1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm của các hộ nông dân ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang

133 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Nắm bắt được tính cấp thiết đó nên đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm của các hộ nông dân ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang” được chọn làm để nêu lên thực trạng sả

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM CỦA CÁC

HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN LONG MỸ,

TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số ngành: 52620115

Tháng 08/2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THÚY LOAN

Tháng 08 /2014

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Qua hơn 3 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế - QTKD, trường

Đại học Cần Thơ, bằng những kiến thức học trên lớp kết ngoài với những kiến

thức ngoài thực tế em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích

hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm của các hộ nông dân ở huyện Long

Mỹ, tỉnh Hậu Giang” Thông qua cuốn luận văn này em xin gửi lời cảm ơn:

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế và Quản trị kinh

doanh trường Đại học Cần Thơ, đã tạo điều kiện và tận tình truyền đạt các

kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức xã hội để giúp cho em có thể áp

dụng vào bài viết và thực hiện luận văn này

Em xin cảm ơn cán bộ hướng dẫn Th S Nguyễn Hữu Tâm đã nhiệt tình

hướng dẫn, giúp đỡ em có thể hoàn thành tốt luận văn của mình, nhưng vẫn

còn nhiều thiếu sót và hạn chế mong được sự góp ý của thầy nhiều hơn

UBND huyện Long Mỹ, Phòng Kinh tế, Trạm Bảo vệ Thực vật

(BVTV) Em xin cảm ơn quý cơ quan đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu

có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu để em có thể hoàn thành bài viết này

Cán bộ khuyến nông, cán bộ hội nông dân và các hộ nông dân ở các xã

Thuận Hưng, Thuận Hòa, Long Phú, Long Trị A đã hỗ trợ nhiệt tình cho em

trong quá trình thu thập số liệu Đặc biệt em xin cảm ơn các hộ nông dân sản

xuất nấm rơm đã nhiệt tình trả lời các câu hỏi trong bảng câu hỏi phỏng vấn để

em có thể thu thập số liệu sơ cấp thuận lợi

Con xin cảm ơn cha mẹ, anh chị, người thân và bạn bè đã nhiệt tình

giúp đỡ cũng như hỗ trợ vật chất và ủng hộ tinh thần cho con trong quá trình

làm bài để con có thể hoàn thành tốt luận văn của mình Tuy nhiên do hạn chế

về kiến thức và thời gian học tập ở trường có thời hạn, mặc dù luận văn đã

hoàn thành nhưng chắc chắn vẫn có những sai sót và yếu kém là chuyện không

tránh khỏi, nên em rất mong được Quý Thầy cô đóng góp ý kiến để luận văn

được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tế hơn

Cuối lời, em xin kính chúc Quý Thầy cô Khoa Kinh tế - QTKD, quý cô

chú, anh, chị công tác tại UBND, Phòng Kinh tế và Trạm BVTV cùng quý bà

con cô bác, nông dân sản xuất ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang nhiều sức

khỏe, công tác, sản xuất tốt, gặt hái nhiều thành công

Em xin trân trọng cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 1 tháng 12 năm 2014

Người thực hiện

Nguyễn Thị Thúy Loan

Trang 4

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày 1 tháng 12 năm 2014

Nguyễn Thị Thúy Loan

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

-**** -

Ngày…tháng…năm 2014 Thủ trưởng đơn vị

(ký tên và đóng dấu)

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

 -

 Họ và tên giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN HỮU TÂM  Học vị: Thạc Sỹ  Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp  Cơ quan công tác: Bộ môn Kinh tế nông nghiệp Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ  Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THÚY LOAN  Mã số sinh viên: 4114690  Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp  Tên đề tài: “Phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm của các hộ nông dân ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang” NỘI DUNG NHẬN XÉT 1.Tính phù hợp của đề tài so với chuyên ngành đào tạo

2 Về hình thức

3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

5 Nội dung và kết quả đạt được

6 Các nhận xét khác

7 Kết luận

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014 Người nhận xét

Trang 7

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

 -

 Họ và tên giáo viên phản biện:  Học vị:  Chuyên ngành:  Cơ quan công tác:  Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THÚY LOAN  Mã số sinh viên: 4114690  Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp  Tên đề tài: “Phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm của các hộ nông dân ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang” NỘI DUNG NHẬN XÉT 1.Tính phù hợp của đề tài so với chuyên ngành đào tạo

2 Về hình thức

3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

5 Nội dung và kết quả đạt được

6 Các nhận xét khác

7 Kết luận

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014 Người nhận xét

Trang 8

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu 2

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi thời gian 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.4 Phạm vi nội dung 3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 8

2.1.1 Một số thuật ngữ kinh tế 8

2.1.2 Khái niệm về nông hộ và nguồn lực nông hộ 9

2.1.3 Khái niệm về kinh tế hộ 10

2.1.4 Khái niệm về tiêu thụ 10

2.1.5 Khái niệm về rủi ro 10

2.1.6 Các khái niệm về hiệu quả 10

2.1.7 Khái niệm về chi phí 11

2.2 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT 14

2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 14

2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính 15

2.3 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI 16

2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả 16

2.3.2 Phương pháp so sánh 16

2.3.3 Phương pháp tần số 17

2.3.5 Phương pháp phân tích hồi quy và xây dựng hàm hồi quy 18

Trang 9

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.4.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 20

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 21

2.4.3 Phương pháp chọn mẫu 22

2.4.4 Phương pháp phân tích số liệu 22

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LONG MỸ VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU 26

3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN HUYỆN LONG MỸ 26

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 26

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 28

3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆPTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG 37

3.2.1 Tình hình phát triển kinh tế 37

3.2.2 Sản xuất nông nghiệp 40

3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – TIÊU THỤ NẤM RƠM TRONG GIAI ĐOẠN NĂM 2013 – 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 Ở HUYỆN LONG MỸ 48

3.3.1 Giới thiệu chung về cây nấm rơm 48

3.3.2 Đặc điểm của cây nấm rơm 48

3.3.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc 49

3.3.4 Nấm bệnh, côn trùng và cách phòng chống 51

3.3.5 Tình hính sản xuất nấm rơm 51

3.3.6 Tình hình tiêu thụ nấm rơm giai đoạn năm 2013 – 9 tháng đầu năm 55

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG 56

4.1GIỚI THIỆU THÔNG TIN VỀ NÔNG HỘ 56

4.1.1 Tổng quan về nông hộ 56

4.1.2 Tình hình sản xuất của nông hộ 68

4.2 TÌNH HÌNH THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ NẤM RƠM GIAI ĐOẠN NĂM 2013 ĐẾN 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 76

4.2.1 Tình hình thu hoạch và tiêu thụ nấm rơm trong vụ Thu Đông của 9 tháng đầu năm 2014 76

4.2.2 Nguồn thông tin khoa học và giá cả thị trường 80

Trang 10

4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN LONG MỸ,

TỈNH HẬU GIANG 80

4.3.1 Chi phí sản xuất và các yếu tố đầu vào 81

4.3.2 Doanh thu – lợi nhuận (yếu tố đầu ra) 85

4.3.3 Phân tích hiệu quả tài chính các nông hộ sản xuất nấm rơm thông qua các chỉ số tài chính tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang 87

4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 90

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHO CÁC NÔNG HỘ SẢN XUẤT NẤM RƠM TẠI HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG 94

5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 94

5.1.1 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất nấm rơm 94

5.1.2 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ 96

5.1.3 Một số điểm mạnh – điểm yếu, lợi ích môi trường của mô hình trồng nấm đem lại trong những năm qua 97

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỤ THỂ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHO MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG 100

5.2.1 Về sản xuất 100

5.2.2 Về thị trường tiêu thụ 101

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102

6.1 KẾT LUẬN 102

6.2 KIẾN NGHỊ 103

6.2.1 Đối với nông hộ 103

6.2.2 Đối với địa phương và cơ quan quản lí Nhà nước có liên quan 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

PHỤ LỤC 1 107

PHỤ LỤC 2 109

Trang 11

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Phân bố mẫu phỏng vấn 21

Bảng 2.2 Mô tả ý nghĩa của các biến độc lập và sự kì vọng về dấu các ước lượng Bk 25

Bảng 3.1 Diện tích đất nông nghiệp phân bố trên địa bàn huyện Long Mỹ giai đoạn từ năm 2011-2013 28

Bảng 3.2 Tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện Long Mỹ từ năm 2011 -2013 29

Bảng 3.3 Mực nước và độ mặn qua 4 năm từ năm 2011-2014 ở huyện Long Mỹ 30

Bảng 3.4 Diện tích dân số và tổng số hộ gia đình từ năm 2011-2013 ở huyện Long Mỹ 31

Bảng 3.5 Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn 33

Bảng 3.6 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế từ năm 2011-2013 38

Bảng 3.7 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trong 3 vụ từ năm 2011-2013 41

Bảng 3.8 Tổng diện tích, sản lượng, năng suất lúa từ năm 2011-2013 41

Bảng 3.9 Diện tích và sản lượng một số loại cây ăn quả từ năm 2011-2013 42

Bảng 3.10 Diện tích và sản lượng rau đậu từ năm 2011-2013 43

Bảng 3.11 Diện tích và sản lượng một số cây màu từ năm 2011-2013 43

Bảng 3.12 Số lượng và sản lượng chăn nuôi từ năm 2011-2013 45

Bảng 3.13 Giá trị sản xuất thủy sản trên địa bàn từ năm 2011-2013 46

Bảng 3.14 Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn theo giá trị hiện hành phân theo ngành kinh tế từ năm 2011-2013 46

Bảng 3.15 Diện tích, sản lượng và năng suất trồng nấm của các nông hộ tại huyện Long Mỹ từ năm 2013 đến 9 tháng đầu năm 2014 53

