Tình hình thu hoạch và tiêu thụ nấm rơm trong vụ Thu Đông của 9 tháng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm của các hộ nông dân ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 90)

5. Nội dung và kết quả đạt được

4.2.1 Tình hình thu hoạch và tiêu thụ nấm rơm trong vụ Thu Đông của 9 tháng

của tháng 9/2014

Nấm rơm là cây ngằn ngày nên thời gian thu hoạch và trồng rất ngắn chỉ trong vòng 30 ngày trở lại, hộ làm 1 vụ lâu nhất cũng chỉ hơn 30 ngày là xong, trong đó hộ có số ngày thu hoạch kéo dài nhất là 20 ngày đối với hộ có số lượng ghe rơm sản xuất nhiều trên 5 ghe, thấp nhất là 3 ngày đối với hộ chỉ trồng 1 ghe rơm hay sử dụng rơm nhà để trồng, số ngày thu hoạch trung bình của các hộ là 8,26 ngày, và thời điểm thu hái nấm tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều mát, và trong thời gian gần đây Long Mỹ xuất hiện cách thu hái và bán nấm đêm thay bán nấm ngày, mặc dù thu hoạch nấm đêm có cực hơn so với việc hái nấm ngày nhưng giá bán nấm đêm thường từ 33-36 ngàn đồng cao hơn nấm ngày gần 10 ngàn đồng. Và việc thu hái nấm là diễn ra liên tục trung bình trong 1 tuần là hết vụ thu hái nấm, mỗi lần hái nấm xong cần phải tưới nước lên mô nấm để giữ ẩm cho nấm phát triển, tạo ra nấm thương phẩm bán ở các ngày sau.

Vì đặc điểm thực vật của nấm rơm nên khi thu hoạch xong một đợt là nấm được bán cho thương lái ngay trong buổi sáng hoặc trong đêm để qua ngày nấm sẽ hết tươi và bị mất giá mất kg, nông hộ hái xong là bán ngay không giữ lại bảo quản hay dự trữ chờ giá lên cao mới bán. Theo nguồn thông tin phỏng vấn thì có 60 hộ chọn cách bán nấm theo phương thức bán kg, mặc dù ở địa phương có thành lập các tổ thu mua nấm nhưng nông hộ vẫn chọn cách bán nấm theo kg chớ không thích bán theo hợp đồng bao tiêu, hay bán theo ghe. Bán theo hợp đồng bao tiêu chỉ có 10 hộ chọn chiếm 14,29%. Bởi vì bán theo kg sẽ tiện lợi cho nông hộ trong việc thu hái nấm, hái được bấy nhiêu bán bấy nhiêu và lại không phải sợ bị trả lại nấm đã thu hái, nếu bán theo hợp đồng nấm phải được phân loại và đạt chất lượng tiêu chuẩn đưa ra mới có thể

77

bán được, bán kg vẫn có thương lái lại tận nhà mua không phải tốn công vận chuyển đi bán xa xôi hay giao mối cho các tiểu thương bán lẻ ngoài chợ. Bảng 4.18: Phương thức bán nấm

Phương thức bán Tần số (lần) Tỷ lệ (%)

1 = Bán kg 60 85,71

2 = Bán mão 0 0

3 = Bán theo hợp đồng bao tiêu 10 14,29

4 = Bán theo ghe 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra 70 hộ, 2014

