1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở huyện thoại sơn, tỉnh an giang

68 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Mua chịu vật tư nông nghiệp là một hình thức phổ biến ở nông thôn nước ta khi mà người nông dân cần tư liệu sản xuất nhưng không có điều kiện tiếp cận với những nguồn tín dụng chính thức

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

DƯƠNG THỊ MỸ LOAN

THỰC TRẠNG MUA CHỊU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành Quản trị kinh doanh

Mã số ngành: 52340101

11- 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

DƯƠNG THỊ MỸ LOAN MSSV: 4104837

THỰC TRẠNG MUA CHỊU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số ngành: 52340101

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS LÊ KHƯƠNG NINH

11- 2013

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

-  -

Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự khích lệ động viên rất lớn từ gia đình, người thân, cùng với sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cô Đồng thời Ban Giám Hiệu trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế - QTKD cũng đã tạo mọi điều kiện cần thiết để tôi học tập, nghiên cứu và phát huy khả năng của mình Thêm vào

đó, qua thời gian làm luận văn, thu thập và xử lý số liệu tôi đã được sự hướng dẫn tận tình của Thầy Lê Khương Ninh để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình

Tôi xin gửi lời cảm ơn đầu tiên đến cha mẹ, gia đình Chính nhờ sự hỗ trợ rất lớn từ gia đình mà tôi mới có kết quả như ngày hôm nay

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô khoa KT - QTKD, đã giúp cho tôi có những kiến thức cần thiết để bước vào môi trường thực tế, đặc biệt là Thầy Lê Khương Ninh, người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để cho tôi hoàn thành đề tài của mình

Xin cảm ơn các bạn cùng học năm cuối khoa KT&QTKD trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập, xử lý số liệu để thực hiện đề tài

Vì thời gian có hạn và đây là lần đầu tiên tiếp xúc với kiến thức thực

tế nên không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy Cô để đề tài này có thể hoàn thiện hơn

Chân thành cảm ơn

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013

Người thực hiện

Dương Thị Mỹ Loan

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

-  - Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất

kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013

Người thực hiện

Dương Thị Mỹ Loan

Trang 5

MỤC LỤC

-  -

CHƯƠNG 1 1

GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Phạm vi không gian 2

1.3.2 Phạm vi thời gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 3

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3

2.1.1 Khái niệm về tín dụng, tín dụng phi chính thức 3

2.1.2 Vai trò của tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông thôn 3

2.1.3 Quan điểm truyền thống về thị trường tín dụng nông thôn 4

2.1.4 Khái niệm về nông hộ, tín dụng thương mại, hình thức mua chịu vật tư nông nghiệp và vai trò của nó đối với nông hộ 5

2.1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 6

2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 8

2.2.1 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ 8

2.2.2 Mô hình nghiên cứu 10

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 11

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 12

CHƯƠNG 3 14

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 14

3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANG 14

3.1.1 Vị trí địa lý và các đơn vị hành chính 14

3.1.2 Điều kiện tự nhiên 15

3.1.3 Dân cư 16

3.1.4 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang năm 2012 16

3.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG 19

Trang 6

3.2.1 Điều kiện tự nhiên 19

3.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội năm 2012 20

3.3 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG 23

CHƯƠNG 4 24

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MUA CHỊU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG 24

4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ MẪU QUAN SÁT TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊM CỨU 24

4.1.1 Thông tin chung về mẫu khảo sát 24

4.1.2 Tài sản và thu nhập của hộ 27

4.2 TÌNH HÌNH THAM GIA TÍN DỤNG CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN THOẠI SƠN 29

4.2.1 Thực trạng tham gia vay vốn của nông hộ năm 2012 29

4.2.2 Nguyên nhân không vay vốn của nông hộ 30

4.2.3 Thông tin về hoạt động vay vốn của nông hộ năm 2012 31

4.2.4 Nguồn thông tin tín dụng đối với nông hộ 33

4.2.5 Ưu, nhược điểm của nguồn tín dụng mà các nông hộ ưu tiên vay 33

4.3 THỰC TRẠNG MUA CHỊU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ 35

4.3.1 Tình hình mua chịu vật tư của nông hộ ở huyện Thoại Sơn 35

4.3.2 Nguyên nhân không mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ 37

4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG TIỀN MUA CHỊU VẬT TƯ CỦA NÔNG HỘ 38

CHƯƠNG 5 42

GIẢI PHÁP NHẰM LÀM TĂNG LƯỢNG TIỀN MUA CHỊU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CHO NÔNG HỘ 42

5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 42

5.2 GIẢI PHÁP 42

5.2.1 Đối với các đại lý vật tư 42

5.2.2 Đối với Chính phủ 42

5.2.3 Đối với nông hộ 43

CHƯƠNG 6 44

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

6.1 KẾT LUẬN 44

6.2 KIẾN NGHỊ 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

PHỤ LỤC 48

Trang 7

DANH MỤC BIỂU BẢNG

-  -

Bảng 2.1: Kỳ vọng về dấu của các β i và diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu .11

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội tỉnh An Giang năm 2012 17

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Thoại Sơn năm 2012 19

Bảng 3.3: Các chỉ tiêu kinh tế đạt được trong năm 2012 20

Bảng 4.1: Mô tả cỡ mẫu nghiên cứu 24

Bảng 4.2: Một số thông tin cơ bản về nhân khẩu và lao động 25

Bảng 4.3: Tiện nghi của gia đình 26

Bảng 4.4: Nơi ở của nông hộ 27

Bảng 4.5: Tài sản và thu nhập của nông hộ trong mẫu khảo sát 28

Bảng 4.6: Khó khăn thường gặp nhất của các nông hộ ở huyện Thoại Sơn 28

Bảng 4.7: Nguồn tín dụng của nông hộ ở huyện Thoại Sơn 30

Bảng 4.8: Thông tin về hoạt động vay vốn của hộ 32

Bảng 4.9: Nguồn thông tin tín dụng đối với nông hộ 33

Bảng 4.10: Ưu, nhược điểm của các nguồn vay đối với nông hộ 35

Bảng 4.11: Tình hình mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ 37

Bảng 4.12: Kết quả ước lượng 39

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

-  -

Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang 14

Hình 4.1 Giới tính của chủ hộ 24

Hình 4.2 Trình độ học vấn của chủ hộ 25

Hình 4.3 Nghề nghiệp của chủ hộ 26

Hình 4.4 Quan hệ xã hội của hộ 27

Hình 4.5 Khả năng vay vốn của nông hộ 29

Hình 4.6 Nguyên nhân không vay tín dụng bán chính thức của nông hộ 30

Hình 4.7 Nguyên nhân không vay tín dụng chính thức của nông hộ 31

Hình 4.8 Nguồn tín dụng được ưu tiên vay của các nông hộ 34

Hình 4.9 Nguyên nhân không mua chịu vật tư của các nông hộ 38

Trang 10

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam được hình thành với các đặc điểm nổi bật là tồn tại song song những tổ chức tín dụng chính thức và tín dụng không chính thức Tuy nhiên nguồn tín dụng chính thức chưa thực sự phân phối đến cho nhu cầu vay vốn của phần lớn dân cư ở nông thôn Chính vì thế nguồn tín dụng phi chính thức (PCT) lại mở ra một cơ hội lớn cho các nông hộ vì thủ tục đơn giản, nhanh chóng Trong đó phải kể đến hình thức mua chịu vật tư nông nghiệp, thực tế đó cũng phù hợp với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam

Mua chịu vật tư nông nghiệp là một hình thức phổ biến ở nông thôn nước

ta khi mà người nông dân cần tư liệu sản xuất nhưng không có điều kiện tiếp cận với những nguồn tín dụng chính thức do không đủ uy tín hay thiếu tài sản

