Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật mô hình trồng củ cải trắng của nông hộ tại huyện vĩnh châu, tỉnh sóc trăng (Trang 25)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Vĩnh Châu là một huyện duyên hải chạy dài theo trục Quốc lộ Nam Sông Hậu từ cầu Mỹ Thanh 2 đến giáp thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Vị trí địa lý ở vùng hạ lưu sông Hậu, có toạ độ địa lý từ 9022’ đến 9024’ vĩ độ bắc và 106005’ đến 106042’ kinh độ đông, phía Đông và Nam giáp với biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía bắc giáp 2 huyện Mỹ Xuyên và Trần Đề (cũng thuộc tỉnh Sóc Trăng).

3.1.1.2 Địa hình

Địa hình Vĩnh Châu bằng phẳng, hướng dốc nghiêng dần từ biển vào trong nội đồng. Xen kẽ những giồng cát cao chạy song song với bờ biển là dải đất thấp, trũng theo hướng đông tây. Trong nội đồng địa hình có tính gợn sóng, cao trình đất biến thiên từ 0,3m đến 1,0m, phổ biến từ 0,5m đến 1m. Địa hình có bốn cao trình rõ rệt. Địa hình cao là các giồng cát ven biển đa số có dân cư ở và dọc theo các tuyến giao thông chính. Địa hình trung bình ở sau địa hình cao, phân bố chủ yếu từ Lai Hoà đến Vĩnh Phước. Địa hình thấp ở phía sau địa hình trung bình, ở vùng đất phía bắc của huyện, phân bố đều khắp các xã, có nhiều ở phía bắc xã Vĩnh Châu, Khánh Hoà, Hoà Đông. Địa hình trũng diện tích khoảng 5.300 ha là vùng đất lầy ngập nước ven biển có rừng ngập mặn và làm muối.

3.1.1.3 Khí hậu, thuỷ văn

Khí hậu: Huyện Vĩnh Châu mang những đặc điểm chung của khí hậu đồng bằng Nam bộ đó là khí hậu gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt cao đều quanh năm. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.855 mm, vào loại mưa nhiều, phân hoá theo mùa. Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình năm 26,080c thuộc loại cao. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Tổng giờ nắng trong năm 2.500 giờ

14

nắng. Tổng lượng bức xạ trung bình năm đạt 140 đến 150 Kcal/năm. Mùa mưa gió thổi theo hướng tây - nam lên, mùa khô gió thổi theo hướng đông - bắc về và gọi là gió chướng. Tốc độ gió trung bình 3 - 6m/giây, các cơn gió mạnh có thể đạt 25-35m/giây.

Thuỷ văn: Vĩnh Châu là huyện miền biển được bao bọc bởi sông Mỹ Thanh và biển Đông. Hệ thống kênh rạch kém hơn các huyện khác, rạch tự nhiên ít. Những rạch tự nhiên điển hình có Om Trà Nỏ, Trà Niên, Vàm Trà Nho, kênh Vĩnh Châu – Cổ Cò, kênh Vĩnh Châu – Trà Niên… Kênh đào lớn là kênh Trà Niên, Kênh 40, Năm Căn, Lai Hòa – Preychop, kênh sườn Lai Hòa – Vĩnh Tân – Vĩnh Phước, sườn Vĩnh Châu – Lạc Hòa, kênh muối Trà Vôn... Các kênh rạch có độ dốc thấp, hiện tượng bồi lắng diễn ra hằng năm rõ rệt. Sông rạch lưu thông với nhau một cách tự nhiên làm cho hệ thống giao thông thuỷ thông suốt. Chế độ thuỷ văn chịu ảnh hưởng sâu sắc bán nhật triều biển Đông, ngày 2 lần nước lớn ròng, một tháng hai con nước cường. Biên độ giữa đỉnh triều và chân triều rất lớn, có thể đạt từ 2,5m đến 3m.

