5. Nội dung và kết quả đạt được
2.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu
Qua thông tin tìm hiểu và thu thập được từ Phòng kinh tế và UBND huyện thì trên toàn huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang vùng trồng nấm rơm nhiều nhất và tập trung là ở 4 xã Long Trị A, Long Phú, Thuận Hưng và Thuận Hòa, với quy mô và diện tích lớn nên đề tài chọn 4 địa bàn trên làm
21
vùng nghiên cứu chủ yếu, giúp dễ dàng quan sát, thu thập phỏng vấn lấy số liệu, tiết kiệm thời gian chi phí, tính đại diện cao.
2.4.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp sẽ được thu thập qua bảng câu hỏi trực tiếp phỏng vấn các nông hộ có trồng nấm rơm trong vụ gần đây nhất (Thu Đông) bởi vì nấm rơm hiện được trồng quanh năm, mà thời gian trồng và thu hoạch là khá ngắn chỉ trong vòng 1 tháng là kết thúc 1 vụ trồng, nên trong năm diễn ra nhiều đợt trồng dẫn đến việc nông hộ không thể nhớ chính xác các khoản mục chi phí đã sử dụng, do đó để thu thập số liệu được chính xác nên đề tài chỉ chọn phân tích trong vụ gần đây nhất (Thu Đông). Đầu tiên xây dựng thiết kế soạn thảo bảng câu hỏi với nội dung xoay quanh vấn đề nghiên cứu đặc biệt tập trung vào việc thu thập các khoản mục về chi phí đầu vào như chi phí meo giống, chi phí rơm, chi phí phân vi sinh và thuốc dưỡng, chi phí thuê lao động và các loại chi phí khác, cùng với doanh thu lợi nhuận hàng năm và thông tin tổng quan về nông hộ như tuổi, kinh nghiệm, diện tích, trình độ học vấn…Sau đó sẽ bắt đầu đi phỏng vấn thử vào tháng 9/2014 qua cách chọn mẫu ngẫu nhiên và thuận tiện để đánh giá và hiệu chỉnh cho phù hợp khả thi hơn với đề tài nghiên cứu.
Khi có số liệu lần đầu tiên của cuộc phỏng vấn sẽ tiến hành nhập liệu, kiểm tra đánh giá hiệu chỉnh cho phù hợp. Và tiến hành phỏng vấn chính thức vào thời gian thích hợp, gần nhất sau đó. Tìm hiểu thêm về những thuận lợi khó khăn mà nông hộ gặp phải trong sản xuất nấm rơm. Với tính phổ biến tập trung rộng lớn về quy mô diện tích trồng đề tài nghiên cứu sẽ chọn cỡ mẫu là 70 nông hộ để phỏng vấn trực tiếp. Bảng 2.1: Phân bố mẫu phỏng vấn Địa bàn Số mẫu Tỷ lệ (%) Xã Long Trị A Xã Long Phú Xã Thuận Hưng Xã Thuận Hòa 8 31 26 5 11,43 44,29 37,14 7,14 Tổng 70 100
Nguồn: Số liệu điều tra 70 hộ, 2014
Lần phỏng vấn kết thúc sẽ được tổng hợp 70 phiếu điều tra và chọn ra các biến có ảnh hưởng đến lợi nhuận nhập vào phần mềm Excel, sau đó đưa vào phần mềm Stata để chạy hồi quy mô hình, kiểm tra các giả định và xử lí loại bỏ các biến không phù hợp, quan sát bất thường, sữa các lỗi sai trong mô
22
hình. Cuối cùng phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận và đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất
2.4.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp trong bài sẽ được thu thập tổng hợp thông qua Sở nông nghiệp, Phòng kinh tế, Trạm khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV), Niên giám thống kê, các bài báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội hàng năm, nghiên cứu về nông nghiệp giống cây trồng, báo cáo kết quả thực hiện đề án kế hoạch phát triển cây nấm, của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, tạp chí, internet,…
2.4.3 Phƣơng pháp chọn mẫu
Từ các thông tin thu thập được từ Phòng kinh tế, Trạm Bảo vệ thực vật, trên cơ sở đó tiến hành chọn mẫu xác suất theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Theo phương pháp tổ chức chọn mẫu một cấp tập trung ở 4 xã trên, đó là địa bàn có số hộ trồng nấm rơm nhiều nhất nên số mẫu sẽ mang tính đại diện cao và chính xác hơn cho tổng thể nên sai số sẽ nhỏ.
2.4.4 Phƣơng pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, tần suất, tỉ lệ, số trung bình…để phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm rơm ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
- Mục tiêu 2: thông qua việc thống kê tổng hợp số liệu, dùng các phép tính thông thường để tính ra các loại chi phí, doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng nấm rơm.
