Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 79 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
79
Dung lượng
1,22 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM THÀNH NHÂN
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MUA CHỊU
VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ
HUYỆN CỜ ĐỎ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế
Mã ngành: 52310101
Tháng 04 - 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHẠM THÀNH NHÂN
MSSV: 4113922
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MUA CHỊU
VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ
HUYỆN CỜ ĐỎ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế
Mã ngành: 52310101
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS LÊ KHƯƠNG NINH
Tháng 04 - 2014
LỜI CẢM TẠ
-----Em xin chân thành cám ơn Quý Thầy, Cô khoa Kinh tế & QTKD trường
Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy em trong suốt thời gian học tập tại
trường. Thầy, Cô đã truyền dạy cho em những nguồn kiến thức thật bổ ích
không chỉ về mặt lý thuyết mà còn cả về thực tế, đây chính là hành trang quý
báu cho em thêm vững tin bước vào đời. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến Thầy Lê Khương Ninh. Thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em
tháo gỡ những khó khăn, trở ngại để hoàn thành quyển luận văn này.
Em kính gửi lời cảm ơn chân thành đến các Cô, chú, anh chị đang công
tác tại Ủy ban nhân nhân huyện Cờ Đỏ và Ủy ban nhân các xã Đông Thắng,
Thạnh Phú, Thới Xuân, Thới Hưng. Trong đó, em đặc biệt cám ơn anh Từ
Văn Giao (Chi cục trưởng Chi cục thống kê huyện Cờ Đỏ), chị Dung (Trạm
trưởng Trạm BVTV), anh Đoàn (Phó chủ tịch xã Thạnh Phú), anh Văn Anh
(cán bộ Phòng Kinh tế xã Thới Xuân), chị Trâm, chị Nga và anh Thanh
(Phòng NN & PTNT) đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình xin thông tin về
địa bàn nghiên cứu và tạo điều kiện cho em gặp gỡ nông hộ để khảo sát.
Cảm ơn các Cô, Bác nông dân tại các xã thuộc địa bàn huyện Cờ Đỏ.
Các bác đã cung cấp cho em những thông tin, kiến thức và những kinh nghiệm
sản xuất thực tế giúp em có thêm những bài học quý báu từ thực tiễn, có được
một lần trải nghiệm thực tế thú vị để có thể hoàn thành tốt bài viết của mình và
nâng cao kiến thức chuyên môn.
Chân thành cám ơn các bạn, các anh, chị đã cùng em xin số liệu, an ủi,
động viên và hỗ trợ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế & QTKD
Trường Đại học Cần Thơ luôn vui, khỏe, công tác tốt và không ngừng thăng
tiến trên con đường sự nghiệp. Kính gửi đến các Cô, Bác nông dân lời chúc
sức khỏe. Chúc tất cả các bác có được cuộc sống sung túc, an lành và hơn hết
là có được những vụ mùa bội thu.
Cần Thơ, ngày…tháng…năm…
Người thực hiện
Phạm Thành Nhân
i
TRANG CAM KẾT
-----Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Đề tài không trùng với
bất cứ đề tài khoa học nào.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Người thực hiện
Phạm Thành Nhân
ii
BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
-----Họ tên người người hướng dẫn: LÊ KHƯƠNG NINH
Học vị: Tiến sĩ
Chuyên ngành: Kinh tế
Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học
Cần Thơ
Họ và tên sinh viên: PHẠM THÀNH NHÂN
Mã số sinh viên: 4113922
Chuyên ngành: Kinh tế
Tên đề tài: Phân tích thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ
huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
2. Về hình thức:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu):
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
iii
6. Các nhận xét khác:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa, …)
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng…năm…
NGƯỜI NHẬN XÉT
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
-----..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
v
MỤC LỤC
-----Trang
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................. i
TRANG CAM KẾT ....................................................................................... ii
BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC......................... iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN.................................................v
MỤC LỤC .................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ xi
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ............................................................................. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3
1.3.1 Không gian ............................................................................................ 3
1.3.2 Thời gian ............................................................................................... 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 3
1.3.4 Phạm vi nội dung................................................................................... 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .......................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm hộ và nông hộ....................................................................... 4
2.1.2 Khái niệm vật tư nông nghiệp................................................................ 5
2.1.3 Khái quát về mua chịu VTNN ............................................................... 6
2.1.4 Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu VTNN
của nông hộ .................................................................................................... 7
2.1.5 Mô hình nghiên cứu..............................................................................11
vi
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................14
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .....................................................14
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu................................................................14
2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.................................................16
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN CỜ ĐỎ VÀ TÌNH HÌNH
KINH DOANH VTNN TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN...........................................18
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN CỜ ĐỎ ...........................................18
3.1.1 Lịch sử hình thành ................................................................................18
3.1.2 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.............................................................18
3.1.3 Dân số và nguồn lao động.....................................................................21
3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CỜ ĐỎ, TP
CẦN THƠ NĂM 2012 ..................................................................................23
3.2.1 Lĩnh vực kinh tế ...................................................................................24
3.2.2 Lĩnh vực văn hóa – xã hội.....................................................................26
3.3 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG
CƠ SỞ HẠ TẦNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CỜ ĐỎ..............26
3.3.1 Tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp ...............................................27
3.3.2 Mô hình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp....................................................27
3.3.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp huyện Cờ Đỏ...............28
3.4 HỆ THỐNG TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỜ ĐỎ, TP CẦN
THƠ ..............................................................................................................29
3.4.1 Tổ chức tín dụng chính thức .................................................................29
3.4.2 Tổ chức tín dụng bán chính thức...........................................................31
3.4.3 Tổ chức tín dụng phi chính thức ...........................................................33
3.5 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VTNN CỦA HUYỆN CỜ
ĐỎ NĂM 2013..............................................................................................33
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MUA CHỊU VTNN CỦA NÔNG
HỘ HUYỆN CỜ ĐỎ, TP CẦN THƠ ............................................................35
4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT .....................................................................35
4.1.1 Khu vực nghiên cứu và nhân khẩu học .................................................35
4.1.2 Thông tin về nông hộ............................................................................36
vii
4.1.3 Thông tin sản xuất nông nghiệp của nông hộ ........................................40
4.1.4 Tình hình thu nhập nông hộ ..................................................................44
4.1.5 Tình hình vay vốn sản xuất của nông hộ ...............................................46
4.1.6 Một số thông tin khác về nông hộ .........................................................47
4.1.7 Thực trạng mua chịu vật VTNN của nông hộ huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ
......................................................................................................................49
4.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG TIỀN MUA
CHỊU VTNN CỦA NÔNG HỘ.....................................................................53
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP GIA TĂNG LƯỢNG TIỀN MUA CHỊU VTNN
CỦA NÔNG HỘ HUYỆN CỜ ĐỎ TP CẦN THƠ ........................................57
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...............................................................57
5.2 GIẢI PHÁP GIA TĂNG LƯỢNG TIỀN MUA CHỊU VTNN CỦA NÔNG
HỘ ................................................................................................................58
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................61
6.1 KẾT LUẬN.............................................................................................61
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................61
6.2.1 Kiến nghị với chính quyền địa phương .................................................61
6.2.2 Kiến nghị với đại lý, cơ sở kinh doanh VTNN......................................62
6.2.3 Kiến nghị với nông hộ ..........................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................63
PHỤ LỤC .....................................................................................................65
viii
DANH MỤC BẢNG
-----Trang
Bảng 2.1: Tên của các biến độc lập và kỳ vọng về dấu của các βi .................14
Bảng 2.2: Cỡ mẫu điều tra số liệu sơ cấp.......................................................15
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất ở Huyện Cờ Đỏ.........................................20
Bảng 3.2: Tình hình phân bố dân cư Huyện Cờ Đỏ .......................................22
Bảng 3.3: Cơ cấu lao động xã hội Huyện Cờ Đỏ năm 2012 ...........................23
Bảng 3.4: Hoạt động phát vay và thu nợ của NHCSXH và Chi nhánh NHNN
& PTNN Huyện Cờ Đỏ (2010 – 2012) ..........................................................30
Bảng 3.5: Tình hình kinh doanh VTNN tại Huyện Cờ Đỏ .............................33
Bảng 4.1: Nhân khẩu học của mẫu điều tra....................................................36
Bảng 4.2: Thông tin về nông hộ.....................................................................37
Bảng 4.3: Kết quả sản xuất năm 2013............................................................40
Bảng 4.4: Nguồn tạo thu nhập của nông hộ 2013...........................................44
Bảng 4.5: Thu nhập nông hộ năm 2013 .........................................................45
Bảng 4.6: Nguồn vay vốn trong năm 2013 của nông hộ.................................46
Bảng 4.7: Mối quan hệ xã hội của nông hộ....................................................48
Bảng 4.8: Nghề nghiệp của nông hộ ..............................................................48
Bảng 4.9: Lượng tiền mua chịu VTNN của nông hộ năm 2012 – 2013..........50
Bảng 4.10: Lý do chọn mua chịu VTNN của nông hộ ...................................52
Bảng 4.11: Nguồn thông tin giúp nông hộ mua chịu......................................53
Bảng 4.12: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu
VTNN của nông hộ Huyện Cờ Đỏ.................................................................53
ix
DANH MỤC HÌNH
-----Trang
Hình 2.1: Biểu đồ các yếu tố ảnh hưởng lượng tiền mua chịu của nông hộ ..... 8
Hình 3.1 Bản đồ hành chính Huyện Cờ Đỏ....................................................19
Hình 3.2: Dân số trung bình Huyện Cờ Đỏ....................................................21
Hình 4.1: Cơ cấu mẫu khảo sát......................................................................35
Hình 4.2: Thời gian định cư của nông hộ.......................................................38
Hình 4.3: Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ............................................41
Hình 4.4: Nguồn thông tin hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.................................42
Hình 4.5: Thực trạng mua chịu VTNN của nông hộ ......................................49
Hình 4.6: Nguồn mua chịu VTNN của nông hộ.............................................51
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
-----BVTV
Bảo vệ thực vật
CP
Chính phủ
CSXH
Chính sách xã hội
NĐ
Nghị định
NHTM
Ngân hàng thương mại
NN & PTNN
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NN
Nông nghiệp
QTDND
Quỹ tín dụng nhân dân
TDBCT
Tín dụng bán chính thức
TDCT
Tín dụng chính thức
TDPCT
Tín dụng phi chính thức
VTNN
Vật tư nông nghiệp
xi
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
-----1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp
với hơn 80% dân số làm nghề nông. Nông nghiệp giữ vai trò hết sức quan
trọng đối với nền kinh tế nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng. Nó không
chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu mà còn giải quyết một lượng lớn
việc làm cho người lao động. Hơn thế nữa, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu
cho các ngành công nghiệp phát triển như công nghiệp chế biến thực phẩm,
công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy và đồ gỗ. Tuy nhiên, trong những năm
gần đây, sản xuất nông nghiệp ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn: chịu ảnh
hưởng của thời tiết, khí hậu khô hạn kéo dài, tình trạng xâm nhập mặn ở các
tỉnh phía Nam, các loại dịch bệnh phá hoại mùa màng gây tổn thất nặng nề.
Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong và ngoài nước đều bị thu
hẹp nguyên nhân là do tình trạng bất ổn của nền kinh tế vĩ mô, lạm phát tăng
cao đã khiến cho giá bán nhiều sản phẩm sụt giảm mạnh trong khi giá vật tư
nông nghiệp (VTNN) ngày một tăng cao. Hầu như, người dân sản xuất không
có lời lại thêm thâm hụt nguồn vốn.
Hầu hết người dân ở các vùng nông thôn đều sinh sống chính bằng việc
làm nông, chăn nuôi, trồng trọt hoa màu và phần lớn nguồn vốn của nông hộ
tập trung hết vào nông nghiệp. Chính vì vậy, sự biến động của nền kinh tế hiện
nay đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của nông hộ. Việc thâm hụt vốn sẽ
khiến kinh tế và đời sống nông hộ gặp nhiều khó khăn, từ đó cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến việc sản xuất nông nghiệp. Nông hộ không có vốn để mua cây
giống, con giống cũng như vật tư để canh tác. Để giải quyết các khó khăn này,
nông hộ thường tiến hành đi vay vốn từ các hệ thống ngân hàng chính sách,
ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, một vấn đề bất cập là không phải nông hộ
nào có nhu cầu đều được các ngân hàng cho vay nguyên nhân là do không có
uy tín hay không đủ tài sản để thế chấp. Một biện pháp khác được nông hộ lựa
chọn là đi vay mượn từ bên ngoài (vay tín dụng phi chính thức). Khả năng vay
được vốn của nông hộ khá lớn nhưng trái lại họ phải trả một khoản lãi suất cao
để bù đắp rủi ro khi đi vay. Nhìn chung, việc vay tín dụng chính thức hay phi
chính thức đều không đảm được nhu cầu vốn của nông hộ mà lại gia tăng thêm
áp lực cho họ. Ngoài các biện pháp trên, một biện pháp truyền thống được khá
nhiều nông hộ áp dụng hiện nay là thương lượng để mua chịu (trả chậm) với
1
đại lý. Biện pháp này mang lại khá nhiều ưu điểm cho nông hộ như: không cần
trả một lượng tiền lớn mua hàng mà có ngay vật tư để canh tác, không cần thế
chấp tài sản của gia đình và có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi trả
tiền.
