1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH mô HÌNH NUÔI tôm CÔNG NGHIỆP ở HUYỆN đầm dơi, TỈNH cà MAU

76 313 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 594,99 KB

Nội dung

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi tôm công nghiệp ở huyện Đầm Dơi .... Kết luận từ mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các hộ nuôi tôm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP

Ở HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

MSSV: 4066195 Lớp: Kinh Tế Học 2 – K32

Cần Thơ – 2010

Trang 2

LỜI CẢM TẠ - -

Sau một khoảng thời gian trải nghiệm thực tế thu thập số liệu và tập trung nghiên cứu, đến nay em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Đây là kết quả của một quá trình học tập từ khi em bước chân vào giảng đường Đại Học Cần Thơ Trải qua một khoảng thời gian dài học tập và nghiên cứu ở trường Đại Học Cần Thơ em đã có đủ kiến thức hoàn thành quyển luận văn này đó chính là nhờ sự giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm quý báu, sự tận tình giúp đỡ của quý Thầy Cô

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập nghiên cứu; cám ơn các thầy cô trường Đại học Cần Thơ đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho chúng em về sau này

Cảm ơn các anh (chị) ở Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi, cảm ơn anh Thống, anh Chí Linh đã tận tình giúp đỡ cho em trong thời gian thực tập vừa qua để hoàn thành tốt bài luận văn này Kính chúc các anh (chị) dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống

Em xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thùy Dương đã hướng dẫn và tận tình giúp đỡ cho em hoàn thành tốt bài luận văn

Kính chúc quý Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ, Cô Vũ Thùy Dương dồi dào sức khỏe và thành công trong công tác giảng dạy

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất!

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hùng Em

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN - -

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ

đề tài nghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hùng Em

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP - -

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN - -

Trang 5

Ngày tháng năm 2010 Giáo viên hướng dẫn Vũ Thùy Dương NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN - -

Trang 6

Ngày tháng năm 2010 Giáo viên phản biện

Trang 7

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CHƯƠNG GIỚI THIỆU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4

2.1.1 KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ, KINH TẾ HỘ VÀ BẢN CHẤT KINH TẾ HỘ 4

2.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kinh tế 4

2.1.1.2 Khái niệm vè hiệu quả tài chính 4

2.1.1.2 Kinh tế hộ và bản chất kinh tế hộ 5

2.1.2 MỘT SỐ THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI 6

2.1.3.1 Chi phí 6

2.1.3.2 Doanh thu 6

2.1.3.3 Lợi nhuận 6

2.1.3.4 Thu nhập 6

2.1.3.5 Năng suất 6

2.1.3.6 Các chỉ tiêu kinh tế trung bình trên mỗi hộ 7

2.1.3.7 Các chỉ số tài chính 7

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 8

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 8

PHẦN NỘI DUNG 13

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU 13

3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU 13

3.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 15

3.2.1 Khí hậu 15

Trang 8

3.2.2 Đất đai 15

3.2.3 Nước 16

3.2.4 Rừng 17

3.2.5 Biển 17

3.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 17

3.3.1 Kinh tế 17

3.3.2 Xã hội 18

3.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TÔM Ở HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU 19

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU 22

4.1 MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA 22

4.1.1.Tuổi của nông hộ 22

4.1.2 Trình độ học vấn của nông hộ 22

4.1.3 Nhân khẩu và lao động 23

4.1.4 Diện tích đất 24

4.1.5 Kinh nghiệm nuôi tôm của nông hộ 24

4.1.6 Tập huấn 25

4.1.7 Mùa vụ 25

4.1.8 Tình hình dịch bệnh trong sản xuất tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Đầm Dơi năm 2009 26

4.1.9 Nguồn giống 27

4.1.10 Các nguồn thông tin về kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp 28

4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN ĐẦM DƠI 29

4.2.1 Phân tích chi phí sản xuất trung bình của nông hộ ở huyện Đầm Dơi 29

4.2.2 Phân tích doanh thu và lợi nhuận của nông hộ ở Đầm Dơi qua mẫu điều tra 34

4.2.2.1 Năng suất, sản lượng của các nông hộ thu được từ mô hình nuôi tôm công nghiệp 34

4.2.2.2 Giá bán tôm khi thu hoạch 35

4.2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu kinh tế của nông hộ sản xuất tôm ở huyện Đầm Dơi 36

Trang 9

4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ

CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP 37

4.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi tôm công nghiệp ở huyện Đầm Dơi 37

4.3.2 Kết luận từ mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các hộ nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau 39

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH41 5.1 CÁC THUẬN LỢI VÀ CƠ HỘI 41

5.1.1 Thuận lợi 41

5.1.2 Cơ hội 42

5.2 CÁC KHÓ KHĂN VÀ RỦI RO 43

5.2.1 Những khó khăn 43

5.2.2 Những rủi ro 45

5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NGÀNH NGHỀ NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP 45

5.3.1 Giảm thiểu chi phí sản xuất 45

5.3.2 Gia tăng lợi nhuận 47

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48

KẾT LUẬN 48

KIẾN NGHỊ 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Mô tả biến trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 10

Bảng 3.1: Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản của huyện Đầm Dơi 18

Bảng 3.2: Diện tích, năng suất và sản lượng tôm ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau từ năm 2007 đến năm 2009 20

Bảng 4.1: Đặc điểm của nông hộ trong mẫu điều tra 22

Bảng 4.2: Trình độ học vấn của nông hộ qua mẫu điều tra tại huyện Đầm Dơi 23

Bảng 4.3: Kinh nghiệm nuôi tôm của nông hộ 24

Bảng 4.4: Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp của nông hộ 25

Bảng 4.5: Nơi cung cấp giống cho các hộ nuôi tôm công nghiệp 27

Bảng 4.6: Hình thức đi mua giống của các nông hộ nuôi tôm công nghiệp 28

Bảng 4.7: Các nguồn thông tin về kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp cho nông hộ 29

Bảng 4.8: Bảng tổng hợp chi phí trung bình/ha/vụ 30

Bảng 4.9: Diện tích, năng suất, sản lượng trong một vụ/ao của năm 2009 35

Bảng 4.10: Trọng lượng tôm và giá bán phân theo kích cỡ 35

Bảng 4.11: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất tôm trung bình trên ha 36

Bảng 4.12: Kết quả xử lý hàm lợi nhuận 38

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 3.1 : Bản đồ tỉnh Cà Mau 13

Hình 3.2 : Biểu đồ thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Đầm Dơi 17

Hình 3.3 : Biểu đồ thể hiện năng suất nuôi tôm qua các năm 20

Hình 4.1 : Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hộ nuôi tôm bị dịch bệnh 26

