1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao su ở huyện thoại sơn, tỉnh an giang

87 1,1K 5
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 22,1 MB

Nội dung

Trang 1

KHOA KINH TE - QUAN TRI KINH DOANH = ae ie a dn ca Oe PB TT = fam a ư i ili” i = a =7 re “ah ell

LUAN VAN TOT NGHIEP

PHAN TICH HIEU QUA KINH TE MO HINH NUOI LUON TRONG BE BAT CAO SU O

HUYEN THOAI SON, TINH AN GIANG

Giáo viên hướng dan: Sinh viên thực hiện:

Trang 2

LOI CAM TA

Trong khoảng thời gian học tại trường Đại học Cần Thơ, tác giả đã được thầy cô chỉ dạy tận tình và đã truyền đạt rất nhiều kiến thức về chuyên ngành học Và để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân tác giả, còn có sự đóng góp của rất nhiều người xung quanh Vì vậy, tác giả xin bày

tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả những người đã tận tình chỉ bảo tác giả

trong thời gian thực hiện đề tài

Đầu tiên, gửi đến thầy Nguyễn Quốc Nghị, giáo viên hướng dẫn, lời cảm ơn chân thành Thầy đã chỉ bảo tận tình và hướng dẫn em khắc phục những khuyết điểm trong đề tài để giúp em hoàn thành tốt luận văn

Đồng thời, tác giả cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị đang công tác tại Trạm Khuyến nông và Phòng Nông nghiệp huyện Thoại Sơn

Những người đã chỉ dẫn, cung cấp thêm thông tin và kiến thức liên quan đến đề

tài mà tác giả thực hiện

Cuối cùng, tác giả xin được dành lời cảm ơn đến tất cả những người thân, người bạn xung quanh, những người luôn giúp đỡ tôi trong thời gian qua Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ ngày tháng năm2011

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Anh Thư

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

- t2 OH œ4

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quá trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, ngày tháng năm 2011

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Anh Thư

Trang 4

NHAN XET CUA CO QUAN THUC TAP

An Giang, ngay thang nam 2011

Thủ trưởng đơn vị

Trang 5

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

® Họ và tên người hướng dẫn: NGUYÊN QUỐC NGHI

® Học vị: Thạc sĩ

® Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh ® Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - QTKD

e Tên học viên: TRẦN THỊ ANH THU ® Mã số sinh viên: 4073537

e Chuyên ngành: Kinh tế học - K33

e Tên đề tài: Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao su ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

Đề tài nghiên cứu của tác giả rất phù hợp với chuyên ngành đào tạo của tác giả

2 Về hình thức trình bày:

Hình thức trình bày đề tài rõ ràng, đúng theo qui định của Khoa 3.Ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn và cấp thiết của đề tài:

- Kết quả nghiên cứu dựa trên phương pháp khoa học và đảm bảo tính thực tiên Nội dung của nghiên cứu mang tính thời sự, trong bôi cảnh Nhà nước đang quan tâm đên chủ đê “Nông nghiệp — nông thôn và Nông dân”

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của đề của luận văn:

Nghiên cứu dựa trên phân tích số liệu sơ cấp được tác giả điều tra trực tiếp với phương pháp chọn mâu phù hợp vì thê độ tin cậy khá cao

5 Nội dung và kết quả đạt được:

Kết quả phân tích của đề tài giải quyết tốt các mục tiêu đề ra, đồng thời kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bô ích cho ngành Nông nghiệp trong việc hỗ trợ nông hộ tăng hiệu quả sản xuât, nâng cao thu nhập

6 Kết luận chung:

DE TAI DAT YEU CAU CUA MOT LUAN VAN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2011

Người nhận xét

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Dat van dé -~~ ~~-=~~-====================r=======r==============r====er 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu - 2

1.2.1 Mục tiêu chung - 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể -~ -=~==================================== 2

1.3 Câu hỏi nghién ctru_ - 2

1.4 Pham vi nghién ctu - 2

1.4.1 Không gian nghiên cứu - 2

1.4.2 Thời gian nghién cttu_ - 3

1.4.3 Déi tuong nghién cttu - 3

1.5 Lược khảo tai li€u - 3

CHUONG 2: PHUONG PHAP LUAN VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU 2.1 Phuong phap luan - 7

2.1.1 Gidi thiéu vé déi trong nghién ctu - 7

2.1.2 Mét sé khai niém va thuat ngtt kinh té - 11

2.1.3 Cac chi tiéu danh gid hiéu qua san xuat - 13

2.2 Phuong phap nghién cttu - 14

2.2.1 Phuong phap chon ving nghién ctu - 14

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu - 14

2.2.3 Phương pháp phan tich s6 liéu - 15

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhién - 18

3.2 Tình hình kinh tế - xã hội - 20

3.2.1 Linh vue kinh té - 20

3.2.1 Linh vuc van hoa — giao duc - 23

Trang 7

CHUONG 4: PHAN TICH HIEU QUA KINH TE CUA MO HINH NUOI LUON TRONG BE BAT CAO SU O HUYEN THOAI SON

4.1 Thuc trang cla cac h6 nudéi luon_ - 26

4.1.1 Tuôi của chủ hộ - 26

4.1.2 Trinh d6 hoc van cla cht hé - 26

4.1.3 Số năm kinh nghiệm - 27

4.1.4 Diện tích nuôi lươn -~~~~~~~=~==~==~==~==~================== 28

4.1.5 Vốn sản xuất -~~-===~=================================m==r 28 4.1.6 Nguyén nhan néng h6 san xuat luon - 29

4.1.7 Tỷ lệ hao hụt con giống - 30

4.1.8 Tap huan ky thuat - 30

4.1.9 Quá trinh tiéu thy - 31

4.2 Phan tich hiéu qua cua cac hé nudi lwon trong bé bat - 32

4.2.1 Phân tích chi phí của mô hình - 32

4.2.2 Phân tích các tỷ số tài chính của nông hộ - 37

4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất - 43

CHUONG 5: GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA SAN XUẤT LƯƠN TRONG BÉ BẠT CAO SU Ở HUYỆN THOẠI SƠN 5.1 Thuận lợi và khó khăn khi sản xuất luon - 51

5.1.1 Thuận lợi -~ -=~=~============================================= 51

5.1.2 Kho khan va mi ro - 53

5.2 Giai phap nang cao hiéu qua san xuat luon - 54

CHUONG 6: KET LUAN VA KIEN NGHI 6.1 Kết luận - 58

6.2 Kién nghi - 59

6.2.1 Déi voi nong hé - 59

6.2.2 Déi voi chinh quyén dia phuong - 59

TAI LIEU THAM KHẢO -~ -~~~ ========================~== 61

PHU LUC -~ ~~ =~~=~=================================~== 63

Phu luc 1: Bang cau hoi - 63

Trang 8

DANH MUC BIEU BANG

Trang

Bảng 2.1: Số lượng mẫu và phan bé mau - 16

Bảng 4.1: Tuôi của chủ hộ sản xuất lươn -~ -~~~-==================== 26

Bang 4.2: Nguén luc lao déng cla nong hé - 27

Bang 4.3: Dién tich nuéi lwon cua nong h6 - 29

Bảng 4.4: Đánh giá của nông hộ về lợi ích tập huấn kỹ thuật - 31

Bang 4.5: Cac loai chi phi cla m6 hinh nudi luon - 32

Bảng 4.6: Các tỷ số tài chính trên m” của nông hộ nuôi lươn -~- 38

Bảng 4.7: Các tỷ số tài chính thu được trên hộ nudi lwon - 42

Bảng 4.8: Các biến ảnh hưởng đến năng suất của hộ nuôi lươn - 44

Bảng 4.9: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất - 45

Bảng 4.10: Các biến ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế của hộ sản xuất lươn 48

Bảng 4.11: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế 49

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Bản đồ hình chính An Giang - 19

