Khái niệm về chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm của các hộ nông dân ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 25)

5. Nội dung và kết quả đạt được

2.1.7Khái niệm về chi phí

sử dụng cho sản xuất sản phẩm tạo thành doanh thu trong kỳ, gồm các loại chi phí như sau và một số chi phí khác:

2.1.7.1 Chi phí sản xuất bao gồm:

Nguyên nhiên liệu trực tiếp được sử dụng để tạo nên sản phẩm. Trong

đề tài này nguyên liệu trực tiếp để sản xuất nấm rơm là rơm và meo giống.

Chi phí lao động là các khoản chi hữu hình cho nguồn lao động, tương

ứng với mức lương theo giờ công lao động.

Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nguyên liệu gián tiếp, chi phí

12

nước, và các chi phí sản xuất khác. Chi phí này tính vào chi phí sản phẩm thông qua việc phân bổ chi phí.

2.1.7.2 Chi phi cơ hội: là một trong những chi phí quan trọng nhất dựa trên cơ sở mọi yếu tố đầu vào hay sản xuất đều có cách sử dụng thay thế ngay cả khi nó không được sử dụng, khi đầu vào nào đó được sử dụng cho mục đích này thì nó không thể sử dụng cho mục đích hay bất cứ phương án nào khác và thu nhập từ phương án thay thế này sẽ bị mất đi.

Chi phí cơ hội có thể được định nghĩa theo hai cách:

 Thứ nhất: là giá trị của sản phẩm không được sản xuất vì một đầu vào

đã được sử dụng cho một mục đích khác.

 Thứ hai: là thu nhập sẽ nhận được nếu nguồn lực đầu vào này được sử

dụng cho phương án khác và đem lại lợi nhuận cao nhất.

2.1.7.3 Cách tính các khoản chi phí: trong việc sản xuất nấm rơm thì

nông hộ thường gặp rất nhiều loại chi phí khác nhau của các yếu tố đầu vào và để xác định được doanh thu hay lợi nhuận thì nông hộ cần phải tính các khoản mục chi phí đầu vào như sau:

-Chi phí thuê đất chất rơm: là số tiền mà nông hộ phải bỏ ra để thuê đất chất 1ghe rơm hay 1 m2/ vụ.

Chi phí thuê đất = Số lƣợng ghe rơm * giá thuế đất chất 1ghe rơm

-Chi phí meo giống: là chi phí mua meo giống để rắc meo trên một vụ

để tạo ra nấm tươi thương phẩm.

Chi phí meo giống = Số lƣợng X giá mua 1 bao/chai meo giống

-Chi phí phân bón: là tổng chi phí trung bình cho tổng số các mét giồng

hoặc m2 trồng nấm rơm. Gồm các loại phân bón như phân vi sinh và NPK, Urê, DAP, lân, kali. Được tính bằng đơn giá của các loại phân nhân cho số lượng sử dụng.

Chi phí phân bón = đơn giá* số lƣợng

Lượng phân N, P, K nguyên chất được tính bằng lượng phân hỗn hợp mà nông dân sử dụng nhân cho % N, % P, % K, có trong các loại phân hỗn hợp đó như: NPK (20-20-15), NPK (16-16-8), UREA (46% N), DAP (18-46-0 P), Kali (55% KCl). Nhưng ở đây đề tài chỉ làm hiệu quả tài chính nên giá phân sẽ được tính theo giá mà nông hộ đã mua trên thị trường ngay tại thời điểm mua.

-Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thuốc dưỡng tơ nấm: là tổng

chi phí chi cho việc mua thuốc BVTV phun xịt cho tổng số mét giồng hoặc m2

trong một vụ. Được tính bằng công thức sau:

Chi phí thuốc BVTV = Đơn giá (tùy từng loại thuốc BVTV) * Số lƣợng

13 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do có nhiều loại thuốc khác nhau với nồng độ liều lượng khác nhau, nên thuốc nông dược không được tính theo nồng độ nguyên chất mà dựa trên chi phí sử dụng thực tế của các nông hộ được phỏng vấn. Việc quy đổi lượng thuốc BVTV về dạng nguyên chất rất khó do đa số nông hộ không nhớ rõ tên thuốc BVTV là gì và dung tích bao nhiêu nên đề tài chỉ quy về chi phí thuốc BVTV.

