Tình hình sản xuất của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm của các hộ nông dân ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 82)

5. Nội dung và kết quả đạt được

4.1.2 Tình hình sản xuất của nông hộ

4.1.2.1 Diện tích sản xuất nấm hiện nay và tình hình tăng giảm diện tích trồng nấm

Bảng 4.12: Diện tích đất sản xuất nấm hiện nay và sự biến động diện tích của các hộ trồng nấm trong vụ Thu Đông

ĐVT: M2

Diện tích nấm hiện nay Số hộ Tỷ trọng

1 = Từ 150 m2 trở xuồng 36 51,43 2 = Trên 150 đến dưới 300 25 35,71 3 = Trên 300 đến dưới 450 4 5,71 4 = Trên 450 đến dưới 600 2 2,86 5 = Trên 600 3 4,29 Tổng 70 100

Diện tích vụ Thu Đông (70 hộ)

Trung bình 205,63 Lớn nhất 787,5 Nhỏ nhất 37,5

Diện tích hiện nay (70 hộ) 243,16 1012,5 75

Diện tích tăng (32 hộ) 46 337,5 37,5

Diện tích giảm (15 hộ) 20,93 262,5 37,5

Diện tích không đổi (23 hộ) 215,92 1000 81,25

69

Trồng nấm là 1 mô hình mang tính thời vụ và bấp bênh do nhiều yếu tố tác động dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn. Diện tích cũng thay đổi thay theo sự thay đổi của thị trường và tùy thuộc vào điều kiện sản xuất của từng hộ.

Diện tích nấm hiện nay ở mức từ 150 m2 trở xuống gồm có 36 hộ chiếm

tỷ lệ 51,43%, ở mức này người dân có thể có đủ nguồn vật lực để đầu tư cho

trồng nấm, phù hợp với người có ít đất canh tác, từ trên 150 đến dưới 300 m2

có 25 hộ chiếm 35,71%, trên 300 đến dưới 450 m2 có 4 hộ chiếm tỷ lệ 5,71%,

diện tích trên 450 đến dưới 600 m2 có 2 hộ chiếm tỷ lệ 2,86%, cá biệt có 3 hộ

diện tích trồng trên 600 m2 chiếm tỷ lệ 4,29%. Các hộ có diện tích trồng trên

600 m2 là do có vốn đầu tư hoặc do lợi nhuận thu từ nấm cao nên họ muốn mở

rộng diện tích. Diện tích trồng trung bình hiện nay 243,16 m2

, lớn nhất là

1012,5 m2 nhỏ nhất là 75 m2. Nhìn chung diện tích trồng nấm của các hộ trong

vụ Thu Đông và các vụ gần đây cũng như vụ hiện nay còn khá thấp. Do người trồng nấm ít khi trồng nấm ở 1 diện tích cố định như các loại cây trồng khác bởi nhu cầu tiêu dùng nấm của thị trường biến động liên tục và giá cả cũng không ổn định, khả năng tài chính của mỗi hộ khác nhau, mà thời tiết lại ảnh hưởng sâu sắc đến năng suất chất lượng nấm, nguồn nguyên liệu rơm ngày càng khan hiếm đắt đỏ do cắt bằng máy gặt đập liên hợp, nên nông hộ luôn cân nhắc trước khi quyết định mở rộng hay thu hẹp diện tích trồng nấm. Hiện

có 32 hộ tăng diện tích trồng nấm trung bình là 46 m2, lớn nhất là 337,5 m2,

nhỏ nhất là 37,5 m2 và có 15 hộ giảm diện tích trồng nấm lại, trung bình 20,91

m2, giảm nhiều nhất là 262,5 m2, thấp nhất là 37,5 m2, có 23 hộ có diện tích trồng nấm không đổi. Trong thời gian qua để biết nguyên nhân làm tăng giảm diện tích trồng nấm hình sau sẽ trình bày cụ thể vấn đề trên.

