Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm của các hộ nông dân ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 40 - 44)

5. Nội dung và kết quả đạt được

3.1.1Điều kiện tự nhiên

Long Mỹ là một huyện thuộc tỉnh Hậu Giang trước năm 2004 thuộc tỉnh Cần Thơ một tỉnh thuộc ĐBSCL Việt Nam.

3.1.1.1 Vị trí địa lí

Long Mỹ nằm hoàn toàn trong khoảng giữa vùng Tây sông Hậu, địa hình thấp và bằng phẳng, có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, cách trung tâm thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 20km, cách các trung tâm thành phố Cần Thơ 60km, thành phố HCM 240km, thành phố Rạch Giá 60km, thành phố Sóc Trăng 90km, thành phố Bạc Liêu 75km theo tuyến quốc lộ 61.Vị trí tiếp giáp với các khu vực và tỉnh lân cận gồm có:

 Phía Bắc giáp thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy của tỉnh Hậu

Giang.

 Phía Nam giáp với huyện Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu và thị xã Ngã

Năm của tỉnh Sóc Trăng.

 Phía Tây tiếp giáp với huyện Gò Quao của tỉnh Kiên Giang.

 Phía Đông tiếp giáp với huyện Phụng Hiệp của tỉnh Hậu Giang.

Huyện Long Mỹ nằm ở tọa độ 9040’47’ Bắc 105030’53’ Đông. Với diện

tích 396,21 km2. Dân số năm 2009 ở mức 164.865 người. Dân tộc chủ yếu là người Kinh, Hoa, Khmer.

27

3.1.1.2 Đặc điểm đất đai

Huyện Long Mỹ là vùng chuyên canh nông nghiệp rộng lớn bởi nơi đây tập trung nhiều loại đất khác nhau tạo nên sự đa dạng hóa trong cây trồng, nhưng hiện có 3 nhóm đất chính là:

-Nhóm đất tốt (gồm đất phù sa, đất ít phèn): Diện tích 10.699,3 ha chiếm tỷ lệ 27,01% đất tự nhiên, thích hợp trồng và phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.

-Nhóm đất trung bình (gồm đất thuộc nhóm phèn trung bình). Diện tích

7.206,59 ha, chiếm 18,19% đất tự nhiên, chịu ảnh hưởng của triều cường kém sử dụng trồng lúa kết hơp với nuôi thủy sản.

-Nhóm đất xấu phèn nặng và phèn tiềm năng nhiễm mặn (gồm nhóm đất

phèn nặng và phèn tiềm năng nhiễm mặn). Diện tích 10.695,58 ha, chiếm

26,99% diện tích đất tự nhiên, hàm lượng Al3+

và SO42- tương đối cao, hàm lượng dưỡng chất thấp, thoát nước kém thường được sử dụng trồng khóm. Đất nông nghiệp được phân bổ cụ thể qua bảng sau:

28

Bảng 3.1: Diện tích đất nông nghiệp phân bổ trên địa bàn huyện Long Mỹ giai đoạn từ năm 2011-2013 ĐVT: Ha Tổng số Đất nông nghiệp 2011 Đất nông nghiệp 2012 Đất nông nghiệp 2013 Tổng số 105.842,52 35.115,44 35.368,54 35.358,54 Thị trấn Long Mỹ 3.655,56 1.203,34 1.226,11 1.226,11 Thị trấn Trà Lồng 1.833,24 630,32 601,46 601,46 Xã Long Bình 9.664,73 3.231,45 3.221,64 3.211,64 Xã Long Trị 4.641,94 1.502,00 1.569,97 1.569,97 Xã Long Trị A 5.412,73 1.917,57 1.847,58 1.847,58 Xã Long Phú 6.389,43 2.179,57 2.104,93 2.104,93 Xã Tân Phú 6.784,71 2.353,51 2.215,60 2.215,60 Xã Thuận Hưng 6.249,28 2.072,38 2.088,45 2.088,45 Xã Thuận Hòa 7.652,6 2.498,32 2.577,14 2.577,14 Xã Vĩnh Thuận Đông 7.684,85 2.543,41 2.570,72 2.570,72 Xã Vĩnh Viễn 11.395,05 3.570,15 3.912,45 3.912,45 Xã Vĩnh Viễn A 6.303,06 2.132,84 2.085,11 2.085,11 Xã Lương Tâm 8.220,74 2.696,38 2.762,18 2.762,18 Xã Lương Nghĩa 7.545,37 2.451,33 2.547,02 2.547,02 Xã Xà Phiên 12.209,23 4.132,87 4.038,18 4.038,18

