CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật mô hình trồng củ cải trắng của nông hộ tại huyện vĩnh châu, tỉnh sóc trăng (Trang 58)

XUẤT CỦ CẢI TẠI VĨNH CHÂU, SÓC TRĂNG

Trồng củ cải trắng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, có những yếu tố tác động tích cực cũng có những yếu tố tác động tiêu cực. Từ các kết quả nghiên cứu có thể đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng củ cải trắng:

- Kinh nghiệm là yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình, qua khảo sát cho thấy kinh nghiệm của nông hộ rất cao trung bình kinh nghiệm trồng củ cải của người dân Vĩnh Châu là 19,60 năm, cao nhất lên đến 45 năm. Tuy kinh nghiệm có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật nhưng người dân không nên quá lạm dụng kinh nghiệm của mình vì ngày nay, thời tiết và dịch bệnh diễn biến rất phức tạp người dân chỉ có kinh nghiệm thôi chưa đủ, cần phải chủ động tìm tòi, học hỏi và tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới, bổ ích.

- Học vấn cũng ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng củ cải, tuy nhiên qua khảo sát thực tế cho thấy trình độ học vấn của người dân rất thấp trung bình số năm đi học chỉ khoảng 5 năm. Để góp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật của mô hình thì cần phải nâng cao trình độ học vấn của người dân, do đó chính quyền địa phương cần đầu tư, phát triển thêm các cơ sở giáo dục trên địa bàn, cần mở thêm nhiều lớp phổ cập giáo dục, xoá mù chữ. Bên cạnh đó người dân cũng cần phải tích cực trao dồi thêm kiến thức phổ thông

47

thông qua các lớp phổ cập giáo dục có như vậy mới nâng cao hiểu biết, nhận thức của bản thân đồng thời góp phần tích cực hơn vào công tác nâng cao hiệu quả kỹ thuật mô hình trồng củ cải trắng.

- Tín dụng là yếu tố quan trọng giúp người dân có thêm nguồn vốn đầu tư vào sản xuất, tuy nhiên từ kết quả của mô hình hồi quy cho thấy tín dụng có ảnh hưởng nghịch biến đến mô hình, chỉ có 8,77% trong tổng số mẫu điều tra có tham gia tính dụng. Người dân vay vốn tính dụng đa phần từ những người quen, bà con hàng xóm cho nên chi phí lãi vay cao hơn, mục đích mà người dân vay vốn không chỉ là trồng trọt mà còn dùng để xây nhà, mua sắm các vật dụng trong nhà... điều này không làm tăng hiệu quả kỹ thuật của mô hình mà ngượi lại còn làm giảm hiệu quả kỹ thuật. Vì vậy, người dân nên sử dụng nguồn vốn vay một cánh đúng đắn, đầu tư tốt vào việc sản xuất nông nghiệp ở đây là sản xuất củ cải, có như vậy người dân mới có trách nhiệm hơn với nguồn vốn vay và canh tác tốt hơn để nâng cao hiệu quả kỹ thuật. Các tổ chức tín dụng ở địa phương cần tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi để nông dân có thể tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ổn định để họ tái đầu tư sản xuất.

48

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Qua kết quả điều tra 57 hộ sản xuất trên địa bàn nghiên cứu đề tài rút ra được một số kết luận sau:

- Thị xã Vĩnh Châu có điều kiện tự nhiên, đất đai phù hợp cho việc canh sản xuất củ cải, cơ sở hạ tầng và giao thông đường bộ và đường thuỷ được hoàn thành để phục vụ sản xuất và giao thương hàng hoá thuận lợi.

- Số nhân khẩu trung bình của hộ là 4,55 người, nhưng lao động trực tiếp tham gia trồng củ cải đối với nam trung bình là 1,37 người, nữ trung bình là 1,23 người. Trình độ học vấn của nông hộ chưa cao, số năm đi học trung bình là 4,56 năm, nhưng với điều kiện sống, sự phát triển của xã hội hiện tại, họ sẽ nắm bắt và áp dụng được các được các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cùng với kinh nghiệm cao cũng sẽ giúp tăng hiệu quả kỹ thuật.

- Các hộ thường nhận được thông tin về kỹ thuật và thị trường từ nhiều nguồn khác nhau, đa số là từ bà con, hàng xóm và thương lái, hiện tại vẫn chưa có nông hộ nào tham gia tập huấn kỹ thuật canh tác cũng như những kiến thức phòng chống sâu bệnh, dịch hại.

