP =
Lợi nhuận Chi phí LN/CP =
Doanh thuChi phí DT/CP =
Lợi nhuậnDoanh thu LN/DT =
Thu nhập Ngày công lao động gia đình TN/LDGĐ =
Trang 22o Doanh thu trên lao động gia đình (DT/LĐGĐ): tỷ số này cho biết
khi người sản xuất bỏ ra 1 ngày công lao động gia đình vào sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu
o Lợi nhuận trên lao động gia đình (LN/LĐGĐ): tỷ số này phản ánh
mức độ đầu tư của lao động gia đình đến yếu tố lợi nhuận, tức là khi bỏ ra 1 ngày công lao động gia đình thì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
- Đối với mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu
quả tài chính của hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu Dùng phương pháp thống kê suy luận, phương pháp chuyên gia nhằm đánh giá chung về hiệu quả tài chính của mô hình và trên cơ sở các thông tin và số liệu phân tích được, vận dụng các kiến thức đã học và tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để đưa ra đề xuất một số giải pháp thiết thực để giúp nâng cao hiệu quả cho mô hình hợp tác xã trong vùng nghiên cứu
2.3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong quá trình thực hiện đề tài, việc lược khảo các tài liệu có liên quan
là rất hữu ích giúp cho đề tài nghiên cứu sẽ hoàn thiện và phong phú hơn
Nguyễn Thanh Xuân (2011) “Phân tích hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm công nghiệp ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre”; được sự hướng dẫn của TS
Phạm Lê Thông, tác giả đã dùng các phương pháp: phân tích các tỷ số tài chính, thống kê mô tả và phân tích tần số, phương pháp so sánh và phương pháp hồi qui tương quan để biết được thực trạng nuôi tôm của huyện, đánh giá hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến chi phí và lợi nhuận từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm công nghiệp cho nông dân ở huyện Bình Đại – tỉnh Bến Tre Kết quả nghiên cứu cho biết được những thuận lợi, khó khăn và các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất trong quá trình nuôi tôm cho đến khâu tiêu thụ Từ kết quả nghiên cứu đó tác giả có đề ra một số giải pháp thích hợp để khắc phục những khó khăn và nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm công nghiệp nhằm góp phần cải thiện đời sống của nông dân và phát triển kinh tế địa phương
Nguyễn Minh Thuận (2010), “ Phân tích hiệu quả sản xuất khi áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP trên cây vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim tại huyện Châu Thành Tiền Giang”, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi
quy Kết quả cho thấy, lợi nhuận mang lại cho nông hộ khá cao, trung bình 1 tấn vú sữa là 11.868.943,620 đồng, thu nhập từ ngày công lao động làm thêm chỉ dao động từ 60.000 – 80.000 đồng Ngoài kết quả trên, nghiên cứu còn cho thấy tầm quan trọng của việc liên kết bốn nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nước trong việc cung ứng và chuyển giao tiến bộ khoa
Trang 23học kỹ thuật cho nông dân Bên cạnh đó, hàm hồi quy cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hàm năng suất như kinh nghiệm, chi phí vật chất, diện tích, tuổi
Trần Thị Kiều Oanh (2013), “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất xà lách xoong tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long”;
dưới sự hướng dẫn của Th.S Vũ Thùy Dương, tác giả đã phân tích tình hình sản xuất nông nghiệp tại thị xã Bình Minh giai đoạn 2010 – 2012 bằng phương pháp thống kê mô tả nguồn số liệu thứ cấp thu thập được, phương pháp so sánh