29

Bảng này cho thấy hiện trạng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh qua 3 năm qua luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó các xã có diện tích đất nông nghiệp nhiều nhất là Xà Phiên (12.209,23 ha), sau đó là xã Vĩnh Viễn (11.395,05 ha), thấp nhất là thị trấn Trà Lồng (1.833,24 ha) tính trên tổng số, đất sử dụng chủ yếu cho việc trồng và phát triển lúa, cây ăn trái, rau màu…nhưng nhìn chung diện tích đất nông nghiệp của các xã không có sự thay đổi lớn qua các năm, năm 2012 và 2013

diện tích gần như không thay đổi (chỉ có xã Long Bình thay đổi từ năm 2012

đến 2013 giảm 10 ha). Từ năm 2011-2013 diện tích đất nông nghiệp cuả các xã liên tục tăng. Bảng sau thể hiện tình hình tăng giảm diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện Long Mỹ

Bảng 3.2: Tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện Long Mỹ từ năm 2011-2013

Năm Tổng diện tích

đất nông nghiệp

Chênh lệch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuyệt đối (ha) Tương đối (%)

2011 35.115,44

2012 35.368,54 253,1 0,72

2013 35.358,54 (10) (0,03)

Tổng 105.842,52

Nguồn: Niêm giám thống kê của UBND huyện Long Mỹ, 2013

Qua 3 năm cho thấy đất nông nghiệp của toàn huyện từ năm 2011 đến 2012 tăng 253,1 ha (0,72%), so với năm 2012 thì năm 2013 diện tích giảm 10 ha (tức giảm 0,03%). Do một số điều kiện không thuận lợi nên năm 2013 diện tích giảm, nhưng vẫn cao hơn năm 2011, năm 2012 diện tích lớn nhất với 35.368.54 ha, thấp nhất năm 2011 diện tích đất nông nghiệp chỉ có 35.115,44 ha.

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Huyện Long Mỹ nằm trong vùng có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên như khí hậu nhiệt đới gió và chia làm 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5-11 chiếm 90-92% lượng mưa cả năm, khoảng 1800mm/năm và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam. Lượng mua cao nhất là vào tháng 9 (250,1mm) mùa khô kéo dài từ tháng 12-4 năm sau và chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc. Hàng năm nhiệt độ dao động trung bình là 2700C. Nhiệt độ cao

nhất rơi vào tháng 4 hơn 350C và thấp nhất là tháng 12 khoảng 20-300C. Ẩm

độ trong năm phân hóa theo mùa rõ rệt, chênh lệch ẩm độ trung bình giữa

30

độ trung bình trong năm là 82%. Với đặc điểm khí hậu như thế nên Long Mỹ có rất nhiều lợi thế trong việc phát triển nấm rơm và các loại cây trồng khác.

3.1.1.4 Đặc điểm thủy văn

Do địa hình dạng thoải theo hướng Nam và Tây Nam nên ở các khu đất ven song rạch địa hình thường cao từ 0,6-1,10 m, còn ở nội đồng, vườn và các thửa ruộng địa hình thấp nên hay xảy ra tình trạng ngập úng trong khoảng 2 tháng. Nhưng quanh năm vùng vẫn có đủ lượng nước ngọt để cung cấp cho các hoạt động tưới tiêu trong nông nghiệp, hệ thống giao thông cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.3: Mực nước và độ mặn qua 4 năm 2011-2014 ở huyện Long Mỹ

Năm Độ mặn (%) Mực nước (cm)

2011 4,6 +1,02

2012 6,6 +0,9

2013 12,1 +1,05

2014 9,1 +0,59

Nguồn: Trạm quản lí nước và công trình thủy lợi huyện Long Mỹ, 2014

Bảng này cho thấy độ mặn và mực nước năm 2013 luôn cao nhất trong 4 năm, và mực nước mỗi năm đều tăng, đó có thể do ảnh hưởng của lượng mưa và sự biến đổi khí hậu gần đây và sự thay đổi này diễn ra hàng năm.

Trên địa bàn huyện thường xảy ra ngập ở các xã Long Bình, Long Trị, Long Trị A, Long Phú, Tân Phú trên 120cm. Các xã Vĩnh Thuận Đông, Thuận Hưng, Thuận Hòa , thị trấn Long Mỹ và thị trấn Trà Lồng ngập trên 60-120 cm. Còn lại các xã Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A, Lương Tâm và Lương Nghĩa ngập từ 0-60cm. Nguyên nhân do nước từ các con sông biển lớn tràn vào cộng với lượng mưa lớn kéo dài trên diện rộng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính mô hình trồng nấm rơm của các hộ nông dân ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 40 - 44)