Bên cạnh, đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích lợi ích - chi phí để đánh giá hiệu quả kinh tế củamô hình, thông qua tính toán các loại chi phí và lợi nhuận mang lại cho nông hộ sảnxu
Trang 1LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH
HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG
Giáo viên hướns dẫn:
Trần Thị Anh Thư
MSSV: 4073537 Lóp: Kỉnh tế học 1 - K33
Cần thơ,
05 - 2011
Trang 2tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả những người đã tận tình chỉ bảo tác giảtrong thời gian thực hiện đề tài.
Đầu tiên, gửi đến thầy Nguyễn Quốc Nghi, giáo viên hướng dẫn, lời cảm
ơn chân thành Thầy đã chỉ bảo tận tình và hướng dẫn em khắc phục nhữngkhuyết điểm trong đề tài để giúp em hoàn thành tốt luận văn
Đồng thời, tác giả cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chịđang công tác tại Trạm Khuyến nông và Phòng Nông nghiệp huyện Thoại Sơn.Những người đã chỉ dẫn, cung cấp thêm thông tin và kiến thức liên quan đến đềtài mà tác giả thực hiện
Cuối cùng, tác giả xin được dành lời cảm ơn đến tất cả những người thân,người bạn xung quanh, những người luôn giúp đỡ tôi trong thời gian qua Xinchân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2011Sinh viên thực hiện
Trần Thị Anh Thư
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
— ỈOEŨCSỈ —Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiêncứu khoa học nào
Cần Thơ, ngày tháng năm 2011Sinh viên thực hiện
Trần Thị Anh Thư
Trang 5BẢN NHẢN XÉT LUÂN VĂN TỐT NGHIÊP ĐAI HOC
• • • • •
-833 Cữ
08 • Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN QUỐC NGHI
• Học vị: Thạc sĩ
• Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
• Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế
1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
Đề tài nghiên cứu của tác giả rất phù hợp với chuyên ngành đào tạo của tácgiả
2 về hình thức trình bày:
Hình thức trình bày đề tài rõ ràng, đúng theo qui định của Khoa
3 Ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn và cấp thiết của đề tài:
Kết quả nghiên cứu dựa trên phương pháp khoa học và đảm bảo tính thựctiễn Nội dung của nghiên cứu mang tính thời sự, trong bối cảnh Nhà nước đangquan tâm đến chủ đề “Nông nghiệp - nông thôn và Nông dân”
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của đề của luận văn:
Nghiên cứu dựa trên phân tích số liệu sơ cấp được tác giả điều tra trực tiếpvới phương pháp chọn mẫu phù hợp vì thế độ tin cậy khá cao
5 Nội dung và kết quả đạt được:
Kết quả phân tích của đề tài giải quyết tốt các mục tiêu đề ra, đồng thời kếtquả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bổ ích cho ngành Nông nghiệp trong việc hỗtrợ nông hộ tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập
6 Kết luận chung:
ĐỀ TÀI ĐẠT YÊU CẦU CỦA MỘT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2011
Người nhận xét
Trang 6Luận vãn tốt nghiệp
MỤC LỤC
ỉtì
ffl(5ỉ -Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề - 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu -2
1.2.1 Mục tiêu chung -2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể -2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu -2
1.4 - P hạm vi nghiên cứu -2
1.4.1 Không gian nghiên cứu -2
1.4.2 Thời gian nghiên cứu -3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu -3
1.5 - L ược khảo tài liệu -3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 2.1 Phương pháp luận -7
2.1.1 Giới thiệu về đối tượng nghiên cứu -7
2.1.2 Một số khái niệm và thuật ngữ kinh tế -11
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất -13
2.2 Phương pháp nghiên cứu -14
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu -14
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu -14
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN cứu 3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên -18
3.2 Tình hình kinh tế - xã hội -20
3.2.1 Lĩnh vực kinh tế -20
3.2.1 Lĩnh vực vãn hóa - giáo dục -23
3.3 Thực trạng mô hình sản xuất lươn trong bể bạt cao su -24
Trang 7CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN TRONG BỂ BẠT CAO su Ở HUYỆN THOẠI SƠN
• • •
4.1 Thực trạng của các hộ nuôi lươn -26
4.1.1 Tuổi của chủ hộ -26
4.1.2 - Tr ình độ học vấn của chủ hộ -26
4.1.3 Số năm kinh nghiệm -27
4.1.4 Diện tích nuôi lươn -28
4.1.5 Vốn sản xuất -28
4.1.6 Nguyên nhân nông hộ sản xuất lươn -29
4.1.7 Tỷ lệ hao hụt con giống -30
4.1.8 - Tậ p huấn kỹ thuật -30
4.1.9 Quá trình tiêu thụ -31
4.2 - Ph ân tích hiệu quả của các hộ nuôi lươn trong bể bạt -32
4.2.1 - Ph ân tích chi phí của mô hình -32
4.2.2 Phân tích các tỷ số tài chính của nông hộ -37
4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất -43
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LƯƠN TRONG BỂ BẠT CAO su Ở HUYỆN THOẠI SƠN 5.1 Thuận lợi và khó khăn khi sản xuất lươn -51
5.1.1 Thuận lợi -51
5.1.2 Khó khăn và rủi ro -53
5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lươn -54
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận -58
6.2 Kiến nghị -59
6.2.1 Đối với nông hộ -59
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương -59
Trang 8Luận vãn tốt nghiệp
DANH MỤC BIỂU BẢNG
- 833Cữ 08
-Trang Bảng 2.1: Số lượng mẫu và phân bố mẫu -16
Bảng 4.1: Tuổi của chủ hộ sản xuất lươn -26
Bảng 4.2: Nguồn lực lao động của nông hộ -27
Bảng 4.3: Diện tích nuôi lươn của nông hộ -29
Bảng 4.4: Đánh giá của nông hộ về lợi ích tập huấn kỹ thuật -31
Bảng 4.5: Các loại chi phí của mô hình nuôi lươn -32
Bảng 4.6: Các tỷ số tài chính trên m2 của nông hộ nuôi lươn -38
Bảng 4.7: Các tỷ số tài chính thu được trên hộ nuôi lươn -42
Bảng 4.8: Các biến ảnh hưởng đến năng suất của hộ nuôi lươn -44
Bảng 4.9: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất -45
Bảng 4.10: Các biến ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế của hộ sản xuất lươn — 48 Bảng 4.11: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế — 49 Bảng 5.1: Đánh giá của nông hộ về thuận lợi của mô hình -52
Trang 9DANH MỤC HÌNH
— 833 Cữ CJS —
Trang
Hình 2.1: Bản đồ hình chính An Giang -19
Hình 3.1: Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ -27
Hình 4.1: Cơ cấu số năm kinh nghiệm của nông hộ -28
Hình 4.2: Nguồn luơn giống cho nông hộ -34
Trang 11TÓM TẮT ĐÈ TÀI
— 833 Cữ CJS —
Đe tài “Phân tích hiệu quả kỉnh tế mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao
su ở huyện Thoại Sơn, tính An Giang ”, được thực hiện từ tháng 02/2011 đến
tháng 05/2011 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất lươntrong bể bạt của nông hộ ở huyện Thoại Sơn Từ đó, đưa ra giải pháp nâng cao hiệuquả sản xuất cho nông hộ Các số liệu sơ cấp được thu thập từ 50 nông hộ sản xuấtlươn và các số liệu thứ cấp được cung cấp bởi Trạm Khuyến Nông, Phòng Nôngnghiệp huyện Thoại Sơn Phương pháp thống kê mô tả, số tương đối, số tuyệt đốiđược sử dụng để phân tích thực trạng sản xuất lươn ở địa bàn Bên cạnh, đề tài còn
sử dụng phương pháp phân tích lợi ích - chi phí để đánh giá hiệu quả kinh tế củamô
hình, thông qua tính toán các loại chi phí và lợi nhuận mang lại cho nông hộ sảnxuất lươn Cuối cùng, phương pháp hồi qui tuyến tinh được ứng dụng, để phân tíchcác nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cũng như lợi nhuận của nông hộ sản xuấtlươn
Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy, lợi nhuận kinh tế của nông hộ sản xuất lươntrung bình là 5.536.520 đồng/vụ và tỷ suất lợi nhuận nông hộ đạt được trên tháng
