Sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm của các hộ nông dân ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 54 - 62)

5. Nội dung và kết quả đạt được

3.2.2 Sản xuất nông nghiệp

Long Mỹ có nhiều điều kiện thuận lợi để chuyên canh nhiều loại cây trồng khác nhau như cây lương thực, cây màu, cây chất bột, cây lâu năm...tạo nên 1 vùng nông nghiệp rộng lớn, và sự đa dạng đó thể hiện qua các phần sau:

3.2.2.1 Trồng trọt

Lúa

Trong năm 2011 huyện đã thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển nông nghiệp – nông dân và quy hoạch vùng sản xuất, diện tích chất lượng lúa cao đạt 25.000/66.235 ha, tổng sản lượng đạt 343.524.

Đến năm 2012 tổng diện tích gieo trồng cả năm tăng lên 69.690 ha tăng so với năm 2011 là 3.725 ha (tăng 5,62%). Tổng sản lượng 373.116 tấn, tăng 29.592 tấn so với năm 2011 (hay tăng 8,61%).

Sau đó đến năm 2013 tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 69.330 ha giảm so với năm 2012 là 360 ha hay giảm 0,90%. Tổng sản lượng lúa cả năm đạt 373.910 tấn tăng so với năm 2012 là 794 tấn (0,21%), cho thấy năm 2013 nông dân trồng lúa làm có hiệu quả hơn so với 2 năm trước đó, năng suất trung bình khoảng 5,31 tấn/ha. Trong đó, lúa chất lượng cao trên 48.538 ha trên diện tích lúa cả năm.

46,08% 44% 40,04% 20,86% 22,3% 22,59% 33,06% 33,7% 37,37% 0 10 20 30 40 50 2011 2012 2013 KV I KV II KV III

41

Diện tích trồng lúa và năng suất tăng do thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho người dân trồng lúa theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về sử dụng hợp lí và quản lý đất trên địa bàn huyện Long Mỹ, đã thực chi hỗ trợ cho người trực tiếp trồng lúa năm 2012 số tiền 6.140 triệu đồng trên 25.640 ha, năm 2013 hỗ trợ 13.498 triệu đồng trên 26.997 ha lúa. Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất của người dân.

Trong 6 tháng đầu năm 2014 diện tích ước đạt 51.636,11 ha. Trong đó, vụ Đông Xuân năng suất đạt 7,51 tấn/ha, sản lượng đạt 192.629 tấn. Trong năm đã thực hiện việc bao tiêu sản phẩm cho dân, vụ Đông Xuân bao tiêu 658,5 ha, vụ Hè Thu nông dân được kí hợp đồng bao tiêu với số lượng 1.266,5 ha diện tích. Hai bảng sau tổng hợp các nhận xét trên.

Bảng 3.7: Diện tích năng suất,sản lượng lúa trong 3 vụ từ năm 2011-2013 Chia ra

Lúa ĐX Lúa HT Lúa mùa (TĐ)

Năm DT NS SL DT NS SL DT NS SL

Ha Kg/ha Tấn Ha Kg/ha Tấn Ha Kg/ha Tấn

2011 24.987 68,03 169.995 25.018 46,00 115.082 16.230 36,01 58.447

2012 25.096 71,10 178.433 25.510 47,77 121.864 19.354 37,62 72.819

2013 25.706 69,86 179.589 25.735 48,98 126.041 17.889 38,17 68.280

Nguồn: Niêm giám thống kê của UBND huyện Long Mỹ, 2013

ĐX (Đông Xuân), HT (Hè Thu) và TĐ (Thu Đông), DT (diện tích), NS (năng suất) và SL (sản lượng)

Bảng 3.8: Tổng diện tích, sản lượng, năng suất lúa từ năm 2011-2013

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Diện tích (ha) 66.235 69.960 69.330 3.725 5,62 (630) (0,90) Sản lượng (tấn) 343.524 373.116 373.910 29.592 8,61 794 0,21 Năng suất (kg) 150,04 156,49 157,01 6,45 4,3 0,52 0,33

42

Cây ăn trái

-Năm 2011 diện tích cây ăn trái thực hiện mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là cây quýt đường ở xã Long Trị hiện phát triển rất tốt. Với tổng diện tích năm 2011 là 3.163 ha trong đó cam, quýt, bưởi chiếm 1.388 ha (43,88%). Và diện tích này tiếp tục tăng ở các năm sau.

