Diện tích đất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật mô hình trồng củ cải trắng của nông hộ tại huyện vĩnh châu, tỉnh sóc trăng (Trang 41)

Trong tổng diện tích đất nông nghiệp mà nông hộ đang sở hữu, nông hộ không chỉ trồng củ cải mà còn sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: trồng lúa, trồng ớt, trồng hành, chăn nuôi....Theo số liệu ở bảng 3.12 thì diện tích trồng củ cải của nông hộ chiếm gần 49% tổng diện tích đất nông nghiệp mà nông hộ đang có, trung bình một nông hộ có 2130m2 đất trồng củ cải. Qua khảo sát, ta thấy sự chênh lệch diện tích đất nông nghiệp, cũng như đất trồng củ cải của nông hộ khá lớn, nhìn chung diện tích canh tác củ cải của người dân trong thị xã còn manh mún nhỏ lẻ, không đồng đều.

30

Bảng 3.12 Diện tích đất của nông hộ trồng củ cải.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Diện tích trồng củ cải 1000m2 1,00 9,60 2,13 1,29 Tổng diện tích đất 1000m2 1,00 19,20 4,36 3,68

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

3.3.6 Nguồn vốn sản xuất

Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động sản xuất nào, hoạt động sản xuất củ cải trắng không cần phải có nhiều vốn đầu tư như nhiều loại cây trồng khác, cho nên hầu hết các nông hộ trồng củ cải trắng đều sử dụng vốn tự có của mình, có một số ít hộ vay vốn ngân hàng hay người quen để chi trả chi phí thuê mướn lao động, mua phân bón... Tình hình nguồn vốn của các nông hộ được thể hiện qua hình 3.1 sau đây:

Vay vốn, 8.77%

Vốn tự có, 91.23%

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Hình 3.1 Nguồn vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất của nông hộ

Như đã thấy ở hình 3.1, có 52 trong tổng số 57 nông hộ sử dụng nguồn vốn tự có của mình để sản xuất củ cải trắng, chiếm đến 91,23%. Những hộ thiếu vốn sản xuất có vay vốn của ngân hàng hay vay mượn từ người quen chiếm một phần nhỏ trong tổng số 57 hộ điều tra, chỉ có 5 hộ chiếm 8,77% là có vay vốn để trồng củ cải.

3.3.7 Tập huấn kỹ thuật

Trong bất cứ hoạt động sản xuất nông nghiệp nào tập huấn là rất quan trọng và cần thiết, tuy nhiên qua khảo sát 57 hộ trồng củ cải trên địa bàn Vĩnh Châu,

31

tất cả các hộ đều không có tham gia tập huấn về kỹ thuật trồng củ cải trắng do trên địa bàn chưa tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật cho nông hộ trồng, mọi người chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân. Nhưng có một thực tế là, kinh nghiệm truyền thống là được tích luỹ từ lâu, dựa vào những tình huống, trường hợp đã từng xãy ra mà tích tuỹ được, còn hiện nay khi thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường, những dịch bệnh mới xuất hiện khó đoán thì chỉ có kinh nghiệm truyền thống thôi chưa đủ. Theo nhiều bà con phản ánh rằng, vụ củ cải vừa rồi mới vừa xuất hiện loại côn trùng là bọ hà, bọ hà đục phá củ gây tổn thất sản lượng, hư củ và không bán được. Bà con không có kinh nghiệm phòng chống cũng như diệt trừ loại côn trùng này, bà con chỉ vẫn để cho chúng cắn phá củ, chấp nhận bị tổn thất trong vụ đó. Chính quyền địa phương cần có nhiều chương trình tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, kỹ thuật sử dụng thuốc, giống thích hợp và nhất là giúp nông dân có kỹ thuật ứng phó với những dịch bệnh mới một cách kịp thời hơn.

3.3.8 Lý do trồng củ cải

Củ cải là cây màu được trồng phổ biến ở một số xã, phường trong thị xã Vĩnh Châu và ngày càng mở rộng diện tích trồng. Khi quyết định lựa chọn mô hình sản xuất nào thì mỗi nông hộ đều có những lý do riêng, có thể vì lợi nhuận, vì sản phẩm dễ bán hay chỉ trồng vì thấy nhiều người cũng trồng. Đối với hộ trồng củ cải, lý do mà những hộ lựa chọn mô hình này được thể hiện qua hình 3.2 dưới đây. 3.51% 5.26% 33.33% 33.33% 12.28% 12.28%