để thế chấp Với hình thức mua chịu thì nông dân có thể có ngay nguồn vật tư

để sử dụng mà không cần phải đi vay tiền rồi sau đó mới đi mua Trong khi đó người bán chịu cũng có những lợi ích nhất định, họ có thể thu lợi nhuận cao hơn việc bán bằng tiền mặt đồng thời cũng kiểm soát được nguồn tiền bán chịu ấy được dùng trực tiếp vào việc mua vật tư chứ không dùng vào mục đích nào khác Tuy nhiên, lợi ích đối với người bán lẫn người mua là vậy nhưng không phải nông dân nào cũng có nhu cầu mua chịu và không phải ai cũng được đáp ứng đủ nhu cầu Một mặt do người nông dân cho rằng lãi suất mua chịu quá cao nên không muốn mua, do không có đủ uy tín để người bán có thể tin tưởng hoặc do khoảng cách địa lý quá xa nơi bán hoặc có nhiều lí do khác nhau Mặc khác, do người bán chịu cũng gặp những rủi ro nhất định do không thu lại đủ số tiền bán chịu, thời gian thu hồi tiền chậm, hoặc thậm chí là bị

“giựt” tiền do nông dân không có đủ điều kiện để trả hoặc không muốn trả Mặc dù ưu điểm của việc mua chịu là thế nhưng vì một số lí do trên nên lượng tiền mua chịu vật tư nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng Đặc biệt, mua chịu vật tư là hình thức phổ biến ở nông thôn nơi mà phần lớn dân cư đều sản xuất nông nghiệp Trong đó có An Giang, một trong những tỉnh sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước Bên cạnh đó lại có rất ít nghiên cứu đề cập đến vấn

đề này Đó là lí do và động lực để tôi thực hiện đề tài “Thực trạng mua chịu

vật tư nông nghiệp của nông hộ ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” một

trong những huyện có những đặc trưng nổi bật về sản xuất nông nghiệp của tỉnh An Giang, với mục tiêu là phân tích thực trạng cũng như tìm ra các nhân

Trang 11

tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ nhằm tìm ra giải pháp để làm tăng số tiền mua chịu cho nông hộ có nhu cầu

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là phân tích thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng của hệ thống tín dụng ở nông thôn

huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang nhằm nêu lên tính phổ biến của việc mua chịu vật tư nông nghiệp, đặc biệt đối với những hộ có ít điều kiện tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức và bán chính thức

- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu

vật tư của nông hộ ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

- Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm làm tăng số tiền mua chịu của

nông hộ ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi không gian

Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang

1.3.2 Phạm vi thời gian

- Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp năm 2011 và 2012 để đánh giá các chỉ

tiêu kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

- Đồng thời đề tài cũng sử dụng số liệu sơ cấp được thu trực tiếp từ nông

hộ trên địa bàn huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang, thông tin thu thập trong năm

2011 và 2012

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là nông hộ ở huyện Thoại Sơn tỉnh

An Giang

Trang 12

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái niệm về tín dụng, tín dụng phi chính thức

 Tín dụng

“Tín dụng xuất phát từ gốc Latinh: Gredittum - tức là tin tưởng, tín nhiệm Tín dụng được diễn giải theo nghĩa Việt Nam là sự vay mượn Trong thực tế tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng nhưng ở bất kì dạng nào tín dụng cũng thể hiện hai mặt cơ bản:

- Người sở hữu số tiền hay hàng hóa chuyển giao cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định

- Đến thời hạn do hai bên thỏa thuận, người sử dụng hoàn trả lại cho người sở hữu một giá trị lớn hơn Phần tăng thêm được gọi là phần lời hay nói theo ngôn ngữ kinh tế là lãi suất” (Ngô Thị Mỹ Linh, 2010)

 Tín dụng phi chính thức

“Khái niệm tín dụng PCT ở đây được dùng với nghĩa tương đối, phản ánh một thực trạng tài chính rất phức tạp ở nông thôn nước ta hiện nay Thuật ngữ PCT thường được dùng để chỉ những quan hệ tín dụng ngầm hoặc nửa công khai (nhiều trường hợp là công khai) ở đó có một hoặc một số hoặc tất cả các yếu tố vượt ra ngoài khuôn khổ của thể chế pháp lý hiện hành (mà yếu tố

cơ bản nhất là lãi suất) Tuy nhiên, trong thực tế nó cũng có thể bao gồm cả những quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các cư dân nông thôn mà yếu tố lãi suất hoàn toàn bình thường, thậm chí thấp hơn so với lãi suất thị trường chính thức Những quan hệ này phát sinh trên cơ sở những quan hệ tình cảm (họ tộc, bạn bè,…) hoặc nhiều thứ quan hệ đa dạng khác

Vì vậy, để cho bao quát nên hiểu tín dụng PCT bao gồm những giao dịch tín dụng theo kiểu tài chính trực tiếp giữa các chủ thể kinh tế nông thôn với nhau và những giao dịch tài chính gián tiếp không thông qua các tổ chức tín dụng hoạt động trong khuôn khổ Luật Tổ chức tín dụng (tạm gọi là các tổ

chức tín dụng chính quy)” (Lâm Chí Dũng, 2002)

2.1.2 Vai trò của tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông thôn

Trong nền kinh tế thị trường vai trò của tín dụng cũng thay đổi về bản chất so với nền kinh tế tập trung trước kia Tín dụng trong thời kỳ bao cấp được xem như một công cụ cấp phát thay ngân sách Còn trong nền kinh tế thị trường: tín dụng là tập trung huy động nhiều nguồn vốn, gắn liền với sử dụng vốn có hiệu quả để đầu tư phát triển kinh tế nông thôn, tạo điều kiện tích lũy

Trang 13

vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tín dụng thực sự là đòn bẩy kinh tế kích thích các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển cũng như mở rộng thương mại dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn Do đó tín dụng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn và được thể hiện như:

- Góp phần thúc đẩy hình thành thị trường tài chính nông thôn

Là nơi giải quyết quan hệ cung cầu về vốn, nhằm thoả mãn nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn

- Hoạt động tín dụng đã góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ để phát triển kinh tế nông thôn

- Tín dụng đã góp phần tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên

- Tín dụng đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh

- Tín dụng tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn

- Tín dụng đã tạo cho người dân không ngừng nâng cao trình độ sản xuất, tăng cường hạch toán kinh tế đồng thời tạo tâm lý tiết kiệm tiêu dùng

- Tín dụng góp phần đảm bảo hiệu quả xã hội, nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho người nông dân

Tóm lại, tín dụng có vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống kinh

tế xã hội nông thôn Để phát huy vai trò to lớn đó, nên sử dụng tín dụng như một công cụ đắc lực để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nông thôn

2.1.3 Quan điểm truyền thống về thị trường tín dụng nông thôn “- Khu vực chính thức và PCT cùng tồn tại, bất chấp sự kiện là lãi suất

chính thức thấp hơn nhiều so với lãi suất được tính trên thị trường PCT

- Lãi suất có thể không làm cân bằng cung và cầu tín dụng: có thể có tình trạng hạn chế tín dụng (credit rationing), và trong những thời kỳ mùa màng thất bát, người ta không thể đi vay với bất kì giá nào

- Thị trường tín dụng bị chia cắt, các mức lãi suất của những người cho vay tại những vùng khác nhau thì khác nhau, điều này có thể được giải thích là

do những khác biệt về xác suất không trả được nợ, và các sự kiện của địa phương - thất bại mùa màng ở một vùng - xem ra có tác động đáng kể đối với

sự sẵn sàng cung ứng tín dụng trên thị trường địa phương

- Có một số giới hạn những người cho vay thương mại trên thị trường PCT, bất chấp mức lãi suất cao mà họ tính

- Các mối liên kết qua lại của khu vực PCT giữa những giao dịch tín dụng và các giao dịch trên các thị trường khác là rất phổ biến

Trang 14

- Người cho vay chính thức có xu hướng cho vay trong những vùng mà nhà nông có quyền sử dụng đất” (Ngô Thị Mỹ Linh, 2010)