Hình 4.2 : Biểu đồ thể hiện cơ cấu chi phí sản xuất trên ha 30

Hình 4.3 : Biểu đồ thể hiện cơ cấu chi phí lao động 32

Trang 12

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND : Ủy ban nhân dân

LĐGĐ : Lao động gia đình

QCCT : Quảng canh cải tiến

Nuôi tôm CN: nuôi tôm công nghiệp

Trang 13

TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Với tiềm năng và lợi thế sẵn có từ thiên nhiên rất thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản Đầm Dơi đã và đang phát triển mạnh mẽ ngành nuôi trồng thủy sản từ bao năm qua đặc biệt là ngành nghề nuôi tôm công nghiệp đang phát triển mạnh trong vài năm gần đây Xuất phát từ thực tế đó nên đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm công nghiệp ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau” nhằm phân tích đánh giá phải làm sao để phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế vốn có của huyện Đầm Dơi và tìm giải pháp giúp giảm thiểu chi phí gia tăng lợi nhuận trong hình thức nuôi tôm công nghiệp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao Qua điều tra thu thập số liệu thực tế 50 mẫu tiến hành xử lý và phân tích số liệu,

đề tài dùng phần mềm sata chạy hàm hồi qui tuyến tính và thống kê mô tả Kết quả đạt được từ mô hình là đã phân tích đánh giá được tình hình sản xuất cũng như hiệu quả sản xuất của các nông hộ trên địa bàn huyện Đầm Dơi Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí trong sản xuất giúp gia tăng lợi nhuận cho nông hộ Bên cạnh đó đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa ngành nghề nuôi tôm công nghiệp nói riêng và ngành nghề nuôi trồng thủy sản nói chung trên địa bàn Huyện Vì đây là thế mạnh trong chiến lược phát triển kinh tế của Huyện

Trang 14

PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 CHƯƠNG GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Năm 2000, được Chính phủ cho phép, tỉnh Cà Mau đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa chuyển sang nuôi tôm Hiện tại toàn tỉnh Cà Mau có 90.511 ha đất nuôi tôm Sau khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tỉnh đã chuyển dịch 157.895 ha đất trồng lúa kém hiệu quả và một phần đất vườn sang nuôi trồng thủy sản, nâng diện tích đất nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh lên 278.241 ha Cà Mau còn là tỉnh có diện tích chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ nông – lâm – ngư nghiệp sang ngư – nông – lâm nghiệp lớn nhất trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả nước Giờ đây, con tôm sú được xem là thế mạnh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương

Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Cà Mau huyện Đầm Dơi tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm Từ đó đã khai thác được tiềm năng và lợi thế của con tôm Và không dừng lại ở mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến quen thuộc của người dân địa phương huyện Đầm Dơi tiếp tục đẩy mạnh khai thác lợi thế tuyệt đối từ con tôm đó là chuyển từ mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến sang mô hình nuôi tôm công nghiệp Hiện tại hình thức nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn Huyện đang phát triển rất mạnh

Hiệu quả sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích đất sản xuất của người dân được phát huy, đời sống người dân được cải thiện, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của Huyện phát triển

Hiện nay các hình thức nuôi tôm trên địa bàn huyện Đầm Dơi đều được quan tâm đầu tư và phát triển, không chỉ riêng về nuôi tôm công nghiệp mà còn

cả nuôi tôm bán thâm canh và nuôi quảng canh cải tiến đều được đầu tư phát triển Nhưng trong đó mô hình nuôi tôm công nghiệp vẫn là thế mạnh của Huyện

và của cả tỉnh Cà Mau

Tuy nhiên hình thức nuôi tôm công nghiệp lại đòi hỏi một bề dày kinh nghiệm và kỹ thuật nhất định, chi phí cao và nguồn vốn lớn đồng thời nó cũng

Trang 15

đem lại nguồn thu lớn, lợi nhuận cao cho nông hộ Chính vì vậy để tìm ra những giải pháp giúp giảm thiểu chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nữa là điều cần thiết của mô hình

Vậy phải làm sao để phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế vốn có của huyện Đầm Dơi và tìm ra những giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao Để giải quyết

vấn đề nêu trên, đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm công nghiệp ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau” sẽ phân tích đánh giá hiệu quả của mô

hình và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả tối ưu của mô hình

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm

công nghiệp ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trên cơ sở đó nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính mô hình này trên địa bàn nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: các hộ gia đình nuôi tôm sú theo mô hình nuôi

tôm công nghiệp

 Không gian: Luận văn được thực hiện trên cơ sở điều tra số liệu tại địa

bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

 Thời gian:

 Số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn là số liệu từ năm

2007 đến năm 2009 được thu thập từ Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi

 Số liệu sơ cấp được điều tra trực tiếp tại huyện Đầm Dơi vào tháng 3/2010

Trang 16

 Nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ đi sâu

phân tích hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm công nghiệp Do cỡ mẫu tương đối nhỏ nên đề tài không thể phân tích chi tiết về hình thức nuôi tôm công nghiệp Nhưng đề tài cũng cố gắng phân tích để làm rõ mục

tiêu nghiên cứu

Trang 17

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN:

2.1.1 KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ, KINH TẾ HỘ VÀ BẢN CHẤT KINH TẾ HỘ

2.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kinh tế

Hiệu quả hiểu theo nghĩa phổ thông, phổ biến trong cách nói của mọi người

“Kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” (Từ điển Tiếng Việt, trang 440-Viện Ngôn Ngữ học-2002)

Xét góc độ thuật ngữ chuyên môn, hiểu hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó là

“Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hoá và dịch vụ,

có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi phí thì được gọi là hiệu quả kinh tế Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào” (Từ điển Thuật ngữ kinh tế học, trang 224-NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội 2001) Một định nghĩa chính xác về hiệu quả kinh tế cũng cần quan tâm đến mức

độ hoạt động cạnh tranh của thị trường Vì vậy, cũng không có một đơn vị hay một ngành sản xuất nào có thể đạt được hiệu quả, nếu như những người sản xuất phải đương đầu với các mức giá cả khác nhau, hoặc nếu một số tác nhân kinh tế này có thể làm ảnh hưởng giá cả và thu nhập của các tác nhân kinh tế khác Hiệu quả kinh tế: là chỉ tiêu phản ánh trình độ sản xuất và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất, nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất với chi phí tối thiểu Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị Có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại sẽ không hiệu quả

2.1.1.2 Khái niệm về hiệu quả tài chính

Hiệu quả nghĩa là sử dụng phối hợp tối ưu các nguồn lực để đạt được mức phúc lợi cao nhất cho người tiêu dùng của một xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định

Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính trên góc độ cá nhân, tất cả các chi phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường

Trang 18

2.1.1.3 Kinh tế hộ và bản chất kinh tế hộ

a) Khái niệm về nông hộ :

Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,…hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh doanh Nông hộ (hộ nông dân)

là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền Hộ nông dân có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác như: Ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng

Sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các nguồn lực cần thiết khác để tạo ra sản phẩm hàng hoá một cách có hiệu quả nhất

b) Khái niệm kinh tế nông hộ

Nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,…để phục vụ cuộc sống

và người ta gọi đó là kinh tế hộ gia đình Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất

có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp

và xuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ

c) Bản chất kinh tế nông hộ

Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân gia đình mình Mặt khác, kinh tế nông hộ là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cung, tự túc hoặc có sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển nói chung

và nước ta nói riêng tính tự chủ trong kinh tế nông hộ được thể hiện ở những đặc điểm sau:

 Làm chủ quá trình sản xuất và tái sản xuất trong nông nghiệp

 Sắp xếp điều hành phân công lao động trong quá trình sản xuất

Trang 19

 Quyết định phân phối sản phẩm làm ra sau khi đóng thuế cho nhà nước, được chọn quyền sử dụng phần còn lại Nếu có sản phẩm dư thừa, hộ nông dân có thể đưa ra thị trường tiêu thụ đó là sản phẩm hàng hóa

2.1.2 MỘT SỐ THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI

2.1.2.1 Chi phí

Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của chủ

cơ sở nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận Chi phí cố định: chi phí cố định hay định phí là chi phí kinh doanh không thay đổi theo quy mô sản xuất hay mức sản lượng, nếu xét trong một khuôn khổ đơn vị sản xuất nhất định

Chi phí biến đổi: chi phí biến đổi hay biến phí là khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hay mức sản lượng

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của sản xuất kinh doanh đó chính

là phần chênh lệch doanh thu và chi phí

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

2.1.2.4 Thu nhập

Thu nhập hay thu nhập của hộ gia đình là phần thu nhập mà hộ gia đình nhận được bao gồm lợi nhuận và chi phí cơ hội của lao động gia đình Được tính như sau:

Thu nhập = lợi nhuận + chi phí LĐGĐ

Trang 20

2.1.2.6 Các chỉ tiêu kinh tế trung bình trên mỗi hộ

– Doanh thu/Hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng doanh thu chia cho tổng số nông hộ được điều tra (cỡ mẫu) Tỉ số này cho biết doanh thu trung bình của mỗi hộ thu về khi tham gia sản xuất

– Chi phí/Hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng chi phí chia cho tổng

số nông hộ được điều tra Tỉ số này cho biết chi phí trung bình của mỗi hộ phải

bỏ ra khi tham gia sản xuất

– Thu nhập/Hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng thu nhập chia cho tổng số nông hộ được điều tra Tỉ số này cho biết thu nhập trung bình của mỗi hộ thu được ra khi tham gia sản xuất

– Lợi nhuận/Hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng số nông hộ được điều tra Tỉ số này cho biết lợi nhuận trung bình của mỗi

hộ thu được khi tham gia sản xuất

2.1.2.7 Các tỷ số tài chính

– Doanh thu/Chi phí: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng doanh thu chia cho tổng chi phí Tỉ số này cho biết doanh thu thu được bao nhiêu đồng khi chủ thể đầu tư bỏ ra một đồng chi phí

– Thu nhập/Chi phí: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng thu nhập chia cho tổng chi phí Tỉ số này cho biết thu nhập thu được bao nhiêu đồng khi chủ thể đầu tư bỏ ra một đồng chi phí

– Lợi nhuận/Chi phí: là tỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng chi phí Tỉ số này nói lên một đồng chi phí bỏ ra, thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận

– Thu nhập/Lao động gia đình: là tỉ số được tính bằng cách lấy tổng thu nhập chia cho tổng ngày công lao động gia đình Tỉ số này thể hiện một ngày công lao động gia đình bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập Công thức: – Lợi nhuận/Lao động gia đình: là tỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng ngày công lao động gia đình Tỉ số này thể hiện một ngày công lao động gia đình bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Trang 21

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng

nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

Số liệu sơ cấp:

Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp với cỡ mẫu được chọn là 50 Phương pháp thu thập số liệu: các số liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn qua hình thức phỏng vấn trực tiếp từ nông hộ để thu thập số liệu Các đối tượng được phỏng vấn là các hộ gia đình nuôi tôm sú theo mô hình nuôi tôm công nghiệp Địa bàn phỏng vấn: là xã Tân Dân (gồm ấp Tân Long B và ấp Tân Thành A) và thị trấn Đầm Dơi thuộc huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau Với phương pháp chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện dựa trên cơ sở địa bàn phỏng vấn là các xã trên địa bàn huyện Đầm Dơi nằm giáp ranh với nhau và có mật độ tập trung các hộ dân nuôi tôm công nghiệp cao, điều kiện sản xuất tương đối giống nhau, đất đai màu mỡ, khí hậu thích hợp cho nuôi tôm công nghiệp, giúp cho các mẫu số liệu được thu thập một cách thuận lợi và nhanh chóng

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

f

f X X

Trang 22

) (

)

(min) 0

0 0

1 0 0

1 0

0 0

M M

M M

M M

f f

f f

f f

x K X

M

f : tần số của tổ đứng trước tổ chứa Mode

1 0

M

f : tần số của tổ đứng sau tổ chứa Mode

0

M

K : khoảng cách của tổ chứa Mode

- Phương pháp so sánh (lần,%): so sánh dựa vào nguyên tắc:

lnLN = β 1 + β 2 lndt + β 3 lnmdo + β 4 lnao + β 5 lngiong + β 6 lnthucan + β 7 lnthuoc + β 8 lnnuoc + β 9 lnnhienlieu + β 10 lnknghiem

Trang 23

Bảng 2.1 : Mô tả biến trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Biến Đơn vị tính Mô tả biến

Dấu kỳ vọng

LN Nghìn đồng/ha Lợi nhuận từ nuôi tôm trong một vụ +

ao Nghìn đồng/ha Chi phí xử lý ao khi bắt đầu một vụ nuôi tôm mới -

thucan Nghìn đồng/ha Chi phí thức ăn cho tôm trong một vụ ? thuoc Nghìn đồng/ha Chi phí thuốc để phòng bệnh cho tôm trong một vụ + nuoc Nghìn đồng/ha Chi phí xử lý nước trong một vụ + nhienlieu Nghìn đồng/ha Chi phí nhiên liệu trong một vụ - knghiem Năm Số năm kinh nghiệm nuôi tôm công nghiệp của từng hộ +

Giải thích dấu kỳ vọng :

Diện tích nuôi tôm công nghiệp : Xét về qui mô thì khi diện tích nuôi tôm công nghiệp tăng lên càng nhiều thì sản lượng tôm khi thu hoạch sẽ càng lớn Từ

đó làm tăng tổng doanh thu cho nông hộ sẽ kéo theo làm tăng lợi nhuận cho nông

hộ Nhưng nếu diện tích nuôi tôm công nghiệp tăng lên càng nhiều thì làm cho các khoản chi phí khác cũng đồng loạt tăng lên làm tăng tổng chi phí, thêm vào

đó là khả năng quản lý của chủ hộ cũng không thể quản lý hết được, chăm sóc cho tôm cũng không được kỹ càng Điều này cũng có thể làm giảm lợi nhuận của chủ hộ

