4.1.1 Phân tích chi phí – lợi nhuận
Trong bất kỳ hoạt động nông nghiệp nào cũng cần đâu tư chi phí cho các đầu vào để thu được lợi nhuận sau này. Đối với trồng củ cải chi phí bao gồm: chi phí giống, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí phân bón, chi phí thuê lao động, chi phí nhiên liệu, chi phí rơm, chi phí máy xới. Mỗi hộ sẽ có khoản chi phí khác nhau cho từng yếu tố tuỳ vào kinh nghiệm, thói quen của từng hộ. Sau đây là bảng tổng hợp chi phí trong mô hình trồng củ cải trắng.
Bảng 4.1 Chi phí đầu tư cơ bản trên 1000m2 trồng củ cải trắng
ĐVT 1000đ/1000m2 Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Chi phí giống 60 600 262,00 120,74 Chi phí thuốc BVTV 25 760 193,86 166,42
Chi phi phân bón 708 2.930 1.727,47 444,37
Chi phí lao động thuê 0 3.380 1.745,16 825,65 Chi phí nhiên liệu 266 2.600 1.019,53 598,15
Chi phí rơm 0 1.500 126,32 286,31
Chi phí sử dụng máy 0 750 325,26 137,04
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
Chi phí thuê lao động: tuy củ cải trắng dễ trồng, ít công đoạn nhưng chi phí dành cho việc thuê mướn lao động cũng khá cao trung bình nông hộ phải chi trả cho việc thuê lao động là 1.745,16 ngàn đồng. Đến mỗi giai đoạn khác nhau thì số lượng lao động thuê cũng khác nhau và giá của lao động nữ và lao động nam cũng khác nhau. Trồng củ cải bao gồm các công đoạn như: lên liếp, gieo hạt, phủ rơm, bón phân, xịt thuốc, tưới nước, nhổ con và khâu thu hoạch thường chi trả chi phí nhiều hơn số lượng công việc nhiều hơn cần thuê mướn nhiều lao
37
động hơn. Có một số nông hộ tận dụng nguồn lao động từ gia đình nên không tốn chi phí thuê mướn lao động, hộ chi trả tiền thuê lao động nhiều nhất là 3.380 ngàn đồng/1000m2.
Chi phí phân bón: là một đầu vào quan trọng nên chi phí dành cho phân bón chiếm nhiều nhất trong tổng các chi phí, trung bình mỗi hộ chi 1.727,47 ngàn đồng cho phân bón, các công thức pha trộn phân bón dựa vào loại đất và kinh nghiệm của nông hộ. Nhìn chung các công thức bón phân không khác biệt nhau quá lớn, nhưng chi phí phân lại chênh lệch nhiều giữa các hộ với nhau, hộ có chi phí phân thấp nhất là 708 ngàn đồng, hộ cao nhất là 2.930 ngàn đồng. Do có nhiều hộ không đủ chi phí để trả tiền mặt khi mua phân bón, chọn cách trả chậm nên chi phí bị đẩy lên cao 50 ngàn hay có khi lên đến trăm ngàn đồng. Những loại phân bón mà nông hộ trồng củ cải thường dùng là NPK 20-20-15 có tác dụng tăng cường khả năng kháng bệnh của cây, các thành phần dinh dưỡng giúp cây phát triển mạnh mẽ, tăng năng suất và chất lượng. Phân Ure thúc đẩy tăng trưởng của cây, làm cây ra nhánh, phân cành và cây có kích thước to, tăng năng suất. Phân Kali giúp tăng khả năng chịu đựng với những tác động bất lợi từ bên ngoài và tăng khả năng kháng bệnh, ngoài ra còn làm màu sắc tươi đẹp và tăng khả năng bảo quản. Phân DAP được sử dụng trong giai đoạn kiến tạo bộ rễ, ra chồi đâm nhánh mới, làm củ to. Có hộ còn sử dụng thêm phân hữu cơ như phân bò, phân trái cây để bón thêm.
Chi phí giống: giống là yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, năng suất cũng như chất lượng củ cải, trung bình mỗi nông hộ tốn khoảng 262 ngàn đồng để mua giống. Lượng giống, loại giống được dùng phụ thuộc vào kinh nghiệm của nông hộ, theo số liệu điều tra thì mật độ gieo giống trung bình của các hộ là 2,14kg/1000m2. Hộ có chi phí giống cao nhất là 600 ngàn đồng và thấp nhất là 60 ngàn đồng.
Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: theo khảo sát 57 hộ, chi phí thuốc có sự chênh lệch cao nhất và thấp nhất khá lớn, hộ có chi phí thấp nhất là 25 ngàn đồng, cao nhất là 760 ngàn đồng. Thuốc được các nông hộ thường dùng là thuốc sâu và thuốc cỏ, chỉ có số ít hộ sử dụng thuốc dưỡng, việc sử dụng thuốc nhiều hay ít cũng phụ thuộc nhiều vào thời tiết, dịch hại. Nông hộ thường không biết rõ tên thuốc, chỉ sử dụng theo lời chỉ dẫn của bà con, hàng xóm, do người bán hàng giới thiệu hoặc là từ kinh nghiệm của bản thân. Trung bình mỗi nông hộ chi khoảng 193,86 ngàn cho chi phí thuốc BVTV.
38
Chi phí nhiên liệu: củ cải là loại cây màu cần nhiều nước, hầu như ngày nào cũng cần tưới nước và mức độ nước tưới tăng dần, trung bình mỗi ngày phải tưới nưới 2 lần mỗi lần tưới khoảng 1 tiếng đồng hồ, có thể thấy chi phí nhiên liệu dùng cho tưới nước cũng không ít. Nông hộ thường chạy motor điện để tưới nước, trừ các khoản điện dùng trong gia đình thì trung bình mỗi vụ củ cải trên 1000m2 sẽ tốn 1.019,33 ngàn đồng/1000m2. Các hộ có khoảng chênh lệch nhau về chi phí nhiên liệu khá lớn là do mỗi hộ sử dụng giống có thời gian sinh trưởng khác nhau, hộ sử dụng giống dài ngày hơn thì chi phí nhiên liệu cao hơn, ngoài ra sự chênh lệch này cũng một phần do điện mạnh hay yếu, nếu điện yếu thì nông hộ có thời gian tưới nước lâu hơn đồng thời làm tăng thêm chi phí về nhiên liệu.
Chi phí rơm và chi phí sử dụng máy: về chi phí rơm, rơm thường được phủ sau khi vừa gieo hạt xong, có nhiều hộ có trồng lúa nên tận dụng nguồn rơm có sẵn trong nhà, còn những hộ không trồng lúa sẽ mua rơm với chi phí trung bình là 126,32 ngàn đồng. Về chi phí sử dụng máy xới, có những nông hộ không có chi phí sử dụng máy là do những lao động trong gia đình đã tự xới đất nên tiết kiệm được khoản chi phí này, chi phí sử dụng máy xới trung bình của hộ là 325,26 ngàn đồng/1000m2, hộ có chi phí này cao nhất là 750 ngàn đồng/1000m2, sự chênh lệch chi phí sử dụng máy giữa các nông hộ tuỳ thuộc vào loại đất, nếu là loại đất thịt thì nông hộ phải xới nhiều lần hơn các hộ có loại đất xốp, vì vậy chi phí sẽ cao hơn.
4.1.2 Phân tích doanh thu và các tỷ số tài chính
4.1.2.1 Phân tích doanh thu
Bảng 4.2 Năng suất, giá bán và doanh thu của các hộ trồng củ cải
Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Năng suất (tạ/1000m2) 15 100 65,53 Giá bán (1000 đồng) 39 208 120,65 Doanh thu (1000đ/1000m2) 870 20.700 8.154,91 Tổng chi phí (1000đ/1000m2) 2.428 8.809 5.399,60 Lợi nhuận (1000đ/1000m2) -5.700 13.847 2.755,32
39
Về năng suất: năng suất được tính bằng số tạ củ cải trắng thu hoạch trên 1000m2. Tuy nhiên, do có nhiều nông hộ không bán củ cải tươi chỉ bán củ cải muối nên năng suất củ cải tươi của những nông hộ đó sẽ được tính bằng cách quy đổi từ củ cải muối về củ cải tươi theo quy tắc tam suất, trung bình 1000kg củ cải tươi sẽ bằng khoảng 600kg củ cải muối. Sau khi đã quy đổi năng suất củ cải của các nông hộ được trình bày trên bảng 4.2. Qua bảng 4.2 cho thấy năng suất trung bình của hộ trồng củ cải là là 65,53 tạ/1000m2, do việc sử dụng các yếu tố đầu vào cũng như kinh nghiệm canh tác của các nông hộ khác nhau nên năng suất giữa các hộ cũng có sự chênh lệch khá cao, với những nông hộ giàu kinh nghiệm sẽ có những kỹ thuật chăm sóc cây tốt hơn nên sẽ có năng suất củ cao hơn, năng suất dao động từ 15 đến 100 tạ/1000m2.