- Mục tiêu 3: sử dụng mô hình hồi quy đa biến thông qua chạy phần mềm Stata để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các hộ có mô hình trồng nấm rơm ngoài trời.
Phương trình hồi quy có dạng:
Y=β0 + β1X1+ β2X2 +…..+ βiXi + Ui
Trong đó:
Y: là biến phụ thuộc (lợi nhuận)
Xi (i=1,2….n): là các biến độc lập (biến giải thích) Βi (i=1,2…n): là các hệ số cần ước lượng
Ui: là sai số của mô hình, cụ thể như sau:
Cụ thể hàm lợi nhuận được xác định và xây dựng mô hình như sau: Y=β0 + β1X1+ β2X2 + β3X3 +……+ β10X10 + ui
Y: lợi nhuận (đồng/m2/vụ)
X1: Chi phí thuê đất chất rơm (đồng/m2/vụ)
X2: Chi phí rơm (đồng/m2/vụ)
X3: Chi phí meo giống (đồng/m2/vụ)
23
X5: Chi phí vôi men (đồng/m2/vụ)
X6: Chi phí phân (đồng/m2/vụ)
X7: Chi phí lao động thuê (đồng/m2/vụ)
X8: Chi phí tưới tiêu (đồng/m2/vụ)
X9:Chi phí khấu hao công cụ, dụng cụ (đồng/m2 /vụ)
X10: Chi phí khác (gồm chi phí vận chuyển, chi phi thông tin liên lạc), (đồng/m2/vụ)
Biến chí phí LĐGĐ không được đưa vào mô hình bởi tổng chi phí không có tính CPLĐGĐ vào. Lợi nhuận bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí trong đó không bao gồm chi phí LĐGĐ.
Đặt giả thuyết kiểm định:
Ho= 0: Các yếu tố đầu vào không có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng nấm rơm.
H1 # 0: Các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng nấm
rơm.
Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng
Từ phương trình trên ta có thể tiến hành nhập liệu sau đó sẽ chạy mô hình và phân tích để xem các chi phí đầu vào có tác động trực tiếp đến lợi nhuận như thế nào, các biến khác sẽ như thế nào khi đưa vào mô hình, nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận ra sao?
Nguồn lực đất đai: đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất. Đối với nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên (theo Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng, 2004). Phần lớn thu nhập hay lợi nhuận của nông hộ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp ở nước ta sử dụng chủ yếu là lao động tay chân và đất tự nhiên nên diện tích đất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với thu nhập hay lợi nhuận của hộ nông dân (Huỳnh Trường Huy, 2008). Đến với nghiên cứu của tác giả Võ Tuấn Kiệt (2013) đã giúp ta nhận thấy rõ hoạt động sản xuất tạo thu nhập hay lợi nhuận của nông hộ phụ thuộc qui mô sở hữu đất.
-Biến chi phí thuê đất chất rơm: là khoản tiền mà nông hộ bỏ ra để thuê
đất chất nấm. Do đặc điểm sản xuất nấm không thể trồng trên cùng một mảnh đất liên tục nhiều vụ bởi sau mỗi vụ thì các thành phần độc hại vẫn còn tồn đọng trong đất, nên để trồng vụ khác buộc các hộ phải đi thuê đất, nếu trồng trên mảnh đất cũ đó mãi thì năng suất sẽ rất thấp. Do đó biến này được kì vọng có hệ số mang dấu âm, chi phí này tăng lợi nhuận giảm.
-Biến chi phí rơm: rơm là nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong việc
sản xuất nấm, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nấm và đây là khoản tiền mà nông hộ phải chi lớn nhất cho việc trồng nấm, vì vậy khi giá rơm
24
nguyên liệu tăng sẽ giảm lợi nhuận. Hệ số của biến này được kì vọng mang dấu âm.
-Chi phí meo giống: đây cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng hàng đầu và không thể thiếu trong sản xuất nấm rơm. Hiện nay có rất nhiều giống meo trên thị trường với giá cả và chất lượng khác nhau, mà chất lượng meo lại ảnh hưởng lớn năng suất meo, nên khi nông hộ chi càng nhiều cho khoản mục chi phí này thì lợi nhuận sẽ càng giảm theo, nếu năng suất và giá bán thấp và ngược lại. Vì vậy, hệ số đứng trước biến này cũng được kì vọng mang dấu âm hoặc dương.