Cờ Đỏ là một huyện mới được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Ô
Môn của tỉnh Cần Thơ (2004). Huyện Cờ Đỏ là vùng đất có nhiều tiềm năng,
lợi thế về phát triển sản xuất nông nghiệp như: Trên địa bàn huyện có Viện lúa
đồng bằng sông Cửu Long – nơi quy tụ những nhà khoa học đầu ngành trong
lĩnh vực nông nghiệp; Trung tâm giống Cần Thơ; Nông trường Sông Hậu –
đơn vị luôn đi đầu trong ứng dụng khoa học – kỹ thuật, công nghệ tiên tiến
vào sản xuất nông nghiệp; với 26.491,22 ha đất sản xuất cây hàng năm, trong
đó tập trung nhiều nhất là trồng lúa. Tuy có nhiều tiềm năng và lợi thế hơn so
với các huyện khác của TP Cần Thơ nhưng việc sản xuất của nông hộ cũng
gặp không ít những khó khăn như về vấn đề nâng cao giá cả đầu ra cho các
mặt hàng nông sản trong khi giá cả các vật tư không ngừng tăng cao, nguồn
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp rất bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thương lái,
nguồn vốn sản xuất bị thâm hụt không đáp ứng đủ nhu cầu của nông hộ,…
Trước tình hình này, nông hộ trên địa bàn huyện Cờ Đỏ đã áp dụng giải
pháp nào để vượt qua khó khăn và canh tác ngày một hiệu quả hơn? Hình thức
mua chịu vật tư đã được áp dụng như thế nào, nó có phải là giải pháp ưu việt
cho nông hộ hay không? Xuất phát từ lý luận thực tiễn và các nghi vấn trên,
tác giả quyết định chọn đề tài “Phân tích thực trạng mua chịu vật tư nông
nghiệp của nông hộ huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ” để nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung phân tích thực trạng mua chịu VTNN của nông hộ thuộc
địa bàn huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm giúp nông hộ giải quyết những khó khăn mắc phải khi áp dụng hình thức
mua chịu vào quá trình sản xuất nông nghiệp của gia đình, đồng thời nâng cao
khả năng tiếp cận hình thức này, tạo thuận lợi cho nông hộ phát triển sản xuất
và gia tăng thu nhập.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu nói trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết các
mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng mua chịu VTNN của nông hộ huyện
Cờ Đỏ, TP Cần Thơ.
2
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu
VTNN của nông hộ ở huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ.
Mục tiêu 3: Tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm gia tăng lượng tiền
mua chịu VTNN cho nông hộ huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Qua đó, nông hộ có
thể giải quyết tốt bài toán khó khăn về nguồn vốn để đẩy mạnh hoạt động sản
xuất của gia đình và khai thác ngày càng tốt hơn các nguồn lực sẵn có.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Cờ Đỏ, TP Cần
Thơ, tập trung vào các xã: Thạnh Phú, Thới Xuân, Thới Đông, Đông Thắng,
Thới Hưng và Thị trấn Cờ Đỏ. Với việc chọn không gian để nghiên cứu như
trên, tác giả kỳ vọng rằng các mẫu quan sát có được độ chính xác và tính đại
diện cao cho tổng thể.
1.3.2 Thời gian
Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập từ các Phòng, Sở,
Bộ trực thuộc huyện Cờ Đỏ như: Chi cục thống kê, Phòng NN & PTNT, Trạm
Bảo vệ thực vật huyện Cờ Đỏ. Bên cạnh đó, tác giả còn thu thập thêm thông
tin có liên quan tại Ủy ban nhân dân các xã và thị trấn.
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các nông hộ
thuộc không gian nghiên cứu của đề tài trong hai năm 2012 và 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ có tham gia hoạt động
sản xuất nông nghiệp tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ.
1.3.4 Phạm vi nội dung
Cấu trúc của bài luận văn được chia thành 6 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu;
Chương 2: Cơ sở lý luận và nội dung nghiên cứu;
Chương 3: Giới thiệu chung về huyện Cờ Đỏ và tình hình kinh doanh
VTNN tại địa bàn huyện;
Chương 4: Phân tích thực trạng mua chịu VTNN của nông hộ;
Chương 5: Giải pháp gia tăng lượng tiền mua chịu VTNN của nông hộ
huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ;
Chương 6: Kết luận và kiến nghị.
3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-----2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm hộ và nông hộ
2.1.1.1 Khái niệm về hộ
Theo từ điển chuyên ngành kinh tế và từ điển ngôn ngữ: “Hộ là tất cả
những người cùng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm
những người cùng chung huyết tộc và những người làm công”.
Thảo luận Quốc tế lần thứ 2 về Quản lý nông trại tại Hà Lan (1980) cho
rằng: “Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội, có liên quan đến sản xuất, tái sản
xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”.
Tác giả Harris (1981), ở viện nghiên cứu phát triển Trường Đại học Tổng
hợp Susex (London – Anh) cho rằng: “Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn
lao động”. Phát biểu này sau lại được phát triển thành: “Hộ là một đơn vị đảm
bảo quá trình tái sản xuất nguồn lao động thông qua tổ chức nguồn thu nhập
chung”.
McGee (1989) cho rằng: “Hộ là nhóm người chung huyết tộc, hay không
cùng chung huyết tộc, ở chung trong một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và
có chung một ngân quỹ”.
Qua các quan điểm khác nhau về khái niệm hộ, ta có thể rút ra một số
đặc trưng về hộ như sau: (1) Hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay
không cùng huyết tộc, (2) hộ cùng chung sống hay không cùng chung sống
chung một mái nhà, (3) có chung một nguồn thu nhập và ăn chung và (4) là
cùng tiến hành sản xuất chung.
2.1.1.2 Khái niệm về nông hộ
Có rất nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm về nông hộ. Một số khái niệm
cơ bản có thể tham khảo:
“Nông hộ là tế bào kinh tế của xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong
nông nghiệp và nông thôn” (Lê Đình Thắng, 1993).
Theo Nguyễn Sinh Cúc (2000): “Nông hộ là những hộ có toàn bộ hoặc
50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động
trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây
4
trồng, bảo vệ thực vật, …) và thông thường nguồn sống chính của họ dựa vào
nông nghiệp”.
Trong cuốn “Nông nghiệp trên đất dốc, thách thức và tiềm năng” của tác
giả Trần Đức Viên (1995) có trích dẫn khái niệm về nông hộ của nhà khoa học
Chayanov như sau: “Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định, là đơn vị
tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp”. Luận điểm trên của
Chayanov đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều
nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển.
Cùng chung quan điểm với Chayanov, hai tác giả Lundahl và Bengtsson
bổ sung thêm: “Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản”. Trong những thập kỷ
gần đây, các cải cách kinh tế ở một số quốc gia đã thật sự coi hộ nông dân là
đơn vị sản xuất tự chủ và cơ bản, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong sản
xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn (Đào Thế Tuấn,1997).
Giáo sư Frank Ellis (1988), ở trường Đại học Tổng hợp Cambridge đã
định nghĩa về nông hộ như sau: “Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông
nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu
sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn
hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có
xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”.
Tóm lại, nông hộ được hiểu là những hộ sống ở nông thôn, có ngành
nghề sản xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu
bằng nghề nông. Ngoài hoạt động nông nghiệp, nông hộ còn tham gia các hoạt
động phi nông nghiệp (thủ công nghiệp, mua bán, …).
2.1.2 Khái niệm vật tư nông nghiệp
Vật tư là một khái niệm chỉ chung cho cơ sở vật chất hạ tầng và các thiết
bị, nguyên liệu khác phục vụ cho các ngành sản xuất nói chung.
Vật tư nông nghiệp bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón,
thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa
chất, chế phẩm sinh học, máy móc, nguyên vật liệu, thiết bị sử dụng trong sản
xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, thủy lợi và muối thuộc phạm vi quản lý
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.1
1
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thông tư số 14/2011.
5
2.1.3 Khái quát về mua chịu VTNN
Ở Việt Nam, hình thức mua bán chịu hàng hóa ra đời từ rất sớm. Biểu
hiện của hình thức này là việc mua bán hàng hóa theo “gối đầu”, tức là người
bán sẽ cho người mua mua chịu hàng hóa trong lần đầu tiên và đến lần thứ hai,
người mua sẽ thanh toán lại tiền cho người bán trong lần giao dịch thứ nhất.
Nhờ vào hình thức này, hàng hóa của bên bán sẽ được đẩy mạnh trao đổi. Còn
đối với bên mua, nhu cầu của họ sẽ được thỏa mãn, dễ dàng tiếp cận được
hàng hóa khi gặp khó khăn về vốn. Với những ưu điểm trên, hình thức mua
bán chịu ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, điển hình như
trong sản xuất nông nghiệp. Mua chịu VTNN là một hình thức được đánh giá
rất cao vì tính ưu việt của nó trong việc giải quyết khó khăn về vốn sản xuất
của nông hộ và hiện nay hình thức này được xem là một hình thức tín dụng
thương mại khá phổ biến ở nông thôn nước ta (Nguyễn Thị Ánh Mai, 2012).
Thông qua hình thức mua chịu, kể cả đại lý (người cho vay) và nông hộ
(người đi vay) đều nhận được những lợi ích riêng:
Đối với đại lý, họ sẽ tận dụng được sự dư thừa vốn như nguyên liệu, vật
tư cho nông hộ mua chịu để thu được giá trị cao hơn thông qua khoảng lãi
được tính trên mỗi đơn vị sản phẩm. Bên cạnh đó, đại lý còn đảm bảo nguồn
vốn chuyển nhượng được sử dụng đúng mục đích vì sản phẩm cho vay không
phải là tiền mà chính là những vật tư dùng để sản xuất; nông hộ không thể sử
dụng chúng vào mục đích nào khác ngoài mục đích sản xuất như trồng trọt và
chăn nuôi. Từ đó, rủi ro cho vay của đại lý được giảm thiểu.
Đối với nông hộ, họ có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng mà không cần thế
chấp bất cứ tài sản nào của gia đình. Không chỉ vậy, trong quá trình sử dụng,
nông hộ có thể kiểm tra chất lượng của vật tư trước khi trả tiền cho đại lý.
Chính vì vậy, lợi ích nông hộ được gia tăng, thêm động lực phát triển sản xuất.
Một ưu điểm khác của hình thức này là cách thức mua bán giữa hai bên
được tiến hành dễ dàng, không cần thông qua một văn bản, hợp đồng cụ thể.
Khi có nhu cầu, nông hộ đến đại lý VTNN để xin mua. Nếu nông hộ đủ điều
kiện theo yêu cầu của đại lý, đại lý sẽ chấp nhận giải quyết nhu cầu cho nông
hộ và việc mua bán giữa hai bên được tiến hành.
Hơn thế, tiến trình mua bán cũng rất đơn giản và nhanh chóng. Khi được
chấp nhận cho mua chịu, nông hộ chỉ cần liệt kê những sản phẩm cần dùng với
số lượng cụ thể cho đại lý, đại lý sẽ cho người lấy đúng theo nhu cầu của hộ
rồi sau đó ghi nhận lại số tiền mua vào một quyển sổ và sang lại một quyển
cho nông hộ giữ để theo dõi số tiền và lượng phân thuốc sử dụng trong một
vụ. Sau mỗi vụ thu hoạch, nông hộ bán sản phẩm và thanh toán tiền cho đại lý
6
như đã giao ước. Nếu gặp khó khăn không thể trả nợ ngay cho đại lý, nông hộ
có thể xin gia hạn thời gian trả nợ bằng cách chấp nhận tốn kém một khoảng
tiền lãi, mức lãi này thường được đại lý tính bằng hoặc cao hơn so với lãi suất
cho vay của ngân hàng.
Qua những thông tin trình bày ở trên, có thể thấy rằng, hình thức mua
chịu VTNN mang lại cho cả đại lý và nông hộ những lợi ích rất lớn. Tuy
nhiên, bản chất của việc mua bán chịu cũng chính là một hình thức cho vay
nên không thể tránh khỏi những rủi ro nhất định như khả năng và đạo đức
trong việc trả nợ của người đi vay. Để có thể giảm thiểu những rủi ro này, đại
lý thường tiến hành sàng lọc đối tượng trước khi chấp nhận cho mua chịu. Vì
vậy, việc mua bán chịu VTNN giữa đại lý và nông hộ thường phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố. Những yếu tố này ảnh hưởng mạnh đến lượng tiền mua chịu
VTNN của nông hộ. Đồng thời, những yếu tố này cũng chính là điều kiện để
đảm bảo việc mua bán chịu được thực hiện với mức rủi ro thấp nhất.