là khá cao là 4,4%/tháng Điều này cho thấy, hiệu quả nuôi lươn cao hơn gấp nhiều
so lần với việc nông hộ gửi tiết kiệm tại ngân hàng nhận tiền lãi hàng tháng Bêncạnh, năng suất lươn nuôi trong bể bạt bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như trình độhọc vấn, số năm kinh nghiệm, tỷ lệ hao hụt con giống, mật độ Trong khi lợi nhuậncủa nông hộ chịu ảnh hưởng thêm yếu tố chi phí nhiên liệu và chi phí xây dựng bể.Nông hộ sản xuất lươn trên địa bàn càn phát huy các nhân tố có sự tác động cùngchiều tới năng suất và lợi nhuận để tăng hiệu quả sản xuất cho mô hình Như vậy,hiệu quả sản xuất của mô hình là khá cao, tuy nhiên còn tồn tại nhiều hạn chế làmảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình Đề tài góp phần đưa ra một số giảipháp cho các cơ quan như chính quyền địa phương, Phòng Nông nghiệp, TrạmKhuyến nông, có các chính sách hỗ trợ cho nông hộ sản xuất lươn trong thời
Trang 12Luận vãn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU1.1 ĐẶT VẨN ĐỀ NGHIÊN cứu
An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long nên có nhiều lợi thế về điềukiện tự nhiên Ngoài sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản cũng là lợi thế phát triểnkinh tế của tỉnh, trong đó nghề nuôi cá tra trong những năm qua phát triển tuơngđối nhanh và mạnh theo xu huớng sản xuất hàng hóa quy mô lớn góp phần rấtquan trọng vào phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh, giải quyết việc làm cholao động nông thôn Tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều bất cập khitình trạng mất cân đối giữa cung - cầu, biến động về giá cả còn phổ biến Điềunày ảnh huởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất của nguời nuôi con cá tra tại AnGiang nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung Do đó, nhằm giảm áp lực pháttriển con cá tra phục vụ cho việc xuất khẩu và đặc biệt là tạo đuợc nhiều loàithủy sản có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu AnGiang đang đa dạng hóa ngành nuôi hồng thủy sản, bằng cách kết họp với cácTrung tâm nghiên cứu và phát triển giống thủy sản trong tỉnh cùng với các Viện,trường Đại học Từ đó, nhiều mô hình nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao nhưlươn đồng, cá lăng nha đuôi đỏ, cá linh ống, ngày càng phát triển, phổ biến có
mô hình nuôi lươn đồng được phát triển rộng rãi các huyện trong tỉnh
Hiện nay, An Giang là một trong số các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cóphong trào nuôi lươn trong bể bạt cao su phát triển mạnh, theo thống kê bìnhquân mỗi năm toàn tỉnh An Giang có diện tích bể lót ni lon gàn 110.000 m2 Đây
là mô hình phù họp với điều kiện kinh tế của nông hộ, tận dụng được thời giannhàn rỗi của lao động nông thôn, hiệu quả kinh tế mang lại khá cao Nhiều huyệntrong tỉnh đang phát triển mô hình nuôi lươn, trong đó huyện Thoại Sơn là huyện
có phong trào nuôi lươn khá phát triển Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao su ở huyện Thoại Sơn, tính An Giang” để tìm hiểu rõ thực trạng mô hình, cũng như hiệu quả kinh
Trang 13tế mang lại cho nông hộ, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển mô hình trongthời gian sắp tới là cần thiết.
1.2 MUC TIÊU NGHIÊN cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất luơn trong bể bạt cao su ởhuyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệuquả kinh tế cho nông hộ nuôi luơn
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung của đề tài, tác giả đề ra một số mục tiêu cụ thể sau đây:(1) Phân tích thực trạng sản xuất mô hình nuôi luơn trong bể bạt cao su ởhuyện Thoại Sơn - An Giang
(2) Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi luơn trong bể bạt sao su ởhuyện Thoại Sơn - An Giang
(3) Từ kết quả phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôiluơn trong bể bạt cao su ở huyện Thoại Sơn - An Giang, tác giả đề xuất một sốgiải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho hộ nuôi luơn
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Các mục tiêu nghiên cứu đua ra cần đuợc giải quyết Trong quá trìnhnghiên cứu, tác giả cần trả lời các câu hỏi sau:
(1) Thực trạng sản xuất lươn trong bể bạt cao su ở huyện Thoại Sơn - AnGiang trong thời gian qua như thế nào?
(2) Mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao su đem lại hiệu quả kinh tế chonông hộ ở địa bàn ra sao?
(3) Giải pháp nào nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ sản xuất lươntrong thời gian tới?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN cứu
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Trang 14Luận vãn tốt nghiệp
Do hạn hẹp về thời gian và khả năng thực hiện nên đề tài phân tích hiệuquả kinh tế của mô hình nuôi luơn trong bể bạt sao su ở huyện Thoại Sơn - AnGiang chỉ tập trung trung nghiên cứu mô hình nuôi luơn tại 4 xã là Phú Thuận,Tây Phú, An Bình, Vĩnh Chánh Đây là 4 xã điển hình cho mô hình nghiên cứu,
do có diện tích và số hộ nuôi luơn trong bể bạt chiếm số luợng lớn ở huyện
1.4.2 Thòi gian nghiên cứu
Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp của trong thời gian từ năm 2008 - 2010
và các số liệu sơ cấp được phỏng vấn trực tiếp nông hộ tại địa bàn nghiên cứutrong tháng 03/2011
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ nuôi lươn trong bể bạt cao su ở huyện Thoại Sơn, tập trung ở
4 xã là An Bình, Phú Thuận, Tây Phú, Vĩnh Chánh
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
- Nguyễn Văn Hải, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, trường Đại
học Cần Thơ năm 2008, với nghiên cứu “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra trong ao ở tình Đồng Tháp và Bốn TreMục tiêu của đề tài là
phân tích thực trạng sản xuất cá tra thịt ở 2 tỉnh, đánh giá hiệu quả sản xuất của môhình, phân tích những thuận lợi của mô hình và các rào cản trong quá trình sảnxuất nhằm đề xuất những giải pháp thích họp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất vàthu nhập cho hộ nuôi cá, nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập từ 70 hộnuôi cá tra trong ao ở 2 tỉnh Đồng Tháp và Bến Tre Tác giả đã sử dụng phươngpháp thống kê mô tả để phản ánh thực trạng sản xuất cá tra ở 2 tỉnh, kết họp vớiphương pháp phân tích lợi ích - chi phí (CBA) nhằm xác định các chi phí trungbình của mô hình, cũng như lợi nhuận trung bình mà nông hộ đạt được trên 1 hanuôi cá tra Bên cạnh, phương pháp tương quan đa biến cũng được sử dụng, vớimục đích là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của môhình Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất phụ thuộc vào kích cỡ bình quângiống cá thả nuôi, mật độ nuôi, chi phí sên vét, chi phí thức ăn, chí phí cố định, vàchi phí thuốc, hóa chất trong đó kích cỡ bình quân giống cá thả nuôi là yếu tố cóảnh hưởng mạnh đến năng xuất so với các yếu tố khác; mật độ nuôi, số đợt nuôi,
Trang 15chi phí lao động nhà, kích cỡ bình quân cá thịt khi bán và tỷ lệ sống của cá giống
là các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ nuôi cá tra trong ao ở 2 tỉnhĐồng Tháp và Ben Tre
- Trần Đình Nguyên, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường Đại
học Cần Thơ năm 2009, với nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá tra tại Q.Thổt Nốt, Tp.cần ThơMục tiêu nghiên cứu của đề tài
là phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi cá trathịt khác nhau nhằm tìm ra mô hình tối ưu nhất cho nông hộ nuôi cá tra tạiQ.Thốt Nốt, Tp.cần Thơ, cỡ mẫu nghiên cứu là 109 mẫu được thu thập tạiQ.Thốt Nốt Bằng việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tác giả đã phản ánhđược thực trạng sản xuất và tiêu thụ cá tra thịt ở Q.Thốt Nốt, kết họp với phươngpháp hồi quy tuyến tính nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
tế của nông hộ nuôi cá tra Kết quả nghiên cứu cho thấy, chi phí thức ăn, tỷ lệchuyển đổi thức ăn, sản lượng thu hoạch là các biến có ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu quả kinh tế của các nông hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nốt, Tp.cần Thơ
- Trương Minh Thiên, luận vãn tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường Đại
học Cần Thơ năm 2009, với nghiên cứu “Phân tích hiệu quả chăn nuôi và các yếu tổ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi vịt đẻ ở huyện Tri Tôn - An Giang”, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng về hiệu quả sản xuất
chăn nuôi vịt của hộ nông dân Đe tài sử dụng phương pháp lợi ích - chi phí, một
số chỉ tiêu tài chính có liên quan để phân tích hiệu quả sản xuất của hộ và tìm hiểutình hình thu nhập của nông hộ, làm cơ sở đưa ra những giải pháp nâng cao hiệuquả sản xuất, thu nhập của hộ góp phần phát triển sản xuất, ổn định kinh tế xã hộicủa vùng Các số liệu sơ cấp được phỏng vấn trực tiếp từ 50 hộ nuôi vịt đẻ đượcnghiên cứu tại huyện Tri Tôn - An Giang Bằng phương pháp thống kê mô tả, tácgiả đã phản ánh được thực trạng ngành chăn nuôi vịt của nông hộ tại huyện TriTôn Kết họp với việc sử dụng phương pháp phân tích lợi ích - chi phí (CBA) đểthấy rõ hiệu quả sản xuất chăn nuôi vịt của nông hộ từ những chi phí, lợi nhuận đạtđược từ mô hình này Cuối cùng, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính
để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ Kết quả chạy hàmtuyến tính cho thấy, ảnh hưởng của dịch cúm, hình thức nuôi và quy mô nuôi là
Trang 16Luận vãn tốt nghiệp
các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông hộ nuôi vịt đẻ ở huyện TriTôn, tỉnh An Giang
- Trương Hồng Thanh, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường
Đại học Cần Thơ năm 2010, với nghiên cứu “Phân tích tình hình sản xuất dưa hấu ở xã Mỹ Khánh” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là, phân tích tình hình
sản xuất dưa hấu tại xã Mỹ Khánh và đề xuất những giải pháp để nâng caohiệu quả sản xuất dưa hấu cho nông hộ tại địa phương, cỡ mẫu nghiên cứu là 32mẫu nông hộ sản xuất dưa hấu ở xã Mỹ Khánh Tác giả sử dụng phương phápthống kê mô tả để phân tích thực trạng sản xuất của hộ nông dân trồng dưa hấu.Bên cạnh, phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính cũng được sử dụng đểphân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ sảnxuất dưa hấu tại xã Mỹ Khánh Kết quả chạy hàm hồi quy tuyến tính cho thấy,các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất là kinh nghiệm, trình độ học vấn, diện tíchđất sản xuất dưa hấu, tổng chi phí và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận lànăng suất, đơn giá bán, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí nông dược, chiphí màng phủ, chi phí lao động
- Nguyễn Thị Hồng Điệp, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế trường
Đại học Cần Thơ năm 2007, đề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà thịt công nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre” Mục tiêu
nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà thịt côngnghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, từ đó tìm ra giải pháp hữu hiệu gópphàn nâng cao hiệu quả chăn nuôi, với cỡ mẫu nghiên cứu là 30 mẫu Tác giả sửdụng phương pháp thống kê mô tả, nhằm mô tả tình hình chung của các hộ nuôi gàthịt Bên cạnh, phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính cũng được sử dụng nhằmtìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người chăn nuôi Kết quả chạy hàmhồi quy tuyến tính cho thấy rằng, chi phí chuồng trại, chi phí công cụ dụng cụ, chiphí giống, chi phí thức ăn và chi phí lao động nhà là các nhân tố ảnh hưởng đếnthu nhập của nông hộ
- Nguyễn Thị Thanh Tâm, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kinh tếtrường Đại học càn Thơ năm 2007, đề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà cho nông hộ tại thành phổ cần Thơ”, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là
Trang 17phân tích hiệu quả chăn nuôi gà và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả sản xuất cho nông hộ tại Thành phố cần Thơ, với cỡ mẫu nghiên cứu là
54 nông hộ nuôi gà tại thành phố cần Thơ Tác giả sử dụng phương pháp thống
kê mô tả để thực hiện so sánh, giữa chi phí mà nông hộ nuôi gà sử dụng trongviệc chăn nuôi với doanh thu, lợi nhuận (lợi ích) mà nông hộ nuôi nhận đượcsau mỗi vụ chăn nuôi, nhằm tìm ra được sự lựa chọn tối ưu cho việc chăn nuôi,kết hợp với phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để phân tích những nhân
tố ảnh hưởng lợi nhuận của nông hộ Kết quả chạy hàm hồi quy tuyến tính chothấy, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ nuôi gà là phương thứcnuôi, tỷ lệ hao hụt, số lượng gà được nuôi, trình độ của người nuôi và độ tuổicủa chủ hộ
Qua lược khảo các tài liệu trên, tác giả đã tiếp thu và học hỏi được cáchxây dựng, phân tích và trình bày nghiên cứu một cách khoa học Bên cạnh, tácgiả đã vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và năng suất của các lượckhảo tài liệu trên để đưa vào những biến thích hợp với đề tài mà tác giả đangnghiên cứu Ngoài ra, tác giả cũng đưa thêm vào các biến hay yếu tố phù hợp vớitình hình nghiên cứu thực tế của đề tài nghiên cứu
Trang 18Luận vãn tốt nghiệp
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
•
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Giói thiệu về đối tượng nghiên cứu
2.1.1.1 Giói thiệu về lu' 0 'n đồng
Lươn đồng có tên tiếng Anh là Rice Eel hay Asian Swamp Eel, sinh sốngchủ yếu trong các ao hồ, sông rạch, ruộng lúa và các vùng cửa sông Lươn đồng
có khả năng chịu đựng khô hạn bằng cách sống chui rút vào đất ẩm và sống ở đócho hết mùa khô nhờ cơ quan hô hấp phụ Bên cạnh, lươn đồng có đặc tính làchui rút dưới bùn và làm hang dưới đáy ao Hang lươn thường không cố định và
có thể sâu đến 1,5 m
Lươn đồng có hình thái cấu tạo là thân bóng, trơn nhẵn thon dài, đuôinhọn, không có vẩy, mõm tròn, đầu tròn cao hơn thân và đặc biệt là thân lươn cónhiều chất nhờn Đây là loài có hiện tượng sinh sản lưỡng tính và sinh sản chủyếu vào tháng 5 - tháng 6 âm lịch hằng năm Lươn đồng thường chọn những nơiđất sét pha thịt, như bờ ruộng, bờ ao, ven kênh mương để sinh sản Lươn đồngtìm thức ăn nhờ khứu giác và sống ở nơi có nhiệt độ thích hợp là 22°c - 25°c.
Thức ăn chính của lươn là các động vật có chất tanh, như ốc, cá con, giun, những động vật trên cạn gần mép nước Đặc biệt, khi lượng thức ăn không đủ thìlươn có thể ăn thịt lẫn nhau
2.1.1.2 Kỹ thuật nuôi lưon trong bể bạt
a Phương pháp thuần dưỡng lưon
Nhằm hạn chế tỷ lệ hao hụt lươn giống và bệnh phát sinh, trước khi thảlươn giống vào bể nuôi lươn thương phẩm cần thực hiên việc thuần dưỡng lươntrước, nên thực hiện như sau:
Trang 19- Nên có nhiều bể thuần dưỡng để có thể chứa nhiều cỡ lươn khác nhau.