Mật độ thả tôm công nghiệp : được dự đoán là tỷ lệ ngược chiều với lợi nhuận Vì khi thả tôm nuôi với mật độ càng cao tức là mật độ nuôi tôm càng dầy, thì sẽ làm cho việc chăm sóc cho tôm không được đảm bảo tốt Ví dụ như lượng thức ăn cho tôm có khi thiếu có khi dư, thiếu thuốc phòng bệnh cho tôm, khó phát hiện tôm bệnh khi nuôi với mật độ quá dầy,… Từ đó sẽ dẫn đến tôm chậm lớn kéo dài thời gian nuôi làm tăng chi phí mà sản lượng tôm khi thu hoạch lại không cao làm giảm lợi nhuận của chủ hộ thậm chí có thể dẫn đến lỗ vốn Ngược lại nếu thả với mật độ thưa thì tiện cho khâu chăm sóc nhưng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích không được phát huy, sản lượng tôm thu hoạch không đạt hiệu quả cao, do đó sẽ làm giảm lợi nhuận của chủ hộ Vì vậy, theo khuyến cáo nên thả tôm nuôi với mật độ thích hợp là 30 con/m2 hay 300.000 con/ha

Trang 24

Chi phí xử lý ao : đây là một biến độc lập được dự đoán là tỷ lệ ngược chiều với lợi nhuận Vì chi phí xử lý ao này bao gồm cả chi phí sên ao-cải tạo ao, bón vôi, bón clo để diệt khuẩn…nên khi bắt đầu một vụ mùa mới thì giá cả thị trường thường tăng Ví dụ như : giá xăng, dầu, clo, vôi … tăng sẽ làm tăng chi phí xử lý ao của nông hộ góp phần làm tăng tổng chi phí từ đó làm giảm lợi nhuận của nông hộ Mặt khác đây là khoản chi phí ban đầu xử lý ao để tiêu diệt các vi sinh vật gây hại cho tôm nuôi, hạn chế mầm bệnh phát triển trong ao nuôi, loại trừ bớt các chất độc hại còn tồn đọng ở đáy ao Nếu ao được xử lý tốt thì sẽ hạn chế được mầm bệnh gây hại, ngược lại nếu ban đầu ao không được xử lý kỹ thì mầm bệnh dễ phát sinh Điều này có thể làm giảm lợi nhuận của chủ hộ và có thể lỗ vốn một khi mầm bệnh đã xuất hiện trong ao nuôi

Chi phí giống : chi phí giống được dự đoán là tỷ lệ cùng chiều với lợi nhuận Vì đây là một khoản chi phí ban đầu gần như là cố định Nếu chọn được nguồn giống tốt thì tôm nuôi đạt hiệu quả cao, dẫn đến sản lượng tăng Do đó lợi nhuận cũng sẽ tăng

Chi phí thức ăn : Trong hình thức nuôi tôm công nghiệp thì chi phí về thức

ăn cho tôm là một vấn đề được các nông hộ rất quan tâm Vì chi phí thức ăn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí Nếu được đầu tư đạt mức tối ưu thì sẽ làm tăng lợi nhuận Ngược lại nếu đầu tư chưa đạt mức tối ưu hay vượt mức tối ưu thì

sẽ làm giảm lợi nhuận

Chi phí nhiên liệu : Đây là khoản chi phí lớn thứ hai sau chi phí thức ăn, chi phí nhiên liệu được dùng để chạy máy tạo oxy và tạo dòng chảy cho tôm Được

dự đoán là tỷ lệ ngược chiều với lợi nhuận Vì thực tế khoản chi phí này được sử dụng nhiều mà giá dầu lại tăng cao nên khi sử dụng càng nhiều thì sẽ làm giảm lợi nhuận Nếu sử dụng ít thì tôm bị thiếu oxy làm tôm chậm lớn và có thể bị chết thì sẽ làm giảm lợi nhuận

Chi phí thuốc phòng bệnh cho tôm và chi phí xử lý nước : được dự đoán là

tỷ lệ cùng chiều với lợi nhuận Vì phòng bệnh còn hơn là trị bệnh nếu tôm được chăm sóc tốt, được phòng bệnh tốt thì hiệu quả sản xuất sẽ cao sẽ làm tăng lợi nhuận cho chủ hộ Bên cạnh đó nước cũng không kém phần quan trọng vì nước

là môi trường sống của tôm Khi nước được xử lý tôt tức là môi trường sống của tôm tốt, xử lý nước tốt còn giúp tăng sức đề kháng cho tôm chống lại các bệnh

Trang 25

tật, tiêu diệt các mầm bệnh vi sinh giúp tôm phát triển tốt, làm tăng sản lượng tôm khi thu hoạch Từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận cho chủ hộ

Kinh nghiệm nuôi tôm công nghiệp : được dự đoán là tỷ lệ thuận với lợi nhuận Vì khi chủ hộ có kinh nghiệm càng nhiều năm trong việc nuôi tôm công nghiệp thì họ sẽ biết cách phòng chống và ngăn ngừa bệnh hiệu quả cũng như biết cách giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình nuôi tôm,… Vì vậy lợi nhuận sẽ tăng khi chủ hộ càng có nhiều năm kinh nghiệm

Trang 26

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU 3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU

Hình 3.1 : Bản đồ tỉnh Cà Mau

Trang 27

Đầm Dơi là một huyện của tỉnh Cà Mau với diện tích tự nhiên là 78.204ha, dân số là 181.781 người (năm 2002), mật độ dân số khoản 223 người/km2

Theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 17/12/1984 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 168/HĐBT, đổi tên huyện Ngọc Hiển thành huyện Đầm Dơi Lúc này huyện có thị trấn Đầm Dơi (đổi tên từ thị trấn Ngọc Hiển) gồm 27 xã: Tân Mỹ, Tân Lập, Thành Điền, Thới Phong, Tân Duyệt, Tân Hùng, Tân Thành, Tân Dân, Tuân Thuận, Phú Hải, Hiệp Bình, Thuận Hoà, Long Hoà, Tạ

An Khương, Nguyễn Huân, Ngọc Thành, Tân Đức, Tân Hồng, Tân Tiến, Quách Phẩm, Tân Phán, Hoà Điền, Tân Điền, Tân An, Thanh Tùng, Tân Trung, An Lập Huyện Đầm Dơi trải qua nhiều lần phần chia địa giới hành chính cho đến ngày 02-09-2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 113/2005/NĐ-CP, về việc thành lập xã thuộc các huyện Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Thới Bình và Năm Căn, tỉnh Cà Mau Địa giới hành chính huyện Đầm Dơi được điều chỉnh như sau:

 Thành lập xã Ngọc Chánh thuộc huyện Đầm Dơi trên cơ sở 5.303,76 ha diện tích tự nhiên và 11.023 nhân khẩu của xã Thanh Tùng

 Thành lập xã Tân Trung thuộc huyện Đầm Dơi trên cơ sở 3.486 ha diện tích tự nhiên và 10.664 nhân khẩu của xã Trần Phán