và tính toán các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận để đánh giá hiệu quả tài chính trong việc sản xuất xà lách xoong của nông hộ Kết quả cho thấy chi phí thuốc nông dược, chi phí phân bón và chi phí LĐGĐ là ba loại chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí, tỷ suất lợi nhuận vụ thuận là 0,48 và
vụ nghịch là 0,58 Sử dụng phần mềm Stata ước lượng mô hình Cobb-Doulags biến ngẫu nhiên cho mô hình để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất xà lách xoong trong quá trình sản xuất
Tạp chí khoa học (2012): “Hiệu quả kỹ thuật, tài chính và phương thức liên kết của các cơ sở nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Bến Tre và Sóc Trăng”,
được viết bởi Lâm Văn Tùng và các công sự, tác giả đã đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính cũng như các hoạt động liên kết trong sản xuất của các hình thức tổ chức nuôi tôm sú thâm canh, bao gồm bốn hình thức tổ chức là nông
hộ nhỏ lẻ (NH), trang trại (TT), hợp tác xã (HTX) và công ty (CT), nhằm góp phần làm cơ sở đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho nghề nuôi tôm bền vững Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất tôm và lợi nhuận trung bình của bốn hình thức sản xuất lần lượt là 5.336 kg/ha và 244.246 ngàn đồng/ha/vụ (NH); 6.773 kg/ha và 442.678 ngàn đồng/ha/vụ (TT), 6.450 kg/ha và 317.783 ngàn đồng/ha/vụ (HTX); và 8.355 kg/ha và 553.118 ngàn đồng/ha/vụ (CT)
Nguyễn Trường Thạnh (2013): “Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng”, được sự hướng dẫn của
PGS.TS Đỗ Văn Xê, tác giả tập trung nghiên cứu hiệu quả tài chính của vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu; các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình; những thuận lợi và khó khăn của nông hộ trong quá trình sản xuất để từ đó đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa trên địa bàn nghiên cứu Áp dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phân tích chi phí, các chỉ số tài chính và hồi qui tương quan cho thấy hiệu quả tài chính của vụ lúa Đông Xuân cao hơn vụ lúa Hè Thu
Vụ Đông Xuân cho tỉ suất lợi nhuận (1,27 đồng lợi nhuận/đồng vốn) cao hơn
vụ Hè Thu (0,99 đồng lợi nhuận/đồng vốn), cao gấp 1,3 lần nhưng chi phí sản xuất thấp hơn, và cần ít lao động gia đình hơn do điều kiện sản xuất thuận lợi hơn Lợi nhuận/chi phí của vụ Hè Thu là 0,84 lần thấp hơn vụ Đông Xuân với
Trang 241,13 lần Kết quả này cho thấy nếu có đủ vốn đầu tư, kỹ thuật sản xuất, nâng cao trình độ, kỹ năng lựa chọn đầu vào tối ưu, thu hoạch và thị trường đầu ra cho sản phẩm sẽ cải thiện được năng suất, lợi nhuận và nâng cao hiệu quả tài chính cho người nông dân
Trang 25CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHANH KHÔNG HẠT TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG 3.1 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Huyện Châu Thành - Hậu Giang
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý và địa hình
Huyện Châu Thành là huyện ở phía Đông Bắc tỉnh Hậu Giang, phía Tây được bao bọc bởi quốc lộ 1A nối liền Thành phố Cần Thơ và Thị xã Ngã Bảy qua xã Đông Phước A, còn phía Đông là đường Nam sông Hậu chạy qua địa bàn huyện và dọc theo sông Hậu Trong đó tỉnh lộ 925 chạy từ quốc lộ 1A nối trực tiếp với trung tâm huyện tại thị trấn Ngã Sáu Phía Đông Nam là kênh xáng Quảng Lô - Phụng Hiệp, tuyến giao thông thủy từ sông Hậu kéo dài đến
