năm 2014
Ngoài nuôi trồng thuỷ sản, trồng màu là thế mạnh thứ hai của thị xã Vĩnh Châu, chủ yếu là trồng hành tím. Tuy nhiên, những năm gần đây diện tích trồng củ cải càng tăng lên, nguyên nhân có lẽ do củ cải là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, vốn đầu tư ít, trồng củ cải có thể giúp bà con tận dụng đất trồng hành tím lúc nông nhàn và tăng thêm thu nhập. Tình hình sản xuất củ cải những năm qua của thị xã Vĩnh Châu được thể hiện trong bảng 3.8 sau:
Bảng 3.8 Tình hình sản xuất củ cải của thị xã Vĩnh Châu giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013* 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Diện tích (ha) 392,0 463,0 507,0 71,0 18,1 44,0 9,5 Sản lượng (tấn) 8.899,0 12.523,0 28.418,0 3.624,0 40,7 15.895,0 126,9 Năng suất (tấn/ha) 27,1 27,1 56,1 0 0 29,0 107,2
Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Vĩnh Châu 2012 * Chi cục BVTV thị xã Vĩnh Châu
Số liệu ở bảng 3.8 cho thấy
Diện tích: Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2012, diện tích củ cải trắng không ngừng tăng lên. Năm 2012 là 463,00 ha tăng thêm 71,0 ha (tăng 18,1%) so với năm 2011. Năm 2013 diện tích tiếp tục tăng 44,0 ha (tăng 9,5%) so với năm 2012. Nguyên nhân diện tích trồng củ cải vẫn tăng nhẹ hằng năm vì củ cải là loại cây với đặc tính dễ trồng, vốn đầu tư thấp, có thể bảo quản lâu bằng phương pháp muối, đem lại lợi thêm lợi nhuận cho nông dân. Bên cạnh đó những năm vừa qua công tác khuyến nông được tăng cường, hệ thống thuỷ lợi được đầu tư phục vụ sản xuất.
27
Sản lượng: do việc tăng diện tích nên năm 2012 sản lượng củ cải trắng cũng tăng nhanh so với năm 2011, cụ thể ở năm 2011 đạt 8.899 tấn thì năm 2012 tăng thêm 3.624 tấn (tăng 40,7%). Đến năm 2013 sản lượng là 28.418 tấn, tăng 15.895 tấn (tăng 126,9%) so với năm 2012.
Năng suất: từ năm 2011 đến năm 2012 vẫn không thay đổi là 27,1 tấn/ha. Đến năm 2013 thì năng suất tăng lên 56,1 tấn/ha tăng 29 tấn/ha so với năm 2012. Năng suất củ cải tăng liên tục qua các năm do diện tích canh tác và sản lượng đã tăng lên nhiều so với các năm trước đó, cũng do nông dân ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua các vụ mùa trước để đối phó với thiên tai, dịch bệnh kịp thời và hợp lý hơn.