 Thành lập xã Tân Dân thuộc huyện Đầm Dơi trên cơ sở 2.948 ha diện tích tự nhiên và 6.148 nhân khẩu của xã Tân Duyệt

Huyện Đầm Dơi có 1 thị trấn và 15 xã: Thanh Tùng, Quách Phẩm, Quách Phẩm Bắc, Trần Phán, Tân Duyệt, Tạ An Khương, Tạ An Khương Đông, Tạ An Khương Nam, Tân Đức, Tân Tiến, Nguyễn Huân, Tân Thuận, Ngọc Chánh, Tân Trung, Tân Dân như hiện nay

Huyện Đầm Dơi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Cà Mau; Bắc giáp thành phố

Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu; Nam giáp huyện Năm Căn; Tây giáp huyện Cái Nước; Đông giáp biển Đông

Đầm Dơi là huyện thuần nông, quá trình công nghiệp hoá còn thấp, mức độ

đô thị hoá chưa cao, nên tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở đây chưa bị ảnh hưởng nhiều Huyện có tiềm năng du lịch sinh thái và du lịch biển, trong đó sân chim Đầm Dơi và bãi cát tại cửa biển Giá Lồng Đèn là những nơi có khả năng thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến tham quan

Trang 28

3.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

3.2.1.Khí hậu

Huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa như những huyện khác của tỉnh Cà Mau Nhiệt độ trung bình năm là 26,50C Tháng 4 có nhiệt độ cao nhất trong năm, khoảng 27,80C Tháng giêng là tháng lạnh nhất, nhiệt độ trung bình 250C

Từ tháng 5 đến tháng 11 nhiệt độ ít thay đổi, trung bình 27,5 - 280C Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau nhiệt độ giảm dần từ 270C xuống còn 24,50C Số giờ nắng trung bình trong năm là 2500 giờ, lượng bức xạ trực tiếp cao

Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 4 mm/ngày vào mùa khô và 2,2 mm/ngày vào mùa mưa Độ ẩm trung bình trong năm 85,6%, tháng khô nhất là tháng 3, độ ẩm trung bình 79% Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2000

mm, thấp hơn so với các huyện phí Tây tỉnh Lượng mưa phân bố không đều, giảm dần từ Tây sang Đông, hình thành 2 vùng có lượng mưa khác nhau: vùng phía Tây và Tây Nam có lượng mưa trên 1.800 mm, vùng Đông Bắc huyện có lượng mưa dưới 1800 mm

Chế độ gió hoạt động theo mùa: mùa khô hướng gió chủ yếu là Đông Bắc

và Đông, vận tốc trung bình từ 1,6m/s đến 2,8m/s; mùa mưa hướng gió chủ yếu

là Tây Nam hoặc Tây, tốc độ bình quân từ 1,8 m/s đến 4,5m/s Mùa mưa thường

có giông, lốc xoáy mạnh tới cấp 7, cấp 8

3.2.2.Đất đai:

Nằm trong khu vực đất phù sa mới được bồi đắp, huyện Đầm Dơi có địa hình bằng phẳng, hơi thoải dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, khu vực giáp thành phố Cà Mau tương đối cao, trung bình 0,6 - 0,7m Địa hình bị chia cắt bởi

hệ thống kênh rạch chằng chịt, có các sông lớn như: Gành Hào, Đầm Chim, Kênh Đội Cường Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 78.210 ha (ngày 28/12/2008), trong đó: đất cho sản xuất nông nghiệp chiếm 80,97%, đất lâm nghiệp có rừng chiếm 10,24%, đất ở chiếm 1,19 %, đất chuyên dùng chiếm 3,61%, đất chưa sử dụng và sông rạch chiếm 3,99 %

Trang 29

Huyện Đầm Dơi có 2 nhóm đất chính:

 Nhóm đất mặn có diện tích chiếm 55,2% diện tích đất tự nhiên

 Nhóm đất phèn diện tích chiếm 41,4%, bao gồm đất phèn tiềm tàng và đất phèn hoạt động Nhìn chung đất phèn tiềm tàng chủ yếu ở độ sâu nên ít ảnh hưởng đến canh tác lúa nhưng ảnh hưởng khá nhiều đến nuôi tôm Vì vậy, khi xây dựng các kênh rạch làm thủy lợi cần lưu ý tránh bị tác động đến tầng sinh phèn ở các khu vực nuôi tôm

3.2.3.Nước:

Do tiếp giáp biển Đông, huyện Đầm Dơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều biển Đông là chế độ bán nhật triều không đều và có biên độ triều lớn: mực nước lớn nhất tại cửa Gành Hào từ 1,8 m đến 2 m, xuất hiện vào tháng 10, tháng

11 Mực nước thấp nhất -1,8 m vào tháng 6, tháng 7 hàng năm Vào mùa khô, nước kênh rạch hoàn toàn là nước mặn, khu vực cửa sông độ mặn tương đương

độ mặn nước biển, sâu trong nội địa độ mặn đạt 2%

Nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn huyện có 2 nguồn cung cấp là nước mưa và nước ngầm Trước đây, nước mưa là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất nông nghiệp (nhất là trồng lúa trên đất nuôi tôm trong mùa mưa) và một phần cho sinh hoạt

Nước ngầm ở huyện Đầm Dơi được phân chia thành 4 tầng chứa nước:

 Tầng 1 có độ sâu từ 30 - 32 m với bề dày tầng chứa nước 12 - 22 m

 Tầng 2 có độ sâu 118 - 130 m bề dày tầng chứa nước 43 -70 m

 Tầng 3 độ sâu 190 - 198 m bề dầy chứa nước 25 - 52 m

 Tầng 4 độ sâu 295 m bề dầy chứa nước 40 m

Trữ lượng nước ngầm ở thị trấn Đầm Dơi khoảng 62.000 m3/ ngày đêm Hiện lượng nước khai thác chiếm khoảng 1/30 trữ lượng tiềm năng và 1/3 trữ lượng động

Chất lượng nước ngầm từ tầng 2 đến tầng 4 đều tốt, không bị nhiễm mặn, thuộc nhóm nước mềm

Trang 30

hộ và bảo vệ môi trường sinh thái, tạo tiềm năng nuôi trồng thủy sản

3.2.5.Biển:

Tiềm năng kinh tế biển là một trong những thế mạnh của huyện, vùng biển

Cà Mau là một trong 4 ngư trường lớn của cả nước, trữ lượng lớn, chủng loại đa dạng, nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: tôm, mực, ghẹ, cá hồng, cá sạo, cá chim, cá mú .Huyện Đầm Dơi có chiều dài bờ biển là 22 km, có cửa biển Gành Hào, Hố Gùi, Giá Lồng Đèn là tiền đề phát triển kinh tế biển Ngoài khai thác

và nuôi trồng thủy sản, Đầm Dơi còn có đặc thù riêng về khả năng phát triển du lịch ven biển, làm muối (vùng Tân Thuận là nơi làm muối duy nhất của tỉnh Cà Mau)