Cà Mau Phía Nam giáp Thị xã Ngã Bảy, phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Tây Bắc giáp Thành phố Cần Thơ và phía Tây giáp huyện Châu Thành A
Huyện Châu Thành có 2 thị trấn là Thị trấn Ngã Sáu, Thị trấn Mái Dầm và
8 xã gồm Đông Thạnh, Phú An, Đông Phú, Phú Hữu, Phú Hữu A, Phú Tân, Đông Phước và Đông Phước A (Thị trấn Mái Dầm được thành lập trên cơ sở nguyên trạng 1.601,68 ha diện tích tự nhiên và 11.737 nhân khẩu của xã Phú Hữu A ngày 24/01/2011)
Hình 3.1 Bản đồ hành chính của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
b Đất đai và tình hình sử dụng đất
Trang 26Theo Niên giám thống kê 2012, toàn huyện Châu Thành có tổng diện tích đất là 13.906,04 ha (năm 2012) Trong đó đất nông nghiệp chiếm 78,18% tổng diện tích đất của huyện, riêng đất trồng lúa chiếm tỷ trọng 16,37% và đất trồng cây ăn quả là 60,16% trên tổng diện tích đất nông nghiệp; đất chuyên dùng chiếm 9,64% và đất khu dân cư là 12,19% tổng diện tích đất toàn huyện Phần lớn diện tích đất của huyện chủ yếu dùng trong nông nghiệp và với hệ thống giao thông thuận lợi sẽ dễ dàng phát triển các loại cây hàng năm và cây lâu năm do đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng được mở rộng và chú trọng đầu
Trong đó:
Đất xây dựng 38,04 31,50 32,00 Đường giao thông 211,97 291,01 294,06 Đất thủy lợi 369,50 369,50 372,04
(Nguồn: Niên giám thống kê 2012)
c Khí hậu và sông ngòi
Huyện Châu Thành nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm và không có mùa lạnh, được thể hiện ở những đặc điểm về quang và nhiệt Số giờ nắng trong năm nhiều, trung bình 2.300 - 2.500 giờ Tổng lượng bức xạ trung bình khoảng 1.500 kcal/cm2/năm Nhiệt độ trung bình cao, khoảng 26,7 – 270C, tổng nhiệt hằng năm là 9.8000C Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm dao động lớn, khoảng 70C, mùa khô chênh lệch cao hơn, mùa mưa chênh lệch ít hơn
Trang 27Tính chất mùa thể hiện rõ nét ở chế độ gió và chế độ ẩm Trong năm chịu ảnh hưởng của hai mùa gió là mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng
11 và mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Lượng mưa khoảng 1.800 mm/năm, tập trung cao nhất từ tháng 9 đến tháng 10 Lượng mưa phân bố không đều theo lãnh thổ, khu vực phía Tây có số ngày mưa nhiều hơn, lượng mưa lớn hơn và mùa khô không gay gắt như khu vực phía Đông Độ ẩm trung bình trong năm phân hóa theo mùa rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11% Độ
ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và tháng 4 (77%), độ ẩm trung bình trong năm là 82%
Châu Thành có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn và chịu ảnh hưởng triều cường của hạ lưu sông Hậu với chiều dài khoảng 14 - 15
km, đồng thời không chỉ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, mà còn là đường giao thông quan trọng đi khắp nơi trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực Phần lớn lãnh thổ Hậu Giang trong năm đều có thời kỳ ngập nước, bắt đầu
từ tháng 7 và kéo dài khoảng 2 - 3 tháng Độ sâu và thời gian ngập nước tùy thuộc vào lượng nước mưa, độ cao tương đối, vị trí so với các dòng sông, kênh rạch
- Vùng ngập dưới 30 cm gồm phần lớn huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, vùng Đồng Gò - huyện Phụng Hiệp, phần lớn huyện Long Mỹ
- Vùng ngập từ 30 - 60 cm gồm khu vực phía Nam huyện Châu Thành và phần lớn huyện Vị Thủy
