MUA CHỊU VẬT TƯ CỦA NÔNG HỘ
Như đã phân tích ở phần trước, để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ, tác giả đã đưa vào mô hình 7 biến để tiến hành phân tích bao gồm: diện tích đất sản xuất của nông hộ, khả năng vay chính thức, tổng tài sản của hộ, khoảng cách từ nơi ở nông hộ đến điểm kinh doanh của đại lý vật tư, kinh nghiệm sản xuất, tuổi của chủ hộ và quan hệ xã hội của hộ. Mô hình được trình bày như sau:
SOTIEN = β0 + β1DIENTICH + β2VAYCT + β3TONGTAISAN + + β4KHOANGCACH + β5KNGHIEMSX + β6TUOI + β7QUANHEXH
Để đạt được kết quả nghiên cứu, mô hình Tobit được sử dụng để xác định các nhân tố quyết định lượng tiền mua chịu của nông hộ ở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang. Mô hình Tobit được kiểm định theo các giả thiết:
H0: β0 = β1 = β2 = β3 = β4 = β5 = β6 = β7 = 0 (Các nhân tố được phân tích không ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu vật tư của nông hộ).
H1: Có ít nhất một nhân tố βi ≠ 0 (Có ít nhất một nhân tố thay đổi làm lượng tiền mua chịu của nông hộ thay đổi theo).
Với sự hỗ trợ của phần mềm Stata để phân tích hồi quy Tobit từ mô hình nghiên cứu được thiết lập như trên, cho kết quả như được trình bày trong bảng
4.12. Theo kết quả phân tích thì giá trị Prob > chi2 = 0,000 rất nhỏ cho thấy mô hình nghiên cứu được có ý nghĩa rất cao (1%). Đồng thời ta có thể bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận H1. Như vậy, ta có thể kết luận trong các yếu tố trên thì có ít nhất một yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu vật tư của nông hộ.
Kết quả ước lượng
Trước khi phân tích, tác giả đã sử dụng kiểm định để kiểm tra giá trị của các yếu tố đưa vào mô hình nhằm tránh các hiện tượng có thể làm sai lệch kết quả hồi quy. Kết quả kiểm tra cho thấy các nhân tố đưa vào là phù hợp vì trong kết quả kiểm tra lệnh Corr cho các giá trị đều nhỏ hơn 0,8, cho thấy các biến trong mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến (Mai Văn Nam, 2008).
Bảng 4.12: Kết quả ước lượng
Biến phụ thuộc: Số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ (nghìn đồng/năm)
Biến số Hệ số β dY/dX Giá trị P
Hằng số C 25578,8 ---- 0,010 TUOI -115,6785 -115,6784 0,524 KHOANGCACH -1334,76 -1334,759 0,245 QUANHEXH -5512,976 -5512,966 0,226 DIENTICH 2,661812 2,66181 0,000*** VAYCT 10223,47 10223,46 0,002*** KNGHIEMSX -455,0534 -455,053 0,017** TONGTAISAN 7,322205 7,322199 0,012** Số quan sát 78 Log likelihood -854,78825 Pseudo R2 0,1129 Prob > chi2 0,0000
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013.
Ghi chú: (**): biến có ý nghĩa ở mức 5%;(***): biến có ý nghĩa ở mức 1%
Theo kết quả phân tích được trình bày trong bảng 4.12, cho thấy lượng tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang chịu ảnh hưởng bởi 4 nhân tố. Trong đó, một số nhân tố có ý nghĩa ở mức 1% hay 5%, một số nhân tố không có ý nghĩa về mặt thống kê. Cụ thể, các nhân tố ảnh hưởng tích cực đến lượng tiền mua chịu của nông hộ là diện tích đất sản xuất, tổng tài sản của hộ, vay chính thức và kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ. Tác động của các biến độc lập đến số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ cụ thể như sau:
Diện tích đất sản xuất: Ở nông thôn, hộ gia đình sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên đất được coi là tài sản quan trọng nhất của hộ. Diện tích đất chính là yếu tố đầu tiên quyết định khả năng vay vốn của nông hộ cả nguồn chính thức lẫn PCT, trong đó có hình thức mua chịu vật tư nông nghiệp. Bởi vì đó là nguồn tài sản có giá trị có thể tạo được niềm tin và uy tín cho đại lý vật
tư. Trên quan điểm của các chủ đại lý thì diện tích đất càng nhiều thì khả năng thế chấp sẽ cao nên có thể cho mua chịu với một khoảng tiền lớn hơn.
Qua kết quả ước lượng cho thấy, biến diện tích đất có ý nghĩa rất cao trong việc tác động đến lượng tiền mua chịu, biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và thuận chiều với kỳ vọng của mô hình ban đầu, biến có hệ số tương quan dương với lượng tiền mua chịu vật tư của nông hộ (hệ số β1 = 2,66). Từ đó cho thấy việc đưa biến này vào mô hình để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến số tiền mua chịu là rất chính xác. Điều này có nghĩa là nông hộ nào có tổng diện tích đất sản xuất càng nhiều thì số tiền mua chịu vật tư càng lớn. Qua đó cũng nói lên thực tế là vẫn còn nhiều nông dân có nhu cầu về vốn để sản xuất nhưng điều ràng buộc là phải có nhiều đất mới có thể mua chịu với số lượng lớn. Đồng thời qua kết quả hồi quy cho thấy chi tiết biến diện tích tác động đến lượng tiền mua chịu là: nếu hộ có thêm 1000 m2 đất sản xuất thì lượng tiền mua chịu vật tư của hộ đó sẽ tăng lên 2,66 triệu đồng.