-Chi phí rơm: là chi phí mà nông hộ phải bỏ ra để mua nguyên liệu rơm tươi do nông dân thu hoạch lúa xong đem về ủ lại sau đó chất mô rải meo trồng nấm.

Chi phí rơm = Tổng số lƣợng ghe rơm/ hộ x giá mua

- Chi phí lao động (gồm chi phí thuê lao động và số ngày công LĐGĐ bỏ ra), giá ngày công LĐGĐ quy ra tiền rất khó và không chính xác do giá ngày công lao động gia đình thường rẻ hơn giá lao động thuê, nên đề tài chỉ xét chi phí cho lao động thuê mà nông hộ đã bỏ ra, chi phí LĐGĐ chỉ được quy đổi ra ở mức giá trị tương đối chớ không chính xác).

Chi phí lao động = Số ngày công lao động x giá 1 ngày công lao động x số ngƣời.

- Chi phí vôi men: là số tiền mà nông hộ bỏ ra để mua các loại vôi xử lí đất nền trước khi trồng, và men được sử dụng để trộn chung với meo giống để rắc meo lên mô rơm.

Chi phí vôi men= Số lƣợng * giá mua từng loại

-Chi phí tƣới tiêu: là số tiền mà nông hộ phải bỏ ra để mua nhiên liệu như xăng, dầu hay điện nếu tưới bằng mua tua, về để tưới rơm khi ủ rơm và sau khi chất mô nấm cũng như sau các lần thu hoạch.

Chi tƣới tiêu = Số lƣợng xăng, dầu, điện* giá từng loại

- Chi phí khấu hao công cụ, dụng cụ: là số tiền mà nông hộ bỏ ra để mua các công cụ, dụng cụ cần thiết để cho quá trình trồng nấm được phát triển thuận lợi, tạo thành tài sản cố định cho các nông hộ. Qua thời gian sử dụng lâu năm thì các công cụ, dụng cụ này sẽ hao mòn dần, và thời gian hao mòn khác nhau, và mức độ sử dụng cho việc trồng nấm của các hộ là khác nhau do có hộ trồng theo vụ, hộ trồng quanh năm, và mỗi hộ thường có nhiều hoạt động sản xuất khác nhau, không phải chỉ có duy nhất hoạt động sản xuất nấm. Và đây cũng là một khoản chi phí đầu tư khá lớn, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do đó, cần phải khấu hao các công cụ, dụng cụ này.

Chi phí khấu hao công cụ, dụng cụ = (Số lƣợng công cụ, dụng cụ * Giá từng loại) / Thời gian sử dụng trung bình * Tỷ lệ sử dụng cho trồng nấm rơm

14

-Chi phí khác: là các loại chi phí không được nêu ra ở trên nó bao gồm các loại chi phí như xăng, dầu, điện dùng để vận chuyển rơm từ nơi mua về nơi trồng và các loại chi phí khác như chi phí bán, chi phí thông tin liên lạc, chi phí trồng… có liên quan đến quá trình trồng thu hoạch và bán nấm rơm. Do các chi phí này chỉ chiếm phần nhỏ nên chúng được liệt kê vào cùng 1 loại chi phí khác. Chi phí này cũng tùy từng hộ có hộ có tốn chi phí sử dụng có hộ không và chiếm 1 phần nhỏ trong tất cả các loại chi phí.

2.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT 2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu kinh tế

- Doanh thu: là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụsản phẩm nấm rơm, tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán nấm tươi. Hay nói cách khác, doanh thu chính bằng tổng sản lượng thu hoạch trong một vụ sản xuất được bán ra nhân với giá bán/kg.

