1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả sản xuất mô hình nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện mỏ cày nam tỉnh bến tr

95 638 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 664,5 KB

Nội dung

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN - Họ và tên người hướng dẫn: LÊ PHƯỚC HƯƠNG - Học vị: Thạc sĩ - Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán - Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

-˜ & ™ -

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ HÌNH NUÔI HEO THỊT CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN MỎ CÀY NAM TỈNH

BẾN TRE

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Th.s LÊ PHƯỚC HƯƠNG THÁI THỊ MỸ DUYÊN

Mã số SV: 4074532 Lớp: Kinh tế nông nghiệp 1 MSL: KT0723A1

Cần Thơ, 2011

Trang 2

Qua bốn năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ, thầy cô đã giảng dạy,

trang bị cho tôi nhiều kiến thức bổ ích không những về chuyên ngành mà cả

những kiến thức thực tiễn trong cuộc sống giúp tôi tự tin khi bước ra khỏi

ngưỡng cửa đại học

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế & Quản trị kinh

doanh nói riêng và tất cả quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung đã tận

tình giảng dạy tôi suốt bốn năm qua Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất

đến cô Lê Phước Hương đã giành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn tôi để hoàn

thành đề tài luận văn tốt nghiệp

Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các chú, các

anh chị phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Mỏ Cày Nam - Tỉnh

Bến Tre đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện đề tài luận văn của mình

Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn luận

văn không tránh khỏi những sai sót Vì vậy tôi kính mong được sự đóng góp ý

kiến của Quý cơ quan cùng Quý Thầy (Cô) để luận văn này hoàn thiện hơn và có

ý nghĩa thực tế hơn

Cuối lời, tôi kính chúc quý Thầy (Cô) Khoa Khoa Kinh tế và Quản trị

kinh doanh cùng Quý Chú, Anh Chị tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Huyện Mỏ Cày Nam - Tỉnh Bến Tre được dồi dào sức khỏe, công tác tốt,

luôn vui vẻ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Thái Thị Mỹ Duyên

Trang 3

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu

thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ

đề tài nghiên cứu khoa học nào

Sinh viên thực hiện

Thái Thị Mỹ Duyên

Trang 4

Ngày ……tháng…….năm Thủ trưởng của đơn vị (Ký tên và đóng dấu)

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

- Họ và tên người hướng dẫn: LÊ PHƯỚC HƯƠNG

- Học vị: Thạc sĩ

- Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán

- Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh

- Tên học viên: THÁI THỊ MỸ DUYÊN

- Mã số sinh viên: 4074532

- Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

- Tên đề tài: Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình nuôi heo thịt của nông hộ tại

huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1.Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

2.Về hình thức:

3.Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:

5.Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,….) :

………

6.Các nhận xét khác:

7 Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)

Ngày…….tháng…….năm………

Giáo viên hướng dẫn

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Ngày…….tháng…….năm………

Giáo viên phản biện

Trang 7

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.1.1 Sự cần thiết của đề tài 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Các giả thiết kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 3

1.3.1 Các gải thiết kiểm định 3

1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Phạm vi không gian 3

1.4.2 Phạm vi thời gian 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 Lược khảo tài liệu 4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .6

2.1 Phương pháp luận 6

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 6

2.1.2 Chi phí 7

2.1.3 Chỉ tiêu tài chính 8

2.1.4 Hệ thống chỉ tiêu để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất 9

2.1.4.1 Hệ thống chỉ tiêu để đánh giá kết quả sản xuất 9

2.1.4.2 Hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất 9

2.2 Phương pháp nghiên cứu 11

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 11

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 12

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 14

2.2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu 14

2.2.3.2 Phương pháp phân tích cho từng mục tiêu cụ thể 14

Trang 8

NÔNG HỘ TẠI HUYỆN MỎ CÀY NAM TỈNH BẾN TRE 20

3.1 Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu 20

3.1.1 Tổng quan về tỉnh Bến Tre 20

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 20

3.1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 20

3.1.2 Tổng quan về huyện Mỏ Cày Nam 23

3.1.2.1 Điều kiện tự nhiên 23

3.1.2.2 Kinh tế xã hội 24

3.2 Tình hình nuôi heo thịt ở huyện Mỏ Cày Nam 29

3.2.1 Đặc điểm chung của heo 29

3.2.2 Tình hình nuôi heo thịt ở huyện Mỏ Cày Nam 30

3.2.3 Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi trong huyện Mỏ Cày Nam 33

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH CHĂN NUÔI HEO THỊT CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN MỎ CÀY NAM 34

4.1 Mô tả điều tra nông hộ huyện Mỏ Cày Nam .34

4.1.1 Lý do chọn nuôi heo thịt của nông hộ 37

4.1.2 Tổng quan về các hộ nuôi heo thịt huyện Mỏ Cày Nam 38

4.1.3 Tình hình nuôi 41

4.1.4 Nguồn cung con giống 42

4.1.5 Đặc điểm kỹ thuật 45

4.1.6 Tình hình tiêu thụ hiện nay 47

4.1.7 Vấn đề môi trường 48

4.2 Phân tích hiệu quả sản xuất nuôi heo thịt của nông hộ huyện Mỏ Cày Nam .48

4.2.1 Phân tích các loại chi phí sản xuất 48

4.2.2 Phân tích doanh thu 52

4.2.3 Phân tích các chỉ số tài chính 53

4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất heo thịt của nông hộ huyện Mỏ Cày Nam 54

4.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng heo thịt

Trang 9

54

4.3.2 Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi heo thịt 58

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI HEO THỊT CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN MỎ CÀY NAM 63

5.1 Những thuận lợi và khó khăn gặp phải của nông hộ nuôi heo thịt tai huyện Mỏ Cày Nam 63

5.1.1 Thuận lợi 63

5.1.2 Khó khăn 63

5.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Mỏ Cày Nam 64

5.2.1 Con giống 64

5.2.2 Thức ăn 65

5.2.3 Vốn 66

5.2.4 Kỹ thuật nuôi 66

5.2.5 Công tác thú y 66

5.3 Giải pháp môi trường 67

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

6.1 Kết luận 68

6.2 Kiến nghị 68

6.2.1 Đối với các cơ quan có chức năng 68

6.2.2 Đối với chính quyền địa phương 69

6.2.3 Đối với người nuôi 70

Trang 10

Bảng 1: Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của tỉnh Bến Tre 22

Bảng 2: Tình hình nuôi heo trong huyện Mỏ Cày Nam từ năm 2008 đến năm 2010 .32

Bảng 3: Tình hình mẫu điều tra về số liệu sơ cấp 34

Bảng 4: Tình hình nuôi heo thịt huyện Mỏ Cày Nam năm 2010 35

Bảng 5: Lý do chọn nuôi heo thịt của nông hộ huyện Mỏ Cày Nam 37

Bảng 6: Tình hình chung về nông hộ nuôi heo thịt huyện Mỏ Cày Nam 38

Bảng 7: Trình độ học vấn của hộ nuôi heo thịt huyện Mỏ Cày Nam 39

Bảng 8: Số nhân khẩu tham gia nuôi heo thịt của nông hộ huyện Mỏ Cày Nam .41

Bảng 9: Quy mô nuôi heo thịt của nông hộ huyện Mỏ Cày Nam 41

Bảng 10: Giống heo được nông hộ chọn nuôi 42

Bảng 11: Lý do chọn giống heo để nuôi của nông hộ huyện Mỏ Cày Nam 42

Bảng 12: Nguồn gốc chọn giống heo để nuôi của nông hộ huyện Mỏ Cày Nam .43

Bảng 13: Một số chỉ tiêu về tình hình nuôi heo thịt của nông hộ huyện Mỏ Cày Nam 44