-Chi phí phân bón: chiếm phần tương đối nhỏ trong tổng chi phí. Bởi trồng nấm rơm có thể sử dụng thêm phân hay không cũng được, vì trong rơm vốn đã tồn đọng sẵn một số lượng phân cần thiết cho nấm phát triển. Gần đây các hộ có xu hướng sử dụng phân kết hợp với thuốc dưỡng nhằm tăng năng suất nấm, nhưng do các nông hộ vẫn còn sử dụng phân bón theo kinh nghiêm mà chưa áp dụng các quy trình khoa học kỹ thuật, hay mô hình mới vào sản xuất nấm, nên có thể làm cho chi phí tăng cao, vì thế làm giảm lợi nhuận của nông hộ, nên kỳ vọng mang hệ số của biến này có giá trị âm.
-Chi phí thuốc dưỡng: cũng giống như chi phí phân bón, chi phí thuốc
BVTV hay thuốc dưỡng chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng chi phí. Chi phí này gồm thuốc kích thích ra tơ nấm, thuốc xịt nấm dại, mọt gà, côn trùng… , chi phí này nông hộ có thể tốn hoặc không tùy kỹ thuật trồng, nhưng đa số các hộ đều tốn chi phí cho khoản mục này, và nếu chi phí này tăng lên thì lợi
nhuận của nông hộ sẽ giảm. Vì vậy hệ số của biến này cũng kỳ vọng mang giá
trị âm.
-Chi phí lao động: Bao gồm chi phí lao động gia đình và chi phí thuê lao
động. Với hệ số được kỳ vọng mang giá trị âm vì nếu chi phí này cao sẽ làm giảm thu nhập của nông hộ. Do giá thuê lao động ngày càng cao.
-Chi phí khấu hao công cụ, dụng cụ: Chi phí khấu hao được tính bằng
cách lấy số lượng công cụ, dụng cụ nhân cho giá từng loại công cụ, dụng cụ đó sau đó chia cho thời gian sử dụng trung bình và nhân với tỷ lệ phần trăm sử dụng công cụ, dụng cụ đó cho trồng nấm.Vì vậy chi phí khấu hao cũng làm giảm lợi nhuận của nông hộ nên hệ số được kỳ vọng mang giá trị âm.
-Chi phí vôi men: men là nguồn nguyên liệu được sử dụng để làm vệ sinh cho đất hay xử lí nền đất trước khi chất rơm rải meo, nhằm loại bỏ các chất độc còn tồn đọng dưới đất. Chi phí này có hộ tốn có hộ không. Nhưng nếu chi phí này tăng sẽ làm lợi nhuận giảm, nên biến này được kì vọng mang dấu âm.
-Chi phí tưới tiêu: là số tiền nông hộ dùng để mua xăng, dầu về tưới cho
25
chăm sóc và thu hoạch. Chi phí này tăng hay giảm còn tùy thuộc vào thời tiết vì thế biến này được kì vọng mang dấu âm hoặc dương.
-Chi phí khác: là tất cả các khoản tiền mà nông hộ đã bỏ ra không liên
quan đến các khoản chi phí trên, nhằm đầu tư cho trồng nấm, đó có thể là chi phí thông tin liên lạc, chi phí bán hay vận chuyển. Khi chi phi này càng tăng thì lợi nhuận sẽ càng giảm, thông thường biến này sẽ được kì vọng mang dấu âm như các biến chi phí trên.
Để thấy rõ hơn sự kì vọng về dấu của các biến được đưa vào mô hình và sự ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận ra sau bảng sau tổng hợp đều đó. Bảng 2.2: Mô tả ý nghĩa của các biến độc lập và sự kì vọng về dấu các ước lượng βk
Tên biến Dấu mong đợi
Phụ thuộc
Y: là lợi nhuận (đồng/m2/vụ) Biến độc lập
+
X1: Chi phí thuê đất chất rơm (đồng/m2/vụ)
X2: Chi phí rơm (đồng/m2/vụ)
X3: Chi phí meo giống (đồng/m2/vụ)
X4: Chi phí thuốc dưỡng (đồng/m2/vụ)
X5: Chi phí vôi men (đồng/m2/vụ)
X6: Chi phí phân (đồng/m2/vụ)
X7: Chi phí lao động thuê (đồng/m2/vụ)
X8: Chi phí tưới tiêu (đồng/m2
/vụ)
X9: Chi phí khấu hao công cụ, dụng cụ (đồng/m2 /vụ)
X10: Chi phí khác (gồm chi phí vận chuyển, chi phi thông tin liên lạc, chi phí bán nấm…), (đồng/m2/vụ)
- - -/+ - - - - -/+ - -
-Mục tiêu 4: sử dụng phương pháp suy luận, từ việc tìm hiểu nguyên nhân và thông tin về tình hình sản xuất tiêu thụ nấm rơm kết hợp với kết quả phân tích ở mục tiêu 2, vận dụng kiến thức đã học và tham khảo ý kiến của một số chuyên gia, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tăng thu nhập, phát huy lợi thế hạn chế bất lợi cho nông hộ có mô hình trồng nấm rơm ở địa bàn nghiên cứu.