Bể thuần dưỡng đặt nơi thoáng mát và yên tĩnh, tránh ánh nắng trực tiếp (đặt ởchổ có bóng râm hoặc có mái che)
- Lươn thu gom về phải xử lý qua nước muối từ 2% - 3% tương đương vớinồng độ 200 - 300 gram/10 lít nước, trong thời gian 2-3 phút tùy theo biểu hiệncủa lươn, sau đó đưa vào bể thuần dưỡng
- Trong 2-3 ngày đầu không cho lươn ăn tạo điều kiện thích nghi với môitrường nuôi nhốt Mật độ thuần dưỡng 2 kg - 4 kg/m2 Mức nước trong bể khôngquá 20 cm và bố trí giá thể để cho lươn trú ẩn
- Tuỳ thuộc vào quá trình thuần dưỡng mà nông hộ có biện pháp xử lýnước, cụ thể thay nước 2-3 lần/ngày cho bể nuôi do nước bị nhiễm bẩn bởi chấtthải của lươn tiết ra Ngoài ra, nông hộ nên có một bể chứa nước để thay nướccho lươn lúc cần thiết
- Sau 1 tuần cho ăn một ít trùn hoặc một số loại thức ăn mà lươn ưa thích.Theo dõi hoạt động và cách bắt mồi của lươn để phòng trị bệnh kịp thời Quátrình thuần dưỡng lươn giống khoảng 1 0 - 1 5 ngày, thì có thể cho lươn vào bểnuôi lươn thương phẩm
b Xây dựng bể lót bạt
- Thiết kế bể nuôi: Be nổi có thể giữ nhiệt độ ổn định và phòng tránhkhông cho lươn thoát ra ngoài Diện tích bể nuôi từ 10 m2 - 60 m2 là thích họpnhất, khung bể được làm cây ữàm và tre, chiều cao 1 m và đáy bể phải đàm nện
kỹ sau đó lót cao su, lưới để tránh lươn bò đi
- Bố trí đất ừong bể nuôi: Đáy bể bạt có phủ một lớp đất thịt pha sét chiếm
từ 50% - 70% diện tích bể, bề cao lớp đất từ 0,5 m - 0,8 m
- Cách cải tạo đất: Loại đất thích hợp nhất để lót bể nuôi lươn là đất thịtpha sét hoặc đất sét Đất trước khi đưa vào bể nuôi nên được cải tạo bằng việcbón vôi với liều lượng 2 kg vôi/m3 đất, sau đó cho nước vào ngâm từ 2 - 3 ngày
và tháo nước bỏ Mực nước thích họp là từ 20 - 30 cm, mức nước sâu quá ảnhhưởng đến sức tăng trưởng của lươn
Trang 20Luận vãn tốt nghiệp
c Thức ăn
Lươn là loại ăn tạp nên nông hộ có thể sử dụng nhiều loại thức ăn để nuôilươn Tuy nhiên, thức ăn chính của lươn là các loài động vật như ốc, cá tạp,giun, thường giúp lươn lớn nhanh hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật Thức ăn
sử dụng cho lươn phải tươi và có chất lượng ổn định
Có thể sử dụng các loại thức ăn cho gia cầm để nuôi lươn hoặc tự phối chếthức ăn đơn giản như: cám nhuyễn 64%, bột cá lạt 35%, thêm 1% gồm có ADEbột gòn Trộn đều các loại, cho vào máy ép đùn thủ công để tạo thành thức ănviên, phơi khô (viên thức ăn lớn hay nhỏ tùy theo kích thước của lươn)
d Chăm sóc và quản lý
- Cách cho lươn ăn
+ Tuyệt đối không cho ăn thức ăn thối, không để thức ăn thừa (lươn rấttham ăn nên dễ bị bội thực), nhiệt độ cao cho ăn số lượng nhiều hơn Lúc đầu cholươn ăn khoảng 1% - 2%, sau đó khẩu phần tăng dần lên 5% - 8% trọng lượnglươn, tuỳ thuộc vào khả năng bắt mồi của lươn mà có thể điều chỉnh lượng thức
ăn một cách họp lý Không nên cho tất cả lượng thức ăn dồn vào một làn và nênchia theo nhiều làn Thức ăn nên rải đều (đặc biệt gàn khu vực cù lao là nơi lươntrú ẩn) để lươn có cơ hội ăn được nhiều hơn
+ Ban đầu cho ă n t ừ l 5 h - 1 7 h chiều, sau khi lươn đã quen có thể cho
ăn sớm dần và tập thành cho ăn ban ngày, chỗ cho ăn phải cố định, sàn cho ănbằng gỗ hoặc tre, sàn làm bằng lưới rây hoặc rổ thưa Kiểm tra và vớt bỏ thức ănthừa 1 giờ - 2 giờ sau khi cho lươn ăn
- Quản lý môi trường bể nuôi
+ Giữ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm Khi nước quá bẩn thì nửa
thân trước của lươn thẳng đứng trong nước, đầu nhô lên mặt nước để thở Khi cóhiện tượng này, phải nhanh chóng thay nước mới Để phòng tránh nước nhiễmbẩn khoảng 2-3 ngày thay nước 1 làn, thay tối đa 70% lượng nước nuôi
+ Giữ nhiệt độ ổn định: Mức nước trong bể nuôi chỉ cao từ 20 - 30 cm,trong bể nuôi có thể thả một ít lục bình, rau mác, rau dừa hoặc cỏ tạo điều kiện
Trang 21sinh thái giống như tự nhiên làm nơi trú ẩn cho lươn; xung quanh ao có bóngrâm, hoặc có giàn lưới để che mát giảm bớt nhiệt độ nước ao và hạn chế lá câyrụng vào bể nuôi.
e Thu hoach
- Tùy theo kích thước thả mà quyết định thời gian thu hoạch họp lý.Thông thường, cỡ lươn giống thả thích họp từ 40 - 50 con/kg thì mật độ thảkhông nên thả quá dày, tmng bình 1 kg - 1,5 kg/m2 Sau thời gian nuôi lươntrong bể từ 5 - 6 tháng, trọng lượng lươn có thể đạt được từ 150 - 220 g/con
- Rút cạn nước, dọn sạch cỏ lục bình trong bể nuôi và cần có đội ngũ laođộng khỏe để chuyển bớt đất trong bể ra ngoài Sau đó tiếp tục chuyển đất sangmột góc bể, lươn gom về góc bể trống và có thể được thu gom dễ dàng Năngsuất lươn nuôi trong bể đạt từ 4 - 8 kg/m2/vụ
2.1.1.3 Một số bệnh thường gặp khi nuôi lươn trong bể
a Bệnh sốc môi trường
Do nuôi với mật dày, dịch nhầy lươn tiết ra, lên men, nhiệt độ nước tănglên hàm lượng oxy giảm Triệu chứng là lươn bị xáo động trong bể, quấn quítvào nhau, dịch nhày tiết vào trong nước, độ nhớt của nước tăng lên, đầu lươnsưng phồng to, lươn chết hàng loạt
Cách chữa trị là giảm mật độ nuôi bằng việc san thưa, thay nước Sử dụngdây ni lon treo làm giá thể đề phòng lươn cuốn vào nhau, đảm bảo tốt chất lượngnước Khi phát hiện bệnh có thể dùng các sản phẩm có nguồn gốc i-ôt hoặc cótính sát trùng để ngâm tắm
b Bệnh đóng dấu
Thường bệnh nầy chỉ xảy ra khi lươn bị sây sát, khi đó các vi khuẩn, kýsinh trùng sẽ bám vào chỗ sây sát mà sinh sống và phát triển dàn thành những vếtloét lớn hơn Lúc này trên mình lươn xuất hiện nhiều vết hình tròn hay bầu dụcmàu đỏ xen lẫn với các vùng da bị dập nát Nếu bị bệnh nặng thì đuôi lươn bịrụng đi, bơi lội khó khăn, đầu lươn thường ngóc lên khỏi mặt nước để thở, mệtmỏi, yếu dần rồi chết
Trang 22Luận vãn tốt nghiệp
Ngoài sử dụng Cenplex Cu để tắm lươn, có thể dùng thuốc trộn vào thức ăncho lươn ăn liên tục 5 ngày, như Vime-fenfish 500 với liều dùng 1 1ÍƯ2,5 tấnlươn hoặc dùng Sulíamidine 0,5 gr/50 kg lươn
c Bệnh tuyến trùng
Bệnh này do ký sinh trùng đường ruột gây nên Nếu bị ký sinh với khốilượng lớn, ruột lươn sưng đỏ, rối loạn tiêu hoá, hậu môn sưng, lươn hoạt độngyếu ớt, kiệt sức và chết Cách trị bệnh là sử dụng sản phẩm xổ sán lãi như Vime -Clean 1 kg/4 tấn lươn, cho ăn liên tục 3 ngày
d Bệnh nấm thủy mi
Bệnh này còn gọi là bệnh nấm nước hay bệnh bọ gòn Bệnh do nấm kí sinh,những sợi nấm bám chặt vào da lươn hút chất dinh dưỡng, làm lươn mất máu yếudần rồi chết Có thể thấy nấm là những đốm trắng giống như bông gòn Bệnhthường xảy ra vào mùa lạnh
Cách trị bệnh cho lươn là xử lý nước bằng Cenplex Cu Liều dùng khoảng
10 gram/m3 nước trong bể nuôi lươn Xử lý làn đầu nấm sẽ rơi rụng ra, liên tụcvài lần nữa lươn sẽ dần liền vết ghẻ
e Bênh đĩa
Bệnh này do đĩa bám vào phần đầu lươn, chúng phá hoại mô bì hút máulươn khiến cho vi trùng xâm nhập gây viêm nhiễm, lươn yếu, kém ăn DùngCenplex Cu, liều lượng từ 5 - 10 gram/m3 nước trong bể nuôi lươn Liên tục vàilần sẽ dần liền các vết viêm nhiễm
2.1.2 Một số khái niệm và thuật ngữ kỉnh tế
2.1.2.1 Khái niệm nông hộ
Nông hộ là hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, hoặc kết họp làm nhiều nghề trong đó sửdụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để phục vụ sản xuất kinhdoanh Nông hộ cũng là gia đình sống bằng nghề nông có những nét đặc trưngriêng, thực hiện nhiều chức năng và có một cơ chế vận hành khá đặt biệt không