Nhiều lợi nhuận hơn cây trồng khác

Dễ bán sản phẩm Đất đai phù hợp Có sẫn kinh nghiệm Hưởng ứng phong trào Khác

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Hình 3.2 Lý do nông hộ trồng củ cải

Qua hình 3.2 ta thấy chiếm tỷ trọng cao nhất về lý do trồng củ cải của các nông hộ là do có sẵn kinh nghiệm và đất đai phù hợp, mỗi lý do có 19/57 hộ chiếm 33.33%. Như đã thấy, kinh nghiệm luôn là yếu tố quan trọng trong các

32

hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và củ cải nói riêng. Việc trồng củ cải đã có từ lâu đời, đa số các nông hộ trồng củ cải hiện tại là do truyền thống gia đình, những kinh nghiệm từ xưa được truyền lại nên nhiều nông hộ chọn lý do trồng củ cải vì có nhiều kinh nghiệm. Củ cải phải được trồng trên đất cát mới sinh trưởng tốt và năng suất cao, những hộ không có đất cát mà chỉ có đất ruộng, thấp vẫn có thể trồng được nhưng chất lượng không tốt và năng suất thấp. Vì vậy phải phù hợp với đất đai mới có thể trồng củ cải tốt nhất.

Tiếp đến có 7/57 hộ (chiếm 12,28%) quyết định trồng củ cải theo phong trào ở địa phương. Đa số hộ chọn lý do này đều là những hộ mới trồng củ cải, những nông dân thường có thói quen làm theo việc có nhiều người đã làm, trồng củ cải cũng vậy, do thấy xung quanh có nhiều người trồng vốn đầu tư ít nhưng mang lại lợi nhuận nên các nông hộ cũng bắt đầu trồng củ cải. Tuy nhiên, những hộ này thường ít kinh nghiệm nên sản lượng và chất lượng không cao như những hộ khác, thường bị thua lỗ.

Hiện nay vấn đề được nông hộ quan tâm nữa đó là khâu tiêu thụ vì hiện nay tình trạng nông sản làm ra không có nơi tiêu thụ dẫn đến giá rớt thảm hại đã được các nông hộ thấy nhiều trong những năm gần đây nên có 3 hộ (chiếm 5,26%) nông hộ trồng củ cải vì dễ tiêu thụ.

Lý do trồng củ cải có nhiều lợi nhuận hơn cây trồng khác có ít nông hộ chọn nhất, chỉ có 2 hộ đưa ra lý do như vậy chiếm 3,51%.

Từ đây có thể thấy, những nông hộ trồng củ cải phần lớn do truyền thống gia đình, trồng củ cải cũng phụ thuộc vào đất đai rất lớn, củ cải trồng được trên đất cát, cao ráo. Những nông hộ không có đất cát khó trồng được củ cải, nếu được thì sản lượng và chất lượng củ rất thấp.

3.3.9 Kỹ thuật sản xuất

3.3.9.1 Nguồn gốc giống

Giống củ cải là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sản lượng cũng như chất lượng củ cải. Qua khảo sát 57 nông hộ, có 40/57 hộ mua giống ở ngoài chợ chiếm 70,18%, qua tìm hiểu, các nông hộ sử dụng giống nhưng không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ hay loại giống gì, họ thường chỉ nghe theo lời nói của những người quen hay của người bán hàng mà mua về sử dụng, việc không tìm hiểu kỹ càng mà sử dụng tuỳ tiện giống như vậy cũng làm ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng củ cải. Có 15/57 hộ chiếm 26,32% sử dụng giống mua ở các đại lý, của hàng vật tư nông nghiệp, với việc sử dụng những loại giống này thì

33

chất lượng có thể được đảm bảo hơn là mua giống ngoài chợ như đa số các nông hộ đã sử dụng. Tự để giống và sử dụng giống từ hàng xóm có tỷ lệ tương đương nhau là 1,75%. Hình 3.3 sau đây thể hiện chi tiết nguồn gốc giống mà nông hộ sử dụng. 70.18% 26.32% 1.75% 1.75% Hàng xóm Tự để giống Chợ Cửa hàng VTNN-ĐL

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Hình 3.3 Nguồn gốc giống mà nông hộ sử dụng