Hình 3.1: Co cAu trinh d6 hoc van cla chi h6 - 27

Hình 4.1: Cơ cấu số năm kinh nghiém cua nong h6 - 28

Trang 10

DANH MUC CHU VIET TAT

Trang 11

TOM TAT DE TAI

Đề tài “Phân tích hiệu qua kinh té mé hinh nudi lwon trong bé bat cao su ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang ”, duoc thuc hién ti thang 02/2011 dén

tháng 05/2011 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất lươn

trong bề bạt của nông hộ ở huyện Thoại Sơn Từ đó, đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông hộ Các số liệu sơ cấp được thu thập từ 50 nông hộ sản xuất lươn và các số liệu thứ cấp được cung cấp bởi Trạm Khuyến Nông, Phòng Nông nghiệp huyện Thoại Sơn Phương pháp thống kê mô tả, số tương đối, số tuyệt đối được sử dụng dé phân tích thực trang san xuất lươn ở địa bàn Bên cạnh, đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích lợi ích - chi phí để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô

hình, thông qua tính toán các loại chi phí và lợi nhuận mang lại cho nông hộ sản

xuất lươn Cuối cùng, phương pháp hồi qui tuyến tính được ứng dụng, để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cũng như lợi nhuận của nông hộ sản xuất lươn Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy, lợi nhuận kinh tế của nông hộ sản xuất lươn trung bình là 5.536.520 đồng/vụ và tỷ suất lợi nhuận nông hộ đạt được trên tháng là khá cao là 4,4%/tháng Điều này cho thấy, hiệu quả nuôi lươn cao hơn gấp nhiều so lần với việc nông hộ gửi tiết kiệm tại ngân hàng nhận tiền lãi hàng tháng Bên cạnh, năng suất lươn nuôi trong bé bat bi anh hưởng bởi nhiều yếu tố như trình độ học vẫn, số năm kinh nghiệm, tỷ lệ hao hụt con giống, mật độ Trong khi lợi nhuận của nông hộ chịu ảnh hưởng thêm yếu tố chỉ phí nhiên liệu và chi phí xây dựng bẻ Nông hộ sản xuất lươn trên địa bàn cần phát huy các nhân tố có sự tác động cùng chiều tới năng suất và lợi nhuận để tăng hiệu quả sản xuất cho mô hình Như vậy,

hiệu quả sản xuất của mô hình là khá cao, tuy nhiên còn tổn tại nhiều hạn chế làm

ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình Đề tài góp phần đưa ra một số giải pháp cho các cơ quan như chính quyền địa phương, Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông có các chính sách hỗ trợ cho nông hộ sản xuất lươn trong thời

gian tới, như hỗ trợ thành lập các tổ liên kết, tạo điều kiện thuận lợi cho nông hộ

vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, và chủ động sản xuất ra nguồn giống có

Trang 12

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU

An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long nên có nhiều lợi thế về điều

kiện tự nhiên Ngồi sản xuất lúa, ni trồng thủy sản cũng là lợi thế phát triển kinh tế của tỉnh, trong đó nghề nuôi cá tra trong những năm qua phát triển tương đối nhanh và mạnh theo xu hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn gép phan rat quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn tổn tại nhiều bất cập khi tình trạng mất cân đối giữa cung - cầu, biến động về giá cả còn phố biến Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất của người nuôi con cá tra tại An Giang nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung Do đó, nhằm giảm áp lực phát triển con cá tra phục vụ cho việc xuất khẩu và đặc biệt là tạo được nhiều loài thủy sản có giá tri kinh té cao, phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu An Giang đang đa dạng hóa ngành nuôi trồng thủy sản, bằng cách kết hợp với các Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống thủy sản trong tỉnh cùng với các Viện,

trường Đại học Từ đó, nhiều mô hình nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao như

lươn đồng, cá lăng nha đuôi đỏ, cá linh ống, ngày càng phát triển, phố biến có mô hình nuôi lươn đồng được phát triển rộng rãi các huyện trong tỉnh

Hiện nay, An Giang là một trong số các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có phong trào nuôi lươn trong bể bạt cao su phát triển mạnh, theo thống kê bình

quân mỗi năm toàn tỉnh An Giang có diện tích bể lót ni lon gần 110.000 m” Day là mô hình phù hợp với điều kiện kinh tế của nông hộ, tận dụng được thời gian

nhàn rỗi của lao động nông thôn, hiệu quả kinh tế mang lại khá cao Nhiều huyện

trong tỉnh đang phát triển mô hình nuôi lươn, trong đó huyện Thoại Sơn là huyện

có phong trào nuôi lươn khá phát triển Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi lươn trong bễ bạt cao su ở huyện Thoại

Trang 13

tế mang lại cho nông hộ, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển mô hình trong

thời gian sắp tới là cần thiết

1.2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất lươn trong bể bạt cao su ở

huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ nuôi lươn

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Từ mục tiêu chung của đề tài, tác giả đề ra một số mục tiêu cụ thé sau đây: (1) Phân tích thực trạng sản xuất mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao su ở huyện Thoại Sơn - An Giang

(2) Phân tích hiệu quá kinh tế của mô hình nuôi lươn trong bề bạt sao su ở huyện Thoại Sơn - An Giang

(3) Từ kết quả phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi

lươn trong bể bạt cao su ở huyện Thoại Sơn - An Giang, tác giả đề xuất một số

giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho hộ nuôi lươn

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Các mục tiêu nghiên cứu đưa ra cần được giải quyết Trong quá trình

nghiên cứu, tác giả cần trả lời các câu hỏi sau:

(1) Thực trạng sản xuất lươn trong bê bạt cao su ở huyện Thoại Sơn - An

Giang trong thời gian qua như thế nào?

(2) Mô hình nuôi lươn trong bé bat cao su dem lại hiệu qua kinh té cho

nông hộ ở địa bàn ra sao?

(3) Giải pháp nào nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ sản xuất lươn

trong thời gian tới?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trang 14

Do hạn hẹp về thời gian và khả năng thực hiện nên đề tài phân tích hiệu

quả kinh tế của mô hình nuôi lươn trong bể bạt sao su ở huyện Thoại Sơn - An Giang chỉ tập trung trung nghiên cứu mô hình nuôi lươn tại 4 xã là Phú Thuận,

Tây Phú, An Bình, Vĩnh Chánh Đây là 4 xã điển hình cho mô hình nghiên cứu, do có diện tích và số hộ nuôi lươn trong bề bạt chiếm số lượng lớn ở huyện

1.4.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp của trong thời gian từ năm 2008 - 2010 và các số liệu sơ cấp được phỏng vấn trực tiếp nông hộ tại địa bàn nghiên cứu trong tháng 03/2011

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Các nông hộ nuôi lươn trong bê bạt cao su ở huyện Thoại Sơn, tập trung ở

4 xã là An Bình, Phú Thuận, Tây Phú, Vĩnh Chánh 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

- Nguyễn Văn Hải, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, trường Đại học Cần Thơ năm 2008, với nghiên cứu “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra trong ao ở tỉnh Đông Tháp và Bến Tre” Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng sản xuất cá tra thịt ở 2 tỉnh, đánh gia hiệu quả sản xuất của mô hình, phân tích những thuận lợi của mô hình và các rào cản trong quá trình sản xuất nhằm đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho hộ nuôi cá, nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập từ 70 hộ

nuôi cá tra trong ao ở 2 tỉnh Đồng Tháp và Bến Tre Tác giả đã sử dụng phương

pháp thống kê mô tả để phản ánh thực trạng sản xuất cá tra ở 2 tỉnh, kết hợp với phương pháp phân tích lợi ích - chi phí (CBA) nhằm xác định các chi phí trung bình của mô hình, cũng như lợi nhuận trung bình mà nông hộ đạt được trên 1 ha nuôi cá tra Bên cạnh, phương pháp tương quan đa biến cũng được sử dụng, với mục đích là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của mô hình Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất phụ thuộc vào kích cỡ bình quân

giống cá thả nuôi, mật độ nuôi, chỉ phí sên vét, chi phí thức ăn, chí phí cố định, và

Trang 15

chỉ phí lao động nhà, kích cỡ bình quân cá thịt khi bán và tỷ lệ sống của cá giống

là các yếu tố ảnh hướng đến lợi nhuận của nông hộ nuôi cá tra trong ao ở 2 tỉnh Đồng Tháp và Bến Tre

- Trần Đình Nguyên, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường Đại

học Cần Thơ năm 2009, với nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kinh tế của mô

hình nuôi cá tra tại Q.Thốt Nỗt, Tp.Cẩn Thơ” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi cá tra thịt khác nhau nhằm tìm ra mô hình tối ưu nhất cho nông hộ nuôi cá tra tại