Nguồn: Số liệu điều tra 70 nông hộ, 2014

Hình 4.3 Nguyên nhân làm tăng diện tích của các hộ

Theo kết quả phỏng vấn cho thấy nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích tăng là do lợi nhuận cao, có 28 hộ đưa ra nguyên nhân trên chiếm tỷ lệ 40%. Thực tế nông hộ chỉ thật sự muốn mở rộng diện tích khi thấy trồng nấm có lời

8,57%

11,43% 40%

0%

Giá bán cao

Nhu cầu thị trường tăng

Lợi nhuận cao Khác

70

cao và bán được giá cao có 6 hộ cho rằng diện tích tăng do giá bán cao chiếm 8,57%. Ngoài ra có có 8 hộ đưa ra nguyên nhân làm cho diện tích tăng là do nhu cầu thị trường tăng chiếm tỷ lệ 11,43%, và nhu cầu nấm trên thị trường tăng hay giảm phải được nông hộ điều tra tìm hiểu thông tin.

Nguồn: Số liệu điều tra 70 nông hộ, 2014

Hình 4.4 Nguyên nhân giảm diện tích của các hộ

Qua hình trên cho thấy nguyên nhân làm giảm diện tích chủ yếu là do giá cả không ổn định có 13 hộ chiếm 18,57%, vì giá nấm bán đêm và bán ngày luôn chênh lệch nhau khoảng 10 ngàn đồng. Giá cao nhất có thể lên đến hơn 40.000 đồng, tùy loại nấm chất lượng và cách phân loại, nhưng đa phần nông hộ luôn bị chèn ép giả cả và bán theo kg ít khi phân loại. Nguyên nhân tiếp theo là do nông hộ không đủ vốn đầu tư, có 1 số hộ trồng nấm trong năm liên tiếp bị lỗ nên không còn muốn đầu tư nhiều cho nấm nữa, có hộ nghỉ làm mấy năm sau mới quay làm lại. Đặc biệt với các hộ xem nghề trồng nấm là nghề mang lại thu nhập chính, trồng nấm khá nhiều rủi ro nếu không có sự tìm hiểu kỹ thị trường và các thông tin liên quan rất dễ bị thua lỗ. Nguyên nhân năng suất không cao có 7 hộ chiếm 10%, trồng nấm phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và chất lượng nấm lại bị ảnh hưởng bởi chất lượng rơm và meo giống. Rơm nhiều thuốc trừ sâu hay bị nhiễm bệnh khi mua cộng với giống meo kém chất lượng khi đem về trồng năng suất sẽ không cao. Sản lượng bán ra ít rất dễ hao hụt, bị lỗ. Nguyên nhân xếp thứ 4 là do không có thời gian chăm sóc có 7 hộ đã chỉ ra nguyên nhân đó chiếm tỷ lệ 7,14%, đa phần hộ sản xuất nấm chỉ có 2 thành viên trong gia đình tham gia, nên đến lúc nấm nở rộ sẽ thu hoạch không kịp và nếu chậm trễ có thể làm chất lượng nấm bị giảm giá bán thấp, bên cạnh đó có hộ chỉ có 1 thành viên tham gia sản xuất và do giá nhân công ngày càng cao nên nông hộ cũng hạn chế thuê lao động nhằm lấy công sinh lời, nhưng nếu tăng diện tích sẽ không thể làm xuể và nguyên nhân cuối cùng ít ảnh

10% 18,57% 1,43% 7,14% 12,86% 0%

Năng suất không cao Giá cả không ổn định Khó tiêu thụ

Không có thời gian chăm sóc

Không đủ vốn đầu tư thêm

71

hưởng nhất là do khó tiêu thụ 1 hộ tỷ lệ 1,43%. Trung bình 1 ghe rơm khi thu mua về nông hộ có thể 322,04 m mô, lớn nhất là 700 m mô, nhỏ nhất là 150 m mô tùy vào kỹ thuật làm dòng mô của mỗi hộ nên diện tích tăng giảm cũng còn tùy vào mật độ của mô nấm.