Nguồn: Số liệu điều tra 70 hộ, 2014

Hình 4.7 Đối tượng thu mua nấm

Trên địa bàn huyện Long Mỹ hiện nay có rất nhiều đối tượng thu mua nấm và 1 trong các đối tượng được nông hộ chọn bán nhiều nhất đó là thương lái có 49 hộ chọn tỷ lệ 70%, còn lại là 35 hộ chọn bán cho lò luộc chiếm tỷ lệ 70%, có 25 hộ có bán nấm cho chợ và người bán lẻ, hay người tiêu dùng chiếm 35,71%. Thương lái là đối tượng trực tiếp cho nông hộ mượn vốn để sản xuất và cũng là đối tượng đứng ra thu mua, họ yên tâm sản xuất vì đầu ra đã có mối chờ đón sẵn để mua, nhưng hơi bị lệ thuộc và ép giá, tuy nhiên nông hộ không phải tốn chi phí cho việc vận chuyển nấm đi bán. Thương lái có vai trò quan trọng trong thu mua nấm cho nông hộ, đối tượng mua nấm là thương lái rất đa dạng. Còn nấm được bán cho lò luộc là vì các lò luộc là cơ sở đóng tại địa phương gần nơi nông hộ sản xuất nên bán nấm cho lò luộc cũng dễ dàng, khỏi phải đi xa đợi chờ người mua, lại được lò luộc cho mượn công cụ thu hái nấm, nấm hái được bao nhiêu sẽ được bán cho lò luộc bấy nhiêu. Khâu bán lẻ chỉ chiếm 1 phần nhỏ chủ yếu là bán nấm tươi cho các cá nhân hộ gia đình tiêu dùng chế biến thức ăn, nấm được bán là do nông hộ đi thu hái lại các mô nấm còn sót như nấm dù, nấm búp trong ngày hay sau ngày thu hái cuối cùng của vụ để bán cho bà con hàng xóm, nhưng đó cũng chỉ là mức bán lẻ

0% 70% 35,71% 50% Công ty chế biến nấm xuất khẩu Thương lái Chợ, người tiêu dùng Khác (lò luộc)

78

với giá rẻ. Nấm thương phẩm bán cho các công ty xuất khẩu chưa được phát triển chủ yếu do thương lái thu mua gom về bán lại cho các công ty xuất nhập khẩu nấm, nông hộ phải thông qua các trung gian này, nên ít khi được tiếp xúc trực tiếp với các mối mua với giá cao và thị trường tiềm năng nước ngoài. Bảng 4.19: Lí do bán cho các đối tượng thu mua nấm

Lí do Tần số (lần) Tỷ lệ (%)

1 = Mối quen 42 60

2 = Giá cao 21 30

3 = Địa điểm thuận lợi, gần nhà 9 12,86

4 = Trả ngay bằng tiền mặt 32 45,71

5 = Dễ liên lạc 14 20

6 = Khác 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra 70 hộ, 2014

Lí do mà nông hộ chọn bán cho các đối tượng trên là vì đó là mối quen, và vốn đã thu mua nấm cho nông hộ từ rất lâu lại cùng sinh sống trên 1 địa bàn, họ đã có sự liên kết và gắn bó am hiểu ở một mức độ nào đó lí do này chiếm 60% gồm 42 hộ, điểm hấp dẫn khác làm cho nông hộ quyết định bán nấm cho các đối tượng này là sau khi bán nấm xong nông hộ sẽ được thanh toán ngay bằng tiền mặt lí do này chiếm 45,71% gồm 32 hộ, ai cũng thích bán được nhanh thu tiền gấp nhằm chi tiêu cho việc khác. Một lí do khác được đề đề cập đến là vì bán được giá cao, có khi giá bán trên 35 ngàn đồng, lái đến tận nhà thu mua lí do này chiếm 30% với 21 hộ lựa chọn. Lí do tiếp theo chiếm 20% gồm 14 hộ vì các đối tượng này rất dễ liên lạc và chiếm 12,86% gồm 9 hộ với lí do các mối này có địa điểm gần nhà nên thuận lợi cho việc mua bán nấm. Khi quyết định bán cho các đối tượng trên thì giá cả sẽ được một trong các bên quyết định và từ đó ảnh hưởng đến hình thức thanh toán

như bảng và hình sau trình bày dưới đây:

Nguồn: Số liệu điều tra 70 hộ, 2014

Hình 4.8 Người quyết định giá bán

11,43% 7,14% 35,71% 47,14% 0% Người mua Người bán Theo thỏa thuận Theo thị trường Khác

