Nấm bệnh, côn trùng và cách phòng chống

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm của các hộ nông dân ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 65)

5. Nội dung và kết quả đạt được

3.3.4Nấm bệnh, côn trùng và cách phòng chống

Trong quá trình trồng nấm thường xuất hiện 1 số loại nấm gây hại và côn trùng phá hoại như sau:

- Nấm dại (nấm mực) xuất hiện do độ ẩm nguyên liệu quá cao. Loại này không gây hại nhưng cạnh tranh dinh dưỡng của nấm rơm. Phòng trừ bằng cách điều chỉnh độ ẩm nguyên liệu lúc đem trồng, hạn chế tưới nước.

52

- Và các loại nấm mốc khác như mốc xanh, vàng, đen… Loại nấm này nguy hiểm nguyên nhân có thể do bị nhiễm bệnh từ nước. Khu vực nuôi bị ẩm thấp, đất đã trồng nhiều lần.

Phòng trừ bằng cách loại bỏ những mô đã bị bệnh ra khỏi khu vực nuôi trồng thậm chí chôn sâu hoặc để ngăn chặn nguồn bệnh lây lan. Việc dùng hóa chất để phun trực tiếp lên mô nấm ít có hiệu quả, cần phòng ngừa là cách tốt nhất.

- Bên cạnh đó côn trùng phá hoại như chuột, gián, kiến, mối gặm nhấm sợi và cây nấm, đào hang, làm xáo trộn mô nấm, ăn giống nấm vừa cấy xong.

Phòng trừ bằng cách dùng bẫy chuột, gián, kiến tại khu vực nuôi trồng.

3.3.5 Tình hình sản xuất nấm rơm

Trong những năm qua mô hình trồng nấm rơm ở huyện Long Mỹ được nhiều hộ nông dân trồng, do tận dụng được nguồn nguyên liệu rơm từ lúa sau khi thu hoạch đem về ủ rơm để trồng nấm, nhờ vậy mà góp phần hạn chế chất thải của đồng ruộng bởi rơm rạ mục và nhờ đó tăng thêm được nguồn thu nhập trong lúc nhàn rỗi , bên cạnh đó chất lượng cuộc sống cũng được cải thiện. Cụ thể tình hình sản xuất nấm rơm trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 thể hiện trong bảng sau:

53

Bảng 3.15: Diện tích, sản lượng và năng suất trồng nấm của các nông hộ tại huyện Long Mỹ từ năm 2013- 9 tháng đầu năm 2014

2013 9 tháng/2014 Vụ ĐX Vụ HT Vụ TĐ Vụ ĐX Vụ HT Vụ TĐ Thị trấn Long Mỹ - 22,50 - - - - Long Bình - - 111,00 - - - Long Trị - - 40,40 56,00 - 21,00 21,50 Long Trị A - 17,00 - 87,00 137,00 Thị trấn Trà Lồng 5,00 5,00 5,30 - 24,00 - Tân Phú 2,00 20,50 3,25 - 36,00 - Long Phú 5,80 15,90 33,75 27,20 27,80 20,50 Vĩnh Thuận Đông 2,40 19,00 22,50 61,70 28,00 16,30 Thuận Hưng 56,50 20,90 42,00 79,50 53,00 21,00 Thuận Hòa 36,00 42,30 31,70 24,50 73,20 34,50 Xà Phiên 33,10 28,02 61,32 19,90 14.90 42,00 Vĩnh Viễn 9,60 6,70 7,00 9,70 - 7,00 Vĩnh Viễn A 1,60 - - - - - Lương Tâm - 0,20 - - 160,00 - Lương Nghĩa - - - - 2,35 6,91 Tổng (ha) 152,000 198,02 414,22 222,50 527,25 306,71

Thu hoạch (ha) 152,00 198,02 185,70 215,70 527,25 263,50

Nguồn: Trạm bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Long Mỹ năm 2013-T9/2014