Bảng 4.1 Giới tính của chủ hộ trồng nấm 56

Bảng 4.2 Tuổi của chủ hộ trồng nấm 57

Bảng 4.3 Trình độ học vấn của các chủ hộ trồng nấm 58

Bảng 4.4 Số nhân khẩu và lao động của nông hộ 60

Bảng 4.5 Số năm kinh nghiệm của các hộ trồng nấm 61

Bảng 4.6 Nguồn kinh nghiệm của các hộ trồng nấm 62

Bảng 4.7 Diện tích đất nông nghiệp và đất sản xuất nấm của các nông hộ trong vụ Thu Đông năm 2014 63

Trang 12

Bảng 4.8 Ứng dụng KHHKT của các hộ trồng nấm 65

Bảng 4.9 Lí do và mong muốn của các hộ khi tham gia tập huấn 65

Bảng 4.10 Nguyên nhân chọn trồng nấm của các hộ 66

Bảng 4.11 Nguồn vốn sản xuất của nông hộ 67

Bảng 4.12 Diện tích đất sản xuất hiện nay và sự biến động diện tích của các hộ trồng nấm trong vụ Thu Đông năm 2014 69

Bảng 4.13 Nguồn cung cấp rơm trong vụ Thu Đông năm 2014 71

Bảng 4.14 Giống meo được chọn trồng 71

Bảng 4.15 Nơi mua meo giống 73

Bảng 4.16 Hình thức thanh toán tiền vật tư và meo giống 75

Bảng 4.17 Sản lượng nấm rơm và tỉ lệ hao hụt của cả vụ và trên 1 m2 75

Bảng 4.18 Phương thức bán nấm 77

Bảng 4.19 Lí do bán cho các đối tượng thu mua nấm 78

Bảng 4.20 Cách thức liên hệ mua bán nấm và hình thức thanh toán khi mua nấm 79

Bảng 4.21 Nguồn thông tin khoa học và giá cả thị trường 80

Bảng 4.22 Tổng hợp các chi phí phát sinh trên tổng số mét mô nấm đã trồng 81

Bảng 4.23 Năng suất giá bán, diện tích của các hộ trong vụ Thu Đông năm 2014 85

Bảng 4.24 Phân tích các chỉ số tài chính ảnh hưởng đến lợi nhuận 87

Bảng 4.25 Kết quả chạy hồi quy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ có hoạt động sản xuất nấm rơm trong vụ Thu Đông năm 2014 91

Bảng 5.1 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất 94

Bảng 5.2 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ 96

Trang 13

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1 Sơ đồ quá trình tiêu thụ 10

Hình 3.1 Bản đồ huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang 26

Hình 3.2 Diện tích, dân số, tổng số hộ gia đình từ năm 2011-2013 32

Hình 3.3 Cơ cấu kinh tế huyện Long Mỹ năm 2011-2013 40

Hình 4.1 Tuổi của các chủ hộ trồng nấm 57

Hình 4.2 Tham gia tập huấn của các hộ trồng nấm 64

Hình 4.3 Nguyên nhân làm tăng diện tích 69

Hình 4.4 Nguyên nhân làm giảm diện tích 70

Hình 4.5 Lí do chọn các giống meo 72

Hình 4.6 Lí do chọn nơi mua 73

Hình 4.7 Đối tượng thu mua nấm 77

Hình 4.8 Người quyết định giá bán 78

Trang 14

ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long

KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình

TĐHV : Trình độ học vấn

CCDC : Công cụ, dụng cụ

CPKH : Chi phí khấu hao

Trang 15

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Hậu Giang không chỉ gắn liền với hình ảnh cây lúa, mía Phụng Hiệp, khóm Cầu Đúc hay bưởi Phú Hữu, mà còn có 1 loại cây trồng khác mang lại nguồn thu nhập khá cao 3-6 triệu đồng/công/vụ, chỉ trong khoảng thời gian 15-30 ngày cho việc trồng và thu hoạch, vì thế trong thời gian nhàn rỗi sau khi kết thúc mùa thu hoạch lúa nông dân vẫn có nghề phụ để làm, tạo thêm thu nhập đó là cây nấm rơm ở huyện Long Mỹ Do nhu cầu thị trường về cây nấm rơm ngày càng nhiều tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, để nắm bắt

và đáp ứng được nhu cầu đó, thời gian qua mô hình trồng nấm rơm đã phát triển rất nhanh tại huyện Long Mỹ Thông qua việc người dân biết tận dụng các nguồn nguyên liệu còn sót lại trên đồng ruộng của cây lúa đó là rơm rạ đem về ủ để trồng nấm, tạo thêm sự đa dạng sản phẩm cho nền nông nghiệp tỉnh nhà Một công nấm rơm lãi gấp 3 lần trồng lúa, nấm rơm không chỉ được trồng nhiều và phát triển tốt ở huyện Long Mỹ mà còn được sản xuất nhiều ở Lai Vung - Đồng Tháp, Thốt Nốt - Cần Thơ và Ngã Năm - Sóc Trăng Thế nhưng nghề trồng nấm rơm của các nông hộ ở Long Mỹ gần như đã trở thành truyền thống và không thua kém các tỉnh khác, với những tiềm năng sẵn có như đất đai, thời tiết, khí hậu thích hợp, lao động dồi dào, tạo nên những thế mạnh đặc trưng riêng Hàng năm nước ta cung cấp khoảng 250.000 tấn nấm rơm, kim ngạch xuất khẩu 25-30 triệu, tập trung ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long Hàng năm huyện Long Mỹ cung cấp ra thị trường hàng ngàn tấn nấm rơm Với giá bán nấm rơm tươi tại nhà không dưới 20 ngàn đồng/kg, đặc biệt nếu nấm bán đêm sẽ có giá cao từ 36-45 ngàn đồng/kg gấp đôi so với giá bán 22-25 ngàn đồng vào ban ngày và việc bán nấm đêm dần trở thành phong trào nơi đây, mang lại thêm nguồn thu nhập mới, góp phần giải quyết việc làm và khai thác được tiềm năng của từng vùng Thế nhưng nghề trồng nấm rơm vẫn còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh, ba năm trở lại đây diện tích trồng nấm rơm giảm tính toàn huyện Long Mỹ Nguyên nhân do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tập trung chủ yếu ở hộ gia đình, công nghệ chế biến lạc hậu, thị trường tiêu thụ còn nhiều bất cập, công tác thương mại kém hiệu quả, công nghệ quy trình kỹ thuật còn lạc hậu, sản phẩm đơn điệu chưa đa dạng Nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm, do lúa không còn thu hoạch bằng cách thuê lao động cắt tay như trước nữa mà thay vào đó là dùng máy gặt đập liên hợp làm tốn nhiêù chi phí thu gom và chuyên chở dẫn đến giá thành nguyên liệu tăng, lượng gom thu hoạch ít, dễ bị dập nát ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng meo sản xuất tại địa phương

Trang 16

không ổn định, nên hiện tại sản lượng cung ứng luôn dao động Thêm vào đó giá đầu vào bấp bênh và tăng cao giá một công rơm hiện ở mức 150-160 ngàn đồng/công theo giá của các chủ mua rơm của nông dân trở đi bán cho các hộ trồng nấm, người trồng nấm phải bỏ ra 5-6 triệu đồng để mua 1 ghe rơm (10-

13 công), nhưng còn đầu ra thì không ổn định nguồn cung nhiều thì giá rẻ và ngược lại Bên cạnh đó, thời tiết cũng ảnh hưởng đến mức lời lỗ của người trồng nấm, tháng mưa nấm rơm bị dộp, chất lượng không tốt, năng suất thấp

hoặc không lời Nắm bắt được tính cấp thiết đó nên đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm của các hộ nông dân ở huyện Long

Mỹ, tỉnh Hậu Giang” được chọn làm để nêu lên thực trạng sản xuất nơi đây

Từ đó, đề xuất một số biện pháp thiết thực nhất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng lợi nhuận cho người dân trồng nấm rơm theo mô hình trồng ngoài trời trong vụ gần đây nhất ở huyện Long Mỹ - Hậu Giang

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nông hộ có mô hình trồng nấm rơm ngoài trời ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

- Đề xuất một số giải pháp thiết thực giúp các nông hộ có mô hình trồng nấm rơm ngoài trời có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất tăng lợi nhuận, duy trì và phát huy tiềm năng vốn có của huyện Long Mỹ về cây nấm rơm

1.3 GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu

- Mô hình trồng nấm rơm ngoài trời ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang chưa đạt hiệu quả sản xuất như mong đợi

-Trong quá trình sản xuất có nhiều yếu tố đầu vào không tác động ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng nấm rơm ngoài trời như: chi phí meo giống, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thuê lao động, chi phí rơm, thời tiết, sâu bệnh…

Trang 17

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm trên địa bàn huyện Long Mỹ trong những năm qua ra sao?

- Hiệu quả sản xuất của mô hình trồng nấm rơm ngoài trời mà các nông

hộ đạt được như thế nào? (tính cho vụ Thu Đông)

- Các nhân tố như chi phí đầu vào thì tác động như thế nào đến lợi nhuận? Nhân tố nào tác động nhiều nhất?

- Những thuận lợi và khó khăn mà các nông hộ gặp phải trong quá trình sản xuất nấm rơm theo mô hình trồng ngoài trời là gì?

