Nguyên nhân không vay vốn của nông hộ

Một phần của tài liệu thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở huyện thoại sơn, tỉnh an giang (Trang 39)

Theo khảo sát trong số 107 hộ không vay được vốn bán chính thức thì nguyên nhân lớn nhất là hộ không thuộc diện được ưu tiên cho vay (35,5%), bởi nguồn vốn bán chính thức cho vay rất hạn chế, hạn chế cả về đối tượng lẫn nguồn vốn hoạt động, vì thế chỉ xét cho vay những trường hợp hết sức khó khăn nên có nhiều hộ không tiếp cận được cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên cũng có đến 33,6% hộ không vay do không có nhu cầu, có 9,3% số hộ không vay do không thích thiếu nợ, mặc dù 2 đối tượng này có làm đơn xin vay cũng chưa chắc có thể vay được. Bên cạch đó nguồn thông tin vay vốn cũng rất hạn chế nên các nông hộ không biết được thông tin cho vay (7,5%) và cũng không có ai cho vay (8,4%) nên các nông hộ khó có thể tiếp cận được (Hình 4.6).

35,5% 33,6% 9,3% 8,4% 7,5% 2,8% 2,8% Hộ không thuộc diện được vay Không có nhu cầu Không thích thiếu nợ Không có ai cho vay Không biết thông tin Không có chính sách cho vay Khác

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013.

Còn đối với tín dụng chính thức, tuy đã đáp ứng một nguồn vốn rất lớn cho nông hộ trong sản xuất và đời sống, nhưng không phải nông hộ nào cũng tận dụng. Trong số 63 hộ không vay thì có đến 65,1% hộ không có nhu cầu, hay do hộ không thích thiếu nợ (15,9%). Bên cạnh đó cũng có những hộ rất muốn vay nhưng do thu nhập bấp bênh không ổn định nên không dám vay vì sợ không có khả năng trả nợ (9,5%). Đối với những hộ không vay thường xuyên mà lâu lâu mới vay thì cho rằng thủ tục vay còn quá rườm rà (1,6%).

Có một nghịch lý tồn tại đó là những hộ có tài sản thế chấp thì lại không có nhu cầu vay, còn những hộ muốn vay thì lại không có tài sản thế chấp nhưng lại không thuộc đối tượng khó khăn nhất nên không vay được từ các nguồn tín dụng ưu đãi do đó không thể mở rộng sản xuất cải thiện đời sống, có 3,2% hộ thuộc trường hợp này, ngoài ra các hộ không vay được còn do thiếu nguồn thông tin (3,2%) cũng như không quen biết cán bộ tín dụng nên việc vay vốn còn lằng nhằng mất nhiều thời gian (1,6%) (Hình 4.7).

65,1% 15,9% 9,5% 1,6% 3,2% 3,2% 1,6% Không có nhu cầu vay Không thích thiếu nợ Không có khả năng trả nợ Thủ tục quá rườm rà Không có tài sản thế chấp Không biết vay ở đâu Không quen cán bộ tín dụng

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013.

Hình 4.7 Nguyên nhân không vay tín dụng chính thức của nông hộ 4.2.3 Thông tin về hoạt động vay vốn của nông hộ năm 2012

Bảng 4.8 cho thấy số tiền cao nhất mà các nông hộ vay được là từ các TCTD chính thức (138,1 triệu đồng/hộ/năm) với lãi suất khá thấp (16,4%/năm) và chi phí vay bình quân là 143 nghìn đồng/năm. Số tiền vay từ quỹ tín dụng nhân dân là 85,8 triệu đồng/hộ/năm với lãi suất là 20,6%/năm và chi phí vay là 137 nghìn đồng/năm. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của các TCTD chính thức bởi đã cho vay một số tiền khá lớn để hỗ trợ cho việc sản xuất của các nông hộ.

Đối với tín dụng PCT số tiền vay được cao nhất là từ các đại lý vật tư ở địa phương, số tiền vay bình quân là khá cao (60,6 triệu đồng/năm) với lãi suất là 30,7%/năm và hầu như không tốn chi phí vay. Mặc dù lãi suất cao hơn so với các TCTD chính thức nhưng các nông hộ cũng sẵn sàng chấp nhận do không cần thế chấp, khi cần là có ngay vật tư để sử dụng không cần phải đi vay tiền rồi mới đi mua, điều này làm mất nhiều thời gian.