Trang 23giống như những đơn vị kinh tế khác như có sự thống nhất chặt chẽ giữa sở hữu
và quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, phân phối và tiêu dùng
2.I.I.2 Đặc trưng của nông hộ
- Đặc trưng đầu tiên của nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sởhữu, quản lí và sử dụng các yếu tố sản xuất Ngoài ra, nông hộ còn có sự thốngnhất giữa các quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng
- Đặc trưng kế tiếp của nông hộ là đặc trưng về hình thức sở hữu Nông
hộ có hình thức sở hữu chung, trong đó các thành viên trong nông hộ có sự bìnhđẳng ữong việc sở hữu quản lí và sử dụng tài sản
- Bên cạnh, nông hộ còn dựa trên một cơ sở kinh tế chung là mỗi thành viênđều có nghĩa vụ và trách nhiệm, đều có ý thức đóng góp làm tăng quỹ thu nhập của
hộ đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi thành viên trong nông hộ
- Cuối cùng, nông hộ là một đơn vị kinh tế vừa sản xuất vừa tiêu dùng Đơn
vị tiêu dùng của hộ xét cả khía cạnh tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho cánhân của hộ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của hộ và của xã hội nói chung
2.1.1.3 Khái niệm kỉnh tế nông hộ
Nông hộ tiến hành các hoạt động sản xuất như nông - lâm - ngư nghiệp
để phục vụ cuộc sống, được gọi là kinh tế hộ gia đình Kinh tế hộ gia đình là loạihình sản xuất có hiệu quả nhất về kinh tế - xã hội Kinh tế hộ gia đình tồn tại,phát triển lâu dài và có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa - hiệnđại hóa sản xuất nông nghiệp, nông thôn Ngày nay, kinh tế hộ gia đình pháttriển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng và giá trị ngày càng cao,góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, cải thiện mọi mặt đời sống, cungcấp sản phẩm cho ngành công nghiệp và xuất khẩu Đồng thời, quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế được thực hiện ngay từ kinh tế nông hộ
Bên cạnh, kinh tế nông hộ luôn gắn liền và chịu tác động mạnh mẽ củanhững yếu tố và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, của mỗi địa phương, mỗi
Trang 24Luận vãn tốt nghiệp
vùng lãnh thổ Sự khác nhau về đất đai, khí hậu, môi trường sinh thái cũng như
về dân cư dân tộc, trình độ sản xuất và tập quán sinh sống giữa các vùng vừatạo ra tính đa dạng trong kinh tế nông hộ đồng thời cũng tạo ra những nét khácbiệt và đặc thù về cả qui mô, cấu trúc lẫn phương thức và trình độ phát triển
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất
2.1.3.1 Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả theo nghĩa kinh tế, là mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khanhiếm với đầu ra hàng hoá và dịch vụ, có thể được đo lường theo hiện vật gọi làhiệu quả kỹ thuật, hoặc theo chi phí gọi là hiệu quả kinh tế Hiệu quả bao gồm 3yếu tố là không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sảnxuất để đáp ứng nhu cầu của con người
Tiêu chí về hiệu quả thực ra là giá trị, có nghĩa là khi sự thay đổi làm tănggiá trị thì sự thay đổi đó có giá trị và ngược lại thì sẽ không có hiệu quả Hayhiệu quả kinh tế là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa kết quả lượng sản phẩmtiêu thụ được với lượng vốn bỏ ra
2.1.3.2 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
- Tổng chi phí là tổng sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh
doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kếtquả kinh doanh nhất định Là chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất củachủ cơ sở nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận
Tổng chỉ phí = Chỉ phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác
- Tổng doanh thu là tổng các khoản thu nhập của nông hộ từ hoạt động
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Tổng doanh thu = Năng suất * Đơn giá * Đơn vị diện tích
- Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí bỏ ra
để sản xuất sản phẩm
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
- Lợi nhuận/Doanh thu: chỉ số này cho biết, trong một đồng doanh thu
mà nông hộ có được sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận trong đó
Trang 25- Lợi nhuận/Chi phí: là chỉ số phản ánh tỷ suất lợi nhuận, chỉ số này nói
lên một đồng chi phí bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợinhuận trong đó
- Doanh thu/Chỉ phí: là tỷ số cho biết, khi nông hộ đầu tư một đồng chi
phí vào sản xuất thì thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Theo thông tin nhận được từ trạm Khuyến nông và phòng Nông nghiệphuyện Thoại Sơn, mô hình nuôi lươn trong bể bạt cao su đang phát triển ở nhiều
xã trong huyện Tuy nhiên, số nông hộ có diện tích lớn và tập trung nhiều nông
hộ sản xuất lươn trên địa bàn thì có 4 xã là Phú Thuận, Tây Phú, An Bình, VĩnhChánh Vì vậy, luận văn chọn các xã trên làm địa điểm để thu thập số liệu điều
ữa nghiên cứu
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng cả số liệu sơ cấp và thứ cấp để giải quyết mục tiêu đề ra, cụthể các số liệu được thu thập như sau:
- Số liệu thứ cấp: các số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội từ
niên giám thống kê huyện Thoại Sơn, các báo cáo về tình hình phát triển nôngnghiệp được thu thập từ Phòng Nông nghiệp và Trạm Khuyến nông huyện ThoạiSơn, các trang web, tạp chí,
- Số liệu sơ cấp: Các số liệu sơ cấp được thu thập như sau:
Phương pháp chọn mẫu ừong đề tài là phương pháp phân tàng ngẫu nhiên
Cỡ mẫu được chọn để phục vụ cho việc nghiên cứu là 50 nông hộ sản xuất lươntrong số 114 nông hộ sản xuất lươn trên địa bàn huyện, với tỷ lệ mẫu đạt 43,86%trong tổng thể nghiên cứu Từ đó, rút ra được các kết quả chung cho tổng thể.Cách thu thập số liệu là phỏng vấn trực tiếp tại nhà nông hộ nuôi lươn và đượcthực hiện qua 3 bước:
- Bước 1: Việc đầu tiên của quá trình phỏng vấn là liên hệ địa điểm điềutra để chọn vùng nghiên cứu Nhờ vào sự đóng góp ý kiến và hướng dẫn của cán
Trang 26Nguồn: Kết quả tác giả điều tra tại địa bàn, 03/2011
Nội dung thông tin thu thập bao gồm: (1) Thông tin tổng quát về đặc diểmnguồn lực sản xuất của nông hộ (số nhân khẩu, trình độ học vấn, kinh nghiệm sảnxuất, ); (2) Các tiêu chí liên quan đến hiệu quả sản xuất (chi phí, giá bán, sảnlượng, ); (3) Thông tin về thị trường đầu ra và đầu vào của sản phẩm; (4) Thamkhảo ý kiến của nông hộ về thuận lợi và khó khăn của mô hình
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Đối vói mục tiêu 1: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kết
họp với so sánh số tương đối và số tuyệt đối để phản ánh thực trạng mô hình nuôilươn trong bể bạt cao su ở huyện Thoại Sơn - An Giang
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp mô tả dữ liệu bằng các
phép tính, chỉ số thống kê thông thường và các phương pháp có liên quan đếnviệc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khácnhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, nhu số trung bình
Trang 27(mean), số trung vị (median), phương sai (variance) và độ lệch chuẩn (Standard deviation), cho các biến số liên tục, tỷ số (proportion) và các biến số không liên tục.