- Những giải pháp nào là phù hợp và thiết thực nhất giúp nông hộ nâng cao được hiệu quả sản xuất nấm rơm trong thời gian tới?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phạm vi không gian

Đề tài được thực hiện tại địa bàn của 4 xã gồm: Long Trị A, Long Phú, Thuận Hưng, Thuận Hòa là 4 xã có diện tích trồng nấm rơm theo mô hình trồng ngoài trời nhiều nhất ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng mà đề tài hướng đến nghiên cứu chủ yếu là các nông hộ có mô hình trồng nấm rơm ngoài trời ở Long Trị A, Long Phú, Thuận Hưng, Thuận Hòa ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

1.4.4 Phạm vi nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm rơm trong vụ Thu Đông năm 2014, phân tích đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất thông qua các chỉ tiêu tài chính, để thấy được tác động của các nhân tố như chi phí đầu vào ảnh hưởng đến lợi nhuận ra sao, chỉ ra những mặt thuận lợi và khó khăn của mô hình trồng nấm rơm ngoài trời Qua

đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập lợi nhuận cho nông hộ và giúp duy trì và phát huy tiềm năng vốn có của cây nấm rơm tại ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

Trang 18

1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trần Thị Yến Vân (2011) đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất cúc mâm

xôi tại làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp” Nội dung mà đề tài nghiên cứu là

phân tích thực trạng sản xuất cúc mâm xôi bằng phương pháp thống kê mô tả Mục tiêu sau đó là phân tích hiệu quả sản xuất thông qua các chỉ số tài chính

và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nông hộ sản xuất cúc mâm xôi ở làng hoa Sa Đéc, bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính Và dùng phương pháp ma trận SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn qua đó đề xuất các giải pháp giúp các nông hộ trồng hoa cúc đạt hiệu quả cao Kết quả thực hiện cho thấy lợi nhuận trung bình trên một giỏ cúc mâm xôi mang lại cho nông hộ bao gồm lao động gia đình là 11.327 đồng Tỷ suất lợi nhuận trên tháng mà nông hộ đạt được là 0,099 đồng trên 1 đồng chi phí Lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như: chi phí lao động, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tác động tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, các yếu tố như: trình độ học vấn, tham gia tập huấn làm tăng lợi nhuận cho nông hộ, và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cúc mâm xôi cho các nông hộ ở làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Lê Thị Thanh Trúc (2012) đề tài “Phân tích tình hình áp dụng cơ giới

hóa trong sản xuất lúa ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre” Mục tiêu chính của

đề tài là phân tích tình hình áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa ở huyện Bình Đại và sự biến động giá lao động nông nghiệp tại địa phương qua các năm, phân tích cơ cấu chi phí sản xuất của các nông hộ bằng phương pháp thống kê

mô tả kết hợp với so sánh Phân tích mức độ ảnh hưởng của cơ giới hóa và sự ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập ròng của các hộ sản xuất lúa qua 3 vụ bằng phương pháp hồi quy tuyến tính Kết hợp với mô hình ma trận SWOT để suy luận và đánh giá kết quả thực hiện tình hình áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre Kết quả thực hiện cho thấy

cơ giới hóa được áp dụng ở các khâu bơm nước, xới đất, trồng lúa Giá lao động thuê khoán và thuê theo ngày tăng với tốc độ trong khoảng 11-30% trong giai đoạn 2010-2012 ở Bình Đại Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng cơ giới hóa gồm có: cơ cấu, quy mô diện tích đất, kinh nghiệm, trình độ, tập quán canh tác, giống lúa và thu hoạch của các hộ, số lượng, chất lượng máy móc, trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ địa phương, điều kiện tự nhiên, thời tiết, thỗ nhưỡng Kết quả phân tích các chỉ số tài chính cho thấy chi phí đầu tư thuê máy móc không cao khoảng 10,58-10,96%, tổng chi phí lao động thuê và gia đình chiếm tỷ trọng cao khoảng 42-44% Chi phí thuê máy móc chỉ ảnh

Trang 19

hưởng đến thu nhập ròng của hộ ở 3 vụ, 2 vụ còn lại không ảnh hưởng, qua đó

đề xuất một số giải pháp

Lê Thị Lụa (2013) đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ

trồng lúa ở xã An Khánh huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp” cụ thể ở 2 vụ

Hè Thu và Đông Xuân Tác giả thực hiện nghiên cứu các nội dung về thực trạng trồng lúa ở xã An Khánh, bằng phương pháp thống kê mô tả tác giả đã thống kê diện tích trồng lúa và sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối để thấy được sự thay đổi về diện tích, năng suất, sản lượng qua 2 năm 2012-2013 Nội dung tiếp theo được tác giả nghiên cứu thực hiện là tiến hành phân tích và so sánh hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu thông qua các chỉ số tài chính để làm cơ sở đánh giá hiệu quả tài chính ở 2 vụ Bên cạnh đó tác giả còn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập ròng (TNR) của nông hộ, bằng việc sử dụng hàm Cobb – Douglass để thấy được sự tác động của các yếu tố đầu vào sẽ làm năng suất

ở 2 vụ thay đổi như thế nào, kết hợp với phương pháp phân tích hồi quy để làm rõ sự ảnh hưởng của chi phí đến TNR Sau đó tác giả sử dụng phương pháp suy luận để đánh giá kết quả và đề xuất 1 số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất tăng thu nhập cho các hộ trồng lúa trên địa bàn nghiên cứu Kết quả thực hiên cho thấy trong vụ Đông Xuân tổng chi phí cho cả vụ là 1.520.071 đồng/ công Vụ Hè Thu là 1.827.441 đồng/công, cho thấy 1 đồng chi phí bỏ ra trong vụ Đông Xuân thu lại được 1,24 đồng TNR bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố: diện tích, chi phí giống, thuốc BVTV, lao động thuê, vụ Hè Thu thu được 0,65 đồng TNR và các yếu tố chi phí giống, phân bón, thuốc BVTV làm tăng TNR Các yếu tố như: giống, phân bón, thuốc BVTV chưa được sử dụng tối ưu Trong vụ Đông Xuân lượng nitơ (N), lân (P) nguyên chất và thuốc BVTV tăng

và có tham gia tập huấn sẽ làm tăng năng suất Vụ Hè Thu khi tăng lượng kali (K) nguyên chất, tăng chi phí thuốc BVTV và tăng tổng ngày công lao động, nếu các hộ có tham gia tập huấn sẽ làm tăng năng suất Và dựa trên kết quả đó

để đề xuất 1 số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất

Bùi Thị Kim Thoa (2013) đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính hoa tại

làng hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ” Tác giả

tập trung nghiên cứu ở 3 mục tiêu chính đó là: tình hình sản xuất hoa tại làng nghề hoa kiểng bằng việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thống kê về thực trạng sản xuất các loài hoa, các giá trị đầu vào và đánh giá tác động đầu

ra Mục tiêu tiếp theo tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất bằng phương pháp phân tích hồi quy trên cơ sở xây dựng hàm hồi quy xử

lí bằng phần mềm Stata để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận, và phương pháp so sánh để phân tích hoạt động kinh tế, so sánh giữa các đối tượng trồng giống hoa cũ và giống hoa mới Mục tiêu cuối cùng là dựa

Trang 20

trên các kết quả đã xử lí và thực tế để suy luận đề ra 1 số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tăng thu nhập cho người trồng hoa ở làng hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ Kết quả nghiên cứu cho thấy giá bán trung bình khoảng 35,1 ngàn đồng trên giỏ, thì lợi nhuận trung bình thu được là 28,34 triệu đồng /công

và thu nhập bình quân mỗi hộ là 31,3 triệu đồng/ công Chi phí bỏ ra là 18,95 triệu đồng/ công Lợi nhuận chịu tác động bởi 7 yếu tố: tuổi, kinh nghiệm, tập huấn, trình độ học vấn, chi phí lao động, chi phí phân bón, chi phí giống, các yếu tố này tăng sẽ làm giảm lợi nhuận và ngược lại Kinh nghiệm, chi phí phân bón, chi phí giống làm tăng lợi nhuận và sau đó là đề xuất 1 số giải pháp

Nguyễn Văn Tiễn và Phạm Lê Thông (2014) Đề tài “ Phân tích hiệu

quả kinh tế của nông hộ trồng sen trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” Đề tài được

2 tác giả tập trung nghiên cứu ở 2 vụ trong năm 2012, các vấn đề về lợi ích kinh tế của việc trồng sen, và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc trồng cây sen Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thích hợp cực đại (MLE), qua các phần mềm Stata để ước lượng các tham số Phương pháp OLS qua hàm hồi quy tuyến tính để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hộ trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp, kết hợp với hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Cobb – Douglass để phân tích sự tăng giảm năng suất ở 2 vụ Tác giả đã tiến hành phỏng vấn 120 hộ trong đó 96 hộ ở Tháp Mười, 24 hộ ở Cao Lãnh, về các đặc điểm của hộ và tình hình sản xuất tiêu thụ sen ở 2 vụ trong năm 2012 Kết quả cho thấy thu nhập ở vụ 2 là 54,089 cao hơn nhiều so với vụ 1 là 20,541 gấp hơn 2,5 lần vụ 1, do nhu cầu sen ở vụ 2 trong dịp tết lớn nên giá sen ở vụ 2 cao hơn vụ 1 Qua kết quả ước lượng bởi hàm sản xuất thì có 3 nhân tố ảnh hưởng tác động làm tăng năng suất sen, đó là nhân tố lượng phân đạm, lân nguyên chất, và số ngày công lao động gia đình Riêng ở vụ 2 yếu tố thuốc nông dược cũng ảnh hưởng đến năng suất của sen do thời tiết bất lợi, sâu bệnh xuất hiện nhiều hơn ở vụ 1, từ đó năng suất sen ở vụ 2 giảm so với vụ 1 Và kết quả phân phối mức hiệu quả kỹ thuật cho thấy vụ 2 hạn chế được sự kém hiệu quả kỹ thuật hơn so với vụ 1, do trình độ học vấn cao và kinh nghiệm nhiều hơn Đối với kết quả ước lượng lợi nhuận thì yếu tố phân đạm và giá phân lân nguyên chất có ảnh hưởng đến lợi nhuận vì khi giá 2 loại phân này tăng thì lợi nhuận giảm Vụ 1 thì yếu tố lượng sen giống và lao động thuê làm giảm lợi nhuận của hộ, lao động gia đình (LĐGĐ) làm tăng lợi nhuận của hộ Vụ 2 yếu tố phân K làm giảm lợi nhuận khi giá phân K tăng lên, thuốc nông dược và công LĐGĐ làm tăng lợi nhuận Kết quả ước lượng hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên cho thấy lợi nhuận vụ 2 cao hơn vụ 1 dù chi phí đầu vào của vụ 2 cao hơn vụ 1, nhưng giá đầu ra cao hơn nên hiệu quả kinh tế trung bình vụ 2 vẫn cao hơn vụ 1 Lợi nhuận trung bình