2.1.4 Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu
VTNN của nông hộ
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới
hình thức mua bán chịu hàng hóa. Đây là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản
xuất – kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán, bán chịu hàng hóa.
Hành vi mua bán chịu hàng hóa được xem là hình thức tín dụng - người bán
chuyển giao cho người mua quyền sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian
nhất định. Và khi đến thời hạn đã được thỏa thuận, người mua phải hoàn lại
vốn cho người bán dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãi cho người bán chịu.
Kể từ khi ra đời cho đến nay, tín dụng thương mại được xem là một
nguồn tài chính ngắn hạn quan trọng đối với các công ty, doanh nghiệp và rất
thịnh hành trong những nền kinh tế phát triển (Petersen và Rajan, 1997).
Không chỉ vậy, tín dụng thương mại còn có ảnh hưởng lớn đến quá trình
chuyển đổi kinh tế của các nước, nhất là những nước có hệ thống pháp luật
kém phát triển (Coricelli, 1996 và Maksimovic, 2001).
Là một trong những trường hợp điển hình của hình thức tín dụng thương
mại, mua chịu VTNN là một nguồn cung cấp tín dụng ngắn hạn hữu hiệu cho
sản xuất nông nghiệp của nông hộ và hiện nay, hình thức mua chịu ngày càng
trở nên phổ biến. Mua chịu VTNN tạo động lực để trao đổi, mua bán hàng hóa
và đẩy mạnh quá trình đầu tư sản xuất. Từ đó, nó mang lại lợi ích cho các
thành phần tham gia và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Chính vì vậy, mua chịu VTNN đang là một đề tài thu hút sự quan tâm
nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia khoa học trong và ngoài nước. Hiện nay,
7
cũng có khá nhiều đề tài đề cập đến vấn đề này tuy nhiên chủ yếu chỉ là tập
trung tìm hiểu nguồn gốc, lý giải vai trò của hình thức mua chịu VTNN đối
với sản xuất, đối với sự phát triển của nền kinh tế nhưng chưa đi sâu vào phân
tích sự tác động của các yếu tố đến quyết định sử dụng hình thức này. Dựa
trên thực tiễn, tác giả tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến
lượng tiền mua chịu VTNN của nông hộ.
Các yếu tố được tác giả xem xét, tìm hiểu và phân tích bao gồm: diện
tích canh tác, thu nhập, tuổi, thời gian định cư, quan hệ quen biết, địa vị xã
hội, khoảng cách và nghề nghiệp.
Diện tích đất canh tác
Khoảng cách
Tuổi chủ hộ
Thu nhập nông hộ
Lượng tiền mua chịu
Nghề nghiệp
Thời gian định cư
Địa vị xã hội
Quan hệ quan biết
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2014
Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng lượng tiền mua chịu của nông hộ
Diện tích đất canh tác
Đất đai được xem là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế của nông
hộ. Đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng trong hầu hết các hoạt động nông
nghiệp, tạo công ăn việc làm, thu nhập và sinh kế cho hơn 70% dân số sống ở
khu vực nông thôn (Nguyễn Trung Kiên, 2013). Bên cạnh đó, đất đai còn là
một tài sản có giá trị đảm bảo khả năng vay mượn trong tín dụng. Riêng trong
hình thức mua chịu, đất đai chính là tài sản tạo niềm tin cho các đại lý để chấp
nhận cho nông hộ mua chịu. Nói cách khác, đất đai chính là tài sản bù đắp rủi
ro cho đại lý khi nông hộ không có nỗ lực trong việc trả nợ cho đại lý và
không sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả (Mohamed, 2007; Phạm & Lensink,
2007). Ngoài ra, những nông hộ có diện tích đất đai càng nhiều thường là
những hộ có đời sống kinh tế khá cao và khả năng trả nợ tốt khi vay mượn vốn
(Zeller, 1994). Vì vậy, diện tích đất canh tác là một trong những yếu tố đầu
tiên được đại lý xem xét để chấp nhận cho nông hộ mua chịu cũng như gia
tăng lượng tiền mua khi nông hộ có nhu cầu.
8
Thu nhập nông hộ
Thu nhập nông hộ là phần thu nhập được tạo ra từ hoạt động sản xuất
nông nghiệp hay một phần từ các lĩnh vực phi nông nghiệp. Trong đó, nguồn
thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp là quan trọng nhất và chiếm 70%
tổng thu nhập của nông hộ. Phần còn lại trong tổng thu nhập nông hộ là hoạt
động từ phi nông nghiệp (Schwarze, 2004).
Theo Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn (2012) thì thu nhập càng cao,
nông hộ càng dễ được chấp nhận cho mua chịu hơn so với những hộ có thu
nhập thấp. Đúng vậy, khi thu nhập nông hộ càng cao, chứng tỏ nông hộ sản
xuất càng có hiệu quả, nguồn vốn mua chịu từ đại lý được sử dụng đúng mục
đích, không lãng phí. Thu nhập cao, khả năng trả nợ của nông hộ cũng được
nâng cao, từ đó lòng tin đối với đại lý được củng cố hơn và dễ dàng được chấp
nhận cho mua chịu. Tuy nhiên, khi có được nguồn thu nhập cao, nông hộ có
đời sống kinh tế ổn định, có điều kiện tích lũy vốn để tăng cường đầu tư phát
triển sản xuất. Khi có được nguồn vốn tích lũy, nông hộ có xu hướng giảm
lượng tiền mua chịu, chuyển sang mua bằng hình thức tiền mặt để giảm bớt
khoảng tiền lãi trả cho đại lý, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và qua đó gia
tăng lợi ích cho gia đình. Qua đó ta thấy, yếu tố thu nhập cũng có sự ảnh
hưởng không nhỏ đến lượng tiền mua chịu vật tư của nông hộ.
Tuổi chủ hộ
Ở nông thôn, ông bà ta thường hay quan niệm rằng những bậc lớn tuổi là
những người từng trải nhiều trong cuộc sống, có nhiều kinh nghiệm, quan hệ
xã hội rộng và rất được kính trọng. Những hộ này khi có nhu cầu mua chịu,
thường dễ dàng được đại lý chấp nhận và có thể gia thuận tiện tăng lượng tiền
mua (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2012). Tuy nhiên, những chủ hộ có
độ tuổi cao thì trong gia đình thường có sự đa dạng về nguồn thu nhập. Phần
lớn thành viên trong gia đình đều trong tuổi lao động và có tham gia gia các
hoạt động từ phi nông nghiệp tạo điều kiện tích lũy thêm thu nhập cho hộ. Đa
phần những hộ này có điều kiện kinh tế cao vì thế khi cần mua vật tư thì lượng
tiền mua chịu có thể bị giảm xuống.
Thời gian định cư
Là khoảng thời gian sinh sống tại địa phương của nông hộ. Theo
Petersen và Rajan (1997) thì việc sinh sống lâu năm tại địa phương cũng là
một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của nông hộ và có
liên quan tích cực đến việc gia tăng lượng tiền mua. Thông thường đối với
những người định cư lâu năm, đại lý dễ dàng hơn trong việc nắm bắt thông tin
của nông hộ và khi xem xét nhu cầu thì đại lý có niềm tin nhiều hơn để chấp
9
nhận. Mặt khác, đối với những nông hộ đã định cư lâu năm tại địa phương, đại
lý cũng có ý định cho mua chịu và chấp nhận cho mua với số lượng lớn để duy
trì mối quan hệ buôn bán và tạo kênh tiêu thụ hàng hóa rộng lớn, có uy tín.
Quan hệ quen biết
Được hiểu là mối quan hệ giữa nông hộ và đại lý kinh doanh VTNN và
mối quan hệ này được đo lường bằng thời gian buôn bán giữa hai bên. Như
chúng ta biết, việc tạo lập mối quan hệ trong kinh doanh, buôn bán là điều hết
sức cần thiết và quan trọng. Trong hoạt động mua bán VTNN cũng vậy, khi có
được quan hệ tốt với đại lý, nông hộ sẽ có được nhiều thuận lợi hơn như: được
cung ứng các nguyên liệu có chất lượng, hưởng nhiều ưu đãi về giá, hàng
khuyến mãi. Và khi gặp phải khó khăn về tài chính nông hộ có thể thương
lượng với đại lý để mua chịu, chủ động vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất và
tạo ra thu nhập cho gia đình. Theo McMillan và Woodruff (1999) thì những
nông hộ này, đặc biệt là những nông hộ có mối quan hệ mua bán càng lâu năm
với đại lý càng có thể dễ dàng mua chịu với số lượng lớn theo nhu cầu vì đại
lý tin tưởng vào đạo đức của nông hộ trong việc nổ lực để hoàn trả nguồn vốn
đã vay mượn.
Khoảng cách
Là khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến địa điểm kinh doanh của đại lý
vật tư. Trong giao dịch mua bán, khoảng cách giữa bên mua và bên bán là yếu
tố tạo điều kiện cho người mua hoặc người bán quyết định có tham gia trao
đổi hàng hóa hay không. Địa điểm gần tạo thuận tiện cho việc trao đổi, hiểu rõ
thông tin về nhau, từ đó giảm thiểu hiện tượng thông tin bất đối xứng. Ngoài
ra, thông thường, nếu sống càng gần người bán thì người mua sẽ ít có động cơ
“giựt” nợ vì, ở nông thôn, sống gần nhau thường sẽ gần gũi và gắn bó với
nhau hơn do tình nghĩa xóm làng, bè bạn hay huyết thống. Nếu sống gần
người mua thì người bán cũng sẽ dễ dàng và ít tốn kém trong việc kiểm soát
và cưỡng chế người mua trả nợ, do đó sẽ có xu hướng chấp nhận bán chịu cho
người có nhu cầu (Rohner, 2011).
Nghề nghiệp
Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển
đã làm thay đổi cơ cấu lao động chung của cả nước. Tại các vùng nông thôn,
nông hộ ngoài sản xuất nông nghiệp còn lao động thêm trong các ngành công
nghiệp, dịch vụ và thương mại. Chính sự thay đổi này đã góp phần gia tăng
lượng thu nhập cho gia đình nông hộ, nâng cao sinh kế và hạn chế sự phụ
thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Nghề nghiệp được ổn định, nguồn thu nhập
đa dạng hóa giúp nông hộ có được khả năng trả nợ đúng hạn trong các hoạt
10
động tín dụng nhất là trong hoạt động mua bán chịu hàng hóa. Do đó, nông hộ
tạo dựng được uy tín trong giao dịch mua bán với đại lý và thuận tiện mua
chịu khi có nhu cầu. Ngoài ra, những hộ có nghề nghiệp đa dạng sẽ có thể dễ
dàng gia tăng lượng tiền mua chịu. Tuy nhiên, lượng tiền này cũng có thể sụt
giảm do nông hộ tận dụng phần thu nhập được tích lũy để thanh toán trước
cho đại lý thay vì phải mua chịu như trước đây.
Địa vị xã hội
Địa vị xã hội là vị trí hay thứ bậc của các thành viên gia đình nông hộ
trong xã hội. Nó được xem là một trong những yếu tố quyết định sự thành
công trong các hoạt động trao đổi, mua bán. Nếu như trong xã hội, chúng ta có
một vị trí nhất định sẽ nhận được sự kính trọng và tin cậy rất cao từ phía mọi
người nhất là các đối tác làm ăn. Chính vì vậy, đối với gia đình những nông hộ
có người thân, bạn bè làm việc trong các tổ chức, cơ quan ban ngành hay nắm
giữ các chức vụ cao trong xã hội thường được chấp nhận mua chịu một cách
dễ dàng vì đại lý tin tưởng vào địa vị và nhân phẩm của nông hộ cũng như uy
tín trong việc trả nợ.
2.1.5 Mô hình nghiên cứu
Dựa vào những cơ sở lý luận trên, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu VTNN của nông hộ huyện Cờ
Đỏ, TP Cần Thơ như sau:
LUONGTIENMUA 0 1DIENTICHCT 2THUNHAPNH 3TUOICH
4QUANHEQB 5THOIGIANDC 6 KHOANGCACH 7 NGHENGHIEP
8 DIAVIXH (1)
Ý nghĩa của các biến trong mô hình (1):
Biến phụ thuộc LUONGTIENMUA là số tiền mua chịu VTNN của
nông hộ. Đơn vị: triệu đồng/năm.
DIENTICHCT: là diện tích đất canh tác của nông hộ (1000m2). Đất đai
chính là tư liệu sản xuất chính của nông hộ. Ngoài ra, đất đai còn là tài sản có
giá trị kinh tế lớn. Đối với những nông hộ có diện tích đất canh tác lớn thì khả
năng được chấp nhận cho mua chịu VTNN dễ dàng hơn do có tài sản để thế
chấp cho đại lý trong trường hợp không có khả năng trả nợ. Hơn thế, diện tích
đất canh tác lớn cũng đồng nghĩa nông hộ cần lượng lớn nguyên liệu đầu vào
để sản xuất. Những nông hộ này có nhu cầu mua chịu rất cao và cần mua với
số tiền lớn. Vì vậy, tác giả kỳ vọng biến diện tích có tương quan thuận với
lượng tiền mua chịu của nông hộ.
