1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả kỹ thuật mô hình trồng củ cải trắng của nông hộ tại huyện vĩnh châu, tỉnh sóc trăng

74 957 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ THÙY LINH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT MÔ HÌNH TRỒNG CỦ CẢI TRẮNG CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH... TRƯỜNG ĐẠ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT

MÔ HÌNH TRỒNG CỦ CẢI TRẮNG CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

MSSV: 4114627

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT

MÔ HÌNH TRỒNG CỦ CẢI TRẮNG CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH

Trang 3

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập cũng như lúc làm luận văn

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thuỳ Linh

Trang 4

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thuỳ Linh

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Cần Thơ, ngày … tháng … năm … Giảng viên hướng dẫn

Phạm Quốc Hùng

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Cần Thơ, ngày tháng năm

Giảng viên phản biện

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 1

GIỚI THIỆU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Phạm vi không gian 2

1.3.2 Phạm vi thời gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.4 Nội dung nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 3

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3

2.1.1 Một số khái niệm 3

2.1.2 Đo lường hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp phi tham số 5

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 7

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 8

Trang 8

CHƯƠNG 3 13

TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG 13

3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG 13

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 13

3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 16

3.1.3 Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật 18

3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG 19

3.2.1 Về trồng trọt 19

3.2.2 Về chăn nuôi 21

3.2.3 Thủy sản 22

3.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦ CẢI TRẮNG TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU 23

3.3.1 Giới thiệu về củ cải trắng 23

3.3.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc 24

3.3.3 Diện tích, sản lượng, năng suất qua giai đoạn 2012 – 6 tháng đầu năm 2014 26

3.3.4 Mô tả các đặc điểm của nông hộ 27

3.3.5 Diện tích đất 29

3.3.6 Nguồn vốn sản xuất 30

3.3.7 Tập huấn kỹ thuật 30

3.3.8 Lý do trồng củ cải 31

3.3.9 Kỹ thuật sản xuất 32

3.3.10 Đặc điểm tiêu thụ 34

CHƯƠNG 4 36

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT MÔ HÌNH TRỒNG CỦ CẢI TRẮNG TẠI HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG 36

Trang 9

4.1.1 Phân tích chi phí – lợi nhuận 36

4.1.2 Phân tích doanh thu và các tỷ số tài chính 38

4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT 41

4.2.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình DEA 41

4.2.2 Hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng củ cải trắng 43

4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG MÔ HÌNH TRỒNG CỦ CẢI TRẮNG TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TÌNH SÓC TRĂNG 44

4.3.1 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy và kiểm định mô hình 44

4.3.2 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy đã khắc phục được phương sai sai số thay đổi 45

4.4 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT CỦ CẢI TẠI VĨNH CHÂU, SÓC TRĂNG 46

CHƯƠNG 5 48

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 48

5.1 KẾT LUẬN 48

5.2 KIẾN NGHỊ 49

5.2.1 Đối với địa phương và các cơ sở ban ngành 49

5.2.2 Đối với các tổ chức khuyến nông và nhà khoa học 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

PHỤ LỤC 1 52

PHỤ LỤC 2 58

PHỤ LỤC 3 62

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Cơ cấu phân phối mẫu điều tra trên địa bàn Vĩnh Châu, Sóc Trăng 7

Bảng 2.2 Các biến sử dụng trong mô hình DEA 9

Bảng 2.3: Diễn giải các yếu tố kinh tế - xã hội trong mô hình hiệu quả kỹ thuật 11

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của thị xã Vĩnh Châu 2000-2012 14

Bảng 3.2 Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Vĩnh Châu 2000–2012 15

Bảng 3.3 Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp tại Vĩnh Châu 2000-2012 16

Bảng 3.4 Diện tích, dân số và mật độ dân số của thị xã Vĩnh Châu năm 2012 17

Bảng 3.5 Diện tích, sản lượng, năng suất lúa ở thị xã Vĩnh Châu 2011 – 2013 19

Bảng 3.6 Diện tích, sản lượng, năng suất rau, đậu ở thị xã Vĩnh Châu 2010-2012 20 Bảng 3.7 Diện tích, sản lượng một số cây ăn trái năm 2010 – 2012 21

Bảng 3.8 Tình hình sản xuất củ cải của thị xã Vĩnh Châu giai đoạn 2011-2013 26

Bảng 3.9 Mô tả đặc điểm của nông hộ trồng củ cải trắng ở Vĩnh Châu 27

Bảng 3.10 Số lao động tham gia trực tiếp sản xuất củ cải 28

Bảng 3.11 Trình độ học vấn của nông hộ trồng củ cải tại Vĩnh Châu 29

Bảng 3.12 Diện tích đất của nông hộ trồng củ cải 30

Bảng 3.13 Quyết định về giá bán của các nông hộ trồng củ cải 34

Bảng 4.1 Chi phí đầu tư cơ bản trên 1000m2 trồng củ cải trắng 36

Bảng 4.2 Năng suất, giá bán và doanh thu của các hộ trồng củ cải 38

Bảng 4.3 Các chỉ tiêu tài chính của nông hộ trồng củ cải 40

Bảng 4.4 Các biến trong mô hình phân tích màng bao dữ liệu (DEA) của việc sản xuất củ cải trong lần thu hoạch chính vụ năm 2013 41

Bảng 4.5 Hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng củ cải 43

Bảng 4.6 Kết quả chạy mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật 44

Bảng 4.7 Kết quả chạy mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật đã khắc phục phương sai 45

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Hiệu quả kỹ thuật 5

Hình 3.1 Nguồn vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất của nông hộ 30

Hình 3.2 Lý do nông hộ trồng củ cải 31

Hình 3.3 Nguồn gốc giống mà nông hộ sử dụng 33

Hình 3.4 Lý do sử dụng loại giống của nông hộ trồng củ cải 33

Hình 3.5 Tình hình tiêu thụ củ cải của nông hộ 35

Hình 3.6 Nguồn thông tin về thị trường của nông hộ trồng củ cải 35

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Củ cải trắng thuộc nhóm rau ăn củ, được sử dụng rộng rãi để chế biến thức

ăn trong đời sống hằng ngày Củ cải trắng mang lại lợi ích sức khoẻ quan trọng

là trị lao phổi ho ra máu, trị khàn tiếng, trị viêm phế quản, củ cải trắng còn tuyệt vời khi là phương thuốc tự nhiên trị đái tháo đường Chúng không chỉ làm tăng phần đa dạng hấp dẫn cho những món ăn mà còn là nguồn dinh dưỡng cho sức khoẻ con người Tuy không được biết đến cũng như ưu ái nhiều như hành tím, nhưng củ cải trắng đang dần khẳng định được vị trí và đem lại thêm thu nhập cho nhiều nông hộ ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Huyện Vĩnh Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 47.339,48 ha, chiếm 14,35% so với tổng diện tích tự nhiên tỉnh Sóc Trăng Sản xuất củ cải chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của các hộ dân trên địa bàn huyện Trong những năm qua, diện tích, năng suất, sản lượng củ cải không ngừng được tăng lên, góp phần nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho người dân Tuy nhiên cho đến thời điểm này, nghề trồng củ cải ở đây còn mang tính tự phát, quy

mô sản xuất nhỏ và manh mún, người dân chỉ tận dụng khoản thời gian nông nhàn để trồng củ cải Vì là loại cây rất dễ trồng và ít tốn công chăm sóc nên đa

số người dân trồng củ cải theo kinh nghiệm truyền thống và kỹ thuật trồng củ cải chưa được nâng cao nên chưa đem lại hiệu quả tối đa

