TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Một phần của tài liệu thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở huyện thoại sơn, tỉnh an giang (Trang 32)

Tín dụng nông thôn lý tưởng nhất là xuất phát từ khu vực chính thức, tức là các ngân hàng thương mại, những định chế tài chính chuyên ngành như các ngân hàng phát triển nông thôn. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển cho thấy khu vực chính thức thường không thể hiện tốt vai trò cung cấp dịch vụ tài chính tốt cho nông thôn, nhất là đối tượng nghèo. Do những quy định nghiêm ngặt như yêu cầu thế chấp khiến cho nhiều đối tượng cần vay vốn ở nông thôn không tiếp cận được. Để đáp ứng được nhu cầu, người dân phải tìm đến người thân, bạn bè, hàng xóm, người cho vay nặng lãi,… được gọi chung là khu vực PCT. Tín dụng PCT đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu tín dụng rất cụ thể và thiết thực của người dân, góp phần làm giảm tính chất bấp bênh trong kinh tế nông hộ, giúp họ đối phó kịp thời với những tình huống cấp bách như mất mùa, mất việc, bệnh tật hay ma chay trong gia đình,… Các loại hình tín dụng ở nông thôn huyện Thoại Sơn hiện nay như:

- Tín dụng chính thức: Các Ngân hàng thương mại và Ngân hàng chính sách xã hội. Hiện nay các Ngân hàng thương mại đã mở các chi nhánh, phòng giao dịch đến các huyện trong cả nước, vấn đề địa lý không còn trở ngại đối với người dân nông thôn khi tiếp cận với nguồn vốn chính thức, vấn đề ở đây là tài sản thế chấp và thu nhập của người dân.

- Tín dụng bán chính thức: Các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các tổ hùn vốn ở địa phương thông qua các hội nghề nghiệp như: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hợp tác xã,… Hình thức này có tính tương trợ cao, vốn từ nguồn này lãi suất rất thấp có khi bằng không.

- Tín dụng phi chính thức: Đa dạng, phong phú với nhiều loại hình cho vay như: người cho vay chuyên nghiệp, vay thương lái, người thân, bạn bè, hàng xóm, mua chịu vật tư nông nghiệp, vay từ hụi,… Với nhiều mức lãi suất khác nhau. Đối với nhiều gia đình, hình thức này là kênh cung cấp tín dụng chính, giải quyết các nhu cầu cụ thể, thiết thực của người dân. Đa số người dân ở nông thôn đều tiếp cận với hình thức này.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MUA CHỊU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH

AN GIANG

Một phần của tài liệu thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở huyện thoại sơn, tỉnh an giang (Trang 32)