GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN

Một phần của tài liệu thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở huyện thoại sơn, tỉnh an giang (Trang 28)

GIANG

3.2.1 Điều kiện tự nhiên9Vị trí địa lý Vị trí địa lý

Huyện Thoại Sơn ngày nay là một trong 11 huyện thị của tỉnh An Giang, nằm về phía Đông Nam tứ giác Long Xuyên, huyện lỵ đặt tại thị trấn Núi Sập. Phía Bắc giáp huyện Châu Thành, Tây Bắc giáp huyện Tri Tôn, Đông giáp thành phố Long Xuyên, Nam giáp huyện Thốt Nốt (Cần Thơ), Tây và Tây Nam giáp huyện Tân Hiệp và Hòn Đất (Kiên Giang). Vị trí của huyện nằm ở vĩ độ Bắc từ 10011’ đến 11022’ và kinh độ Đông từ 10506’ đến 105017’.

Hiện nay Thoại Sơn có 17 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 14 xã: Tây Phú, An Bình, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Phú Thuận, Vĩnh Chánh, Định Mỹ, Định Thành, Mỹ Phú Đông, Vọng Đông, Vĩnh Khánh, Thoại Giang, Bình Thành, Vọng Thê và 3 thị trấn gồm Núi Sập, Óc Eo và Phú Hòa.

Diện tích, dân số

Thoại Sơn có diện tích tự nhiên 46.885,5 ha. Toàn huyện có 42.267 hộ với 181.194 nhân khẩu (dân số nam là 90.925 người, chiếm 50,2%, dân số thành thị là 43.602 người, chiếm 24,1%) với mật độ 386 người/km2, được phân bố trên 14 xã với 76 ấp10.

Đất đai, sông ngòi

Ngoài những ngọn núi cuối cùng được thiên nhiên ban tặng ở đồng bằng Tây Nam Bộ thì địa hình còn lại của huyện bằng phẳng, đất thuần nông, chịu ảnh hưởng lũ hàng năm của sông Hậu. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 46.885,5 ha, trong đó có 41.472,8 ha đất nông nghiệp, chiếm 88,5% cơ cấu đất. Còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa qua sử dụng. Các xã phía Đông và Nam đất phù sa màu mỡ, các xã phía Bắc ruộng đất còn nhiễm phèn, đất triền núi trồng cây ăn trái và hoa màu, diện tích nhỏ.

Bảng 3.2:Hiện trạng sử dụng đất huyện Thoại Sơn năm 2012

STT Phân loại Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Đất nông nghiệp 41.472,8 88,5

2 Đât phi nông nghiệp 5.330,3 11,4

3 Đất chưa qua sử dụng 82,4 0,2

4 Đất có mặt nước ven biển 0 0

Tổng diện tích đất tự nhiên 46.885,5 100

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thoại Sơn, 2012

9

Thoại Sơn có hệ thống kênh rạch chằng chịt, dân cư phân bố theo tuyến sông và kênh, tạo nguồn nhân lực cải tạo đất. Khí hậu nhiệt đới, có gió mùa với hai mùa nắng, mưa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm 28,6oC.

Những năm gần đây, với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân đào mới và nạo vét hàng trăm km kênh mương để tháo chua rửa phèn, cùng với việc xây dựng hệ thống đê bao chống lũ đã biến toàn bộ diện tích lúa mùa nổi trước đây thành diện tích đất trồng lúa 2 vụ rồi 3 vụ/năm. Cụm núi Sập và núi Ba Thê cũng được cải tạo thành 2 khu du lịch chủ yếu của Thoại Sơn11.

Một phần của tài liệu thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở huyện thoại sơn, tỉnh an giang (Trang 28)