vụ 2 mất đi cao hơn vụ 1, giá vụ 2 cao hơn vụ 1 nên lợi nhuận vụ 2 mất đi cao

Trang 21

hơn nhiều so với vụ 1 Các yếu tố như vốn vay, trình độ học vấn và diện tích đất canh tác ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hộ trồng sen Sản xuất bằng vốn tự có cho hiệu quả cao hơn sản xuất bằng vốn vay Trình độ học vấn cao sản xuất đạt hiệu quả do dễ dàng tiếp thu khoa học kỹ thuật Diện tích canh tác lớn nên sản xuất đạt hiệu quả thấp hơn so với quy mô nhỏ Qua đó đề xuất một

số giải pháp giúp các nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất sen ở địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Nguyễn Hữu Tâm (2013) Đề tài “ Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu

thụ ca cao ở tỉnh Bến Tre” Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng sản xuất

và tiêu thụ ca cao ở Bến Tre từ năm 2007 – 2011, thông qua các kết quả đó tiến hành đánh giá, từ đó mới đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cac cao ở tỉnh Bến Tre Với việc xác định rõ ràng các mục tiêu trên tác giả đã dùng các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để phỏng vấn 150 hộ có trồng ca cao.Ngoài ra tác giả còn sủ dụng thêm phương pháp PRA để làm rõ thêm các vấn đề nghiên cứu, kết hợp với các chỉ tiêu tài chính để phân tích số liệu nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất ca cao ở tỉnh Bến Tre Kết quả cho thấy diện tích ca cao trồng xen vườn dừa qua các năm có xu hướng tăng lên năm 2007 sản lượng thấp nhất 3.715 tấn quả tươi, cao nhất 26.939 tấn năm 2011 Mỗi công trồng ca cao hàng năm thu được khoảng 1.421.000 đồng/công, với mức chi phí trung bình là 1.539.061, 597 đồng/công, các chỉ số tài chính đều lớn hơn 0, cho thấy các hộ sản xuất ca cao

có hiệu quả, giúp nông hộ tăng thu nhập, cây ca cao dần trở thành cây trồng chính giúp xóa đói giảm nghèo cho nhiều nông hộ, nhưng người trồng ca cao vẫn gặp phải những khó khăn như cây ca cao bị sâu, bệnh tấn công, đất bị xâm nhập mặn Giá ca cao luôn tiêu thụ dao động quanh 4.500 đồng/kg trái tươi và 55.000 đồng/kg trái hạt Ca cao luôn thu hút được nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu, tại Bến Tre hiện có rất nhiều trạm thu mua ca cao Từ các kết quả trên tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cac cao cho nông hộ

Trang 22

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Một số thuật ngữ kinh tế

2.1.1.1 Sản xuất:

Theo Trần Thụy Ái Đông, 2008 Giáo trình Kinh tế sản xuất chương 1

“các khái niệm” thì khái niệm về sản xuất có thể được hiểu như sau:

Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào (inputs) như vốn, lao động, giống… hoặc các nguồn (resources) qua quy trình biến đổi (outputs) để tạo ra một sản phẩm (produst) và dịch vụ nào đó services) phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng

2.1.1.2 Thị trường

Thị trường gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa thông qua sự trao đổi bằng hiện vật, sau này tiền tệ xuất hiện nó giữ chức năng định giá cho mọi hàng hóa trao đổi trên thị trường Tiền tệ trở thành phương tiện chuyển giao quyền sở hữu từ người chủ này sang người khác với một giá nhất định Như vậy, thị trường đóng vai trò là nơi tập hợp những thỏa thuận, dựa vào đó người bán và người mua trao đổi được các hàng hóa và các dịch vụ

cho nhau

2.1.1.3 Mô hình sản xuất

Mô hình sản xuất là sự bố trí thời vụ ổn định trong sản xuất nông nghiệp thích hợp với điều kiện nhất định về mặt địa lí, sinh học, kinh tế phù hợp với từng mục tiêu và các nguồn tài nguyên Những yếu tố này tác động đến sản phẩm làm ra phương án sản xuất

2.1.1.4 Khái niệm về nông nghiệp

Theo Đinh Phi Hổ, 2010 Giáo trình Kinh tế nông nghiệp chương I “Khái

niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp” thì nông nghiệp được hiểu:

Nông nghiệp là một trong những ngành phức tạp trong đó có nông nghiệp chuyên sâu và thuần nhai nó bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân, gắn liền với tự nhiên Trong nông nghiệp có những đặc điểm sau:

- Trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt

- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cây trồng và vật nuôi, chúng là những sinh vật

Trang 23

- Trong sản xuất nông nghiệp sự hoạt động của lao động và tư liệu sản xuất có tính thời vụ

- Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn và mang tính khu vực

2.1.2 Khái niệm về nông hộ và nguồn lực nông hộ

2.1.2.1 Nông hộ

Nông hộ là tế bào kinh tế của xã hội, làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và dịch vụ… Hoặc kết hợp nhiều ngành nghề, sử dụng lao động tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh Hộ nông dân có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất Do đó nông hộ có thể cùng lúc

thực hiện nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có được

2.1.2.2 Nguồn lực nông hộ

Nguồn lực nông hộ là những yếu tố sản xuất cơ bản mà hộ có được như: đất đai, lao động, vốn sản xuất, kỹ thuật tay nghề, con người,… chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất nông hộ Nếu biết tận dụng mối liên hệ này sẽ giúp nông hộ tận dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có,

giảm chi phí và tăng hiệu quả trong sản xuất

- Đất nông nghiệp bao gồm đất canh tác cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất cỏ dùng cho chăn nuôi, diện tích mặt nước dùng sản xuất nông nghiệp

- Nguồn lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ những người tham gia sản xuất nông nghiệp Nguồn lao động nông nghiệp được thể hiện ở:

+ Về mặt số lượng: những người đủ yếu tố về thể chất và tâm lí trong

độ tuổi lao động (từ 15-60) đối với nam và (từ 15-55) đối với lao động nữ và một bộ phận dân cư ngoài tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất nông nghiệp

+ Về mặt chất lượng: thể hiện khả năng hoàn thành công việc với kết quả đạt được trong thời gian lao động nhất định

+ Vốn trong nông nghiệp: Theo Kay R.D và Edwards W.M (ĐH Texaz

và Owa, Hoa Kì), là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp gồm vốn cố định biểu hiện bằng giá trị đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ) và vốn lưu động biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản lưu động

+ Khoa học nông nghiệp là hệ thống tri thức về các qui luật tự nhiên, kinh tế và xã hội trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

Trang 24

+ Công nghệ trong nông nghiệp là tập hợp những công cụ và phương pháp dùng để tác động vào các nguồn lực nhằm nâng cao năng lực của sản xuất nông nghiệp

+ Thủy lợi hóa là việc chinh phục và sử dụng nguồn nước vào phục vụ sản xuất nông nghiệp

2.1.3 Khái niệm về kinh tế hộ

Kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào lao động gia đình (lao động không thuê) và mục đích của loại hình kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình Hộ là đơn vị kinh tế mà ở đó diễn ra quá trình phân công, tổ chức lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu dùng Với tư cách là đơn vị kinh tế,

hộ được phân tích từ nhiều góc độ

2.1.4 Khái niệm về tiêu thụ

Tiêu thụ là quá trình đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, là giai đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất bước vào lưu thông và chuyển sang giai đoạn tiêu thụ, quá trình tiêu thụ sản phẩm theo sơ đồ sau:

Nguồn: Quản trị kinh doanh nông nghiệp, 2005

Hình 2.1 Sơ đồ quá trình tiêu thụ

2.1.5 Khái niệm rủi ro

Rủi ro được hiểu là điều không lành, không tốt, là những bất trắc xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó có thể gây ra tổn thất về tài sản hay làm giảm lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến, nhưng không chắc chắn có thể xảy ra Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực mang lại lợi ích và vừa mang tính tiêu cực sự tổn thất mất mát cho con người Rủi ro có thể phòng ngừa hạn chế các tác động tiêu cực của nó được nếu chịu khó nghiên cứu

Rủi ro gồm 3 yếu tố: xác suất xảy ra (Probability), khả năng ảnh hưởng đến đối tượng (Impactts on objectives) và thời lượng ảnh hưởng (Duration) Rủi ro có bản chất là sự không chắc chăn (uncertainty), nếu chắc chắn xác suất

=0% hoặc 100%) thì không gọi là rủi ro

2.1.6 Các khái niệm về hiệu quả

2.1.6.1 Hiệu quả

Là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho sử dụng ít thời gian, công sức và nguồn lực nhất nhưng đạt kết quả cao nhất Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người Hiệu quả bao gồm Các yếu tố sản xuất Sản xuất Sản phẩm Tiêu thụ

Trang 25

cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, chúng có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau Trong đó hiệu quả xã hội là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra

Hiệu quả là một thuật ngữ tương đối và luôn liên quan đến một vài chỉ tiêu cụ thể Trong sản xuất hiệu quả là hiệu suất, năng suất Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận Trong lao động hiệu quả là năng suất lao động, được đánh giá bằng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản xuất người

ta thường đề cặp ba nội dung cơ bản đó là: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật

và hiệu quả phân phối Nhưng trong bài chỉ tập trung nghiên cứu về hiệu quả tài chính nên không đề cập đến 3 loại hiệu quả còn lại