Để đáp ứng những khoản vay nhỏ lẻ phục vụ cho nhu cầu phát sinh đột xuất trong gia đình (như ốm đau, ma chay, cưới hỏi,…) thì các nông hộ thường tìm đến nguồn vay từ người thân, bạn bè với khoản vay trung bình là 8,8 triệu đồng/hộ/năm, do là người thân nên lãi suất rất thấp trung bình 9%/năm, có khi không tính lãi. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hộ không có tài sản thế chấp nhưng cần vay với số tiền lớn (trung bình 27 triệu đồng/hộ/năm) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu hay sắm sửa trong gia đình, không còn cách nào khác các nông hộ phải tìm đến người cho vay chuyên nghiệp mặc dù lãi suất rất cao (60%/năm) nhưng cũng phải chấp nhận. Mặc dù các hộ này không có tài sản thế chấp nhưng cũng không thuộc dạng khó khăn nhất nên không nhận được sự hỗ trợ từ các nguồn tín dụng ưu đãi. Đây cũng là một trong những bất cập của các chương trình tín dụng ưu đãi ở một vài địa phương.

Còn đối với tín dụng bán chính thức ở địa phương huyện Thoại Sơn thì không mấy phổ biến với số tiền vay được từ 20 đến 22,5 triệu đồng/năm và lãi suất từ 0 đến 3%/năm, tồn tại chủ yếu dưới hình thức góp vốn cho vay ở các cơ quan nhà nước - nơi mà các thành viên trong gia đình của các nông hộ đang làm việc (Bảng 4.8).

Bảng 4.8: Thông tin về hoạt động vay vốn của hộ

Nguồn vay Số hộ Số vốn vay bình quân/hộ/năm (triệu đồng) Lãi suất bình quân (%/năm) Chi phí vay trung bình/năm (nghìn đồng) Ngân hàng chính sách 12 14,2 6,9 63

Ngân hàng thương mại 16 138,1 16,4 143

Quỹ tín dụng 26 85,8 20,6 137

Đoàn thể 2 22,5 3 0

Bán chính thức khác 1 20 0 0

Người cho vay chuyên nghiệp 2 27 60 10

Người thân, bạn bè 4 8,8 9 0

Đại lý vật tư 78 60,6 30,7 0

4.2.4 Nguồn thông tin tín dụng đối với nông hộ

Để có thể vay được vốn các nông hộ cần thu thập thông tin về nguồn vay, lãi suất, thủ tục vay, các chính sách ưu đãi,… Để có được những thông tin này thì người vay đã thu thập với nhiều hình thức, mỗi nguồn thông tin lại có một vai trò khác nhau đối với từng nguồn vay.

Bảng 4.9 cho thấy đối với các nông hộ vay được ở các TCTD chính thức thì phần lớn là do hộ tự tìm thông tin (50,8%), từ chính quyền địa phương giới thiệu (14,3%), từ các tổ chức tín dụng (11,1%) hay từ sự giới thiệu của người thân, bạn bè (23,8%). Kết quả cho thấy phần lớn các nông hộ còn phải tự tìm thông tin vay vốn bởi lẽ có nhiều nguồn thông tin chưa được kiểm chứng và họ không tin tưởng lắm vào sự giới thiệu từ các TCTD hay những nguồn thông tin khác, đa số hộ đều tự kiểm chứng thông tin lại xem vay ở đâu thì có lợi nhất rồi mới xác định đối tượng để vay.

Còn đối với tín dụng PCT thì nguồn thông tin bị hạn chế hơn, các nông hộ tìm thông tin vay chủ yếu qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè (73,1% số hộ có vay), điều đó giống như một sự bảo lãnh ngầm giữa người cho vay và người vay thông qua người giới thiệu, góp phần giảm rủi ro của món tiền vay được tốt hơn, ngoài ra hộ còn phải tự tìm thông tin (26,9%) xem vay ở đâu có lợi hơn. Còn đối với tín dụng bán chính thức, các hộ có được thông tin chỉ từ sự giới thiệu của bạn bè, người thân.

Bảng 4.9: Nguồn thông tin tín dụng đối với nông hộ

Nguồn thông tin

Tín dụng chính thức Tín dụng bán chính thức Tín dụng phi chính thức Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%)

Từ chính quyền địa phương 9 14,3 0 0 0 0

Từ các tổ chức tín dụng 7 11,1 0 0 0 0

Từ người thân, bạn bè 15 23,8 3 100 57 73,1

Tự tìm thông tin 32 50,8 0 0 21 26,9

Tổng cộng 63 100 3 100 78 100

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013.

4.2.5 Ưu, nhược điểm của nguồn tín dụng mà các nông hộ ưu tiên vay vay

Khi cần một lượng vốn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu, sinh hoạt hay sản xuất của gia đình theo kết quả khảo sát có 42 hộ (38,2%) sẽ ưu tiên vay tín dụng chính thức và 68 hộ sẽ ưu tiên vay tín dụng PCT (61,8%) (Hình 4.8).

