Thuận lợi ~ ~~~~~ ====~====================================>====z

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao su ở huyện thoại sơn, tỉnh an giang (Trang 64 - 87)

Kết quá điều tra tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, nông hộ có đánh giá về những thuận lợi của mô hình sản xuất lươn trong bề bạt như sau:

Bảng 5.1 : ĐÁNH GIÁ CỦA NÔNG HỘ VÈẺ THUẬN LỢI CỦA MÔ HÌNH

Chỉ tiêu Tân số Tỷ lệ (%) Xếp hạn Vốn đâu tư 17 34 4 Thời gian 50 100 1 Diện tích 43 86 2 Thức ăn 38 76 3 Kỹ thuật 7 14 5 53

Nguồn: Kết quả tác giả điều tra tại địa bàn, tháng 03/2011

- Thuận lợi đầu tiên của mô hình cũng là yếu tố quan trọng khi đưa mô hình vào sản xuất là vốn đầu tư không cao với 34% số mẫu. Vốn đầu tư cần thiết nhất trong mô hình nuôi lươn bể bạt cao su theo nông hộ là chi phí mua con giống dù nó không phải là chi phí quan trọng nhất trong tổng chi phí. Nông hộ

muốn tham gia vào sản xuất lươn thì cần phải đầu tư vào xây dựng bề, con giống,

thức ăn là chủ yếu. Trong đó chi phí bể nông hộ có thể tận dụng các loại cây có xung quanh như tre, cây tạp,... thông thường hộ chỉ phải tốn chi phí mua bạt và chi phí đất để tạo môi trường sống như trong tự nhiên cho lươn bể nuôi. Thông

thường hộ chỉ cần vốn để chỉ trả cho chi phí đất với khoảng 200.000 — 300.000

đồng/20m” bởi chỉ phí bạt nông hộ có thể mua trả sau ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp sau khi thu hoạch lúa hoặc bán lươn thương phẩm nông hộ sẽ trả lại cho

chủ cửa hàng nên chi phí xây dựng bê đối với hầu hết nông hộ là khá dễ dàng.

Ngược lại, chi phí con giống nông hộ phải chỉ trả ngay cho người bán và đây là chi phí không nhỏ, bởi giá lươn giống không phải thấp giao động trong khoảng

35.000 — 55.000 đồng/kg tùy theo kích cỡ. Bên cạnh, một số hộ có diện tích nuôi

nhỏ hoặc nhằm hạn chế tỷ lệ hao hụt và tăng thu nhập trong những lúc thời gian nhàn rỗi nên tự gia đình bắt lươn về nuôi, đối với các hộ này tổng chi phí cho một bể nuôi lươn hầu như là không đáng kể. Cuối cùng, tùy vào khả năng tài

chính của gia đình nông hộ có thê xây dựng diện tích bể phù hợp với điều kiện

kinh tế.

- Thời gian là yếu tố quan trọng trong bất kỳ hoạt động sản xuất nào. Thời gian chính là điểm thuận lợi quan trọng nhất trong mô hình. Nuôi lươn thời gian tương đối dài, trung bình các hộ nuôi trong khoảng 5,5 tháng thì thu hoạch. Tuy nhiên, số thời gian nông hộ bỏ ra hằng ngày để chăm sóc cho bể nuôi lươn như cho lươn ăn hay thay nước thì rất ít khoảng 30 — 60 phút/ngày. Nông hộ bận công việc sản xuất khác thì có thể cách ngày cho lươn ăn một lần lươn vẫn phát triển tốt và nông hộ hoàn toàn có thể làm chủ được thời gian bỏ ra để chăm sóc cho bể nuôi. Điều này có tác động rất lớn đến sự lựa chọn của nông hộ khi đưa mô hình vào sản xuất khi có 100% số quan sát đồng ý với ý kiến nuôi lươn không cần

nhiêu thời gian chăm sóc.

- Yếu tố có tác động lớn sau tiêu chí thời gian qua kết quả nghiên cứu là, nuôi lươn không cần diện tích lớn để xây dựng bể nuôi với 86% số quan sát. Đây là điểm thuận lợi lớn của mô hình, nông hộ có thể xây dựng bể nuôi có kích

thước đa dạng, phù hợp với diện tích bê nuôi mong muốn. Hiện nay, hầu hết các

hộ tận dụng diện tích đất trống xung quanh nhà để xây dựng bẻ, rất tiện cho việc chăm sóc bể lươn sau này, và không gặp trở ngại hoặc gây ô nhiễm cho các hộ xung quanh như nuôi heo, vịt,.. tùy vào diện tích đất trồng hộ sẽ thiết kế bể nuôi