Về giá bán: bên cạnh giá bán củ cải tươi của các nông hộ, giá bán củ cải muối cũng được quy đổi về giá bán củ cải tươi, giá bán củ cải được quy đổi bằng cách lấy tổng doanh thu củ cải muối trừ đi tổng chi phí phát sinh thêm trong quá trình muối củ cải (chi phí muối và chi phí lao động gánh củ cải vào hầm muối) và tất cả chia cho năng suất củ cải đã được quy đổi. Việc quy đổi như vậy nhằm giảm bớt đi một phần sự ảnh hưởng của việc khác biệt về sản phẩm giá trị gia tăng. Sau chuyển đổi giá bán củ cải của các nông hộ dao động từ 39 đến 208 ngàn đồng, như vậy giá bán của cải của các nông hộ trung bình là 120,65 ngàn đồng.
Doanh thu: doanh thu được tính bằng năng suất nhân cho giá bán qua việc quan sát vào bảng 4.2 thì doanh thu trung bình mà người dân thu được là 8.154,91 ngàn đồng/1.000m2, cao nhất là 20.700 ngàn đồng và thấp nhất là 870 ngàn đồng/1.000m2. Doanh thu giữa các nông hộ có sự chênh lệch cao như thế cũng là do phụ thuộc vào giá bán và năng suất.
Tổng chi phí: tổng chi phí của các hộ trồng củ cải đã loại bỏ chi phí phát sinh thêm trong quá trình muối củ cải và không bao gồm chi phí LĐGĐ, tổng chi phí trung bình của các nông hộ là 5.399,60 ngàn đồng/1000m2. Do thói quen canh tác khác nhau giữa các nông hộ nên tổng chi phí của các nông hộ có sự chênh lệch nhau dao động từ 2.428 đến 8.809 ngàn đồng/1000m2.
Lợi nhuận: lợi nhuận của các nông hộ trồng củ cải được tính bằng cách lấy doanh thu trừ cho tổng chi phí, lợi nhuận trung bình mà mỗi nông hộ trồng củ cải nhận được là 2.755,32 ngàn đồng/1000m2. Sự chênh lệch lợi nhuận của các nông hộ cũng rất cao, có những hộ do hoạt động sản xuất củ cải trắng không hiệu quả
40
cho nên lợi nhuận âm, hộ có lợi nhuận thấp nhất là -5.700 ngàn đồng và hộ có lợi nhuận cao nhất là 13.847 ngàn đồng/1000m2. Trong vụ củ cải này có 15 hộ bị lỗ.
4.1.2.2 Phân tích các tỷ số tài chính
Bảng 4.3 Các chỉ tiêu tài chính của nông hộ trồng củ cải
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình
Doanh thu/ Tổng chi phí Lần 1,57
Lợi nhuận/ Tổng chi phí Lần 0,57
Lợi nhuận/ Doanh thu Lần 0,04
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014
Doanh thu/tổng chi phí: tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu chỉ số doanh thu/tổng chi phí nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu doanh thu/tổng chi phí bằng 1 thì người sản xuất hoà vốn, doanh thu/tổng chi phí lớn hơn 1 thì người sản xuất mới có lời. Qua kết quả tính toán từ việc khảo sát thực tế cho thấy doanh thu/tổng chi phí trung bình của các nông hộ trồng củ cải là là 1,57 điều này nói lên nếu các nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí thì sẽ thu về được 1,57 đồng doanh thu. Doanh thu và chi phí tỷ lệ nghịch với nhau, do đó nếu cùng một mức doanh thu nhưng do nông hộ chưa sử dụng hiệu quả mức đầu vào với chi phí cao sẽ làm cho tỷ số doanh thu/chi phí thấp. Với nông hộ có kỹ thuật canh tác tốt, sử dụng các nguồn lực đầu vào một cách hợp lý nhằm giảm chi phí ở mức tối thiểu thì tỷ số doanh thu/tổng chi phí sẽ cao. Hộ có tỷ số này cao nhất là 4,81 lần, thấp nhất là 0,13 lần
Lợi nhuận/tổng chi phí: Tỷ số này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua số liệu khảo sát cho thấy, nếu trung bình nông hộ trồng củ cải bỏ ra 1 đồng chi phí thì sẽ thu được 0,57 đồng lợi nhuận (không bao gồm LĐGĐ). Hộ có tỷ số này cao nhất là 3,81 lần, bên cạnh những hộ có lợi nhuận cũng có những hộ bị thâm hụt vốn đối với nông hộ tỷ số lợi nhuận/tổng chi phí thấp nhất là -0,87 lần có nghĩa là nếu thêm 1 đồng chi phí nông hộ bỏ ra thì sẽ bị lỗ 0,87 đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận/doanh thu: ta có tỷ lệ trung bình của tỷ số này là 0,04 có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu nhận được thì những nông hộ này sẽ nhận được 0,04 đồng lợi nhuận. Trong sản xuất không phải lúc nào hay tất cả các nông hộ đều có doanh thu, lợi nhuận đôi khi họ còn bị thua lỗ do hoạt động sản xuất không hiệu
41
quả (lợi nhuận <0) hộ có tỷ số này thấp nhất là -6,55 có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu nhận được thì nông hộ sẽ lỗ 6,55 đồng lợi nhuận.
Qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính của nông hộ trồng củ cải trắng ở Vĩnh Châu cho thấy, đa phần các nông hộ đều đạt chỉ tiêu về mặt tài chính nhưng thu nhập của các nông hộ trồng củ cải chưa cao là do giá đầu ra thấp, có những nông hộ đạt năng suất thấp. Ngoài ra, còn chịu tác động từ sâu bệnh, dịch hại.
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
4.2.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình DEA
Bảng 4.4 Các biến trong mô hình phân tích màng bao dữ liệu (DEA) của việc sản xuất củ cải trong lần thu hoạch chính vụ năm 2013
Biến số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Năng suất (Tạ/1000m2 ) 15 100 65,53 17,75 Lượng giống (Kg/1000m2) 1 3,5 2,14 0,65 Lượng phân N (Kg/1000m2) 16,5 66 37,22 9,49 Lượng phân P (Kg/1000m2) 4 49,5 21,75 11,87 Lượng phân K (Kg/1000m2) 2,25 45 18,24 12,57
Lao động gia đình (ngày/1000m2) 2 101 59,40 11,67
Lao động thuê (ngày/1000m2) 0 60 5,86 7,73
Chi phí thuốc (1000đ/1000m2) 25 760 193,86 166,42
Nguồn: số liệu điều tra năm 2014
Năng suất được tính bằng sản lượng chia cho diện tích, vì có nhiều hộ đã bán củ cải với hình thức muối, nên để tính năng suất củ cải tươi của các hộ này thì sẽ quy đổi lượng củ cải muối của các nông hộ về năng suất của cải tươi theo quy tắc tam suất, 1000kg củ cải tươi sẽ tạo ra trung bình khoảng 600kg củ cải muối. Qua bảng 4.4 cho thấy năng suất trung bình của các hộ đạt 65,53 tạ/1000m2, chỉ duy nhất 1 hộ canh tác có năng suất thấp nhất là 15 tạ, hộ này mới bắt đầu trồng củ cải được 1 năm nên chưa có nhiều kinh nghiệm và loại đất của hộ dùng để trồng củ cải là loại đất thấp dùng trồng lúa không thích hợp trồng củ cải dẫn đến năng suất của hộ rất thấp. Hộ có năng suất cao nhất là 100 tạ.
42
Lượng giống là số kilogram hạt giống mà nông hộ sử dụng trên 1000m2, sự chênh lệch 2,5 kg hạt giống giữa hộ nhiều nhất và ít nhất là tương đối lớn. Những hộ sử dụng lượng giống nhiều thường là những hộ có ít kinh nghiệm trồng củ cải họ nghĩ gieo nhiều hạt giống hơn khi thu hoạch sẽ đạt được năng suất cao hơn, trái với mong muốn của các hộ này, vì gieo hạt quá dày làm cây không phát triển tốt được nên năng suất không cao như mong đợi. Đến giai đoạn hạt bắt đầu phát triển thành củ thì sẽ có gia đoạn nhổ con, những củ cải phát triển không tốt, mọc không đều sẽ bị nhổ bỏ để đảm bảo cho sự phát triển của những củ còn lại. Điều này cũng gây sự hao phí về giống và chi phí.
Lượng phân N, P, K giữa các nông hộ có sự chênh lệch khá nhiều là do thói quen pha trộn và sử dụng các nhiều loại phân bón khác nhau giữa các nông hộ, các nông hộ thường sử dụng phân bón theo thói quen và theo những người xung quanh mà không có một công thức pha trộn nhất định.
Lao động gia đình được tính bằng số ngày lao động trong gia đình tham gia vào việc trồng củ cải. Trong bảng 4.5 cho thấy có sự chênh lệch rất lớn về số ngày tham gia trồng củ cải giữa hộ ít nhất và nhiều nhất (chênh lệch 99 ngày). Tuỳ vào số lượng lao động gia đình, mức độ dư giả về tiền bạc mà ảnh hưởng đến số giờ tham gia trồng củ cải của nông hộ. Một số nông hộ có nhiều vốn nên hầu hết các giai đoạn trong quá trình trồng củ cải đều thuê lao động, ngay cả bón phân hay tưới nước cũng là do thuê lao động, cho nên số ngày tham gia trồng củ