79

Bảng 4.20: Cách thức liên hệ bán nấm và hình thức thanh toán khi mua nấm

Cách thức liên hệ bán nấm Tần số (lần) Tỷ lệ (%)

1 = Tìm đến các đối tượng thu mua 3 4,29

2 = Qua quen biết 11 15,71

3 = Người mua hay thương lái tìm đến 64 91,43

4 = Do HTX, hội nông dân thu mua 1 1,43

5 = Tự chở đi bán ở các chợ đầu mối, hội chợ 1 1,43

6 = Khác 0 0

Hình thức thanh toán Tần số (lần) Tỷ lệ (%)

1= Trả ngay bằng tiền mặt 49 70

2 = Trả 1 phần sau vài ngày trả hết 15 21,43

3 = Sau vài ngày mới trả 7 10

4 = Khác 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra 70 hộ, 2014

Có rất nhiều cách khác nhau để nông hộ và người mua nấm liên lạc được với nhau, trong đó cách phổ biến nhất là người mua hay thương lái chủ động tìm đến nông hộ chiếm 91,43% gồm có 64 hộ, bởi mối quan hệ rộng rãi thương lái sẽ tìm đến nông hộ dễ dàng hơn. Ngoài ra còn có liên hệ thông qua quen biết tỷ lệ 15,71% gồm 11 hộ, các hộ trồng nấm lân cận nhau nên thấy hộ này bán cho lái này hộ khác cũng sang tìm hiểu và lần lần tiếp cận rồi bán nấm cho lái. Trường hợp tìm đến các đối tượng thu mua có 3 hộ chiếm tỷ lệ 4,29%. Khi biết được hộ này trồng thương lái sẽ tìm hiểu để biết coi xung quanh đó có còn nhiều hộ trồng không. Trừ trường hợp các hộ ở quá xa và trồng cách biệt nhau nên phải tự tìm lái đến mua. Các cách liên hệ qua HTX hay hội nông dân và tự chở đi bán chỉ chiếm 1,43% gồm 1 hộ. Cách này không được người sản xuất nấm sử dụng do bán cho HTX thường là nấm phải chất lượng mà giá cũng không cao lắm, nấm bán bị phân loại và chọn lựa chất lượng tốt.

Trong những năm qua giá bán nấm liên tục tăng cao nên khó ra quyết định trong việc ra giá bán như thế nào là hợp lí. Vì thế giá sẽ được bán theo thị trường chiếm tỷ lệ 47,14% gồm 33 hộ, để tránh bị ép giá, giá thị trường như thế nào thì bán theo như thế ấy, nên có lời lỗ gì thì cả 2 cùng chịu. Giá theo thỏa thuận chiếm 35,71% gồm 25 hộ, cách này thuận mua vừa bán cả hai cùng quyết định, giá cả hợp lí thì người sản xuất sẽ bán nấm người mua chắc chắn sẽ mua nấm. Giá do người mua quyết định có 8 hộ chiếm tỷ lệ 11,43% đối với trường hợp người bán mượn tiền vay của lái để sản xuất nên giá thường do

80

người mua quyết định, nếu sản xuất nhiều mà cầu ít thì lúc này vai trò của người mua là quan trọng. Giá do người bán quyết định có 5 hộ tỷ lệ 7,14% thường xảy ra khi cầu vượt cung. Thương lái cần nấm của hộ nên lúc này giá sẽ do nông hộ quyết định. Sở dĩ người sản xuất chọn bán nấm cho đối tượng thu mua là thương lái và lò luộc là vì 2 đối tượng này thanh toán ngay bằng tiền chiếm tỷ lệ 70% gồm 49 hộ, và hình thức thanh toán bằng cách trả 1 phần rồi sau vài ngày trả hết gồm có 15 hộ tỷ lệ 21,43%, và cách thanh toán theo hình thức sau vài ngày mới trả chiếm 10% gồm có 7 hộ.