3.3.9.2 Lý do sử dụng giống 17.54% 3.51% 5.26% 10.53% 26.32% 21.05% 15.79% Rẽ tiền Dễ trồng

Thời gian sinh trưởng ngắn Năng suất cao

Đất đai phù hợp Chât lượng củ cao hơn Phổ biến/trồng quen

Nguồn: Số liệu điều tra 2014

Hình 3.4 Lý do sử dụng loại giống của nông hộ trồng củ cải

Mặc dù các hộ trồng củ cải không biết chính xác loại giống đang sử dụng là loại giống gì, nhưng có nhiều lý do được đưa ra để lý giải cho nguyên nhân chọn giống, có thể là do giống đó có giá rẽ, giống có chất lượng củ khi thu hoạch cao hay chỉ đơn giản là được nhiều người trồng nên nông hộ cũng trồng theo. Trong

34

số những lý do được đưa ra thì phù hợp với đất đai là lý do được nhiều người lựa chọn nhất với 15 hộ lựa chọn và có tỷ trọng 26,32%. Có 12/57 hộ chiếm tỷ trọng 21,05% đưa ra lý do là vì loại giống đang sử dụng cho chất lượng củ cao hơn. Đối với những hộ không có nhiều vốn thì khi lựa chọn những đầu vào sẽ có phần rẽ tiền hơn, sử dụng giống vì rẽ tiền có 10/57 hộ lựa chọn chiếm 17,54%, con số này cũng gần tương đương với lý do sử dụng giống là vì được trồng phổ biến và trồng quen, lý do này được 9 nông hộ lựa chọn chiếm 15,79%. Có 6 hộ lựa chọn phương án là năng suất củ cải cao hơn chiếm 10,53%. Có nhiều giống củ cải khác nhau, mỗi loại giống có thời gian thu hoạch khác nhau, có giống 50 ngày, 55 ngày hay cũng có giống thời gian thu hoạch nhanh hơn những loại giống khác khoảng 45 ngày nhưng sản lượng vẫn đảm bảo, chiếm tỷ trọng 5,26% với 3 hộ lựa chọn lý do là thời gian sinh trưởng ngắn hơn. Và cuối cùng lý do được ít lựa chọn nhất đó là dễ trồng, chiếm 3,51%.

3.3.10 Đặc điểm tiêu thụ

Trong sản xuất, đầu ra là khâu quan trọng tác động đến lợi nhuận của nông hộ. Đa số nông hộ trồng củ cải đều bị động khi quyết định giá bán, có đến 89,47% là do người mua quyết định giá và những người mua này đa số là các thương lái, họ thường ép giá nông hộ nên giá bán ra thấp làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Có rất ít trường hợp người mua tự ra giá, chỉ khi thương lái không thu mua sản phẩm nông hộ phải tự chở đi bán lẻ nên nông hộ có thể tự quyết định giá bán, tỷ lệ này rất thấp chỉ chiếm 1,75%. Bảng 3.13 bên dưới thể hiện rõ các quyết định về giá bán của các nông hộ trồng củ cải.

Bảng 3.13 Quyết định về giá bán của các nông hộ trồng củ cải

Người định giá Số quan sát Tỷ trọng (%)

Người mua 51 89,47

Người bán 1 1,75

Thoả thuận 2 bên 4 7,02

Dựa trên thị trường 1 1,75

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Mặc dù bị thương lái ép giá, nhưng thương lái vẫn là mắc xích quan trọng giải quyết vẫn đề tiêu thụ củ cải cho nông hộ, nếu nông hộ không bán cho các thương lái, người thu gom thì sẽ không biết bán củ cải cho ai vì vậy đa số các nông hộ phải bán củ cải cho các thương lái để đảm bảo được đầu ra.

35

Thương lái, 45.61%

Người thu gom, 42.11%

Khác, 12.28%

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Hình 3.5 Tình hình tiêu thụ củ cải của nông hộ

Các nông hộ rất bị động trong giá đầu ra nên họ thường chú trọng nhiều đến năng suất và giá đầu ra của các nông hộ trồng củ cải còn phụ thuộc vào thời vụ, phụ thuộc vào thị trường. Những thông tin về giá bán, về thị trường, giống...là những thông tin quan trọng đối với những nông hộ trồng củ cải, nhưng nông hộ thường chỉ biết những thông tin đó qua thương lái hay hàng xóm, người quen, những thông tin đó có thể không chính xác làm ảnh hưởng đến nông hộ, chính quyền địa phương hay những công ty thuốc bảo vệ thực vật nên phổ biến thêm nhiều thông tin hữu ích cho người dân.

Thương lái, 42.11% Bà con, hàng

xóm , 57.89%

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

36

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT MÔ HÌNH TRỒNG CỦ CẢI TRẮNG TẠI

HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật mô hình trồng củ cải trắng của nông hộ tại huyện vĩnh châu, tỉnh sóc trăng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)