- Vùng ngập từ 60 cm trở lên gồm xã Trường Long Tây của huyện Châu Thành A và phần lớn huyện Phụng Hiệp
d Tài nguyên khoáng sản
- Đất sét có chất lượng tốt có thể sản xuất gạch ngói và phân bố tập trung
ở vùng ven sông Hậu, thuộc huyện Châu Thành với trữ lượng hàng triệu tấn
- Cát tập trung trong lòng sông Hậu thuộc khu vực Cái Lân, huyện Châu Thành có thể khai thác cung cấp cho xây dựng
Trang 28đặc sản vùng rất mạnh, một số loại trái cây được ưa chuộng như Bưởi năm roi, bưởi ruột đỏ, sầu riêng, chanh không hạt Sản lượng cây ăn trái các loại đạt 42.800 tấn/năm, nhiều mô hình kinh tế vườn có thu nhập cao hơn gấp nhiều lần
so với cây lúa Rau màu phát triển đa dạng về chủng loại, diện tích gieo trồng bình quân 1.095 ha/năm Toàn huyện Châu Thành hiện nay có hơn 2.943 hộ có thu nhập từ 50 triệu - 200 triệu/ha/năm, chiếm 14% tổng số hộ dân Nơi này cũng là truyền thống của các thương lái mua bán trái cây, họ mua của nông dân rồi mang đi các chợ nổi Cái Răng, Phụng Hiệp, Ngã tư Cây Dương, Lái Thiêu (Sài Gòn), Bạc Liêu, Vĩnh Kim (Tiền Giang) , Cần Thơ, bán lại cho các vựa trái cây
Mô hình hợp tác xã đang được chú trọng phát triển, hiện huyện Châu Thành có 26 hợp tác xã, trong đó 25 hợp tác xã nông nghiệp và 01 hợp tác xã phi nông nghiệp góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn
327.919
477.560
541.935
106.809 144.098 133.3788.626 9.734 7.824
443.354
631.392
683.137
0 100.000
(Nguồn: Niên giám thống kê 2012)
Hình 3.2 Biểu đồ giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành của huyện
Châu Thành từ 2010 – 2012
b Công nhiệp và tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất tăng bình quân 43,04%/năm, chủ yếu ở khu vực tư nhân
Có 454 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Khu công nghiệp Sông Hậu và cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A được tỉnh chỉ đạo đã hình thành, đang được kêu gọi và thu hút nhiều nhà đầu tư với tổng số vốn khoảng
800 tỷ đồng
Hoạt động thương mại và dịch vụ: toàn huyện có 830 cơ sở thương mại và dịch vụ (2010), giai đoạn 1 của Trung tâm thương mại Thị trấn Ngã Sáu đã xây dựng xong Dịch vụ giao thông vận tải, bưu chính viễn thông phát triển nhanh,
Trang 29phương tiện và chất lượng phục vụ khá tốt Hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có điện trung thế, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 96%
c Dân cư và cơ cấu lao động
Huyện Châu Thành là huyện có mật độ dân cư khá đông đúc so với các huyện khác thuộc tỉnh Hậu Giang nhưng phân bố không đều Tổng diện tích của toàn huyện là 139,06 km2 với dân số trung bình 83.607 người và mật độ dân số 601 người/km2
Cơ cấu lao động trong địa bàn cũng có sự chênh lệch khá rõ rệt, cụ thể là thống kê năm 2012, số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 52.757 người chiếm 89,17% và tỷ lệ người không có khả năng lao động chỉ chiếm một phần nhỏ 318 người tức 0,54% Phần còn lại là những người trên độ tuổi lao động 4.526 người chiếm 7,65% và người dưới độ tuổi lao động 1.563 người chiếm 2,64%
Bảng 3.2: Diện tích, dân số TB và mật độ dân số phân theo từng thị trấn – xã
Diện tích (km 2 )
Dân số TB (người)
Mật độ DS (người/km 2
Trang 30nạo vết các kênh thủy lợi, đem lại diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn huyện Châu Thành Hệ thống giao thông nông thôn cơ bản hoàn chỉnh với 08/09 xã, thị trấn có đường ôtô từ huyện đến trung tâm, 100% xã, thị trấn có đường xe 2 bánh liền ấp, liền xã
e Giáo dục