4.2.2 Nguồn thông tin khoa học và giá cả thị trƣờng

Ngày nay công nghệ phát triển nên việc tìm hiểu thông tin về thị trường và kỹ thuật trồng cũng ngày một dễ hơn và nguồn thông tin trở nên đa dạng hơn. Để có thông tin khoa học và giá cả thị trường phục vụ sản xuất thì nông hộ đã sử dụng các phương tiện và nguồn tin như sau:

Bảng 4.21: Nguồn thông tin khoa học và giá cả thị trường

Nguồn thông tin khoa học và giá cả thị trường Tần số (lần) Tỷ lệ (%)

1 = Ti vi, báo, tạp chí, internet 18 11,43

2 = Người mua 21 30

3 = Người quen, hàng xóm 66 94,29

4 = Khác (cán bộ địa phương) 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra 70 hộ, 2014

Thông tin mà nông hộ có được gần như tuyệt đối là có từ người quen biết, hàng xóm, thấy hộ này trồng hộ kia cũng vậy rồi chia sẻ kinh nghiệm sự hiểu biết cho nhau, giữa các hộ trồng nấm vẫn có mối liên kết ngầm nào đó. Bởi vì hộ này hái nấm hộ kia sẽ sang hỏi thăm giá cả để có sự chuẩn bị trước, nên bán ở mức giá nào và bán như thế nào cho có lời. Và nguồn thông tin từ bạn bè là rất quan trọng chiếm 94,29% gồm 66 hộ. So với nguồn thông tin từ ti vi, tạp chí, báo, internet chỉ chiếm 1,43% gồm 18 hộ. Cho thấy việc nối kết thông tin đại chúng và công nghệ nơi đây còn khá ít và lõng lẽo. Nguồn thông tin từ người mua chiếm 30% gồm 21 hộ. Người mua chỉ cung cấp giá bán cho người sản xuất ít khi cung cấp các cách trồng mới cũng như giống mới và cách làm mang lại hiệu quả cao.

4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN MÔ HÌNH TRỒNG NẤM RƠM CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG

Mỗi hoạt động sản xuất đều tốn các khoản mục chi phí nhất định, và tùy từng loại cây trồng mà sẽ có các chi phí liên quan trực tiếp. Nếu chi phí càng

81

thấp thì lợi nhuận càng cao, ngoài ra sản xuất nấm rơm ít sử dụng phân đó là 1 trong những mô hình đảm bảo tiêu chí an toàn và thân thiện với môi trường. Nhưng gần đây nông hộ trồng nấm có xu hướng kết hợp sử dụng phân.

4.3.1 Chi phí sản xuất và các yếu tố đầu vào

Bảng 4.22: Tổng hợp các chi phí phát sinh trên một m2 nấm đã trồng

ĐVT: Đồng/M2

Các khoản mục chi phí Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Tỷ lệ trung

bình **(%)

Chi phí thuê đất chất nấm 1.578,42 10.000 0 1,69

Chi phí rơm 57.381,33 120.000 8.000 61,26

Chi phí meo giống 5.666,28 13.493,33 1.600 6,05

Chi phí thuốc dưỡng 1.570,34 7.200 0 1,68

Chi phí phân vi sinh 260,85 2.400 0 0,28

Chi phí vôi men 251,69 2.000 0 0,27

Chi phí tưới tiêu 1.348,36 5.531,43 105,6 1,44

Chi phí thuê lao động 4.022,31 19.333,33 0 4,29

Chi phí LĐGĐ 20.934,73 86.400 3.375 24,67

Chí phí khấu hao CCDC 331,35 2.600 16,64 0,35

Chi phí khác 324,20 1.425 24,96 0,35

Tổng chi phí * 72.735,13 181.983,09 9.747,2 Tổng chi phí ** 93.669,86 268.383,09 13.122,2