2.1.4 Khái niệm về nông hộ, tín dụng thương mại, hình thức mua chịu vật tư nông nghiệp và vai trò của nó đối với nông hộ

2.1.4.1 Nông hộ

“- Hộ là tập hợp những người có quan hệ vợ chồng, họ hàng huyết thống cùng chung nơi ở và một số sinh hoạt cần thiết khác như: ăn, uống, nghỉ ngơi,… Tuy nhiên cũng có thể có một vài trường hợp một số thành viên của

hộ không có họ hàng huyết thống, nhưng những trường hợp này rất ít xảy ra

- Nông hộ là những hộ sinh sống ở nông thôn mà có hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp Ngoài các hoạt động nông nghiệp, nông hộ còn có thể tiến hành một số hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là hoạt động phụ” (Ngô Thị

Mỹ Linh, 2010)

2.1.4.2 Tín dụng thương mại

“Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa bên mua và bên bán dưới hình thức mua bán chịu (trả chậm) hàng hóa Thông qua hoạt động này, người bán chuyển giao cho người mua một lượng hàng hóa (thương mại) cùng với quyền sử dụng tạm thời một lượng vốn (tín dụng) bằng với giá trị hàng hóa được mua bán Đến thời hạn thỏa thuận, người mua phải trả cho người bán số tiền mà hai bên đã đồng ý trước đó” (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2013)

2.1.4.3 Mua chịu vật tư nông nghiệp

Mua chịu vật tư nông nghiệp là một hình thức phổ biến ở nông thôn Việt Nam Đa số nông dân đều mua thiếu vật tư nông nghiệp đến khi thu hoạch bán lúa trả tiền Do cach tác trong lĩnh vực nông nghiệp, nguồn thu nhập từ các vụ mùa không nhiều, khi bán nông sản có tiền, nông dân trả nợ cũ và phải để lại trang trãi chi phí sinh hoạt trong gia đình, nên phải nhờ vào các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp ở địa phương đầu tư cho nông dân vào sản xuất vụ kế tiếp Hơn nữa, do đặc điểm người dân nông thôn sống chan hòa cùng mọi người nên quen biết nhiều người cùng địa phương, biết rõ đặc điểm khách hàng nên các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp sẵn sàng cho thiếu đến mùa thu hoạch thì trả tiền Giá bán theo phương thức này được các chủ cửa hàng tính thêm từ 1% đến 5%/tháng trên giá bán (Giá bán thiếu = Giá bán thông thường + (1% đến 5%/tháng * giá bán thông thường * số tháng thiếu)), 1% đến 5% được xem như là lãi suất tính trên số tiền thiếu Hình thức này thuận tiện đối với người dân, không cần thế chấp chỉ dựa trên quen biết, khi nông dân cần sử dụng vật

Trang 15

tư thì đến mua và ghi nợ, đến mùa thu hoạch trả, số tiền được kê lên do mua thiếu cũng tương đương với lãi suất Ngân hàng, điều quan trọng là đã đáp ứng được nhu cầu vốn sản xuất nông nghiệp của những nông dân thiếu vốn nên được đa số nông dân lựa chọn Để giữ uy tín trong các giao dịch tiếp theo ở địa phương và bản chất thật thà của nông dân nên người dân trả nợ rất tốt (Ngô Thị Mỹ Linh, 2010)

2.1.4.4 Vai trò của mua chịu vật tư nông nghiệp đối với nông hộ

“Khi cần vốn để sản xuất, nhiều nông hộ không thể vay tín dụng chính thức do không đủ uy tín hay thiếu tài sản thế chấp Khi đó, các nông

hộ muốn vay tín dụng phi chính thức bởi tính tiện lợi của nó nhưng lại sợ lãi suất cao nên không trả được nợ và bị rơi vào vòng lẩn quẩn không lối thoát của việc thiếu nợ Hệ quả là các nông hộ sẽ thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất vì thu nhập ở nông thôn thường thấp nên không đủ để tích lũy Trong điều kiện đó, mua chịu (trả chậm) vật tư nông nghiệp mở ra cơ hội quý báu cho các nông hộ vì giúp họ nhanh chóng có ngay vật tư để phục vụ cho sản xuất

Ưu điểm của mua chịu là cho phép nông hộ có ngay vật tư để dùng vào sản xuất mà không phải mất thời gian tìm nguồn vay tiền rồi mới tìm nơi mua vật tư, không phải tốn chi phí giao dịch để vay tiền, không phải thế chấp tài sản và nhất là có thể kiểm chứng được chất lượng hàng hóa trước khi trả tiền mua Như vậy, mua chịu sẽ làm tăng lợi ích cho nông hộ, đặc biệt là các nông hộ không có tài sản thế chấp nên không thể vay tín dụng chính thức hay các nông hộ sinh sống ở những vùng nông thôn xa xôi” (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2013)

2.1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ được công bố Do không thể liệt kê hết tất

cả các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề này, tác giả chỉ liệt kê một số nghiên cứu tiêu biểu làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài

Nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn (2013) về các yếu tố

ảnh hưởng đến số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở An Giang, trên cơ sở hệ thống dữ liệu sơ cấp thu thập từ 599 nông hộ được chọn ngẫu nhiên Áp dụng mô hình Tobit đã chỉ ra rằng số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở An Giang phụ thuộc vào giá trị đất sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người của nông hộ, độ dài thời gian quen biết với đại lý vật tư, khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến điểm kinh doanh của đại lý vật tư và thời gian sống ở địa phương của nông hộ

Trang 16

Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương (2011) nghiên cứu về các yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ bằng cách sử dụng

số liệu sơ cấp thu thập từ 480 nông hộ ở An Giang Kết quả cho thấy các yếu tố như giới tính chủ hộ, trình độ học vấn, địa vị xã hội của chủ hộ hay thành viên trong hộ, thu nhập, giá trị tài sản thế chấp, mục đích sử dụng vốn và số lần vay

có ý nghĩa quyết định đối với lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ Nghiên cứu của Ngô Thị Mỹ Linh (2010) về ảnh hưởng của tín dụng phi chính thức đến đời sống nông hộ ở An Giang cũng như tìm hiểu các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng phi chính thức, lượng vốn vay

và hiệu quả sử dụng vốn vay phi chính thức Bằng việc phỏng vấn trực tiếp 307 nông hộ ở tỉnh An Giang để tìm hiểu về tín dụng phi chính thức của nông hộ, mục đích và hiệu quả sử dụng vốn vay Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 76,22% nông hộ trong mẫu khảo sát tham gia tín dụng phi chính thức nhưng chỉ có 39,41% nông hộ vay vốn chính thức Đề tài đã xác định được nhiều yếu

tố tác động đến khả năng tiếp cận với tín dụng phi chính thức như: thu nhập, khoảng cách, giới tính, dân tộc, giá trị tài sản, chi tiêu

Phạm Văn Dương (2010) nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay của nông hộ ở An Giang Dựa trên số liệu khảo sát 480 nông hộ kết hợp mô hình hồi quy Tobit và Probit Kết quả cho thấy lượng vốn vay được của nông hộ từ nguồn chính thức được quyết định bởi giới tính và trình độ học vấn của chủ hộ, vị trí xã hội của nông hộ, diện tích đất, mục đích xin vay, tổng số lần vay vốn Cùng với các yếu tố này, thời gian định cư của nông hộ, số thành viên trong hộ, khoảng cách từ nơi định

cư đến trung tâm huyện và số lượng ngân hàng tại địa phương là các yếu tố quyết định đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ Tuy nhiên khả năng tiếp cận tín dụng phi chính thức của nông hộ được xác định bởi rất ít các yếu tố - đó là mục đích đi xin vay và liệu rằng hộ đã có vay từ tín dụng chính thức hay không

Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2010) nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Tác giả thu thập số liệu thông qua cuộc điều tra bằng bảng câu hỏi với 152 nông hộ Áp dụng mô hình Probit, kết quả phân tích cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ bao gồm: tuổi của chủ hộ, số thành viên trong gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất của hộ, khả năng đi vay từ các nguồn không chính thức, thu nhập của hộ và tổng tài sản của hộ