Hiện nay, huyện Châu Thành có 577 giáo viên từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học, 355 phòng học và 9.733 học sinh các cấp Có 02 trường phổ thông: THPT Ngã Sáu và THPT Phú Hữu Có nhiều trường đạt thành tích cao trong giáo dục: Tiểu học Phú Hữu 5, Mẫu giáo Đông Phú, THPT Phú Hữu,…Tuy hoàn cảnh nông thôn hết sức khó khăn nhưng lãnh đạo các trường
đã vươn lên đạt nhiều thành tích đáng nể Công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học được thực hiện khá tốt: 9/9 xã, thị trấn được công nhận
f Chính sách xã hội
Huyện Châu Thành đã thực hiện tốt chính sách đối với người có công, người nghèo Bằng nguồn vốn vay quỹ quốc gia giải quyết việc làm và các chương trình dự án lồng ghép đã tạo cho 14.980 lao động có việc làm, đào tạo nghề cho hơn 3.270 lao động, xuất khẩu 91 lao động Công tác xóa đói giảm nghèo được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, bằng nhiều biện pháp thiết thực kết hợp với chương trình vay vốn phục vụ người nghèo đã từng bước cải thiện thu nhập cho người nghèo trên địa bàn huyện
3.1.2 Hợp tác xã Thạnh Phước, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
Hợp tác xã (HTX) cây giống nông nghiệp Thạnh Phước thuộc xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nằm trên tuyến lộ nhựa Cái Chanh - Ông Hoạch nối với tỉnh lộ 925, trụ sở chính nằm tại số 143, ấp Phước Thạnh,
xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
Được sự chỉ đạo hướng dẫn của Huyện ủy – UBND huyện Châu Thành, Đảng ủy - UBND xã Đông Thạnh, hướng dẫn của Liên Minh HTX Tỉnh, Chi cục Phát triển nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành HTX được hình thành từ Câu lạc bộ khuyến nông năm 1999, gồm
16 thành viên với vốn điều lệ là 20 triệu đồng Năm 2004 – 2008 là 27 xã viên, với số vốn điều lệ 100 triệu đồng, diện tích là 17 ha và 104 nhân khẩu Đến nay
có 83 xã viên, tổng diện tích canh tác trong khu vực HTX lên đến 47 ha với
Trang 31224 nhân khẩu, trong đó có 7 xã viên là cán bộ Đảng viên đang công tác tại địa phương với vốn điều lệ là 1,9 tỷ đồng
HTX có 3 tổ dịch vụ chuyên môn:
- 1 tổ chuyên thu mua sản phẩm chanh trái không hạt;
- 1 tổ phụ trách chăn nuôi thủy sản;
- 1 tổ phụ trách tư vấn khoa học kỹ thuật
Ngành nghề chủ yếu của HTX Thạnh Phước gồm:
- Sản xuất và cung ứng giống cây ăn trái, con giống sạch bệnh;
- Sản xuất và cung ứng cây xanh, cây cảnh, hoa kiểng, cây Công - Nông - Lâm nghiệp ;
- Cung ứng phân bón cho xã viên;
- Sản xuất và cung ứng các loại chiếu hàng hóa;
- Bao tiêu, cung ứng chanh trái không hạt và các loại hàng nông sản;
- Nuôi trồng thủy sản;
- Liên kết đào tạo nghề dệt chiếu, cung ứng chiếu hàng hóa
Qua 10 năm nghiên cứu hợp tác xã đã rút ra các kết quả như sau: 1./ Sưu tầm được giống chanh mới không hạt cho năng suất cao
2./ Đã khảo nghiệm trên đất Châu Thành và tỉnh Hậu Giang cho thấy tính thích nghi cao, năng suất, chất lượng tốt
3./ Đã làm chủ được quy trình nhân giống (muốn trồng cây này bắt buộc phải trồng cây ghép có thể gốc ghép là chanh Volka bằng hột (không dùng gốc ghép giâm cành), gốc chanh tàu bông tím, gốc cam mật (nhưng không đạt bằng gốc chanh tàu)
4./ Đã rút ra được kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh Đặc biệt
là kỹ thuật xử lý ra hoa rải vụ để trái không gián đoạn trên thị trường
5./ Đã rút ra kinh nghiệm xử lý sau thu hoạch, đóng gói, bảo quản và giao cho đối tác
Hiệu quả:
Kỹ thuật: đã làm chủ được kỹ thuật nhân giống, trồng và xử lý ra hoa, thu hoạch và bao tiêu sản phẩm Hướng đến là áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP Bộ Nông nghiệp vừa ban hành
Kinh tế: Bình quân ở cây 4 năm tuổi với năng suất và giá thị trường hiện nay người trồng chanh không hạt đang thu lợi hơn 400 triệu/ha/ năm Cá biệt có
hộ 700 triệu/ha/năm ( như hộ Nguyễn Văn Dư, Nguyễn Văn Sành xã Đông Thạnh, … )
Trang 32Xã hội: Đã mở ra một hướng đi mới cho bà con nông dân huyện Châu Thành và hiện nay ngành Nông nghiệp Châu Thành đang chọn cây chanh không hạt là cây xoá nghèo cho bà con Đã có dự án hỗ trợ 10.000 cây giống cho hộ nghèo có sổ có đất sản xuất Là cây có múi triển vọng nhất và là cây trồng được bao tiêu sản phẩm toàn bộ duy nhất tại huyện Châu Thành Giúp bà con chuyển đổi cây trồng có hiệu quả, phẩm chất tốt…Phù hợp chủ trương chính sách của huyện nhà
Đây là những mô hình cần nhân rộng xây dựng kinh tế hộ gia đình nhờ
sự nổ lực, siêng năng cần cù lao động để góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã viên và bà con nông dân Thu nhập bình quân của hộ nghèo là 20 - 30 triệu đồng/năm, có nhiều hộ thu nhập trên 100 triệu đồng, nhờ có điều kiện đất đai hoặc góp vốn nhiều, trung bình có thu nhập 50.000.000đ/hộ
Tất cả xã viên đều gương mẫu hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước, tích cực tham gia các phong trào địa phương được UBND xã công nhận là Hội người tốt việc tốt, không ngừng nâng cao dân trí như đưa đi đào tạo các Viện, trường (gồm 05 người, trong đó: 04 trung cấp điện, 01 trung cấp
kế toán, cử 18 người đi học tại Viện cây ăn quả miền nam, nhân giống cây sạch bệnh, được cấp giấy chứng nhận loại giỏi Ban quản trị HTX đã liên kết các cấp Hội phụ nữ, nông dân, thanh niên phối hợp chuyển giao khoa học kỹ thuật nhân cây giống cây ăn trái, vận động hộ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và liên kết với trườn Đại học Cần Thơ, Phòng nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tập huấn cây trồng, vật nuôi và hội thảo đầu bờ với các Công ty bảo vệ thực vật, Công ty thuốc thú y, thủy sản
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CHÂU THÀNH - HẬU GIANG
Phần lớn thu nhập của người dân nơi đây có từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như các hộ trồng lúa, rau màu, cây ăn trái…Tuy nhiên, những năm gần đây diện tích đất trồng lúa ngày càng giảm và diện tích đất trồng cây ăn quả ngày càng được mở rộng, người dân đang dần chuyển từ đất ruộng sang đất vườn, nguyên nhân là do các nông hộ nhận thấy lợi nhuận từ cây ăn quả cao hơn nhiều so với sản xuất lúa
Bảng 3.3: Diện tích và sản lượng của các loại cây ăn quả từ 2010 – 2012
Tổng
số
Trong đó Cam
quít Chuối Nhãn, vải Xoài Chôm
Diện tích - Ha 2
2
Trang 33Sản lượng - Tấn 2
(Nguồn: Niên giám thống kê 2012)
Qua bảng 3.4 ta thấy diện tích trồng cây có múi chiếm phần lớn và tăng qua mỗi năm, rõ rệt nhất là cam, quít tăng 4.873 ha và bưởi tăng 3.155 ha (2012) Huyện Châu Thành nổi tiếng với đặc sản là bưởi Phú Hữu, cam sành…song những năm gần đây chính quền địa phương đã đưa giống mới về thử nghiệm tại các xã nhằm cải tiến chất lượng, danh hiệu và nâng cao năng suất cây trồng và một trong những loại trái cây được ưa chuộng hiện nay là trái cây không hạt Ngoài ra, huyện Châu Thành có hệ thống kênh rạch chằng chịt thêm vào đó chịu sự ảnh hưởng của dòng sông Hậu bồi đắp phù sa, là đặc điểm thuận lợi để phát triển các loại cây trồng đặc biệt là cây có múi như bưởi, cam, chanh