Tổng tài sản của hộ: Tổng tài sản của hộ thể hiện khả năng đảm bảo cho món tiền mua chịu được tốt hơn. Đúng như kỳ vọng, kết quả phân tích hồi quy cho thấy tổng tài sản của nông hộ có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lượng tiền mua chịu vật tư của nông hộ (hệ số β3 = 7,32). Điều này có nghĩa là, nông hộ có giá trị tài sản càng lớn thì lượng tiền mua chịu vật tư của nông hộ càng lớn. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Thật vậy, đối với những hộ có giá trị tài sản cao đa phần là đất nông nghiệp nên nhu cầu về lượng tiền mua chịu vật tư cũng cao hơn mới đáp ứng đủ, đồng thời giá trị tài sản nhiều thì uy tín cũng như khả năng đảm bảo cho các món nợ cũng tốt hơn. Cụ thể, trong mô hình, trung bình tài sản của hộ tăng lên 1 triệu đồng thì kéo theo lượng tiền mua chịu của nông hộ tăng lên 7,32 nghìn đồng. Do tài sản trung bình của nông hộ trong mẫu khảo sát tương đối lớn.
Vay chính thức: Khi hộ có vay chính thức chứng tỏ hộ có tài sản thế chấp nên khả năng đảm bảo cho khoảng tiền thiếu chịu tốt hơn. Mặc khác như đã phân tích, số lượng hộ vay tín dụng chính thức không nhiều (47/110 hộ), nhưng những hộ có vay thì vay với số tiền tương đối lớn do nhu cầu mở rộng sản xuất, cho nên nhu cầu về lượng vốn chính thức cũng như PCT của những hộ này lớn hơn hẳn so với những hộ không vay chính thức - đa số là những hộ không cần mở rộng sản xuất nên nhu cầu về vốn cũng thấp hơn. Do những hộ có vay tín dụng chính thức thường có quy mô sản xuất lớn nên nhu cầu về vốn hoạt động cũng lớn hơn.
Qua kết quả phân tích hồi quy cũng thấy rõ điều đó, hệ số của biến vay chính thức có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và tác động cùng chiều với lượng tiền mua chịu vật tư của nông hộ (hệ số β2 = 10.223). Điều này có nghĩa là những hộ có vay chính thức thì số tiền mua chịu vật tư sẽ cao hơn những hộ
không vay chính thức. Cụ thể, những hộ có vay vốn chính thức thì số tiền mua chịu vật tư sẽ cao hơn những hộ không vay chính thức là 10,223 triệu đồng/năm.
Kinh nghiệm sản xuất: Biến kinh nghiệm sản xuất có ý nghĩ về mặt thống kê ở mức 5%, biến có mối tương quan nghịch chiều với lượng tiền mua chịu của nông hộ (hệ số β5 = - 455). Có nghĩa là những chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất càng lớn thì số tiền mua chịu vật tư càng ít. Điều này có thể được giải thích như sau, những chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất càng lâu năm thì khả năng ứng dụng khoa học kĩ thuật cũng như kinh nghiệm ứng phó với những bất thường như thiên tai trong sản xuất cũng tốt hơn những hộ có kinh nghiệm ít. Do đó cũng phần nào giảm bớt khoảng chi phí sản xuất đặc biệt là vật tư nông nghiệp, vì thế chủ hộ có nhiều kinh nghiệm thì lượng tiền mua chịu vật tư sử dụng cũng ít hơn. Cụ thể, trong mô hình, trung bình kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ tăng lên 1 năm thì lượng tiền mua chịu vật tư của nông hộ sẽ giảm 455 nghìn đồng/năm.
Khác với các yếu tố trên, hệ số của biến TUOI không có ý nghĩa thống kê. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tuổi trung bình của nông hộ trong mẫu khảo sát tương đối lớn như đã phân tích ở phần trước nên mức độ quen biết cũng như uy tín của nông hộ thì các chủ đại lý nắm rất rõ, do đó yếu tố rủi ro xảy ra là rất thấp và không ảnh hưởng đến số tiền mua chịu vật tư của nông hộ.
Tương tự, hệ số của biến QUANHEXH cũng không có ý nghĩa giải thích trong trường hợp của các nông hộ trong mẫu khảo sát. Điều đó được giải thích là do đối với việc mua chịu - một hình thức tín dụng PCT ở địa bàn khảo sát thì các chủ đại lý không quan tâm nhiều đến quan hệ xã hội mà chỉ quan tâm đến việc nông hộ có khả năng trả nợ hay không và điều đó được đảm bảo bởi diện tích đất sản xuất hay tài sản của hộ.
Trái với kỳ vọng ban đầu, biến KHOANGCACH cũng có hệ số không có ý nghĩa thống kê. Nguyên nhân là do khoảng cách địa lý giữa nông hộ và đại lý vật tư trong mẫu khảo sát tương đối gần (2,8 km) như phân tích ở phần trước nên thông tin bất đối xứng cũng giảm đáng kể, đồng thời các chủ đại lý cũng biết rất rõ tình hình kinh tế gia đình cũng như khả năng trả nợ của từng nông hộ. Do đó yếu tố khoảng cách không ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu vật tư của nông hộ ở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang.
Tóm lại, qua kết quả hồi quy bằng mô hình Tobit về lượng tiền mua chịu vật tư của nông hộ ở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang, các yếu tố diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tổng tài sản, khả năng vay chính thức của hộ và kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ là các yếu tố chủ yếu chi phối lượng tiền mua chịu
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NHẰM LÀM TĂNG LƯỢNG TIỀN MUA CHỊU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CHO NÔNG HỘ