3.3 ĐIỀN KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

3.3.1 Kinh tế:

Kinh tế biển là thế mạnh của huyện với trữ lượng lớn, chủng loại đa dạng, nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, cá, mực, ghẹ,…Đầm Dơi có đặc thù riêng về tài nguyên biên nên có khả năng phát triển du lịch ven biển, làm muối…Từ năm 2000 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của huyện là 11%, thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2007 là 10,25 triệu đồng, cơ cấu các ngành kinh tế của Huyện được thể hiện như sau:

Ngư - nông - lâm nghiệp 56%

Thương mại - dịch vụ 24%

Công nghiệp - xây dựng 20%

Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Đầm Dơi

Trang 31

Qua hình 3.2 ta thấy: Ngư – nông – lâm nghiệp chiếm 56% có thể nói đây là ngành kinh tế trọng điểm của Huyện chiếm tỷ lệ cao nhất, công nghiệp – xây dựng chiếm 20%, thương mại – dịch vụ chiếm 24%

Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2009 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1: Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản của huyện Đầm Dơi

Đơn vị tính 4 tháng đầu năm Cuối tháng 6

Bảng 3.1 cho thấy: tổng sản lượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản của huyện

4 tháng đầu năm 2009 là 18.081 tấn, đạt 31,7% chỉ tiêu kế hoạch năm 2009, trong đó sản lượng tôm là 10.160 tấn, các loại thủy sản khác 7.921 tấn; đến cuối tháng 6 năm 2009 tổng sản lượng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản là 27.481 tấn, đạt 48,2% chỉ tiêu kế hoạch năm 2009, trong đó tôm 15.426 tấn, các loại thuỷ sản khác 12.055 tấn Bên cạnh đó, toàn huyện có 378 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thu hút 1.635 lao động, giá trị tổng sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 4 tháng đầu năm 2009 đạt 93 tỷ 991 triệu đồng, đạt 23,2% so với

kế hoạch năm 2009; đến cuối tháng 6 năm 2009 giá trị tổng sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nâng lên 154 tỷ đồng, đạt 38,02% so với kế hoạch năm 2009 Thương mại - dịch vụ có 3.418 cơ sở, doanh số mua bán 4 tháng đầu năm 2009 là khoản 227 tỷ 900 triệu đồng, đạt 31,09% so với kế hoạch năm 2009, đến cuối tháng 6 năm 2009 doanh số mua bán đã nâng lên 344 tỷ đồng, đạt 46,93% so với kế hoạch năm 2009

3.3.2 Xã hội:

Cũng như các huyện khác ở Cà Mau, Đầm Dơi là huyện khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, kết cấu hạ tầng thấp kém, giao thông chủ yếu bằng đường thủy Đầu năm 2008, lên kế hoạch thi công 39 công trình lộ giao thông nông thôn và 25 cầu cơ bản, với tổng vống đầu tư 16,8 tỷ đồng trong đó đã hoàn

Trang 32

thành 35 công trình; tiếp tục xây dựng lộ nhựa Đầm Dơi – Thanh Tùng, lộ Lầu Quốc gia – Quách Phẩm Bắc, cầu Sông Đầm; khởi công lộ Tân Tiến – Cả Học – Nguyễn Huân Về chính sách giáo dục, huyện tiếp tục giữ vững chuẩn quốc gia

về công tác phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ; 16/16 xã - thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học

cơ sở Phát triển mạng lưới trường, lớp, củng cố và tăng cường mạng lưới trường, lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên; kiểm tra mặt bằng xây dựng kiên

cố hóa trường, lớp năm 2009 và nhà công vụ cho 3 xã theo chương trình 135 Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường Chà Là, Tân Thới đạt chuẩn Quốc gia và hoàn thành hồ sơ thủ tục chuẩn bị cho việc triển khai xây dựng trường Mầm non Chà Là, Tiểu học Tân Tiến, Trung học cơ sở Long Hoà đạt chuẩn Quốc gia

3.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TÔM Ở HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU

Tôm sú (Penaeus monodon) hay con gọi là tôm pan đan là một loài động vật giáp xác đại dương được nuôi để lấy thực phẩm Tôm sú loài tôm biển cỡ lớn,

thuộc chi Tôm he (Penaeus), họ Tôm he (Penaeidae) Thuỳ trán khoẻ, hơi cong

lên ở cuối, có 7 - 8 răng ở mép trên, 3 - 4 răng mép dưới Gờ gân rõ và thẳng Đôi chân thứ 5 không có ngoài chi Thân xanh nhạt, các vân phần bụng màu xẫm, các chân bò, chân bơi và chi đuôi màu nâu với viền lông màu đỏ Có kích thước lớn nhất trong họ Tôm he, chiều dài toàn thân tới gần 300 mm, nặng tới trên 500 g, khiến nó trở thành loài tôm pan đan lớn nhất thế giới Thích nghi với dải độ mặn rộng Lớn nhanh, ăn tạp Ở Việt Nam, tôm sú đẻ trứng vào hai thời kì: tháng 4 - 5

và cuối tháng 6 đến tháng 9 Hậu ấu trùng và tôm con sinh sống ở vùng ven bờ, xuất hiện nhiều vào tháng 4 - 6 và 9 - 11 ở các bãi sú vẹt, các đầm, phá, nơi có đáy bùn và bùn cát Khi trưởng thành di chuyển dần ra xa bờ, đến độ sâu tới 50 m

để giao vĩ và sinh sản Là đối tượng kinh tế quan trọng, có giá trị xuất khẩu lớn của Việt Nam

Huyện Đầm Dơi cũng như các huyện khác của tỉnh Cà Mau với bản sắc đặc thù gắn liền với con tôm, con tôm được xem là một nguồn thủy sản có giá trị, là thế mạnh và đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của Huyện Ngành thủy sản giờ đây được quan tâm đầu tư và phát triển nhằm khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của nó không chỉ trong lĩnh vực nuôi trồng mà còn khai thác luôn cả thế mạnh về kinh tế biển nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế của Huyện trong tương lai Tình hình sản xuất tôm ở

Trang 33

huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trong những năm qua được thể hiện trong bảng

sau:

Bảng 3.2: Diện tích, năng suất và sản lượng tôm ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau từ năm 2007 đến năm 2009

So sánh

Đơn vị tính 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Tình hình nuôi tôm

Năng suất tấn/ha 0,46 0,43 0,52 - 0,03 0,09 Sản lượng tấn 28.455 26.815 32.500 -1.640 5.685 Tình hình nuôi tôm CN

Năng suất tấn/ha 14,14 12,20 14,30 - 1,94 2,1 Sản lượng tấn 8.517 8.200 11.200 - 317 3000 Tình hình nuôi tôm QCCT

Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện năng suất nuôi tôm qua các năm