2.1.6.2 Hiệu quả tài chính-FE (Financal Eficiency): phản ánh kết quả

tài chính của mô hình sản xuất như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất,…(Áp dụng phương pháp phân tích doanh thu - chi phí CRA - cost return analysis) là phương pháp phân tích lợi nhuận hay hiệu quả tài chính của doanh nghiệp nông nghiệp hoặc một mô hình sản xuất nông nghiệp trong một kì kế toán hay một kì sản xuất nhất định Hay hiệu quả tài chính là biểu hiện giá trị bằng tiền của hiệu quả kinh tế, thông qua việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào Nó biểu hiện mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu về Lợi ích càng lớn hiệu quả càng cao

Hiệu quả tài chính trong sản xuất nông nghiệp (cụ thể sản xuất nấm rơm) được tính bằng công thức sau:

Hiệu quả tài chính = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Tổng doanh thu của 1 m 2 = Sản lƣợng trên 1 m 2 * Giá bán

Tổng chi phí trong 1 m 2 /vụ là toàn bộ các khoản chi phí bỏ ra trong 1 m 2 /vụ

2.1.7 Khái niệm về chi phí: là giá trị của tất cả các yếu tố đầu vào được

sử dụng cho sản xuất sản phẩm tạo thành doanh thu trong kỳ, gồm các loại chi phí như sau và một số chi phí khác:

2.1.7.1 Chi phí sản xuất bao gồm:

Nguyên nhiên liệu trực tiếp được sử dụng để tạo nên sản phẩm Trong

đề tài này nguyên liệu trực tiếp để sản xuất nấm rơm là rơm và meo giống

Chi phí lao động là các khoản chi hữu hình cho nguồn lao động, tương ứng với mức lương theo giờ công lao động

Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nguyên liệu gián tiếp, chi phí lao động gián tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, các chi phí tiện ích như điện,

Trang 26

nước, và các chi phí sản xuất khác Chi phí này tính vào chi phí sản phẩm thông qua việc phân bổ chi phí

2.1.7.2 Chi phi cơ hội: là một trong những chi phí quan trọng nhất dựa

trên cơ sở mọi yếu tố đầu vào hay sản xuất đều có cách sử dụng thay thế ngay

cả khi nó không được sử dụng, khi đầu vào nào đó được sử dụng cho mục đích này thì nó không thể sử dụng cho mục đích hay bất cứ phương án nào khác và thu nhập từ phương án thay thế này sẽ bị mất đi

Chi phí cơ hội có thể được định nghĩa theo hai cách:

 Thứ nhất: là giá trị của sản phẩm không được sản xuất vì một đầu vào

đã được sử dụng cho một mục đích khác

 Thứ hai: là thu nhập sẽ nhận được nếu nguồn lực đầu vào này được sử dụng cho phương án khác và đem lại lợi nhuận cao nhất

2.1.7.3 Cách tính các khoản chi phí: trong việc sản xuất nấm rơm thì

nông hộ thường gặp rất nhiều loại chi phí khác nhau của các yếu tố đầu vào và

để xác định được doanh thu hay lợi nhuận thì nông hộ cần phải tính các khoản

mục chi phí đầu vào như sau:

- Chi phí thuê đất chất rơm: là số tiền mà nông hộ phải bỏ ra để thuê

đất chất 1ghe rơm hay 1 m2/ vụ

Chi phí thuê đất = Số lƣợng ghe rơm * giá thuế đất chất 1ghe rơm

- Chi phí meo giống: là chi phí mua meo giống để rắc meo trên một vụ

để tạo ra nấm tươi thương phẩm

Chi phí meo giống = Số lƣợng X giá mua 1 bao/chai meo giống

- Chi phí phân bón: là tổng chi phí trung bình cho tổng số các mét giồng

hoặc m2 trồng nấm rơm Gồm các loại phân bón như phân vi sinh và NPK, Urê, DAP, lân, kali Được tính bằng đơn giá của các loại phân nhân cho số lượng sử dụng

Chi phí phân bón = đơn giá* số lƣợng

Lượng phân N, P, K nguyên chất được tính bằng lượng phân hỗn hợp mà nông dân sử dụng nhân cho % N, % P, % K, có trong các loại phân hỗn hợp

đó như: NPK (20-20-15), NPK (16-16-8), UREA (46% N), DAP (18-46-0 P), Kali (55% KCl) Nhưng ở đây đề tài chỉ làm hiệu quả tài chính nên giá phân sẽ được tính theo giá mà nông hộ đã mua trên thị trường ngay tại thời điểm mua

- Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thuốc dưỡng tơ nấm: là tổng

chi phí chi cho việc mua thuốc BVTV phun xịt cho tổng số mét giồng hoặc m2trong một vụ Được tính bằng công thức sau:

Chi phí thuốc BVTV = Đơn giá (tùy từng loại thuốc BVTV) * Số lƣợng

Trang 27

Do có nhiều loại thuốc khác nhau với nồng độ liều lượng khác nhau, nên thuốc nông dược không được tính theo nồng độ nguyên chất mà dựa trên chi phí sử dụng thực tế của các nông hộ được phỏng vấn Việc quy đổi lượng thuốc BVTV về dạng nguyên chất rất khó do đa số nông hộ không nhớ rõ tên thuốc BVTV là gì và dung tích bao nhiêu nên đề tài chỉ quy về chi phí thuốc BVTV

- Chi phí rơm: là chi phí mà nông hộ phải bỏ ra để mua nguyên liệu rơm

tươi do nông dân thu hoạch lúa xong đem về ủ lại sau đó chất mô rải meo

trồng nấm

Chi phí rơm = Tổng số lượng ghe rơm/ hộ x giá mua

- Chi phí lao động (gồm chi phí thuê lao động và số ngày công LĐGĐ

bỏ ra), giá ngày công LĐGĐ quy ra tiền rất khó và không chính xác do giá

ngày công lao động gia đình thường rẻ hơn giá lao động thuê, nên đề tài chỉ xét chi phí cho lao động thuê mà nông hộ đã bỏ ra, chi phí LĐGĐ chỉ được quy đổi ra ở mức giá trị tương đối chớ không chính xác)

Chi phí lao động = Số ngày công lao động x giá 1 ngày công lao động x số người

- Chi phí vôi men: là số tiền mà nông hộ bỏ ra để mua các loại vôi xử lí

đất nền trước khi trồng, và men được sử dụng để trộn chung với meo giống để rắc meo lên mô rơm

Chi phí vôi men= Số lượng * giá mua từng loại

- Chi phí tưới tiêu: là số tiền mà nông hộ phải bỏ ra để mua nhiên liệu

như xăng, dầu hay điện nếu tưới bằng mua tua, về để tưới rơm khi ủ rơm và sau khi chất mô nấm cũng như sau các lần thu hoạch

Chi tưới tiêu = Số lượng xăng, dầu, điện* giá từng loại

- Chi phí khấu hao công cụ, dụng cụ: là số tiền mà nông hộ bỏ ra để

mua các công cụ, dụng cụ cần thiết để cho quá trình trồng nấm được phát triển thuận lợi, tạo thành tài sản cố định cho các nông hộ Qua thời gian sử dụng lâu năm thì các công cụ, dụng cụ này sẽ hao mòn dần, và thời gian hao mòn khác nhau, và mức độ sử dụng cho việc trồng nấm của các hộ là khác nhau do có hộ trồng theo vụ, hộ trồng quanh năm, và mỗi hộ thường có nhiều hoạt động sản xuất khác nhau, không phải chỉ có duy nhất hoạt động sản xuất nấm Và đây cũng là một khoản chi phí đầu tư khá lớn, ảnh hưởng đến lợi nhuận Do đó, cần phải khấu hao các công cụ, dụng cụ này

Chi phí khấu hao công cụ, dụng cụ = (Số lượng công cụ, dụng cụ * Giá từng loại) / Thời gian sử dụng trung bình * Tỷ lệ sử dụng cho trồng nấm rơm

Trang 28

- Chi phí khác: là các loại chi phí không được nêu ra ở trên nó bao gồm

các loại chi phí như xăng, dầu, điện dùng để vận chuyển rơm từ nơi mua về nơi trồng và các loại chi phí khác như chi phí bán, chi phí thông tin liên lạc, chi phí trồng… có liên quan đến quá trình trồng thu hoạch và bán nấm rơm

Do các chi phí này chỉ chiếm phần nhỏ nên chúng được liệt kê vào cùng 1 loại chi phí khác Chi phí này cũng tùy từng hộ có hộ có tốn chi phí sử dụng có hộ không và chiếm 1 phần nhỏ trong tất cả các loại chi phí

2.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT

2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu kinh tế

- Doanh thu: là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu

thụsản phẩm nấm rơm, tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán nấm tươi Hay nói cách khác, doanh thu chính bằng tổng sản lượng thu hoạch trong một vụ sản xuất được bán ra nhân với giá bán/kg

Doanh thu = Giá bán x sản lượng Tổng doanh thu= Tổng sản lượng x Đơn giá

- Lợi nhuận: là phần chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí bỏ ra

(không bao gồm cả lao động gia đình)

LN= TDT - TCP (không gồm lao động gia đình)

- Chi phí lao động thuê: là số tiền mà nông hộ bỏ ra để thuê mướn lao

động chăm sóc cây nấm Lao động thuê được tính bằng đơn vị đồng /ngày

CP thuê lao động = Số ngày công thuê lao động trong một vụ sản xuất nấm x giá thuê lao động thực tế ở địa phương / ngày x số người

(Giá trị chi phí LĐGĐ trong trường hợp này tính ra chỉ mang tính tương đối

để so sánh chi phí LĐGĐ với lao động thuê và sự ảnh hưởng của CP LĐGĐ đến lợi nhuận, trong bài chủ yếu phân tích dựa trên ngày công LĐGĐ đã bỏ ra)

Số ngày công lao động trong một vụ sản xuất = (Số giờ chăm sóc cây trồng hàng ngày x Số ngày tham gia sản xuất trong một vụ) / 8 giờ