phù hợp. Sau khi thu hoạch lươn thương phẩm, hầu hết nông hộ tiến hành tháo

gỡ bể nuôi và cất giữ vào nhà

- Thức ăn là yếu tố không thể thiếu khi nuôi bất kỳ một loài thủy sản nào

để lươn phát triển. Với 76% số hộ trong mẫu cho răng thức ăn là một trong những điểm thuận lợi khá lớn của mô hình do nguồn thức ăn khá đa dạng và dễ

kiếm trong tự nhiên. Thông thường nông hộ cho lươn ăn lượng thức ăn khoảng

10% trọng lượng của lươn và lươn nuôi trong thời gian đầu thì trọng lượng rất nhỏ với khoảng 30 — 50 con/kg nên nông hộ có thể tự kiếm thức ăn cho lươn rất dễ dàng như ốc, cá tạp.... Vào mùa nước lũ thì các loại thức ăn này rất phong

phú và giá cả, vào mùa khô thì giá cả sẽ cao hơn nhiều nên nông hộ có thể cho

lươn ăn thêm các loại thức ăn khác tùy theo điều kiện. Diện tích bể nuôi dưới 30m7 nông hộ hầu như tự kiếm được thức ăn cho lươn ăn khoảng hơn nửa thời Ølan nuôi.

- Yếu tố được các hộ cho là điểm thuận lợi của mô hình nữa là nuôi lươn

không đồi kỹ thuật cao với 14% số quan sát. Nguyên nhân là do nếu hộ mua

được con giống tốt thì tỷ lệ hao hụt, chi phí trữ bệnh hầu như không có. Bên cạnh, lươn nuôi thông thường cũng ít xảy dịch bệnh nếu nông hộ chú ý cách chăm sóc theo hướng dẫn chuyên môn của cán bộ kỹ thuật.

- Bên cạnh, các yếu tố thuận lợi trên thì phải kể đến sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương đã thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật

nuôi lươn trên khắp địa bàn huyện để tạo điều kiện thuận lợi cho nông hộ khi

tham gia vào sản xuất. Cuối cùng, thị trường đầu ra cho lươn thương phẩm khá thuận lợi nông hộ hầu như không lo lắng gì về thị trường đầu ra và giá cả cũng

khá ổn định.

5.1.2 Khó khăn và rủi ro nông hộ gặp phải trong quá trình sản xuất - Hầu hết nông hộ nuôi lươn đều gặp phải vấn đề khó khăn về con giống

cả về số lượng và chất lượng. Nông hộ thường đặt mua con giống từ nông hộ gần

nhà có đánh bắt lươn tự nhiên và thương lái thu mua từ nhiều nông hộ khác nhau nên kích thước con giống không đồng đều. Nguồn giống có chất lượng tốt cung

cấp cho nông dân vẫn rất hạn chế so với nhu cầu vì các trung tâm giống chỉ mới

bước đầu tạo được nguồn giống còn việc chuyển giao các kỹ thuật để nông hộ tiên hành sản xuât lươn giông thì chưa nhiêu.

- Tý lệ hao hụt con giống cũng là vấn đề khó khăn khá lớn cho nông hộ,

khi do nguồn giống không đủ cung cấp nên nông hộ thường mua nhiều lần mới đủ số lượng nên việc lươn mới bị lươn cỗ trong bề ăn là rất nhiều. Bên cạnh, kỹ thuật nuôi còn rất hạn chế nên việc con giống chết do sốc môi trường vẫn rất lớn

trong tỷ lệ hao hụt chung.

- Nguồn nước trong kênh rạch thường bị ô nhiễm do các loại chất thải từ hoạt động sản xuất lúa. Việc nông hộ sử dụng nguồn nước này đề thay nước cho bể nuôi lươn rất đễ xảy ra dịch bệnh là khá lớn nếu nông hộ không biết cách xử lý nguồn nước trước khi đưa vào bể. Hiện tượng này khá phố biến do đa số các

hộ có trình độ học vấn thấp và tuổi tác nên việc ứng phó, xử lý các dịch bệnh

thường bị động, hiệu quả không cao.

- Hạn chê về trình độ học vân và tuôi tác nên sô hộ được tập huân kỹ thuật là khá lớn nhưng sô hộ áp dụng những kiên thức này vào sản xuât thì ở mức rât hạn chê và khiêm tôn. Bên cạnh, bệnh trên lươn cũng khá nhiêu và nhiêu bệnh rât khó trị nên tỷ lệ hao hụt khá cao và hiệu quả kinh tế cũng giảm.