Bảng 14: Tỷ lệ hộ nuôi tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật ở địa phương 45

Bảng 15: Loại thức ăn được nông hộ sử dụng nuôi heo thịt 46

Bảng 16: Hình thức thanh toán khi mua thức ăn cho heo thịt của nông hộ huyện Mỏ Cày Nam 46

Bảng 17: Thông tin về thị trường tiêu thụ 47

Bảng 18: Hình thức xử lý chất thải từ mô hình nuôi heo thịt của nông hộ huyện Mỏ Cáy Nam 48

Bảng 19: Chi phí giống và chi phí thức ăn cho heo thịt của nông hộ huyện Mỏ Cày Nam 48

Bảng 20: Chi phí khác trong chăn nuôi heo thịt của nông hộ huyện Mỏ Cày Nam .49

Bảng 21: Tổng hợp các chi phí nuôi heo thịt của nông hộ huyện Mỏ Cày Nam .51

Trang 11

Nam 53

Bảng 24: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi heo thịt của

nông hộ huyện Mỏ Cày Nam 55

Bảng 25: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng heo thịt của

nông hộ huyện Mỏ Cày Nam 59

Trang 12

Biểu đồ 1: Cơ cấu ngành chăn nuôi huyện Mỏ Cày Nam năm 2010

Trang 13

KTTT: Kinh tế trang trại

PTNT: Phát triển nông thôn

CP: Chi phí

LĐGĐ: Chi phí lao động gia đình

CPCT: Chi phí chuồng trại

KN: Kinh nghiệm

TH: Trung học

CĐ: Cao đẳng

ĐH: Đại học

KCN: Khu công nghiệp

CN-TTCN: Công nghiệp – tiểu thu công nghiệp

KHKT: Khoa học kỹ thuật

SX: Sản xuất

CPSX: Chi phí sản xuất

CNH-HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm

VAC: Vườn – Ao – Chuồng

Trang 14

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Việt Nam là một quốc gia phát triển từ nền kinh tế nông nghiệp Trong những năm qua, chăn nuôi đã trở thành một trong hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp Trong chăn nuôi thì nuôi heo là nghề truyền thống của nhân dân ta Nhiều thập kỷ trước đây, nghề nuôi heo chưa mang tính chất hàng hoá, người dân nuôi heo chủ yếu để tận dụng thời gian nhàn rỗi của phụ nữ và người lớn tuổi, phụ phẩm từ đồng ruộng để có thêm nguồn thực phẩm dinh dưỡng cải thiện bữa

ăn Ngày nay, nước ta sau hơn 20 năm đổi mới theo cơ chế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa đã thu được nhiều thành quả đáng kể Tổng sản phẩm quốc dân tăng đều hàng năm kéo theo thu nhập của người dân được cải thiện đáng kể, cuộc sống người dân ngày càng tốt hơn cả vật chất lẫn tinh thần Khi thu nhập thấp thì nhu cầu thực phẩm thường không được chú trọng, khi thu nhập tăng lên thì tất yếu nhu cầu thực phẩm cũng tăng theo Thịt heo là một loại sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thơm ngon, dễ chế biến so với thịt của các loại gia súc khác nên thường được nhiều gia đình chọn làm thực phẩm chính trong các bữa ăn của gia đình Trên cơ sở khoa học công nghệ phát triển vượt bậc với nhiều nghiên cứu khoa học, công nghệ sinh học ứng dụng như: di truyền, đột biến, lai tạo, biến dị…đã lai tạo ra nhiều giống vật nuôi mới đạt nâng suất cao và chất lượng thịt tốt hơn đáp ứng được yều cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao tăng thu nhập cho hộ nuôi heo thịt Do đó, phong trào nuôi heo thịt ngày càng nhân rộng nhanh chóng và trở thành mô hình kinh tế chính của hộ gia đình hiện nay Tuy nhiên, mô hình nuôi heo thịt của hộ gia đình gặp nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ không ổn định, giá thức ăn tăng cao, đặc biệt là sự bùng phát và lan truyền nhanh chóng của một số dịch bệnh: heo tai xanh, lỡ mòm lông móng… đã ảnh hưởng đến người nuôi heo

Chính vì vậy, đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre” được đưa ra nhằm nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiệu quả mô hình nuôi heo thịt của hộ gia đình, qua đó tìm ra

Trang 15

nguyên nhân ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập cho nông hộ nuôi heo trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam

1.1.1 Căn cứ khoa học và thực tiễn

Chăn nuôi heo thịt là một hình thức chăn nuôi đơn giản, đã và đang được

áp dụng rộng rãi ở nước ta Huyện Mỏ Cày Nam là một huyện có truyền thống chăn nuôi heo thịt rất lâu đời, người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất và đã mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi heo Tuy nhiên người nuôi heo thịt gặp nhiều khó khăn do thị trường không ổn định, sự bùng phát của nhiều dịch bệnh… Hiện nay, huyện Mỏ Cày Nam tiếp tục khuyến khích hộ nuôi heo thịt phát triển theo hướng đa dạng và bền vững nhằm đưa sản phẩm thịt heo chiếm lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu Trong năm 2010, huyện đã mở nhiều lớp tập huấn cho người dân nhằm nâng cao kỹ thuật nuôi heo thịt; dự án nuôi heo nái; dự án gà an toàn sinh học đệm lót lên men xử lí chất thải; ứng dụng biện pháp xử lí chất thải gia súc, gia cầm phù hợp: Biogas, VAC, mang lại hiệu quả kinh tế bền vững giảm ô nhiễm môi trường Năm 2010 huyện Mỏ Cày Nam

có 32 trại heo với tổng đàn heo trong huyện là 342.523 con, 2 trại gà với tổng đàn gà trong huyện là 700.000con, 1 trại bò với tổng đàn bò trong huyện là

23.700 con ( Nguồn: Phòng nông nghiệp- PTNN huyện Mỏ Cày Nam-2010)

Dựa vào những kiến thức đã được học cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và qua thời gian tiếp cận thực tế, đề tài được thực hiện nhằm phân tích thực trạng và hiệu quả sản xuất, cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến nuôi heo thịt ở huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre Từ đó, đánh giá và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nuôi heo thịt hơn nữa, giúp hộ dân có hướng sản xuất hiệu quả hơn trong thời gian tới

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung:

Đánh giá hiệu quả sản xuất mô hình nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Mỏ Cày Nam, từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

Nội dung đề tài cần giải quyết một số mục tiêu cụ thể sau:

- Thực trạng và hiệu quả mô hình nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Mỏ Cày Nam

Trang 16

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Mỏ Cày Nam

- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Mỏ Cày Nam

1.3 Các giả thiết kiểm định và câu hỏi nghiên cứu

1.3.1 Các giả thiết kiểm định

Các nhân tố chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí phòng và trị bệnh, chi phí chuồng trại, chi phí lao động gia đình… ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình nuôi heo thịt

1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu

1 Thực trạng mô hình nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Mỏ Cày Nam như thế nào?

2 Hiện nay mô hình nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Mỏ Cày Nam có hiệu quả không?

3 Cần có những giải pháp nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả mô hình nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Mỏ Cày Nam?