Sỗ tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng hoặc
của quá trình kinh tế- xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể sốtuyệt đối dùng để đánh giá và phân tích thống kê, là căn cứ không thể thiếu đượctrong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, tính toán các mặt cân đối,nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế- xã hội là cơ sở để tính toán các chỉ tiêutương đối và bình quân Có 2 loại số tuyệt đối: số tuyệt đối thời kì và số tuyệtđối thời điểm
Số tương đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 chỉ tiêu thống
kê cùng loại, nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian, hoặc giữa 2 chỉtiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau, số tương đối có thể biểu hiện bằng sốlàn, số phàn trăm (%)
- Đối với mục tiêu 2: Để phân tích hiệu quả của mô hình nuôi lươn trong
bể bạt sao su, tác giả sử dụng phương pháp phân tích lợi ích - chi phí (CBA) đểđánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình Bên cạnh đó, hàm hồi quy tuyến tínhcũng được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợinhuận của nông hộ sản xuất lươn
Phân tích lợi ích - chỉ phí (CBA) là một kĩ thuật phân tích, để đi đến
quyết định xem có nên tiến hành các dự án đã triển khai hay không, hay hiện tại
có nên cho triển khai các dự án đã được đề xuất hay không Phân tích lợi ích chi phí cũng được dùng để đưa ra quyết định, lựa chọn giữa hai hay nhiều đềxuất dự án loại trừ lẫn nhau Hay phân tích lợi ích - chi phí, là một phương phápđánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sựlựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội
-Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực sự mà xã hội cóđược từ một phương án, cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ
bỏ để đạt được lợi ích đó Theo cách này, đây là phương pháp ước tính sự đánhđổi thực giữa các phương án, và nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọn
Trang 28Luận vãn tốt nghiệp
ưu tiên kinh tế của mình Bên cạnh, phân tích lợi ích - chi phí là một khuôn khổnhằm tổ chức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xácđịnh các giá trị kinh tế có liên quan, và xếp hạng các phương án dựa vào tiêu chígiá trị kinh tế Vì thế, phân tích lợi ích - chi phí là một phương thức để thực hiện
sự lựa chọn chứ không chỉ là một phương pháp để đánh giá sự ưa thích
Tiến hành phân tích lợi ích - chi phí, thông qua việc gắn giá trị tiền tệ chomỗi một đầu vào cũng như đầu ra của dự án Sau đó, so sánh các giá trị của cácđầu vào và các đầu ra Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơnchi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai
Trong quá trình phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi lươn trong
bể bạt cao su, tác giả chủ yếu chỉ dựa vào doanh thu của mô hình và chi phítrong toàn bộ quá trình nuôi, để phân tính lợi ích chung của mô hình đối vớinông hộ, không phân tích nhiều đến lợi ích và chi phí xã hội khác
Lợi ích = Doanh thu - Chi phí > 0 —► Có hiệu quả
Phương pháp hồi quy tuyến tính là phương pháp dùng để dự đoán, ước
lượng giá trị của một biến (được gọi là biến dự báo hay biến phụ thuộc) theo giátrị của một hay nhiều biến khác (được gọi là biến dùng để dự báo, biến độc lập,biến mô tả) Mô hình tổng quát hàm hồi quy tuyến tính có dạng:
Yi = (Xo+ cqXu + «2X21 + a3X3i + (X4X4Ì + (X5X5Ì + +
= f(Xu, X21, ,x u ) + Ui
Ký hiệu Xiá biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ k tại quan sát thứ i Các
hệ số a là các tham số chưa biết và thành phàn Ui là các biến độc lập ngẫu nhiên
có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai giống nhau ơ2 và độc lậpvới nhau Các tham số a o, a 1, , a k được tính toán bằng phần mềm SPSS Kếtquả chạy ra từ phần mềm SPSS có các thông số sau:
+ Hệ số tương quan bội (R), nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa biến phụthuộc Y và các biến độc lập X R càng lớn mối quan hệ càng chặt chẽ
Trang 29+ Hệ số xác định (R2 - R square), chỉ ra tỷ lệ biến động của biến phụthuộc Y được giải thích bởi các biến độc lập X.
+ Adjusted R square: Hệ số xác định đã được điều chỉnh dùng để trắcnghiệm xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không Khi thêm vào một biến
mà R2 tăng lên thì chúng ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy
+ Standar eưor: Sai số cả phương trình
+ ss (Sum of Square): Tổng bình phương
+ SSR (Regression Sum of Square): Tổng bình phương hồi quy, là đạilượng biến động của Y được giải thích bởi đường hồi quy
+ SSE (Eưor Sum of Square): Phần biến động còn lại (còn gọi là số dư),
là đại lượng biến động tổng gộp của các nguồn biến động, do các nhân tố khácgây ra mà không hiện diện trong mô hình hồi quy và phần biến động ngẫu nhiên
+ SST (Total Sum of Square): Tổng biến động của Y, SST = SSR + SSE+ MS (mean square): Tmng bình bình phương
+ Tỷ số F = MRS/MSE, dùng để so sánh với F trong bảng phân phối Fvới mức ý nghĩa a Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hìnhhồi quy, F càng lớn mô hình hồi quy càng có ý nghĩa khi đó Sig F càng nhỏ.Thay vì tra bảng F, Sig F cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khiSig F nhỏ hơn mức ý nghĩa a nào đó và giá trị Sig F cũng là cơ sở quyết địnhbác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0 trong kiểm định Nói chung, F càng lớn khảnăng bác bỏ H0 càng cao
- Đối vói mục tiêu 3: Sử dụng kết quả phân tích và đánh giá ở các mục
tiêu trên, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình và nâng cao hiệu quảkinh tế cho nông hộ nuôi lươn
Trang 30Luận vãn tốt nghiệp
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN cứu3.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN Tự NHIÊN
Thoại Sơn là một huyện thuộc tỉnh An Giang nằm về phía Đông Nam củavùng tứ giác Long Xuyên có vĩ độ Bắc từ 10°11 đến 11°22 và kinh độ Đông từ105°6 đến 105°27 Huyện có diện tích đất tự nhiên là 46.885,52 ha, trong đó có41.261,22 ha đất sản xuất nông nghiệp Hiện nay, huyện có diện tích đất trồnglúa là 39.090,05 ha, là một trong các huyện trọng điểm về sản xuất lương thựccủa tỉnh An Giang, với diện tích và sản lượng thuộc loại cao nhất tỉnh HuyệnThoại Sơn có vị trí địa lý như sau:
Trang 31Hình 3.1:Bản đồ hánh chính tỉnh An Giang
- Phía Bắc huyện Thoại Sơn giáp với huyện Châu Thành,
- Phía Tây huyện Thoại Sơn Bắc giáp với huyện Tri Tôn
- Phía Đông huyện Thoại Sơn giáp với Tp Long Xuyên
- Phía Nam huyện Thoại Sơn giáp với quận Thốt Nốt (Tp cần Thơ)
- Phía Tây và Tây Nam huyện Thoại Sơn giáp với huyện Tân Hiệp vàhuyện Hòn Đất (Kiên Giang)
Huyện Thoại Sơn có khí hậu nhiệt đới gỉố mùa tạo thành hai mùa nắngmưa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hằng năm là 28,6° c Ngoài địa hình là đồng bằngbằng phảng rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp do hằng năm được bồi đắpphù sa màu mỡ bởi sông Hậu, tập trung chủ yếu ở các Xã phía Đông và phía Namcủa huyện Tuy nhiên, các xã phía Bắc của huyện đất đai vẫn còn nhiễm phènnên gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đất triền núi trồng cây ẩntrái và hoa màu canh tác chưa nhiều nên diện tích sản xuất vẫn còn khiêm tốn sovới tiềm năng sẵn có của huyện Bên cạnh, huyện Thoại Sơn còn cố nhiều ngọnnúi trong đó có núi Sập và núi Ba Thê có đá granit, là loại đá xây dựng, phục vụ
Trang 32Luận vãn tốt nghiệp
Ngày nay, Thoại Som có kênh rạch chằng chịt, dân cư phân bố theo cáctuyến sông thiên nhiên và kênh rạch do dân cư đào để tạo nguồn thủy lợi cải tạođất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Huyện Thoại Sơn hiện có 3 thị trấn là: thịtrấn Núi Sập, thị trấn Ốc Eo, thị trấn Phú Hòa và 14 xã là: xã Bình Thành, xã MỹPhú Đông, xã Thoại Giang, xã Vĩnh Phú, xã Vọng Thê, xã Định Mỹ, xã PhúThuận, xã Vĩnh Chánh, xã Vĩnh Trạch, xã Định Thành, xã Tây Phú, xã VĩnhKhánh và xã Vọng Đông
3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HÔI
3.2.1 Lĩnh vưc kinh tế
3.2.1.1 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 530,259 tỷ đồngchiếm 7,88% trong tổng GDP của toàn huyện năm 2010, chủ yếu là công nghiệpchế biến, công nghiệp khai thác đá, ngành công nghiệp sản xuất và phân phốinước, trong đó ngành công nghiệp chế biến thì sản xuất thực phẩm như bánh kẹo,thủy sản và đồ uống chiếm gàn 80% giá trị của ngành với gàn 400 tỷ đồng Đặcbiệt, cụm công nghiệp Phú Hòa đã thu hút 4 nhà doanh nghiệp đầu tư, hiện nayđưa vào hoạt động 2 nhà máy chế biến thủy sản và chế biến lương thực, thựcphẩm giải quyết việc làm trên 1.100 lao động địa phương Bên cạnh, huyện ThoạiSơn đã thu hút nhiều nhà đầu tư với nhiều chính sách, để thực hiện các dự án vớiquy mô khá lớn gắn liền với việc tiêu thụ và chế biến nông sản, thực phẩm trênđịa bàn huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao đời sống cho nông hộsản xuất nông nghiệp
3.2.1.2 Nông nghiệp
Với tỷ trọng chiếm 59,68% tương đương với giá trị sản xuất đạt được là4.015,972 tỷ đồng, sản xuất nông nghiệp vẫn là thế mạnh của Thoại Sơn Cây lúavẫn là cây trồng chủ lực, với sản lượng đạt trong năm 657.000 tấn Năng suất lúabình quân cả năm là 6,3 tấn/ha, cụ thể diện tích lúa vụ đông xuân là 36.490 ha,diện tích lúa vụ hè thu là 36.148 ha, diện tích trồng lúa vụ 3 vẫn được duy trì ởmức cao là 32.109 ha
Trang 33Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lai tạo giống ngày càng caothực hiện tốt công tác xã hội hóa lúa giống và đã thí điểm thành công mô hìnhsản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global Gap tại xã Vĩnh Khánh với diện tích 33 ha.Bên cạnh, việc thực hiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật như 3 giảm - 3 tăng kết họpvới tiết kiệm nước, 1 phải - 5 giảm và xuống giống tập trung theo từng đợt né rầychặn đứng dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn, đã có tác dụngtích cực trong việc hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh tếtrong sản xuất cho nông hộ.