Q.Thốt Nốt, Tp.Cần Thơ, cỡ mẫu nghiên cứu là 109 mẫu được thu thập tại

Q.Thốt Nót Bằng việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tác giả đã phản ánh được thực trạng sản xuất và tiêu thụ cá tra thịt ở Q.Thốt Nốt, kết hợp với phương

pháp hồi quy tuyến tính nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh

tế của nông hộ nuôi cá tra Kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí thức ăn, tỷ lệ chuyên đổi thức ăn, sản lượng thu hoạch là các biến có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của các nông hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt, Tp.Cần Thơ

- Trương Minh Thiên, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường Đại

học Cần Thơ năm 2009, với nghiên cứu “Phân tích hiệu quả chăn nuôi và các

yếu tổ ảnh hướng đến thu nhập của hộ chăn nuôi vịt đê ở huyện Tri Ton — An

Giang”, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng về hiệu quả sản xuất chăn nuôi vịt của hộ nông dân Đề tài sử dụng phương pháp lợi ích - chi phí, một

số chỉ tiêu tài chính có liên quan để phân tích hiệu quả sản xuất của hộ và tìm hiểu

tình hình thu nhập của nông hộ, làm cơ sở đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập của hộ góp phần phát triển sản xuất, ổn định kinh tế xã hội của vùng Các số liệu sơ cấp được phỏng vẫn trực tiếp từ 50 hộ nuôi vịt đẻ được nghiên cứu tại huyện Tri Tôn - An Giang Bằng phương pháp thống kê mô tả, tác giả đã phản ảnh được thực trạng ngành chăn nuôi vịt của nông hộ tại huyện Tr1

Tôn Kết hợp với việc sử đụng phương pháp phân tích lợi ích - chi phí (CBA) để

thấy rõ hiệu quả sản xuất chăn nuôi vịt của nông hộ từ những chỉ phí, lợi nhuận đạt

Trang 16

các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông hộ nuôi vịt đẻ ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

- Trương Hồng Thanh, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường Đại học Cần Thơ năm 2010, với nghiên cứu “Phân tích tình hình sản xuất dựa

hấu ở xã Mỹ Khánh” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là, phân tích tình hình

sản xuất dưa hấu tại xã Mỹ Khánh và đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất dưa hấu cho nông hộ tại địa phương, cỡ mẫu nghiên cứu là 32 mẫu nông hộ sản xuất dưa hấu ở xã Mỹ Khánh Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng sản xuất của hộ nông dân trồng dưa hấu Bên cạnh, phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính cũng được sử dụng để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ sản xuất dưa hấu tại xã Mỹ Khánh Kết quá chạy hàm hồi quy tuyến tính cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất là kinh nghiệm, trình độ học vấn, diện tích đất sản xuất dưa hấu, tổng chỉ phí và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là năng suất, đơn giá bán, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí nông được, chỉ

phí màng phủ, chi phí lao động

- Nguyễn Thị Hồng Điệp, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường

Đại học Cần Thơ năm 2007, đề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả chăn nuôi

của hộ nuôi gà thịt công nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà thịt công nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, từ đó tìm ra giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, với cỡ mẫu nghiên cứu là 30 mẫu Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, nhằm mô tả tình hình chung của các hộ nuôi gà thịt Bên cạnh, phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính cũng được sử dụng nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người chăn nuôi Kết quả chạy hàm hồi quy tuyến tính cho thấy rằng, chỉ phí chuồng trại, chi phí công cụ đụng cụ, chi

phí giống, chi phí thức ăn và chỉ phí lao động nhà là các nhân tố ảnh hưởng đến

thu nhập của nông hộ

Trang 17

phân tích hiệu quả chăn nuôi gà và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả sản xuất cho nông hộ tại Thành phố Cần Thơ, với cỡ mẫu nghiên cứu là

54 nông hộ nuôi gà tại thành phố Cần Thơ Tác giả sử dụng phương pháp thống

kê mô tả để thực hiện so sánh, giữa chi phí mà nông hộ nuôi gà sử dụng trong việc chăn nuôi với doanh thu, lợi nhuận (lợi ích) mà nông hộ nuôi nhận được sau mỗi vụ chăn nuôi, nhằm tìm ra được sự lựa chọn tối ưu cho việc chăn nuôi, kết hợp với phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để phân tích những nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận của nông hộ Kết quả chạy hàm hồi quy tuyến tính cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ nuôi gà là phương thức

nuôi, tỷ lệ hao hụt, số lượng gà được nuôi, trình độ của người nuôi và độ tuổi

của chủ hộ

Qua lược khảo các tài liệu trên, tác giả đã tiếp thu và học hỏi được cách

xây dựng, phân tích và trình bày nghiên cứu một cách khoa học Bên cạnh, tác

Trang 18

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Giới thiệu về đối tượng nghiên cứu

2.1.1.1 Giới thiệu về lươn đồng

Lươn đồng có tên tiếng Anh là Rice Eel hay Asian Swamp Eel, sinh sống

chủ yếu trong các ao hồ, sông rạch, ruộng lúa và các vùng cửa sông Lươn đồng có khả năng chịu đựng khô hạn bằng cách sống chui rút vào đất âm và sống ở đó cho hết mùa khô nhờ cơ quan hô hấp phụ Bên cạnh, lươn đồng có đặc tính là chui rút đưới bùn và làm hang dưới đáy ao Hang lươn thường không cô định và

có thê sâu đên 1,5 m

Lươn đồng có hình thái cấu tạo là thân bóng, tron nhan thon dài, đuôi

nhọn, không có vây, mõm tròn, đầu tròn cao hơn thân và đặc biệt là thân lươn có

nhiều chất nhờn Đây là loài có hiện tượng sinh sản lưỡng tính và sinh sản chủ yếu vào tháng 5 - tháng 6 âm lịch hằng năm Lươn đồng thường chọn những nơi đất sét pha thịt, như bờ ruộng, bờ ao, ven kênh mương để sinh sản Lươn đồng

tìm thức ăn nhờ khứu giác và sống ở nơi có nhiệt độ thích hợp là 22°C - 25C

Thức ăn chính của lươn là các động vật có chất tanh, như ốc, cá con, giun, những động vật trên can gần mép nước Đặc biệt, khi lượng thức ăn không đủ thì lươn có thể ăn thịt lẫn nhau

2.1.1.2 Kỹ thuật nuôi lươn trong bề bạt

a Phương pháp thuần dưỡng lươn

Nhằm hạn chế tý lệ hao hụt lươn giống và bệnh phát sinh, trước khi thả

Trang 19

- Nên có nhiều bể thuần dưỡng để có thể chứa nhiều cỡ lươn khác nhau Bề thuần đưỡng đặt nơi thoáng mát và yên tĩnh, tránh ánh nắng trực tiếp (đặt ở

chô có bóng râm hoặc có mái che)

- Lươn thu gom về phải xử lý qua nước muối từ 2% - 3% tương đương với

nồng độ 200 — 300 gram/10 lít nước, trong thời gian 2 - 3 phút tùy theo biểu hiện

của lươn, sau đó đưa vào bê thuân dưỡng

- Trong 2 - 3 ngày đầu không cho lươn ăn tạo điều kiện thích nghi với môi trường nuôi nhốt Mật độ thuần dưỡng 2 kg - 4 kg/m” Mức nước trong bể không

quá 20 cm và bố trí giá thể để cho lươn trú ân

- Tuỳ thuộc vào quá trình thuần dưỡng mà nông hộ có biện pháp xử lý

nước, cụ thể thay nước 2 - 3 lần/ngày cho bê nuôi do nước bị nhiễm bân bởi chât thải của lươn tiệt ra Ngoài ra, nông hộ nên có một bê chứa nước đê thay nước

cho lươn lúc cân thiệt

- Sau 1 tuần cho ăn một ít trùn hoặc một số loại thức ăn mà lươn ưa thích Theo dõi hoạt động và cách bắt môi của lươn để phòng trị bệnh kịp thời Quá

trình thuần dưỡng lươn giống khoảng 10 - 15 ngày, thì có thể cho lươn vào bể

nuôi lươn thương phẩm

b Xây dựng bể lót bạt

- Thiết kế bể nuôi: Bê nỗi có thể giữ nhiệt độ ôn định và phòng tránh

không cho lươn thốt ra ngồi Diện tích bể nuôi từ 10 m7 — 60 mỶ là thích hop

nhất, khung bê được làm cây tràm và tre, chiều cao 1 m và đáy bề phải đầm nén

kỹ sau đó lót cao su, lưới để tránh lươn bò đi

- Bồ trí đất trong bể nuôi: Đáy bề bạt có phủ một lớp đất thịt pha sét chiếm

từ 50% - 70% diện tích bể, bề cao lớp đất từ 0,5 m - 0,8 m

- Cách cải tạo đất: Loại đất thích hợp nhất để lót bể nuôi lươn là đất thịt

pha sét hoặc đất sét Đất trước khi đưa vào bề nuôi nên được cải tạo bằng VIỆC bón vôi với liều lượng 2 kg vôi/m” đất, sau đó cho nước vào ngâm từ 2 - 3 ngày

và thao nước bỏ Mực nước thích hợp là từ 20 - 30 cm, mức nước sâu quá ảnh

Trang 20

c Thức ăn

Lươn là loại ăn tạp nên nông hộ có thê sử dụng nhiêu loại thức ăn đê nuôi lươn Tuy nhiên, thức ăn chính của lươn là các loài động vật như oc, ca tap,