Loại trái cây không hạt từ lâu đã không còn xa lạ với các nhà vườn ở huyện Châu Thành - Hậu Giang, đặc biệt là chanh không hạt vì loại cây này đã mang lại không ít lợi ích cho bà con nơi đây, đặc biệt là tạo công ăn việc làm cũng như xóa đói giảm nghèo, giúp bà con cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập gia đình
Hiện nay huyện Châu Thành đang chú trọng đầu tư mở rộng mô hình hợp tác xã nông nghiệp chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như các
xã viên có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn trợ cấp, khoa học kỹ thuật và tiếp thu giống mới, nhằm đa dạng hóa cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện
Bảng 3.4: Diện tích xuống giống và thu hoạch chanh không hạt phân theo từng
Trang 34(Nguồn: Niên giám thống kê 2012)
Diện tích chanh không hạt phân bố không đều chủ yếu tập trung ở xã Đông Thạnh (45,64%), Đông Phước A (26,87%) và Phú Tân (12,93%) Đây là
3 xã có diện tích trồng tập trung và nhiều của huyện, ở xã cũng đã triển khai các mô hình hợp tác xã nông nghiệp nhằm tạo điều kiện phát triển hơn nữa loại cây mang lại lợi nhuận kinh tế cao này Tuy nhiên, diện tích thu hoạch so với diện tích xuống giống có sự chênh lệch khá lớn, cụ thể ở xã Đông Phước A diện tích thu hoạch chỉ bằng 41,83% so với diện tích xuống giống, ở xã Đông Thạnh là 32,76% Nguyên nhân là do người dân chưa áp dụng nhiều loại kỹ thuật mới vào sản xuất chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm của bản thân nên sản lượng thu hoạch chưa cao Mặt khác, loại giống chanh này chỉ mới bắt đầu phát triển mạnh năm 2011, do đó có rất nhiều hộ gia đình nhận thấy loại cây này đạt được năng suất cao hơn so với lúa và các loại cây màu khác, nhiều người trồng hơn và giá bán cũng cao hơn nên họ đã dần chuyển từ đất ruộng sang đất vườn, tuy nhiên để chanh phát triển và cho trái thì phải mất 2 đến 3 năm vì vậy có nhiều hộ vẫn chưa có thu hoạch
Trang 35CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC HỘ THAM GIA MÔ HÌNH HTX CHANH KHÔNG HẠT VỚI CÁC HỘ
KHÔNG THAM GIA MÔ HÌNH 4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT TRONG HTX THẠNH PHƯỚC VÀ CÁC HỘ NẰM NGOÀI MÔ HÌNH
4.1.1 Qui mô nhân khẩu
Số nhân khẩu trong 30 quan sát của các hộ tham gia mô hình hợp tác xã thì trung bình có 6 người trong một gia đình Qua khảo sát ta thấy số nhân khẩu của hộ tập trung nhiều nhất ở mức từ 4 đến 6 người chiếm 63,33%, cao nhất là
8 người chiếm 20% và thấp nhất là 4 người chiếm 3,33%
Bảng 4.1: Qui mô nhân khẩu của nông hộ
(Nguồn: số liệu khảo sát 60 hộ từ 10/2013)
Đối với các hộ không tham gia mô hình thì hộ có số nhân khẩu cao nhất là
11 người chiếm 3,33% và thấp nhất là 3 người chiếm 10% Qui mô tập trung chủ yếu ở mức từ 4 đến 6 người chiếm 80% cao hơn so với các hộ tham gia mô hình
Do địa bàn nghiên cứu là vùng nông thôn, số người trong gia đình bao gồm nhiều thế hệ sống chung với nhau nên có số nhân khẩu lớn vì vậy số người lao động trong nhà tham gia vào sản xuất cũng nhiều và họ không cần phải mướn thêm lao động ngoài, làm giảm thiểu chi phí thuê lao động và làm tăng thêm thu nhập cho gia đình
4.1.2 Độ tuổi của lao động chính
Hầu hết các nhà vườn trong mô hình hợp tác xã đều có độ tuổi khá cao, nhiều năm kinh nghiệm và đã tham gia mô hình từ trước do đó số tuổi của lao động chính cũng có sự chênh lệch so với các hộ nằm ngoài mô hình Tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 51 đến 60 chiếm 80% Số còn lại có thâm niên lâu hơn nên
