Ưu, nhược điểm của nguồn tín dụng mà các nông hộ ưu tiên vay

Một phần của tài liệu thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở huyện thoại sơn, tỉnh an giang (Trang 42)

lãi suất, thủ tục vay, các chính sách ưu đãi,… Để có được những thông tin này thì người vay đã thu thập với nhiều hình thức, mỗi nguồn thông tin lại có một vai trò khác nhau đối với từng nguồn vay.

Bảng 4.9 cho thấy đối với các nông hộ vay được ở các TCTD chính thức thì phần lớn là do hộ tự tìm thông tin (50,8%), từ chính quyền địa phương giới thiệu (14,3%), từ các tổ chức tín dụng (11,1%) hay từ sự giới thiệu của người thân, bạn bè (23,8%). Kết quả cho thấy phần lớn các nông hộ còn phải tự tìm thông tin vay vốn bởi lẽ có nhiều nguồn thông tin chưa được kiểm chứng và họ không tin tưởng lắm vào sự giới thiệu từ các TCTD hay những nguồn thông tin khác, đa số hộ đều tự kiểm chứng thông tin lại xem vay ở đâu thì có lợi nhất rồi mới xác định đối tượng để vay.

Còn đối với tín dụng PCT thì nguồn thông tin bị hạn chế hơn, các nông hộ tìm thông tin vay chủ yếu qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè (73,1% số hộ có vay), điều đó giống như một sự bảo lãnh ngầm giữa người cho vay và người vay thông qua người giới thiệu, góp phần giảm rủi ro của món tiền vay được tốt hơn, ngoài ra hộ còn phải tự tìm thông tin (26,9%) xem vay ở đâu có lợi hơn. Còn đối với tín dụng bán chính thức, các hộ có được thông tin chỉ từ sự giới thiệu của bạn bè, người thân.

Bảng 4.9: Nguồn thông tin tín dụng đối với nông hộ

Nguồn thông tin

Tín dụng chính thức Tín dụng bán chính thức Tín dụng phi chính thức Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%)

Từ chính quyền địa phương 9 14,3 0 0 0 0

Từ các tổ chức tín dụng 7 11,1 0 0 0 0

Từ người thân, bạn bè 15 23,8 3 100 57 73,1

Tự tìm thông tin 32 50,8 0 0 21 26,9

Tổng cộng 63 100 3 100 78 100

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013.

4.2.5 Ưu, nhược điểm của nguồn tín dụng mà các nông hộ ưu tiên vay vay

Khi cần một lượng vốn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu, sinh hoạt hay sản xuất của gia đình theo kết quả khảo sát có 42 hộ (38,2%) sẽ ưu tiên vay tín dụng chính thức và 68 hộ sẽ ưu tiên vay tín dụng PCT (61,8%) (Hình 4.8).

Chính thức 38,2%

Phi chính thức 61,8%

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013.

Hình 4.8 Nguồn tín dụng được ưu tiên vay của các nông hộ

Tuy nhiên, khi lựa chọn hình thức nào đó để vay không phải nông hộ nào cũng đều cảm thấy hài lòng về tất cả các tiêu chí của hình thức đó, tức là đối với từng nguồn vay sẽ có ưu điểm cũng như khuyết điểm riêng ở mức độ mà các nông hộ có thể chấp nhận vay được. Bảng 4.10 cho thấy một số thuận lợi và bất lợi của các hình thức vay đối với nông hộ.

Đối với tín dụng chính thức thì ưu điểm đầu tiên các nông hộ nghĩ đến đó là lãi suất thấp (100% các hộ đều đồng ý), tuy nhiên có đến 100% các hộ đều cho rằng để vay được là phải có thế chấp tài sản, thế chấp thường là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay nhà ở, đó chính là lý do vì sao các hộ nghèo không có tài sản thì không thể tiếp cận được với nguồn vay này và không thể cải thiện đời sống. Có một ưu điểm nữa là không giới hạn số tiền vay (23,8%), tuy nhiên nó chỉ đúng đối với những hộ có tài sản thế chấp nhiều và số tiền vay ít chưa đến định mức vay quy định của các TCTD. Có đến 76,2% các hộ cho rằng phải mất thời gian chờ đợi và thủ tục vẫn còn rườm rà (66,7%). Hiện nay, mặc dù thời gian chờ đợi (gồm thời gian đi công chứng, làm thủ tục vay và chờ nhận tiền,…) đã được rút ngắn (từ 2-3 ngày chỉ còn 1/2 ngày) nhưng các hộ vẫn chưa hài lòng so với nguồn PCT khi cần là có ngay.

Đối với các hộ mới vay lần đầu thì phải chờ đợi cũng như làm thủ tục khó khăn phức tạp do các TCTD cần kiểm chứng lại thông tin từ nông hộ cho chính xác mới dám cho vay để hạn chế rủi ro. Có 97,6% các hộ cho rằng các TCTD vẫn còn cứng nhắc trong vấn đề trả nợ, do tới hạn thì các hộ phải trả tiền ngay, chỉ có một số ít hộ là được gia hạn thêm do là khách hàng thân thiết của các TCTD hay vay với số tiền lớn, đều đó đã gây rất nhiều khó khăn cho các nông hộ vì khi tới hạn trả tiền nhưng không chuẩn bị tiền kịp hay chưa đến mùa vụ thu hoạch, các hộ phải đi vay mượn khắp nơi thậm chí vay nóng từ nguồn PCT với lãi suất rất cao.

Còn khi vay tín dụng PCT, các nông hộ cho rằng ưu điểm lớn nhất đó là được trả nợ linh hoạt (83,8%) - điều mà các TCTD chính thức không làm

Một phần của tài liệu thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở huyện thoại sơn, tỉnh an giang (Trang 42)