4.1.2.2 Nơi nông hộ mua rơm trong vụ Thu Đông năm 2014

Diện tích trồng nấm tăng giảm liên tục phụ thuộc vào số lượng ghe rơm mà nông hộ mua được và tự sản xuất do thu hoạch lúa. Mỗi hộ sẽ có giá mua và số lượng mua cũng như cách chọn nơi mua khác nhau.

Bảng 4.13: Nguồn cung cấp rơm trong vụ Thu Đông 2014

Nguồn cung cấp rơm Tần số Tỷ lệ

1 = Tự có 0 0

2 = Mua của các nông hộ trồng lúa trong địa phương

26 37,14

3 = Mua ở địa phương khác, tỉnh khác 47 67,14 4 = Một phần tự sản xuất, một phần mua 7 10% 5 = Khác 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra 70 hộ, 2014

Tại những thời điểm khác nhau và tùy từng vụ mà nông hộ chọn nơi mua rơm với số lượng ghe rơm nhiều ít khác nhau. Để chọn được nơi bán rơm chất lượng rất khó và giá rơm lại khá cao, mua ở địa phương thì không đủ nguồn cung giá rơm lại cạnh tranh do cùng một huyện có nhiều hộ trồng, có nơi phải tốn công, chi phí nhiên liệu thuê mướn lao động vận chuyển rơm về do người bán không có phương tiện vận chuyển, khoản chi phí này không lớn lắm thấp hơn so với việc mua rơm ở các tỉnh khác. Nên đa phần nông hộ chọn mua rơm ở các tỉnh khác vùng khác nơi như Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu…tuy hơi xa giá mua cao hơn trong vùng nhưng không phải đi vận chuyển, lại có đủ nguyên liệu rơm khi cần sản xuất, nhưng cũng có hạn chế do mua rơm nơi đây thì chất lượng rơm tốt hay xấu nông hộ sẽ không biết. Do đó chỉ có 26 hộ chọn mua rơm ở các địa phương trong tỉnh chiếm 37,14%, số hộ chọn cách mua rơm ở các địa phương khác tỉnh khác là 47 hộ chiếm 67,14%, còn rơm do gia đình tự sản xuất lúa có được và mua thêm 1 phần chỉ có 7 hộ tỷ lệ 10%. Đa phần nông hộ phải tốn chi phí rất nhiều cho việc mua rơm, gần như 70 hộ đã phỏng vấn đều phải mua rơm để sản xuất.

72

4.1.2.3 Giống meo

Số lượng ghe rơm nhiều hay ít sẽ quyết định việc mua bao nhiêu chai meo cho mỗi vụ sản xuất, và hiện tại meo giống có rất nhiều loại được bán ở nhiều nơi dẫn đến việc meo bán ngày càng kém chất lượng và đó cũng là nỗi lo lắng trăn trở cho các hộ khi quyết định mua meo ở đâu và sản xuất giống meo nào là thích hợp.

Bảng 4.14: Giống meo được chọn trồng

Giống meo (chai) Tần số (lần) Tỷ lệ (%)

1 = 3 Sài Gòn 0 0 2 = 4 Sài Gòn 3 4,29 3 = 5 Sài Gòn 48 68,57 4 = 9 Sài Gòn 39 55,71 5 = Thần Nông 12 17,14 6 = Đài Loan 2 2,86 7 = Mê cô 1 1,43 8 = Khác 2 2,86

Nguồn: Số liệu điều tra 70 nông hộ, 2014

Nguồn: Số liệu điều tra 70 nông hộ, 2014

Hình 4.5 Lí do chọn các giống meo

Hiện tại giống meo được nông hộ sử dụng nhiều nhất là giống 5 Sài Gòn có 48 hộ sử dụng chiếm 68,57% và giống 9 Sài Gòn có 39 hộ sử dụng chiếm 55,71%. Qua điều tra nông hộ cho biết 2 giống meo này hiện đang được sử dụng nhiều nhất vì chất lượng 2 giống này khá tốt và năng suất cũng khá cao, lợi nhuận cao đó là nguyên nhân được 58 hộ chọn trồng chiếm 82,86%. Sau