Qua phân tích các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật của 57 hộ trồng củ cải cho thấy, hiệu quả kỹ thuật của các hộ đạt khá cao trung bình là 81%, trong đó có 35,09% nông hộ đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu. Kinh nghiệm của nông hộ có đóng góp tích cực trong việc cải thiện hiệu quả kỹ thuật, qua khảo sát cho thấy kinh nghiệm trung bình của các nông hộ trồng củ cải là 19,60 năm, hộ có kinh nghiệm cao nhất lên đến 45 năm. Trình độ học vấn cũng là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng củ cải trắng, tuy nhiên theo số liệu điều tra trình độ học vấn của nông hộ tương đối thấp, trung bình số năm đi học của các nông hộ là 5 năm, trong 57 hộ được phỏng vấn chỉ có duy nhất 1 hộ đạt trình độ đại học, có rất nhiều hộ mù chữ, trình độ học vấn đến cấp 1 và cấp 2 (chiếm đến 87,73%). Tín dụng cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật nhưng là ảnh hưởng nghịch biến, việc tham gia tín dụng chiếm 8,77% trong tổng số mẫu điều tra, các hộ vay tính dụng với nhiều mục đích khác nhau như mua sắm vật dụng trong nhà, xây nhà những mục đích này không đem lại hiệu quả kỹ thuật cho mô hình trồng củ cải.

49

5.2 KIẾN NGHỊ

5.2.1 Đối với địa phương và các cơ sở ban ngành

Mở các khoá tập huấn cho nông dân, giúp nông dân hiểu và hướng dẫn nông dân cách thực hiện, bên cạnh đó thông tin là yếu tố rất quan trọng, chính quyền địa phương và các trung tâm khuyến nông cần cung cấp nhiều hơn những thông tin cần thiết phục vụ sản xuất của nông hộ để tránh tình trạng nông hộ phải nghe thông tin từ những nguồn không có cơ sở căn cứ rõ ràng.

Nhân rộng các mô hình trồng củ cải trắng đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu ra các xã, phường khác nhau, từ đó với nguồn lực hiện có của mình nông dân có thể chọn một mô hình phù hợp để áp dụng.

Các cán bộ nông nghiệp cần tăng cường thêm nhiều cộng tác viên tại các xã, phường để cập nhật thường xuyên và kịp thời về tình hình phát triển của sâu bệnh, dịch hại, những diễn biến thất thường của thời tiết cho nông dân. Từ đó lên kế hoạch và hướng dẫn nông dân cách đối phó một cách đúng đắn, tránh tổn thất. Phát triển và nâng cấp các cơ sở hạ tầng để giúp việc đi lại và buôn bán của nông dân dễ dàng hơn, nên đầu tư nhiều cho các cơ sở y tế, đặc biệt là trường học nhằm giúp nâng cao dân trí tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp cận với các kỹ thuật mới.

Cần đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ nông nghiệp, tăng cường thêm lực lượng cán bộ để nông dân có thêm nhiều cơ hội được trực tiếp học hỏi các kỹ thuật mới trong sản xuất. Các cán bộ ban ngành có liên quan cần cung cấp thông tin về giá cả đầu vào, đầu ra chính xác và kịp thời.

Có các biện pháp thích hợp để tránh tình trạng các thương lái ép giá, có thể hình thành các tổ chức thu mua củ cải tập trung để bán cho các công ty trên thành phố hay xuất khẩu qua thị trường nước ngoài, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới cho nông hộ.

5.2.2 Đối với các tổ chức khuyến nông và nhà khoa học

Cần nghiên cứu các loại thuốc trị bệnh, trị sâu bệnh mới trên củ cải tránh tình trạng kháng thuốc mang lại hiệu quả cao cho nông hộ và tránh làm ảnh hưởng đến môi trường ở mức thấp nhất, cần có thông tin khuyến cáo nông hộ về lượng giống, thuốc BVTV và thuốc nông dược sử dụng trong sản xuất củ cải, hạn chế việc người dân sử dụng mật độ quá dày ảnh hưởng đến năng suất cũng như lãng phí trong sản xuất củ cải.

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước

1. Cục thống kê, 2012. Niên giám thống kê 2012. Thị xã Vĩnh Châu : Nhà xuất bản Thống kê.

2. Chi cục bảo vệ thực vật thị xã Vĩnh Châu, 2014. Báo cáo tình hình các lại cây trồng tính đến 25/09/2014.

3. Nguyến Hữu Đặng, 2012. Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở ĐBSCL, Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2011. Kỷ yếu khoa học trường Đại học Cần Thơ 2012, trang 268-276.

4. Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Tiến Hùng, 2014. Hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi cá lồng bè tại Cẩm Phả, Quảng Ninh: Phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA. Tạp chí khoa học xuất bản trong nước, số 199, trang 55-64.

5. Phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu, 2013. Báo cáo tổng kết năm 2013.

6. Phạm Lê Thông và cộng sự, 2011. So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè Thu và Thu Đông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 18(a), trang 267 – 276.

7. Quan Minh Nhựt, 2011. Sử dụng công cụ Metafrontier và Metatechology Ratio để mở rộng ứng dụng mô hình phân tích màng bao dữ liệu trong đánh giá năng suất và hiệu quả sản xuất. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 18a, trang 210- 219.

8. Quan Minh Nhựt và cộng sự, 2013. Phân tích hiệu quả chi phí và hiệu quả theo quy mô của hộ sản xuất hành tím tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng ứng dụng phương pháp tiếp cận phi tham số. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 28, trang 33-37.

9. Quan Minh Nhựt và cộng sự, 2014. Đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại quận Ô Môn thành phố Cần Thơ, sử dụng phương pháp tiếp cận phi tham số. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ,

số 31, trang 24 – 30.

10. Quan Minh Nhựt, 2006. Phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình độc canh ba lúa và luân canh hai lúa một màu tại Chợ Mới – An Giang năm 2004 – 2005.

51

Tài liệu nước ngoài

1. Coelli T.J (1996). A Guide to DEAP Version 2.1: A Data Envelopment Analysis (Computer) Program. Center for Efficiency and Productivity Analysis,

University of New England, 1996.

2. Farrell, MJ. 1957. The measurement of productive efficiency. Journal of the Royal Statistical Society. Series 120(3), pp 253 – 290.

3. K.Bradley Watkins et al. 2014. Measurement of Technical, Allocative, Economic, and Scale Efficiency of Rice Production in Arkansas Using Data Envelopment Analysis. Journal of Agricultural and Applied Economics. Series 46(1), pp 89–106.

4. Manoj Thibbotuwawa et al. 2013. Production Efficiency and Technology Gap in Irrigated and Rain-fed Rice Farming Systems in Sri Lanka: Non Parametric Approach. The University of Western Australia M089. Pp 1-26

5. Tolga Tipi et al. 2009. Measuring the technical efficiency and determinants of efficiency of rice (Oryza sativa) farms in Marmara region, Turkey. New Zealand Journal of Crop and Horticultural Science. Vol 37, pp 121-129.

52

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mẫu số:……. Ngày……. tháng……. Năm 2014

Người phỏng vấn: ... Người được phỏng : ...

I. THÔNG TIN VỀ HỘ GIA ĐÌNH

Q1. Tuổi của chủ hộ: ... Q2. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ

Q3. Địa chỉ: xã ...huyện...tỉnh... Q4. Điện thoại: ... Q5. Trình độ văn hóa:(số năm đi học)... Q6. Số nhân khẩu:...người.

Trong đó: Nam ...người. Từ 16 tuổi trở lên... Nữ...người. Từ 16 tuổi trở lên...

Q7. Số người trên 16 tuổi trong gia đình tham gia trồng củ cải

Nam...người. Nữ...người.

II. TÌNH HÌNH TRỒNG CỦ CẢI TRẮNG

Q8. Ông (bà) có được tập huấn về trồng củ cải trắng không?

1. Có 2. Không

Q8.1 Nếu có, số lần được tập huấn:……… Q8.2 Bao lâu được tập huấn một lần ?………tháng Q8.3 Đơn vị tập huấn:………..

53

Q9. Tổng diện tích đất hiện nay:...công (1000m2)

Q10. Trong đó, diện tích trồng củ cải trắng:...công Q11. Ông (bà) có thuê đất sản xuất không?

1. Có 2. Không

Q11.1 Diện tích đất thuê: ...m2

Q11.2 Giá thuê đất:...1000đ/m2/năm

Q12. Bắt đầu trồng củ cải trắng từ khi nào trên diện tích đất đang có. Năm... Q13. Tại sao ông (bà) lại chọn trồng củ cải trắng?

1. Nhiều lợi nhuận hơn cây trồng khác 2. Dễ bán sản phẩm 3. Đất đai phù hợp 4. Có sặn kinh nghiệm 5. Hưởng ứng phong trào 6. Sản lượng cao

7. Được nhà nước hỗ trợ kỹ thuật 8. Khác...