Nguyễn Quốc Nghi (2011) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tín dụng chính thức của nông hộ ở làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp Thông

Trang 17

phương pháp hồi quy logistic, kết quả cho thấy các nhân tố như số lao động tham gia sản xuất, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, tham gia hội đoàn thể, diện tích đất sản xuất và vay vốn phi chính thức có tác động đến cầu tín dụng chính thức của nông hộ

Nhận xét: Có rất nhiều nghiên cứu về thị trường tín dụng nông thôn,

những nghiên cứu về các quyết định của nông hộ về tiếp cận thị trường tín dụng Trong đó có những nghiên cứu về thị trường chính thức và thị trường không chính thức với những quan điểm khác nhau Các nghiên cứu thường

sử dụng biến nhị phân để phân tích khả năng tiếp cận tín dụng và mô hình phân tích Probit thường được thực hiện để ước lượng Về lượng vốn vay thường sử dụng mô hình Tobit để kiểm tra Những nhân tố mà các nghiên cứu trước đây sử dụng để phân tích tính tiếp cận vốn của nông hộ thường là: diện tích đất sản xuất, thu nhập bình quân đầu người, tổng tài sản của hộ, quen biết, kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn của chủ hộ, khoảng cách

và thời gian sống ở địa phương, tuổi chủ hộ, địa vị xã hội của hộ, giá trị tài sản, chi tiêu,

2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2.1 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu vật tư nông nghiêp của nông hộ như: diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tổng tài sản của hộ, khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến điểm kinh doanh của đại lý vật tư, tuổi của chủ hộ, quan hệ xã hội, kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, vay chính thức,… nhưng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là khác nhau, các yếu tố trong mô hình được diễn giải như sau:

Diện tích đất

Diện tích đất là tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ (tính bằng m2) Nhiều đất nghĩa là có nhiều tài sản thế chấp có giá trị nên được vay nhiều hơn (Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương, 2011) Ngoài ra, theo Phạm Văn Dương (2010), đối với hầu hết các nông hộ thì tài sản lớn nhất đối với họ là đất đai nên đất có tác động mạnh mẽ tới lượng vốn của nông hộ, nông hộ có diện tích đất nhiều sẽ được vay vốn nhiều hơn những hộ có ít đất

Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn (2013) cũng cho rằng “trong quan hệ mua bán chịu vật tư nông nghiệp ở nông thôn, đất sản xuất đóng hai vai trò mấu chốt trong việc giảm thiểu rủi ro cho người bán bởi hai lý do Thứ nhất, đất là yếu tố tiên quyết để người mua sử dụng số vật tư nông nghiệp mua được đúng mục đích, qua đó giúp đảm bảo khả năng trả nợ Thứ hai, đất có thể được coi

Trang 18

là tài sản đảm bảo giúp người bán bù đắp mất mát bằng cách cưỡng đoạt trong trường hợp người mua không trả nợ” Do đó, những hộ có diện tích đất sản xuất càng nhiều thì sẽ dễ được cho mua chịu với số tiền càng cao

Vay chính thức

Nông hộ có thể vay từ nhiều nguồn tín dụng như chính thức, PCT lẫn bán chính thức Điều này cho ta biết nông hộ khi tiếp cận với tín dụng PCT thường để giải quyết chuyện tức thời, vì thủ tục đối với hình thức này rất đơn giản Vì vậy, khi nông hộ tiếp cận với tín dụng PCT thì khả năng tiếp cận thêm tín dụng chính thức sẽ giảm, vì thủ tục ở hình thức tín dụng chính thức rất phức tạp, rườm rà và phải chờ đợi lâu, đặc biệt không thể gia hạn nợ (Phạm Văn Dương, 2010) Điều đó có nghĩa là những hộ có vay tín dụng chính thức thì khả năng vay thêm tín dụng PCT sẽ giảm và ngược lại Mặc khác, giữa tín dụng chính thức với mua bán chịu - là nguồn tín dụng PCT thì tín dụng chính thức do quan hệ tín dụng bị ràng buộc rất chặt chẽ về mặt pháp lý nên người vay (nông hộ) có thể sẽ ưu tiên trả nợ vay tín dụng mà xem nhẹ việc trả nợ mua chịu Nếu vậy, người bán sẽ khó chấp nhận cho mua chịu đối với những người có vay tín dụng chính thức, nhất là khi đã vay số tiền lớn Do

đó, mối quan hệ giữa vay tín dụng chính thức (khả năng vay cũng như số tiền vay) và số tiền được chấp nhận cho mua chịu vật tư của nông hộ chỉ có thể được kiểm chứng bằng các nghiên cứu thực nghiệm

Tổng tài sản của hộ

“Tổng tài sản của hộ thể hiện khả năng đảm bảo cho món tiền vay được tốt hơn Có nghĩa là, hộ có giá trị tài sản càng lớn thì khả năng được xét cho vay càng lớn ” (Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy, 2010) Đối với những hộ

có tổng tài sản lớn chứng tỏ hộ làm ăn có hiệu quả và có nhiều uy tín trong việc trả nợ nên được các đại lý vật tư tín nhiệm và cho mua chịu với số tiền cao hơn

Khoảng cách địa lý

Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn (2013) cho rằng “ý định trả nợ còn phụ thuộc vào mức độ gần gũi về khoảng cách địa lý giữa người bán và người mua Thông thường, nếu sống càng gần người bán thì người mua sẽ ít

có động cơ “giựt” nợ vì, ở nông thôn, sống gần nhau thường sẽ gần gũi và gắn bó với nhau hơn do tình nghĩa xóm làng, bè bạn hay huyết thống” do

đó sẽ có xu hướng chấp nhận bán chịu cho người có nhu cầu Mặc khác, khoảng cách xa thì người cho vay sẽ khó khăn trong việc giám sát vốn vay nên thường ít cho vay hoặc cho vay với số lượng nhỏ để hạn chế rủi ro (Ngô Thị

Mỹ Linh, 2010)

Trang 19

Tuổi của chủ hộ

Chủ hộ càng lớn tuổi càng có nhiều kinh nghiệm và ít thất bại trong sản xuất Ngoài ra, ở nông thôn tuổi của chủ hộ càng lớn thì càng có uy tín, có trách nhiệm và quản lý tài chính hiệu quả hơn (Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy, 2010) Bên cạnh đó, người lớn tuổi ở nông thôn thường có nhiều tài sản

và quan hệ xã hội rộng, được kính trọng và ít có xu hướng thay đổi nơi sống nên dễ được chấp nhận cho mua chịu khi có nhu cầu

Kinh nghiệm sản xuất

Kinh nghiệm sản xuất là số năm sản xuất của chủ hộ tính tới thời điểm quan sát Theo Nguyễn Quốc Nghi (2011), hộ có nhiều kinh nghiệm sản xuất thì nhu cầu về tín dụng chính thức sẽ càng cao Do đó, quan hệ giữa kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ với lượng tiền mua chịu của hộ cũng cần được

kiểm chứng bằng các nghiên cứu thực nghiệm

2.2.2 Mô hình nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết đã nêu cùng với tham khảo các tài liệu nghiên cứu có liên quan, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu với các biến được đưa vào mô hình bao gồm: diện tích đất sản xuất của hộ, khả năng vay vốn chính thức, tổng tài sản, khoảng cách từ nơi ở nông hộ đến điểm kinh doanh của đại

lý vật tư, kinh nghiệm sản xuất, tuổi của chủ hộ và quan hệ xã hội của nông

hộ Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang như sau:

SOTIEN = β 0 + β 1 DIENTICH + β 2 VAYCT +

+ β 3 TONGTAISAN + β 4 KHOANGCACH + (2.1) + β 5 KNGHIEMSX + β 6 TUOI + β 7 QUANHEXH

Trong Mô hình trên, biến phụ thuộc SOTIEN là số tiền mua chịu vật tư

nông nghiệp của nông hộ (nghìn đồng/năm) Đối với những nông hộ không

mua chịu, SOTIEN = 0 Ý nghĩa của các biến sử dụng trong mô hìn h (2.1) và kỳ vọng về dấu của các hệ số β i (i = 1, 7) được trình bày trong Bảng 2.1