- Tổng chi phí : là tất cả các khoản chi phí mà nông hộ bỏ ra để đầu tư

trong quá trình sản xuất và thu hoạch Bao gồm: chi phí thuê đất chất rơm, chi phí rơm, chi phí meo giống, phân bón, thuốc dưỡng, chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, chi phí nhiên liệu, chi phí tưới tiêu và chi phí khác…Tất cả các khoản chi phí này đều tính trên tổng số m2 trồng trong một vụ Chi phí lao động gồm chi phí thuê lao động và cả chi phí lao động gia đình (Chi phí cơ hội của lao động gia đình)

TCP = Chi phí vật chất + chi phí lao động + chi phí khác

Trang 29

- Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản

xuất nấm bỏ ra để chăm sóc nấm Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động)

2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính

- Thu nhập trên chi phí (TN/CP): cho biết một đồng chi phí đầu tư thì

chủ thể đầu tư sẽ nhận được bao nhiêu đồng thu nhập Nếu chỉ số TN/CP nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu TN/CP bằng 1 thì hoà vốn, TN/CP lớn hơn

1 người sản xuất mới có lời

TN/CP= Thu nhập / Tổng chi phí

- Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí

bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ nhận lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu

LN/CP là số dương thì người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt

LN/CP= Lợi nhuận / Tổng chi phí

- Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): thể hiện trong một đồng doanh

thu thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng doanh thu

LN/DT= Lợi nhuận / Doanh thu

- Doanh thu trên chi phí (DT/CP): thể hiện khi bỏ ra 1 đồng chi phí để

đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu

DT/CP= Doanh thu / Chi phí

- Doanh thu / lao động gia đình: tỷ số này cho biết khi nông hộ bỏ ra 1

ngày công lao động gia đình để sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh

thu

DT/LĐGĐ = Doanh thu / Lao động gia đình

- Thu nhập ròng/lao động gia đình (TNR/LĐGĐ):tỷ số này phản ánh

mức độ đầu tư của LĐGĐ đến yếu tố lợi nhuận, cho biết 1 ngày công lao động nông hộ bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập ròng

TNR/LĐGĐ = Thu nhập ròng / Ngày công lao động gia đình

- Lợi nhuận/LĐGĐ(LN/LĐGĐ): tỷ số này cho biết khi nông hộ bỏ ra 1

ngày công lao động gia đình thì nông hộ thu được bao nhiêu đồng thu lợi

nhuận

LN/LĐGĐ = lợi nhuận / lao động gia đình

- Lợi nhuận/thu nhập (LN/TN): cho biết một đồng thu nhập có bao

nhiêu đồng lợi nhuận hay phản ánh mức thu nhập so với lợi nhuận

LN/TN = lợi nhuận / thu nhập

- Thu nhập/doanh thu (TN/DT): cho biết trong 1 đồng doanh thu có bao

nhiêu đồng thu nhập

TN/DT = thu nhập / doanh thu

Trang 30

2.3 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Theo Mai Văn Nam, 2008 Giáo trình Nguyên lí thống kê kinh tế phần I

“Thống kê là gì?” có nêu định nghĩa về thống kê mô tả như sau:

Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp có liên quan

đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán, và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để thống kê các số liệu về giá trị đầu vào, đầu ra, các giá trị định tính và dựa vào kết quả đã thống kê để đánh giá sự tác động của các yếu tố đầu ra, đầu vào đến hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất nấm rơm của các nông hộ ở huyện Long Mỹ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu

Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu

Thống kê tóm tắt dưới dạng các giá trị thống kê đơn giản nhất mô tả dữ liệu

Dùng phương pháp so sánh để thấy tình hình tăng giảm về diện tích, số lượng và tiêu thụ nấm rơm thông qua các chỉ số so sánh tuyệt đối và so sánh tỷ

lệ Cụ thể:

2.3.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện so sánh như cùng nội dung, cùng thời gian không gian, cùng đơn vị tính, đo lường, để xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về hiện tượng, quá trình kinh tế

Có 3 phương pháp so sánh được sử dụng trong bài:

- So sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối

lượng, hoặc quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và không gian

cụ thể bao gồm các con số thể hiện quy mô của tổng thể hay của từng bộ phận trong tổng thể

y = y 1 – y 0

Trong đó :

y: giá trị chênh lệch

y1: giá trị năm sau

y0: giá trị năm trước

- So sánh số tương đối: là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai

chỉ tiêu thống kê cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian hoặc giữa hai chỉ tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau Trong hai chỉ tiêu

để so sánh của số tương đối, sẽ có một số được chọn làm gốc (chuẩn) để so

Trang 31

sánh thể hiện bằng lần, phần trăm (%), phần nghìn (‰) hay bằng các đơn vị kép

y0: giá trị năm trước

- So sánh bằng số bình quân: là chỉ tiêu biểu hiện mức độ điển hình

của một tổng thể gồm nhiều đơn vị cùng loại được xác định theo một tiêu thức nào đó Số bình quân được sử dụng phổ biến trong thống kê để nêu lên đặc diểm chung nhất, phổ biến nhất của hiện tượng kinh tế - xã hội trong các điều kiện thời gian và không gian cụ thể Số bình quân còn dùng để so sánh đặc điểm của những hiện tượng không có cùng một quy mô hay căn cứ để đánh giá trình độ đồng đều của các đơn vị tổng thể

Là một phương pháp dùng để phân tổ thống kê, và phân tổ còn được gọi

là phân lớp thống kê căn cứ vào một số tiêu thức để chia các đơn vị tổng thể ra nhiều lớp (nhóm, tổ) có tính chất khác nhau, khi phân tổ cần lưu ý một đơn vị của tổng thể chỉ thuộc một tổ duy nhất và đơn vị đó phải thuộc tổng thể Có các dạng phân tổ như sau:

- Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính nếu thuộc tính có nhiều biểu hiện thì ghép các nhóm lại với nhau, khi đó các nhóm này phải có tính chất giống nhau hoặc gần giống nhau

- Phân tổ theo tiêu thức số lượng: khi tiêu thức có ít số lượng biểu hiện thì cứ mỗi quan sát hay lượng biến sẽ thành một tổ Nếu tiêu thức số lượng có nhiều biểu hiện thì phân cách mỗi tổ và mỗi tổ có một giới hạn Trong đó, giới hạn trên là lượng biến lớn nhất của tổ, giới hạn dưới là lượng biến nhỏ nhất của tổ, tùy từng mục đích nghiên cứu mà phân tổ đều và phân tổ không đều Phân tổ đều là phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau Nếu phân tổ theo tiêu thức

số lượng rời rạc thì giới hạn trên và giới hạn dưới của 2 tổ kế tiếp nhau không

Trang 32

được trùng nhau Khi phân tổ theo tiêu thức số lượng liên tục thì giới hạn trên

và dưới trùng nhau (Theo Mai Văn Nam, 2008)

Trên cơ sở khái niệm về phân tổ thống kê và phân tổ tần số đề tài sẽ vận dụng vào bài của mình để lập bảng phân tổ thống kê về tình hình sản xuất nấm của các nông hộ trong vụ Thu Đông năm 2014

2.3.4 Phương pháp phân tích hồi quy và xây dựng hàm hồi quy

Theo Mai Văn Nam, 2008 Giáo trình Kinh tế lượng chương 2 “Khái

niệm về phân tích hồi quy” thì:

Phân tích hồi quy đề cập đến việc nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến

số, biến phụ thuộc, vào một hay nhiều biến số khác, biến độc lập, với ý định ước lượng và/hoặc dự đoán giá trị trung bình (tổng thể) của biến phụ thuộc dựa trên những giá trị đã biết hay cố định của biến độc lập

Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu nào đó (ví dụ như thu nhập, năng suất hay lợi nhuận), xác định các nhân tố ảnh hưởng tốt để phát huy và các nhân tố ảnh

Kết quả in ra từ phần mềm STATA, có các thông số như sau:

Coef (coficients): Các tham số β0, β1… βn

Std Err.(Stadar error): sai số chuẩn (SE (βn))

t: giá trị t của kiểm định t

P>|t| (P-value): giá trị xác suất P, là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả

thuyết H0 của kiểm định t bị bác bỏ (H0 : βi= 0 (i=1,2,3,…,n) hay là lần lượt

Xi không liên quan tuyến tính với Y (H1 : βi # 0 (i = 1,2,3…n) tức là Xi có liên quan tuyến tính với Y

Trang 33

Prob>F (Sig F): nói lên mức ý nghĩa của mô hình hồi quy, là mức ý

nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết H0 của kiểm định F bị bác bỏ (H0: Tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (β1 = β2 =… = βn = 0) hay mô hình hồi quy không có ý nghĩa H1: ít nhất có một βi # 0 tức là mô hình hồi quy có ý nghĩa)

Hệ số tương quan bội R (Multiple Correlation Coeficient): nói lên tính liên hệ chặt chẽ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và các biến độc lập (Xi) R càng lớn mối liên hệ càng chặt chẽ

Hệ số xác định R2 (R-square), (Multiple Coeficient of Determination): là

tỷ lệ (hay phần trăm) thay đổi của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập (Xi) hoặc % các (Xi) ảnh hưởng đến (Y), phần còn lại do các yếu

tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu R2 càng lớn càng tốt

Adjusted R Square: Hệ số xác định đã được điều chỉnh dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa hay không Khi thêm vào một biến mà R2 tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy, ngược lại không nên thêm biến đó vào

+ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy,

R2 càng lớn mô hình càng có ý nghĩa vì khi đó Sig.F càng nhỏ

+ Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F với mức ý nghĩa α

+ F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0 (H0: tất cả các tham

số hồi quy đều bằng 0 (β1= β2= β3= … = βn = 0) hay các Xi không liên quan tuyến tính với Y H1 # 0, tức là các Xi có liên quan tuyến tính với Y)

+ F càng lớn thì khả năng bác bỏ H0 càng cao Bác bỏ H0 khi F > F tra bảng Significance F: mức ý nghĩa

+ Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao (Sig.F α) Thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F < mức ý nghĩa α nào đó