Doanh thu = Giá bán x sản lƣợng Tổng doanh thu= Tổng sản lƣợng x Đơn giá

-Lợi nhuận: là phần chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí bỏ ra (không bao gồm cả lao động gia đình).

LN= TDT - TCP (không gồm lao động gia đình)

-Chi phí lao động thuê: là số tiền mà nông hộ bỏ ra để thuê mướn lao động chăm sóc cây nấm. Lao động thuê được tính bằng đơn vị đồng /ngày.

CP thuê lao động = Số ngày công thuê lao động trong một vụ sản xuất nấm x giá thuê lao động thực tế ở địa phƣơng / ngày x số ngƣời.

(Giá trị chi phí LĐGĐ trong trường hợp này tính ra chỉ mang tính tương đối để so sánh chi phí LĐGĐ với lao động thuê và sự ảnh hưởng của CP LĐGĐ đến lợi nhuận, trong bài chủ yếu phân tích dựa trên ngày công LĐGĐ đã bỏ ra).

Số ngày công lao động trong một vụ sản xuất = (Số giờ chăm sóc cây trồng hàng ngày x Số ngày tham gia sản xuất trong một vụ) / 8 giờ.

-Tổng chi phí : là tất cả các khoản chi phí mà nông hộ bỏ ra để đầu tư

trong quá trình sản xuất và thu hoạch. Bao gồm: chi phí thuê đất chất rơm, chi phí rơm, chi phí meo giống, phân bón, thuốc dưỡng, chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, chi phí nhiên liệu, chi phí tưới tiêu và chi phí khác…Tất cả

các khoản chi phí này đều tính trên tổng số m2 trồng trong một vụ. Chi phí lao

động gồm chi phí thuê lao động và cả chi phí lao động gia đình (Chi phí cơ hội của lao động gia đình)

15

- Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản xuất nấm bỏ ra để chăm sóc nấm. Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động).

2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính

- Thu nhập trên chi phí (TN/CP): cho biết một đồng chi phí đầu tư thì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chủ thể đầu tư sẽ nhận được bao nhiêu đồng thu nhập. Nếu chỉ số TN/CP nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu TN/CP bằng 1 thì hoà vốn, TN/CP lớn hơn 1 người sản xuất mới có lời.

TN/CP= Thu nhập / Tổng chi phí

-Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí

bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ nhận lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/CP là số dương thì người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt.

LN/CP= Lợi nhuận / Tổng chi phí

-Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): thể hiện trong một đồng doanh thu thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng doanh thu.

LN/DT= Lợi nhuận / Doanh thu

-Doanh thu trên chi phí (DT/CP): thể hiện khi bỏ ra 1 đồng chi phí để

đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

DT/CP= Doanh thu / Chi phí

-Doanh thu / lao động gia đình: tỷ số này cho biết khi nông hộ bỏ ra 1 ngày công lao động gia đình để sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

DT/LĐGĐ = Doanh thu / Lao động gia đình

-Thu nhập ròng/lao động gia đình (TNR/LĐGĐ):tỷ số này phản ánh

mức độ đầu tư của LĐGĐ đến yếu tố lợi nhuận, cho biết 1 ngày công lao động nông hộ bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập ròng.

TNR/LĐGĐ = Thu nhập ròng / Ngày công lao động gia đình

-Lợi nhuận/LĐGĐ(LN/LĐGĐ): tỷ số này cho biết khi nông hộ bỏ ra 1

ngày công lao động gia đình thì nông hộ thu được bao nhiêu đồng thu lợi nhuận.

LN/LĐGĐ = lợi nhuận / lao động gia đình

-Lợi nhuận/thu nhập (LN/TN): cho biết một đồng thu nhập có bao nhiêu đồng lợi nhuận hay phản ánh mức thu nhập so với lợi nhuận.

LN/TN = lợi nhuận / thu nhập

- Thu nhập/doanh thu(TN/DT): cho biết trong 1 đồng doanh thu có bao

nhiêu đồng thu nhập.