Theo bảng này ta thấy thực tế nấm rơm được trồng chủ yếu ở các xã như Tân Phú, Long Phú, Vĩnh Thuận Đông, Thuận Hưng, Thuận Hòa, Xà Phiên và Vĩnh Viễn người dân nơi đây trồng quanh năm và khá tập trung. Các xã khác chỉ trồng phân tán chưa chuyên canh và trồng theo vụ là chủ yếu. Đa phần huyện Long Mỹ người dân trồng nấm rơm vẫn còn trồng theo tập quán cũ và trồng một cách tự phát, lẻ tẻ manh mún, hay trồng theo phong trào, vì thấy lợi nhuận mang lại khá cao, do đó ào ạo trồng và có khi thua lỗ thì cũng ùn ùn nghỉ trồng nấm, vì thế trong 2 năm qua các xã luôn có sự tăng giảm đột ngột về diện tích trồng nấm, chỉ có những hộ thật sự có kinh nghiệm do trồng lâu năm nên mới có thể sản xuất theo đuổi nghề trồng nấm thường xuyên được,

54

hiện tại chưa có sự quản lí chặt chẽ và hầu như họ không tập huấn và cũng không tham gia vào bất kì tổ chức hay tổ hợp tác nào. Gây ra nhiều khó khăn trong việc kiểm soát, và thống kê chỉ mang tính tương đối.

Vụ Đông Xuân năm 2012-2013 chỉ có xã Thuận Hưng, Thuận Hòa và Xà Phiên trồng nhiều nhất với số ha lần lượt là 56,50 ha, 36,00 ha và 33,10l ha. Còn vụ Hè Thu có thêm các xã trồng nấm khác như: Thị trấn Long Mỹ, Long Trị A và xã Lương Tâm, mặc dù có nhiều xã trồng thêm nấm nhưng các xã Thuận Hưng, Thuận Hòa và Xà Phiên vẫn có diện tích trồng nấm nhiều hơn các xã còn lại, thể hiện sự đặc trưng và bền vững của vùng trồng nấm ở các xã này. Đến vụ Thu Đông có thêm xã Long Bình trồng, mặc dù mới trồng nhưng diện tích trong vụ này xã Long Bình lại có diện tích trồng lớn nhất với 111.00 ha, sau đó là đến Xà Phiên có 61,32 ha kế tiếp nữa là xã Long Trị A 56,00 ha. Các xã khác vẫn có số liếp trồng khá ổn định. Thực tế cho thấy các xã mới trồng có diện tích lớn là do mức lợi nhuận cao nên thu hút nhiều hộ tham gia trồng và họ cũng dám mạnh dạn đầu tư vào việc trồng nấm mong muốn sẽ mang lại nguồn thu nhập mới và cuộc sống tốt hơn.

Sang 9 tháng đầu năm 2014 thì vụ Đông Xuân số xã trồng giảm lại đáng

kể do vụ này ít có nguồn nguyên liệu từ rơm để nông dân mua về trồng, do lúa thu hoạch ít, kéo theo đó là diện tích trồng nấm rơm giảm, và một số trường hợp do lỗ kéo dài làm nông hộ không đủ vốn đầu tư nên họ ngưng việc sản xuất nấm chuyển sang ngành khác. Và vụ này chỉ còn 6 xã trồng vẫn tập trung ở các xã Long Phú, Thuận Hưng, Thuận Hòa và Xà Phiên, Vĩnh Thuận Đông. Còn vụ Hè Thu chỉ có thị trấn Long Mỹ và Long Bình, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A là không trồng nấm. Đặc biệt trong vụ này nỗi bật lên đó là xã Lương Tâm có diện tích trồng nấm lớn nhất 160,00 ha lớn nhất trong các xã trồng nấm từ trước đến nay và xã Lương Tâm cũng chỉ trồng duy nhất trong vụ Hè Thu của các năm. Từ đó cho thấy hiệu quả từ mô hình trồng nấm thật sự cao và được nhiều hộ tham gia. Và cuối cùng là vụ Thu Đông của năm 2014 xã Long Trị A có diện tích trồng nấm lớn nhất 137,00 ha và đặc trưng của Long Trị A là chỉ trồng nấm ở 2 vụ Hè Thu và Thu Đông. Diện tích trồng nấm trong năm này của các xã không có sự chênh lệch lớn lắm khá đồng đều chỉ có xã Vĩnh Viễn và Lương Nghĩa là trồng 7,00 và 6,91 ha.