Nguồn: Số liệu điều tra 70 hộ, 2014

Ghi chú: * Giá lao động gia đình bằng 0 (Tổng chi phí * không có chi phí LĐGĐ) ** Giá lao động gia đình tính theo giá thuê lao động trên thị trường hay tại địa phương

(Tổng chi phí ** có chi phí LĐGĐ)

Bảng trên tổng hợp các chi phí phát sinh trên một công nấm đã trồng, trong đó chi phí phát sinh nhiều nhất là chi phí mua rơm tính theo mức phí trung bình là 57.381,33 đồng trên m2, tiếp theo đó là chi LĐGĐ 20.934,33 đồng, chi phí meo giống 5.666,28 đồng, tiếp đến là chi phí thuê lao động 4.022,31 đồng, chi phí thuê đất chất nấm 1.578,42 đồng, chi phí thuốc dưỡng 1.570,34 đồng, chi phí tưới tiêu 1.348,36 đồng, chi phí khấu hao công vụ, dụng cụ là 331,53 đồng, chi phí khác là 324,20, chi phí phân 260,85 đồng, thấp nhất là chi vôi men 251,69 đồng, vì sao các khoản chi phí đó lại phát sinh như thế ta sẽ phân tích sâu trong phần sau chủ yếu dựa trên bảng số liệu sau.

82

4.3.1.1 Chi phí thuê đất

Đất là một yếu tố không thể thiếu trong qua quá trình sản xuất có đất nông hộ mới tiến hành sản xuất nấm được chiếm 1,69% trong tổng chi phí**. Đa số thì nông hộ tận dụng diện tích đất có sẵn để trồng nấm, lí do một số hộ phát sinh chi phí thuê đất là do diện tích đất ít và nấm rơm không thể trồng trên cùng một mảnh đất liên tục trong nhiều vụ do mầm bệnh chưa được diệt sach, và một số hộ cá biệt có quy mô trồng nấm lớn trên 5 ghe nên phải đi thuê thêm đất để chất nấm, chi phí thuê thấp nhất là 200 ngàn đồng trong số các hộ có thuê đất chất nấm và cao nhất có thể lên tới 2.800.000 đồng/vụ, do thuê đất ở nơi có điều kiện tốt và thuê với số lượng nhiều. Chi phí thuê thường tính theo 1 vụ hoặc theo từng ghe rơm để chất nấm, nên khoản chi phí này có hộ tốn có hộ không. Chi phí thuê đất trung bình là 1.578,42 đồng cho một m2

,

thấp nhất là 0 đồng, và cao nhất là 10.000 đồng trên/ m2. Chi phí này tăng sẽ

làm lợi nhuận giảm.

4.3.1.2 Chi phí rơm

Ngoài đất thì rơm cũng là một nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong việc trồng nấm rơm, chi phí này chiếm 61,26% trong tổng chi phí **. Rơm có sự ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng nấm và chất lượng nấm. Rơm sau khi thu hoạch lúa mà còn mấm bệnh hay hóa chất thuốc trừ cỏ tồn lại sẽ làm cho meo kém lên, số lượng nấm ra ít, rơm được thu từ máy gặt đập liên hợp sẽ làm giảm chất lượng của rơm do bị dập nát. Rơm được thu hoạch từ cây lúa có thời gian sinh trưởng dài sẽ làm cho thời gian thu hoạch nấm kéo dài nấm ra lâu hơn. Tuy nhiên do rơm ngày càng khan hiếm và số người trồng nấm ngày càng nhiều nên việc thu mua rơm càng trở nên khó khăn, giá cả cao nhất là trồng trái với mùa thu hoạch lúa khi đó giá mua rơm càng cao hơn, rơm đa số được nông hộ chọn mua từ các tỉnh khác địa phương khác nên giá khá cao do phải tốn tiền trả công vận chuyển cho người bán, giá này đã tính trong giá mua

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm của các hộ nông dân ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)