Những yếu kém trong sản xuất cũng như kỹ thuật trồng củ cải là nguyên nhân lớn nhất cản trở việc làm giàu của người dân nơi đây Hiệu quả kỹ thuật là hiệu quả do sử dụng hợp lý các nguồn lực hiện có để tăng năng suất, hiệu quả kỹ thuật đóng vai trò quan trọng và sự cải thiện của hiệu quả kỹ thuật sẽ góp phần

làm tăng năng suất, tăng thu nhập Vì vậy việc “Phân tích hiệu quả kỹ thuật

mô hình trồng củ cải trắng ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng” là cần thiết,

bên cạnh đó qua việc xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật giúp đưa ra những kiến nghị cần thiết giúp bà con nông dân sản xuất củ cải tăng năng suất, cải thiện đời sống tốt hơn

Trang 14

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện từ tháng 08/2014 đến tháng 11/2014

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ trồng củ cải trắng ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

1.3.4 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung sau: Phân tích tình hình sản xuất củ cải trắng; phân tích các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất trong quá trình sản xuất củ cải trắng; phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật Từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả

kỹ thuật cho các nông hộ trồng củ cải trắng tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc

Trang 15

Theo từ điển ngôn ngữ của Mỹ (Oxford Press – 1987) có nghĩa “Hộ là tất

cả những nguời cũng sống chung trong một mái nhà Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết thống và những người làm ăn chung”

Từ phát biểu trên thì “hộ” có thể hiểu như sau:

- Hộ là một tập hợp chủ yếu của các thành viên có chung huyết thống hoặc không chung huyết thống, đó là những trường hợp đặc biệt như: con nuôi, những người có chung hoạt động kinh tế lâu dài được các thành viên trong hộ đồng ý và công nhận

- Hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, có chung vốn, lao động, có kế hoạch sản xuất kinh doanh chung, có phân công lao động chung, có ngân quỹ chung và lợi ích được chia theo sự thỏa thuận của các thành viên có tính chất gia đình Hộ cũng là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng

2.1.1.2 Khái niệm nông hộ

Theo Ellis (1993) “Nông hộ là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự tìm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”

Nông hộ có các đặc điểm sau:

- Nông hộ vừa là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng

- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ

tự cấp, tự túc Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường

- Phương thức tổ chức sản xuất của nông hộ mang tính chất thừa kế truyền thống gia đình và không đồng đều giữa các hộ gia đình với nhau

Trang 16

- Hộ nông dân ngoài tham gia tái sản xuất vật chất, họ còn tham gia vào tái đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành sản xuất khác nhau

2.1.1.3 Khái niệm kinh tế nông hộ

Theo quan niệm của Ellis (1988), thì kinh tế hộ nông dân được định nghĩa như sau: “Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình Sản xuất của

họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường”

Kinh tế nông hộ các đặc điểm sau:

- Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, trong đó các thành viên có mối quan hệ về huyết thống cũng như kinh tế với nhau

- Cuộc sống của các hộ nông dân gắn liền với ruộng đất cho nên đất đai là

tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong các tư liệu sản suất của hộ nông dân

- Kinh tế nông hộ chủ yếu sử dụng sức lao động của gia đình, cũng có trường hợp thuê mướn lao động theo thời vụ nhưng không thường xuyên

- Kinh tế nông hộ có mối quan hệ với thị trường, song mức độ quan hệ còn thấp, chưa gắn chặt với thị trường vì nếu tách ra khỏi thị trường thì kinh tế nông

hộ vẫn tồn tại

2.1.1.4 Khái niệm về hiệu quả kỹ thuật theo hướng tiếp cận đầu vào

Theo Farrell (1957), hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào cho biết các yếu

tố đầu vào có thể giảm bao nhiêu theo cùng một tỷ lệ trong khi vẫn giữ nguyên đầu ra

Trong hình 2.1, xét một quá trình sản xuất sử dụng 2 yếu tố đầu vào không đổi (X1 và X2), để tạo ra một sản phẩm đầu ra duy nhất (Q), giả định lợi nhuận không thay đổi theo quy mô

Trang 17

có thể sử dụng để đo lường hiệu quả kỹ thuật Điểm P trong hình cho thấy việc

sử dụng quá nhiều yếu tố đầu vào để tạo ra một đơn vị đầu ra, kém hiệu quả kỹ thuật được thể hiện bằng đoạn QP, đó là lượng yếu tố đầu vào có thể giảm nhưng không làm ảnh hưởng đến đầu ra Điều này thường được thể hiện bằng tỷ lệ QP/OP, tỷ lệ này cho biết tất cả yếu tố đầu vào có thể giảm một cách tối ưu để tăng hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả kỹ thuật nằm trong khoảng từ 0 đến 1 và được

đo lường bằng tỷ lệ:

TE = OQ/OP (2.1) Kém hiệu quả kỹ thuật bằng 1- OQ/OP, TE = 1 có nghĩa hiệu quả kỹ thuật tối ưu (Coeclli và cộng sự, 2005)

2.1.2 Đo lường hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp phi tham số

DEA là một phương pháp ước lượng theo hướng phi tham số, là sử dụng các số liệu thực đầu ra đầu vào trên diện tích đất canh tác để phân tích, và từ đó đưa ra giải pháp khắc phục các hộ không đạt hiệu quả và không thể thống kê được trong nền kinh tế

Trang 18

Phương pháp phân tích bao màng dữ liệu (DEA) là phương pháp tiếp cận ước lượng biên Tuy nhiên, khác với phương pháp phân tích biên ngẩu nhiên (Stochastic Frontier) sử dụng phương pháp kinh tế lượng (econometric), DEA dựa theo phương pháp chương trình phi toán học (the non- mathematical programming method) để ước lượng cận biên sản xuất

Theo C A Lovell và cộng sự (1993) và T Coelli và cộng sự (2005), hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency, TE) được đo lường bởi mô hình phân tích màng bao dữ liệu trên cơ sở định hướng dữ liệu đầu vào theo biên cố định do quy mô (the Constant Returns to Scale Input-Oriented DEA Model, CRS-DEA Model) Xét một tình huống có N đơn vị tạo quyết định (decision making unit-DMU), mỗi DMU sản xuất S sản phẩm bằng cách sử dụng M biến đầu vào khác nhau Theo tình huống trên, để ước lượng TE, một tập hợp phương trình tuyến tính được xác lập và giải quyết cho từng DMU Cụ thể để ước lượng TE cho DMUp, mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào theo quy mô cố định được định nghĩa như sau