Hiện tại tình hình sản xuất nơi đây đang gặp phải nhiều khó khăn đó là giá rơm nguyên liệu ngày càng cao và khan hiếm, chất lượng rơm lại giảm dần và chất lượng meo ngày càng kém và thời tiết biến đổi ảnh hưởng lớn đến quá trình trồng nấm, giá bán ra lại không cao. Người dân ít chịu tham gia tập huấn, các giống meo mới chưa được sử dụng nhiều, nguồn thông tin khoa học còn ít được tiếp cận, mô hình sản xuất theo truyền thống lạc hậu, người dân ít dám áp dụng mô hình mới.

55

3.3.6 Tình hình tiêu thụ nấm rơm trong giai đoạn năm 2013 – 9 tháng đầu năm 2014

Trong 2 năm qua tình hình tiêu thụ nấm rơm ở huyện Long Mỹ khá tốt, mỗi ngày cung cấp ra thị trường hàng ngày tấn nấm rơm, xuất bán cho các vùng lâm cận còn ít, chủ yếu nông hộ bán cho thương lái và lò luộc sau quá trình xử lí chế biến nấm rơm bắt đầu được bán cho các vùng lân cận, như Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh, đầu mối tiêu thụ lớn của cả nước về nấm rơm. Hiện nấm rơm đã được xuất khẩu sang các nước như Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc nhưng với số lượng còn quá ít và phải chịu sự cạnh tranh về giá chất lượng nấm rơm với các vùng trồng khác như: Ngã Năm Sóc Trăng hay Lai Vung Đồng Tháp, nhưng lâu nay chất lượng nấm ở Long Mỹ vẫn được đánh giá rất cao. Điểm đặc trưng của nấm rơm Long Mỹ là người dân thu hái nấm vào ban đêm cho giá bán cao từ 33-36.000 đồng/kg nấm giá bán cao hơn ban ngày gần 10.000 đồng/kg.

56

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM CỦA

CÁC NÔNG HỘ TẠI HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG

4.1 GIỚI THIỆU THÔNG TIN VỀ NÔNG HỘ 4.1.1 Tổng quan về nông hộ

Tính đến cuối năm 2013 Long Mỹ có hơn 39.779 hộ gia đình sinh sống trên địa bàn và trong số đó thì huyện chưa thể thống kê được có bao nhiêu hộ trồng nấm, do các hộ đa phần trồng tự phát theo phong trào nên rất khó quản lí kiểm soát. Vốn là vùng chuyên canh về nông nghiệp có thế mạnh chủ lực là cây lúa, nên sau mỗi vụ thu hoạch xong nông hộ lại tận dụng phần rơm rạ để trồng nấm và mô hình trồng nấm rơm rất dễ trồng nên ai cũng có thể trồng, nếu chịu khó bỏ tí thời gian học hỏi và quan sát, thế nhưng để trồng nấm cần phải do 1 số người trong gia đình đồng ý thống nhất. Từ đó, có sự hỗ trợ góp sức cùng làm thì mới mang lại hiệu quả cao, với các điều kiện khách quan khác và việc quyết định trồng nấm thường là do chủ hộ quyết định. Cụ thể do nam, nữ vợ hay chồng quyết định trồng nấm bảng sau thể hiện điều đó.