Trang 20

Bảng 2.1: Kỳ vọng về dấu của các β i và diễn giải các biến độc lập trong

mô hình nghiên cứu

Biến Diễn giải Kỳ vọng

DIENTICH Tổng diện tích đất nông nghiệp mà hộ đang sản

KHOANGCACH Khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến địa điểm

kinh doanh của đại lý vật tư (km) -

KNGHIEMSX Số năm tham gia sản xuất của chủ hộ tính tới

QUANHEXH Có giá trị là 1 nếu nông hộ có thành viên hay

bạn bè làm việc ở cơ quan nhà nước, đoàn thể hay các tổ chức chính thức và là 0 nếu ngược lại

+

Ghi chú: Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc

Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2013

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp sử dụng cho đề tài này được thu thập từ một cuộc điều tra bằng bảng câu hỏi bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng Cuộc điều tra được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 9/2013 đến tháng 10/2013 với đối tượng được phỏng vấn là nông hộ trên địa bàn huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang, tại 6 xã tiêu biểu cho sản xuất nông nghiệp là: Vĩnh Trạch, Vĩnh Khánh, Định Mỹ, Định Thành, Vĩnh Phú và Vĩnh Chánh

Cụ thể, ở mỗi xã tác giả tiến hành chọn ngẫu nhiên ba ấp, trong mỗi ấp tiếp tục chọn ngẫu nhiên các nông hộ sinh sống ở đó

Để có được cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu, tác giả sử dụng công thức xác định cỡ mẫu đã được phát triển bởi Yamane (1967) thông qua công thức:

n = N/(1 + Ne2 ) (2.2)

Trong đó: n là số mẫu cần thiết cho nghiên cứu

N là tổng thể của nghiên cứu

e là sai số lấy mẫu

Từ công thức (2.2), nếu sai số là 10% và tổng thể là 42.267 (Cục Thống

kê huyện Thoại Sơn), thì cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là:

n = 42.267/(1 + 42.267*0,12) = 99,8

Trang 21

Như vậy, số mẫu cần thiết cho đề tài là 100 Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, kinh phí và để thuận tiện cho tính toán, hạn chế sai sót, tác giả chọn cỡ mẫu là 110 quan sát cho bài nghiên cứu

2.3.1.2 Số liệu thứ cấp

Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ: Tổng cục thống kê huyện Thoại Sơn, niên giám thống kê của huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang, các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ủy ban nhân dân huyện Thoại Sơn và một số tin tức từ các trang website Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Vietnamtourism,

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Đối với mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê

mô tả để đánh giá hệ thống tín dụng nông thôn và thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu

Thống kê mô tả: Thống kê mô tả là quá trình thu thập, tổng hợp và xử

lý dữ liệu để biến đổi dữ liệu thành thông tin:

+ Thu thập dữ liệu: khảo sát, đo đạc,…

+ Biểu diễn dữ liệu: dùng bảng và đồ thị

+ Tổng hợp dữ liệu: tính các tham số mẫu như trung bình, phương sai, trung vị,…

Các đại lượng thống kê mô tả thường dùng là

S.E mean: sai số chuẩn khi ước lượng trị trung bình

- Đối với mục tiêu 2: Đề tài sử dụng mô hình hồi quy Tobit để xác

định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của nông hộ “Theo Gujarati (2004), Tobit là mô hình phù hợp nhất được sử dụng để ước lượng ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong trường hợp giá trị của biến phụ thuộc bị kiểm duyệt hay không được phép nhỏ hơn một giá trị nào đó” (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2013) Trong trường hợp bài viết này, giá trị biến phụ thuộc (số tiền mua chịu) chỉ có thể lớn hơn hoặc bằng không vì các cá nhân có thể mua chịu với số tiền nào đó hay không mua

Mô hình Tobit

Trang 22

Mô hình nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa mức độ biến động của biến phụ thuộc với các biến độc lập có dạng như sau:

nếu Y* > 0 (2.3) nếu Y* ≤ 0

Cụ thể, trong đề tài, Y là số tiền mua chịu vật tư, Xi là các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ

- Đối với mục tiêu 3: Dựa vào kết quả nhận được từ việc giải quyết các

mục tiêu trên, đề tài sẽ đề xuất giải pháp nhằm làm tăng lượng tiền mua chịu đối với nông hộ có nhu cầu

Trang 23

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANG

3.1.1 Vị trí địa lý và các đơn vị hành chính

An Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở phía Tây Nam Tổ quốc, nơi đầu nguồn sông Mê Kông, có sông Tiền và sông Hậu đi qua làm nên mùa nước nổi hàng năm khi hiền hòa, khi dữ dội Phía Tây Bắc giáp Campuchia với gần 100 km đường biên giới, Tây Nam giáp Kiên Giang với đường biên giới khoảng 69,8 km2, Đông Nam giáp Cần Thơ chiều dài đường biên giới gần 44,7 km², Đông Bắc giáp Đồng Tháp An Giang có diện tích 3.536 km2, gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer1

Nguồn: Cổng thông tin điện tử An Giang, 2013

Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang

An Giang là tỉnh có dân số đông nhất Đồng bằng sông Cửu Long Tuy nhiên lại đứng thứ 4 trong khu vực về diện tích sau tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau và tỉnh Long An Một phần của An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên Tháng 7/2013, An Giang là tỉnh đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Long Xuyên và Châu Đốc) Tỉnh có 11 đơn vị

1

Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang, 2013

Trang 24

hành chính trực thuộc bao gồm: Thành phố Long Xuyên, Thành phố Châu Đốc, Thị xã Tân Châu và 8 huyện gồm Châu Phú, Thoại Sơn, Chợ Mới, Phú Tân, Tri Tôn, Châu Thành, An Phú, Tịnh Biên2

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1 Khí hậu và nhiệt độ

An Giang nằm trong khoảng vĩ tuyến 10 - 11° Bắc, tức là nằm gần với xích đạo, nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo Chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 Gió mùa Đông Bắc thổi vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc nên có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau An Giang có mùa nắng chói chang, trở thành địa phương có số giờ nắng trong năm lớn kỷ lục của cả nước Nhiệt độ trung bình ở An Giang không những cao mà còn rất

ổn định, từ 26ºC đến 28ºC Nhiệt độ cao nhất là 35ºC - 36ºC vào tháng 4, 5 Nhiệt độ thấp nhất là 20ºC - 21ºC vào tháng 12, 1 Lượng mưa hàng năm khoảng 1.400mm - 1.500mm trong đó mưa ít nhất vào tháng 2 và mưa nhiều nhất vào tháng 93

3.1.2.2 Sông ngòi

An Giang nằm ở thượng nguồn sông Cửu Long, đoạn hạ lưu của sông

Mê Kông, có nhiều sông lớn chảy qua Ngoài ra, tỉnh còn có một hệ thống rạch tự nhiên và các kênh đào nằm rải rác khắp nơi, tạo thành mạng lưới giao thông thủy lợi chằng chịt với mật độ sông ngòi là 0,7 km/km2 Chế độ thủy văn của An Giang phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước sông Mê Kông Hằng năm, có khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lụt với mức nước phổ biến từ 1-2,5 m, thời gian ngập lụt từ 2,5-4 tháng Điều này gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân4

3.1.2.3 Tài nguyên thiên nhiên

An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong

đó chủ yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5% Phần lớn đất đai điều màu mỡ vì 72% diện tích là đất phù sa hoặc có phù sa, địa hình bằng phẳng, thích nghi đối với nhiều loại cây trồng

2

Bách khoa toàn thư mở, 2013

Trang 25

Trên địa bàn toàn tỉnh có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài ra còn có 3.800 ha rừng tràm Sau một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, những năm gần đây tỉnh đã chú ý nhiều tới việc gây lại vốn rừng Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và có nhiều loại quí hiếm

