PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA-TÔM CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN AN MINH TỈNH KIÊN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG MÔ HÌNH LUÂN CANH LÚA-TÔM CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN AN MINH TỈNH KIÊN GIANG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên t hực hiện: Ths. NGUYỄN VĂN NGÂN VÕ VĂN ĐẠT MSSV: 4105040 Lớp: Kinh tế nông nghiệp khóa 36 Cần Thơ - 2013 Phân tích hiệu quả tài chính trong mô hình luân canh tôm – lúa của nông hộ tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2. Cà Mau là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định, dẫn đầu cả nước trên cả ba lĩnh vực: nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Cà Mau ngày càng khẳng định vị thế ngành kinh tế mủi nhọn của tỉnh. Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nghề nuôi tôm luôn được người dân chú trọng đầu tư vì có thu nhập khá cao. Nhưng qua vài vụ nuôi, họ nhận ra sự bấp bênh, kém hiệu quả của mô hình chuyên tôm. Bởi vì phần lớn diện tích nuôi tôm đều là nuôi quảng canh quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Bình quân mỗi hộ chỉ nuôi khoảng hai ha, năng suất và hiệu quả không cao, nguy cơ thua lỗ vẫn đang là một rủi ro rất lớn cho người dân nuôi tôm ở đây. Trong thời gian dài với những chính sách chuyển dịch cơ cầu kinh tế kịp thời đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2001, UBND tỉnh Cà Mau đã phê duyệt quy hoạch sản xuất 90 nghìn ha đất trồng lúa, nuôi tôm kém hiệu quả sang mô hình sản xuất luân canh một vụ tôm, một vụ lúa. Qua nhiều năm nỗ lực triển khai thực hiện, mô hình sản xuất này đã đạt hiệu quả trên đồng đất Cà Mau cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Đây là một điển hình cho sự phát triển vượt bật trong sản xuất nông nghiệp. Mô hình ra đời nhằm khai thác tốt nhất các điều kiện tự nhiên thuận lợi như đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, hai mùa mưa nắng rõ rệt cùng với hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, hình thành đa dạng các vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản. Đây là một đặc điểm rất thuận lợi cho mô hình luân canh tôm – lúa. Giúp người nông dân tạo ra giá trị kinh tế cao hơn trên cùng một diện tích sản xuất, đồng thời phù hợp với trình độ canh tác, nguồn vốn đầu tư của nông dân và phù hợp với việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. 3. Mô hình luân canh tôm - lúa đã được phát triển và nhân rộng trên nhiều địa bàn tỉnh Cà Mau. Đặc biệt huyện Thới Bình là địa phương đứng đầu cả tỉnh về qui mô sản lượng và diện tích canh tác. Nhận thấy rằng đời sống người dân GVHD: Ths. Nguyễn Văn Ngân 1 SVTH: Võ Văn Đạt Phân tích hiệu quả tài chính trong mô hình luân canh tôm – lúa của nông hộ tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang ở đây đang dần được cải thiện.Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm – lúa tại huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau” làm cơ sở nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình đồng thời giúp người nông dân giảm rủi ro trong sản xuất và hướng tới khai thác tính bền vững của mô hình ở địa bàn nghiên cứu. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài phân tích thực trạng và hiệu quả tài chính trong mô hình luân canh tôm – lúa tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho nông hộ tại địa bàn nghiên cứu. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung như trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu 1: Tìm hiểu thực trạng áp dụng mô hình luân canh tôm – lúa tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang. Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả trong mô hình luân canh tôm – lúa của nông hộ tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang. Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của mô hình luân canh tôm – lúa của nông hộ tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang. Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cũng như tăng thu nhập cho nông hộ luân canh tôm – lúa ở địa phương. 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định Xem xét các nhân tố như: Chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí làm đất, chi phí lao động, trình độ học vấn, kinh nghiệm của người dân, giá bán… có ảnh hưởng đến hiệu quả trong mô hình luân canh tôm – lúa của nông hộ tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Một số câu hỏi được đặt ra nhằm xác định mục tiêu và phương hướng nghiên cứu: Câu hỏi 1: Thực trạng áp dụng mô hình luân canh tôm lúa tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2010-1012 như thế nào? Câu hỏi 2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm ra sao? Câu hỏi 3: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả của mô hình luân canh tôm – lúa tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang. GVHD: Ths. Nguyễn Văn Ngân 2 SVTH: Võ Văn Đạt Phân tích hiệu quả tài chính trong mô hình luân canh tôm – lúa của nông hộ tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang Câu hỏi 4: Mô hình luân canh tôm – lúa của nông hộ có đạt hiệu quả hay không? Câu hỏi 5: Cần đề ra những giải pháp nào để mô hình đạt hiệu quả? 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Các nông hộ có tham gia sản xuất theo mô hình luân canh tôm – lúa tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang. 1.4.2. Phạm vi không gian Đề tài được nghiên cứu tại địa bàn huyện An Minh tỉnh Kiên Giang, số liệu được thu thập từ các cơ quan chức năng và phỏng vấn trực tiếp người nông dân sản xuất theo mô hình luân canh tôm – lúa tại một số xã trong Huyện. 1.4.3. Phạm vi thời gian Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2010 đến năm 2012. Số liệu sơ cấp được thu thập trong vụ sản xuất gần nhất. Đề tài được thực hiện từ tháng 08/2013 đến tháng 11/2013. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Thị Ngọc Thấm (2008); Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh Phú Tỉnh Bến Tre. Tác giả dùng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) và phương pháp hồi quy tuyến tính tìm các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập đồng thời tác giả dùng kiểm định Mann Whitney để kiểm định sự khác nhau về thu nhập và chi phí giữa hai mô hình. Tác giả phân tích cụ thể từng mô hình và các nhân tố tác động đến mô hình, qua đó đề xuất một số biện pháp phát triển một cách bền vững hiệu quả sản xuất của hộ nông dân ở huyện Thạnh Phú. Qua việc phân tích tác giả đã kết luận được mô hình tôm – lúa đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân và lợi nhuận thu được đối với mô hình này cũng cao gấp 1,52 lần so với mô hình chuyên lúa. Luận văn tốt nghiệp, “Phân tích hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm công nghiệp ở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau”, 2012, tác giả Nguyễn Hùng Em. Nội dung của đề tài là phân tích tình hình sản xuất và hiệu quả tài chính trong mô hình nuôi tôm công nghiệp ở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho mô hình. Để đạt được mục tiêu trên tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh số tuyệt đối, so sánh số tương đối và so sánh số bình quân để đánh giá tình hình sản xuất tôm ở huyện Đầm Dơi. GVHD: Ths. Nguyễn Văn Ngân 3 SVTH: Võ Văn Đạt Phân tích hiệu quả tài chính trong mô hình luân canh tôm – lúa của nông hộ tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang Sử dụng mô hình hồi quy để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các hộ nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn từ đó đề xuất các giải pháp giúp giảm thiểu chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nuôi. GVHD: Ths. Nguyễn Văn Ngân 4 SVTH: Võ Văn Đạt Phân tích hiệu quả tài chính trong mô hình luân canh tôm – lúa của nông hộ tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.2. Một số chỉ tiêu tài chính được phân tích 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG MÔ HÌNH LUÂN CANH TÔM – LÚA CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TỈNH KIÊN GIANG 3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội và dân số 3.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HUYỆN AN MINH TỈNH KIÊN GIANG 3.2.1. Điều kiện tự nhiên 3.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội 3.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔ HÌNH LUÂN CANH TÔM – LÚA CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN AN MINH TỈNH KIÊN GIANG 2010 – 2012 3.3.1. Giới thiệu về luân canh tôm - lúa 3.3.2. Thực trạng mô hình luân canh tôm – lúa của tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2010 – 2012 3.3.3. Mô tả mẫu khảo sát CHƯƠNG 4 GVHD: Ths. Nguyễn Văn Ngân 5 SVTH: Võ Văn Đạt Phân tích hiệu quả tài chính trong mô hình luân canh tôm – lúa của nông hộ tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ MÔ HÌNH LUÂN CANH TÔM – LÚA CỦA NÔNG HỘ 4.1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG MÔ HÌNH LUÂN CANH TÔM – LÚA CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN AN MINH TỈNH KIÊN GIANG 4.1.1. Phân tích các khoản mục về chi phí trong mô hình 4.1.2. Phân tích năng suất, giá cả và doanh thu bình quân trong mô hình 4.1.3. Phân tích các chỉ số tài chính trong mô hình 4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG MÔ HÌNH LUÂN CANH TÔM – LÚA CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN AN MINH TỈNH KIÊN GIANG 4.2.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình luân canh tôm – lúa trên địa bàn 4.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình luân canh tôm – lúa trên địa bàn 4.3. PHÂN TÍCH SWOT 4.3.1. Điểm mạnh trong mô hình luân canh tôm – lúa của nông hộ tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang 4.3.2. Điểm yếu trong mô hình luân canh tôm – lúa của nông hộ tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang 4.3.3. Cơ hội trong mô hình luân canh tôm – lúa của nông hộ tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang 4.3.4. Những mối đe dọa trong mô hình luân canh tôm – lúa của nông hộ tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang 4.4 ĐỊNH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN MÔ HINH LUÂN CANH TÔM – LÚA BỀN VỮNG GVHD: Ths. Nguyễn Văn Ngân 6 SVTH: Võ Văn Đạt Phân tích hiệu quả tài chính trong mô hình luân canh tôm – lúa của nông hộ tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang CHƯƠNG 5 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG MÔ HÌNH TRỒNG KHÓM CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 5.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHO NÔNG HỘ LUÂN CANH TÔM – LÚA TẠI HUYỆN AN MINH TỈNH KIÊN GIANG 5.2.1. Về giống 5.2.2. Về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 5.2.3. Về kinh nghiệm sản xuất 5.2.4. Về kỹ thuật 5.2.5. Về vốn sản xuất 5.2.6. Về thông tin thị trường và giá cả 5.2.7. Về đầu tư cơ sở hạ tầng 5.2.8. Về tiêu thụ sản phẩm 5.2.9. Về xúc tiến thương mại và xuất khẩu GVHD: Ths. Nguyễn Văn Ngân 7 SVTH: Võ Văn Đạt Phân tích hiệu quả tài chính trong mô hình luân canh tôm – lúa của nông hộ tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN 6.2. KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Ths. Nguyễn Văn Ngân 8 SVTH: Võ Văn Đạt . mô hình luân canh tôm – lúa tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang. Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả trong mô hình luân canh tôm – lúa của nông hộ tại huyện An. – lúa của nông hộ tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang 4.3.2. Điểm yếu trong mô hình luân canh tôm – lúa của nông hộ tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang 4.3.3.