3.1.1.4 Đất đai

a) Tổng diện tích đất tự nhiên

Đến cuối năm 2012, diện tích đất đai tự nhiên của thị xã Vĩnh Châu thay đổi theo hướng giảm diện tích nông nghiệp, tăng diện tích đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Cụ thể diện tích đất nông nghiệp năm 2012 là 40.226,05 ha giảm 746,44 ha so với năm 2000. Trong khi đó diện tích đất phi nông nghiệp năm 2012 tăng 1142,55 ha so với năm 2000 và diện tích đất chưa sử dụng cũng tăng thêm 616,68 ha so với năm 2000. Về cơ cấu diện tích đất thì chủ yếu là đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 85,11%, kế đến là đất phi nông nghiệp với tỷ lệ 13,11% cuối cùng là đất chưa sử dụng với tỷ lệ không đáng kể là 1,78%.

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của thị xã Vĩnh Châu 2000-2012 Khoản mục

Năm 2000 Năm 2012

Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất nông nghiệp 40.972,49 88,57 40.226,05 85,11 Đất phi nông nghiệp 5.061,77 10,94 6.204,32 13,11

Đất chưa sử dụng 226,27 0,49 842,95 1,78

Tổng 46.260,53 100,00 47.313,32 100,00

15

b) Đất nông nghiệp

Bảng 3.2 Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Vĩnh Châu 2000–2012 Khoản mục Năm 2000 Năm 2012 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất sản xuất nông nghiệp 28.552,72 69,69 6.201,12 15,40

Đất lâm nghiệp 3.270,25 7,98 3.405,22 8,46

Đất nuôi trồng thuỷ sản 7.964,43 19,44 30.025,76 74,57

Đất làm muối 1.185,09 2,89 596,62 1,48

Đất nông nghiệp khác 37,33 0,09

Tổng 40.972,49 100,00 40.266,05 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Vĩnh Châu 2012

Bảng 3.2 cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2012 giảm 22.351,6 ha so với năm 2000. Trong khi đó diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2012 lại tăng đến 22.061,33 ha chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích sản xuất nông nghiệp. Điều này cho thấy đã có sự chuyển dịch mạnh trồng trọt sang nuôi trồng thuỷ sản. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này là do tình hình xâm nhập mặn ngày càng tăng và lấn sâu vào nội đồng gây ảnh hưởng đến các hộ trồng lúa. Bên cạnh đó Vĩnh Châu tiếp giáp với biển Đông, dựa vào địa hình nhằm tính toán một cách hợp lý cơ cấu nông nghiệp của vùng đã xác định nuôi trồng thuỷ sản là ngành mũi nhọn của vùng cho nên nhiều nông hộ đã mạnh dạng chuyển dịch cơ cấu từ trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản.

c) Đất phi nông nghiệp

So với năm 2000, thì diện tích đất phi nông nghiệp tăng 1.142,55 ha do nhu cầu nhà ở, trường học, hệ thống giao thông công cộng ngày càng tăng. Đất ở tăng 147,51 ha biểu thị tốc độ tăng dân số cao. Đất chuyên dùng chiếm diện tích lớn nhất trong cơ cấu đất phi nông nghiệp, năm 2012 so với 2000 thì diện tích đã tăng 1.033,49 ha cho thấy các cơ sở hạ tầng xã hội ngày càng phát triển phục vụ cho nhu cầu của người dân.

16 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.3 Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp tại Vĩnh Châu 2000-2012 Khoản mục Năm 2000 Năm 2012 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất ở 726,85 14,36 874,63 14,10 Đất chuyên dùng 3.273,35 64,67 4.306,84 69,42 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 49,49 0,98 57,23 0,92 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 134,48 2,66 97,53 1,57 Đất sông, suối, mặt nước 870,39 17,20 866,58 13,97 Đất phi nông nghiệp khác 7,21 0,14 1,51 0,02

Tổng 5.061,77 100,00 6.204,32 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Vĩnh Châu 2012

d) Đất chưa sử dụng

Năm 2012 diện tích đất chưa sử dụng là 842,95 ha. Đây là diện tích đất chưa sử dụng nằm trong khu vực bãi bồi ven biển.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật mô hình trồng củ cải trắng của nông hộ tại huyện vĩnh châu, tỉnh sóc trăng (Trang 25)