ø1un, thường giúp lươn lớn nhanh hơn thức ăn có nguôn gôc thực vật Thức ăn

sử dụng cho lươn phải tươi và có chất lượng 6n định

Có thê sử dụng các loại thức ăn cho gia cầm để nuôi lươn hoặc tự phối chế thức ăn đơn giản như: cám nhuyễn 64%, bột cá lạt 35%, thêm 1% gồm có ADE bột gòn Trộn đều các loại, cho vào máy ép đùn thủ công để tạo thành thức ăn viên, phơi khô (viên thức ăn lớn hay nhỏ tủy theo kích thước của lươn)

d Chăm sóc và quản lý - Cách cho lươn ăn

+ Tuyệt đối không cho ăn thức ăn thối, không để thức ăn thừa (lươn rất tham ăn nên dễ bị bội thực), nhiệt độ cao cho ăn sỐ lượng nhiều hơn Lúc đầu cho lươn ăn khoảng 1% - 2%, sau đó khẩu phan tăng dân lên 5% - 8% trọng lượng lươn, tuỳ thuộc vào khả năng bắt môi của lươn mà có thê điều chỉnh lượng thức ăn một cách hợp lý Không nên cho tất cả lượng thức ăn dồn vào một lần và nên chia theo nhiều lần Thức ăn nên rải đều (đặc biệt gần khu vực cù lao là nơi lươn trú ân) đê lươn có cơ hội ăn được nhiêu hơn

+ Ban đầu cho ăn từ 15 h — 17 h chiều, sau khi lươn đã quen có thể cho ăn sớm dân và tập thành cho ăn ban ngày, chỗ cho ăn phải cố định, sàn cho ăn bằng gỗ hoặc tre, sàn làm bằng lưới rây hoặc rỗ thưa Kiểm tra và vớt bỏ thức ăn

thừa 1 giờ - 2 giờ sau khi cho lươn ăn

- Quản lý môi trường bễ nuôi

+ Giữ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm Khi nước quá bẵn thì nửa

thân trước của lươn thắng đứng trong nước, đầu nhô lên mặt nước để thở Khi có

hiện tượng này, phải nhanh chóng thay nước mới Để phòng tránh nước nhiễm

bắn khoảng 2 - 3 ngày thay nước 1 lần, thay tối đa 70% lượng nước nuôi

Trang 21

sinh thái giông như tự nhiên làm nơi trú ân cho lươn; xung quanh ao có bóng

râm, hoặc có giàn lưới đê che mắt giảm bớt nhiệt độ nước ao và hạn chê lá cây rụng vào bê nuôi

e Thu hoạch

- Tùy theo kích thước thả mà quyết định thời gian thu hoạch hợp lý

Thông thường, cỡ lươn giống thả thích hợp từ 40 - 50 con/kg thì mật độ thả

không nên thả quá dày, trung bình 1 kg - 1,5 kg/m2 Sau thời gian nuôi lươn trong bể từ 5 - 6 tháng, trọng lượng lươn có thể đạt được từ 150 - 220 g/con

- Rút cạn nước, dọn sạch có lục bình trong bể nuôi và cần có đội ngũ lao động khỏe để chuyển bớt đất trong bê ra ngoài Sau đó tiếp tục chuyển đất sang một góc bẻ, lươn gom về góc bề trống và có thể được thu gom dé dàng Năng suất lươn nuôi trong bê đạt từ 4 - 8 kg/m”/vụ

2.1.1.3 Một số bệnh thường gặp khi nuôi lươn trong bễ

a Bệnh sốc môi trường

Do nuôi với mật dày, dịch nhay lươn tiết ra, lên men, nhiệt độ nước tăng lên hàm lượng oxy giảm Triệu chứng là lươn bị xáo động trong bể, quấn quít vào nhau, dịch nhày tiết vào trong nước, độ nhớt của nước tăng lên, đầu lươn sưng phông to, lươn chết hàng loạt

Cách chữa trị là giảm mật độ nuôi bằng việc san thưa, thay nước Sử dụng dây ni lon treo làm giá thê đề phòng lươn cuốn vào nhau, đảm bảo tốt chất lượng nước Khi phát hiện bệnh có thể dùng các sản phẩm có nguồn gốc i-ôt hoặc có tính sát trùng để ngâm tắm

b Bệnh đóng dấu

Thường bệnh này chỉ xảy ra khi lươn bị sây sát, khi đó các vi khuẩn, ký

sinh trùng sẽ bám vào chỗ sây sát mà sinh sống và phát triển dần thành những vết loét lớn hơn Lúc này trên mình lươn xuất hiện nhiều vết hình tròn hay bầu dục màu đỏ xen lẫn với các vùng da bị dập nát Nếu bị bệnh nặng thì đuôi lươn bị

rụng đi, bơi lội khó khăn, đầu lươn thường ngóc lên khỏi mặt nước để thở, mệt

Trang 22

Ngoài sử dụng Cenplex Cu để tắm lươn, có thể dùng thuốc trộn vào thức ăn cho lươn ăn liên tục 5 ngày, như Vime-fenfñish 500 với liều dùng 1 Iít/2,5 tan lươn hoặc dùng Sulfamidine 0,5 gr/50 kg lươn

c Bệnh tuyến trùng

Bệnh này do ký sinh trùng đường ruột gây nên Nếu bị ký sinh với khối lượng lớn, ruột lươn sưng đỏ, rỗi loạn tiêu hố, hậu mơn sưng, lươn hoạt động yếu ớt, kiệt sức và chết Cách trị bệnh là sử dụng sản phẩm xô sán lãi như Vime - Clean 1 kg/4 tấn lươn, cho ăn liên tục 3 ngày

d Bệnh nắm thủy mi

Bệnh này còn gọi là bệnh nắm nước hay bệnh bọ gòn Bệnh do nam ki sinh, những sợi nắm bám chặt vào da lươn hút chất dinh dưỡng, làm lươn mất máu yếu dần rồi chết Có thể thấy nắm là những đốm trắng giống như bông gòn Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh

Cách trị bệnh cho lươn là xử lý nước bằng Cenplex Cu Liều dùng khoảng 10 gram/m° nước trong bể nuôi lươn Xử ly lần đầu nắm sé roi rụng ra, liên tục vài lần nữa lươn sẽ dần liền vết ghẻ

e Bệnh đĩa

Bệnh này do đĩa bám vào phần đầu lươn, chúng phá hoại mô bì hút máu lươn khiến cho vi trùng xâm nhập gây viêm nhiễm, lươn yếu, kém ăn Dùng

Cenplex Cu, liều lượng từ 5 - 10 gram/m” nước trong bể nuôi lươn Liên tục vài

lần sẽ dần liền các vết viêm nhiễm

2.1.2 Một số khái niệm và thuật ngữ kinh tế

2.1.2.1 Khái niệm nông hộ

Nông hộ là hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, hoặc kết hợp làm nhiều nghề trong đó sử

Trang 23

giống như những đơn vị kinh tế khác như có sự thống nhất chặt chẽ giữa sở hữu và quản lý, sử dụng các yêu tô sản xuât, phân phôi và tiêu dùng

2.1.1.2 Đặc trưng của nông hộ

- Đặc trưng đâu tiên của nông hộ có sự thông nhât chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lí và sử dụng các yêu tô sản xuât Ngồi ra, nơng hộ cịn có sự thông nhât giữa các quá trình sản xuât, trao đôi, phân phôi, sử dụng và tiêu dùng