Ngoài ra, mô hình nuôi tôm càng xanh kết họp với trồng lúa mang lại lợinhuận khá cao cho nông hộ nên đang được nhiều hộ đưa vào sản xuất Hoạt độngsản xuất cá tra vẫn được duy trì ổn định chủ yếu là nuôi trong ao, hồ, nhiều hộđang chuyển từ nuôi cá tra thương phẩm sang sản xuất cá tra giống phục vụ nhucầu thị trường ở địa phương
3.2.1.3 Thương mại và dịch vụ
Trong năm huyện đã hoàn thành nâng cấp, đưa vào sử dụng chợ Định Mỹ,đang thi công chợ Định Thành 2 và chợ Thoại Sơn phục vụ cho hoạt động buônbán, kinh doanh của nhân dân trong khu vực Bên cạnh, huyện đã cấp giấy chứngnhận kinh doanh cho 453 cơ sở với tổng vốn lên tới 39,634 tỷ đồng, giải quyếtcho 1.010 lao động tham gia sản xuất kinh doanh
Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thu hút khách du lịch đến với ThoạiSơn nên việc duy tu, sữa chữa và bổ sung các trò chơi, hoạt động giải trí tại khu
du lích Hồ Ông Thoại được thực hiện thường xuyên và năm 2010 khu du lịch nàyđạt doanh thu là 1,622 tỷ đồng với tổng lượt khách đến tham quan 336.000 lượt,đạt 101% so với kế hoạch đề ra (tăng 3,3% so cùng kỳ 2009) Tổng kết năm 2010thì ngành thương mại và dịch vụ đạt giá trị là 2.182,944 tỷ đồng, chiếm 32.44%trong cơ cấu kinh tế của địa phương
Trang 34Luận vãn tốt nghiệp
60,974 tỷ đồng đạt 120% Thực hiện việc thu đúng, thu đủ các loại thuế gia tăngnhất là thuế giá trị gia tăng các mặt hàng luơng thực Ngoài ra,việc thực hiện tốtchế độ giao khoán kinh phí tụ chủ cho các cơ quan, đơn vị và công tác thục hànhtiết kiệm, chống lãng phí thục hiện đạt hiệu quả trong năm đã tiết kiệm 1,757 tỷđồng cho địa phuơng
3.2.1.5 Đầu tư xây dựng cơ bản
Huyện đã triển khai và thực hiện nhiều dự án phục vụ cho phát triển kinh
tế từ nhiều nguồn vốn khác nhau, như dự án mở rộng đường tỉnh lộ 943 từ PhúHòa - Núi Sập đã cơ bản xong phần san lấp mặt bằng tại một số đoạn, dự ánđường giao thông nông thôn đến trung tâm xã, dự án nâng cấp mở rộng tuyếnThoại Giang - Xã Diễu Ngoài ra, ngân sách huyện đầu tư và đưa vào sử dụng 10tuyến đường giao thông nông thôn với chiều dài 17,4 km đường nhựa với tổngkinh phí 12,096 tỷ đồng Thực hiện tốt phương châm nhà nước và nhân dân cùnglàm, trong năm đã tổ chức thi công 27 cầu với tổng giá trị 12,319 tỷ đồng (nhànước 6,521 tỷ và nhân dân đóng góp 5,798 tỷ) Đưa vào sử dụng 9 trạm bơmđiện, nâng số toàn huyện lên 199 trạm, phục vụ trên 75% diện tích sản xuất.Chương trình cụm dân cư vượt lũ đã hoàn thành công tác bồi thường và san lấpmặt bằng với giá trị 333 tỷ đồng, đạt 120% so với kế hoạch
3.2.2 Lĩnh vưc văn hóa - xã hôi
• • 3.2.2.1 Giáo dục và đào tạo
Huyện Thoại Son tiếp tục đạt được những kết quả đáng phấn khởi kể, cả
về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đổi mới phương phápgiảng dạy, công tác quản lý và chất lượng giáo dục đều được nâng lên.Việc thíđiểm 3 trường bán trú trong đó có 1 trường mẫu giáo và 2 trường tiểu học được
sự đồng tình và ủng hộ của các bậc phụ huynh Các trường tiểu học trong huyệnđều có chất lượng đạt mức chất lượng tối thiểu trở lên, trong đó có 2 trường đạttiêu chuẩn quốc gia
3.2.2.2 Dân số
Trang 35Huyện Thoại Som có dân số 180.937 người với 42.151 hộ, sống tập trung
ở các xã gần Thị trấn của huyện với mật độ dân số là 411 người/km2 Hằng năm,
tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của huyện là gần 1,2%/năm Hiện nay, dân số củahuyện chủ yếu là người Kinh, ngoài ra còn có người Hoa, người Khơ-me vàngười Chăm cùng sinh sống với nhau Huyện có lực lượng lao động dồi dào cóhơn 50% dân số trong độ tuổi lao động Hằng năm, huyện có số học sinh phổthông là hom 30.000 học sinh, đây sẽ là lực lượng đáng kể bổ sung cho nguồn laođộng có tương lại của huyện, vào sự phát triển kinh tế của địa phương Tuynhiên, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn khá nhiều tập trung ở các xã có đông người dân tộctiểu số, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 6,77% với 2.472 hộ chiếm 5,86% dân sốtoàn huyện
Các ngành chức năng Thoại Sơn đã đưa ra rất nhiều giải pháp, hỗ trợ chocác đối tượng này có việc làm để vươn lên trong cuộc sống như thực hiện tốt cácchính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm chăm sóc ngườigià, bảo hiểm y tế toàn dân và thực hiện đầy đủ, kịp thời có hiệu quả các chínhsách bảo trợ xã hội, chính sách đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.Bên cạnh, kết họp với việc tăng nguồn đầu tư để thực hiện các chương trình mụctiêu về an sinh xã hội như có chính sách hỗ trợ cho người lao động có việc làmthông qua chính sách tín dụng ưu đãi, phát triển ngành nghề trong nông nghiệp,các cụm công nghiệp , khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ cải thiện đờisống cho người lao động
3.2.2.3 Lao động thương bỉnh xã hội và dạy nghề
Từ đầu năm đến nay đã giải quyết việc làm cho 7.061 lao động đạt176,5% so với kế hoạch tăng 339 lao động so với cùng kỳ Bên cạnh, quỹ đền ơnđáp nghĩa đã vận động được 664 triệu đồng đạt 123% so với kế hoạch và xâydựng mới 12 căn nhà tình nghĩa tăng 50% so với kế hoạch, sữa chữa 18 căn đạt60% so với kế hoạch Huyện đã tổ chức bình xét hộ thoát nghèo có 888/590 hộ
đã thoát nghèo đạt 150,5% so với kế hoạch đề ra
3.2.2.4 Lĩnh vưc an ninh chính tri và trât tư an toàn xã hôi
• • • • •
Trang 36Thòi gian Diện tích (m 2 ) Số hộ Con giống (kg)
Nguồn: Báo cáo Phòng Nông nghiệp qua các năm
