Giới thiệu về củ cải trắng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật mô hình trồng củ cải trắng của nông hộ tại huyện vĩnh châu, tỉnh sóc trăng (Trang 35)

Củ cải trắng (Raphanus sativus) là một loại rau củ thuộc họ thực vật Cruciferae, được thuần hoá ở Châu Âu, thường gọi nhất với tên Daikon. Đông y gọi là Lai Bặc, hạt dùng làm thuốc nên vị thuốc được gọi là Lai Bặc Tử. Y dược Nhật gọi là Raifukushi. Tên Raphanus xuất phát từ tiếng Hy Lạp “Raphanos” có nghĩa là dễ trồng, từ “sativus” là do ở đặc tính đã được trồng từ lâu đời.

Củ cải trắng được xem là có nguồn gốc từ Trung Hoa và được du nhập sang vùng Trung Á từ thời tiền sử. Củ cải trắng có mặt tại Ai Cập trước cả thời Kim Tự Tháp và được ghi chép trong sách vở như những cây rau thông dụng, những cây củ cải trắng đầu tiên được trồng ở Ai Cập là để ép lấy dầu.

Củ cải trắng thuộc loại cây rau thu hoạch vào mùa lạnh và cây cũng cần nhiệt độ cao để có thể nẩy mầm. Củ cải trắng tương đối dễ trồng, cần đất thông thoát nước và xốp để rễ dễ phát triển thành củ, cây cũng cần được tưới nhiều nước và tốt nhất là bón bằng phân tro. Củ cải trắng thuộc loại cây hằng năm, nhưng cũng có giống dài ngày được xem là cây lưỡng niên. Cây có lá dài, cây có cuống màu trắng hoặc tím lợt. Hạt nhỏ màu sậm, 1 gram chứa khoảng 120 hạt và có thể giữ khả năng nảy mầm đến 5 năm. Cải củ yêu cầu khí hậu mát vừa có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 15-28oC, tốt nhất 17-18oC. Thời kỳ ra củ cần nhiệt độ hơi thấp (ngày ấm đêm mát). Lúc ra hoa, kết quả, chịu ẩm hơn các loại cải khác nhưng không chịu được nắng hạn kéo dài với nhiệt độ trên 32oC

Có những loại củ cải trắng đáng chú ý sau:

- Nhóm củ cải thông thường: nhóm này cho củ tròn nhỏ, ngắn ngày, thời gian thu hoạch kể từ khi gieo hạt là khoảng 5-6 tuần. Tên thường gặp như White turnip radish, Scarlet French turnip radish.

- Nhóm củ cải dài: nhóm này cho củ khoảng 10-15 cm, hình dạng như củ cà rốt với những cái tên như Long Scarlet, Long White Radish.

24

- Nhóm củ cải Á Châu hay Daikon: còn được gọi là Chinese radish hay Lobok, nhóm này cho củ rất lớn, dài 30 cm, hình trụ với trọng lượng trung bình 250 gram đếm 1 kg. Nhóm này được trồng phổ biến tại các nước Châu Á như Nhật, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam.

Củ cải trắng chứa 92% nước, 1,5% protid, 3,7% glucid, 1,8 celluloz. Trong lá tươi có 83,8% nước, 2,3%protid, 0,1% lipid, 1,6% cellulose và 7,4% dẫn xuất không protein. Củ tươi chứa glucose, pentosan, adenin, arginin, histidin, cholin, trigonellin, diastase, glucosidase, oxydase, catalase, vitamin A, B, C; còn có allyl isothiocynat, oxalic acid. Lá và ngọn chứa tinh dầu và một lượng đáng kể vitamin A và C. Hạt chứa 30-40% dầu béo mà thành phần chủ yếu là hợp chất sulfur; còn có raphanin là một chất kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn. Rễ chứa glucosid enzym và Methyl mercapten.

Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ. Nó giúp khai vị, làm ăn ngon miệng, chống hoại huyết, chống còi xương, sát khuẩn nói chung, lọc gan và thận. Củ khô cũng làm long đờm. Hạt có vị cay ngọt, mùi thơm, tính bình; có tác dụng thông khí, tiêu đờm, trừ hen suyễn, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu tích. Lá Củ cải cũng có vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng tiêu tích, làm long đờm. Nhựa lá tươi lợi tiểu, nhuận tràng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật mô hình trồng củ cải trắng của nông hộ tại huyện vĩnh châu, tỉnh sóc trăng (Trang 35)