11
THUNHAPNH: là tổng nguồn thu nhập nông hộ thu được trong năm
sau khi đã trừ các khoản chi phí phát sinh (triệu đồng/năm). Những nông hộ có
nguồn thu nhập cao và ổn định thường rất uy tín trong việc trả nợ nên khi có
nhu cầu mua chịu luôn được đại lý chấp thuận. Tuy nhiên khi có được nguồn
thu nhập cao, nông hộ thường giảm lượng tiền mua chịu tại đại lý, thay vào
đó, nông hộ dùng phần vốn tích lũy từ nguồn thu nhập để mua vật tư, hạn chế
số tiền lãi phải trả cho đại lý. Vì vậy, hệ số của biến thu nhập được kỳ vọng có
thể tương quan thuận chiều hoặc nghịch chiều với lượng tiền mua chịu.
TUOICH: là tuổi của chủ hộ (năm). Các nông hộ lớn tuổi thường là
những hộ quản lý nhiều đất đai, có nhiều thâm niên về nghề nghiệp và kinh
nghiệm trong canh tác cao hơn so với các chủ hộ trẻ tuổi. Đặc biệt, những chủ
hộ này được xem là có uy tín tốt và trách nhiệm cao trong công việc cũng như
trong việc trả nợ. Dựa vào những ưu thế trên nên khi có nhu cầu mua chịu
VTNN nông hộ dễ dàng được đại lý chấp nhận. Tuy nhiên, trong gia đình
nông hộ này thường có nhiều thế hệ cùng sinh sống và tham gia nhiều hoạt
động tạo thu nhập. Vì thế, hộ có nhiều điều kiện tích lũy vốn sản xuất, từ đó
nông hộ giảm lượng tiền mua chịu tại đại lý. Vì vậy, hệ số của biến tuổi chủ
hộ được tác giả kỳ vọng có thể tương quan thuận chiều hoặc ngược chiều với
lượng tiền mua chịu.
QUANHEQB: quan hệ quen biết giữa chủ hộ với các đại lý vật tư
(năm). Khi mối quan hệ quyen biết này được xây dựng càng lâu năm thì thâm
tình giữa nông hộ và đại lý càng khắng khít. Đại lý có nhiều niềm tin về ý định
trả nợ của nông hộ nên ít ngần ngại khi cho nông hộ mua chịu và nông hộ
cũng hạn chế chuyển sang mua tại các đại lý khác do tin tưởng vào chất lượng
sản phẩm của đại lý. Nông hộ tiếp tục duy trì và gia tăng lượng tiền mua vật tư
khi có nhu cầu. Vì vậy, hệ số của biến quan hệ được kỳ vọng tương quan
thuận với lượng tiền mua chịu.
THOIGIANDC: là thời gian định cư của nông hộ tại địa phương (năm).
Yếu tố này được tác giả kỳ vọng tương quan thuận với lượng tiền mua chịu là
do khi sinh sống lâu năm tại địa phương, đại lý dễ dàng tìm hiểu thông tin,
thẩm định năng lực và ý định trả nợ của nông hộ. Từ đó, quá trình sàn lọc đối
tượng cho vay được tiến hành dễ dàng, nông hộ có nhu cầu được giải quyết
nhanh chóng. Bên cạnh đó, đối với những nông hộ sinh sống lâu năm tại địa
phương thường ít khi có xu hướng thay đổi chổ ở nên rủi ro bị giựt nợ của đại
lý giảm thiểu rất nhiều. Đại lý an tâm hơn khi cho nông hộ mua chịu.
KHOANGCACH: là khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến địa điểm
kinh doanh của đại lý vật tư (km). Khi khoảng cách địa lý càng thấp, giữa đại
12
lý và nông hộ càng dễ dàng nắm bắt thông tin của nhau. Hoạt động mua bán
cũng được tiến hành dễ dàng do ít tốn kém chi phí vận chuyển. Đại lý thuận
tiện hơn trong việc kiểm soát ý định trả nợ của nông hộ. Trong trường hợp
này, đại lý sẽ ưu tiên cho nông hộ mua chịu khi có nhu cầu và nông hộ có thể
gia tăng lượng tiền mua để đảm bảo hoạt động sản xuất. Vì vậy, hệ số của biến
khoảng cách được kỳ vọng tương quan nghịch với lượng tiền mua, tức càng xa
thì càng khó có thể được chấp nhận cho mua chịu.
NGHENGHIEP: là biến giả, nhận giá trị là 1 khi tất cả thành viên trong
gia đình đều sản xuất nông nghiệp và nhận giá trị là 0 khi có thành viên trong
gia đình tham gia thêm một số lĩnh vực từ phi nông nghiệp. Nghề nghiệp là
một cơ sở để nông hộ tạo ra thu nhập, phát triển kinh tế hộ. Đa phần nguồn thu
nhập chính ở nông thôn là trồng lúa, tuy nhiên đối với nguồn thu nhập này
nông hộ chỉ đủ để trang trải cuộc sống và ít có điều kiện để tích lũy vốn.
Ngoại trừ những nông hộ có diện tích canh tác lớn. Vì thế, các hoạt động phi
nông nhiệp chính là nguồn tạo thêm thu nhập cho nông hộ. Khi có được nghề
nghiệp ổn định và thu nhập cao, nông hộ có điều kiện trả nợ tốt nên đại lý rất
an tâm khi cho những hộ này vay mượn. Vì vậy, hệ số của biến nghề nghiệp
được kỳ vọng tương quan thuận với lượng tiền mua chịu.
DIAVIXH: là biến giả, có giá trị là 1 nếu có thành viên trong gia đình
hay bạn bè làm việc tại cơ quan, ban ngành nhà nước và các đoàn thể; ngược
lại là 0. Địa vị xã hội được xem là yếu tố để đo lường uy tín trả nợ của nông
hộ và là cơ sở để tạo lập mối quan hệ trong mua bán. Những nông hộ có địa vị
xã hội càng cao, uy tín cũng như đạo đức trả nợ được đánh giá rất cao nên khi
có nhu cầu mua chịu, đại lý luôn sẵn lòng chấp nhận và tích cực xây dựng mối
quan hệ buôn bán dài lâu. Vì vậy, hệ số của biến địa vị xã hội được tác giả kỳ
vọng tương quan thuận với lượng tiền mua chịu.
13
Bảng 2.1: Tên của các biến độc lập và kỳ vọng về dấu của các βi
Tên biến
Đơn vị tính
Diện tích canh tác (DIENTICHCT)
Thu nhập nông hộ (THUNHAPNH)
Tuổi chủ hộ (TUOICH)
Quan hệ quen biết (QUANHEQB)
Thời gian định cư (THOIGIANDC)
Khoảng cách (KHOANGCACH)
1000m2
Triệu đồng/ năm
Năm
Năm
Năm
Km
1 = có thành viên trong gia
đình hay bạn bè làm việc tại cơ
quan nhà nước và các đoàn thể
0 = ngược lại
1 = toàn bộ thành viên làm
nông nghiệp
0 = có tham gia thêm trong
lĩnh vực phi nông nghiệp
Quan hệ xã hội (QUANHEXH)
Nghề nghiệp (NGHENGHIEP)
Kỳ vọng
về dấu của
hệ số βi
+
+/+/+
+
+
+
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2014
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ là một vùng chuyên sản xuất nông nghiệp và
các nông hộ ở đây có truyền thống sản xuất lúa rất lâu đời. Huyện có nhiều xã
hoạt động mạnh trong nông nghiệp, điển hình như xã Thạnh Phú, Thới Hưng,
Thới Xuân, Thới Đông,… Những xã này đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất
trong toàn ngành của huyện và là khu vực để triển khai các mô hình, dự án
mới về nông nghiệp. Tuy nhiên, do sự khác biệt về vị trí địa lý và điều kiện
phát triển kinh tế xã hội nên ở mỗi xã điều kiện để phát triển nông nghiệp rất
khác nhau. Mỗi gia đình nông hộ có những thuận lợi và khó khăn riêng trong
sản xuất và có những đặc trưng khác nhau.
Chính vì vậy, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất (thuận
tiện) để thu mẫu ở các xã: Thạnh Phú, Thới Hưng, Thới Đông, Thới Xuân,
Đông Thắng và thị trấn Cờ Đỏ, từ đó suy rộng thông tin cho toàn huyện.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Đối với số liệu thứ cấp
Số liệu của đề tài được thu thập, xử lý và tổng hợp từ kết quả tổng kết
của các Ban, Ngành tại huyện Cờ Đỏ như: Chi cục Thống kê, Phòng Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn, Trạm BVTT và Phòng Tài nguyên – Môi
14
trường. Tác giả còn tham khảo các sách báo, tạp chí khoa học và công trình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Ngoài ra, đề tài sử dụng một số thông tin
từ cổng thông tin của huyện Cờ Đỏ và TP Cần Thơ: http://cantho.gov.vn ,
http://cantho.gov.vn/wps/portal/codo.
2.2.2.2 Đối với số liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn sơ bộ
Để đảm bảo các tiêu chí trong bảng câu hỏi phù hợp với điều kiện thực tế
và các biến trong mô hình có giải quyết được thực trạng cần nghiên cứu tại địa
bàn, tác giả tiến hành mời 10 hộ ở hai xã Thới Đông và Thới Xuân cùng với
các anh chị thuộc Phòng Nông nghiệp của xã để phỏng vấn thử và xin ý kiến
trực tiếp. Kết quả thu được cho thấy: phần lớn các tiêu chí có thể phản ánh tốt
thực trạng và dễ dàng xin được thông tin khi khảo sát nông hộ. Tuy nhiên, một
số thông tin trong bảng câu hỏi gây khó khăn cho đáp viên và bị từ chối trả lời.
Phỏng vấn mở rộng
Sau quá trình phỏng vấn sơ bộ để nắm tình hình, tác giả thực hiện một
cuộc điều tra số liệu về thực trạng mua chịu VTNN của nông hộ huyện Cờ Đỏ,
TP Cần Thơ. Thời gian tiến hành từ ngày 26/02/2014 đến ngày 05/03/2014.
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua cuộc phỏng vấn trực tiếp 120 hộ
nông dân được chọn ngẫu nhiên tại các xã: Thạnh Phú, Thới Hưng, Thới
Đông, Đông Thắng, Thới Xuân và thị trấn Cờ Đỏ. Các thông tin được tác giả
thu thập bao gồm: (1) đặc điểm của nông hộ (tuổi, số nhân khẩu, trình độ học
vấn, nghề nghiệp,…), tình hình sản xuất nông nghiệp, diện tích canh tác,…(2)
tình hình mua chịu vật tư như lượng tiền mua chịu mỗi vụ (năm), số lượng vật
tư (phân bón, thuốc BVTV, con giống, cây trồng), tên đại lý nông hộ thường
mua VTNN và (3) là một số thông tin khác có liên quan đến đề tài.
Bảng 2.2: Cỡ mẫu điều tra số liệu sơ cấp
STT
1
2
3
4
5
6
Địa phương
Xã Thạnh Phú
Xã Thới Hưng
Xã Thới Đông
Xã Đông Thắng
Xã Thới Xuân
Thị trấn Cờ Đỏ
Tổng
Số lượng (hộ)
27
20
23
20
10
20
120
Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2014
15
Tỷ trọng (%)
22,50
16,67
19,17
16,67
8,32
16,67
100,00
2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Đề tài sử dụng các phần mềm thống kê tinh tế như STATA để hỗ trợ
trong việc phân tích số liệu. Phương pháp phân tích được chọn ứng với từng
mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu
như tần số, số trung bình, giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, độ lệch chuẩn, … để phân
tích và đánh giá thực trạng mua VTNN tại địa bàn huyện Cờ Đỏ.
Mục tiêu 2: Để làm rõ mục tiêu này tác giả sử dụng phương pháp
Maximum Likelihood (MLE) để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền
mua chịu của nông hộ thông qua mô hình Tobit (Censored Regression).
Mục tiêu 3: Kết hợp kết quả phân tích từ mục tiêu 1 và mục tiêu 2 làm
tiền đề cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng lợi ích cho nông hộ,
giúp hộ có thêm điều kiện để tăng gia sản xuất và phát triển kinh tế.
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) là tổng hợp của một số phương
pháp phân tích dữ liệu từ nguồn số liệu sơ cấp hoặc thứ cấp mà chưa được xử
lý thành số liệu có giá trị về mặt nào đó của nghiên cứu. Sử dụng các phương
pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu bằng các phép tính và chỉ số thống
kê như số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn, … Bằng các
phương pháp lập thành bảng, biểu đồ và các phương pháp tóm tắt, tính toán
đơn giản nhằm làm nổi bật lên giá trị thực của thông tin (Hoàng Trọng, Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
2.2.3.2 Phương pháp MLE
Phương pháp MLE (Maximum-Likelihood Estimation) được gọi là
phương pháp ước lượng cực đại hợp lý hay ước lượng khả năng cực đại. MLE
là một kỹ thuật trong thống kê dùng để ước lượng giá trị tham số của một mô
hình xác suất dựa trên những dữ liệu có được. Phương pháp này được nhà toán
học R. A. Fisher phát triển vào khoảng 1912-1922.