Diện tích nuôi tôm của Huyện bao gồm : diện tích nuôi tôm công nghiệp, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, diện tích nuôi tôm sinh thái … Nhưng do giới hạn đề tài không thể phân tích hết các hình thức nuôi tôm của người dân trên địa bàn Huyện, đề tài chỉ tập trung phân

Trang 34

tích tình hình nuôi tôm công nghiệp và phân tích khái quát về tình hình nuôi tôm quảng canh cải tiến của người dân trên địa bàn Huyện Qua bảng 3.2 cho thấy, nhìn chung trong những năm qua (từ năm 2007 đến năm 2009) diện tích nuôi tôm của Huyện thì không tăng nhưng về năng suất và sản lượng thì vẫn tăng lên một cách đáng kể Tổng diện tích nuôi tôm là 62.059 ha vẫn không tăng qua các năm nhưng tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp thì tăng đều qua các năm ; còn

về tình hình nuôi tôm quảng canh cải tiến thì có thể nói từ năm 2007 đến năm

2008 là năm mà ngành nuôi tôm quảng canh cải tiến phát triển mạnh nhất về diện tích và sản lượng tăng gấp đôi nhưng về năng suất thì tăng chậm Từ năm 2008 đến năm 2009 thì ngành nuôi tôm quảng canh cải tiến lại có chiều hướng giảm sút mạnh do có sự lấn áp phát triển của ngành nghề nuôi tôm công nghiệp Vì thực tế ngành nuôi tôm quảng canh cải tiến không mang lại lợi nhuận cao so với ngành nuôi tôm công nghiệp Nhiều nông hộ đã chuyển đất nuôi tôm quảng canh cải tiến sang hình thức nuôi tôm công nghiệp, với hy vọng mang lại nguồn thu lớn cho nông hộ Xét về tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản từ năm 2007 đến năm 2008 mặc dù tổng sản lượng tôm thu hoạch được có phần giảm sút cụ thể giảm 1.640 tấn điều này kéo theo làm giảm năng suất 0,03 tấn/ha Các hình thức nuôi trồng khác cũng giảm cả về năng suất và sản lượng (kể cả hình thức nuôi công nghiệp) Từ năm 2007 đến năm 2008 tổng sản lượng tôm công nghiệp giảm

317 tấn, kéo theo năng suất giảm 1,94 tấn/ha Nguyên nhân của sự giảm sút này

là do có nhiều nông hộ mới gia nhập ngành làm cho tổng diện tích tăng lên nhưng kinh nghiệm của các nông hộ còn non kém nên hiệu quả sản xuất không cao thêm vào đó là dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi làm giảm hiệu quả sản xuất của nông hộ Nhưng từ năm 2008 đến năm 2009 thì tổng sản lượng và năng suất nuôi tôm đã tăng vọt trở lại cụ thể sản lượng tăng 5.685 tấn, năng suất tăng 0,09 tấn/ha Sự tăng vọt trở lại này một phần là do có sự đóng góp của tình hình nuôi tôm công nghiệp phát triển mạnh trong năm 2009 làm cho tổng sản lượng và năng suất tôm thu hoạch được tăng lên một cách đáng kể Cụ thể diện tích nuôi tôm công nghiệp tăng 111 ha, tổng sản lượng tôm công nghiệp tăng 3.000 tấn, năng suất tăng 2.1 tấn/ha so với năm 2008

Tóm lại, huyện Đầm Dơi muốn phát triển hơn nữa về kinh tế – văn hóa – xã hội thì Đầm Dơi cần phải quan tâm đầu tư phát triển hơn nữa các ngành nghề nuôi trồng thủy sản (trong đó có nuôi tôm công nghiệp), vì đây là thế mạnh kinh

tế của Huyện tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế của Huyện

Trang 35

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH NUÔI

TÔM CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN ĐẦM DƠI, TỈNH CÀ MAU

4.1 MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA

Từ những mẫu số liệu thu thập, ta thấy được tình hình chung của những nông hộ nuôi tôm công nghiệp ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.1: Đặc điểm của nông hộ trong mẫu điều tra

Đặc điểm/Thông tin của nông hộ Đơn vị tính

Trung bình

Thấp nhất

Cao nhất

Độ lệch chuẩn

Số người trực tiếp tham gia sản xuất người/hộ 1,66 1 3 0,72

Diện tích nuôi tôm công nghiệp ha/hộ 0,73 0,19 2,4 0,46

Số ao nuôi công nghiệp ao/hộ 2,02 1 5 1,18 Diện tích nuôi tôm QCCT ha/hộ 0,95 0 6,8 1,27

Nguồn: Điều tra trực tiếp tại huyện Đầm Dơi năm 2010

4.1.1 Tuổi của chủ hộ

Qua những mẫu số liệu điều tra ta thấy mức tuổi trung bình của các chủ hộ

là khoảng 44 tuổi (trong đó thấp nhất là 25 tuổi, cao nhất là 72 tuổi) Đây là độ tuổi con người trưởng thành về mọi mặt trong cuộc sống Ở độ tuổi này có thể nói là các nông hộ đã đủ đầy về kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong làm

ăn kinh tế, vì họ đã trải qua quá trình lao động lâu dài, học tập và tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước

4.1.2 Trình độ học vấn của nông hộ

Trình độ học vấn của nông hộ tác động đến việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất Bảng 4.2 cho biết trình độ học vấn của các nông hộ qua mẫu điều tra như sau:

Trang 36

Bảng 4.2: Trình độ học vấn của nông hộ qua mẫu điều tra tại huyện Đầm Dơi Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Nguồn: Điều tra trực tiếp tại huyện Đầm Dơi năm 2010

Qua điều tra thực tế ( bảng 4.2) ta thấy trình độ học vấn của nông hộ đều đạt

từ cấp một trở lên Không có tỷ lệ người không đi học và cũng không có hộ nào

có trình độ học vấn từ Đại học – Cao đẳng trở lên Trình độ học vấn của các nông

hộ được khảo sát tại huyện Đầm Dơi nhiều nhất là học vấn đều đạt cấp 2 chiếm

tỷ trọng là 62%, kế đến là trình hộ học vấn đạt cấp 3 chiếm 26% và cuối cùng là cấp 1 chiếm 12% Điều này cho thấy công tác xóa mù chữ trên địa bàn huyện cũng được đảm bảo, nhưng trình độ dân trí của người dân trên địa bàn huyện vẫn chưa cao Với trình độ dân trí như hiện tại thì người dân còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống làm ăn kinh tế đặc biệt là trong ngành nghề nuôi tôm công nghiệp, một ngành nghề mà đòi hỏi ở con người phải ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì mới đạt hiệu quả kinh tế cao Vì vậy, cần phải nâng cao trình độ dân trí hơn nữa để giúp cho người dân có một tầm hiểu biết nhất định để có thể đọc hiểu và cập nhật được thông tin về kinh tế cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng hiệu quả sản xuất góp phần tăng thêm lợi nhuận