H0: Bi = 0, các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

H1: Bi # 0, các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

Cơ sở kiểm định phương trình (kiểm định với độ tin cậy là 95% ứng với mức ý nghĩa α = 1 – 0,95 = 0,5 = 5%)

Trang 34

Bác bỏ giả thuyết H0 khi: Sig.F < α

Chấp nhận giả thuyết H0 khi: Sig.F >=α

Kiểm định các nhân tố trong phương trình hồi quy:

Sau đó so sánh t với tc (N-k)α% (N: số quan sát, k: số tham số)

Nếu t > tc: bác bỏ giả thuyết H0, ngược lại thì chấp nhận giả thuyết H0 Kiểm định F:

RSS RSS

F

UR

UR R

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Qua thông tin tìm hiểu và thu thập được từ Phòng kinh tế và UBND

huyện thì trên toàn huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang vùng trồng nấm rơm nhiều nhất và tập trung là ở 4 xã Long Trị A, Long Phú, Thuận Hưng và Thuận Hòa, với quy mô và diện tích lớn nên đề tài chọn 4 địa bàn trên làm

Trang 35

vùng nghiên cứu chủ yếu, giúp dễ dàng quan sát, thu thập phỏng vấn lấy số

liệu, tiết kiệm thời gian chi phí, tính đại diện cao

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp sẽ được thu thập qua bảng câu hỏi trực tiếp phỏng vấn các nông hộ có trồng nấm rơm trong vụ gần đây nhất (Thu Đông) bởi vì nấm rơm hiện được trồng quanh năm, mà thời gian trồng và thu hoạch là khá ngắn chỉ trong vòng 1 tháng là kết thúc 1 vụ trồng, nên trong năm diễn ra nhiều đợt trồng dẫn đến việc nông hộ không thể nhớ chính xác các khoản mục chi phí đã

sử dụng, do đó để thu thập số liệu được chính xác nên đề tài chỉ chọn phân tích trong vụ gần đây nhất (Thu Đông) Đầu tiên xây dựng thiết kế soạn thảo bảng câu hỏi với nội dung xoay quanh vấn đề nghiên cứu đặc biệt tập trung vào việc thu thập các khoản mục về chi phí đầu vào như chi phí meo giống, chi phí rơm, chi phí phân vi sinh và thuốc dưỡng, chi phí thuê lao động và các loại chi phí khác, cùng với doanh thu lợi nhuận hàng năm và thông tin tổng quan về nông hộ như tuổi, kinh nghiệm, diện tích, trình độ học vấn…Sau đó sẽ bắt đầu đi phỏng vấn thử vào tháng 9/2014 qua cách chọn mẫu ngẫu nhiên và thuận tiện để đánh giá và hiệu chỉnh cho phù hợp khả thi hơn với đề tài nghiên cứu

Khi có số liệu lần đầu tiên của cuộc phỏng vấn sẽ tiến hành nhập liệu, kiểm tra đánh giá hiệu chỉnh cho phù hợp Và tiến hành phỏng vấn chính thức vào thời gian thích hợp, gần nhất sau đó Tìm hiểu thêm về những thuận lợi khó khăn mà nông hộ gặp phải trong sản xuất nấm rơm Với tính phổ biến tập trung rộng lớn về quy mô diện tích trồng đề tài nghiên cứu sẽ chọn cỡ mẫu là

Nguồn: Số liệu điều tra 70 hộ, 2014

Lần phỏng vấn kết thúc sẽ được tổng hợp 70 phiếu điều tra và chọn ra các biến có ảnh hưởng đến lợi nhuận nhập vào phần mềm Excel, sau đó đưa vào phần mềm Stata để chạy hồi quy mô hình, kiểm tra các giả định và xử lí loại bỏ các biến không phù hợp, quan sát bất thường, sữa các lỗi sai trong mô

Trang 36

hình Cuối cùng phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận và đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất

2.4.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp trong bài sẽ được thu thập tổng hợp thông qua Sở nông nghiệp, Phòng kinh tế, Trạm khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV), Niên giám thống kê, các bài báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội hàng năm, nghiên cứu về nông nghiệp giống cây trồng, báo cáo kết quả thực hiện đề

án kế hoạch phát triển cây nấm, của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, tạp chí, internet,…

2.4.3 Phương pháp chọn mẫu

Từ các thông tin thu thập được từ Phòng kinh tế, Trạm Bảo vệ thực vật, trên cơ sở đó tiến hành chọn mẫu xác suất theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện Theo phương pháp tổ chức chọn mẫu một cấp tập trung ở 4 xã trên, đó là địa bàn có số hộ trồng nấm rơm nhiều nhất nên số mẫu sẽ mang tính đại diện cao và chính xác hơn cho tổng thể nên sai số sẽ nhỏ

2.4.4 Phương pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, tần suất, tỉ

lệ, số trung bình…để phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

- Mục tiêu 2: thông qua việc thống kê tổng hợp số liệu, dùng các phép

tính thông thường để tính ra các loại chi phí, doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng nấm rơm

- Mục tiêu 3: sử dụng mô hình hồi quy đa biến thông qua chạy phần

mềm Stata để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các hộ có mô hình trồng nấm rơm ngoài trời

Phương trình hồi quy có dạng:

Y=β0 + β1X1+ β2X2 +… + βiXi + Ui

Trong đó:

Y: là biến phụ thuộc (lợi nhuận)

Xi (i=1,2….n): là các biến độc lập (biến giải thích)

Βi (i=1,2…n): là các hệ số cần ước lượng

Ui: là sai số của mô hình, cụ thể như sau:

Cụ thể hàm lợi nhuận được xác định và xây dựng mô hình như sau:

Y=β0 + β1X1+ β2X2 + β3X3 +……+ β10X10 + ui

Y: lợi nhuận (đồng/m2/vụ)

X 1: Chi phí thuê đất chất rơm (đồng/m2/vụ)

X 2 : Chi phí rơm (đồng/m2/vụ)

X 3 : Chi phí meo giống (đồng/m2/vụ)

X 4 : Chi phí thuốc dưỡng (đồng/m2/vụ)

Trang 37

X 5 : Chi phí vôi men (đồng/m2/vụ)

X 6 : Chi phí phân (đồng/m2/vụ)

X 7: Chi phí lao động thuê (đồng/m2/vụ)

X 8 : Chi phí tưới tiêu (đồng/m2/vụ)

X 9: Chi phí khấu hao công cụ, dụng cụ (đồng/m2 /vụ)

X 10 : Chi phí khác (gồm chi phí vận chuyển, chi phi thông tin liên lạc),

(đồng/m2/vụ)

Biến chí phí LĐGĐ không được đưa vào mô hình bởi tổng chi phí không

có tính CPLĐGĐ vào Lợi nhuận bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí trong

đó không bao gồm chi phí LĐGĐ

Đặt giả thuyết kiểm định:

Ho= 0: Các yếu tố đầu vào không có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng nấm rơm

H1 # 0: Các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng nấm rơm

 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

Từ phương trình trên ta có thể tiến hành nhập liệu sau đó sẽ chạy mô hình và phân tích để xem các chi phí đầu vào có tác động trực tiếp đến lợi nhuận như thế nào, các biến khác sẽ như thế nào khi đưa vào mô hình, nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận ra sao?

Nguồn lực đất đai: đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất Đối với nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được Đất đai là sản phẩm của tự nhiên (theo Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng, 2004) Phần lớn thu nhập hay lợi nhuận của nông hộ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp ở nước ta sử dụng chủ yếu

là lao động tay chân và đất tự nhiên nên diện tích đất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với thu nhập hay lợi nhuận của hộ nông dân (Huỳnh Trường Huy, 2008) Đến với nghiên cứu của tác giả Võ Tuấn Kiệt (2013) đã giúp ta nhận thấy rõ hoạt động sản xuất tạo thu nhập hay lợi nhuận của nông hộ phụ thuộc qui mô sở hữu đất

- Biến chi phí thuê đất chất rơm: là khoản tiền mà nông hộ bỏ ra để thuê đất chất nấm Do đặc điểm sản xuất nấm không thể trồng trên cùng một mảnh đất liên tục nhiều vụ bởi sau mỗi vụ thì các thành phần độc hại vẫn còn tồn đọng trong đất, nên để trồng vụ khác buộc các hộ phải đi thuê đất, nếu trồng trên mảnh đất cũ đó mãi thì năng suất sẽ rất thấp Do đó biến này được kì vọng

có hệ số mang dấu âm, chi phí này tăng lợi nhuận giảm

- Biến chi phí rơm: rơm là nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong việc sản xuất nấm, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nấm và đây là khoản tiền mà nông hộ phải chi lớn nhất cho việc trồng nấm, vì vậy khi giá rơm

Trang 38

nguyên liệu tăng sẽ giảm lợi nhuận Hệ số của biến này được kì vọng mang dấu âm

- Chi phí meo giống: đây cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng hàng đầu và không thể thiếu trong sản xuất nấm rơm Hiện nay có rất nhiều giống meo trên thị trường với giá cả và chất lượng khác nhau, mà chất lượng meo lại ảnh hưởng lớn năng suất meo, nên khi nông hộ chi càng nhiều cho khoản mục chi phí này thì lợi nhuận sẽ càng giảm theo, nếu năng suất và giá bán thấp và ngược lại Vì vậy, hệ số đứng trước biến này cũng được kì vọng mang dấu âm hoặc dương

- Chi phí phân bón: chiếm phần tương đối nhỏ trong tổng chi phí Bởi trồng nấm rơm có thể sử dụng thêm phân hay không cũng được, vì trong rơm vốn đã tồn đọng sẵn một số lượng phân cần thiết cho nấm phát triển Gần đây các hộ có xu hướng sử dụng phân kết hợp với thuốc dưỡng nhằm tăng năng suất nấm, nhưng do các nông hộ vẫn còn sử dụng phân bón theo kinh nghiêm

mà chưa áp dụng các quy trình khoa học kỹ thuật, hay mô hình mới vào sản xuất nấm, nên có thể làm cho chi phí tăng cao, vì thế làm giảm lợi nhuận của nông hộ, nên kỳ vọng mang hệ số của biến này có giá trị âm