Theo Greene (1982), Lý thuyết phân phối cho trường hợp biến bị kiểm
lọc là giống với lý thuyết phân phối cho các biến bị chặn (Truncated variable).
Khi số liệu bị kiểm lọc thì phân phối của nó là sự trộn lẫn của phân phối rời
rạc và phân phối liên tục.
Để phân tích phân phối này, ta xác định một biến ngẫu nhiên mới Y được
chuyển đổi từ một biến gốc Y* như sau:
16
Y = 0 nếu Y* ≤ 0
Y = Y* nếu Y* > 0
Mô hình hồi qui dựa vào lý thuyết trên được coi như mô hình hồi qui
được kiểm lọc (Censored Regression) hay mô hình Tobit. Dạng tổng quát
được viết như sau:
Yi*= βXi+ εI
Yi = 0 nếu Yi* ≤ 0
Yi= Y* nếu Yi* > 0
Trong đó: Y là biến phụ thuộc bị kiểm duyệt hay không lớn hơn một giá
trị nhất định nào đó, β: là hệ số hồi quy, Xi: là các biến độc lập ảnh hưởng đến
biến phụ thuộc.
17
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN CỜ ĐỎ VÀ TÌNH HÌNH KINH
DOANH VTNN TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN
-----3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN CỜ ĐỎ
3.1.1 Lịch sử hình thành
Huyện Cờ Đỏ được thành lập theo tinh thần Nghị định 05/2004/NĐ-CP
ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ trên cơ sở chia tách từ huyện Ô
Môn của tỉnh Cần Thơ. Khi mới thành lập huyện có 02 thị trấn, 12 xã gồm thị
trấn Cờ Đỏ, thị trấn Thới Lai và các xã Định Môn, Trường Thành, Thới
Thạnh, Trường Xuân, Trường Xuân A, Thới Lai, Xuân Thắng, Đông Hiệp,
Thới Đông, Thới Hưng với dân số hơn 180.000 người. Trung tâm huyện đặt
tại thị trấn Thới Lai.
Tháng 03 năm 2009, thực hiện Nghị định số 12/2008/NĐ-CP ngày 23
tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, huyện Cờ Đỏ tiếp tục được điều chỉnh địa
giới hành chính để thành lập huyệnThới Lai, thuộc thành phố Cần Thơ. Sau
khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Cờ Đỏ mới gồm các xã của huyện
Cờ Đỏ cũ như Đông Hiệp, Thới Đông, Thới Hưng và thị trấn Cờ Đỏ; thành lập
mới xã Đông Thắng trên cơ sở chia tách xã Đông Hiệp, xã Thới Xuân trên cơ
sở chia tách xã Thới Đông; tiếp nhận bàn giao xã Thạnh Phú, Trung Hưng từ
huyện Vĩnh Thạnh, xã Trung An, Trung Thạnh từ huyện Thốt Nốt. Trung tâm
huyện được đặt tại thị trấn Cờ Đỏ.
3.1.2 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Địa giới hành chính
Huyện Cờ Đỏ là huyện vùng ven và nằm về phía tây của thành phố Cần
Thơ. Vị trí địa lý: Đông giáp huyện Thới Lai, Nam giáp huyện Giồng Riềng
(tỉnh Kiên Giang), Bắc giáp quận Ô Môn và quận Thốt Nốt, Tây giáp huyện
Vĩnh Thạnh.
Huyện có diện tích tự nhiên 31.047,67 ha, dân số 126.069 người2, trong
đó có hơn 9.000 người là đồng bào các dân tộc thiểu số (đông nhất là đồng bào
dân tộc Khmer).
2
Chi cục Thống kê Huyện Cờ Đỏ, 2013
18
Huyện có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Cờ Đỏ và các xã
Đông Hiệp, Đông Thắng, Thới Đông, Thới Xuân, Thới Hưng, Thạnh Phú,
Trung Hưng, Trung An và Trung Thạnh. Địa bàn huyện có 79 ấp.
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cờ Đỏ, 2012
Hình 3.1 Bản đồ hành chính Huyện Cờ Đỏ
3.1.2.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình huyện Cờ Đỏ được hình thành từ những trầm tích phù sa bồi
đắp dần qua những kỉ nguyên và sự thay đổi của mực nước biển; qua từng giai
19
đoạn kéo theo sự hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê, ven
sông lẫn các kênh ngòi. Tổng thể, địa hình huyện tương đối bằng phẳng với độ
cao trung bình từ 3 – 5m, tuy vậy cũng có khu vực chỉ cao 0,5 – 1m so với
mực nước biển.
3.1.2.3 Khí hậu
Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu của huyện được
chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu vào tháng 6 và kéo dài đến tháng
11, mùa mưa bắt đầu vào tháng 12 và chấm dứt vào tháng 5. Lượng mưa trong
năm nhiều nhất vào tháng 9 với 299,7 mm, thấp nhất vào tháng 1 (1,2 mm).
Độ ẩm: trung bình cả năm của huyện là 81,33% đạt mức trung bình, dao
động trong khoảng từ 78 – 84%. Độ ẩm tương đối giúp nông hộ phần nào
thuận lợi trong quá trình bảo quản cũng như gìn giữ chất lượng hàng nông sản.
Giờ nắng: cả năm huyện có 2.681,9 giờ được chiếu sáng. Số giờ nắng
cao nhất trong năm vào tháng 3 là 263,4 giờ, thấp nhất là 207,7 giờ trong
tháng 1. Toàn huyện có số giờ chiếu sáng cao tạo điều kiện cho việc phơi sấy
lúa dễ dàng, cây trồng và vật nuôi sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh dịch hại.
Có thể nói các yếu tố khí hậu của huyện rất thích hợp cho các sinh vật
sinh trưởng và phát triển, là tiền đề cho việc thâm canh, tăng vụ của nông hộ
và là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp bền vững của cả
huyện.
3.1.2.4 Tài nguyên đất
Tổng diện đất tự nhiên của toàn huyện tính đến ngày 31/12/2012 là
31.115,39 ha. Đại bộ phận đất đai thuộc nhóm đất phù sa màu mỡ rất thuận lợi
cho việc phát triển nông nghiệp như thâm canh cây lúa và xen canh các loại
cây ăn trái, hoa màu ngắn ngày.
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất ở Huyện Cờ Đỏ
Loại đất
Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
Tổng
Diện tích (ha)
27.617,45
3.364,70
133,24
31.115,39
Tỷ trọng (%)
88,76
10,81
0,43
100,00
Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Cờ Đỏ
Dựa vào bảng 3.1 cho thấy, diện tích đất được sử dụng cho ngành nông
nghiệp là 27.617,45 ha chiếm 88,76%, từ tỷ lệ này có thể kết luận rằng nông
nghiệp là ngành sản xuất chính của huyện Cờ Đỏ. Phần lớn đất nông nghiệp
20
bao gồm đất trồng cây nông nghiệp hàng năm (trồng lúa), đất lâm nghiệp, đất
dùng nuôi trồng thủy sản và đất dùng trồng cây lâu năm.
Diện tích đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ, cụ
thể như sau: Đất phi nông nghiệp có diện tích là 3.364,70 ha (chiếm 10,81%
tổng diện tích) gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất tôn
giáo tính ngưỡng và đất phi nông nghiệp khác. Đất chưa sử dụng chiếm
0,43%, với tổng diện tích là 133,24 ha; chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng.
Phần diện tích đất này chủ yếu thuộc xã Thới Hưng nguyên nhân là do tại đây
vẫn còn một khu rừng tràm, bạch đằng nguyên sinh khá lớn, chưa được khai
phá để đưa vào sử dụng.
3.1.3 Dân số và nguồn lao động
3.1.3.1 Dân số
Dân số toàn huyện năm 2013 là 126.069 người với 29.457 hộ. Trong đó,
dân số nam chiếm 51,03%, còn lại là nữ chiếm 48,97%. Mật độ dân số toàn
huyện là 406 người/km2. Dân số tập trung đông nhất ở khu vực thị trấn với
mật độ 1.589 người/km2, cao gấp 4 lần so với mật độ dân số chung của toàn
huyện.
Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Cờ Đỏ, 2013
Hình 3.2: Dân số trung bình Huyện Cờ Đỏ, 2013
Qua hình 3.2 cho thấy, dân số trung bình của toàn huyện có xu hướng
tăng lên qua mỗi năm. Cụ thể: dân số năm 2009 là 124.245 người, năm 2010
dân số toàn huyện là 124.618 người, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2009. Dân
số huyện năm 2011 và năm 2012 lần lượt là 124.789 người và 125.367 người.
Năm 2013, dân số cả huyện là 126.069 người tăng 702 người so với năm 2012
hay tăng gần 5,6%.
21
Dân số huyện Cờ Đỏ được phân thành 3 nhóm chính như sau: giới tính,
thành thị, nông thôn và nông nghiệp, phi nông nghiệp.
Bảng 3.2: Tình hình phân bố dân cư Huyện Cờ Đỏ
Phân theo
giới tính
Năm
2010
2011
2012
Phân theo thành
thị, nông thôn
Nam
Nữ
Thành
thị
Nông
thôn
63.769
61.598
13.018
13.071
13.132
111.600
111.718
112.235
Phân theo
NN, PNN
Phi
Nông
nông
nghiệp
nghiệp
94.204 30.414
86.889 37.900
86.889 38.478
Tổng
dân số
124.618
124.789
125.367
Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Cờ Đỏ, 2012
Phân theo giới tính
Theo báo cáo trong niêm giám thống kê huyện Cờ Đỏ năm 2012 cho
thấy, tỷ lệ dân số phân giới tính nam và nữ gần bằng nhau. Dân số nam là
50,87%, nữ chiếm 49,13% tổng dân số của toàn huyện. Nhìn chung, dân số
phân theo giới tính trên địa bàn huyện được duy trì ở mức cân đối và ổn định,
sắp sỉ tỷ lệ 1:1.
Phân theo thành thị, nông thôn
Dân số sống tập trung chủ yếu ở nông thôn chiếm 90% dân số toàn
huyện. Cụ thể, năm 2012, dân số ở khu vực nông thôn là 112.235 người và ở
khu vực thành thị là 13.132 người. Trong giai đoạn 2010 – 2012, dân số ở khu
vực thành thị nhìn chung có xu hướng tăng lên nhưng với tỷ lệ rất thấp,
khoảng 0,88% so với năm 2010; dân số đa phần vẫn tập trung nhiều ở khu vực
nông thôn. Nguyên nhân là do phần lớn nông hộ tại địa bàn sinh sống chủ yếu
dựa vào nông nghiệp nên hộ chọn khu vực nông thôn làm nơi định cư nhiều
hơn để thuận tiện cho việc canh tác và nguyên nhân khác là do hộ đã quen với
nếp sống nơi đây, yên bình và thoải mái. Ngược lại, ở thành thị, đa phần người
dân sinh sống bằng việc kinh doanh, làm dịch vụ, buôn bán nhỏ lẻ. Môi trường
sống rất ồn ào và phức tạp. Tuy nhiên, những nông hộ sinh sống ở khu vực
thành thị lại thường có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế gia đình hơn so với
hộ định cư ở khu vực nông thôn.
Phân theo nông nghiệp, phi nông nghiệp
Dựa vào bảng 3.2 cho thấy, Số dân phân theo lĩnh vực nông nghiệp năm
2012 rất cao, chiếm gần 70% tổng dân số toàn huyện, tương ứng 86.889
người. Qua đó cho thấy, phần lớn dân cư sinh sống trên địa bàn dựa vào sản
xuất nông nghiệp là chính. Bên cạnh đó, nông hộ còn đa dạng hóa nguồn thu
22
nhập thông qua các hoạt động từ phi nông nghiệp như làm thuê, kinh doanh,
buôn bán nhỏ lẻ và làm nghề tự do. Dân số tham gia trong lĩnh vực này
khoảng 38.478 người, chiếm 30, 69%.
Nhìn chung trong giai đoạn từ 2010 – 2012, tỷ lệ dân số phân theo nông
nghiệp có xu hướng giảm xuống và trong lĩnh vực phi nông nghiệp ngày càng
tăng cao. So với năm 2010, dân số trong lĩnh vực phi nông nghiệp năm 2012
tăng gần 26,51%, một tỷ lệ rất cao. Điều này cho thấy rằng, nông hộ trên địa
bàn huyện ngày càng giảm bớt sự phụ thuộc vào nông nghiệp như trước đây.