-Năm 2012 diện tích cây là 3.306 ha tăng 143 ha (tức tăng 4,52%) so với

năm 2011. Trong đó diện tích cây có múi là 1.585 ha chiếm 47,94%. Sản lượng cây có múi đạt 15.199 tấn tăng 4.589 tấn.

-Năm 2013 diện tích này giảm 92 ha ( tức giảm 2,78%) tính trên tổng

diện tích, cam, quýt, bưởi lại giảm 22 ha (1,39%). Nhìn chung diện tích và sản lượng các loại cây trồng luôn thay đổi do nhu cầu và điều kiện thời tiết. Chỉ có sản lượng cam, quýt, bưởi là tăng liên tục các cây trồng khác không ổn định trong 3 năm qua.

-Với 6 tháng đầu năm 2014 tổng diện tích cây ăn trái là 5.226,35 ha. Trong đó, cây có múi 1.502,41 ha, các loại cây khác 3.720,93 ha.

Bảng 3.9: Diện tích và sản lượng một số loại cây ăn quả từ năm 2011-2013

Tổng số Cam, quýt, bưởi Dứa Nhãn, vải Xoài Dừa

Năm Diện tích (ha)

2011 3.163 1.388 503 84 477 711 2012 3.306 1.585 472 89 501 659 2013 3.214 1.563 466 39 509 637 Năm Sản lƣợng (tấn) 2011 22.187 10.610 5.456 314 2.233 3.574 2012 26.719 15.199 5.456 257 2.233 3.574 2013 26.733 16.113 5.416 190 2.422 3.592

Nguồn: Niêm giám thống kê của UBND huyện Long Mỹ, 2013

Rau đậu và cây màu

Năm 2011 diện tích rau đậu và cây màu sản xuất có hiệu quả với tổng diện tích là 2.853 ha và mức sản lượng đạt 34.826 tấn/năm rau đậu. Cây màu được trồng nhiều là cây ngô diện tích 387 ha, ít nhất là cây sắn diện tích chỉ có

43

6 ha. Sản lượng cao nhất là cây khoai 4.501 tấn, sắn ít nhất với sản lượng 87 tấn.

Năm 2012 diện tích rau đậu giảm xuống 48 ha (1,68%) kéo theo đó là sản lượng giảm 213 tấn (0,61%). Cây màu cây ngô và khoai giảm, cây sắn gần như không được trồng.

Năm 2013 diện tích và sản lượng rau đậu tăng lên 101 ha (3,60%) và tăng lên 3.025 tấn (8,74%) về sản lượng. Diện tích cây ngô tăng 13 ha, cây khoai lại tiếp tục giảm 7 ha, và sản lượng cũng giảm theo 91 tấn (2,13%). Sắn không tồn tại trong năm này.

Đến 6 tháng đầu năm 2014 diện tích rau màu xuống giống được 4.652,06 ha/4.530 ha, do thời tiết thuận lợi và giá cả ổn định nên rau đậu và cây màu được trồng nhiều.

Bảng 3.10: Diện tích và sản lượng rau đậu từ năm 2011-2013

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (Tấn)

2011 2.853 34.826

2012 2.805 34.613

2013 2.906 37.638

Nguồn: Niêm giám thống kê của UBND huyện Long Mỹ, 2013

Bảng 3.11: Diện tích và sản lượng một số cây màu từ năm 2011-2013 Cây

màu

Ngô Khoai Sắn

Năm DT NS SL DT NS SL DT NS SL

Ha Tạ/ha Tấn Ha Tạ/ha Tấn Ha Tạ/ha Tấn

2011 387 50,00 1.935 300 150,03 4.501 6 145,5 87

2012 414 51,18 2.118 282 151,12 4.266 - - -

2013 427 50,96 2.176 275 151,82 4.175 - - -

Nguồn: Niêm giám thống kê của UBND huyện Long Mỹ, 2013

Ghi chú: DT (diện tích), NS (năng suất) và SL (sản lượng)

Cây công nghiệp

Ngoài trồng các loại cây ăn quả, rau màu đậu huyện còn chú trọng trồng các loại cây có giá trị xuất khẩu mang tính công nghiệp như mía, khóm.