62,86%

82,86% 28,57%

0%

Giống mới, năng suất cao

Lợi nhuận cao

Dễ trồng, dễ chăm sóc Khác

73

đó là các giống Thần Nông có 12 hộ sử dụng chiếm 17,14%, ngoài ra giống 4 Sài Gòn là giống đã cũ cũng có 3 hộ sử dụng chiếm 4,29%, và 2 giống Đài Loan, Sài Gòn Chụi mỗi giống đều có 2 hộ sử dụng chiếm 2,86%. Riêng giống Mê cô có 1 hộ sử dụng chiếm 1,43%. Các giống này được trồng ít là do chất lượng meo không tốt thêm năng suất thấp, 1 số hợp kết hợp cả hai giống để trồng. Và cuối cùng lí do mà các hộ chọn các giống meo trên để trồng là vì chúng dễ trồng, dễ chăm sóc gồm 20 hộ sử dụng chiếm 28,57%. Giống meo là một yếu tố ảnh hưởng quyết định đến năng suất nấm rơm. Thường nông hộ thu hoạch được nhiều sẽ làm cho sản lượng bán ra nhiều sẽ mang lại nguồn lợi nhuận cao. Trung bình các giống meo trên cho năng suất từ 2-3 kg nấm trên 1 chai meo. Để đạt được số kg nấm tối đa là rất khó và khó hơn trong cách chọn nơi mua để mua meo giống cho đảm bảo chất lượng, bởi các cơ sở địa điểm bán meo ngày càng nhiều, bảng sau cho biết nơi mà nông hộ chọn mua meo giống và lí do tại sao nông hộ lại chọn mua meo ở đó.

Bảng 4.15: Nơi mua meo giống

Nơi mua meo Tần số (lần) Tỷ lệ (%)

1 = Hội nông dân xã 0 0

2 = Cơ sở cây giống (meo giống) 70 100

3 = Trạm khuyến nông 0 0

4 = Được Nhà nước hỗ trợ 0 0

5 = Khác 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra 70 hộ, 2014

Nguồn: Số liệu điều tra 70 nông hộ, 2014

Hình 4.6 Lí do chọn nơi mua 38,57% 14,28% 45,71% 78,57% 21,43% 0%

Thuận tiện, nhiều giống mới Giá rẻ Quen biết Nơi bán có uy tín, chất lượng Có thể trả tiền sau Khác