- Đặc trưng kế tiếp của nông hộ là đặc trưng về hình thức sở hữu Nông hộ có hình thức sở hữu chung, trong đó các thành viên trong nông hộ có sự bình đăng trong việc sở hữu quản lí và sử dụng tài sản

- Bên cạnh, nông hộ còn dựa trên một cơ sở kinh tế chung là mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm, đều có ý thức đóng góp làm tăng quỹ thu nhập của hộ đảm bảo cho sự tôn tại và phát triên của mỗi thành viên trong nông hộ

- Cuôi cùng, nông hộ là một đơn vị kinh tê vừa sản xuât vừa tiêu dùng Đơn vị tiêu dùng của hộ xét cả khía cạnh tiêu dùng cho sản xuât và tiêu dùng cho cá nhân của hộ, nó ảnh hưởng trực tiệp đên sản xuât của hộ và của xã hội nói chung

2.1.1.3 Khái niệm kinh tê nông hộ

Nông hộ tiễn hành các hoạt động sản xuất như nông - lâm - ngư nghiệp dé phục vụ cuộc sống, được gọi là kinh tế hộ gia đình Kinh tế hộ gia đình là loại

hình sản xuất có hiệu quá nhất về kinh tế - xã hội Kinh tế hộ gia đình tồn tại,

phát triển lâu dài và có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, nông thôn Ngày nay, kinh tế hộ gia đình phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng và giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, cải thiện mọi mặt đời sống, cung cấp sản phẩm cho ngành công nghiệp và xuất khâu Đồng thời, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện ngay từ kinh tế nông hộ

Bên cạnh, kinh tê nông hộ luôn găn liên và chịu tác động mạnh mẽ của

Trang 24

vùng lãnh thô Sự khác nhau về đất đai, khí hậu, môi trường sinh thái cũng như

về dân cư dân tộc, trình độ sản xuất và tập quán sinh sống giữa các vùng vừa tạo ra tính đa dạng trong kinh tế nông hộ đồng thời cũng tạo ra những nét khác biệt và đặc thù về cả qu1 mô, câu trúc lần phương thức và trình độ phát triên

2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quá sản xuất

2.1.3.1 Khái niệm về hiệu quả

Hiệu quả theo nghĩa kinh tế, là mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hoá và dịch vụ, có thể được đo lường theo hiện vật gọi là

hiệu quả kỹ thuật, hoặc theo chỉ phí gọi là hiệu quả kinh tế Hiệu quả bao gồm 3

yếu tố là không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người

Tiêu chí về hiệu quá thực ra là giá trị, có nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng

giá trị thì sự thay đối đó có giá trị và ngược lại thì sẽ không có hiệu quả Hay

hiệu quả kinh tế là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa kết quả lượng sản phẩm

tiêu thụ được với lượng vốn bỏ ra

2.1.3.2 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

- Tổng chỉ phí là tông sự hao phí thê hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định Là chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của chủ cơ sở nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận

Tổng chỉ phí = Chỉ phí lao động + Chỉ phí vật chất + Chỉ phí khác

- Tổng doanh thu là tông các khoản thu nhập của nông hộ từ hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Tổng doanh thu = Năng suất * Đơn giá * Đơn vị diện tích

- Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chỉ phí bỏ ra

để sản xuất sản phẩm

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chỉ phí

Trang 25

- Lợi nhuận/Chỉ phí: là chỉ số phản ánh tỷ suất lợi nhuận, chỉ số này nói

lên một đồng chi phí bỏ ra thì chủ thé dau tu sé thu lai duoc bao nhiêu déng loi nhuan trong do

- Doanh thu/Chỉ phí: là tỷ số cho biết, khi nông hộ đầu tư một đồng chỉ phí vào sản xuất thì thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Theo thông tin nhận được từ trạm Khuyến nông và phòng Nông nghiệp huyện Thoại Sơn, mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao su đang phát triển ở nhiều xã trong huyện Tuy nhiên, số nông hộ có diện tích lớn và tập trung nhiều nông hộ sản xuất lươn trên địa bàn thì có 4 xã là Phú Thuận, Tây Phú, An Bình, Vĩnh

Chánh Vì vậy, luận văn chọn các xã trên làm địa điểm để thu thập số liệu điều

tra nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng cả số liệu sơ cấp và thứ cấp để giải quyết mục tiêu dé ra, cụ thể các số liệu được thu thập như sau:

- Số liệu thứ cấp: các số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội từ

niên giám thống kê huyện Thoại Sơn, các báo cáo về tình hình phát triển nông nghiệp được thu thập từ Phòng Nông nghiệp và Trạm Khuyến nông huyện Thoại

Sơn, các trang web, tap chi,

- Số liệu sơ cấp: Các số liệu sơ cấp được thu thập như sau:

Phương pháp chọn mẫu trong đề tài là phương pháp phân tầng ngẫu nhiên Cỡ mẫu được chọn để phục vụ cho việc nghiên cứu là 50 nông hộ sản xuất lươn

trong số 114 nông hộ sản xuất lươn trên địa bàn huyện, với tỷ lệ mẫu đạt 43,86%

trong tổng thể nghiên cứu Từ đó, rút ra được các kết quả chung cho tổng thể Cách thu thập số liệu là phỏng vẫn trực tiếp tại nhà nông hộ nuôi lươn và được thực hiện qua 3 bước:

Trang 26

bộ địa phương, như cán bộ Phòng Nông nghiệp và cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn, đề tài đã chọn 4 xã sau đây làm địa điểm nghiên cứu là Phú Thuận, Tây Phú, An Bình, Vĩnh Khánh

- Bước 2: Tiến hành điều tra thử nông hộ sản xuất lươn tại một xã điển

hình của mô hình Việc này nhằm mục đích là kiểm tra các thông tin và tính hợp

lý của phiếu điều tra Từ đó, điều chỉnh và bố sung những vấn đề còn thiếu cho

phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của nông hộ tại địa bàn

- Bước 3: Tiến hành điều tra chính thức Sau khi tiễn hành điều tra thử và chỉnh sửa thông tin của phiếu điều tra, tác giả tiến hành điều tra chính thức ở địa

bàn, cụ thê như sau:

Bang 2.1: SO LUQNG MAU VA PHAN BO MAU STT Dia ban Số mẫu Tổng số hộ Tỷ lệ (%) I XãAnBình 15 23 65,22% 2 — Xã Phú Thuận 17 28 60,71% 3 Xã Tây Phú 8 15 53,33% 4 — Xã Vĩnh Khánh 10 16 62,50%

Nguồn: Kết quả tác giả điều tra tại dia ban, 03/2011

Nội dung thông tin thu thập bao gồm: (1) Thông tin tông quát về đặc diễm nguồn lực sản xuất của nông hộ (số nhân khẩu, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, ); (2) Các tiêu chí liên quan đến hiệu quả sản xuất (chi phí, giá bán, sản lượng, ); (3) Thông tin về thị trường đầu ra và đầu vào của sản phẩm; (4) Tham

khảo ý kiến của nông hộ về thuận lợi và khó khăn của mô hình

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Đối với mục tiêu 1: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kết hợp với so sánh số tương đối và số tuyệt đối để phản ánh thực trạng mô hình nuôi lươn trong bề bạt cao su ở huyện Thoại Sơn - An Giang

Phương pháp thông kê mô tả là phương pháp mô tả đữ liệu bằng các

Trang 27

(mean), số trung vị (median), phương sai (variance) và độ lệch chuẩn (standard deviation), cho các biến số liên tục, tỷ số (proportion) và các biến số không

liên tục

Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng hoặc của quá trình kinh tế- xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể Số

tuyệt đối dùng để đánh giá và phân tích thống kê, là căn cứ không thê thiếu được trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, tính toán các mặt cân đối, nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế- xã hội là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu

tương đối và bình quân Có 2 loại số tuyệt đối: số tuyệt đối thời kì và số tuyệt

đối thời điểm

Số tương đổi là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 chỉ tiêu thống kê cùng loại, nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian, hoặc giữa 2 chỉ

tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau Số tương đối có thể biểu hiện bằng số lần, số phần trăm (%)

- Đối với mục tiêu 2: Để phân tích hiệu quả của mô hình nuôi lươn trong

bề bạt sao su, tác giả sử dụng phương pháp phân tích lợi ích - chi phi (CBA) dé đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình Bên cạnh đó, hàm hồi quy tuyến tính cũng được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ sản xuât lươn