1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Phạm vi không gian

Đề tài được nghiên cứu ở 3 xã: Cẩm Sơn, Thành Thới B, Thành Thới A ở huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre Vì đây là các xã có tổng đàn heo nhiều trong huyện và có kinh nghiệm sản xuất lâu đời

1.4.2 Phạm vi thời gian

- Số liệu thứ cấp sử dụng cho luận văn từ năm 2008 đến năm 2010

- Số liệu sơ cấp được thu thập đến tháng 3 năm 2011

- Luận văn được thực hiện trong thời gian 3 tháng từ 2/2011 đến 5/2011

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Các nông hộ nuôi heo thịt trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre

1.5 Lược khảo tài liệu

Lâm Hồng Yến (2010) Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình nuôi gà thả vườn

ở huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ, luận văn tốt nghiệp Mục tiêu chung

của luận văn là đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi gà thả vườn ở huyện

Trang 17

Phong Điền, TPCT, từ đó đề ra một số giải pháp mở rộng mô hình và nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông hộ Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả,

so sánh tương đối thông qua giá trị sản xuất, sản lượng, qui mô Sau đó, tác giả

sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TPCT Đồng thời, mô hình hồi qui tuyến tính được tác giả sử dụng trong phân tích để lượng hoá mối quan hệ giữa lợi nhuận từ nuôi gà tới các biến độc lập Từ các kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà thả vườn ở huyện Phong Điền, TPCT: giống, thức ăn, hình thức nuôi, tập huấn kỹ thuật, phòng bệnh, khuyến nông

Trần Thanh Mai (2009) Phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của trang trại

Tân Nghĩa Thành tại huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long, luận văn tốt nghiệp Mục

tiêu chung của luận văn là phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của trang trại Tân Nghĩa Thành tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long tìm ra những mặt tồn tại và nguyên nhân ảnh đến hiệu quả chăn nuôi, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi góp phần giúp cho trang trại hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường Tác giả thu thập số liệu về tình hình chung số tổng đàn heo của toàn huyện, số lượng trang trại chăn nuôi, số liệu về tình hình hoạt động, tình hình chăn nuôi heo thịt của trang trại Tân Nghĩa Thành từ chi phí, doanh thu, lợi nhuận, thông tin về giá heo hơi, thông tin về xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi heo thịt của nông hộ được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp nông hộ chăn nuôi heo thịt ở xã Long An, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích số liệu sau:

- Phương pháp tỷ trọng: Phương pháp này tác giả dùng để nghiên cứu kết cấu những chỉ tiêu phân tích như các chỉ tiêu về chi phí chăn nuôi

- Phương pháp tỷ số: Phương pháp này tác giả nhằm xem xét các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả hoạt động như các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận, các tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động chăn nuôi heo thịt của trang trại

- Phương pháp thay thế liên hoàn: Phương pháp này tác giả dùng để phân tích lợi nhuận của việc chăn nuôi heo thịt thông qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đến lợi nhuận của trang trại Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để xử

Trang 18

lý số liệu thu thập được về tình hình chăn nuôi heo của nông hộ nhằm phân tích hiệu quả chăn nuôi của nông hộ từ đó liên hệ với trang trại nhằm xem xét hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi heo thịt của trang trại Tác giả cho rằng lợi nhuận chăn nuôi heo thịt chịu ảnh hưởng của các nhân tố: giá bán heo hơi, sản lượng tiêu thụ và chi phí sản xuất Trong đó chi phí sản xuất ảnh hưởng cao nhất 47,21% Tác giả đã đưa ra một số giải pháp như: chi phí giống, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm, kỹ thuật…

Vương Hà (2010) Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà H’Mông của nông hộ ở

tỉnh Vĩnh Long, luận văn tốt nghiệp Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu

quả mô hình chăn nuôi gà H’Mông ở hộ gia đình tỉnh Vĩnh Long, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của mô hình Tác giả đã sử dụng phần mềm Excel, DEA 2.1để xử lý số liệu Qua phân tích tác giả cho rằng hộ nuôi đạt được hiệu quả chi phí khi sử dụng các yếu tố đầu vào phù hợp với doanh thu đạt được Qua mô hình có thể tìm được lượng đầu vào tối ưu

để tối thiểu hóa chi phí mà vẫn không làm thay đổi sản lượng đầu ra cho nông hộ

Trang 19

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

(Nguồn: Trần Thụy Ái Đông (2008), Bài giảng kinh tế sản xuất, khoa Kinh tế -

Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ)

v Nông hộ

Nông hộ là một nhóm người có cùng huyết thống hoặc quan hệ huyết thống sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu cho nhu cầu của thành viên

trong hộ (Nguồn: PGS.TS Trần Quốc Khánh (2005), Giáo trình Quản trị kinh

doanh nông nghiệp, NXB Lao động –Xã hội Hà Nội)

v Kinh tế nông hộ

Nông hộ tiến hành sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp….để phục vụ cuộc sống

và người ta gọi đó là kinh tế hộ gia đình

Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế- xã hội, tồn tại

và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và trong quá trình CNH-HĐH nông thôn

Kinh tế nông hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ

(Nguồn: PGS.TS Trần Quốc Khánh (2005), Giáo trình Quản trị kinh doanh

nông nghiệp, NXB Lao động –Xã hội Hà Nội)

v Chăn nuôi

Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao Một xu hướng tiêu dùng có quy luật là khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về

Trang 20

các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên cả về số lượng và chủng loại Chăn nuôi còn là ngành cung cấp nhiều sản phẩm là nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến Phát triển chăn nuôi còn có mối quan hệ khắng khít thúc đẩy phát triển ngành trồng trọt, tạo nên một nền nông nghiệp cân đối bền vững

Chăn nuôi là ngành sản xuất có đối tượng tác động là cơ thể sống đòi hỏi phải có đầu tư duy trì thường xuyên Chăn nuôi có thể phát triển theo phương thức di động phân tán theo phương thức tự nhiên, song cũng có thể phát triển tập trung tĩnh theo phương thức công nghệp, sản phẩm của ngành chăn nuôi rất đa dạng có sản phẩm chính và sản phẩm phụ có giá trị kinh tế cao

(Nguồn: PGS.TS Trần Quốc Khánh (2005), Giáo trình Quản trị kinh doanh

nông nghiệp, NXB Lao động –Xã hội Hà Nội)