16

2.3 MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI 2.3.1 Phƣơng pháp thống kê mô tả 2.3.1 Phƣơng pháp thống kê mô tả

Theo Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình Nguyên lí thống kê kinh tế phần I

Thống kê là gì?” có nêu định nghĩa về thống kê mô tả như sau:

Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp có liên quan

đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán, và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Trong bài nghiên cứu, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để thống kê các số liệu về giá trị đầu vào, đầu ra, các giá trị định tính và dựa vào kết quả đã thống kê để đánh giá sự tác động của các yếu tố đầu ra, đầu vào đến hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất nấm rơm của các nông hộ ở huyện Long Mỹ. Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.

Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thống kê tóm tắt dưới dạng các giá trị thống kê đơn giản nhất mô tả dữ liệu.

Dùng phương pháp so sánh để thấy tình hình tăng giảm về diện tích, số lượng và tiêu thụ nấm rơm thông qua các chỉ số so sánh tuyệt đối và so sánh tỷ lệ. Cụ thể:

2.3.2 Phƣơng pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện so sánh như cùng nội dung, cùng thời gian không gian, cùng đơn vị tính, đo lường,.. để xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về hiện tượng, quá trình kinh tế.

Có 3 phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong bài:

- So sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng, hoặc quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể bao gồm các con số thể hiện quy mô của tổng thể hay của từng bộ phận trong tổng thể.

y = y1 – y0

Trong đó :

y: giá trị chênh lệch y1: giá trị năm sau y0: giá trị năm trước

- So sánh số tƣơng đối: là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian hoặc giữa hai chỉ tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau. Trong hai chỉ tiêu để so sánh của số tương đối, sẽ có một số được chọn làm gốc (chuẩn) để so

17

sánh thể hiện bằng lần, phần trăm (%), phần nghìn (‰) hay bằng các đơn vị kép. %y = y0 y  Trong đó : %y: tỷ lệ chênh lệch y: giá trị chênh lệch y0: giá trị năm trước

- So sánh bằng số bình quân: là chỉ tiêu biểu hiện mức độ điển hình của một tổng thể gồm nhiều đơn vị cùng loại được xác định theo một tiêu thức nào đó. Số bình quân được sử dụng phổ biến trong thống kê để nêu lên đặc diểm chung nhất, phổ biến nhất của hiện tượng kinh tế - xã hội trong các điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Số bình quân còn dùng để so sánh đặc điểm của những hiện tượng không có cùng một quy mô hay căn cứ để đánh giá trình độ đồng đều của các đơn vị tổng thể.

   n i i X n X 1 1 Trong đó: X : là số trung bình cộng n: số quan sát

Xi: (i=1,2,….n) giá trị lượng biến quan sát

2.3.3 Phƣơng pháp tần số

Là một phương pháp dùng để phân tổ thống kê, và phân tổ còn được gọi là phân lớp thống kê căn cứ vào một số tiêu thức để chia các đơn vị tổng thể ra nhiều lớp (nhóm, tổ) có tính chất khác nhau, khi phân tổ cần lưu ý một đơn vị của tổng thể chỉ thuộc một tổ duy nhất và đơn vị đó phải thuộc tổng thể. Có các dạng phân tổ như sau:

-Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính nếu thuộc tính có nhiều biểu hiện thì

ghép các nhóm lại với nhau, khi đó các nhóm này phải có tính chất giống nhau hoặc gần giống nhau.

-Phân tổ theo tiêu thức số lượng: khi tiêu thức có ít số lượng biểu hiện

thì cứ mỗi quan sát hay lượng biến sẽ thành một tổ. Nếu tiêu thức số lượng có nhiều biểu hiện thì phân cách mỗi tổ và mỗi tổ có một giới hạn. Trong đó, giới hạn trên là lượng biến lớn nhất của tổ, giới hạn dưới là lượng biến nhỏ nhất của tổ, tùy từng mục đích nghiên cứu mà phân tổ đều và phân tổ không đều.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm của các hộ nông dân ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 25)