Nghề nghiệp ngày càng được đa dạng, nông hộ không chỉ trồng lúa, chăn nuôi
mà còn hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau như làm công nhân, nhân
viên, viên chức nhà nước, tiểu thương, thợ hàn,…Nhờ vào đó, nguồn thu nhập
của nông hộ được nâng cao đáng kể.
3.1.3.2 Nguồn lao động
Trong mỗi quốc gia, nguồn lao động chính là một tài sản vô giá và là
yếu tố đặc biệt quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các hoạt sản xuất nói
riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Vì vậy, chính sách phát triển nguồn
nhân lực luôn được các quốc gia quan tâm và đẩy mạnh thực hiện nhằm tạo
nguồn lao động dồi dào, có chuyên môn và chất lượng cao.
Bảng 3.3: Cơ cấu lao động xã hội Huyện Cờ Đỏ năm 2012
Giới tính
Nam
Nữ
Tổng
Dân số
61.598
63.769
125.367
Số người trong tuổi
lao động (người)
41.016
40.688
81.704
Tỷ lệ Lao động/Dân số
(%)
32,72
32,45
65,17
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cờ Đỏ, 2012
Qua bảng số liệu 3.3 cho thấy, huyện Cờ Đỏ có một nguồn lao động rất
dồi dào, cụ thể số người trong độ tuổi lao động chiếm 65,17% dân số trên toàn
địa bàn huyện, số lao động nam và nữ có sự chênh lệch không đáng kể. Cụ
thể, số lao động nam là 41.016 người chiếm 32,72% tổng dân số nam của toàn
huyện, số lao động nữ là 40.688 người, chiếm 32,45%. Thông qua số liệu trên
cho thấy, nguồn thu nhập trong gia đình nông hộ không chỉ phụ thuộc hoàn
toàn vào nam giới mà còn có sự đóng góp của nữ giới. Nữ giới ngày càng góp
mặt trong nhiều lĩnh vực, tham gia sản xuất và phát triển kinh tế.
3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CỜ ĐỎ, TP
CẦN THƠ NĂM 2012
Năm 2012, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực
của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, huyện Cờ Đỏ đã thực hiện thắng
23
lợi các chỉ tiêu kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh theo kế hoạch của Hội
đồng nhân dân huyện đề ra. Huyện thực hiện đạt 13/14 chỉ tiêu quan trọng,
tình hình kinh tế xã hội tiếp tục phát triển, đời sống vật chất tinh thần của
người dân được nâng lên đáng kể, trật tự an toàn xã hội luôn được ổn định.
Trong từng ngành, lĩnh vực có sự phát triển vượt bậc, góp phần tạo nên diện
mạo mới cho một huyện mới thành lập với nhiều triển vọng phát triển.
3.2.1 Lĩnh vực kinh tế
Ngành nông nghiệp
Huyện Cờ Đỏ là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển sản
xuất nông nghiệp với 26.491,22 ha đất sản xuất cây hàng năm trong đó tập
trung nhiều nhất là trồng lúa.
Địa bàn huyện có Công ty TNHH - MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ, Nông
trường Sông Hậu, Trại giống trực thuộc Công ty giống cây trồng miền Nam –
là những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng và nhân rộng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm. Thực hiện chủ trương đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi, mô
hình đưa cây màu xuống ruộng, nuôi cá trên ruộng lúa, nuôi cá ao thâm canh,
chuyên canh, sản xuất cá giống từng bước được mở rộng; giữ vững quy mô
đàn gia súc, gia cầm trên 450.000 con, … đã đưa giá trị sản xuất bình quân
toàn huyện ngày càng tăng cao.
Năm 2012, toàn huyện đã gieo trồng được 68.173 ha các loại cây trồng.
đạt 103 % so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó cây lúa chiếm diện tích nhiều
nhất 62.800 ha, chiếm 92,13% tổng diện tích gieo trồng toàn huyện. Các giống
lúa chủ yếu được sử dụng như: Jasmine 85, OM 4218, OM 1490, OM 4900,
OM 6073, OM 6976, VND 20, OM 6162, IR 50404… Tổng sản lượng đạt
402.851 tấn, tăng 19.410 tấn so với cùng kỳ năm 2011. Với những kết khả
quan trên đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện. Năm
2012, giá trị sản xuất toàn huyện đạt 2.470.927 triệu đồng, góp phần đem lại
nguồn thu nhập đáng kể cho nông hộ, tạo động lực phát triển kinh tế huyện
ngày thêm vững mạnh.
Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2011, giá trị sản xuất nông nghiệp toàn
huyện sụt giảm đáng kể, giảm gần 1,36%. Nguyên nhân là trong vụ thu đông,
nông hộ gặp bất lợi về thời tiết, mưa bão kéo dài khiến cho gần 70% diện tích
gieo trồng bị thiệt hại. Nông hộ điêu đứng vì không thu hoạch được, nhiều
diện tích canh tác bị bỏ trống, sản lượng đạt được giảm đáng kể. Đứng trước
tình hình trên, Phòng Nông nghiệp huyện đã tham mưu ý kiến của Ủy ban
nhân dân huyện, Sở Nông nghiệp để hỗ trợ kinh phí thiệt hại cho nông hộ theo
24
thông tư hướng dẫn số 205/2012/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2012 hướng
dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa. Nhờ vậy,
nông hộ có điều kiện khôi phục lại hoạt động sản xuất, ổn định đời sống và gia
tăng sản xuất.
Ngành công nghiệp
Với lợi thế có đường giao thông thủy bộ thuận tiện như đường tỉnh lộ
921, 922 nối liền trung tâm huyện với quận Ô Môn và quận Thốt Nốt, Quốc lộ
91; tuyến giao thông Bốn Tổng – Một Ngàn đi qua trung tâm huyện nối liền
Quốc lộ 80 với thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang thi
công sắp sửa hoàn thành cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết giao
thương giữa địa phương với địa bàn tỉnh Hậu Giang, huyện Vĩnh Thạnh và
tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra với hệ thống sông ngòi chằng chịt, đều khắp, đặc
biệt tuyến kinh Đứng và kinh xáng Thốt Nốt là hai tuyến giao thông thủy quan
trọng tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa và phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các loại hình dịch vụ, thương mại,
nhất là các loại hình chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đa dạng được sản
xuất tại địa phương. Vì vậy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không
ngừng được mở rộng và giá trị ngày càng tăng cao.
Ngành công nghiệp trên địa bàn huyện khá phát triển, thu hút nhiều tổ
chức, cá nhân và tập thể tham gia. Trong đó, thành phần tư nhân chiếm đa số,
92,41% số cơ sở sản xuất công nghiệp của huyện. Các ngành được ưu tiên
phát triển là: công nghiệp chế biến, sản xuất lương thực thực phẩm, đồ uống,
trang phục,…Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành sản xuất trên đã góp
phần nâng cao giá trị sản xuất của toàn huyện. Năm 2012, giá trị sản xuất công
nghiệp huyện Cờ Đỏ đạt 668.337 triệu đồng tăng 202.858 triệu đồng so với
cùng kỳ năm 2011.
Cùng với sự phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các ngành nghề
đã góp phần giải quyết một lượng lớn lao động nhàn rỗi tại địa phương. Theo
Niên giám thống kê huyện Cờ Đỏ năm 2012 cho thấy, số lượng được sử dụng
cho mục đích sản xuất công nghiệp trên địa bàn ngày càng tăng. Cụ thể, năm
2012, toàn huyện có 4.074 lao động sản xuất công nghiệp chiếm gần 3,25%
tổng dân số toàn huyện và tăng 616 lao động so với cùng kỳ năm 2011.
Nhằm thúc đẩy công nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, Ủy
ban nhân dân huyện đã chỉ thị cho các cơ quan ban ngành và chính phương địa
phương tạo nhiều điều kiện để các chủ cơ sở, tổ chức thuận lợi sản xuất, mở
rộng quy mô và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Nhờ vậy, vấn đề việc làm được
giải quyết tốt và góp phần nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho nông
25
hộ và ổn định, phát triển kinh tế toàn huyện trong những giai đoạn tới còn
nhiều khó khăn, bất cập.
Thương mại – dịch vụ
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ ngày càng mở rộng về quy mô. Chợ thị
trấn Cờ Đỏ, Trung An đang dần trở thành trung tâm đầu mối trong việc phân
phối, cung cấp hàng hóa cho các chợ xã trong và ngoài địa bàn, thu hút ngày
càng nhiều tiểu thương và các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh.
3.2.2 Lĩnh vực văn hóa – xã hội
Giáo dục
Toàn huyện có 49 trường học gồm các bậc học từ mầm non đến trung
học phổ thông với hơn 18.570 học sinh các cấp theo học. Chất lượng giáo dục
hàng năm đều tăng, trong đó trường trung học phổ thông Hà Huy Giáp trong
những năm gần đây luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu các trường trung
học phổ thông toàn thành phố về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp. Đến nay
huyện cũng đã có 07 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia và duy trì
thành tích đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục bậc trung học
cơ sở, 07/10 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; hai xã Trung Hưng, Trung An và
đến nay đã có 47/79 ấp được công nhận đạt danh hiệu văn hóa.
Tín ngưỡng – tôn giáo
Huyện có 62.495 đồng bào là tín đồ các tôn giáo như phật giáo Bắc
Tông, phật giáo Nam Tông, Thiên Chúa, Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành và 23
cơ sở thờ tự. Trong những năm qua các vị chức sắc, chức việc, nhà tu hành và
bà con tín đồ đều hăng hái tham gia thực hiện các phong trào và đã có nhiều
đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, đảm
bảo quốc phòng an ninh.
3.3 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY
DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CỜ ĐỎ
Ngay từ khi thành lập (ngày 1-1-2004), Đảng bộ và chính quyền huyện
Cờ Đỏ đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội là tập
trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo
hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi nhằm tăng thu nhập của người dân.
Trên cơ sở đó, huyện Cờ Đỏ đã từng bước khơi dậy và phát huy nội lực, tận
dụng ngoại lực, tạo được sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện thành công mục
tiêu phát triển nông nghiệp chất lượng cao, góp phần cùng các quận, huyện
xây dựng thành phố Cần Thơ ngày càng văn minh, giàu đẹp.
26
3.3.1 Tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp
Với phương châm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất
nông nghiệp, sau khi chia tách huyện Ủy ban nhân dân huyện Cờ Đỏ tiếp tục
thực hiện quy hoạch vùng lúa chất lượng cao với cơ cấu giống năm 2004 gồm
OM 2571, OM 2518, OM 1490, Jasmine. Bên cạnh những vùng chuyên canh
lúa chất lượng cao, huyện Cờ Đỏ còn đẩy mạnh triển khai quy hoạch vùng sản
xuất đa canh, xen canh, với kết quả 1.176 ha thực hiện mô hình 2 lúa – 1 màu,
8.200 ha thực hiện mô hình 2 lúa – 1 thuỷ sản. Các mô hình trên không chỉ
nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác (30 – 60 triệu đồng/ha)
mà còn xây dựng được mối liên kết bao tiêu sản phẩm, tạo đầu ra ổn định và
vững chắc cho nông dân.
Những kết quả này đạt được là nhờ huyện đã tăng cường kết hợp với các
viện, trường, các cơ quan nông nghiệp, các doanh nghiệp thực hiện chuyển
giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật mới như: IPM 3 giảm – 3 tăng (giảm giống –
phân bón – thuốc trừ sâu, tăng năng suất – chất lượng – lợi nhuận), hướng dẫn
thâm canh lúa chất lượng cao, kỹ thuật trồng màu, hướng dẫn nuôi trồng thuỷ
sản, sử dụng nông dược phẩm an toàn, ... Đặc biệt, huyện đã tạo điều kiện cho
nông dân giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình chuyển dịch cơ cấu
có hiệu quả để lựa chọn, áp dụng phù hợp với điều kiện của từng vùng. Các
hợp tác xã và tổ hợp tác tương trợ được củng cố và nâng cao chất lượng hoạt
động theo hướng tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên, góp phần giảm
chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm.
3.3.2 Mô hình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Nhằm đẩy mạnh hiệu quả sản xuất nông nghiệp của toàn huyện và hỗ trợ
nông hộ trong về kỹ thuật nuôi trồng, sử dụng các yếu tố đầu vào và đặc biệt là
nguồn vật tư để canh tác, Ủy ban nhân dân Huyện Cờ Đỏ tích cực kêu gọi các
công ty, doanh nghiệp tư nhân đầu tư hợp tác để triển khai các dự án, mô hình
hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho nông hộ. Một số dự án điển hình đang được
áp dụng tại huyện như sau:
Mô hình “Cánh đồng lớn”
Mô hình "Cánh đồng lớn" được triển khai thực hiện trên địa bàn các xã,
thị trấn huyện vào năm 2008. Mô hình bao gồm các Công ty Gentraco, Công
ty TNHH Trung An, Doanh nghiệp tư nhân Trung Thạnh, Công ty phân bón
Bồ Đề, Công ty BVTV An Giang đồng thực hiện. Công ty trong mô hình liên
kết với phòng Nông nghiệp huyện tổ chức các cuộc hội thảo về công tác thăm
đồng, dự báo sâu bệnh và hướng dẫn bà con nông dân cách phòng trị hiệu
quả,…Những nông hộ khi tham gia mô hình này sẽ được công ty đầu tư vật tư
27
như phân bón, thuốc hóa học, cây giống,…để canh tác và sản phẩm thu hoạch
được công ty bao tiêu với mức giá ổn định, bằng hoặc cao hơn so với giá thị
trường. Từ đó, nông hộ an tâm nhiều hơn về đầu ra cho sản phẩm, thêm động
lực sản xuất.