74

Bảng trên cho thấy 100% nông hộ chọn mua meo giống ở các cơ sở đại lí meo giống trong địa phương hơn là mua ở nơi khác như hội nông dân hay trạm khuyến nông, và cũng rất ít khi họ nhận giống hỗ trợ từ nhà nước. Bởi giống meo ở các đại lí cơ sở là các giống đã quen thuộc với họ và họ đã quen sử dụng với các giống meo đó, nếu có giống mới thì họ cũng yên tâm sử dụng hơn vì được người bán giới thiệu hướng dẫn cách trồng, và họ có thể về trồng thử ở 1 hay 2 vụ theo cách của họ, thay vì sử dụng giống meo do Nhà nước hỗ trợ, đa phần là giống mới rất khó trồng và họ không am hiểu kỹ thuật trồng của các giống đó, và bị lệ thuộc quản lí của Nhà nước, nhận meo phải trồng theo đúng quy trình do Nhà nước hướng dẫn. Giống do Nhà nước và Trạm khuyến nông sản xuất chất lượng nhìn chung chưa cao, không phải là nơi sản xuất nấm chuyên môn. Đó là nguyên nhân tại sao có 55 hộ tỷ lệ 78,57% các hộ chọn mua ở đại lí meo với lí do là nơi bán có uy tín, chất lượng, bởi vì chất lượng meo không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sau này, từ đó tác động đến lợi nhuận. Nếu nông hộ biết đại lí nào bán meo kém chất lượng, meo không lên nấm, nguồn gốc meo không rõ ràng họ sẽ dừng mua nơi đó lại ngay chuyển sang nơi khác hoặc mua ít hơn nếu quanh khu vực và các vùng lân cận không có cơ sở bán. Tiếp theo do đó là nơi quen biết có 32 hộ đã đưa ra lí do đó chiếm 45,71%, nếu không quên biết không am hiểu nơi bán meo nông hộ cũng sẽ rất e ngại khi mua những nơi như vậy, thường nơi thuận tiện gần nhà nhiều giống mới sẽ có nhiều hộ đến mua đó cũng là lí do mà 27 hộ trồng nấm đã chọn mua ở đại lí meo giống chiếm tỷ lệ 38,57%, còn lại là lí do có thể trả tiền sau có 15 hộ đã đưa ra lí do đó tỷ lệ 21,43%, hoạt động sản xuất luôn cần vốn và không phải hộ chỉ sử dụng vốn cho 1 mục đích, nên có khi đến vụ trồng mà nông hộ vẫn chưa có vốn để mua meo, thì chuyện mà các đại lí cho nông hộ mua meo trước rồi sau đó mới trả tiền sẽ làm cho nông hộ thích mua nơi đó hơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu mua meo về sản xuất của họ. Lí do cuối cùng là do giá rẻ có 10 hộ chiếm 14,28%, giữa một nơi gần 1 nơi xa nơi chất lượng với không chất lượng, giá rẻ với giá mắc lại không có nhiều giống meo để lựa chọn thì chắc chắn nông hộ sẽ chọn mua nơi bán meo có chất lượng mà lại rẻ hoặc giá bán mắc hơn một chút. Chi phí mua meo giảm sẽ giúp nông hộ tiết kiệm được chi phí sản xuất so với việc nông hộ tự sản xuất meo giống và điều kiện về vật chất vốn không đủ khả năng để tự sản xuất là rất khó cho nông hộ, thay vì để thời gian đó đầu tư sang sản xuất các vụ khác. Ngoài các vấn đề trên thì vấn đề cơ sở cho thanh toán tiền vật tư nông nghiệp như thế nào cũng được nông hộ quan tâm để chọn nơi mua.

75

Bảng 4.16: Hình thức thanh toán tiền vật tư và meo giống

Hình thức thanh toán Tần số (lần) Tỷ lệ (%)

1 = Trả tiền mặt 35 50

2 = Trả một phần còn lại thiếu 11 15,71

3 = Thiếu đến khi thu hoạch 22 31,43

5 = Khác 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra 70 hộ, 2014

Qua kết quả phỏng vấn cho thấy đa số nông hộ đều chọn cách thanh toán ngay bằng tiền mặt có 35 hộ chiếm 50%, chủ yếu do nông hộ có đủ vốn nên họ mới có khả năng thanh toán ngay, có 22 hộ tỷ lệ 31,43% chọn cách thiếu đến khi thu hoạch trả vì nguồn vốn không đủ để thanh toán, và 11 hộ chọn cách trả 1 phần còn lại thiếu. Sản xuất mà không đủ vốn cũng làm cho nông hộ bị hạn chế trong nhiều mặt nhưng nhờ được thiếu nợ lại nên họ cũng an tâm sản xuất hơn, vẫn có nguyên liệu sản xuất kịp thời không bị trễ vụ mùa.

4.1.2.4 Sản lượng nấm và tỉ lệ hao hụt

Để đo lường tính hiệu quả của mô hình sản xuất không chỉ nhìn vào các khoản chi phí hay yếu tố môi trường khác tác động đến năng suất, mà còn nhìn vào sản lượng thực tế mà nông hộ đã đạt được cũng như sản lượng đã mất đi

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm của các hộ nông dân ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)