Ngoài ra, An Giang còn có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, với trữ lượng khá đá granít trên 7 tỷ m3, đá cát kết 400 triệu m3, cao lanh 2,5 triệu tấn, than bùn 16,4 triệu tấn, vỏ sò 30-40 triệu m3, và còn có các loại puzolan, fenspat, bentonite, cát sỏi5,…

3.1.3 Dân cư

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh là 2.151.000 người, mật độ dân số

608 người/km² Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm 5,2% tổng dân số toàn tỉnh Dân tộc Khmer có 18.512 hộ, 86.592 người, chiếm tỷ lệ 75,5% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh Dân tộc Chăm với 2.660 hộ, 13.722 người, chiếm gần 12%

so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,6% so tổng dân số toàn tỉnh Dân tộc Hoa có 2.839 hộ, 14.318 người, chiếm tỷ lệ 12,5% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,7% dân số toàn tỉnh6

Dân số An Giang ước tính đến cuối năm 2012 là 2.152.342 người với mật độ là 609 người/km2, trong đó nữ là 1.082.187 người, chiếm 50,3% So với năm 2011, dân số trung bình tỉnh An Giang tăng thêm 1.342 người7

3.1.4 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang năm 2012 8

Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh) năm 2012 tăng 19,2% so với 2011 Theo giá thực tế đạt 70.128 tỷ đồng Trong đó khu vực công nghiệp

và xây dựng tăng cao nhất 22%, khu vực nông lâm thủy sản tăng 18,9%, khu vực dịch vụ tăng 18,7% GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 32,6 triệu đồng, tăng 17,5% tức tăng 4,9 triệu so với năm 2011 Về cơ cấu kinh tế (giá hiện hành) có sự chuyển dịch, khu vực I và III có xu hướng giảm và tăng ở khu vực II Trong đó khu vực I chiếm 33,7%, khu vực II 12,5%, khu vực III vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 53,9%, đạt 37.797 tỷ đồng, điều đó cho thấy vai trò quan trọng của khu vực này trong sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh

Trang 26

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội tỉnh An Giang năm 2012

So sánh 2012/2011 (%) Tổng sản phẩm GDP phân theo giá hiện

Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản 19.853.647 23.601.166 118,9

Cơ cấu tổng sản phẩm GDP phân theo

khu vực kinh tế (%)

Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản 33,7 33,7 99,7

GDP bình quân đầu người

Nguồn: Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013

3.1.4.1 Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 679.073 ha, bằng

102,1% cùng kỳ (tăng 14.248 ha), trong đó diện tích lúa 622.813 ha, tăng 2,5% so cùng kỳ, diện tích màu các loại là 56.260 ha, bằng 98,4% so cùng kỳ (giảm 936 ha) Năng suất lúa bình quân cả năm ước đạt 6,3 tấn/ha, bằng 99,7% so cùng kỳ Về sản lượng, dự kiến thu hoạch được 3,9 triệu tấn lúa, bằng 102,3% (tăng 86,6 ngàn tấn) so cùng kỳ, rau dưa 888 ngàn tấn, tăng 3,3% (khoảng 28,3 ngàn tấn)

- Chăn nuôi: Tổng đàn chăn nuôi tính đến thời điểm ngày 01/10/2012:

tổng đàn gia súc (trâu, bò, heo) vào khoảng 257 ngàn con, bằng 99,4% so cùng

kỳ Đàn gia cầm là 4,4 triệu con, bằng 106,2% Với quy mô trên, sản lượng thịt các loại sản xuất vào khoảng 41,1 ngàn tấn, bằng 102,5% so cùng kỳ, sản lượng trứng gia cầm vào khoảng 234,6 triệu quả, bằng 110%

- Thủy sản: Tổng diện tích nuôi thủy sản trong năm là 2.136 ha (kể cả

diện tích sản xuất giống), bằng 90,1% so cùng kỳ Tổng sản lượng thủy sản cả năm là 327,2 ngàn tấn, so cùng kỳ đạt 97,5% Sản lượng giống sản xuất khoảng 1,5 tỷ con, tăng hơn gấp đôi so năm 2011 Ứơc sản lượng thủy sản đánh bắt khoảng 42 ngàn tấn thủy sản các loại, bằng 104,5%, trong đó sản lượng cá 31,3 ngàn tấn (chiếm 74,5%), tăng 4% so năm 2011

- Lâm nghiệp: Công tác chăm sóc, phát triển và bảo vệ rừng tiếp tục

được tăng cường thực hiện Diện tích rừng trồng được thực hiện chăm sóc là

Trang 27

bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ Thực hiện giao khoán bảo vệ rừng 905 ha,

đạt 100% kế hoạch

3.1.4.2 Công nghiệp - đầu tư xây dựng

Ước giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt gần 28.026 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng gần 6,3% so cùng kỳ năm 2011 Trong đó,

so cùng kỳ năm 2011: công nghiệp khai khoáng đạt 279,7 tỷ đồng, bằng 89,7%, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 26.526,8 tỷ đồng, tăng 6,4%, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hoà không khí đạt 534,5 tỷ đồng, tăng 7,4%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải,

nước thải đạt 684,5 tỷ đồng, tăng 9,8%

Ước giải ngân cả năm 2012 được trên 2.709 tỷ đồng đạt 97,2% kế hoạch năm Chương trình Giảm nghèo 10 tỷ đồng, chương trình Nước sạch vệ sinh môi trường 13,3 tỷ đồng, chương trình Văn hóa 5 tỷ đồng, Xây dựng nông thôn mới 36 tỷ đồng, chương trình Đưa thông tin về miền núi, vùng sâu, biên giới 3.437 tỷ đồng, Vốn Trái phiếu Chính phủ được trên 316 tỷ đồng, tất cả đều đạt 100% kế hoạch

3.1.4.3 Thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu

Thương mại nội địa tiếp tục phát triển, ước cả năm 2012, tổng mức lưu chuyển chung đạt 99.183 tỷ đồng tăng 12,5% so cùng kỳ năm 2011 Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 68.000 tỷ đồng tăng 21,6% so cùng kỳ năm 2011

Lĩnh vực hoạt động du lịch vẫn giữ mức tăng trưởng khá, nhiều loại hình dịch vụ được đầu tư nghiên cứu phát triển, liên kết tour của các doanh nghiệp lữ hành tiếp tục được mở rộng Tổng lượt khách đến các khu, điểm du lịch vẫn giữ mức tương đương so năm 2011 (ước khoảng 5,4 triệu lượt), trong đó lượt khách

do các doanh nghiệp lưu trú, lữ hành phục vụ ước 415 ngàn lượt, tăng 11,8% (riêng khách quốc tế 51,5 ngàn lượt, tương đương cùng kỳ), doanh thu các doanh nghiệp du lịch đạt 280 tỷ đồng (tăng 18,9%)

Kim ngạch xuất khẩu đạt 850 triệu USD, tăng 2,3% so cùng kỳ và chỉ bằng 96,6% so kế hoạch, cụ thể mặt hàng như: gạo xuất khẩu đạt 500 ngàn tấn tương đương 230 triệu USD, thủy sản đông lạnh xuất khẩu đạt 150 ngàn tấn, tương đương 430 triệu USD, rau quả đông lạnh xuất khẩu đạt 6 ngàn tấn, tương đương 8 triệu USD, hàng may mặc xuất khẩu đạt 12 triệu sản phẩm, tương đương 50 triệu USD