Phân tích lợi ích - chỉ phí (CBA) là một kĩ thuật phân tích, đề đi đến

quyết định xem có nên tiễn hành các dự án đã triển khai hay không, hay hiện tại có nên cho triển khai các dự án đã được đề xuất hay không Phân tích lợi ích - chi phí cũng được dùng để đưa ra quyết định, lựa chọn giữa hai hay nhiều đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau Hay phân tích lợi ích - chi phí, là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội

Trang 28

ưu tiên kinh tế của mình Bên cạnh, phân tích lợi ích - chi phí là một khuôn khổ nham tô chức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định các giá trị kinh tế có liên quan, và xếp hạng các phương án dựa vào tiêu chí

giá trị kinh tế Vì thế, phân tích lợi ích - chi phí là một phương thức đề thực hiện

sự lựa chọn chứ không chỉ là một phương pháp để đánh giá sự ưa thích

Tiến hành phân tích lợi ích — chi phí, thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho

mỗi một đầu vào cũng như đầu ra của dự án Sau đó, so sánh các gia tri cua các đầu vào và các đầu ra Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có gia tri lon hon chi phí mà nó tiêu tốn, đự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai

Trong quá trình phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao su, tác giả chủ yếu chỉ đựa vào doanh thu của mô hình và chi phí trong toàn bộ quá trình nuôi, để phân tính lợi ích chung của mô hình đối với

nông hộ, không phân tích nhiều đến lợi ích và chi phí xã hội khác

Lợi ích = Doanh thu - Chi phí >0 —> Có hiệu quả

Phương pháp hồi quy tuyến tính là phương pháp dùng dé dự đoán, ước lượng giá trị của một biến (được gọi là biến đự báo hay biến phụ thuộc) theo giá

trị của một hay nhiều biến khác (được gọi là biến dùng để dự báo, biến độc lập,

biến mô tả) Mô hình tổng quát hàm hồi quy tuyến tính có dạng:

Y;¡ = 0ạ† 0X † 02X¿i † 0ạÄ¿¡ † 0Xãi + A5X5i + + OMG + Uj = fŒXI¡, Xai, ,X) + Uị

Ký hiệu X„¡ biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ k tại quan sát thir i Cac

hệ số œ là các tham số chưa biết và thành phần u; là các biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai giống nhau o” và độc lập với nhau Các tham số ơ g„ ơ ¡, ,œ„ được tính toán bằng phân mềm SPSS Kết quả chạy ra từ phần mềm SPSS có các thông số sau:

+ Hệ số tương quan bội (R), nói lên mỗi quan hệ chặt chế giữa biến phụ

Trang 29

+ Hệ số xác định (R7 - R square), chi ra ty lé bién động của biến phụ thuộc Y được giải thích bởi các biến độc lập X

+ Adjusted R square: Hệ số xác định đã được điều chỉnh dùng để trắc

nghiệm xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không Khi thêm vào một biến

mà RỶ tăng lên thì chúng ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy + Standar error: Sai số cả phương trình

+ SS (Sum of Square): Téng binh phuong

+ SSR (Regression Sum of Square): Téng bình phương hồi quy, là đại lượng biến động của Y được giải thích bởi đường hồi quy

+ SSE (Error Sum of Square): Phần biến động còn lại (còn gọi là số đư), là đại lượng biến động tổng gộp của các nguồn biến động, do các nhân tố khác gây ra mà không hiện diện trong mô hình hồi quy và phần biến động ngẫu nhiên + SST (Total Sum of Square): Tổng biến động của Y, SST = SSR + SSE + MS (mean square): Trung bình bình phương

+ Tý số F = MRS/MSE, dùng để so sánh với F trong bảng phân phối E với mức ý nghĩa ơ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy, F càng lớn mô hình hồi quy càng có ý nghĩa khi đó Sig F càng nhỏ Thay vì tra bảng F, Sig F cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig F nhỏ hơn mức ý nghĩa ơ nào đó và giá trị Sig F cũng là cơ sở quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết Hạ trong kiểm định Nói chung, F càng lớn khả năng bác bỏ Hạ càng cao

Trang 30

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1 VI TRI DIA LY VA DIEU KIỆN TỰ NHIÊN

Thoại Sơn là một huyện thuộc tỉnh An Giang nằm về phía Đông Nam của

vùng tứ giác Long Xuyên có vĩ độ Bắc từ 1011 dén 11°22 và kinh độ Đông từ 105°6 đến 10527 Huyện có diện tích đất tự nhiên là 46.885,52 ha, trong đó có

Trang 31

DONG THAF CAMBOOGE =e CHauU PHU

` TRI TON f- An Chao

AN GUNNS = Prine ` , Tri Ton Ort CHAU THAMH

LONG XUVEN Capt pecs incink % \

Chau Dac Vile de ong poe be ae

TAI TOM Diatybot xứ ẢNG

An Chan Chel few de diet ae \ = a Route Errcrsds '-— Vow bares — Voie Bide KIEN GiA NG Ũ 15 kn | ee!

Hình 3.1:Ban đồ hánh chính tinh An Giang - _ Phía Bắc huyện Thoại Sơn giáp với huyện Châu Thành, - _ Phía Tây huyện Thoại Sơn Bắc giáp với huyện Tri Tôn - _ Phía Đông huyện Thoại Sơn giáp với Tp Long Xuyên

- Phia Nam huyện Thoại Sơn giáp với quận Thốt Nốt (Tp Cần Thơ) - Phia Tay va Tay Nam huyện Thoại Sơn giáp với huyện Tân Hiệp và

huyện Hòn Đất (Kiên Giang)

Huyện Thoại Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo thành hai mùa năng

mưa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hằng năm là 28,6” C Ngoài địa hình là đồng bằng

bằng phẳng rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp do hằng năm được bồi đắp phù sa màu mỡ bởi sông Hậu, tập trung chủ yếu ở các xã phía Đông và phía Nam của huyện Tuy nhiên, các xã phía Bắc của huyện đất đai vẫn còn nhiễm phèn nên gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiêp, đất triền núi trồng cây ăn trái và hoa màu canh tác chưa nhiều nên diện tích sản xuất vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng sẵn có của huyện Bên cạnh, huyện Thoại Sơn còn có nhiều ngọn

núi trong đó có núi Sập và núi Ba Thê có đá gramt, là loại đá xây dựng, phục vụ

Trang 32

Ngày nay, Thoại Sơn có kênh rạch chang chịt, dân cư phân bố theo các tuyến sông thiên nhiên và kênh rạch do dân cư đào để tạo nguồn thủy lợi cải tạo đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Huyện Thoại Sơn hiện có 3 thị trấn là: thị

tran Nui Sap, thi trần Ốc Eo, thị trần Phú Hòa và 14 xã là: xã Bình Thành, xã Mỹ

Phú Đông, xã Thoại Giang, xã Vĩnh Phú, xã Vọng Thé, xã Định Mỹ, xã Phú Thuận, xã Vĩnh Chánh, xã Vĩnh Trạch, xã Định Thành, xã Tây Phú, xã Vĩnh Khánh và xã Vọng Đơng

3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

3.2.1 Lĩnh vực kinh tế

3.2.1.1 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 530,259 tỷ đồng

chiếm 7,88% trong tổng GDP của toàn huyện năm 2010, chủ yếu là công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác đá, ngành công nghiệp sản xuất và phân phối nước, trong đó ngành công nghiệp chế biến thì sản xuất thực phẩm như bánh kẹo, thủy sản và đồ uống chiếm gần 80% giá trị của ngành với gần 400 tý đồng Đặc biệt, cụm công nghiệp Phú Hòa đã thu hút 4 nhà doanh nghiệp đầu tư, hiện nay đưa vào hoạt động 2 nhà máy chế biễn thủy sản và chế biến lương thực, thực phẩm giải quyết việc làm trên 1.100 lao động địa phương Bên cạnh, huyện Thoại

Sơn đã thu hút nhiều nhà đầu tư với nhiều chính sách, để thực hiện các dự án với

quy mô khá lớn gắn liền với việc tiêu thụ và chế biến nông sản, thực phẩm trên địa bàn huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao đời sống cho nông hộ sản xuất nông nghiệp