- Chi phí thuốc dưỡng: cũng giống như chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV hay thuốc dưỡng chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng chi phí Chi phí này gồm thuốc kích thích ra tơ nấm, thuốc xịt nấm dại, mọt gà, côn trùng… , chi phí này nông hộ có thể tốn hoặc không tùy kỹ thuật trồng, nhưng đa số các

hộ đều tốn chi phí cho khoản mục này, và nếu chi phí này tăng lên thì lợi nhuận của nông hộ sẽ giảm Vì vậy hệ số của biến này cũng kỳ vọng mang giá

trị âm

- Chi phí lao động: Bao gồm chi phí lao động gia đình và chi phí thuê lao động Với hệ số được kỳ vọng mang giá trị âm vì nếu chi phí này cao sẽ làm giảm thu nhập của nông hộ Do giá thuê lao động ngày càng cao

- Chi phí khấu hao công cụ, dụng cụ: Chi phí khấu hao được tính bằng cách lấy số lượng công cụ, dụng cụ nhân cho giá từng loại công cụ, dụng cụ

đó sau đó chia cho thời gian sử dụng trung bình và nhân với tỷ lệ phần trăm sử dụng công cụ, dụng cụ đó cho trồng nấm.Vì vậy chi phí khấu hao cũng làm giảm lợi nhuận của nông hộ nên hệ số được kỳ vọng mang giá trị âm

- Chi phí vôi men: men là nguồn nguyên liệu được sử dụng để làm vệ sinh cho đất hay xử lí nền đất trước khi chất rơm rải meo, nhằm loại bỏ các chất độc còn tồn đọng dưới đất Chi phí này có hộ tốn có hộ không Nhưng nếu chi phí này tăng sẽ làm lợi nhuận giảm, nên biến này được kì vọng mang dấu âm

- Chi phí tưới tiêu: là số tiền nông hộ dùng để mua xăng, dầu về tưới cho nấm khi trồng, hay số tiền phải trả nếu hộ có sử dụng điện trong lúc trồng,

Trang 39

chăm sóc và thu hoạch Chi phí này tăng hay giảm còn tùy thuộc vào thời tiết

vì thế biến này được kì vọng mang dấu âm hoặc dương

- Chi phí khác: là tất cả các khoản tiền mà nông hộ đã bỏ ra không liên quan đến các khoản chi phí trên, nhằm đầu tư cho trồng nấm, đó có thể là chi phí thông tin liên lạc, chi phí bán hay vận chuyển Khi chi phi này càng tăng thì lợi nhuận sẽ càng giảm, thông thường biến này sẽ được kì vọng mang dấu

âm như các biến chi phí trên

Để thấy rõ hơn sự kì vọng về dấu của các biến được đưa vào mô hình

và sự ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận ra sau bảng sau tổng hợp đều đó Bảng 2.2: Mô tả ý nghĩa của các biến độc lập và sự kì vọng về dấu các ước lượng βk

X 3 : Chi phí meo giống (đồng/m2/vụ)

X 4 : Chi phí thuốc dưỡng (đồng/m2/vụ)

X 5 : Chi phí vôi men (đồng/m2/vụ)

X 6 : Chi phí phân (đồng/m2/vụ)

X 7: Chi phí lao động thuê (đồng/m2/vụ)

X 8 : Chi phí tưới tiêu (đồng/m2

/vụ)

X 9: Chi phí khấu hao công cụ, dụng cụ (đồng/m2 /vụ)

X 10 : Chi phí khác (gồm chi phí vận chuyển, chi phi

thông tin liên lạc, chi phí bán nấm…), (đồng/m2/vụ)

-

- -/+

-

-

-

- -/+

-

-

- Mục tiêu 4: sử dụng phương pháp suy luận, từ việc tìm hiểu nguyên

nhân và thông tin về tình hình sản xuất tiêu thụ nấm rơm kết hợp với kết quả phân tích ở mục tiêu 2, vận dụng kiến thức đã học và tham khảo ý kiến của một số chuyên gia, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tăng thu nhập, phát huy lợi thế hạn chế bất lợi cho nông hộ có mô hình trồng nấm rơm ở địa bàn nghiên cứu

Trang 40

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LONG MỸ VÀ PHÂN

TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU

3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LONG MỸ

Hình 3.1 Bản đồ huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Long Mỹ là một huyện thuộc tỉnh Hậu Giang trước năm 2004 thuộc tỉnh Cần Thơ một tỉnh thuộc ĐBSCL Việt Nam

3.1.1.1 Vị trí địa lí

Long Mỹ nằm hoàn toàn trong khoảng giữa vùng Tây sông Hậu, địa hình thấp và bằng phẳng, có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, cách trung tâm thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 20km, cách các trung tâm thành phố Cần Thơ 60km, thành phố HCM 240km, thành phố Rạch Giá 60km, thành phố Sóc Trăng 90km, thành phố Bạc Liêu 75km theo tuyến quốc lộ 61.Vị trí tiếp giáp với các khu vực và tỉnh lân cận gồm có:

 Phía Bắc giáp thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy của tỉnh Hậu

Giang

 Phía Nam giáp với huyện Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu và thị xã Ngã

Năm của tỉnh Sóc Trăng

 Phía Tây tiếp giáp với huyện Gò Quao của tỉnh Kiên Giang

 Phía Đông tiếp giáp với huyện Phụng Hiệp của tỉnh Hậu Giang

Huyện Long Mỹ nằm ở tọa độ 9040’47’ Bắc 105030’53’ Đông Với diện tích 396,21 km2 Dân số năm 2009 ở mức 164.865 người Dân tộc chủ yếu là người Kinh, Hoa, Khmer

Ngày đăng: 26/10/2015, 11:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Phi Hổ, 2003. Giáo trình “ Kinh tế nông nghiệp – Lý thuyết và thực tiễn”. Nhà xuất bản Thống kê Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế nông nghiệp – Lý thuyết và thực tiễn
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê Trường Đại học Cần Thơ
2. Huỳnh Trường Huy, Nguyễn Phú Son và Trần Thụy Ái Đông, 2004. Giáo trình “Kinh tế sản xuất”. Nhà xuất bản Thống kê Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế sản xuất
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê Trường Đại học Cần Thơ
3. Trần Quốc Khánh, 2005. Giáo trình “Quản trị kinh doanh nông nghiệp”. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kinh doanh nông nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội - Hà Nội
4. Phạm Văn Khôi, 2007. Giáo trình “Phân tích chính sách nông nghiệp nông thôn”. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chính sách nông nghiệp nông thôn
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
5. Nguyễn Hữu Tâm, 2008. Giáo trình “ Phương pháp nghiên cứu kinh tế”. Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu kinh tế
6. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình “Nguyên lí thống kê kinh tế”. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lí thống kê kinh tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
7. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình “Kinh tế lượng”. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế lượng
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
8. Bùi Văn Trịnh, 2009. Giáo trình “Marketing nông nghiệp”. Nhà xuất bản Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing nông nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Trường Đại học Cần Thơ
9. Trần Thị Yến Vân, 2011. “Phân tích hiệu quả sản xuất cúc mâm xôi tại làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp”.Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả sản xuất cúc mâm xôi tại làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp”
10. Lê Thị Thanh Trúc, 2012. “Phân tích tình hình áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre
11. Lê Thị Lụa, 2013. “ Phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng lúa ở xã An Khánh huyện Châu Thành - Đồng Tháp”. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng lúa ở xã An Khánh huyện Châu Thành - Đồng Tháp”
12. Bùi Thị Kim Thoa, 2013. “Phân tích hiệu quả tài chính hoa tại làng nghề hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ quận Bình Thủy Thành phố Cần Thơ”.Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích hiệu quả tài chính hoa tại làng nghề hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ quận Bình Thủy Thành phố Cần Thơ”
13. Nguyễn Văn Tiễn và Phạm Lê Thông, 2014.“ Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng sen trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”. Đề tài nghiên cứu khoa học khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng sen trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”
14. Nguyễn Hữu Tâm, 2013“ Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ ca cao ở tỉnh Bến Tre”. Đề tài nghiên cứu khoa học khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ ca cao ở tỉnh Bến Tre”
19. Hoàng Nhân báo Hậu Giang, 2014. Long Mỹ (Hậu Giang): Nông dân trồng nấm rơm thu nhập từ 3-6 triệu đồng/công/vụ, 2014. Online&lt;http://www.vietlinh.vn/library/news/2014/agriculture_plantation_news_show_2014.asp?ID=1079&gt; . Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Long Mỹ (Hậu Giang): Nông dân trồng nấm rơm thu nhập từ 3-6 triệu đồng/công/vụ, 2014
20. H. Loan, 2013. Trồng nấm rơm lợi nhuận cao. Online &lt;http://baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE180244/Trong_nam_rom_loi_nhuan_cao.aspx&gt;. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng nấm rơm lợi nhuận cao
22. Báo Hậu Giang, 2014. Long Mỹ Hậu Giang vào mùa nấm rơm. Online.&lt; http://www.2lua.vn/preview/long-my-hau-giang-vao-mua-nam-rom-17895&gt;.Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Long Mỹ Hậu Giang vào mùa nấm rơm
23. Bách Khóa toàn thư mở Wikipedia, 2014. Nấm rơm. &lt;http://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BA%A5m_r%C6%A1m&gt;. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nấm rơm
24. Báo nông nghiệp, 2011. Phân bón chuyên cho nấm rơm. Online&lt; http://www.2lua.vn/article/phan-bon-chuyen-dung-cho-nam-rom &gt;. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2014 Link
16. Trạm Bảo vệ thực vật huyện Long Mỹ, 2014 17. Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ, 2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w