2.1.2 Chi phí

Bao gồm chí phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí hỗn hợp, chi phí cơ hội

v Chi phí cố định ( Fixed cost )

Chi phí cố định hay định phí là những mục chi phí ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động của đơn vị Nếu xét trên tổng chi phí, định phí không thay đổi, ngược lại nếu quan sát chúng trên một đơn vị mức độ hoạt động, định phí tỉ lệ nghịch với mức độ hoạt động Như vậy, dù có hoạt động sản xuất hay không hoạt động thì vẫn tồn tại định phí; ngược lại khi gia tăng mức độ hoạt động thì định phí trên một mức độ hoạt động sẽ giảm dần Theo định nghĩa này thì chi phí cố định trong chăn nuôi heo thịt: chi phí công cụ dụng cụ dùng làm chuồng trại, chi phí lãi vay (nếu có)

v Chi phí biến đổi ( Variable cost )

Chi phí biến đổi là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng lên, giảm theo

sự tăng giảm về mức độ hoạt động Tổng số của chi phí biến đổi sẽ tăng khi mức

độ hoạt động tăng và ngược lại Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì chi phí biến đổi lại không đổi trong phạm vi phù hợp Chi phí biến đổi chỉ phát sinh khi có hoạt động Trong hoạt động chăn nuôi heo thịt chi phí biến đổi bao gồm chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí điện và một số chi phí khác

Trang 21

v Chi phí hỗn hợp ( Mixed cost )

Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến

v Chi phí cơ hội ( Opportunity cost )

Đối với các nhà kinh tế, một trong những chi phí quan trọng nhất là chi phí cơ hội Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là: mọi đầu vào hay yếu tố sản xuất đều

có một cách sử dụng thay thế ngay cả khi nó không được sử dụng Khi một đầu vào được sử dụng cho mục đích cụ thể đó, thì nó không thể sẵn sàng để sử dụng cho bất kỳ phương án nào khác và thu nhập từ phương án thay thế này sẽ bị mất

đi Chi phí cơ hội có thể được định nghĩa theo hai cách:

- Thứ nhất: chi phí cơ hội là giá trị của sản phẩm không được sản xuất vì một đầu vào đã được sử dụng cho một mục đích khác

- Thứ hai: chi phí cơ hội là thu nhập sẽ nhận được nếu nguồn lực đầu vào này được sử dụng cho phương án khác và đem lại lợi nhuận cao nhất

2.1.3 Chỉ tiêu tài chính

Dựa vào lược khảo tài liệu của tác giả Vương Hà (2010), Phân tích hiệu quả

chăn nuôi gà H’Mông của nông hộ ở tỉnh Vĩnh Long, luận văn tốt nghiệp, ta có

v Thu nhập là số tiền mà người chăn nuôi nhận được khi bán heo đã trừ

đi các khoản chi phí nhưng không tính công lao động nhà

Thu nhập = Tổng doanh thu - Tổng chi phí chưa tính lao động nhà

Chi phí = chi phí vật chất +chi phí lao động + chi phí khác

Doanh thu = số lượng sản phẩm x giá bán

Trang 22

v Lợi nhuận là số tiền mà người chăn nuôi nhận được khi bán heo đã trừ

đi các khoản chi phí có tính lao động nhà

Một số chỉ tiêu tài chính

Ø Tỷ số giữa doanh thu và chi phí cho ta biết tổng số tiền thu được khi bỏ ra

1 đồng chi phí đầu tư

Ø Tỷ số giữa lợi nhuận và chi phí cho ta biết lợi nhuận của hộ thu được khi

bỏ ra 1 đồng chi phí đầu tư

Ø Tỷ số giữa lợi nhuận và doanh thu cho ta biết trong 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận

2.1.4 Hệ thống chỉ tiêu để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất

2.1.4.1 Hệ thống chỉ tiêu để đánh giá kết quả sản xuất

- Giá trị sản xuất: là tổng giá trị sản xuất thu được trong một giai đoạn nhất định bao gồm cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ Giá trị sản phẩm được phân tích sẽ bằng giá bán thực tế của mỗi đơn vị sản phẩm nhân với sản lượng sau thu hoạch

- Giá thực tế của sản phẩm: giá trị thực tế của mỗi đơn vị sản phẩm thu hoạch là giá mà người sản xuất thu ngay tại nơi sản xuất của mình

- Lợi nhuận: là phần thu được sau khi trừ đi khoản chi phí, thuế (nếu có)

- Khấu hao tài sản cố định: là phần giá trị của tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình sản xuất

- Chi phí biến đổi bao gồm: chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí lao động, chi phí khác (nếu có)

- Chi phí cố định bao gồm: chi phí máy móc, chi phí chuồng trại và định phí khác

2.1.4.2 Hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất

v Hiệu quả sản xuất: bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

- Hiệu quả kinh tế: Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất Do đó họ cần phải xem xét và

DT / CP = Doanh thu / Tổng chi phí

LN / CP = Lợi nhuận / Tổng chi phí

LN / DT = Lợi nhuận / Doanh thu

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Trang 23

lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất Thuật ngữ mà chúng ta thường dùng để chỉ kết quả đạt được đó là hiệu quả Hiệu quả là một thuật ngữ tương đối và luôn liên quan đến một vài chỉ tiêu cụ thể Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp tới nền kinh tế hàng hoá và với tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội

Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất, nói rộng ra là hiệu quả hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính Là chỉ tiêu phản ánh trình

độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất – kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu Tùy theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như: năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với đồng vốn bỏ

ra, thời gian thu hồi vốn… Chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số vốn bỏ ra Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, chỉ tiêu hiệu quả là tỷ trọng thu nhập quốc dân trong tổng sản phẩm xã hội Trong nhiều trường hợp, để phân tích các vấn đề kinh tế có quan hệ chặt chẽ với các vấn đề xã hội, khi tính hiệu quả kinh tế phải coi trọng hiệu quả về mặt xã hội như: tạo nên công việc làm để giảm nạn thất nghiệp, tăng cường an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, củng cố đoàn kết giữa các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, công bằng

xã hội…từ đó có khái niệm về hiệu quả kinh tế - xã hội

Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn với các đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Trước hết là, ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được,

nó vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển, diệt vong theo quy luật sinh vật nhất định và chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại

Trang 24

cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu…) Con người chỉ tác động tạo ra những điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo quy luật sinh vật chứ không thể thay thế theo ý muốn chủ quan được

- Hiệu quả xã hội: là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra Thể hiện:

+ Nâng cao doanh thu, cải thiện đời sống nhân dân

+ Tạo việc làm, giảm bớt lao động nhàn rỗi trong nông thôn và hạn chế tệ nạn

xã hội ở nông thôn

v Tỷ suất lợi nhuận

Trong chăn nuôi heo thì hiệu quả kinh tế được hiểu là việc so sánh giữa các yếu tố đầu vào và khối lượng đầu ra trong quá trình sản xuất chăn nuôi heo

mà thông thường người ta nói tới tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận: là tỷ suất nhằm đánh giá hiệu quả lợi nhuận của chi phí