- Hiện nay, hâu hêt nông hộ bị hạn chê vê khả năng tài chính đê mở rộng diện tích. Nông hộ sản xuât chủ yêu dựa vào nguôn vôn của gia đình và lao động

của gia đình bỏ ra nên việc xây dựng thêm bê nuôi tăng hiệu quả kinh tê cho gia

đình thì gặp nhiều trở ngại.

- Cuối cùng, nguồn thức ăn cho lươn thường bị hạn chế vào những tháng mùa khô. Bởi khi đó lươn đã phát triển khá lớn nên lượng thức ăn cung cấp cho

lươn tăng cao và các loại cá tạp đã trở nên khan khiếm trong tự nhiên nên giá cả

biến động nhiễu.

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ SẢN XUẤT CHO NÔNG HỘ SẢÁN XUẤT LƯƠN

Việc phân tích hàm hồi quy năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi lươn trong bê bạt cao su cho thấy có nhiều yếu tô tác động đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ nhằm đưa ra những giải pháp khắc phục những ảnh hưởng xấu đến mô hình là điều cần thiết. Theo đó để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ nuôi lươn trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, chất lượng con giống là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến

cả năng suất và lợi nhuận của mô hình. Nguyên nhân là do chất lượng con giống

tốt thì tỷ lệ hao hụt con giống sẽ giảm đi rất nhiều. Hiện nay, tỷ lệ hao hụt con giống vẫn còn khá lớn chứng tỏ là nông hộ sản xuất vẫn chưa có được nguồn giống tốt. Bên cạnh, nông hộ vẫn chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm, để có thể nhận định được chất lượng con giống khi mua từ thương lái hay nông hộ khác. Hầu hết, nông hộ đều dựa vào những nhận định chủ quan của bản thân

trong lúc lựa chọn mua con giống. Thêm vào đó, nông hộ cũng không tiến hành

thuần dưỡng lươn theo đúng hướng dẫn kỹ thuật.

Giải pháp cho vẫn đề này là cần nâng cao khả năng nhận biết con giống có chất lượng, bằng việc tập huấn cho nông hộ các cách cơ bản để có thể nhận biết được. Bên cạnh, nông hộ nên thực hiện việc thuần dưỡng lươn trước khi đưa lươn vào bể nuôi. Điều này giúp lươn giống có thời gian để quen dân với điều kiện sống mới trước khi đưa vào bể nuôi lươn thương phẩm, giảm thiệt hại việc lươn bị chết hàng loạt do sốc môi trường. Bên cạnh, chất lượng giống cũng không đồng nhất nên việc thuần dưỡng lươn giống sẽ loại bỏ bớt con giống không đủ chất lượng giảm thiệt hại về sau khi lươn lây bệnh cho nhau khi sống cùng môi trường và nên tách lươn ra nuôi thành nhiều bể đo lươn có kích thước không đồng đều. Đồng thời, tách lươn ra nuôi ra nhiều bể như vậy tránh được

việc lươn bé bị lươn lớn hơn ăn và tiện cho chăm sóc hơn. Ngoài ra, chính quyền

địa phương nên hỗ trợ thêm nhiều mô hình mẫu cho nông hộ học hỏi, do hầu hết

nông hộ sản xuất lươn là học hỏi và làm theo kinh nghiệm của các hộ nuôi trước đó và trình độ học vấn tương đối thấp nên việc tiếp thu những kinh nghiệm từ các nông hộ sẽ thuận lợi, góp phần làm giảm tỷ lệ hao hụt con giống.

- Thứ hai, mật độ nuôi có sự tương quan thuận với hiệu quả sản xuất của nông hộ. Điều đó cho thấy, mật độ nuôi trung bình của các hộ vẫn còn khá thấp, nông hộ không tận dụng diện tích bể sẵn có để đầu tư thêm con giống tăng hiệu quả kinh tế. Hoặc xây dựng bể mà không tính đến khả năng tài chính gia đình để mua số lượng con giống thích hợp, hay chuẩn bị nguồn giống trước đề thả nuôi

nên sô lượng con giông quá Ít so với diện tích mặt bê.

Giải quyết vẫn đề này, nông hộ nên có sự chuẩn bị nguồn giống trước cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh, nông hộ nên điều chỉnh mật độ lươn trong bề một cách thích hợp nhất tùy vào kích cỡ của con giống. Mật độ nuôi hợp lý thì lươn sẽ phát triển thuận lợi hơn, mật độ quá dày hay quá thưa cũng không mang hiệu quả cao. Nếu mật độ quá thưa thì sẽ tốn thêm các loại chỉ phí khác như chi

phí bể, chi phí nhiên liệu. Nông hộ cần tùy theo kích cỡ lươn giống mà thả lươn

vào bề với mật độ thích hợp, với kích cỡ lươn giống 35 - 40 con/kg thì mật độ thích hợp là 1,2 — 1,5 kg/m”.