Trong đó: p = giá trị hiệu quả kỹ thuật của DMUp đang đánh giá

i = 1 đến N (số lượng DMU/các hộ gia đình trồng củ cải trắng)

r = 1 đến S (số sản phẩm)

j = 1 đến M (số biến đầu vào)

y ri = lượng sản phẩm r được sản xuất bởi DMU thứ i,

x ji = lượng đầu vào j được sử dụng bởi DMU thứ i,

i = các biến đối ngẫu

Trang 19

Việc ước lượng TE theo mô hình (1) có thể được thực hiện bởi nhiều phần mềm thống kê khác nhau Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này sử dụng phần mềm DEAP phiên bản 2.1

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2 1.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu tập từ trạm khuyến nông thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng, niên giám thống kê, Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng thông tin từ các nghiên cứu khoa học đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước

2.2.1.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu thu thập bao gồm thông tin về số lượng sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất như giống, phân bón, chi phí thuốc nông dược, lao động, năng suất, sản lượng đầu ra của các hộ, các đặc điểm về kinh tế - xã hội cũng được thu thập để phục vụ cho nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng thông qua việc điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 hộ đang tham gia sản xuất củ cải trên địa bàn các xã, phường trên địa bàn Vĩnh Châu Tuy nhiên qua phân tích có 3 mẫu không phù hợp nên số mẫu hiện tại dùng để phân tích là 57 mẫu, cụ thể: xã Lạc Hoà 7 hộ,

Trang 20

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Đối với mục tiêu 1

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh số tuyệt đối, tương đối qua các năm để mô tả thực trạng và tình hình sản xuất củ cải trắng tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng

- So sánh tuyệt đối: là kết quả giữa phép trừ trị số của kỳ phân tích so với

kỳ gốc của chỉ tiêu

y = y1 - y0

Với:  y: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

y1: Chỉ tiêu năm sau

y0: Chỉ tiêu năm trước

- So sánh tương đối: là phần trăm của chỉ tiêu cần phân tích so với chỉ tiêu trước đó để nói lên tốc độ tăng trưởng

ti= 1

1

i i i

y y y

x 100%

Với: yi: chỉ tiêu năm sau

yi–1: chỉ tiêu năm trước

ti: tốc độ tăng trưởng

2.2.2.2 Đối với mục tiêu 2

Để đo lường hiệu quả kỹ thuật của mô hình sản xuất củ cải trắng bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu DEA, bài viết sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu mà không sử dụng các phương pháp khác là vì phương pháp này không đòi hỏi phải nêu rõ các dạng hàm sản xuất cụ thể, nên cở mẫu để phân tích hiệu quả kỹ thuật cũng không cần quá lớn Sau khi tham khảo một số bài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đề tài đã xây dựng các biến trong mô hình DEA gồm 1 biến đầu ra và 7 biến đầu vào để phân tích hiệu quả

kỹ thuật như sau:

Trang 21

Bảng 2.2 Các biến sử dụng trong mô hình DEA

-

x2 Lượng phân đạm

(kg/1000m2/vụ)

K.Bradley Wathkins et al (2014), Nguyễn Hữu Đặng (2012)

+/-

x3 Lượng phân lân

(kg/1000m2/vụ)

K.Bradley Wathkins et al (2014), Nguyễn Hữu Đặng

+/-

x4 Lượng phân kali

(kg/1000m2/vụ)

K.Bradley Wathkins et al (2014), Nguyễn Hữu Đặng

x2, x3, x4 được tính theo lượng nguyên chất của từng loại Chỉ tiêu này được tính dựa trên %N, %P, %K trong hỗn hợp phân NPK mà người nông dân

Trang 22

sử dụng Đề tài chỉ tính lượng N, P, K trong phân vô cơ mà không tính trong phân hữu cơ (phân chuồng ủ mục, phân hữu cơ vi sinh ) vì lượng N, P, K trong phân hữu cơ rất khó xác định Các biến này được kỳ vọng là +/- vì nếu sử dụng nhiều các lượng phân nói trên có thể giúp tăng năng suất và hiệu quả kỹ thuật và

sẽ có ảnh hưởng tích cực đến mô hình, nhưng nếu sử dụng quá nhiều có thể phản tác dụng hay làm tăng chi phí, điều này có ảnh hưởng nghịch biến với mô hình

x5 được tính bằng tổng chi phí của các loại thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc bệnh, thuốc dưỡng Vì có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật cho nên việc xác định đơn

vị tính nồng độ nguyên chất của thuốc nông dược rất phức tạp (thuốc nước tính bằng ml, thuốc bột tính bằng gam) Biến chi phí thuốc bảo vệ thực vật được tính bằng tiền và mang tính tương đồng giữa các hộ là biến thay thế tốt nhất Sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật giúp cho củ cải phát triển và chống được sâu bệnh tốt hơn mang lại hiệu quả kỹ thuật cao hơn, nhưng sử dụng quá nhiều có thể làm ảnh hưởng chất lượng, năng suất củ gây giảm hiệu quả kỹ thuật, ảnh hưởng đến

sự an toàn của người sử dụng và ảnh hưởng đến môi trường vì vậy biến được kỳ vọng là +/-

x6 chỉ số ngày công lao động gia đình tham gia sản xuất củ cải trong một

vụ Số ngày lao động gia đình càng nhiều, nông hộ sẽ tự làm tất cả các công việc trong vụ, tiết kiệm được khoảng chi phí về thuê mướn lao động Nhưng diện tích canh tác và thời gian của 1 vụ củ cải vẫn không đổi mà số lao động gia đình quá nhiều đồng nghĩa với việc lãng phí thời gian và nguồn lao động Nếu số ngày lao động ít nông hộ có thể tận dụng thời gian và nguồn lực cho các hoạt động khác

Vì vậy biến được kỳ vọng là +/-

x7 chỉ số ngày công thuê mướn lao động của nông hộ, nếu chỉ xem xét ngày công lao động gia đình thì sẽ không đánh giá được hết hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng củ cải Biến này được kỳ vọng là âm vì nếu số ngày lao động thuê càng nhiều thì chi phí bỏ ra để thuê lao động càng nhiều và những lao động thuê chỉ làm cho xong công việc để nhận tiền lương nên sẽ không tận tâm như lao động gia đình

Sau khi ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng củ cải trắng bằng DEA, thiết lập hàm hiệu quả kỹ thuật TE và được ước lượng bằng mô hình hồi quy tuyến tính với phương pháp ước lượng OLS (phương pháp bình phương bé nhất) TE có dạng như sau:

Trang 23

 : sai số ngẫu nhiên của mô hình

Trong mô hình hồi qui (2), các các k đại diện cho mức ảnh hưởng của các yếu tố kinh - tế xã hội đến mức hiệu quả kỹ thuật

i

TE là mức hiệu quả kỹ thuật của nông hộ thứ i đạt được, được tính bằng % Trong bài nghiên cứu tác giả Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Tiến Hùng (2014), “Hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi cá lồng bè tại Cẩm Phả, Quảng Ninh: Phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA” Sau khi phân tích hiệu quả kỹ thuật, tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật bằng mô hình hồi quy với phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS), trong bài nghiên cứu tác giả sử dụng 4 biến để phân tích Đề tài cũng tham khảo thêm một số nghiên cứu khác để xây dựng và áp dụng các biến sau để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật

Bảng 2.3: Diễn giải các yếu tố kinh tế - xã hội trong mô hình hiệu quả kỹ thuật

KN Kinh nghiệm của chủ hộ

(năm)

Nguyễn Hữu Đặng (2012), Nguyễn Văn Quang (2014)

+

GT Biến giả chỉ giới tính của chủ

hộ (1 = nam, 0 = nữ)

Nguyễn Hữu Đặng (2012) +

KN là biến thể hiện kinh nghiệm của chủ hộ, biến này được kỳ vọng dương

là vì với kinh nghiệm càng cao thì nông hộ sẽ biết sử dụng tốt hơn nhũng nguồn lực đầu vào, xử lý các tình huống về dịch bệnh, thời tiết tốt hơn những người mới tham gia trồng củ cải Biến này có thể ảnh hưởng đồng biến đến mô hình

Trang 24

TD là biến giả chỉ việc tham gia vay vốn của nông hộ, nguồn vốn rất quan trọng đối với công tác sản xuất nông nghiệp, việc vay tín dụng là cần thiết để các nông hộ đầu tư cho các đầu vào tốt hơn đem lại năng suất cũng như hiệu quả kỹ thuật cao hơn, người vay vốn sẽ có trách nhiệm với số vốn vay và lao động tốt hơn Tuy nhiên, nhiều nông hộ vay vốn không chỉ sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp mà họ còn sử dụng vốn vay với nhiều mục đích khác nhau, điều đó không đem lại hiệu quả kỹ thuật cho mô hình trồng củ cải, cho nên biến được kỳ vọng là +/- có thể ảnh hưởng đồng biến hay nghịch biến tới mô hình

HV chỉ trình độ học vấn của chủ hộ, nếu trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì kiến thức cũng như khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cũng cao hơn Nên biến có kỳ vọng dương và ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật

GT Biến giới tính là biến giả, thể hiện sự ảnh hưởng giới tính của chủ hộ đến hiệu quả kỹ thuật Kì vọng cho thấy nếu người chủ hộ nam giới thì đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn nữ giới là do trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng củ cải nói riêng thông thường nam giới là người trực tiếp tham gia quá trình sản xuất nông nghiệp và quyết định đến vấn đề sản xuất đạt hiệu quả hơn là

nữ giới, nếu trong các nông hộ giới tính nam sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả

kỹ thuật của mô hình

2.2.2.3 Đối với mục tiêu 3

Tổng hợp từ các phân tích trên, đưa ra các kiến nghị giúp khắc phục, hạn chế những khó khăn, phát huy điểm mạnh nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả

kỹ thuật cho các hộ trồng củ cải trắng

Trang 25

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Vĩnh Châu là một huyện duyên hải chạy dài theo trục Quốc lộ Nam Sông Hậu từ cầu Mỹ Thanh 2 đến giáp thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Vị trí địa lý

ở vùng hạ lưu sông Hậu, có toạ độ địa lý từ 9022’ đến 9024’ vĩ độ bắc và

106005’ đến 106042’ kinh độ đông, phía Đông và Nam giáp với biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía bắc giáp 2 huyện Mỹ Xuyên và Trần Đề (cũng thuộc tỉnh Sóc Trăng)

3.1.1.2 Địa hình

Địa hình Vĩnh Châu bằng phẳng, hướng dốc nghiêng dần từ biển vào trong nội đồng Xen kẽ những giồng cát cao chạy song song với bờ biển là dải đất thấp, trũng theo hướng đông tây Trong nội đồng địa hình có tính gợn sóng, cao trình đất biến thiên từ 0,3m đến 1,0m, phổ biến từ 0,5m đến 1m Địa hình có bốn cao trình rõ rệt Địa hình cao là các giồng cát ven biển đa số có dân cư ở và dọc theo các tuyến giao thông chính Địa hình trung bình ở sau địa hình cao, phân bố chủ yếu từ Lai Hoà đến Vĩnh Phước Địa hình thấp ở phía sau địa hình trung bình, ở vùng đất phía bắc của huyện, phân bố đều khắp các xã, có nhiều ở phía bắc xã Vĩnh Châu, Khánh Hoà, Hoà Đông Địa hình trũng diện tích khoảng 5.300 ha là vùng đất lầy ngập nước ven biển có rừng ngập mặn và làm muối

3.1.1.3 Khí hậu, thuỷ văn

Khí hậu: Huyện Vĩnh Châu mang những đặc điểm chung của khí hậu đồng bằng Nam bộ đó là khí hậu gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt cao đều quanh năm Lượng mưa trung bình hàng năm 1.855 mm, vào loại mưa nhiều, phân hoá theo mùa Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 Nhiệt độ trung bình năm 26,080c thuộc loại cao Độ ẩm không khí trung bình 84% Tổng giờ nắng trong năm 2.500 giờ

Trang 26

nắng Tổng lượng bức xạ trung bình năm đạt 140 đến 150 Kcal/năm Mùa mưa gió thổi theo hướng tây - nam lên, mùa khô gió thổi theo hướng đông - bắc về

và gọi là gió chướng Tốc độ gió trung bình 3 - 6m/giây, các cơn gió mạnh có thể đạt 25-35m/giây

Thuỷ văn: Vĩnh Châu là huyện miền biển được bao bọc bởi sông Mỹ Thanh

và biển Đông Hệ thống kênh rạch kém hơn các huyện khác, rạch tự nhiên ít Những rạch tự nhiên điển hình có Om Trà Nỏ, Trà Niên, Vàm Trà Nho, kênh Vĩnh Châu – Cổ Cò, kênh Vĩnh Châu – Trà Niên… Kênh đào lớn là kênh Trà Niên, Kênh 40, Năm Căn, Lai Hòa – Preychop, kênh sườn Lai Hòa – Vĩnh Tân – Vĩnh Phước, sườn Vĩnh Châu – Lạc Hòa, kênh muối Trà Vôn Các kênh rạch

có độ dốc thấp, hiện tượng bồi lắng diễn ra hằng năm rõ rệt Sông rạch lưu thông với nhau một cách tự nhiên làm cho hệ thống giao thông thuỷ thông suốt Chế độ thuỷ văn chịu ảnh hưởng sâu sắc bán nhật triều biển Đông, ngày 2 lần nước lớn ròng, một tháng hai con nước cường Biên độ giữa đỉnh triều và chân triều rất lớn, có thể đạt từ 2,5m đến 3m