Tỷ suất này cho biết một đồng chi phí đầu tư vào sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

(Nguồn: Ts.Đinh Phi Hổ (2003), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu của đề tài là huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre Lý do chọn huyện Mỏ Cày Nam để nghiên cứu vì đây là huyện tập trung nhiều hộ nuôi heo thịt trong tỉnh Đề tài được nghiên cứu ở 3 xã: xã Cẩm Sơn có 1.792 hộ nuôi heo chiếm 57,92% tổng số hộ trong xã, tổng đàn là 49.605 con với 19.180 con heo thịt; xã Thành Thới B có 1.167 hộ nuôi heo chiếm 48,34% tổng số hộ trong

Tỷ suất lợi nhuận (%) = (Lợi nhuận / chi phí) *100

Trang 25

xã, tổng đàn 42.449 con với 21.421 con heo thịt; Thành Thới A có 1.188 hộ nuôi heo chiếm 41,68% tổng số hộ trong xã, tổng đàn 41.150 con với 16.248 con heo thịt Đây là những xã có hộ nuôi heo thịt nhiều nhất trong huyện và có kinh nghiệm nuôi heo thịt từ rất lâu, vì vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc quan sát và thu thập số liệu Khi đó, số liệu mang tính đại diện cho địa bàn nghiên cứu cũng cao hơn Cụ thể là chọn ra 3 xã có hộ nuôi heo thịt nhiều nhất trong huyện Mỏ Cày Nam và sau đó chọn ra 40 hộ dân nuôi heo thịt trong 3 xã

để phỏng vấn trực tiếp Các xã được chọn bao gồm:

- Xã Cẩm Sơn huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre

- Xã Thành Thới B huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre

- Xã Thành Thới A huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre

(Nguồn: Phòng nông nghiệp- PTNN huyện Mỏ Cày Nam -2010)

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

v Số liệu sơ cấp (Primary Data): Là các thông tin thu thập từ các cuộc điều tra Căn cứ vào phạm vi điều tra có thể chia thành 2 loại: Điều tra toàn bộ và điều tra chọn mẫu

- Điều tra toàn bộ: Là tiến hành thu thập thông tin về tất cả các đơn vị thuộc tổng thể nghiên cứu

* Ưu điểm của điều tra toàn bộ là thu thập được thông tin về tất cả các đơn vị tổng thể Tuy nhiên, loại điều tra này thường gặp phải một số trở ngại sau:

+ Số lượng đơn vị thuộc tổng thể chung thường rất lớn cho nên tiến hành điều tra toàn bộ mất nhiều thời gian và tốn kém

+ Trong một số trường hợp do thời gian kéo dài dẫn đến số liệu kém chính xác do hiện tượng tự nhiên biến động qua thời gian

+ Trong một số trường hợp điều tra toàn bộ sẽ không thực hiện được, ví dụ như kiểm tra chất lượng sản phẩm phải phá hủy toàn bộ các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu

- Điều tra chọn mẫu: Để nghiên cứu tổng thể, ta chỉ cần lấy ra một số phần tử đại diện để nghiên cứu và từ đó suy ra kết quả cho tổng thể bằng các phương pháp thống kê

Điều tra chọn mẫu thường được sử dụng vì các lý do sau:

Trang 26

+ Tiết kiệm chi phí

+ Tiết kiệm thời gian

+ Cung cấp thông tin kịp thời cho quá trình nghiên cứu

Số liệu sơ cấp trong luận văn được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp nông hộ có chăn nuôi heo thịt ở 3 xã Cẩm Sơn, Thành Thới A và Thành Thới B thuộc huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre vì 3 xã này có số hộ chăn nuôi heo thịt chiếm tỷ lệ cao có thể đại diện cho tổng thể như xã Cẩm Sơn có số hộ nuôi heo thịt chiếm 57,92%, xã Thành Thới B có số hộ nuôi heo thịt chiếm 48,38% và xã Thành Thới A có số hộ nuôi heo thịt chiếm 41,68% (Nguồn: Phòng nông nghiệp- PTNT huyện Mỏ Cày Nam)

+ Cỡ mẫu: tổng số mẫu phỏng vấn trực tiếp nông hộ là 40 mẫu

v Số liệu thứ cấp (Secondary Data): Là các thông tin đã có sẵn và đã qua tổng hợp, xử lý

Loại dữ liệu này thường được thu thấp từ các nguồn sau:

+ Số liệu nội bộ: là loại số liệu đã được ghi chép cập nhật trong đơn vị hoặc được thu thập từ các cuộc điều tra trước đây

+ Số liệu từ các ấn phẩm nhà nước: các dữ liệu do các cơ quan thống kê nhà nước phát hành định kỳ như niên giáp thống kê các thông tin cập nhật hàng năm về tình hình dân số, lao động, kết quả sản xuất của các ngành trong nền kinh tế, số liệu về văn hóa xã hội

+ Báo, tạp chí chuyên ngành: các báo và tạp chí đề cập đến vấn đề có tính chất chuyên ngành như tạp chí thống kê, giá cả thị trường

+ Thông tin của các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp: Viện nghiên cứu kinh tế, phòng thương mại

+ Các công ty chuyên tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu và cung cấp thông tin theo yêu cầu

Số liệu thứ cấp có ưu điểm là có thể chia sẽ chi phí, do đó nó có tính kinh tế hơn, số liệu được cung cấp kịp thời hơn Tuy nhiên, dữ liệu thú cấp thường là các thông tin cơ bản, số liệu đã được tổng hợp đã qua xử lý cho nên không đầy

đủ hoặc không phù hợp cho quá trình nghiên cứu Số liệu thứ cấp thường ít được sử dụng để dự báo trong thống kê, số liệu này được sử dụng trong trình

Trang 27

bày tổng quan nội dung nghiên cứu, là cơ sở để phát hiện ra vấn đề nghiên cứu Ngoài ra, số liệu thứ cấp còn được sử dụng để đối chiếu lại kết quả nghiên cứu nhằm kiểm tra lại tính đúng đắn hoặc phát hiện ra những vấn đề mới để có hướng nghiên cứu tiếp

Số liệu thứ cấp trong luận văn là những số liệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu, tình hình nuôi heo thịt của nông hộ…được thu thập qua sách báo, Internet, tạp chí nông nghiệp, báo cáo của các ban ngành (Phòng nông nghiệp- PTNT huyện Mỏ Cày Nam)

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1 Phương pháp xử lí số liệu

* Đối với dữ liệu thứ cấp: sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích, tổng hợp, so sánh số tương đối và số tuyệt đối về thực trạng nuôi heo thịt qua các năm rồi từ đó đưa ra nhận xét

* Đối với dữ liệu sơ cấp:

- Đánh giá hiệu quả sản xuất thông qua phân tích các khoản mục chi phí, thu nhập điều tra được từ các nông hộ sản xuất để tính được khoản lợi nhuận

- Tiến hành mã hóa các dữ liệu định tính để chuyển hóa về định lượng

- Chọn ra các biến có ý nghĩa và thiết lập mô hình hồi quy để mô tả mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc Kiểm tra tính độc lập của các biến và kiểm định độ phù hợp của mô các mô hình hồi quy bằng cách tiến hành chạy mô hình bằng phần mềm SPSS