44

-Ngay từ đầu năm 2011 huyện đã chỉ đạo tập trung vận động nhân dân mở rộng diện tích cây mía, diện tích mía hiện có là 507 ha, và mức sản lượng đạt được là 41.345 tấn. Và sản lượng này ổn định qua các năm chỉ thay đổi với 1 lượng nhỏ ở 2 năm còn lại.

- Năm 2012 tập trung quy hoạch mía nguyên liệu ở các xã Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A, Lương Tâm, Lương Nghĩa nhằm khôi phục lại diện tích cây mía tạo thế cân bằng trong nông nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến của huyện. Vì thế năm 2012 diện tích mía là 512 ha tăng lên 5 ha, mức sản lượng là 42.099

tấn,cũng theo đó mà tăng lên 754 tấn (1,82%).

- Năm 2013 diện tích mía là 370 ha giảm còn 142 ha (giảm 27,73%). Sản lượng đạt 30.239 tấn giảm 11.860 tấn (giảm 28,17%) so với năm 2012. Nguyên nhân do giá mía nguyên liệu không ổn định, chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể cho người dân, nên khó thuyết phục người dân giữ vững và phát triển diện tích trồng mía.

- Đến 6 tháng đầu năm 2014 do giá mía không ổn định nên nông dân chuyển đổi sang trồng cây khác, hiện diện tích mía còn ở xã Vĩnh Viễn là 34.720 ha, Vĩnh Viễn A là 20.449 ha, giảm 131 ha so với cùng kì. Mía là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao khi chế biến thành đường.

- Về cây khóm thì trong năm 2012 diện tích cây khóm trồng là 506 ha, sản lượng 7.590 tấn, tập trung chủ yếu ở các xã Xà Phiên, Lương Tâm, Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A, cây khóm đang được phục hồi, từng bước ổn định diện tích và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến 6 tháng đầu năm 2014 diện tích có 38.454 ha.

3.2.2.2 Chăn nuôi

Trong năm 2011 đàn gia súc, gia cầm phát triển đạt hiệu quả. Trong đó gia cầm được nuôi nhiều nhất với 1.536.260 con, ít nhất là dê 85 con. Sản lượng trâu, bò , gia cầm năm 2011 cao hơn so với 2 năm còn lại. Dê, lợn trong năm này sản lượng khá ít.

Đến cuối năm 2012 tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có là 1.644.518 con, số lượng tăng chủ yếu do số lượng gia cầm tăng trong năm tăng lên 56.690 con (3,69%). Số lượng gia súc, gia cầm tăng do được quan tâm tiêm phòng dịch bệnh, và được kiểm soát tốt nên không xảy ra dịch bênh. Công tác vệ sinh, tiêu đọc khử trùng, kiểm soát động vật được triển khai thực hiện nghiêm túc ở các địa phương, làm số hộ nuôi và tái đàn tăng.

Năm 2013 số lượng trâu, bò, dê, gia cầm giảm chỉ có lợn tăng lên 1.732 con (3,46%) so với năm 2012. Sản lượng cũng không thay đổi nhiều. Sản

45

lượng trâu giảm 38 tấn mặc dù nuôi số lượng trên 1000 con nhưng hiệu quả thấp, sản lượng bò tăng 7 tấn, năm 2013 sản lượng bò chất lượng hơn mặc dù nuôi ít con hơn 2 năm 2011 và 2012. Dê tăng lên 8 tấn số lượng giảm 47 con gia cầm số lượng và sản lượng cùng giảm.

Cho đến 6 tháng đầu năm 2014 thì tình hình này luôn biến động, do giá thức ăn chăn nuôi cao, nông dân gặp khó khăn. Tổng đàn lợn hiện có 60.833 con, trâu 1.020 con, bò 299 con, gia cầm 1.169.940 con.