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Vĩnh Châu 2012

Trang 27

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%) Đất sản xuất nông nghiệp 28.552,72 69,69 6.201,12 15,40

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Vĩnh Châu 2012

Bảng 3.2 cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2012 giảm 22.351,6 ha so với năm 2000 Trong khi đó diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản năm

2012 lại tăng đến 22.061,33 ha chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích sản xuất nông nghiệp Điều này cho thấy đã có sự chuyển dịch mạnh trồng trọt sang nuôi trồng thuỷ sản Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do tình hình xâm nhập mặn ngày càng tăng và lấn sâu vào nội đồng gây ảnh hưởng đến các hộ trồng lúa Bên cạnh đó Vĩnh Châu tiếp giáp với biển Đông, dựa vào địa hình nhằm tính toán một cách hợp lý cơ cấu nông nghiệp của vùng đã xác định nuôi trồng thuỷ sản là ngành mũi nhọn của vùng cho nên nhiều nông hộ đã mạnh dạng chuyển dịch cơ cấu từ trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản

c) Đất phi nông nghiệp

So với năm 2000, thì diện tích đất phi nông nghiệp tăng 1.142,55 ha do nhu cầu nhà ở, trường học, hệ thống giao thông công cộng ngày càng tăng Đất ở tăng 147,51 ha biểu thị tốc độ tăng dân số cao Đất chuyên dùng chiếm diện tích lớn nhất trong cơ cấu đất phi nông nghiệp, năm 2012 so với 2000 thì diện tích đã tăng 1.033,49 ha cho thấy các cơ sở hạ tầng xã hội ngày càng phát triển phục vụ cho nhu cầu của người dân

Trang 28

Bảng 3.3 Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp tại Vĩnh Châu 2000-2012

Khoản mục

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Đất chuyên dùng 3.273,35 64,67 4.306,84 69,42 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 49,49 0,98 57,23 0,92 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 134,48 2,66 97,53 1,57 Đất sông, suối, mặt nước 870,39 17,20 866,58 13,97 Đất phi nông nghiệp khác 7,21 0,14 1,51 0,02

Theo số liệu Niên giám thống kê thị xã Vĩnh Châu, năm 2012 tổng diện tích

là 473,13 km2 với tổng dân số trung bình là 165.334 người và mật độ dân số là

349 người/km2 Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các xã, phường trong thị xã, trong đó có phường 1, phường 2 và phường Vĩnh Phước là 3 phường có mật độ dân số khá cao lần lượt là 1.227 người/km2, 501 người/km2 và 461 người/km2 với tổng dân số 3 phường là 62.371 người chiếm 37,72% Nguyên nhân dân cư phân bố không đồng đều và tập trung nhiều ở 3 phường nói trên là

do các phường này đều nằm trên đường quốc lộ Nam Sông Hậu, đây là con đường mới được xây dựng chỉ cách Bạc Liêu 40km thuận tiện cho việc thông thương, buôn bán Bên cạnh đó, phường 1 là phường trung tâm của thị xã, nơi tập trung dân cư, trao đổi buôn bán nhộn nhịp nhất thị xã

Trang 29

Bảng 3.4 Diện tích, dân số và mật độ dân số của thị xã Vĩnh Châu năm 2012

Đơn vị Diện tích

(Km2)

Dân số trung bình (Người)

Mật độ dân số (Người/Km2)

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Vĩnh Châu 2012

Về lao động, toàn thị xã có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động là 63,30%, với nguồn lao động dồi dào sẽ giúp Vĩnh Châu phát huy các thế mạnh vốn có và giúp tăng trưởng kinh tế (Chi cục thống kê thị xã Vĩnh Châu, 2012)

b) Giáo dục

Hiện nay, vấn đề giáo dục ngày được quan tâm nhiều hơn, mạng lưới trường lớp cũng được đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy Năm 2012 trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu có 19 trường mẫu giáo với 167 giáo viên và 3.398 học sinh Có tổng cộng 60 trường học phổ thông, trong đó tiểu học

46 trường, trung học cơ sở 10 trường, trung học phổ thông 2 trường và phổ thông cơ sở 2 trường với tổng cộng 1.402 giáo viên và 26.912 học sinh Ngoài ra

số học viên theo học các lớp xoá mù chữ và bổ túc văn hoá cũng có dấu hiệu tăng Cụ thể năm 2012 số học viên theo học lớp xoá mù chữ là 240 người, bổ túc văn hoá là 799 người Năm 2013, hợp phần đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn chi cho các cơ sở vật chất giáo dục 40 tỷ 787 triệu đồng

c) Y tế

Về công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cũng được quan tâm và đạt được những kết quả tốt, cụ thể được thể hiện qua một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khoẻ sau đây: tỷ lệ trạm y tế xã, phường có bác sĩ đạt 100%; trạm y tế xã, phường có

Trang 30

nữ hộ sinh đạt 80%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống còn 14,01% (năm 2011 là 15,52%) Tình hình kế hoạch hoá gia đình cũng được thực hiện tốt nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2012 giảm xuống còn 1,16% Các cơ

sở y tế cũng được đầu tư trang bị, năm 2012 toàn thị xã có 15 cơ sở y tế, cán bộ ngành y là 189 người và cán bộ ngành dược là 84 người Các cơ sở y tế trên địa bàn thị xã năm 2013 được đầu tư xây dựng với số tiền là 3 tỷ 019 triệu đồng

d) Văn hoá – xã hội

Đặc trưng văn hoá cộng đồng Vĩnh Châu là người Kinh, Khmer, Hoa sống đan xen lẫn nhau, có truyền thống đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống Để đáp ứng nhu cầu đọc sách, tìm hiểu và nâng cao kiến thức cho mọi người thì trên địa bàn thị xã có 4 thư viện phục vụ 119.987 lượt người năm 2012 Thị xã cũng xây dựng 1 bảo tàng lịch sử đã thu hút được 19.250 lượt tham quan năm 2012 Bên cạnh các hoạt động thể thao quần chúng giúp nâng cao sức khoẻ cộng đồng thì các cuộc thi đấu thể thao trong nước, trong tỉnh cũng mang về một số thành tích cụ thể là năm 2011 đã đạt được 50 huy chương (22 vàng, 12 bạc, 16 đồng) trong các cuộc thi đấu trong tỉnh, 1 huy chương vàng ở cuộc thi đấu quy mô trong nước Các cơ sở vật chất văn hóa tuy