- Dựa vào kết quả chạy mô hình, viết lại phương trình hồi quy để xác định những yếu tố nào có ảnh hưởng tốt hay không tốt đến trọng lượng trong mô hình

(1) và lợi nhuận trong mô hình (2)

- Sau đó kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến trọng lượng

trong mô hình (1) và lợi nhuận trong mô hình (2)

- Các dữ liệu định tính như: độ tuổi nông hộ, số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn, lý do chọn nuôi heo thịt và biến định lượng như: CP chuồng trại, CP giống, CP thức ăn, CP thú y, CP lao động gia đình, CP điện được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả; phương pháp tính trung bình; phương pháp phân tích tương quan và hồi quy bằng phần mềm SPSS

Trang 28

2.2.3.2 Phương pháp phân tích cho từng mục tiêu cụ thể

Đối với mục tiêu 1:

Ø Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh số tương đối và so sánh số tuyệt đối để mô tả thực trạng nuôi heo thịt tại huyện Mỏ Cày Nam

a Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong đề tài nhằm mô tả thực trạng nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre Cụ thể như:

độ tuổi, số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn, lý do chọn nuôi heo thịt, v.v… Các công cụ thống kê được sử dụng để phân tích số liệu: Bảng thống kê (là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, trình bày kết quả nghiên cứu), biểu đồ, biểu bảng…

b Phương pháp so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối

- So sánh số tuyệt đối là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu, kết quả biểu hiện quy mô của hiện tượng kinh tế

- So sánh số tương đối là kết quả phép chia giữa hiệu số của trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho trị số của kỳ gốc Kết quả biểu hiện kết cấu, mối quan

hệ, tốc độ phát triển mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế

Ø Đánh giá hiệu quả nuôi heo thịt tại huyện Mỏ Cày Nam bằng cách phân tích các khoản mục chi phí, thu nhập Đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích để nghiên cứu

Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA – Cost Benefit Analysis) là

phương pháp giúp tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó Nói cách khác, đây là phương pháp ước tính sự đánh đổi thực giữa các phương án, nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọn ưu tiên

kinh tế của mình

Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích ngoài việc giúp đánh giá sự ưa thích và lựa chọn các phương án đầu tư, nó còn là phương pháp thường được sử dụng để phân tích kết quả hoạt động SX, xác định lợi ích đạt được so với phần chi phí bỏ ra Vì vậy phương pháp này thường được sử dụng trong phân tích kinh

Trang 29

tế Trong nghiên cứu này, phương pháp CBA được sử dụng để đánh giá hiệu quả

SX của các nông hộ nuôi heo thịt bằng cách so sánh giữa doanh thu và CPSX Xem xét quả:

+ Nếu lợi nhuận > 0 thì đánh giá mô hình SX có hiệu quả

+ Nếu lợi nhuận < 0 thì đánh giá mô hình SX chưa hiệu quả

Đối với mục tiêu 2: Thiết lập phương trình hồi quy (1) để tìm ra các

nhân tố có ảnh hưởng đến trọng lượng Đồng thời giải thích sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến trọng lượng và thiết lập phương trình

hồi quy (2) để tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận heo thịt Đồng thời

giải thích sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận

Đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tương quan để nghiên cứu Thiết lập phương trình hàm hồi quy nhằm tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó trong mô hình hồi quy như: lợi nhuận hay hiệu quả nuôi heo thịt Từ những phân tích sơ bộ ban đầu bằng phương pháp thống kê mô tả, ta cần quan sát và chọn ra những nhân tố có ý nghĩa rồi tiến hành chạy hàm để phát hiện ra nhân tố nào có ảnh hưởng tốt hay không tốt đến chỉ tiêu quan trọng trong mô hình Từ đó, có cơ sở để phát huy những nhân tố tác động tích cực, hạn chế và khắc phục những nhân tố tác động tiêu cực đến chỉ tiêu

a Thiết lập phương trình hồi quy (1)

Để phân tích rõ về hiệu quả heo thịt chúng ta tìm hiểu cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng từ mô hình hồi quy nhằm mục đích giúp cho nông hộ

có cơ sở để mạnh dạn đầu tư các nguồn lực đầu vào một cách hợp lý, hướng đến tăng trọng lượng heo thịt của nông hộ Trọng lượng heo thịt chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau Do một số giới hạn, phương trình hồi quy chỉ đề cập đến một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến trọng lượng như sau: trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, năng suất, thời gian nuôi, giống heo Nguyên nhân của việc chọn lựa các nhân tố trên và đưa vào phương trình hồi quy là do:

- Trình độ học vấn: nếu người nuôi heo có trình độ học vấn cao sẽ dễ dàng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi heo thịt có thể tiềm ra cách làm cho heo tăng trọng nhanh hơn

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Trang 30

- Số năm kinh nghiệm: người nuôi heo có kinh nghiệm sẽ nhận thấy được các yếu tố nào có tác động tốt và không tốt đến khả năng tăng trọng của heo, biết cách kết hợp các loại thức ăn phù hợp có thể làm cho heo thịt tăng trọng một cách nhanh nhất

- Về năng suất: năng suất của heo là khả năng tăng trọng của heo trong một khoản thời gian nhất định Điều này cho thấy, khi năng suất càng cao thì heo tăng trọng càng nhanh giúp người nuôi tiết kiệm các khoản chi phí khi nuôi làm tăng lợi nhuận

- Thời gian nuôi: thời gian nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến trọng lượng, thời gian nuôi càng cao thì trọng lượng của heo càng cao, nhưng giá cũng phải cao

- Giống heo: giống heo cũng có ảnh hưởng đến trọng lượng, giống heo mau lớn

sẽ làm heo tăng trọng nhanh hơn những giống heo chậm lớn

Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng:

Y = β 0 + β 1 X 1 + β 2 X 2 + … + β 5 X 5 (1)

Y: Trọng lượng (biến phụ thuộc)

Xi: (i=1,2,3,…,5) các nhân tố ảnh hưởng đến trọng lượng (biến độc lập)

b Thiết lập phương trình hồi quy (2)

Lợi nhuận nuôi heo thịt chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau Do một số giới hạn nên phương trình hồi quy chỉ đề cập đến một số nhân tố chủ yếu đến lợi nhuận heo thịt như sau: CP giống, CP thức ăn, CP thuốc thú y, CP điện,

CP chuồng trại, CP LĐGĐ, trọng lượng của heo khi xuất chuồng Nguyên nhân của việc chọn ra các biến đó đưa vào phương trình hồi quy là do:

Trang 31

- Các khoản mục chi phí: chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí điện, chi phí chuồng trại, chi phí LĐGĐ được nông hộ đầu tư vào sản xuất với mức độ hợp lý như: chọn giống tốt, thức ăn có chất lượng, phòng và trị bệnh tốt, chuồng trại đúng kỹ thuật, chăm sóc thường xuyên… thì sẽ làm tăng lợi nhuận là điều hiển nhiên