Qua kết quả số liệu thống kê cho thấy, năm 2008 là năm mô hình nuôilươn trong bể bạt phát triển mạnh nhất qua 3 năm, vượt trội cả về diện tích và sốlượng con giống được thả Nguyên nhân là do đây là mô hình mới xuất hiện trênđịa bàn, lợi nhuận kinh tế mang lại cho các hộ nuôi trước và ở các địa phươngkhác cũng khá cao, nên đã kích thích số lượng lớn nông hộ tham gia vào sảnxuất Bên cạnh, nguồn giống và thức ăn trong tự nhiên dồi dào nên đã tạo thuậnlợi cho các hộ rất nhiều cả về giá cả, số lượng con giống trong sản xuất
Tuy nhiên, tình hình sản xuất lươn ở các năm sau thì gặp nhiều khó khănhơn Nguyên nhân là số lượng lươn giống trong tự nhiên ngày càng ít và giá congiống cũng biến đổi nhiều Bên cạnh, nông hộ sản xuất do hạn chế về mặt kinhnghiệm cũng như trình độ học vấn, việc áp dụng các kiến thức về kỹ thuật vàosản xuất lươn gặp nhiều khó khăn và hạn chế Kết quả điều tra cho thấy, một sốlượng khá lớn nông hộ sản xuất lươn bị thua lỗ do hiện tượng lươn bị sốc tựnhiên và dịch bệnh xảy ra Bên cạnh, việc mua được con giống có chất lượng tốtcũng gặp nhiều khó khăn, con giống được đánh bắt bằng nhiều phương pháp
Trang 37khác nhau nên kích cỡ con giống cũng không đồng nhất, nguồn cung cấp congiống cũng không nhiều Do đó, nhiều nông hộ sản xuất lươn có tỷ lệ hao hụt làkhá lớn, dẫn đến hiệu quả kinh tế giảm Đặc biệt, việc chạy theo phong trào nên
số lượng lớn nông hộ trước đây nuôi lươn thì lại chuyển đổi sang các mô hìnhkhác đang phát triển mạnh như cá lốc, cá rô đầu vuông, mặc dù lợi nhuận kinh
tế mang lại không bằng do giá cả bấp bênh, đầu ra khó khăn
Hiện nay, các hộ sản xuất lươn với diện tích lớn là do có nhiều năm kinhnghiệm trong quá trình sản xuất thực tế và nhận thấy hiệu quả kinh tế từ mô hìnhmang lại cho gia đình Các hộ mới bắt đầu tham gia vào sản xuất lươn, thì đã cóđược những kiến thức cơ bản về mô hình do học hỏi từ các hộ nuôi trước đó Đặcbiệt, sản xuất lươn trong bể bạt cao su đang phát triển mạnh ở các xã nghèo Dođây là, một trong những mô hình được đánh giá là thoát nghèo hiệu quả nên được
sự quan tâm của chính quyền địa phương về kỹ thuật và nguồn vốn Hiện nay,các xã này được tập huấn kỹ thuật thường xuyên hơn hay hỗ trợ vay vốn sản xuất
và bước đầu thu được những kết quả tích cực là cải thiện đời sống nông hộ
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN TRONG BÊ BẠT CAO su Ở HUYỆN THOẠI SƠN4.1 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NÔNG Hộ NUÔI LƯƠN
4.1.1 Tuổi của chủ hô
Trang 38STT Tuổi của nông hộ Tần số Tỷlệ(%)
Nguồn: Kết quả tác giả điều tra tại địa bàn, tháng 03/2011
Qua điều tra thực tế cho thấy, số lượng chủ hộ sản xuất lươn ở độ tuổi từ
41 tuổi đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất (42%) trong tổng số quan sát Độ tuổitrung bình của người sản xuất lươn khá lớn 40 tuổi, trong đó người nuôi lươn trẻtuổi nhất là 23 tuổi và lớn tuổi nhất là 57 tuổi Trong hoạt động sản xuất nôngnghiệp, tuổi tác có ảnh hưởng đến nhiều mặt hiệu quả kinh tế của nông hộ Nhìnchung, những chủ hộ có nhiều tuổi và nhiều năm kinh nghiệm sản xuất thì việctiếp thu những kiến thức khoa học kỹ thuật mới và đưa vào sản xuất rất hạn chế,khó khăn Nhận định chủ quan của bản thân hay do hạn chế về trình độ học vấn
là những khó khăn thường gặp phải ở nông hộ
4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ
Kết quả điều tra tại địa bàn cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ nuôi lươn
ở địa bàn là khá thấp với học vấn trung bình là lóp 5 và số nông hộ có trình độ họcvấn là cấp I chiếm tỷ lệ (58%) Tiếp đến, số nông hộ có trình độ học vấn là cấp n
có tỷ lệ (34%) và số hộ có trình độ học vấn là cấp 3 có tỷ lệ nhỏ nhất (8%)
Trang 39Số nhân khẩu 2 9 4,58
Số lao động tham gia sản xuất
Nguồn: Kết quả tác giả đỉầi tra tại địa bàn, tháng 03/2011
Số nhân khẩu trung bình của nông hộ nuôi lươn trên địa bàn là 4,58 người,trong đó nông hộ có số nhân khẩu cao nhất là 9 người chiếm 2% trong tổng số
hộ, số nhân khẩu chiếm tỷ lệ cao nhất trong số quan sát là 4 người/hộ với tỷ lệ là36% Số nhân khẩu của nông hộ sản xuất lươn khá cao nên số lao động tham giavào trực tiếp vào sản xuất cũng ở mức khá là 2,06 người/hộ Nuôi lươn trong bể
Trang 40Luận vãn tốt nghiệp
hộ có thể sử dụng nguồn lực này trong quá trình sản xuất mà không cần phải thuêmướn lao động Bên cạnh, nuôi lươn cũng không cần, trung bình mỗi nông hộ chỉcần một lao động để chăm sóc bể nuôi hằng ngày, số lao động còn lại có thể tậndụng thời gian nhàn rỗi đi bắt thức ăn cho lươn, từ đó giảm chi phí đáng kể chonông hộ và tăng hiệu quả sản xuất
4.1.3 Số năm kinh nghiệm
Nuôi lươn trong bể bạt cao su trên địa bàn huyện mới phát triển trong mấynăm gần đây, do đó số năm kinh nghiệm nuôi lươn của nông hộ chưa được nhiều.Theo điều tra thì số năm nuôi lươn trong bể bạt cao su trung bình của các hộ là2,3 năm, nông hộ có số năm kinh nghiệm cao nhất là 6 năm và thấp nhất là 1 nămhay mới nuôi lươn trong bể bạt cao su được một vụ
Nhìn chung, số năm kinh nghiệm của nông hộ sản xuất lươn còn thấp Khi
số năm kinh nghiệm của hộ là 1 năm và 2 năm chiếm khá lớn (62%), trong đó sốnăm kinh nghiệm là 1 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất (32%) Điều này có những ảnhhưởng nhất định đến hiệu quả sản xuất của nông hộ nuôi lươn Bởi phàn lớn các
hộ nuôi lươn trên địa bàn huyện, có trình độ học vấn thấp nên các kỹ thuật sảnxuất của nông hộ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nông hộ tích lũy được quá trìnhsản xuất và học hỏi các nông hộ khác
Hình 4.2: Ctf cấu số năm kinh nghiệm của nông hộ
Nguồn: Ket quả tác giả điầi tra tại địa bàn, tháng 03/2011