ít nhưng vẫn được đầu tư xây 160 triệu đồng năm 2013

3.1.2.2 Tình hình kinh tế

Năm 2013 các hoạt động kinh tế trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu có bước phục hồi khá, nhất là sản xuất nông nghiệp, nuôi tôm, trồng màu đạt năng suất và hiệu quả cao, đã tác động các lĩnh vực công nghiệp và thương mại tăng trưởng theo Mặc dù sản xuất còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực vốn, thời tiết bất lợi, thiên tai xảy ra thường xuyên hơn song do sự nỗ lực lớn của nhân dân đã chủ động chuyển đổi và tổ chức sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với tình hình Kết quả đã đạt mức tăng trưởng kinh tế chung 17,1%, đạt 117,9% nghị quyết; giá trị sản xuất bình quân 1 ha đất canh tác theo giá hiện hành đạt 134 triệu đồng, đạt 148,9% nghị quyết, tỷ trọng cơ cấu kinh tế khu vực I chiếm 78,9%, khu vực II chiếm 3,1%, khu vực III chiếm 18% Trong đó kinh tế nông nghiệp vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo để đạt mức tăng trưởng cao (Phòng kinh

tế thị xã Vĩnh Châu, 2013)

3.1.3 Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật

Trong những năm qua bằng nhiều nguồn lực đầu tư, thị xã Vĩnh Châu đã thực hiện xong mục tiêu 100% nhựa hóa các tuyến đường đến trung tâm hành

Trang 31

chính các xã, các tuyến giao thông liền xã - ấp được nâng cấp rải đá cấp phối, láng bê tông Đường Nam sông Hậu được khởi công năm 2005 với tuyến chính nối liền từ cửa sông Mỹ Thanh xã Vĩnh Hải đến giáp tỉnh Bạc Liêu dài trên 40

km tạo điều kiện thông thương, phát triển thương mại, dịch vụ và lưu thông hàng hóa

Mạng lưới đường thủy là thế mạnh của Vĩnh Châu do điều kiện thiên nhiên

ưu đãi, thị xã có mạng lưới sông - kênh - rạch dày đặc và phong phú Các tuyến vận tải thủy quan trọng đảm bảo mối giao lưu thị xã Vĩnh Châu với các nơi khác trong và ngoài tỉnh là các tuyến sông - kinh chính như: Mỹ Thanh, Cổ Cò, kinh Vĩnh Châu - Cổ Cò, kinh Vĩnh Châu - Mỹ Thanh, kinh Vĩnh Châu - Trà Niên, kênh Trà Niên Ngoài ra còn rất nhiều kênh - rạch nối thông với các xã - thị trấn, các xã với nhau và đến tận các làng xã trong huyện đảm bảo cho ghe thuyền nhỏ

giao lưu thuận tiện

Hạ tầng thủy lợi trên địa bàn Vĩnh Châu trước đây được xây dựng chủ yếu

để ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn, không có hệ thống dẫn nước ngọt để thâm canh, tăng vụ cây trồng Hệ thống đê bao, kênh mương, cống đập để ngăn mặn, giữ nước ngọt, tiêu úng, xả phèn và hàng nghìn giếng khoan có ý nghĩa đối với sản xuất

Hệ thống điện lưới đã đưa đến tất cả các xã trong huyện, với 100% ấp Một

số tuyến trọng điểm theo các trục lộ chính: Tỉnh lộ 38, Huyện lộ 111, 113, lộ Khánh Hòa - Hòa Đông, lộ Giồng Nhãn đã có đường điện 3 pha phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp, dịch vụ ở địa phương

3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

3.2.1 Về trồng trọt

3.2.1.1 Cây lúa

Bảng 3.5 Diện tích, sản lượng, năng suất lúa ở thị xã Vĩnh Châu 2011 – 2013

Sản lượng (tấn) 16.755,00 14.600,00 15.201,00

Nguồn: Báo cáo tổng kết tính hình phát triển kinh tế của phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu

năm 2011, 2012 và 2013

Trang 32

Cây lúa là cây lương thực truyền thống và chủ lực của Việt Nam từ xưa đến nay Tuy nhiên, những năm gần đây diện tích trồng lúa của thị xã giảm, nguyên nhân chính là do người dân đã thay thế diện tích trồng lúa các vụ sang nuôi trồng thuỷ sản Năm 2000 diện tích trồng lúa toàn thị xã là 17.090 ha, nhưng hiện tại diện tích mỗi năm giảm chỉ còn khoảng trên 3.000 ha Qua bảng số liệu 3.5 cho thấy diện tích lúa năm 2013 giảm 127 ha, diện tích trồng lúa của thị xã những năm gần đây tương đối nhỏ vì nguyên nhân chủ yếu là người dân chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, trồng màu Người dân không còn độc canh cây lúa như truyền thống trước đây mà đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập

3.2.1.2 Cây màu

Diện tích trồng màu của thị xã Vĩnh Châu có xu hướng tăng theo từng năm, năm 2012 diện tích đã tăng 1.653 ha so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên sản lượng lại giảm đến 2078 tấn Nguyên nhân do năm 2012 tình hình thiên tai diễn biến bất thường gây thiệt hại hơn những năm trước, diễn biến dịch bệnh, dịch hại trên cây trồng ngày càng phức tạp Công tác khuyến nông chậm đổi mới, cập nhật theo kịp nhu cầu của nông dân, chỉ đạo thời vụ và khuyến cáo sản xuất chưa sát với diễn biến tình hình, công tác dự tính, dự báo về dịch hại, thiên tai chưa kịp thời Ngoài ra khó khăn lớn nhất là hầu hết người dân thiếu vốn hoặc không

có vốn để sản xuất mà việc áp dụng các mô hình kỹ thuật mới để nâng cao sản lượng, chất lượng thì đòi hỏi cần phải có sự đầu tư lớn

Bảng 3.6 Diện tích, sản lượng, năng suất rau, đậu ở thị xã Vĩnh Châu 2010-2012

Sản lượng (tấn) 168.985,00 173.878,00 171.800,00

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Vĩnh Châu năm 2012

Theo báo cáo tổng kết tình hình kinh tế năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 của phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu thì diện tích trồng màu lại tiếp tục giảm,

diện tích gieo trồng cả năm 2013 là 10.660 ha, đạt 101,5% kế hoạch Trong đó:

màu lương thực 450 ha, rau màu thực phẩm 10.031 ha, cây công nghiệp ngắn ngày 179 ha Tổng sản lượng rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày 202.419 tấn Trong đó hành thương phẩm 107.915 tấn, hành giống 16.450 tấn, củ cải trắng 26.743 tấn, màu lương thực 5.264 tấn, cây công nghiệp ngắn ngày 1.603

Trang 33

6 tháng đầu năm 2014 gieo trồng 10.385 ha, đạt 97% kế hoạch, so cùng kỳ năm trước cao hơn 490 ha Diện tích thu hoạch 9.974 ha (96% diện tích trồng), sản lượng 181.680 tấn, trong đó sản lượng cây lương thực 324 tấn, rau màu thực phẩm 180.970 tấn, cây công nghiệp ngắn ngày 386 tấn (Phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu, 2013-2014)

3.2.1.3 Cây ăn trái

Nhìn chung diện tích và sản lượng của các loại cây ăn trái vẫn giữ ở mức

ổn định Các loại cây như nhãn, mãng cầu, dừa đều giữ nguyên diện tích gieo trồng trong 2 năm 2011 và 2012, diện tích trồng chuối có giảm một ít 3 ha so với năm 2011 Về sản lượng, các loại cây với diện tích gieo trồng ổn định nên sản lượng vẫn không thay đổi, riêng cây chuối sản lượng giảm nhẹ 115,1 tấn do diện tích gieo trồng giảm Cụ thể được thể hiện qua bảng 3.7 sau:

Bảng 3.7 Diện tích, sản lượng một số cây ăn trái năm 2010 – 2012

Cây

Diện tích (Ha)

Sản lượng (Tấn)

Diện tích (Ha)

Sản lượng (Tấn)

Diện tích (Ha)

Sản lượng (Tấn)

Về công tác tiêm phòng, kết quả đợt 1 tiêm phòng bệnh lở mồm long móng trâu bò đạt 67,9% kế hoạch, bệnh tụ huyết trùng heo đạt 90,15%, dịch tả heo đạt 92,9%, phòng bệnh cúm gia cầm trên vịt đạt 90,39%, trên gà chỉ đạt 23,41%, phòng bệnh dại chó đạt 80% Dịch bệnh gia súc, gia cầm trong 6 tháng đầu năm

Trang 34

ít, điều trị đạt tỷ lệ khỏi bệnh cao (94%), công tác giám sát dịch bệnh khá chặt chẽ Phúc kiểm kiểm dịch động vật 600 con heo, 3.000 gia cầm, kiểm soát giết

mổ 3.921 con heo, 5.187 gia cầm; tiêu độc sát trùng định kỳ tại chợ trung tâm thị

xã 17 lượt (396 ngàn mét vuông) hỗ trợ hóa chất tiêu độc khử trùng chuồng trại,

cơ sở chăn nuôi 1.099 lượt (1,356 triệu mét vuông)

Các đối tượng nuôi gồm có:

- Tôm sú thả nuôi 16.485 ha, so năm trước giảm 3.626 ha Diện tích thiệt hại 7.620 ha, chiếm 46,22% diện tích thả nuôi Tổng sản lượng tôm sú 10.261 tấn, năng suất bình quân 0,96 tấn/ha

- Tôm thẻ thả nuôi 8.051 ha, so năm trước tăng 5.662 ha Diện tích thiệt hại 3.043,8 ha, chiếm 37,81% diện tích thả nuôi Tổng sản lượng tôm thẻ 21.464 tấn, năng suất bình quân 3,46 tấn/ha

- Artemia thả nuôi 574 ha, năng suất bình quân 50,31 kg/ha, sản lượng 28,88 tấn, cao hơn năm trước 12 tấn, tỷ lệ hộ có lãi 96%

- Các đối tượng khác: cua biển 250 ha, năng suất 600 kg/ha, sản lượng 150 tấn Cá kèo 366 ha, năng suất 7,5 tấn/ha, sản lượng 2.745 tấn Cá các loại 2.009

ha, năng suất 1,0 tấn/ha, sản lượng 2.009 tấn Nuôi tôm cá tự nhiên 1.146 ha, sản lượng 250 tấn

Năm 2014 thả nuôi đến nay 17.617 ha, so cùng kỳ năm trước cao hơn 10.334 ha; trong đó nuôi tôm 15.395 ha, cao hơn cùng kỳ 9.061 ha, nuôi các đối tượng khác 2.222 ha, cao hơn cùng kỳ 1.273 ha Về khai thác biển hiện có 217 tàu hoạt động, tăng 18 chiếc so năm trước, trong đó đã thực hiện đăng ký, đăng kiểm 177 chiếc, công suất máy 4.351 CV, tăng 371 CV Về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã lắp đặt 3 pa-nô tuyên truyền, 3 băng rôn, 800 tài liệu bướm, 2.000 tờ rơi tuyên truyền, 100 cuốn tài liệu về Luật Thủy sản và các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phối hợp với các xã, phường tổ chức nhiều

Trang 35

chảy, không bơm bùn ra sông rạch, có 2.200 trường hợp làm cam kết, buộc tháo

dỡ 100 nò, đáy trái phép, xử phạt vi phạm hành chính 3 trường hợp, nhắc nhở 7 trường hợp và xử phạt vi phạm hành chính 1 trường hợp vi phạm các quy định trong sản xuất, kinh doanh tôm giống

3.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦ CẢI TRẮNG TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU

3.3.1 Giới thiệu về củ cải trắng

Củ cải trắng (Raphanus sativus) là một loại rau củ thuộc họ thực vật Cruciferae, được thuần hoá ở Châu Âu, thường gọi nhất với tên Daikon Đông y gọi là Lai Bặc, hạt dùng làm thuốc nên vị thuốc được gọi là Lai Bặc Tử Y dược Nhật gọi là Raifukushi Tên Raphanus xuất phát từ tiếng Hy Lạp “Raphanos” có nghĩa là dễ trồng, từ “sativus” là do ở đặc tính đã được trồng từ lâu đời

Củ cải trắng được xem là có nguồn gốc từ Trung Hoa và được du nhập sang vùng Trung Á từ thời tiền sử Củ cải trắng có mặt tại Ai Cập trước cả thời Kim

Tự Tháp và được ghi chép trong sách vở như những cây rau thông dụng, những cây củ cải trắng đầu tiên được trồng ở Ai Cập là để ép lấy dầu

Củ cải trắng thuộc loại cây rau thu hoạch vào mùa lạnh và cây cũng cần nhiệt độ cao để có thể nẩy mầm Củ cải trắng tương đối dễ trồng, cần đất thông thoát nước và xốp để rễ dễ phát triển thành củ, cây cũng cần được tưới nhiều nước và tốt nhất là bón bằng phân tro Củ cải trắng thuộc loại cây hằng năm, nhưng cũng có giống dài ngày được xem là cây lưỡng niên Cây có lá dài, cây có cuống màu trắng hoặc tím lợt Hạt nhỏ màu sậm, 1 gram chứa khoảng 120 hạt và

có thể giữ khả năng nảy mầm đến 5 năm Cải củ yêu cầu khí hậu mát vừa có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 15-28oC, tốt nhất 17-18oC Thời kỳ ra củ cần nhiệt độ hơi thấp (ngày ấm đêm mát) Lúc ra hoa, kết quả, chịu ẩm hơn các loại cải khác nhưng không chịu được nắng hạn kéo dài với nhiệt độ trên 32oC

Có những loại củ cải trắng đáng chú ý sau:

- Nhóm củ cải thông thường: nhóm này cho củ tròn nhỏ, ngắn ngày, thời gian thu hoạch kể từ khi gieo hạt là khoảng 5-6 tuần Tên thường gặp như White turnip radish, Scarlet French turnip radish

- Nhóm củ cải dài: nhóm này cho củ khoảng 10-15 cm, hình dạng như củ cà rốt với những cái tên như Long Scarlet, Long White Radish

Trang 36

- Nhóm củ cải Á Châu hay Daikon: còn được gọi là Chinese radish hay Lobok, nhóm này cho củ rất lớn, dài 30 cm, hình trụ với trọng lượng trung bình