- Trọng lượng: đây là yếu tố rất quan trọng để quyết định lợi nhuận của người nuôi heo thịt Khi heo xuất chuồng đạt trọng lượng cao và thích hợp thì lợi nhuận đem lại cho người nuôi cũng sẽ cao

Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng:

Y = β 0 + β 1 X 1 + β 2 X 2 + … + β 7 X 7 (2)

Y: lợi nhuận (biến phụ thuộc)

Xi: (i=1,2,3,…,7) các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận (biến độc lập)

β0: hệ số tự do

βi (i=1,7): các tham số được ước lượng bằng phương pháp hồi quy tuyến tính từ phần mềm SPSS

Các biến độc lập trong mô hình (2) bao gồm:

+ X1 : chi phí giống (đồng/con)

+ X2 : chi phí thức ăn (đồng/con)

+ X3 : chi phí thú y (đồng/con)

+ X4 : chi phí chuồng trại (đồng/con)

+ X5 : chi phí điện (đồng/con)

+ X6 : CPLĐGĐ (đồng/con)

+ X7 : trọng lượng (kg)

Các thông số được xem xét khi phân tích:

- Multiple R: hệ số tương quan bội, nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y với các biến độc lập X; R càng lớn thì mối quan hệ càng chặt chẽ

- R Square: hệ số xác định R2, cho biết tỷ lệ % sự biến động của Y được giải thích bởi các biến số X trong mô hình

0 < R2 < 1, R2 càng tiến gần về 1 thì mô hình giải thích được càng nhiều

sự biến động của Y, mô hình càng đáng tin cậy Tuy nhiên, R2 có nhược điểm là

Trang 32

giá trị của nó tăng khi số biến X đưa vào mô hình tăng, bất chấp biến đưa vào mô hình không có ý nghĩa

- Adjusted R Square: hệ số xác định đã điều chỉnh, khi đưa thêm biến vào

mô hình mà làm cho R2 điều chỉnh tăng thì nên đưa thêm biến vào và ngược lại

Đối với mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

nuôi heo thịt tại huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp từ các chương trước đó Dựa vào những nhân tố ảnh hưởng

đến mô hình (1) và mô hình (2) để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả

nuôi heo thịt cho nông hộ

Trang 33

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CHĂN NUÔI HEO THỊT CỦA NÔNG HỘ TẠI

HUYỆN MỎ CÀY NAM TỈNH BẾN TRE 3.1 Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Hồ Chí Minh 85 km Bến Tre có diện tích là 2.322 km² Điểm cực Nam của tỉnh nằm trên vĩ độ 9o48' Bắc, điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 10o20' Bắc, điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106o48' Đông, điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105o57' Đông

v Địa hình

Bến Tre là tỉnh có địa hình bằng phẳng, rải rác có những cồn cát xen kẽ với nhiều sông rạch Bốn nhánh sông Tiền Giang là sông Mỹ Tho, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên chia đất Bến Tre lần lượt thành cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh Ngoài khơi có các đảo nhỏ như Cồn Lợi, Cồn Hồ

v Khí hậu

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26°C đến 27°C Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.250 mm đến 1.500 mm Khí hậu ở đây là nhiệt đới gió mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô

Trang 34

v Văn hóa – xã hội

Tại Bến Tre cũng có nhiều di tích Phật giáo hay mộ các nhân vật nổi tiếng

Các chùa nổi tiếng ở Bến Tre là chùa Hội Tôn, chùa Tuyên Linh, chùa Viên Minh Các nhân vật nổi tiếng có mộ ở đây là Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản và Phan Thanh Giản Có hai lễ hội lớn ở Bến Tre là hội đình Phú Lễ và hội

Trang 35

Bảng 1: SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU CỦA TỈNH BẾN TRE

Diện tích nuôi thủy sản 42.236 ha

Sản lượng thủy sản 231.448 tấn, trong đó nuôi 145.353

tấn và đánh bắt là 86.095 tấn

Tôm sú nuôi thâm canh và bán thâm

canh

4.490 ha

Tôm thẻ chân trắng 26 ha với sản lượng 1.360 tấn

(Nguồn: tổng cục thống kê tỉnh Bến Tre)

Ø Công nghiệp

Bến Tre hiện có 2 khu công nghiệp (KCN) nằm trong hệ thống các KCN quốc gia gồm KCN Giao Long và An Hiệp, thuộc huyện Châu Thành KCN Giao Long giai đoạn 1 (100ha) và An Hiệp giai đoạn 1 (72 ha) Từ năm 2010 đến năm

2020, Bến Tre quy hoạch phát triển thêm 5 KCN mới với tổng diện tích 1.600 ha

Trang 36

Các KCN mới tập trung chủ yếu tại huyện Châu Thành (2 khu), Mỏ Cày Bắc (1

khu), Mỏ Cày Nam (1 khu) và Giồng Trôm (1 khu)

Ø Làng nghề

Ngoài kẹo dừa, Bến Tre có các sản phẩm nổi tiếng như bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc Làng nghề Cái Mơn, huyện Chợ Lách, hàng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi

3.1.2 Tổng quan về huyện Mỏ Cày Nam

Mỏ Cày Nam là một đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam chính thức

được thành lập vào ngày 25 tháng 3 năm 2009 theo Nghị định số 08/CP ngày 9

tháng 2 năm 2009 của Chính phủ Việt Nam Huyện này thuộc tỉnh Bến Tre

3.1.2.1 Điều kiện tự nhiên

v Vị trí địa lý

Mỏ Cày Nam vốn là một phần của huyện Mỏ Cày Sau khi phần phía Bắc của huyện Mỏ Cày và một phần nhỏ của huyện Chợ Lách hợp lại thành huyện

Mỏ Cày Bắc Phần còn lại của huyện Mỏ Cày được lập thành Mỏ Cày Nam

Về địa giới hành chính, Mỏ Cày Nam, nằm trên cù lao Minh, có phía Đông giáp huyện Giồng Trôm; Tây giáp tỉnh Trà Vinh; Bắc - Đông Bắc giáp huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Giồng Trôm; Nam - Tây Nam giáp huyện Thạnh Phú và tỉnh Trà Vinh

Trang 37

3.1.2.2 Kinh tế - Xã hội

Năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 10,46%, Thu nhập bình quân đầu người năm 2009: 12.492.000 đồng, năm 2010: 14.210.000 đồng

* Số liệu kế hoạch năm 2010 so với năm 2009:

- Giá trị sản xuất Nông – Ngư nghiệp: tăng 8,6%

- Giá trị Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: tăng 20,05%

- Giá trị Thương mại – Dịch vụ: tăng 20,31%

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: tăng 0,6%

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện: đạt 99,7%

v Nông nghiệp

Ø Trồng trọt: diện tích canh tác một số loại cây trồng như lúa, mía tiếp tục giảm để chuyển sang trồng dừa và các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, phù hợp với xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm Tính chung cả