3.2.1.2 Nông nghiệp

Trang 33

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lai tạo giống ngày càng cao thực hiện tốt công tác xã hội hóa lúa giống và đã thí điểm thành công mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global Gap tại xã Vĩnh Khánh với diện tích 33 ha Bên cạnh, việc thực hiện áp dụng tiễn bộ kỹ thuật như 3 giảm — 3 tang kết hợp

với tiết kiệm nước, 1 phải — 5 giảm và xuống giống tập trung theo từng đợt né rầy

chặn đứng dịch ray nau, bénh vang lin, lin xoắn lá, đạo ôn, đã có tác dụng tích cực trong việc hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh tế

trong sản xuât cho nơng hộ

Ngồi ra, mơ hình nuôi tôm càng xanh kết hợp với trồng lúa mang lại lợi nhuận khá cao cho nông hộ nên đang được nhiều hộ đưa vào sản xuất Hoạt động sản xuất cá tra vẫn được đuy trì ổn định chủ yếu là nuôi trong ao, hồ, nhiều hộ đang chuyên từ nuôi cá tra thương phẩm sang sản xuất cá tra giống phục vụ nhu cầu thị trường ở địa phương

3.2.1.3 Thương mại và dịch vụ

Trong năm huyện đã hoàn thành nâng cấp, đưa vào sử đụng chợ Định Mỹ, đang thi công chợ Định Thành 2 và chợ Thoại Sơn phục vụ cho hoạt động buôn

bán, kinh doanh của nhân dân trong khu vực Bên cạnh, huyện đã cấp giấy chứng

nhận kinh doanh cho 453 cơ sở với tổng vốn lên tới 39,634 tỷ đồng, giải quyết cho 1.010 lao động tham gia sản xuất kinh doanh

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thu hút khách du lịch đến với Thoại

Sơn nên việc duy tu, sữa chữa và bổ sung các trò chơi, hoạt động giải trí tại khu du lich Hồ Ông Thoại được thực hiện thường xuyên và năm 2010 khu du lịch này đạt doanh thu là 1,622 tỷ đồng với tổng lượt khách đến tham quan 336.000 lượt,

đạt 101% so với kế hoạch đề ra (tăng 3,3% so cùng kỳ 2009) Tổng kết năm 2010

thì ngành thương mại và dịch vụ đạt giá trị là 2.182,944 tỷ đồng, chiếm 32.44% trong cơ cầu kinh tế của địa phương

3.2.1.4 Tài chính ngân sách

Tổng thu ngân sách nhà nước của huyện trong năm đạt 367,200 tỷ đồng

vượt 7% so với kế hoạch đề ra, trong đó thu từ kinh tế địa bàn 158,845 tỷ đồng

Trang 34

60,974 tỷ đồng đạt 120% Thực hiện việc thu đúng, thu đủ các loại thuế gia tăng

nhất là thuế giá trị gia tăng các mặt hàng lương thực Ngoài ra,việc thực hiện tốt chế độ giao khoán kinh phí tự chủ cho các cơ quan, đơn vị và công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thực hiện đạt hiệu quả trong năm đã tiết kiệm 1,757 tỷ đồng cho địa phương

3.2.1.5 Đầu tư xây dựng cơ bản

Huyện đã triển khai và thực hiện nhiều dự án phục vụ cho phát triển kinh

tế từ nhiều nguồn vốn khác nhau, như dự án mở rộng đường tỉnh lộ 943 từ Phú

Hòa — Nui Sap da co ban xong phan san lap mat bang tại một số đoạn, dự án đường giao thông nông thôn đến trung tâm xã, dự án nâng cấp mở rộng tuyến Thoại Giang —- Xã Diễu Ngoài ra, ngân sách huyện đầu tư và đưa vào sử dụng 10 tuyến đường giao thông nông thôn với chiều dài 17,4 km đường nhựa với tổng

kinh phí 12,096 tỷ đồng Thực hiện tốt phương châm nhà nước và nhân dân cùng

làm, trong năm đã tổ chức thi công 27 cầu với tổng giá trị 12,319 tỷ đồng (nhà nước 6,521 tỷ và nhân dân đóng góp 5,798 tỷ) Đưa vào sử dụng 9 trạm bơm

điện, nâng số toàn huyện lên 199 trạm, phục vụ trên 75% diện tích sản xuất

Chương trình cụm dân cư vượt lũ đã hoàn thành công tác bồi thường và san lấp mặt bằng với giá trị 333 tỷ đồng, đạt 120% so với kế hoạch

3.2.2 Lĩnh vực văn hóa - xã hội 3.2.2.1 Giáo dục và đào tạo

Huyện Thoại Sơn tiếp tục đạt được những kết quả đáng phân khởi kẻ, cả về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đôi mới phương pháp giảng dạy, công tác quản lý và chất lượng giáo dục đều được nâng lên.Việc thí điểm 3 trường bán trú trong đó có 1 trường mẫu giáo và 2 trường tiểu học được sự đồng tình và ủng hộ của các bậc phụ huynh Các trường tiêu học trong huyện đều có chất lượng đạt mức chất lượng tối thiểu trở lên, trong đó có 2 trường đạt tiêu chuân quôc g1a

Trang 35

Huyện Thoại Sơn có dân số 180.937 người với 42.151 hộ, sống tập trung ở các xã gan Thị trấn của huyện với mật độ dân số là 411 ngudi/km? Hang nam, tỷ lỆ tăng tự nhiên dân số của huyện là gần 1,2%/năm Hiện nay, dân số của

huyện chủ yếu là người Kinh, ngoài ra còn có người Hoa, người Khơ-me và

người Chăm cùng sinh sống với nhau Huyện có lực lượng lao động đồi dào có hơn 50% dân số trong độ tuổi lao động Hằng năm, huyện có số học sinh phố thông là hơn 30.000 học sinh, đây sẽ là lực lượng đáng kế bố sung cho nguồn lao động có tương lại của huyện, vào sự phát triển kinh tế của địa phương Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn khá nhiều tập trung ở các xã có đông người dân tộc

tiêu số, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 6,77% với 2.472 hộ chiếm 5,86% dân số

toàn huyện

Các ngành chức năng Thoại Sơn đã đưa ra rất nhiều giải pháp, hỗ trợ cho

các đối tượng này có việc làm để vươn lên trong cuộc sống như thực hiện tốt các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm chăm sóc người

già, bảo hiểm y tế toàn dân và thực hiện đầy đủ, kịp thời có hiệu quả các chính sách bảo trợ xã hội, chính sách đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh, kết hợp với việc tăng nguồn đầu tư để thực hiện các chương trình mục tiêu về an sinh xã hội như có chính sách hỗ trợ cho người lao động có việc làm thông qua chính sách tín dụng ưu đãi, phát triển ngành nghề trong nông nghiệp, các cụm công nghiệp , khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ cải thiện đời sống cho người lao động

3.2.2.3 Lao động thương binh xã hội và dạy nghề

Từ đầu năm đến nay đã giải quyết việc làm cho 7.061 lao động đạt

176,5% so với kế hoạch tăng 339 lao động so với cùng kỳ Bên cạnh, quỹ đền ơn

đáp nghĩa đã vận động được 664 triệu đồng đạt 123% so với kế hoạch và xây dựng mới 12 căn nhà tình nghĩa tăng 50%% so với kế hoạch, sữa chữa 18 căn đạt

60% so với kế hoạch Huyện đã tô chức bình xét hộ thoát nghèo có 888/590 hộ

đã thoát nghèo đạt 150,5% so với kế hoạch đề ra

Trang 36

Day mạnh công tác nắm tình hình, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội Tập trung thực hiện đạt kết quả cao Nghị quyết 09/CP của Chính phủ và các chương trình phòng chống tội phạm Mở đợt cao điểm tấn công tội phạm nhân các ngày lễ lớn Tăng cường đấu tranh với các loại tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an ninh xã hội Tổ chức tốt các giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông Tiếp tục phát động phong trào trong nhân dân phòng chông tội phạm và các loại tệ nạn xã hội khác

3.3 THUC TRANG MO HINH SAN XUAT LUON TRONG BE BAT CAO SU O HUYEN THOAI SON

Bang 3.1: DIEN TICH SAN XUAT LUON QUA CAC NAM Thoi gian Diện tích (m^) Số hộ Con giống (kg) 12/2008 12.686 290 21.866 12/2009 9.275 112 11.425 12/2010 4.639 114 9.787