Q14. Ông bà có áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất củ cải không?

1. Có 2. Không Nếu có xin vui lòng nêu rõ

...

Q15. Ông bà trồng giống củ cải nào trong vụ chính

1. Củ cải Hà Nội 2. Củ cải Lệ Chi 3. Củ cải 45 ngày 4. Củ cải Trung Quốc 5. Củ cải Thái Lan 6. Khác...

Q16. Ông bà mua giống củ cải ở đâu?

1. Từ hàng xóm 2. Cơ sở sản xuất giống của địa phương 3. Tự để giống 4. Cửa hàng VTNN, đại lý 5. Khác………...

Q17. Tại sao ông/bà lại sử dụng giống đó?

1. Rẽ tiền 3. Năng suất cao 2. Được cấp miễn phí 4. Phù hợp với đất đai

54

5. Dễ trồng 6. Chất lượng củ cao hơn

7. Thời gian sinh trưởng ngắn 8. Khác...

III. CHI PHÍ VÀ THU NHẬP Chi phí

Q18. Các khoản chi phí cho việc trồng củ cải trắng trên 1000m2

Khoản mục Số lượng Đơn giá Thành tiền

1.Giống Giống Vận chuyển 2.Phân bón a.NPK (20.20.15) b.Urê c. Lân d. SA e. Kali

f. Phân hữu cơ g. h. 3. Thuốc BVTV a. Thuốc cỏ b. Thuốc sâu c. Thuốc dưỡng 4.Nhiên liệu a. Xăng b. Khác 5. Khác

Q19. Chi phí lao động tính trên 1000m2

Công việc

Lao động nhà Lao động thuê

Số ngày Số giờ thực tế Số ngày Tiền công

1. Chuần bị đất Xới đất Lên liếp 2. Gieo trồng và chăm sóc

55 Gieo hạt Phủ rơm Bón phân Xịt thuốc Tưới nước Vun xới, tỉa

cây 3.Thu hoạch 4. Vận chuyển 5. Khác Thu nhập

Q20. Thông tin về sản lượng, giá bán củ cải trong lần thu hoạch chính vụ từ tháng 9 đến tháng 11 trong năm 2013 Năng suất (kg/1.000m2) Đơn giá (1.000đ/kg) Thành tiền (1.000đ) Ghi chú

Q21. Ông/Bà thường bán củ cải cho ai?

1. Thương lái 2. Người thu gom 3. Doanh nghiệp 4. Khác...

Q22. Lý do bán cho người mua đã chọn?

1. Theo hợp đồng 2. Khách hàng thường xuyên/chính 3. Được chào giá cao 4. Nhận tiền trước từ người mua 5. Khác………...

Q23. Phương thức thanh toán tiền như thế nào?

56

2. Người mua ứng tiền trước. Tại sao chọn cách này:…...

3. Trả chậm sau 1-2 tuần. Tại sao chọn cách này:………… 4. Khác:……….

Q24. Ai là người định giá?

1. Người mua 2. Người bán

3. Thỏa thuận giữa hai bên 4. Dựa trên giá thị trường

Q25. Ông bà bán củ cải vào thời điểm nào

1. Bán ngay tại nơi thu hoạch 2. Bảo quản sau 1-2 tuần bán 3. Khác...

Q26. Lý do bán tại thời điểm khi thu hoạch

1. Bán cần tiền sinh hoạt gia đình 2. Đợi giá cao

3. Bán khi người mua đòi hỏi 4. Bán cần tiền mua đầu vào 5. Bán ngay sau thu hoạch 6. Khác………

Q27. Nguồn thông tin về thị trường từ:

1. Báo chí, radio, TV 2. Bà con, xóm giềng, người quen 3. Công ty chế biến, thương lái 4. Khác……….

Q28. Nguồn vốn cho việc trồng củ cải chủ yếu là

1. Vốn tự có 2. Do Nhà nước hỗ trợ 3. Vay ngân hàng 4. Khác...

Q29. Hộ có vay để sản xuất không?

1. Có 2. Không

Q30. Nếu có, điền thông tin vào bảng sau:

Nguồn vay Số tiền vay (đồng) Lãi suất (%/tháng) Thời hạn (Tháng) Mục đích 1. 2. 3.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật mô hình trồng củ cải trắng của nông hộ tại huyện vĩnh châu, tỉnh sóc trăng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)