Trang 28

3.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG

3.2.1 Điều kiện tự nhiên 9

Vị trí địa lý

Huyện Thoại Sơn ngày nay là một trong 11 huyện thị của tỉnh An Giang, nằm về phía Đông Nam tứ giác Long Xuyên, huyện lỵ đặt tại thị trấn Núi Sập Phía Bắc giáp huyện Châu Thành, Tây Bắc giáp huyện Tri Tôn, Đông giáp thành phố Long Xuyên, Nam giáp huyện Thốt Nốt (Cần Thơ), Tây và Tây Nam giáp huyện Tân Hiệp và Hòn Đất (Kiên Giang) Vị trí của huyện nằm ở

vĩ độ Bắc từ 10011’ đến 11022’ và kinh độ Đông từ 10506’ đến 105017’ Hiện nay Thoại Sơn có 17 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 14 xã: Tây Phú, An Bình, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Phú Thuận, Vĩnh Chánh, Định Mỹ, Định Thành, Mỹ Phú Đông, Vọng Đông, Vĩnh Khánh, Thoại Giang, Bình Thành, Vọng Thê và 3 thị trấn gồm Núi Sập, Óc Eo và Phú Hòa

Diện tích, dân số

Thoại Sơn có diện tích tự nhiên 46.885,5 ha Toàn huyện có 42.267 hộ với 181.194 nhân khẩu (dân số nam là 90.925 người, chiếm 50,2%, dân số thành thị là 43.602 người, chiếm 24,1%) với mật độ 386 người/km2, được phân bố trên 14 xã với 76 ấp10

Đất đai, sông ngòi

Ngoài những ngọn núi cuối cùng được thiên nhiên ban tặng ở đồng bằng Tây Nam Bộ thì địa hình còn lại của huyện bằng phẳng, đất thuần nông, chịu ảnh hưởng lũ hàng năm của sông Hậu Với tổng diện tích đất tự nhiên là 46.885,5 ha, trong đó có 41.472,8 ha đất nông nghiệp, chiếm 88,5% cơ cấu đất Còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa qua sử dụng Các xã phía Đông

và Nam đất phù sa màu mỡ, các xã phía Bắc ruộng đất còn nhiễm phèn, đất triền núi trồng cây ăn trái và hoa màu, diện tích nhỏ

Bảng 3.2:Hiện trạng sử dụng đất huyện Thoại Sơn năm 2012

Trang 29

Thoại Sơn có hệ thống kênh rạch chằng chịt, dân cư phân bố theo tuyến sông và kênh, tạo nguồn nhân lực cải tạo đất Khí hậu nhiệt đới, có gió mùa với hai mùa nắng, mưa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm 28,6oC

Những năm gần đây, với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân đào mới và nạo vét hàng trăm km kênh mương

để tháo chua rửa phèn, cùng với việc xây dựng hệ thống đê bao chống lũ đã biến toàn bộ diện tích lúa mùa nổi trước đây thành diện tích đất trồng lúa 2 vụ rồi 3 vụ/năm Cụm núi Sập và núi Ba Thê cũng được cải tạo thành 2 khu du lịch chủ yếu của Thoại Sơn11

3.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội năm 2012 12

Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm (giá so sánh) đạt 12,3%, theo giá thực tế đạt 5.634.005 triệu đồng, trong đó khu vực I (nông nghiệp) giảm 0,6%, khu vực II (công nghiệp) tăng 23,8%, khu vực III (thương mại - dịch vụ) tăng 21,8% Về cơ cấu kinh tế (giá hiện hành) có sự chuyển dịch, khu vực I giảm dần và tăng dần tỷ trọng khu vực II và III trong đó: khu vực I chiếm 54,3%, khu vực II: 10,1%, khu vực III: 35,6% Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm, khu vực nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, điều đó cho thấy vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế của huyện và thu nhập của người dân Thu nhập bình quân dầu người theo giá thực tế cả năm ước đạt 31 triệu đồng/năm

Bảng 3.3: Các chỉ tiêu kinh tế đạt được trong năm 2012

Chỉ tiêu

Thực hiện năm 2011

Năm 2012

Nghị Quyết

Ước thực hiện Tốc độ tăng trưởng (%) giá so sánh 15,5 15 12,3

Cơ cấu Kinh tế (%) giá hiện hành

Trang 30

3.2.2.1 Sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp tiếp tục được quan tâm đầu tư và giữ vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 98 triệu đồng/ha, cụ thể như sau:

- Trồng trọt: Tổng diên tích gieo trồng cả năm là 106.104 ha, so với

cùng kỳ giảm 79 ha, đạt 114% so với kế hoạch năm Tổng sản lượng lúa cả năm đạt 698.000 tấn (tương đương sản lượng năm 2011) Diện tích trồng màu

cả năm trên 705 ha, đạt 100,7% so với kế hoạch năm, giảm 22 ha so với cùng

kỳ

- Chăn nuôi: So với năm trước đàn trâu có 505 con, giảm 14% (tương

đương 59 con) Đàn bò có 1.200 con, giảm 7,7% (tương đương giảm 100 con) Đàn heo có 29.300 con, giảm 16% (tương đương giảm gần 3.300 con) Đàn gia cầm có khoảng 748.982 con, tăng 7% (tương đương tăng 50.000)

- Lâm nghiệp: Trong năm đã triển khai trồng cây phân tán 100 ha với

khoảng 283.850 cây, tổng vốn đầu tư khoảng 150 triệu đồng, đã triển khai phương án phòng, chống cháy rừng cho các xã, thị trấn trong năm 2012, huyện không để xảy ra vụ cháy rừng nào

- Thủy sản: Diện tích thả nuôi tôm, cá tra ao hầm tiếp tục được duy trì

Trong năm đã thả nuôi 18,4 ha, đạt 42% kế hoạch, so với cùng kì tăng 3,1 ha Trong đó diện tích nuôi tôm càng xanh là 260,8 ha, đạt 100% kế hoạch, giảm 59,2 ha so với cùng kỳ

3.2.2.2 Khu vực công nghiệp - xây dựng

Trong lĩnh vực công nghiệp, giá trị sản xuất (theo giá thực tế) là 1.369 tỷ đồng, đạt 111,1% chỉ tiêu kế hoạch, tăng 15% so với cùng kỳ Sản phẩm tăng khá như: xay xát, lau bóng gạo, sản xuất nước đá,… Trong năm 2012 đã cấp giấy phép phát triển mới 42 cơ sở, tổng vốn 14 tỷ 597 triệu, thu hút 175 lao động, đạt 70% kế hoạch Các tổ chức tín dụng đã giải ngân 57 dự án, tổng doanh thu số cho vay là 187 tỷ 549 triệu đồng, vượt 275,1% so kế hoạch Cụm công nghiệp xã Định Thành đã được tỉnh phê duyệt quy hoạch, cụm công nghiệp Tân Thành xã Vọng Thê đã và đang tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch để mời gọi đầu tư

Cơ sở kết cấu hạ tầng tiếp tục được xây dựng với nhiều nguồn vốn, nhiều công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như: công trình xây dựng

16 cầu nông thôn, trụ sở cơ quan các Ban xây dựng đảng, Phòng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn, Bộ phận một cửa liên thông của huyện Uỷ ban nhân dân thị trấn Phú Hoà và xã Định Mỹ Công trình nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 943 (đoạn từ cầu Phú Hoà đến cầu kênh F) đã điều chỉnh lại dự án đầu tư,

Trang 31

3.2.2.3 Khu vực dịch vụ

- Tài chính - ngân hàng: Ước tổng thu năm 2012 trên địa bàn là 140.394

triệu đồng, đạt 58% so dự toán huyện Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh 227.518 triệu đồng, đạt 199% so với dự toán tỉnh và huyện

Tổng chi ngân sách địa phương 289.915 triệu đồng, đạt 99% so với dự toán huyện, trong đó chi đầu tư xây dựng 29.016 triệu đồng, chiếm 10% so với tổng chi và đạt 101% so với dự toán

- Thương mại - du lịch: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa

bàn huyện trong năm là 2.672.027 triệu đồng Đã cấp 395 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vốn đăng ký 49 tỷ 831 triệu đồng, thu hút 977 lao động, nâng tổng số toàn huyện có 4.557 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tổng vốn 405 tỷ 955 triệu đồng, thu hút 13.065 lao động