Nguôn: Báo cáo Phòng Nông nghiệp qua các năm

Qua kết quả số liệu thống kê cho thay, năm 2008 là năm mô hình nuôi

lươn trong bé bat phat triển mạnh nhất qua 3 năm, vượt trội cả về diện tích và số lượng con giống được thả Nguyên nhân là do đây là mô hình mới xuất hiện trên địa bàn, lợi nhuận kinh tế mang lại cho các hộ nuôi trước và ở các địa phương khác cũng khá cao, nên đã kích thích số lượng lớn nông hộ tham gia vào sản xuất Bên cạnh, nguồn giống và thức ăn trong tự nhiên đổi dào nên đã tạo thuận lợi cho các ho rat nhiêu cả vê giá cả, sô lượng con giông trong sản xuât

Trang 37

khác nhau nên kích cỡ con giống cũng không đồng nhất, nguồn cung cấp con giống cũng không nhiều Do đó, nhiều nông hộ sản xuất lươn có tỷ lệ hao hụt là khá lớn, dẫn đến hiệu quả kinh tế giảm Đặc biệt, việc chạy theo phong trào nên số lượng lớn nông hộ trước đây nuôi lươn thì lại chuyên đổi sang các mô hình khác đang phát triển mạnh như cá lốc, cá rô đầu vuông, mặc đù lợi nhuận kinh tế mang lại không bằng do giá cả bấp bênh, đầu ra khó khăn

Hiện nay, các hộ sản xuất lươn với diện tích lớn là do có nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình sản xuất thực tế và nhận thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình

mang lại cho gia đình Các hộ mới bắt đầu tham gia vào sản xuất lươn, thì đã có

được những kiến thức cơ bản về mô hình do học hỏi từ các hộ nuôi trước đó Đặc biệt, sản xuất lươn trong bé bat cao su dang phat triển mạnh ở các xã nghèo Do đây là, một trong những mô hình được đánh giá là thoát nghèo hiệu quả nên được sự quan tâm của chính quyền địa phương về kỹ thuật và nguồn vốn Hiện nay, các xã này được tập huấn kỹ thuật thường xuyên hơn hay hỗ trợ vay vốn sản xuất và bước đầu thu được những kêt quả tích cực là cải thiện đời sông nông hộ

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIEU QUA KINH TE CUA MO HINH NUOI LUON TRONG BE BAT CAO SU O HUYEN THOAI SON

4.1 TINH HINH CHUNG CUA NONG HO NUOI LUON

Trang 38

Kêt quả điêu tra tại địa bàn nghiên cứu cho thây, độ tuôi của nông hộ sản xuât lươn khá đa dạng với nhiêu độ tuôi khác nhau, cụ thê:

Bang 4.1: TUOI CUA CHU HO SAN XUAT LUON STT Tuôi của nông hộ Tân số Tỷ lệ (%) 1 Dưới 30 tuôi 9 18 2 Từ 31 tuôi đến 40 tuổi 15 30 3, Từ 41 tuổi đến 50 tuổi 21 42 A Từ 51 tuổi trở lên 5 10 Tong cộng 50 100

Nguôn: Kết quả tác giả điều tra tại địa bàn, tháng 03/2011

Qua điều tra thực tế cho thấy, số lượng chủ hộ sản xuất lươn ở độ tuôi từ 41 tuổi đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất (42%) trong tông số quan sát Độ tuôi

trung bình của người sản xuất lươn khá lớn 40 tuổi, trong đó người nuôi lươn trẻ tuổi nhất là 23 tuổi và lớn tuổi nhất là 57 tuổi Trong hoạt động sản xuất nông

nghiệp, tuổi tác có ảnh hưởng đến nhiều mặt hiệu quả kinh tế của nông hộ Nhìn chung, những chủ hộ có nhiều tuổi và nhiều năm kinh nghiệm sản xuất thì việc tiếp thu những kiến thức khoa học kỹ thuật mới và đưa vào sản xuất rất hạn chế, khó khăn Nhận định chủ quan của bản thân hay do hạn chế về trình độ học vẫn là những khó khăn thường gặp phải ở nông hộ

4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ

Kết quả điều tra tại địa bàn cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ nuôi lươn

ở địa bàn là khá thấp với học vấn trung bình là lớp 5 và số nông hộ có trình độ học

vấn là cấp I chiếm tỷ lệ (58%) Tiếp đến, số nông hộ có trình độ học vấn là cấp II

Trang 39

Cấp II Cấp H 34% Cấp I 58%

Hình 4.1: Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ

Nguôn: Kết quả tác giả điều tra tại địa bàn, tháng 03/2011

Nuôi lươn trong bể bạt cao su phù hợp với điều kiện sản xuất, khả năng tài chính của nông hộ Vì vây, mô hình này đang phát triển ở các xã nghèo của huyện Thoại Sơn và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ Tuy nhiên, trình độ học vấn của các hộ còn khá thấp nên việc tiếp thu kiến thức sản xuất mới hay áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi lươn trong bê bạt nói riêng vẫn còn gap nhiéu han ché

4.1.3 Nguôn lực lao động

Trong sản xuât nông nghiệp, nguôn lực lao động đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng trực tiêp đên hiệu quả sản xuât của nông hộ Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, nguồn lực lao động qua của nông hộ sản xuất lươn như sau:

Bang 4.2; NGUON LUC LAO DONG CUA NÔNG HỘ

Chi tiéu Thap nhat Cao nhất Trung bình

Sô nhân khâu 2 9 4,58

Số lao động tham gia sản xuất 1 5 2,06

Neguon: Két qua tac gid diéu tra tại địa bàn, tháng 03/2011

Số nhân khẩu trung bình của nông hộ nuôi lươn trên địa bàn là 4,58 người, trong đó nông hộ có số nhân khẩu cao nhất là 9 người chiếm 2% trong tổng số hộ, số nhân khâu chiếm tỷ lệ cao nhất trong số quan sát là 4 người/hộ với tỷ lệ là 36% Số nhân khẩu của nông hộ sản xuất lươn khá cao nên số lao động tham gia vào trực tiếp vào sản xuất cũng ở mức khá là 2,06 người/hộ Nuôi lươn trong bê bạt cao su có ưu thế là tận dụng được sỐ ø1ờ lao động nhàn rỗi trong nông thôn là khá lớn Do đó, với sô người trong độ tuôi lao động của nông hộ là khá cao, nông

Trang 40

hộ có thể sử dụng nguồn lực này trong quá trình sản xuất mà không cần phải thuê mướn lao động Bên cạnh, nuôi lươn cũng không cần, trung bình mỗi nông hộ chỉ cần một lao động để chăm sóc bể nuôi hằng ngày Số lao động còn lại có thé tan

dụng thời gian nhàn rỗi đi bắt thức ăn cho lươn, từ đó giảm chỉ phí đáng kê cho

nông hộ và tăng hiệu quả sản xuất 4.1.4 Số năm kinh nghiệm

Nuôi lươn trong bể bạt cao su trên địa bàn huyện mới phát triển trong mây năm gần đây, do đó số năm kinh nghiệm nuôi lươn của nông hộ chưa được nhiều Theo điều tra thì số năm nuôi lươn trong bể bạt cao su trung bình của các hộ là 2,3 năm, nông hộ có số năm kinh nghiệm cao nhất là 6 năm và thấp nhất là 1 năm hay mới nuôi lươn trong bê bạt cao su được một vụ

Nhìn chung, số năm kinh nghiệm của nông hộ sản xuất lươn còn thấp Khi

số năm kinh nghiệm của hộ là 1 năm và 2 năm chiếm khá lớn (62%), trong đó số năm kinh nghiệm là 1 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất (32%) Điều này có những ảnh

hưởng nhất định đến hiệu quả sản xuất của nông hộ nuôi lươn Bởi phân lớn các hộ nuôi lươn trên địa bàn huyện, có trình độ học van thap nên các kỹ thuật sản

xuất của nông hộ chủ yếu đựa vào kinh nghiệm nông hộ tích lũy được quá trình

sản xuât và học hỏi các nông hộ khác >4 4 năm nã 1 năm x 30% 3 năm 24% 2 năm 32%

Hình 4.2: Co cau số năm kinh nghiệm của nông hộ

Nguồn: Kết quả tác gid diéu tra tại địa bàn, tháng 03/2011

Ngày đăng: 08/04/2014, 06:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w