độ tuổi cao hơn chiếm 20% trên tổng số quan sát
Khác với các hộ tham gia mô hình, chỉ có một hộ có độ tuổi cao (66 tuổi)
vì hộ đã biết đến cây trồng này sớm hơn nhưng không tham gia vào hợp tác xã
Trang 36Tuy nhiên cũng có một số hộ mới tham gia trồng chanh nên độ tuổi cũng nhỏ hơn, thấp nhất là 48 tuổi, còn lại tập trung từ 51 đến 60 tuổi
Độ tuổi của nông hộ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến năng suất cây trồng, do nơi đây cũng chính là nơi sinh ra và lớn lên của nông hộ, họ hiểu rõ về điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác tại địa phương Bên cạnh đó, số tuổi của lao động gia đình càng cao thì số năm kinh nghiệm càng nhiều, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật mới cũng dễ dàng và sớm hơn các hộ mới tham gia sản xuất
Bảng 4.2: Độ tuổi lao động chính của nông hộ
HTX Ngoài HTX
Tuổi của lao động chính Tần số
(hộ)
Tỷ lệ (%)
Tần số (hộ)
Tỷ lệ (%)
Từ 41 đến 50 tuổi 0 0 6 20,00
Từ 51 đến 60 tuổi 24 80,0 22 73,33 Trên 60 tuổi 6 20,0 2 6,67
(Nguồn: số liệu khảo sát 30 hộ từ 10/2013)
Hình 4.1 Trình độ học vấn của nông hộ tham gia mô hình HTX
Độ tuổi của các hộ tham gia mô hình khá cao nên hầu hết đều tham gia lao động từ rất sớm, gia đình khó khăn, không có điều kiện đến trường, mặt khác sản xuất chanh không hạt không cần nhiều kiến thức cao, chủ yếu là học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác từ người khác và cán bộ khuyến nông, các
Trang 37lớp tập huấn nên trình độ học vấn của họ không cao, chủ yếu là cấp II chiếm 40% trên tổng số quan sát Thấp nhất là lớp 3 chiếm 6,67% và cao nhất là lớp
12 chiếm 20%
Đối với các hộ ngoài mô hình thì tỷ lệ này có sự chênh lệch khá cao, cụ thể là có 1 hộ không qua trường lớp chiếm tỷ lệ 3,33% tuy nhiên hộ này lại có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất hơn những hộ khác do họ đã tham gia lao động từ rất sớm nên đã tích lũy được nhiều từ các nông hộ khác Trình độ của các hộ nằm ngoài mô hình tập trung chủ yếu ở cấp I chiếm 40% trong tổng số quan sát
(Nguồn: số liệu khảo sát 30 hộ từ 10/2013) Hình 4.2 Trình độ học vấn của nông hộ không tham gia mô hình
Tuy nhiên chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện để các nhà vườn tiếp cận với kiến thức căn bản cũng như kiến thức chuyên môn trong trồng trọt, thông tin khoa học kỹ thuật, thị trường và học hỏi kinh nghiệm từ các nhà vườn khác trên địa bàn huyện, hỗ trợ kỹ thuật cho các nông hộ để nâng cao năng suất cũng như kinh nhiệm trồng cây
4.1.4 Nguồn lực đất đai của hộ sản xuất
Huyện Châu Thành từ xưa đã nổi tiếng là vùng ruộng lúa với hàng nghìn
ha, tuy nhiên những năm gần đây do ảnh hưởng của mưa bão, bệnh dịch, giá cả ngày càng sụt ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa và thu nhập của người dân Các
hộ nhận thấy cây ăn trái có sản lượng, năng suất và giá bán cao hơn so với cây lúa nên đã dần chuyển từ đất ruộng sang đất vườn
Điều kiện đầu tiên để tham gia vào mô hình là các hộ gia đình phải có diện tích đất trồng từ 3 công trở lên do đó diện tích đất của các hộ khá cao, tập trung
ở mức 6 đến 10 công có tỷ lệ 93,33%, chỉ có 2 hộ do không có nhiều đất sản xuất nên chỉ có 5 công chiếm 6,67%, và cao nhất là 10 công trong đó có chủ nhiệm hợp tác xã chiếm 13,33% Diện tích đất của gia đình toàn bộ đều là đất nhà không thuê mướn từ bên ngoài, do đó giảm thiểu được chi phí thuê đất và làm tăng thêm lợi nhuận