Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm của các hộ nông dân ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 51 - 54)

5. Nội dung và kết quả đạt được

3.2.1Tình hình phát triển kinh tế

Trong các năm tình hình kinh tế có sự thay đổi, mỗi năm có tốc độ tăng trưởng phát triển khác nhau như sau:

38

Bảng 3.6: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu từ năm 2011-2013

Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng (GRP) 14,72 15,06 14,28 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Khu vực I tăng (%) 10,25 7,5 2,59 (2,75) (26,83) (4,91) (65,47) Khu vực II tăng (%) 26,23 28,4 23,34 2,17 8,27 (5,06) (17,82)

Khu vực III tăng (%)

16,19 18,2 18,15 2,01 12,41 (0,05) (0,27)

Cơ cấu kinh tế (%)

Khu vực I giảm (%) 46,08 44 40,04 (2,08) (4,51) (3,96) (9)

Khu vực II tăng (%) 20,86 22,3 22,59 1,44 6,90 0,29 1,30

Khu vực III tăng (%)

33,06 33,7 37,37 0,64 1,94 3,67 10,89

Thu nhập bình quân đầu ngƣời (triệu

đồng/ngƣời/năm)

14,58 19,6 22,85 5,02 34,43 3,25 16,58

Giá trị sản xuất theo trị giá hiện hành

Khu vực I (tăng) … 8 2,66 (5,34) (66,75)

Khu vực II tăng (%) … 30 24,49 (5,51) (18,37)

Khu vực III tăng (%)

… 20 24,98 4,98 24,9

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ, 2011-2013

(Ghi chú: Khu vực I gồm Nông nghiệp –Lâm nghiệp và Thủy sản, khu vực II gồm Công nghiệp – Xây dựng, khu vực III gồm Thương mại - Dịch vụ)

Bảng trên cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế nếu tính theo từng năm thì khu vực I luôn thấp nhất, khu vực II cao nhất, cho thấy huyện ưu tiên và chú trọng phát triển các ngành công nghiệp xây dựng hơn các ngành còn lại, vì nó tạo ra giá trị đóng góp vào GDP của nền kinh tế cao hơn, nhưng nhìn chung

39

trong năm cả 3 khu vực đều tăng, khu vực I tăng 10,25%, khu vực II tăng 26,23%, khu vực III tăng 16,19% đối với năm 2011.

Nếu tính theo từng khu vực qua 3 năm, ở khu vực I thì chỉ có trong năm 2011 tăng nhanh nhất 10,25%, 2 năm còn lại tốc độ tăng chậm lại, năm 2012 thấp hơn 2011 là 2,75%, năm 2013 thấp hơn 2011 là 7,66%, so với 2012 giảm 4,91%. Khu vực II thì có năm 2012 là cao nhất tăng 28,4% tăng hơn năm 2011 là 2,17%, so với năm 2013 tăng hơn 5,06%. Đối với khu vực III thì năm 2012 cũng có tốc độ tăng nhanh nhất 18,2% tăng nhanh hơn năm 2011 là 2,01%, tăng nhanh hơn năm 2013 là 0,05%.

Nếu xét về chỉ tiêu cơ cấu kinh tế của các khu vực trong từng năm thì khu vực I luôn có tốc độ tăng nhanh nhất, sau đó giảm dần ở 2 khu vực còn lại. Thực hiện theo xu hướng giảm khu vực I tăng khu vực II và III. Nếu xét từng khu vực trong 3 năm qua thì khu vực I có tốc độ giảm dần từ năm 2011- 2013, khu vực II ngược lại có tốc độ tăng dần từ năm 2011-2013, còn đối với khu vực III thì năm 2012 tăng nhanh nhất 33,7%, thấp nhất 2011 (33,06%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần ở khu vực I từ 48,87% năm 2010 đã chuyển dịch xuống còn 46,08% năm 2011), tăng dần ở khu vực II (từ 18,53% năm 2010 đã chuyển dịch 20,86% năm 2011) và khu vực III (từ 32,60% năm 2010 đã chuyển dịch tăng lên 33,06% năm 2011). Trong năm 2012 khu vực I chiếm 44% so năm 2011 giảm 2,08%, khu vực II chiếm 22,3% so năm 2011 tăng 1,44%, khu vực III chiếm 33,7% so với năm 2011 tăng 0,64%. Trong năm 2013 khu vực I chiếm 40,04% giảm so với năm 2012 là 3,96%, khu vực II chiếm 22,59% giảm 0,29% so với năm 2012, khu vực III chiếm 37,37% giảm 3,67% so với năm 2012.

Nếu xét chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người (GDP) thì thu nhập tăng dần từ năm 2011- 2013 ( 22,85 triệu đồng/người). Năm 2011 tăng 4,56 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 tăng 5,02 so với năm 2011 ( hay tăng hơn 34,43%). Năm 2013 (so với năm 2012 tăng 3,25 triệu đồng/người/năm).

Đối với chỉ tiêu giá trị sản xuất theo giá hiện hành nếu xét theo từng năm thì năm 2012 khu vực II tăng nhanh nhất 30% lớn hơn khu vực I là 22%, khu vực III là 10%, khu vực I thấp nhất chỉ 8%. Riêng năm 2013 khu vực III lớn nhất 24,98%, thấp nhất vẫn là khu vực I 2,66%. Khu vực III tăng nhanh hơn khu vực I là 22,32%, nhanh hơn khu vực II là 0,49%. Nếu xét theo từng khu vực trong 3 năm thì khu vực I giảm 5,34% và khu vực II giảm 5,51%, khu vực III tăng 4,98%. Giá trị của các ngành dịch vụ luôn ở mức cao, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt vui chơi, giải trí, các ngành này đặc biệt thu hút đầu tư và mang lại giá trị cao.

Riêng đối với 6 tháng đầu năm 2014 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,33%. Trong đó khu vực I tăng 1,67%, khu vực II tăng 7,32%, khu vực III

40

tăng 16,57%. Giá trị sản xuất ước đạt 10,57%. Trong đó khu vực I tăng 3,5%, khu vực II tăng 9,10%, khu vực III tăng 18,95%. Giá trị gia tăng bình quân đầu người ước đạt 25,52 triệu đồng/ người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng tích cực. Giảm khu vực I tăng dần khu vực II và III. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ năm 2011-2013

Hình 3.3 Cơ cấu kinh tế huyện Long Mỹ qua 3 năm 2011-2013

(Ghi chú: Khu vực I gồm Nông nghiệp –Lâm nghiệp và Thủy sản, khu vực II gồm Công nghiệp – Xây dựng, khu vực III gồm Thương mại - Dịch vụ)

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm của các hộ nông dân ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 51 - 54)