Dự án Heifer
Phối hợp với Chi cục PTNT thành phố Cần Thơ và tổ chức Heifer quốc
tế triển khai dự án “Nâng cao năng lực cho hộ nghèo tại xã Thạnh Phú”, nhằm
hỗ trợ cho các hộ gia đình khó khăn tại xã Thạnh Phú để chăn nuôi, sản xuất
tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững. Dự án hỗ trợ cho 150 hộ nông dân, mỗi
hộ 1 con bò cái sinh sản và 1.000.000 đồng để xây dựng chuồng trại và trồng
cỏ, hỗ trợ nuôi trùng quế trong vòng 3 năm sẽ hoàn trả lại để chuyển giao.
Ngoài ra dự án còn hỗ trợ tập huấn về kỹ thuật và các kỹ năng khác. Hiện nay
dự án đã triển khai được 3 năm và trong giai đoạn chuyển giao.
Dự án cạnh tranh Nông nghiệp
Dự án ACP do Ngân hàng Thế giới tài trợ triển khai tại huyện Cờ Đỏ,
đến nay đã phối hợp với các địa phương triển khai tập huấn dự án ACP tại các
xã Thới Xuân, Thạnh Phú và Trung Hưng đến nay số lượng là 40 điểm,
khoảng 2.000 người tham dự. Đồng thời chọn điểm để trình diễn sản xuất theo
1 phải 5 giảm, tổng cộng 3 điểm, mỗi điểm là 1,000 m2.
Dự án sẽ đầu tư máy gặt đập liên hợp, kho, lò sấy và máy chan ủi bằng
tia Lazer tại cánh đồng lớn xã Thới Xuân. Hiện nay xã Thới Xuân đã tiếp nhận
từ dự án ACP 1 máy gặt đập liên hợp, kinh phí khoảng 603 triệu đồng. Phòng
Nông nghiệp đã phối hợp với địa phương tiến hành hoàn tất các thủ tục để tiếp
nhận các hỗ trợ khác từ dự án (san lắp mặt bằng, kéo điện 3 pha).
3.3.3 Xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp huyện Cờ Đỏ
Cờ Đỏ là một huyện ngoại thành của thành phố Cần Thơ, cơ sở hạ tầng
trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế. Huyện thuộc vùng trũng, 90% dân số
của huyện sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng hệ thống đê bao chưa
khép kín, kinh thủy lợi cấp 2, thủy lợi nội đồng đã bị bồi lắng, nhưng không
được nạo vét thường xuyên. Ngoài ra, hệ thống giao thông đường bộ và giao
thông nông thôn của huyện Cờ Đỏ còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ. Toàn
huyện chỉ có 01 tuyến trục lộ lớn 922, nhưng gần đây đã xuống cấp, các tuyến
đường giao thông liên xã, liên ấp hầu như chưa được hoàn thiện, 4 xã chưa có
đường ôtô đến trung tâm xã.
Với những hạn chế trên, nông hộ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại,
trao đổi và buôn bán hàng hóa. Những nông hộ ở vùng sâu, vùng xa tốn kém
28
nhiều chi phí cho việc vận chuyển sản phẩm đến địa điểm thu mua, cũng như
bất tiện trong việc chuyên chở VTNN từ đại lý. Nhìn chung, quá trình sản xuất
rất tốn kém, mất nhiều thời gian và không mang lại hiệu quả.
Thấu hiểu được những khó khăn của nông hộ, chính quyền địa phương,
Ủy ban nhân dân Huyện Cờ Đỏ cùng các cấp ban ngành đã tăng cường công
tác đầu tư cho phát triển các tuyến kênh tạo nguồn, tạo nên mạng lưới giao
thông thủy dày đặc, vừa phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, vừa mở
ra cơ hội phát triển vận tải thuỷ. Ngoài ra, công tác xậy dựng hệ thống giao
thông nông thôn cũng được chú trọng đầu tư và mang lại những kết quả khả
quan: 250 cây cầu ván được làm mới với chiều dài 1.869 m đạt 543,48% so
với kế hoạch; tu sửa 276 cây cầu các loại với chiều dài 2.727 m đạt 388,73%
so với kế hoạch; tu sửa 27.858 m đường các loại đạt 171,43% so với kế hoạch;
nâng cấp 105.366 m đường đất, đạt 266,88% so với kế hoạch.
Bên cạnh đó, huyện Cờ Đỏ còn tận dụng nguồn vốn ngân sách để hoàn
thành các công trình giao thông, thuỷ lợi còn đang dang dỡ và thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, huyện tập trung hoàn thành 10 cầu
trên tuyến Định Môn - Trường Thành, 7 km đường Thới Đông - Cờ Đỏ. Đối
với những tuyến giao thông xã liền xã, ấp liền ấp, huyện tiếp tục thực hiện
theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để đổ đá bụi, bê tông
hoá cầu, đường ở các tuyến giao thông chính.
Nhờ vậy, các mặt hạn chế về giao thông nông thôn dần dần được khắc
phục. Hệ thống giao thông trên toàn huyện ngày càng được phát triển, đảm
bảo việc thông thương, trao đổi hàng hóa giữa huyện và các tỉnh thành khác.
Hệ thống đê bao kép kín giúp nông hộ yên tâm tăng gia sản xuất, phát triển
kinh tế.
3.4 HỆ THỐNG TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỜ ĐỎ, TP CẦN
THƠ
3.4.1 Tổ chức tín dụng chính thức
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, Chính phủ đã ban hành
nhiều chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân
như Nghị định số 14/1993/NĐ-CP ngày 02 – 03 – 1993 về cho vay đến hộ
nông dân để phát triển sản xuât nông – lâm – ngư nghiệp và kinh tế nông thôn
và Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 – 04 – 2010 về chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, … Nhờ đó, hoạt động tín dụng cho
nông nghiệp - nông thôn thời gian gần đây có những bước phát triển đáng kể.
29
Hiện nay nguồn cung tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn nước ta bao
gồm tín dụng chính thức (TDCT) và tín dụng phi chính thức, trong đó TDCT
ngày càng phát triển, thể hiện ở tính đa dạng, nhiều thành phần sở hữu và mở
rộng về quy mô. Mạng lưới TDCT cho vay đến nông nghiệp - nông thôn
không chỉ các Ngân hàng thương mại (NHTM) như Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (NHNN&PTNT), Ngân hàng Chính sách Xã hội
(NHCSXH), Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND), mà còn cả các tổ chức chính
trị - xã hội và đoàn thể.
Tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ có 4 ngân hàng chuyên phục vụ vốn cho
hoạt động sản xuất nông nghiệp đó là: Ngân hàng Phương Tây, Ngân hàng
TMCP Đông Á, NHNN & PTNT chi nhánh huyện Cờ Đỏ và NHCSXH huyện.
Với sự ra đời của các ngân hàng trên đã góp phần giải quyết nhu cầu vay vốn
của các nông hộ trên địa bàn huyện, đặc biệt là những hộ nghèo, hộ khó khăn
về kinh tế.
Bảng 3.4: Hoạt động phát vay và thu nợ của NHCSXH
và Chi nhánh NHNN & PTNN Huyện Cờ Đỏ (2010 – 2012)
ĐVT: triệu đồng
Năm
Danh số
cho vay
Ngắn hạn
Dài hạn
Thu nợ
Ngắn hạn
Dài hạn
Dư nợ
Ngắn hạn
Dài hạn
Chênh lệch
2011/2010
Tỷ lệ
Số tiền
(%)
Chênh lệch
2012/2011
Tỷ lệ
Số tiền
(%)
55.229
-30.103
70.075
37,03
40.111 105,59
2010
2011
2012
134.029
68.091
189.258
37.988
259.333
78.099
81.952
9.390
175.855
25.507
244.476
42.915
93.903 114.58
16.117 171,64
68.621
17.408
39,02
68,25
70.413
108.861
83.816
121.342
98.673
156.526
13.403
12.481
14.857
35.184
17,73
29,00
41,21
-44,21
19,03
11,47
Nguồn: Ngân hàng CSXH huyện và chi nhánh NHNN & PTNT huyện Cờ Đỏ, 2012
Trong ngắn hạn
Dựa vào bảng 3.4 cho thấy, doanh số cho vay và dư nợ tín dụng trong
những năm gần đây ngày càng tăng, cụ thể lượng tiền cho vay năm 2012 là
259.333 triệu đồng tăng 70.075 triệu đồng hay tăng 37,03% so với cùng kỳ
năm 2011. Doanh số thu nợ cũng không ngừng tăng, năm 2012 doanh số thu
nợ đạt 244.476 triệu đồng, tăng 39,02% so với cùng kỳ năm 2011. Qua sự gia
tăng của các chỉ số này cho thấy đối tượng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng tại
30
NHCSXH huyện và chi nhánh NHNN & PTNT huyện Cờ Đỏ ngày càng được
mở rộng. Mặc dù vậy, mức TDCT cho lĩnh vực nông thôn còn thấp, chưa đáp
ứng được nhu cầu vay vốn của nông hộ và còn nhiều hạn chế, bất cập khiến
nông hộ không thể tiếp cận TDCT.
Trong dài hạn
Doanh số cho vay có sự biến động không ổn định. Năm 2010 doanh số
cho vay là 68.091 triệu đồng. Năm 2011 lượng tiền cho vay giảm xuống còn
37.988 triệu đồng, giảm 44,21% so với cùng kỳ năm 2010. Sự sụt giảm lượng
tiền cho vay này nguyên nhân là do dư nợ trong năm 2010 quá cao (108.861
triệu đồng), việc xem xét hồ sơ cho vay được thực hiện nghiêm ngặt, giới hạn
số hộ có nhu cầu vay vốn. Bước sang năm 2012, doanh số cho vay tăng lên
40.111 triệu đồng, tăng 105,59% so với năm 2011. Bên cạnh đó, doanh số thu
nợ và dư nợ không ngừng tăng cao, nông hộ được tiếp cận nguồn vốn trong
thời hạn dài để phục vụ sản xuất và vượt qua khó khăn để cải thiện tình hình
kinh tế gia đình.
Tuy trong những năm gần đây, lượng tiền cho vay từ NHCSXH và
NHNN & PTNT huyện gia tăng theo hướng tích cực nhằm hỗ trợ vốn giúp
nông hộ có thêm điều kiện để tăng gia sản xuất, phát triển nông nghiệp – nông
thôn tại địa phương nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập: thủ tục rườm rà, thời
gian duyệt hồ sơ và khảo sát còn chậm và đối tượng cho vay còn hạn chế nên
số lượng hộ có nhu cầu vay vốn chưa tiếp cận được hình thức TDCT là rất lớn.
Đa phần những hộ phải nhờ vào hình thức mua chịu tại đại lý VTNN để đảm
bảo nguồn vốn duy trì hoạt động sản xuất của gia đình.
Hiện tại, địa bàn huyện Cờ Đỏ vẫn chưa thành lập quỹ tín dụng nhân dân
(QTDND), đây chính là một hạn chế rất lớn vì so với các NHTM thì QTDND
không quá khắt khe về điều kiện, thủ tục hay những yêu cầu về thế chấp tài
sản khi vay vốn vì vậy giúp ít rất nhiều cho những nông hộ sinh sống ở khu
vực nông thôn với mức thu nhập không cao có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn
để đầu tư phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, QTDND cũng góp phần xóa bỏ
nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn và trở thành kênh dẫn vốn tin cậy để đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh cho nông hộ, góp phần tích cực vào công tác
giảm nghèo tại các địa phương.
3.4.2 Tổ chức tín dụng bán chính thức
Ngoài tổ chức TDCT, các tổ chức TDBCT cũng góp phần hỗ trợ, cung
cấp thông tin sản xuất nông nghiệp cho nông hộ. Bên cạnh đó, các tổ chức này
còn hỗ trợ cho nông hộ vay vốn để trồng trọt, chăn nuôi góp phần tăng thu
nhập, cải thiện đời sống. Trong số đó có thể kể đến hội nông dân và hội phụ
31
nữ, đây chính là những tổ chức luôn đồng hành, tạo điều kiện giúp đỡ nông hộ
phát triển kinh tế gia đình.