- Thứ ba, chi phí thức ăn tuy không có ý nghĩa trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận, nhưng trong thực tế sản xuất nông hộ thường cho lươn ăn quá nhiều so với lượng thứ ăn cần thiết. Điều đó ảnh hưởng

không tốt đến lợi nhuận do chỉ phí thức ăn là loại chi phí quan trọng nhất trong tổng chi phí của mô hình. Lươn là loài ăn tạp nên nông hộ cho lươn ăn càng

nhiều so với phần trọng lượng được hướng dẫn thì lươn vẫn ăn và có thể hiện tượng tiêu phân sống. Do đó, chi phí thức ăn tăng nhưng lợi nhuận mang lại cho nông hộ không tăng. Nông hộ nên chú ý đến lượng thức ăn cho lươn hằng ngày, nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận thu được.

- Thứ tư, chi phí xây dựng bể nuôi có sự tương quan nghịch với hiệu quả kinh tế của nông hộ. Có nghĩa là nông hộ đầu tư không hợp lý cho loại chỉ phí

này. Nguyên nhân, nông hộ có thể đầu tư không hợp lý vào chi phí đất cho vào

bê nuôi. Bên cạnh, diện tích bê quá chêch lệch so với sô lượng lươn giông thì

hiệu quả đạt được sẽ không cao, do tốn nhiều chỉ phí mà lợi nhuận thu trên một đơn vị diện tích không hiệu quả. Do đó, nông hộ nên có sự điều chỉnh hợp lý cho chi phí xây dựng bề như chỉ phí đất, chi phí cao su. Xây dựng bê quá lớn mà số lượng lươn quá ít nên mật độ lươn cũng thấp điều đó làm tăng chỉ phí và giảm lợi nhuận của nông hộ thu được trên một đơn vị diện tích. Bên cạnh, nông hộ cần đưa lượng đất vào bề nuôi một cách hợp lý, nhằm giảm chỉ phí đất và nên chuẩn bị đất trước vài tháng khi nuôi lươn, nhằm giảm các độc tố và phèn còn tôn động trong đất, từ đó, lươn sinh trưởng tốt hơn và tăng lợi nhuận cho nông hộ. Nông hộ cũng cần sử dụng các loại bạt có chất lượng để sử dụng được nhiều vụ hơn, từ đó giảm chi phí cho các vụ nuôi sau.

- Thứ năm, chi phí nhiên liệu có sự tương quan thuận với lợi nhuận của nông hộ sản xuất lươn. Điều đó chứng tỏ, nông hộ chưa thay đủ lượng nước cần

thiết cho bể nuôi ở mỗi lần thay nước. Việc này không những loại bỏ lượng dư

thừa trong thức ăn, mà còn tạo môi trường sinh sống khỏe mạnh cho lươn. Nhằm tăng hiệu quả kinh tế, nông hộ nên thay nước cho bể nuôi thường xuyên hơn nhằm tạo môi trường sinh sống thuận lợi cho lươn phát triển và nên xây dựng thêm một bề nước cạnh bề lươn để dự trữ, xử lý nước trước khi đưa vào bể nuôi lươn thương phẩm.

Những giải pháp cơ bản trên, cần được nông hộ thực hiện song song với việc các quy trình kỹ thuật nuôi lươn trong bê bạt cao su và cách phòng - trị bệnh cho lươn như đã trình bày ở phần trước. Hiện nay, nông hộ thường không có thực hiện đúng những kỹ thuật trên dù nông hộ đã được hướng dẫn từ trước. Nguyên nhân là do nông hộ thường đưa ra những nhận định chủ quan của bản thân và làm

theo những nhận định đó mà không có căn cứ khoa học. Điều này ảnh hưởng

không tốt đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Cuối cùng, nguồn vốn phục vụ cho việc sản xuất cũng như mở rộng diện tích bề nuôi là rất cần thiết. Hầu hết các hộ có nhu cầu vay vốn mở rộng diện tích nhưng việc tiếp cận các chính sách vay vốn của địa phương gặp nhiều khó khăn. Chính quyền địa phương nên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nông hộ tiếp cận với các nguồn vốn của địa phương. Nông hộ cần liên kết với nhau lại để thành lập các tô sản xuất có xác nhận của chính

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao su ở huyện thoại sơn, tỉnh an giang (Trang 64 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)