4.1.3 Nhân khẩu và lao động

Qua bảng 4.1 ta thấy số nhân khẩu trung bình của những nông hộ trong mẫu điều tra là 4,46 người/hộ Trong đó hộ có số nhân khẩu cao nhất là khoảng 8 nhân khẩu, thấp nhất là 2 nhân khẩu Bên cạnh đó số thành viên nữ trung bình mỗi hộ là 2,24 người/hộ tương ứng 50,22%, số thành viên nam trung bình là 2,22 người/hộ tương ứng 49,78% Số người trực tiếp tham gia sản xuất trung bình là 1,66 người/hộ (chủ yếu là những lao động nam trong gia đình, trong tình hình sản xuất tôm công nghiệp thì những lao động nữ trong gia đình thường không trực tiếp tham gia vào sản xuất nhưng cũng gián tiếp đóng góp một phần không nhỏ

Trang 37

vào quá trình sản xuất) Với lượng lao động sẵn có trong gia đình đã đáp ứng được nguồn nhân lực đáng kể trong sản xuất, giúp làm giảm được chi phí thuê mướn lao động cho những nông hộ nuôi tôm công nghiệp và tăng thêm thu nhập cho gia đình

4.1.4 Diện tích đất

Đất đai là một nguồn tư liệu sản xuất không thể thiếu của con người, nó gắn liền với cuộc sống của con người Ở Đầm Dơi theo số liệu qua mẫu điều tra, bình quân mỗi hộ dân nuôi tôm công nghiệp có tổng diện tích là 1,94 ha/hộ; thấp nhất

là 0,2 ha/hộ, cao nhất là 8 ha/hộ Trong đó diện tích đất nuôi tôm công nghiệp là 0,73 ha/hộ, diện tích đất nuôi tôm quảng canh cải tiến là 0,95 ha/hộ phần còn lại

là đất thổ cư và đất vườn Ta thấy diện tích đất nuôi tôm công nghiệp trung bình vẫn nhỏ hơn diện tích đất nuôi tôm quảng canh cải tiến Điều này không phải thể hiện tình hình nuôi tôm công nghiệp không đạt hiệu quả bằng nuôi tôm quảng canh cải tiến Vì thực tế tình hình nuôi tôm công nghiệp hiện nay chỉ mới bước vào giai đoạn đầu của tiến trình phát triển Mô hình sản xuất tôm công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao đang được người dân từng bước mở rộng về quy

mô lẫn năng suất Ở đây trung bình mỗi hộ nuôi tôm công nghiệp nuôi khoảng 2,02 ao/hộ, thấp nhất là 1 ao/hộ, cao nhất là 5 ao/hộ (bảng 4.1)

4.1.5 Kinh nghiệm nuôi tôm của nông hộ

Kinh nghiệm nuôi tôm (kinh nghiệm nuôi tôm quảng canh cải tiến) của những

nông hộ nơi đây được xem là số năm họ nuôi tôm

Bảng 4.3: Kinh nghiệm nuôi tôm của nông hộ

Đơn vị tính: năm

Kinh nghiệm Trung bình Thấp nhất Cao nhất Độ lệch chuẩn

Nguồn: Điều tra trực tiếp tại huyện Đầm Dơi năm 2010

Ngành nuôi trồng thủy sản của người dân nơi đây có lịch sử khá lâu Bắt đầu từ năm 1993, được sự cho phép của chính quyền địa phương người dân đã bắt đầu chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm nên kinh nghiệm nuôi tôm của người dân là khá cao, trung bình là 14,2 năm kinh nghiệm, thấp nhất là 2 năm kinh nghiệm, cao nhất là 17 năm kinh nghiệm Còn về kinh nghiệm nuôi tôm

Trang 38

công nghiệp của người dân trên địa bàn huyện là khá thấp, xuất phát từ tính tự phát của người dân trong vài năm gần đây nên kinh nghiệm nuôi tôm công nghiệp của người dân trung bình là 3,2 năm kinh nghiệm, thấp nhất là 1 năm kinh nghiệm, cao nhất là 9 năm kinh nghiệp Kinh nghiệm nuôi tôm ảnh hưởng khá lớn tới hiệu quả sản xuất tôm công nghiệp của người dân Những nông hộ có số năm kinh nghiệm lâu hơn thì thường nuôi tôm công nghiệp đạt hiệu quả hơn Bởi

vì trong quá trình sản xuất họ đã tích lũy được một khoản kinh nghiệm bản thân

và học hỏi thêm của những người đi trước: kinh nghiệm về sử dụng thuốc, chăm sóc tôm, xử lý nước… làm tăng hiệu quả sản xuất

4.1.6 Tập huấn

Tập huấn là sự hướng dẫn về kỹ thuật của các cán bộ kỹ thuật (kỹ sư) cho người dân Công tác tập huấn kỹ thuật cho các nông hộ ở Đầm Dơi được thể hiện

trong bảng sau:

Bảng 4.4: Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật

nuôi tôm công nghiệp của nông hộ

Nguồn: Điều tra trực tiếp tại huyện Đầm Dơi năm 2010

Ở Đầm Dơi số người tham gia tập huấn kỹ thuật là khá cao chiếm 68% trong mẫu khảo sát, những người không tham gia tập huấn chiếm 32% Thực tế cho thấy vẫn còn nhiều nông hộ vẫn sản xuất theo kinh nghiệm bản thân họ không tham gia vào những buổi tập huấn kỹ thuât nuôi tôm công nghiệp Vì vậy, nếu người dân được tấp huấn kỹ càng về kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp thì có lẽ

sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn

4.1.7 Mùa vụ

Ở Đầm Dơi, nuôi tôm là hình thức sản xuất chính của người dân còn về tình hình nuôi tôm công nghiệp vẫn mới là bước khởi đầu Trung bình người dân nơi đây nuôi khoảng 1,8 vụ/năm Nông hộ thường nuôi từ 1 đến 2 vụ trong một năm

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ %

Không tập huấn 16 32

Ngày đăng: 26/03/2018, 01:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mai Văn Nam (2008). Giáo trình kinh tế lượng. NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế lượng
Tác giả: Mai Văn Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2008
2. Võ Thị Thanh Lộc (2000). Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế. Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế
Tác giả: Võ Thị Thanh Lộc
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2000
3. Nguyễn Phú Son. Kinh Tế Sản Xuất. Khoa Kinh Tế trường Đại Học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh Tế Sản Xuất
4. Lưu Thanh Đức Hải,Võ Thị Thanh Lộc (2001). Nghiên cứu marketing. NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu marketing
Tác giả: Lưu Thanh Đức Hải,Võ Thị Thanh Lộc
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2001
5. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi. Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản năm 2007 và xây dựng kế hoạch sản xuất nuôi trồng thủy sản năm 2008 Khác
6. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi. Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản năm 2008 và xây dựng kế hoạch sản xuất nuôi trồng thủy sản năm 2009 Khác
7. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi. Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản năm 2009 và xây dựng kế hoạch sản xuất nuôi trồng thủy sản năm 2010 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w