Trong năm thu hút 388.423 lượt khách đến tham quan 2 khu du lịch Núi Sập và Óc Eo, tăng 25.000 lượt người so với năm 2011, tổng doanh thu 2 tỷ

250 triệu đồng, đạt 90% so kế hoạch (tăng 8,2% so với cùng kỳ)

3.2.2.4 Giáo dục

Công tác giáo dục - đào tạo có bước phát triển mới Tỷ lệ huy động học sinh đến trường ở các cấp học đều tăng Chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp tục được nâng lên Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 99,9% (tăng 4,3% so với năm học trước), số học sinh thi đậu vào đại học (nguyện vọng 1) là 298 học sinh, tăng 41 học sinh so với năm học trước Phong trào xây dựng xã hội học tập, khuyến học, khuyến tài tiếp tục được duy trì và phát triển Trong năm có 1 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số toàn huyện có 3 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

3.2.2.5 Y tế

Việc khám, điều trị và chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo, cận nghèo ngày càng được nâng lên Hầu hết các chương trình y tế quốc gia và của ngành đều đạt và vượt chỉ tiêu Tỷ lệ phát triển dân số còn 1,1%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 15,7%, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 48%, hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 73,7% Toàn huyện có 93.980 người tham gia bảo hiểm y tế, chiếm 51,9% dân số

Công tác đền ơn đáp nghĩa, các chương trình, chính sách xã hội (trọng tâm là giải quyết việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo, bảo trợ xã hội, hỗ trợ

về nhà ở) được thường xuyên quan tâm Trong năm, toàn huyện cất mới 35 căn nhà tình nghĩa, đạt 233,3% chỉ tiêu, đào tạo nghề cho 1.952 lao động, giải

Trang 32

quyết việc làm 5.344 lao động, đạt 106,9% chỉ tiêu Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,4%

3.3 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG

Tín dụng nông thôn lý tưởng nhất là xuất phát từ khu vực chính thức, tức

là các ngân hàng thương mại, những định chế tài chính chuyên ngành như các ngân hàng phát triển nông thôn Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển cho thấy khu vực chính thức thường không thể hiện tốt vai trò cung cấp dịch vụ tài chính tốt cho nông thôn, nhất là đối tượng nghèo Do những quy định nghiêm ngặt như yêu cầu thế chấp khiến cho nhiều đối tượng cần vay vốn ở nông thôn không tiếp cận được Để đáp ứng được nhu cầu, người dân phải tìm đến người thân, bạn bè, hàng xóm, người cho vay nặng lãi,… được gọi chung là khu vực PCT Tín dụng PCT đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu tín dụng rất cụ thể và thiết thực của người dân, góp phần làm giảm tính chất bấp bênh trong kinh tế nông hộ, giúp họ đối phó kịp thời với những tình huống cấp bách như mất mùa, mất việc, bệnh tật hay ma chay trong gia đình,… Các loại hình tín dụng ở nông thôn huyện Thoại Sơn hiện nay như:

- Tín dụng chính thức: Các Ngân hàng thương mại và Ngân hàng chính sách xã hội Hiện nay các Ngân hàng thương mại đã mở các chi nhánh, phòng giao dịch đến các huyện trong cả nước, vấn đề địa lý không còn trở ngại đối với người dân nông thôn khi tiếp cận với nguồn vốn chính thức, vấn đề ở đây

là tài sản thế chấp và thu nhập của người dân

- Tín dụng bán chính thức: Các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các tổ hùn vốn ở địa phương thông qua các hội nghề nghiệp như: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hợp tác xã,… Hình thức này có tính tương trợ cao, vốn từ nguồn này lãi suất rất thấp có khi bằng không

- Tín dụng phi chính thức: Đa dạng, phong phú với nhiều loại hình cho vay như: người cho vay chuyên nghiệp, vay thương lái, người thân, bạn bè, hàng xóm, mua chịu vật tư nông nghiệp, vay từ hụi,… Với nhiều mức lãi suất khác nhau Đối với nhiều gia đình, hình thức này là kênh cung cấp tín dụng chính, giải quyết các nhu cầu cụ thể, thiết thực của người dân Đa số người dân ở nông thôn đều tiếp cận với hình thức này

Trang 33

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MUA CHỊU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH

AN GIANG

4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ MẪU QUAN SÁT TRÊN ĐỊA BÀN

NGHIÊM CỨU

Như đã đề cập, tác giả đã xây dựng cơ sở dữ liệu bao gồm 110 quan sát

để sử dụng vào các phân tích trong đề tài Với địa bàn thu mẫu bao quát trên 6

xã của huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang

Bảng 4.1: Mô tả cỡ mẫu nghiên cứu

STT Địa bàn khảo sát Số quan sát Tỷ trọng (%)

Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2013.

4.1.1 Thông tin chung về mẫu khảo sát

Theo kết quả khảo sát, số nhân khẩu bình quân của hộ là 4,7 người/hộ

và số lao động bình quân là 3,4 người/hộ, cho thấy lực lượng lao động của các nông hộ ở huyện Thoại Sơn khá dồi dào Độ tuổi bình quân của chủ hộ khá lớn (khoảng 52,3 tuổi) (Bảng 4.2) Trong số 110 chủ hộ thì chủ hộ là nam chiếm 97,3% số hộ được khảo sát (Hình 4.1)

Nữ 2,7%

Nam 97,3%

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013

Hình 4.1 Giới tính của chủ hộ

Trang 34

Tính bình quân, thời gian sống ở địa phương của các hộ là 43,9 năm, trong đó có hộ sống tới 68 năm Kinh nghiệm sản xuất cũng tương ứng với độ tuổi của chủ hộ, bình quân 27,3 năm, cao nhất là 60 năm (Bảng 4.2).

Bảng 4.2: Một số thông tin cơ bản về nhân khẩu và lao động

bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

tỷ lệ người đạt được giảm rõ rệt, chỉ có 1 chủ hộ (0,9%) tốt nghiệp phổ thông (Hình 4.2) Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến nghề nghiệp cũng như khả năng tiếp cận, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất làm tăng thu nhập của nông

hộ

Tiểu học 58,2%

Trung học 32,7%

Phổ thông 5,5%

Trên phổ thông 0,9%

Không biết chữ 2,7%

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013

Hình 4.2 Trình độ học vấn của chủ hộ Nghề nghiệp của chủ hộ

Với trình độ học vấn của chủ hộ khá thấp nên có đến 97,3% chủ hộ làm nghề nông, 1,8% làm nội trợ trong gia đình và 0,9% làm công chức nhà nước Đối với những hộ có ít đất sản xuất còn phải đi làm thuê cho những hộ khác với thu nhập rất thấp Qua đó cho thấy trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đến nghề nghiệp cũng như khả năng cải thiện đời sống của nông hộ

Ngày đăng: 17/09/2015, 23:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy, 2010. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 4, trang 29- 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Công nghệ ngân hàng
15. Ủy ban nhân dân huyện Thoại Sơn, 2012. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. Thoại Sơn, ngày 31 tháng 11 năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013
13. Trang tri thức Việt Nam, 2012. Tỉnh An Giang. <http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?pid=NzFDRA&key=&type=A0&stype=0>. [Ngày truy cập: 5 tháng 9 năm 2013] Khác
16. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2012. Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.<http://sokhdt.angiang.gov.vn/wps/wcm/connect/f18d5a804d8d8dcda7adef87e8c4c94a/KH+KT-XH+2013_canam_2.doc?MOD=AJPERES>.[Ngày truy cập: 18 tháng 10 năm 2013] Khác
17. Vai trò của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế nông thôn. <http://vst.vista.gov.vn/home/database/an_pham_dien_tu/nong_thon_doi_moi/2008/2008_00044/MItem.2008-12-10.5346/MArticle.2008-12-10.5359/marticle_view>. [Ngày truy cập: 20 tháng 8 năm 2013] Khác
18. Vietnamtourism. Đơn vị hành chính An Giang, Khí hậu An Giang. <http://www.vietnamtourism.com/v_pages/country/province.asp&gt Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w