Trang 38

năm 2010, diện tích gieo trồng lúa 601,1 ha đạt 93,71% so với kế hoạch; sản lượng 1920 tấn đạt 77,74% so kế hoạch Diện tích dừa tiếp tục phát triển, do giá dừa ổn định, nên được quan tâm đầu tư chăm sóc và mở rộng diện tích, tổng diện tích dừa toàn huyện 12.236 ha, diện tích thu hoạch 8.827 ha; sản lượng 79,4 triệu trái; bên cạnh đó các mô hình trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa đạt hiệu quả tiếp tục được nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập của người dân Diện tích cây ăn trái giảm, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chất lượng, năng suất cao, tập trung phát triển các loại cây trồng kinh tế cao như bưởi da xanh…Diện tích cây ăn trái toàn huyện còn 1.633,6 ha Thực hiện các dự án ca cao trồng xen vườn dừa, diện tích trồng mới 222,7 ha, đến nay tổng diện tích ca cao trồng xen trong vườn dừa toàn huyện 675,4 ha, diện tích cho trái 100ha; dự

án bưởi da xanh, qua tổng kết được hội đồng khoa học huyện đánh giá đạt yêu cầu, tổng diện tích nhân rộng của dự án đến nay đạt 1.000 ha; dự án trồng mới vườn dừa thực hiện 314.55 ha, luỹ kế đến nay được 983 ha Thực hiện Quyết định 1795/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã giải quyết hỗ trợ xăng dầu vụ đông xuân cho 174 hộ, với số tiền 66,077 triệu đồng (Nguồn: Phòng thống kê huyện Mỏ Cày Nam)

Ø Chăn nuôi: Không có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế vườn như các huyện ở phía Bắc, Mỏ Cày Nam chọn chăn nuôi làm ngành kinh tế chủ đạo trong nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi heo Toàn huyện có 2 trang trại, tổng đàn gà, vịt trong huyện là 700.000 con; 1 trang trại bò, tổng đàn bò là 23.700 con, sản lượng 1.712,3 tấn; 32 trang trại heo đạt chuẩn, có cấp giấy chứng nhận Trong nhiều năm qua, tổng đàn heo của huyện luôn dẫn đầu và chiếm 50% tổng đàn heo của toàn tỉnh Theo số liệu thống kê cuối năm 2009, toàn huyện có 165.000 con heo Các hộ chăn nuôi với quy mô lớn trên 100 con là 247 hộ, tính đến tháng 02-2010 toàn huyện có 37 trang trại được Ủy ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận Kinh tế trang trại (KTTT) Ngoài ra còn nhiều hộ chăn nuôi với quy mô lớn, đạt tiêu chí KTTT, nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận do nhiều nguyên nhân khác nhau như: chưa đăng ký đảm bảo về môi trường, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn huyện luôn được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là lở mồm long móng, heo tai

Trang 39

xanh, cúm gia cầm, công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng được quan tâm thực hiện

Xã đã có cán bộ thú y theo dõi, nông dân đã có ý thức phòng dịch

32%

65,35%

Đàn gia cầm Đàn heo Đàn bò Đàn dê cừu

Biểu đồ 1: CƠ CẤU NGÀNH CHĂN NUÔI HUYỆN MỎ CÀY NAM NĂM

2010

Ø Thủy sản: Tình hình nuôi thuỷ sản tiếp tục phát triển với diện tích 1.450 ha, đạt 93,55% so kế hoạch; trong đó diện tích nuôi cá là 870 ha (có 50 ha nuôi cá da trơn công nghiệp) và nuôi tôm 580 ha, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 10.100 tấn, đạt 95,46% so kế hoạch Về khai thác thuỷ sản ổn định, với sản lượng thực hiện 2.500 tấn, đạt 100% so kế hoạch Tiếp tục thực hiện chi tiền hỗ trợ bảo hiểm cho 59 ngư dân theo Quyết định 289/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Ø Thủy lợi: Nghiệm thu đưa vào sử dụng đê bao cồn Thành Long-Thành Thới A (giai đoạn 2), cống Phú Đông I xã An Định.Thực hiện nạo vét kênh ấp

Mỹ Đức xã Hương Mỹ, kênh Giữa xã An Định, kênh Giữa ấp Minh Nghĩa xã Ngãi Đăng; nâng cấp đê bao ấp phú đông I xã An Định, đê bao ấp Minh Nghĩa xã Ngãi Đăng, đê bao ngăn mặn ở xã Tân Trung; làm mới 02 cống ở cồn Thành Long-Thành Thới A Tổ chức diễn tập phòng chống lục bão, giảm nhẹ thiên tai

ở xã Thành Thới B, Cẩm Sơn, đạt theo kế hoạch đề ra

Ø Công tác khuyến nông, khuyến ngư: Được tiến hành thường xuyên, tổ chức tập huấn, hội thảo 71 lớp và 120 lượt sinh hoạt câu lạc bộ, có 760 nông dân

dự chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, ngư nghiệp đã

Trang 40

góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm; nhiều mô hình sản xuất hiệu quả xuất hiện và được nhân rộng

* Hạn chế của ngành nông nghiệp:

- Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ở một số địa phương còn chủ quan, chưa tích cực, chậm trong việc thu thập các số liệu

- Các trang trại được công nhận kinh tế trang trại còn ít, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh và ô nhiễm môi trường trong các hộ chăn nuôi nên trang trại chậm phát triển

- Ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh trong sản xuất cũng là nổi bức xúc trong nhân dân, đặc biệt là chăn nuôi

- Sản xuất chủ yếu chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ, lẻ, chưa tập trung, chất lượng sản phẩm nông sản còn thấp Việc xây dựng nông sản đạt chuẩn Global Grap chưa đạt chuẩn, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường

- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của huyện còn có hạn, công tác chuyển giao khoa học – kỹ thuật tuy có triển khai nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa

- Giá cả thị trường biến động, vật tư sản xuất nông nghiệp tăng giá ảnh hưởng đến sản xuất

- Nông dân vẫn còn tư tưởng bảo thủ sản xuất nhỏ lẻ, chưa mạnh dạn đầu tư phát triển lớn

v Công nghiệp

Tuy bị ảnh hưởng chung của suy giảm kinh tế, giá nguyên,nhiên vật liệu không ổn định, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm…nhưng nhìn chung sản xuất CN-TTCN vẫn ổn định, nhiều cơ sở sản xuất đầu tư đổi mới trang thiết bị, mở rộng qui mô sản xuất; một số mặt hàng thế mạnh của huyện duy trì và phát triển như than thiêu kết, kẹo dừa, thạch dừa, chỉ xơ dừa, chế biến thức ăn gia súc, chế biến thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ…Giá trị sản xuất CN-TTCN thực hiện 307,829 tỷ đồng (theo giá so sánh) đạt 96,78% so kế hoạch Các ngành nghề thủ công và mạng lưới làm hàng gia công, cơ khí sửa chữa được mở rộng ở các xã-thị trấn Các công tác khuyến công và xây dựng lành nghề được quan tâm thực hiện Trong năm, đã mở lớp đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ ở xã Đa Phước Hội,

Ngày đăng: 11/01/2016, 22:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w