Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật mô hình trồng củ cải trắng của nông hộ tại huyện vĩnh châu, tỉnh sóc trăng (Trang 28)

3.1.2.1 Tình hình xã hội

a) Dân số và lao động

Theo số liệu Niên giám thống kê thị xã Vĩnh Châu, năm 2012 tổng diện tích là 473,13 km2 với tổng dân số trung bình là 165.334 người và mật độ dân số là 349 người/km2. Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các xã, phường trong thị xã, trong đó có phường 1, phường 2 và phường Vĩnh Phước là 3 phường có mật độ dân số khá cao lần lượt là 1.227 người/km2, 501 người/km2 và 461 người/km2 với tổng dân số 3 phường là 62.371 người chiếm 37,72%. Nguyên nhân dân cư phân bố không đồng đều và tập trung nhiều ở 3 phường nói trên là do các phường này đều nằm trên đường quốc lộ Nam Sông Hậu, đây là con đường mới được xây dựng chỉ cách Bạc Liêu 40km thuận tiện cho việc thông thương, buôn bán. Bên cạnh đó, phường 1 là phường trung tâm của thị xã, nơi tập trung dân cư, trao đổi buôn bán nhộn nhịp nhất thị xã.

17

Bảng 3.4 Diện tích, dân số và mật độ dân số của thị xã Vĩnh Châu năm 2012 Đơn vị Diện tích (Km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/Km2) Phường 1 13,44 16.492 1.227 Xã Hoà Đông 47,96 10.631 222 Phường Khánh Hoà 45,89 10.565 230 Xã Vĩnh Hiệp 39,69 7.479 188 Xã Vĩnh Hải 78,39 21.207 271 Xã Lạc Hoà 40,92 15.413 377 Phường 2 44,67 22.367 501 Phường Vĩnh Phước 51,03 23.512 461 Xã Vĩnh Tân 52,32 15.340 293 Xã Lai Hoà 58,82 22.327 380 Tổng số 473,13 165.334 349

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Vĩnh Châu 2012

Về lao động, toàn thị xã có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động là 63,30%, với nguồn lao động dồi dào sẽ giúp Vĩnh Châu phát huy các thế mạnh vốn có và giúp tăng trưởng kinh tế (Chi cục thống kê thị xã Vĩnh Châu, 2012).

b) Giáo dục

Hiện nay, vấn đề giáo dục ngày được quan tâm nhiều hơn, mạng lưới trường lớp cũng được đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy. Năm 2012 trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu có 19 trường mẫu giáo với 167 giáo viên và 3.398 học sinh. Có tổng cộng 60 trường học phổ thông, trong đó tiểu học 46 trường, trung học cơ sở 10 trường, trung học phổ thông 2 trường và phổ thông cơ sở 2 trường với tổng cộng 1.402 giáo viên và 26.912 học sinh. Ngoài ra số học viên theo học các lớp xoá mù chữ và bổ túc văn hoá cũng có dấu hiệu tăng. Cụ thể năm 2012 số học viên theo học lớp xoá mù chữ là 240 người, bổ túc văn hoá là 799 người. Năm 2013, hợp phần đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn chi cho các cơ sở vật chất giáo dục 40 tỷ 787 triệu đồng.

c) Y tế

Về công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cũng được quan tâm và đạt được những kết quả tốt, cụ thể được thể hiện qua một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khoẻ sau đây: tỷ lệ trạm y tế xã, phường có bác sĩ đạt 100%; trạm y tế xã, phường có

18

nữ hộ sinh đạt 80%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống còn 14,01% (năm 2011 là 15,52%). Tình hình kế hoạch hoá gia đình cũng được thực hiện tốt nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2012 giảm xuống còn 1,16%. Các cơ sở y tế cũng được đầu tư trang bị, năm 2012 toàn thị xã có 15 cơ sở y tế, cán bộ ngành y là 189 người và cán bộ ngành dược là 84 người. Các cơ sở y tế trên địa bàn thị xã năm 2013 được đầu tư xây dựng với số tiền là 3 tỷ 019 triệu đồng.

d) Văn hoá – xã hội

Đặc trưng văn hoá cộng đồng Vĩnh Châu là người Kinh, Khmer, Hoa sống đan xen lẫn nhau, có truyền thống đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống. Để đáp ứng nhu cầu đọc sách, tìm hiểu và nâng cao kiến thức cho mọi người thì trên địa bàn thị xã có 4 thư viện phục vụ 119.987 lượt người năm 2012. Thị xã cũng xây dựng 1 bảo tàng lịch sử đã thu hút được 19.250 lượt tham quan năm 2012. Bên cạnh các hoạt động thể thao quần chúng giúp nâng cao sức khoẻ cộng đồng thì các cuộc thi đấu thể thao trong nước, trong tỉnh cũng mang về một số thành tích cụ thể là năm 2011 đã đạt được 50 huy chương (22 vàng, 12 bạc, 16 đồng) trong các cuộc thi đấu trong tỉnh, 1 huy chương vàng ở cuộc thi đấu quy mô trong nước. Các cơ sở vật chất văn hóa tuy ít nhưng vẫn được đầu tư xây 160 triệu đồng năm 2013.

3.1.2.2 Tình hình kinh tế

Năm 2013 các hoạt động kinh tế trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu có bước phục hồi khá, nhất là sản xuất nông nghiệp, nuôi tôm, trồng màu đạt năng suất và hiệu quả cao, đã tác động các lĩnh vực công nghiệp và thương mại tăng trưởng theo. Mặc dù sản xuất còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực vốn, thời tiết bất lợi, thiên tai xảy ra thường xuyên hơn song do sự nỗ lực lớn của nhân dân đã chủ động chuyển đổi và tổ chức sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với tình hình.

Kết quả đã đạt mức tăng trưởng kinh tế chung 17,1%, đạt 117,9% nghị quyết; giá trị sản xuất bình quân 1 ha đất canh tác theo giá hiện hành đạt 134 triệu đồng, đạt 148,9% nghị quyết, tỷ trọng cơ cấu kinh tế khu vực I chiếm 78,9%, khu vực II chiếm 3,1%, khu vực III chiếm 18%. Trong đó kinh tế nông nghiệp vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo để đạt mức tăng trưởng cao (Phòng kinh tế thị xã Vĩnh Châu, 2013).

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật mô hình trồng củ cải trắng của nông hộ tại huyện vĩnh châu, tỉnh sóc trăng (Trang 28)