Bảng 4.1: Giới tính của chủ hộ trồng nấm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Số liệu điều tra 70 hộ, 2014

Bảng trên cho thấy thực tế việc sản xuất nấm cũng như trồng các loại cây khác hay sản xuất kinh doanh thì người đứng ra sản xuất và quyết định tất cả mọi thứ liên quan đến quá trình sản xuất vẫn là nam giới, người vợ hay nữ giới còn bị hạn chế trong việc ra quyết định, quyền lực gia đình vẫn do người chồng nắm giữ, làm hạn chế đi khả năng tự tham gia sản xuất của phụ nữ nói chung, bên cạnh đó số hộ do nữ giới là người đứng ra trồng nấm là nữ còn thấp chỉ có 7 hộ. Nhưng đó cũng là một tín hiệu đáng mừng vì mô hình này có thể được sản xuất bởi nam lẫn nữ mà vẫn mang lại hiệu quả tạo nguồn thu nhập mới, giúp lao động nhàn rõi có việc làm, đa dạng hóa lao động, mọi người biết chủ động làm việc không còn quá phụ thuộc vào người thân, gia đình, khuyến khích tất cả mọi người làm giàu với các công việc chính đáng phù hợp với khả năng, khơi dậy tính cần mẫn cần cù, tham học hỏi của nông

Giới tính Tần sô (lần) Tỷ lệ (%)

Nữ (người/hộ) 7 10

Nam (người/hộ) 63 90

57

dân. Và trồng nấm cũng không cần tuổi tác, kinh nghiệm, trình độ học vấn cao hay thấp, nguồn vốn, diện tích đất, số lao động nhiều hay ít vì chỉ cần người có ý muốn trồng nấm là đều có thể sản xuất nấm được. Để tìm hiểu kỹ hơn về các thông tin đó ta sẽ phân tích trong các phần sau.

4.1.1.1 Tuổi của chủ hộ

Thông thường các hoạt động sản xuất đều đòi hỏi người lao động trên 18 tuổi mới có thể tự quyết định và chịu trách nhiệm về mọi chuyện họ đã làm và sản xuất nấm rơm thông qua quá trình điều tra cho thấy tất cả các chủ hộ sản xuất đều trên 18 tuổi và những thành viên tham gia phụ giúp trồng nấm cũng trên 18 tuổi, và các hộ có độ tuổi sản xuất nấm cũng khác nhau tuổi trung bình của hộ sản xuất nấm là 37,61 tuổi và tuổi cao nhất là 61 và tuổi thấp nhất là 23 tuổi.

Bảng 4.2: Tuổi của các chủ hộ trồng nấm

Tuổi (năm) Tần suất (lần) Tỷ lệ (%)

1 = Dưới 30 tuổi 10 14,29

2 = Từ 30 đến dưới 40 tuổi 35 50,00

3 = Từ 40 đến dưới 50 tuổi 17 24,29

4 = Từ 50 trở lên 8 11,43

Tổng 70 100

Nguồn: Số liệu điều tra 70 hộ, 2014

Nguồn: Số liệu điều tra 70 hộ, 2014

Hình 4.1 Tuổi của các chủ hộ trồng nấm

Bảng này cho thấy hộ có độ tuổi từ 30 đến dưới 40 có 35 hộ trên tổng số 70 hộ điều tra tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 50% trong tổng số hộ điều tra. Ở độ tuổi này sức lao động vẫn còn khỏe mạnh và cũng trong độ tuổi này thì khả

14,29% 50% 24,29% 11,43% Dưới 30 tuổi Từ 30 đến dưới 40 tuổi Từ 40 đến dưới 50 tuổi Từ 50 tuổi trở lên