Chính thức 38,2%

Phi chính thức 61,8%

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013.

Hình 4.8 Nguồn tín dụng được ưu tiên vay của các nông hộ

Tuy nhiên, khi lựa chọn hình thức nào đó để vay không phải nông hộ nào cũng đều cảm thấy hài lòng về tất cả các tiêu chí của hình thức đó, tức là đối với từng nguồn vay sẽ có ưu điểm cũng như khuyết điểm riêng ở mức độ mà các nông hộ có thể chấp nhận vay được. Bảng 4.10 cho thấy một số thuận lợi và bất lợi của các hình thức vay đối với nông hộ.

Đối với tín dụng chính thức thì ưu điểm đầu tiên các nông hộ nghĩ đến đó là lãi suất thấp (100% các hộ đều đồng ý), tuy nhiên có đến 100% các hộ đều cho rằng để vay được là phải có thế chấp tài sản, thế chấp thường là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay nhà ở, đó chính là lý do vì sao các hộ nghèo không có tài sản thì không thể tiếp cận được với nguồn vay này và không thể cải thiện đời sống. Có một ưu điểm nữa là không giới hạn số tiền vay (23,8%), tuy nhiên nó chỉ đúng đối với những hộ có tài sản thế chấp nhiều và số tiền vay ít chưa đến định mức vay quy định của các TCTD. Có đến 76,2% các hộ cho rằng phải mất thời gian chờ đợi và thủ tục vẫn còn rườm rà (66,7%). Hiện nay, mặc dù thời gian chờ đợi (gồm thời gian đi công chứng, làm thủ tục vay và chờ nhận tiền,…) đã được rút ngắn (từ 2-3 ngày chỉ còn 1/2 ngày) nhưng các hộ vẫn chưa hài lòng so với nguồn PCT khi cần là có ngay.

Đối với các hộ mới vay lần đầu thì phải chờ đợi cũng như làm thủ tục khó khăn phức tạp do các TCTD cần kiểm chứng lại thông tin từ nông hộ cho chính xác mới dám cho vay để hạn chế rủi ro. Có 97,6% các hộ cho rằng các TCTD vẫn còn cứng nhắc trong vấn đề trả nợ, do tới hạn thì các hộ phải trả tiền ngay, chỉ có một số ít hộ là được gia hạn thêm do là khách hàng thân thiết của các TCTD hay vay với số tiền lớn, đều đó đã gây rất nhiều khó khăn cho các nông hộ vì khi tới hạn trả tiền nhưng không chuẩn bị tiền kịp hay chưa đến mùa vụ thu hoạch, các hộ phải đi vay mượn khắp nơi thậm chí vay nóng từ nguồn PCT với lãi suất rất cao.

Còn khi vay tín dụng PCT, các nông hộ cho rằng ưu điểm lớn nhất đó là được trả nợ linh hoạt (83,8%) - điều mà các TCTD chính thức không làm

được, khi hộ có tiền là có thể trả lần mà không cần phải tích lũy đủ số tiền đã vay mới trả, vì thế đã góp phần làm giảm khó khăn trong việc trả nợ của nông hộ, đồng thời cũng không cần phải chờ đợi quá lâu đã có ngay nguồn vốn để sử dụng (76,5%) và thủ tục cũng rất đơn giản (76,5%). Tuy nhiên cũng có 23,5% các hộ sẽ vay cho rằng vẫn phải chờ đợi lâu mới vay được tiền, do mức độ thân thiết giữa người cho vay và người vay chưa cao và vì không cần thế chấp (73,5%) nên người cho vay cần phải xem xét kĩ lưỡng mới dám cho vay.

Về phần lãi suất, có đến 55,9% số hộ cho rằng vay PCT thì lãi suất sẽ thấp, đều này cũng đúng bởi lẽ người cho vay chính là người thân ruột thịt hay bạn bè, xóm giềng thân thiết (64,7%), họ cho vay nhưng có khi không tính lãi hoặc lấy rất thấp để hỗ trợ nhau trong đời sống cũng như sản xuất khi các nông hộ gặp khó khăn (Bảng 4.10). Qua đó cho thấy tình cảm họ hàng, ruột thịt ở nông thôn huyện Thoại Sơn được đặt lên hàng đầu, ít dựa vào lợi ích về kinh tế. Tuy nhiên, không phải nhu cầu vay bao nhiêu thì người cho vay cũng có thể đáp ứng được nên có 76,5% hộ cho rằng số tiền vay bị hạn chế bởi lẽ những người cho vay PCT đều là những cá nhân và số tiền vốn để cho vay cũng không nhiều, không thể so sánh được với các TCTD chính thức do nằm ngoài khả năng của người cho vay, vì thế số tiền vay cũng nhỏ lẻ đủ đáp ứng những nhu cầu chi tiêu hằng ngày của các nông hộ.