Bảng 3.12: Số lượng và sản lượng chăn nuôi từ năm 2011-2013

Năm Trâu Bò Lợn Dê Gia cầm

Tổng Số lượng (con) 2011 1.589.735 1.216 410 51.764 85 1.536.260 2012 1.644.518 1.108 350 50.018 92 1.592.950 2013 1.555.321 1.036 290 51.750 45 1.502.200 Tổng Sản lượng (Tấn) 2011 25.913 5.239 6.282 11.057 129 3.206 2012 14.712 70 76 11.224 170 3.172 2013 14.450 32 83 11.151 178 3.006

Nguồn: Niêm giám thống kê của UBND huyện Long Mỹ, 2013

3.2.2.3 Thủy sản

Năm 2011 diện tích nuôi trồng thủy sản tiếp tục giữ vững, nhưng chưa ổn định đầu ra, đặc biệt cá rô đầu vuông. Sản lượng cá chiếm 99,98% tổng sản lượng thủy sản nước ngọt với sản lượng 9.384,5 tấn. Thủy sản nước lợ chưa được phát triển. Giá trị sản xuất thủy sản cao nhất trong năm 2011 là nuôi trồng đạt 151.861 triệu đồng chiếm tỷ lệ 88,42%, trong tổng số 171.868 triệu đồng của năm 2011.

Trong năm 2012 tổng sản lượng thủy sản là 9.071,6 tấn giảm so với năm 2011 là 312,9 tấn chiếm tỷ lệ 3,33%. Giá trị sản xuất thủy sản nuôi trồng năm 2012 so với năm 2011 tăng 29.652 triệu đồng, thủy sản khai thác tăng 345 triệu đồng, dịch vụ không thay đổi so với năm 2011. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2012 so với năm 2011 tăng 29.997 triệu đồng tính trên tổng số.

Năm 2013 sản lượng thủy sản là 7.821,30 tấn giảm so với năm 2012 là 1.250,3 tấn giảm 13,78%. Giá trị sản xuất thủy sản trên địa bàn tăng liên tục qua 3 năm. Trong đó nuôi trồng tăng 49.685 triệu đồng, khai thác tăng 10.499 triệu đồng, dich vụ tăng 38 triệu đồng so với năm 2012. Nâng tổng giá trị tăng

46

lên 60.222 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2014 diện tích thủy sản xuống giống là 831,82 ha đạt 39,25%.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng khai thác giảm là vì sản lượng cá khai thác giảm từ năm 2011 (9.383,1 tấn) đến năm 2012 (9.070,4 tấn) giảm 312,7 tấn

(giảm 3,45%), từ năm 2012 đến 2013 (7.211,97 tấn) tiếp tục giảm 1.858,43 tấn

(giảm 20,49%) tính từ năm 2011-2013 giảm là 2.171,13 tấn, nên sản lượng thủy sản nuôi trồng khai thác giảm theo. Tôm từ năm 2011 (1,4 tấn) đến 2012 (1,2 tấn) sản lượng khai thác giảm 0,2 tấn, đến năm 2013 (sản lượng 1,35 tấn) lại tăng lên 0,15 tấn. Sản lượng tôm cá luôn thay đổi do nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng biến động, giá không ổn định.

Bảng 3.13: Giá trị sản xuất thủy sản trên địa bàn từ năm 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Tổng số Chia ra Nuôi trồng Khai thác Dịch vụ 2011 171.868 151.861 19.990 17 2012 201.865 181.513 20.335 17 2013 262.087 231.198 30.834 55

Nguồn: Niêm giám thống kê của UBND huyện Long Mỹ, 2013

Để thể hiện giá trị thực tế mà ngành trồng trọt đã đóng góp giữa các ngành trong nông nghiệp ta tìm hiểu trong bảng sau:

Bảng 3.14: Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế từ 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2011 2012 2013

Phân theo ngành nông nghiệp 3.256.363 3.265.995 3.258.506

Trồng trọt 2.471.075 2.494.306 2.471.468 Chăn nuôi 678.728 681.633 632.436 Dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi 106.560 89.756 154.602 Hoạt động khác - - -