58

năng làm việc và tiếp nhận các ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) còn khá tốt, hiệu suất làm việc cao và có thể giải quyết tốt các vấn đề. Độ tuổi thích hợp cho các hoạt động sản xuất để có thể đạt hiệu quả như mong muốn. Còn độ tuổi trên 50 chiếm 11,43% có 8 hộ trong độ tuổi này và có 17 hộ trong độ tuổi từ 40 đến dưới 50 chiếm 24,29%, độ tuổi dưới 30 có 10 hộ và tỷ lệ là 14,29%. Độ tuổi này có sự đối lập nhau về số năm kinh nghiệm và sự ứng dụng KHKT với 2 độ tuổi còn lại. Ưu điểm là trẻ tuổi nên có sự ham muốn tìm tòi học hỏi cao, năng động sáng tạo lại có sức khỏe được học tập tốt, tìm kiếm và khai thác thông tin thị trường nhanh, nhạy bén nhưng còn khá non trẻ trong việc lựa chọn các giống trồng và cách trồng như thế nào là tốt. Các hộ có độ tuổi trên mức 40 là độ tuổi có số năm kinh nghiệm đã lâu nhưng khả năng tiếp nhận và xử lí các vấn đề trở nên kém, tuổi càng cao thể lực tinh thần sẽ suy giảm dần.

4.1.1.2 Trình độ học vấn

Trong bất kì hoạt động nào thì để đạt hiệu quả cao thì không thể không có học vấn và học vấn giúp nông hộ dễ dàng tìm hiểu mọi thứ và làm công việc đó hoàn thành tốt, học vấn là vấn đề quan trọng trong việc học hỏi và tiếp thu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống nói chung và hiệu quả sản xuất nấm nói riêng. Bảng sau thể hiện trình độ học vấn (TĐHV) của các chủ hộ trồng nấm.

Bảng 4.3: Trình độ học vấn của các chủ hộ trồng nấm

Nguồn: Số liệu điều tra 70 hộ, 2014

Người trồng nấm có trình độ học vấn trải đều ở các cấp, đó là lí do tại sao trình độ nào cũng có thể trồng nấm được.

Trình độ học vấn (năm) Tần suất (lần) Tỷ lệ (%) 1 = Mù chữ (không đi học) 1 1,43 2 = Cấp 1 (Tiểu học) 25 35,71 3 = Cấp 2 (THCS) 22 31,43 4 = Cấp 3 (THPT) 20 28,57 5 = Trung cấp 1 1,43 6 = Cao đẳng 0 0 7 = Đại học 1 1,43 8 = Khác 0 0 Tổng 70 100

59 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TĐHV của các hộ trồng nấm rơm qua điều tra cho thấy cao nhất là bậc Đại học, sau đó là Trung cấp chiếm 1,43%, đây là một thuận lợi trong việc học hỏi và áp dụng KHKT vào sản xuất nấm rơm với các giống mới và mô hình mới, tích lũy kinh nghiệm dễ dàng. Trong đó có 1 hộ không biết chữ do không được đi học bởi điều kiện gia đình khó khăn, nhưng không ảnh hưởng nhiều lắm đến kỹ thuật trồng của hộ. Đa phần các hộ trồng nấm học đến hết cấp 1 là nghỉ học gồm 25 hộ với tỷ lệ 35,71%. Nó trở thành rào cản trong việc tiếp thu các kỹ thuật mới, cũng như thay đổi tập quán sản xuất, vì việc ứng dụng KHKT luôn đòi hỏi nông hộ phải có học vấn ở một mức nào đó, học vấn thấp gây khó khăn trong việc sử dụng các thiết bị hiện đại và tìm hiểu thông tin qua các tạp chí, báo chí, tin tức,…nhưng do trồng nấm không đòi hỏi cao về học vấn nên nó không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận trồng nấm của các hộ. Mặc dù học vấn thấp nhưng họ vẫn có thể học hỏi kinh nghiệm từ hàng xóm hoặc xem ti vi, nghe radio,…hoặc các hộ có tập huấn thì về truyền lại cho hộ không có tham gia tập huấn theo kiểu hợp tác, hỗ trợ giữa các hộ với nhau. Trồng nấm lâu năm dần dần họ tự động tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân. Hộ có TĐHV đến cấp 2 có 22 hộ chiếm 31,43%, hộ học đến cấp 3 có 20 hộ chiếm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm của các hộ nông dân ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 65)