250 gram đếm 1 kg Nhóm này được trồng phổ biến tại các nước Châu Á như Nhật, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam

Củ cải trắng chứa 92% nước, 1,5% protid, 3,7% glucid, 1,8 celluloz Trong

lá tươi có 83,8% nước, 2,3%protid, 0,1% lipid, 1,6% cellulose và 7,4% dẫn xuất không protein Củ tươi chứa glucose, pentosan, adenin, arginin, histidin, cholin, trigonellin, diastase, glucosidase, oxydase, catalase, vitamin A, B, C; còn có allyl isothiocynat, oxalic acid Lá và ngọn chứa tinh dầu và một lượng đáng kể vitamin A và C Hạt chứa 30-40% dầu béo mà thành phần chủ yếu là hợp chất sulfur; còn có raphanin là một chất kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn Rễ chứa glucosid enzym và Methyl mercapten

Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ Nó giúp khai

vị, làm ăn ngon miệng, chống hoại huyết, chống còi xương, sát khuẩn nói chung, lọc gan và thận Củ khô cũng làm long đờm Hạt có vị cay ngọt, mùi thơm, tính bình; có tác dụng thông khí, tiêu đờm, trừ hen suyễn, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu tích Lá Củ cải cũng có vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng tiêu tích, làm long đờm Nhựa lá tươi lợi tiểu, nhuận tràng

Vụ muộn: gieo vào tháng 10-11, thu hoạch vào tháng 11-12

Trái vụ: tháng 4-6, vụ này thường cho năng suất thấp

Trang 37

Supe lân: 300 kg/ha

Kali sulfat: 80 kg/ha

Bón lót toàn bộ phân chuồng ủ mục hoặc phân hữu cơ vi sinh cùng với phân lân trộn đều rãi trên mặt luống hoặc bón theo rạch trước khi gieo

Số phân đạm và kali dùng để bón thúc cho cây

Nếu sử dụng các loại phân bón lá sinh học cần tuân thủ chỉ dẫn của từng loại phân để xác định liều lượng cho thích hợp

d) Mật độ, khoảng cách gieo

Có thể gieo đều trên mặt luống sau khi đã bón lót phân và san phẳng mặt luống Để tiện lợi cho việc chăm sóc, nười ta thường rạch đều 3 hàng dọc trên mặt luống

Khoảng cách: Hàng cách hàng 25 – 30 cm, cây cách cây 20 cm

Lượng hạt gieo 10 -12 kg/ha

Hạt gieo xong được phủ bởi 1 lớp mùn, trấu, rơm

3.3.2.2 Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

a) Chăm sóc

Tưới nước: Luôn giữ ẩm mặt luống sau khi gieo để tạo điều kiện cho hạt nẩy mầm nhanh và đều Tùy theo độ ẩm đất mà định số lần tưới sau khi mọc Nguồn nước tưới không ô nhiễm

Vun xới, tỉa cây: Củ cải là cây có thời gian sinh trưởng ngắn (45 – 55 ngày), vì vậy cần tỉa cây và vun xới 2 lần kết hợp với bón thúc

- Lần 1: Khi cây 3 -4 lá thật, nhặt cỏ, tỉa bỏ cây xấu và xới nhẹ

- Lần 2: Khi bắt đầu phình củ, tỉa định cây kết hợp với vun cao

b) Phòng trừ sâu bệnh

Sau khi mọc mầm cây thường lở cổ rễ, dùng Benlat C 70 WP 0,2 – 0,3 % phun trực tiếp vào đất và cây Khi cây lớn thường gặp bọ nhảy, rệp, sâu xanh nên phải thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ tổng hợp; nếu xuất hiện sâu, rệp… cần phun Sherpa 25 EC 0,2% hoặc PT Đảm bảo an toàn cần cách ly 10 -

15 ngày sau khi phun thuốc mới thu hoạch

Ngày đăng: 26/10/2015, 10:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyến Hữu Đặng, 2012. Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở ĐBSCL, Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2011. Kỷ yếu khoa học trường Đại học Cần Thơ 2012, trang 268-276 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu khoa học trường Đại học Cần Thơ 2012
4. Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Tiến Hùng, 2014. Hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi cá lồng bè tại Cẩm Phả, Quảng Ninh: Phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA. Tạp chí khoa học xuất bản trong nước, số 199, trang 55-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học xuất bản trong nước
6. Phạm Lê Thông và cộng sự, 2011. So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè Thu và Thu Đông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 18(a), trang 267 – 276 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ
7. Quan Minh Nhựt, 2011. Sử dụng công cụ Metafrontier và Metatechology Ratio để mở rộng ứng dụng mô hình phân tích màng bao dữ liệu trong đánh giá năng suất và hiệu quả sản xuất. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 18a, trang 210- 219 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ
8. Quan Minh Nhựt và cộng sự, 2013. Phân tích hiệu quả chi phí và hiệu quả theo quy mô của hộ sản xuất hành tím tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng ứng dụng phương pháp tiếp cận phi tham số. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 28, trang 33-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ
9. Quan Minh Nhựt và cộng sự, 2014. Đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại quận Ô Môn thành phố Cần Thơ, sử dụng phương pháp tiếp cận phi tham số. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 31, trang 24 – 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ
10. Quan Minh Nhựt, 2006. Phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình độc canh ba lúa và luân canh hai lúa một màu tại Chợ Mới – An Giang năm 2004 – 2005.Tạp chí nghiên cứu khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 6, trang 203 – 212 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu khoa học trường Đại học Cần Thơ
1. Coelli T.J (1996). A Guide to DEAP Version 2.1: A Data Envelopment Analysis (Computer) Program. Center for Efficiency and Productivity Analysis, University of New England, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: University of New England
Tác giả: Coelli T.J
Năm: 1996
2. Farrell, MJ. 1957. The measurement of productive efficiency. Journal of the Royal Statistical Society. Series 120(3), pp 253 – 290 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of the Royal Statistical Society
3. K.Bradley Watkins et al. 2014. Measurement of Technical, Allocative, Economic, and Scale Efficiency of Rice Production in Arkansas Using Data Envelopment Analysis. Journal of Agricultural and Applied Economics. Series 46(1), pp 89–106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Agricultural and Applied Economics
4. Manoj Thibbotuwawa et al. 2013. Production Efficiency and Technology Gap in Irrigated and Rain-fed Rice Farming Systems in Sri Lanka: Non Parametric Approach. The University of Western Australia M089. Pp 1-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The University of Western Australia M089
5. Tolga Tipi et al. 2009. Measuring the technical efficiency and determinants of efficiency of rice (Oryza sativa) farms in Marmara region, Turkey. New Zealand Journal of Crop and Horticultural Science. Vol 37, pp 121-129 Sách, tạp chí
Tiêu đề: New Zealand Journal of Crop and Horticultural Science
2. Chi cục bảo vệ thực vật thị xã Vĩnh Châu, 2014. Báo cáo tình hình các lại cây trồng tính đến 25/09/2014 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w