26
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LONG MỸ VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU
3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LONG MỸ
Hình 3.1 Bản đồ huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Long Mỹ là một huyện thuộc tỉnh Hậu Giang trước năm 2004 thuộc tỉnh Cần Thơ một tỉnh thuộc ĐBSCL Việt Nam.
3.1.1.1 Vị trí địa lí
Long Mỹ nằm hoàn toàn trong khoảng giữa vùng Tây sông Hậu, địa hình thấp và bằng phẳng, có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, cách trung tâm thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 20km, cách các trung tâm thành phố Cần Thơ 60km, thành phố HCM 240km, thành phố Rạch Giá 60km, thành phố Sóc Trăng 90km, thành phố Bạc Liêu 75km theo tuyến quốc lộ 61.Vị trí tiếp giáp với các khu vực và tỉnh lân cận gồm có:
Phía Bắc giáp thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy của tỉnh Hậu
Giang.
Phía Nam giáp với huyện Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu và thị xã Ngã
Năm của tỉnh Sóc Trăng.
Phía Tây tiếp giáp với huyện Gò Quao của tỉnh Kiên Giang.
Phía Đông tiếp giáp với huyện Phụng Hiệp của tỉnh Hậu Giang.
Huyện Long Mỹ nằm ở tọa độ 9040’47’ Bắc 105030’53’ Đông. Với diện
tích 396,21 km2. Dân số năm 2009 ở mức 164.865 người. Dân tộc chủ yếu là người Kinh, Hoa, Khmer.
27
3.1.1.2 Đặc điểm đất đai
Huyện Long Mỹ là vùng chuyên canh nông nghiệp rộng lớn bởi nơi đây tập trung nhiều loại đất khác nhau tạo nên sự đa dạng hóa trong cây trồng, nhưng hiện có 3 nhóm đất chính là:
-Nhóm đất tốt (gồm đất phù sa, đất ít phèn): Diện tích 10.699,3 ha chiếm tỷ lệ 27,01% đất tự nhiên, thích hợp trồng và phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.
-Nhóm đất trung bình (gồm đất thuộc nhóm phèn trung bình). Diện tích
7.206,59 ha, chiếm 18,19% đất tự nhiên, chịu ảnh hưởng của triều cường kém sử dụng trồng lúa kết hơp với nuôi thủy sản.
-Nhóm đất xấu phèn nặng và phèn tiềm năng nhiễm mặn (gồm nhóm đất
phèn nặng và phèn tiềm năng nhiễm mặn). Diện tích 10.695,58 ha, chiếm
26,99% diện tích đất tự nhiên, hàm lượng Al3+
và SO42- tương đối cao, hàm lượng dưỡng chất thấp, thoát nước kém thường được sử dụng trồng khóm. Đất nông nghiệp được phân bổ cụ thể qua bảng sau:
28
Bảng 3.1: Diện tích đất nông nghiệp phân bổ trên địa bàn huyện Long Mỹ giai đoạn từ năm 2011-2013 ĐVT: Ha Tổng số Đất nông nghiệp 2011 Đất nông nghiệp 2012 Đất nông nghiệp 2013 Tổng số 105.842,52 35.115,44 35.368,54 35.358,54 Thị trấn Long Mỹ 3.655,56 1.203,34 1.226,11 1.226,11 Thị trấn Trà Lồng 1.833,24 630,32 601,46 601,46 Xã Long Bình 9.664,73 3.231,45 3.221,64 3.211,64 Xã Long Trị 4.641,94 1.502,00 1.569,97 1.569,97 Xã Long Trị A 5.412,73 1.917,57 1.847,58 1.847,58 Xã Long Phú 6.389,43 2.179,57 2.104,93 2.104,93 Xã Tân Phú 6.784,71 2.353,51 2.215,60 2.215,60 Xã Thuận Hưng 6.249,28 2.072,38 2.088,45 2.088,45 Xã Thuận Hòa 7.652,6 2.498,32 2.577,14 2.577,14 Xã Vĩnh Thuận Đông 7.684,85 2.543,41 2.570,72 2.570,72 Xã Vĩnh Viễn 11.395,05 3.570,15 3.912,45 3.912,45 Xã Vĩnh Viễn A 6.303,06 2.132,84 2.085,11 2.085,11 Xã Lương Tâm 8.220,74 2.696,38 2.762,18 2.762,18 Xã Lương Nghĩa 7.545,37 2.451,33 2.547,02 2.547,02 Xã Xà Phiên 12.209,23 4.132,87 4.038,18 4.038,18