47

Bảng 3.14 cho thấy rõ giá trị của ngành trồng trọt là cao nhất qua 3 năm trên 2.471.075 triệu đồng mỗi năm, và giá trị này gần như tăng qua 3 năm chỉ giảm ở năm 2013 là 22.838 triệu đồng, thấp nhất vẫn là dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi năm 2012 chỉ đóng góp 89.756 triệu đồng. Cho thấy trồng trọt là ngành chủ lực của huyện, năm 2013 đóng góp nhiều nhất 154.602 triệu đồng tăng nhanh hơn năm 2012 là 64.846 triệu đồng (72,25%).

3.2.2.4 Kinh tế tập thể

Hiện toàn huyện có 25 (2011) và 2012 là 30 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và 8 (2011) và 08 (2012) hợp tác xã công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng 325 (2011) và 296 (2012) câu lạc bộ (CLB) khuyến nông sản xuất lúa giống và nuôi trồng thủy sản. Năm 2012 xây dựng được 1 cánh đồng mẫu lớn với diện tích 345,28 ha gồm 455 hộ tại ấp 4 và ấp 6 thị trấn Long Mỹ. 18 mô hình sản xuất và vùng chuyên canh với diện tích 50-150 ha tại các xã thị trấn. Trong đó có 1 mô hình mẫu lớn với 17 mô hình mẫu. Năm 2013 toàn huyện có 33 HTX, 326 Tổ hợp tác, có 20 mô hình kinh tế trang trại đang hoạt động hiệu quả. Xây dựng 1 cánh đồng mẫu lớn với 17 mô hình mẫu. Năm 2014 toàn huyện có 35 HTX (30 HTX nông nghiệp và 5 HTX phi nông nghiệp) diện tích 2.131,26 ha với 601 xã viên tham gia. Có 338 tổ hợp tác phát triển thêm 12 tổ hợp tác mới và đang hoạt động tốt và hiện có 21 trang trại.

Nhìn chung 3 năm qua bà con nơi đây được tập huấn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên lúa, mô hình lúa giống chất lượng cao, mô hình trồng rau an toàn, kỹ thuật trồng dưa hấu, trồng bắp, trồng màu, mô hình nuôi gà an toàn sinh , đặc biệt mô hình trồng nấm rơm và cây ăn trái theo mô hình VietGap và tổ chức 31 cuộc tham quan học hỏi các mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả, kết quả có 839 hộ tham dự.

3.2.2.5 Công nghiệp –Tiểu thủ công nghiệp ( CN-TTCN), xây dựng và thƣơng mại - dịch vụ:

- Trong 3 năm giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 479.171 tỷ đồng (2011) và 520.000 triệu (2012), năm 2013 là 1.193 tỷ đồng và hiện đang hoạt động ổn định và phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu trong năm đạt 2.674 tỷ đồng (2011) và năm 2012 là 3.749 tỷ đồng tăng 1.075 tỷ đồng so với năm 2011, năm 2013 là 4.400 tỷ đồng. Bên cạnh đó huyện còn chỉ đạo mở rộng xây dựng chợ nông thôn, đầu tư một số chợ xã, thị trấn để mở rộng thị trường thương mại – dịch vụ. Và trong năm 2012 đến nay có 877 cơ sở, tăng 26 cơ sở so với năm 2011. Số cơ sở thương mại dịch vụ phát triển mới là 326 cơ sở. Nâng tổng số cơ sở đến nay là 5.326 cơ sở. Năm

48

2013 phát triển 18 cơ sở mới tổng số toàn huyện có 860 cơ sở. Và phát triển mới 282 cơ sở bán lẻ nâng tổng số cơ sở lên 6.068 cơ sở đến cuối năm.

- Riêng 6 tháng đầu năm giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 545.146 tỷ đồng. Tổng số cơ sở công nghiệp tiểu thủ công nghiệp có 12 /25 cơ sở. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 2.304 tỷ đồng. Tổng số cơ sở

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm của các hộ nông dân ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)