Bảng 4.10: Ưu, nhược điểm của các nguồn vay đối với nông hộ

Tiêu chí

Vay chính thức Vay phi chính thức Đồng ý (%) Không đồng ý (%) Đồng ý (%) Không đồng ý (%) Thủ tục đơn giản 33,3 66,7 76,5 23,5

Thời gian chờ đợi ít 23,8 76,2 76,5 23,5

Không cần thế chấp 0 100 73,5 26,5

Trả nợ linh hoạt 2,4 97,6 83,8 16,2

Không giới hạn số tiền vay 23,8 76,2 23,5 76,5

Lãi suất thấp 100 0 55,9 44,1

Có người quen 7,1 92,9 64,7 35,3

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013.

4.3 THỰC TRẠNG MUA CHỊU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ HỘ

4.3.1 Tình hình mua chịu vật tư của nông hộ ở huyện Thoại Sơn

Như đã đề cập ở trên, luận văn sử dụng thông tin thu thập từ 110 nông hộ được chọn ngẫu nhiên thuộc 6 xã ở huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang. Trong đó có 78 nông hộ (chiếm 70,9%) có mua chịu vật tư nông nghiệp với độ tuổi trung bình của chủ hộ là 53,2 tuổi, đồng thời kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ

tương đối lớn (27,3 năm). Trong số 110 hộ thì có 20 hộ (chiếm 18,2% số hộ được khảo sát) có người thân trong gia đình hay bạn bè làm ở cơ quan nhà nước cấp xã - nơi mà những nông hộ đang sinh sống, có 47 hộ (chiếm 42,7%) có vay vốn ở các TCTD chính thức. Trung bình tài sản của nông hộ trong mẫu khảo sát tương đối lớn khoảng 1.079,5 triệu đồng/hộ. Cụ thể tình hình mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ trong mẫu khảo sát như sau:

Bảng 4.11 cho thấy số tiền mua chịu vật tư của các nông hộ trong năm 2012 là khá cao (66.820,9 nghìn đồng/hộ/năm), thấp nhất là 7.200 nghìn đồng/hộ/năm, có hộ cá biệt tới 370.000 nghìn đồng/năm do diện tích đất sản xuất của nông hộ tại địa bàn khảo sát tương đối lớn, trung bình khoảng 20.210,9 m2 nên số tiền mua chịu vật tư cũng lớn tương ứng. Cho thấy quy mô sản xuất nông nghiệp của các nông hộ trong mẫu khảo sát chênh lệch khá lớn. Thường khi nông dân đến mua thiếu thì các chủ cửa hàng tính giá bán bằng với giá tiền mặt cộng với một khoản lãi. Lãi suất chênh lệch với lãi suất ngân hàng khá cao, bình quân là 30,7%/năm, lớn nhất là 36%. Tuy nhiên, cũng có trường hợp là 0% do nông hộ chỉ mua chịu một phần và đó là phần có ít biến động về giá cả nên các đại lý không tính lãi. Qua đó cho thấy số vốn cho vay của các đại lý vật tư huyện Thoại Sơn cũng rất cao mà thường chỉ có các TCTD chính thức mới có thể đáp ứng được.

Sở dĩ các đại lý vật tư cho mua chịu một khoản tiền lớn như vậy là do các nông hộ có thời gian sống ở địa phương khá lâu, trung bình là 43,9 năm và là người bản xứ nên được các đại lý vật tư nông nghiệp tín nhiệm và cho mua trả chậm, khi nào thu hoạch xong mới trả tiền. Trung bình thời gian cho thiếu chịu là 3,9 tháng, tương ứng với 1 vụ sản xuất trong năm. Hầu như đại lý vật tư nào cũng không cần nông hộ ứng một số tiền trước để dằn cọc mà toàn bộ số tiền đều cho trả chậm. Chính đều này đã làm cho hình thức mua trả chậm ngày càng trở nên quan trọng và là một phần không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp của người dân, góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống của nông hộ huyện Thoại Sơn.

Do sống lâu năm ở địa phương nên thời gian quen biết giữa các nông hộ trong mẫu khảo sát và các đại lý vật tư là khá dài (trung bình 118,3 tháng), có

Một phần của tài liệu thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở huyện thoại sơn, tỉnh an giang (Trang 39)