Hội nông dân
Ngay từ những năm thành lập hội nông dân huyện Cờ Đỏ đã đẩy mạnh
triển khai nhiều trương trình, tổ chức các cuộc hợp chi hội các ấp, xã trong
huyện điển hình là chi hội ấp 3 xã Thạnh Phú và ấp 3 xã Thới Hưng để triển
khai chủ trương đường lối của Đảng, Tỉnh hội và các cấp ban ngành huyện
đến người dân, tạo điều kiện cho bà con tại địa phương có thêm kiến thức về
sản xuất nông nghiệp, áp dụng nhiều mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế
cao, giúp nhiều hộ khó khăn vươn lên thoát nghèo bền vững. Các chi hội nắm
bắt tình hình, nguyện vọng của nông hộ để đề nghị lên cấp trên xét duyệt cho
vay vốn để mua sắm máy móc, trang thiết bị, con giống, cây giống đảm bảo
cho những hộ nghèo, hộ có kinh tế khó khăn được tiếp cận nguồn vốn, đẩy
mạnh sản xuất.
Hội phụ nữ
Hội phụ nữ huyện Cờ Đỏ nhận được sự chỉ đạo của cán bộ cấp trên,
thường xuyên kêu gọi chị em phụ nữ trong huyện tích cực tham gia thực hiện
công tác “Phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo” góp phần
vào sự phát triển kinh tế của toàn huyện. Thông qua buổi sinh họat định kỳ của
các tổ, nhóm tín dụng tiết kiệm, Hội Liên hiệp phụ nữ đã mở ra nhiều hình
thức tuyên truyền sinh động, đa dạng như tổ chức hội thảo, tọa đàm, kết hợp
với cán bộ khuyến nông của nông trường mở lớp tập huấn trang bị kiến thức
cho chị em để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi sản xuất. Đặc biệt là
phát triển cây lúa thơm và chuyên canh cây lúa có hiệu quả.
Ngoài ra từ phong trào “Phụ nữ phát triển kinh tế gia đình xóa đói giảm
nghèo” này, Hội đã vận động chị em tiết kiệm từ thấp đến cao, giúp nhau về
cây, con giống, ngày công lao động, … cùng nhau vượt khó và thoát nghèo.
Tuy nhiên, do huyện Cờ Đỏ mới được thành lập nên nhân sự trong các
tổ chức hội chưa đảm bảo được nhu cầu đề ra, nhiều hộ vẫn chưa nhận được
sự hỗ trợ từ phía đoàn hội nhất là những hộ ở xa thị trấn, đường xá đi lại còn
gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, hầu hết nông hộ chưa có nhiều niềm tin để
tham gia vào đoàn hội. Ngoài ra, cách thức tổ chức, tham gia đoàn hội còn rập
khuôn, thủ tục rườm rà, chưa linh động nên chưa thật sự phù hợp với nông hộ,
từ đó khó khăn cho cán bộ trong khâu tiếp xúc, mời gọi nông hộ tham gia.
32
3.4.3 Tổ chức tín dụng phi chính thức
Các tổ chức TDPCT được xem là một nguồn hỗ trợ vốn đắc lực và nhanh
chống nhất cho nông hộ khi có nhu cầu. Theo Putzeys (2002), hơn 51% các
khoản tín dụng ở nông hộ được cung cấp thông qua kênh tín dụng phi chính
thức. Khu vực tín dụng phi chính thức bao gồm: người cho vay phi chính thức,
thương lái, người thân, bạn bè, hụi,…và một hình thức quan trọng thường
được nông hộ áp dụng đó chính là mua chịu VTNN tại các đại lý.
Khi không thể tiếp cận hình thức TDCT và TDBCT, nông hộ thường nhờ
đến TDPCT để có được nguồn vốn giải quyết khó khăn, đảm bảo sinh kế cho
gia đình và duy trì hoạt động sản xuất, nâng cao thu nhập gia đình nông hộ.
Hiện tại trên địa bàn huyện, tình hình phát triển của TDPCT khá cao nguyên
nhân là do phần lớn nông hộ không đáp ứng đủ điều kiện xin vay tại các
NHTM, NHCSXH huyện cũng như các tổ chức đoàn thể nhất là những hộ sinh
sống ở khu vực nông trường và xã Thạnh Phú.
3.5 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VTNN CỦA HUYỆN CỜ
ĐỎ NĂM 2013
Theo như thống kê từ Trạm BVTV huyện Cờ Đỏ trực thuộc Chi cục
BVTV TP Cần Thơ thì tình hình kinh doanh, buôn bán vật VTNN trên địa bàn
huyện đang rất phát triển. Hầu hết các xã đều có ít nhất từ 2 – 3 đại lý cung
cấp sản phẩm vật tư cho nông hộ. Chi tiết thông tin về tình hình kinh doanh
VTNN được thể hiện dưới bảng 3.5 như sau:
Bảng 3.5: Tình hình kinh doanh VTNN tại Huyện Cờ Đỏ
Địa chỉ
Thị trấn Cờ Đỏ
Thạnh Phú
Thới Xuân
Thới Đông
Trung Hưng
Thới Hưng
Trung An
Trung Thạnh
Đông Thắng
Đông Hiệp
Nông trường Cờ Đỏ
Tổng
Số lượng đại lý
17
2
3
4
14
9
9
8
4
4
3
77
Tỷ trọng (%)
22,08
2,60
3,90
5,19
18,18
11,68
11,68
10,39
5,19
5,19
3,90
100,00
Nguồn: Trạm BVTV Huyện Cờ Đỏ, 2013
Dựa vào bảng 3.5 cho thấy, trên toàn địa bàn huyện có 77 đại lý chuyên
cung cấp VTNN cho nông hộ. Trong số đó, Trung Hưng và Thị trấn Cờ Đỏ là
33
hai địa bàn tập trung nhiều đại lý nhất so với các địa điểm khác trên toàn
huyện (14 đại lý). Với vị trí thuận lợi, thị trấn Cờ Đỏ được xem là trung tâm
mua bán chính của huyện và hầu hết các đại lý đều chọn thị trấn để kinh
doanh, chiếm gần 22% số đại lý toàn huyện. Bên cạnh đó, các đại lý đã mở
rộng phạm vi kinh doanh xuống các xã, ấp để đáp ứng nhu cầu của nông hộ.
Điển hình, Trung An và Thới Hưng có 9 đại lý trong toàn xã, Trung Thạnh có
8 đại lý chiếm 10,39%, kế tiếp là Thới Đông, Đông Hiệp với 4 đại lý và rải rác
từ 1 – 3 đại lý ở Khu Nông trường Cờ Đỏ, Thạnh Phú và Thới Xuân.
Với hệ thống đại lý kinh doanh VTNN như hiện nay, nông hộ trên địa
bàn huyện có nhiều cơ hội để mua vật tư phục vụ sản xuất của gia đình. Theo
như thông tin được Chị Nhung – Trạm trưởng Trạm BVTV cung cấp thì mỗi
năm gần đây có khoảng 5 – 6 hộ xin đăng ký giấy phép kinh doanh VTNN và
các đại lý hoạt động rất hiệu quả, cung cấp các sản phẩm có chất lượng và giá
cả hợp lý cho nông hộ. Hơn nữa, việc phát triển hệ thống kinh doanh VTNN
như hiện nay sẽ phần nào giải quyết tốt nhu cầu mua chịu cho những nông hộ
gặp khó khăn về vốn và kinh tế gia đình kém phát triển. Nông hộ có thể mua
xin mua ở nhiều đại lý khác nhau và lựa chọn những đại lý có uy tín cũng như
gần nhà để được hưởng nhiều lợi ích.
34
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MUA CHỊU VTNN CỦA NÔNG HỘ
Ở HUYỆN CỜ ĐỎ, TP CẦN THƠ
---…
4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT
4.1.1 Khu vực nghiên cứu và nhân khẩu học
4.1.1.1 Khu vực nghiên cứu
Như trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, tác giả tiến hành thu số
liệu tại 5 xã và 1 thị trấn nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể đang nghiên
cứu. Chi tiết về khu vực nghiên cứu được thể hiện dưới hình 4.1 như sau:
Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 2014
Hình 4.1: Cơ cấu mẫu khảo sát
Theo hình 4.1, dữ liệu được khảo sát tại các xã Thạnh Phú, Thới Hưng,
Thới Xuân, Đông Thắng, Thới Đông và thị trấn Cờ Đỏ. Cụ thể, xã Thạnh Phú
có 27 đáp viên được phỏng vấn, chiếm 22%; kế tiếp là ở các xã Thới Hưng,
Đông Thắng và thị trấn Cờ Đỏ, mỗi xã có 20 đáp viên được chọn với tỷ lệ là
17%. Riêng ở xã Thới Đông có số đáp viên được chọn nhiều hơn chiếm 19%,
tương ứng có 23 đáp viên và cuối cùng là xã Thới Xuân với 10 đáp viên được
chọn, tương ứng chiếm 8%. Số mẫu khảo sát được chia đều ra các xã, không
tập trung vào bất kỳ xã nào nguyên nhân là do thông qua quá trình trao đổi và
làm việc cùng với cán bộ Phòng Nông Nghiệp của huyện cũng như cán bộ ở
xã, tác giả nhận thấy, tại mỗi xã, nông hộ sẽ có một đặc điểm riêng về hoạt
động sản xuất nông nghiệp, có những đặc trưng, khó khăn riêng nên tác giả
quyết định phân tán vùng thu mẫu để có được thông tin thật chính xác mang
tính đại diện cao, đảm bảo kết quả nghiên cứu có thể suy rộng ra tổng thể.
35
4.1.1.2 Nhân khẩu học
Dựa trên kết quả khảo sát thực tế 120 hộ ở Huyện Cờ Đỏ, tác giả thống
kê một số thông tin về nhân khẩu học tại địa bàn huyện như sau:
Bảng 4.1: Nhân khẩu học của mẫu điều tra
Tần số
Thông tin
Giới tính
Nam
Nữ
Kinh
Hoa
Khmer
Dân tộc
113
7
113
4
3
Tỷ trọng (%)
94,2
5,8
94,2
3,3
2,5
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014
Theo kết quả điều tra ở 4.1 cho thấy, trụ cột chính trong gia đình nông hộ
phần lớn là nam giới, chiếm 94,2%, tương ứng 113 hộ; còn lại là nữ giới
chiếm 5,8%. Điều này cho thấy, trụ cột chính trong gia đình là nam giới rất
thuận lợi cho công việc đồng án, cần nhiều sức lao động và thuận lợi trong
việc xây dựng cũng như mở rộng mối quan hệ xã hội, giao dịch mua bán nhất
là đối với các đại lý kinh doanh VTNN. Từ đó, nông hộ thuận lợi hơn trong
quá trình mua vật tư, được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ kèm theo những
phần quà tặng thiết thực từ đại lý.
Cũng từ bảng trên cho thấy, địa bàn huyện có 3 dân tộc sinh sống chủ
yếu là Kinh, Hoa và Khmer. Trong đó, người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất là
94,2%, tương ứng 113 hộ, kế đến là người Khmer và người Hoa với tổng tỷ lệ
khoảng 6%. Do hạn chế về thời gian và một số yếu tố khách quan trong khi
lấy mẫu nên tỷ lệ hộ người Khmer và người Hoa trong mẫu nghiên cứu đạt
thấp. Tuy vậy, nhưng nhìn chung giữa các hộ mặc dù có sự khác biệt về dân
tộc, nhưng không có sự khác biệt nhau về điều kiện kinh tế cũng như tập quán
sản xuất. Các dân tộc sinh sống rất hòa thuận, tương thân tương ái và luôn
quan tâm, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống, xây dựng ấp, xã văn minh văn hóa. Vì thế, kết quả nghiên cứu vẫn đảm
bảo tính khoa học.
4.1.2 Thông tin về nông hộ
Qua quá trình phỏng vấn trực tiếp 120 nông hộ trên địa bàn khảo sát, tác
giả tổng hợp một số thông tin tổng quát về nông hộ như: số nhân khẩu, tuổi
chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn, thời gian sinh sống, thời gian
mua bán VTNN với đại lý và thông tin về khoảng cách địa lý giữa nông hộ và
địa điểm kinh doanh của đại lý vật tư. Chi tiết các thông tin trên được thể hiện
trong bảng 4.2 như sau:
36
Bảng 4.2: Thông tin về nông hộ
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Nhân khẩu (người)
2,0
9,0
4,3
1,3
Tuổi chủ hộ (năm)
27,0
84,0
50,0
10,9
Thời gian sinh sống tại địa phương (năm)
7,0
84,0
47,6
12,5
Thời quen biết giữa nông hộ với đại lý vật
tư nông nghiệp (năm)
1,0
30,0
10,7
7,6
Khoảng cách địa lý giữa nông hộ với đại
lý vật tư nông nghiệp (km)
0,1
15,5
3,8
3,6
Kinh nghiệm sản xuất (năm)
6,0
70,0
31,0
12,1
Trình độ học vấn (lớp)
0,0
12,0
6,3
2,6
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014
Nhân khẩu
Dựa vào số liệu khảo sát cho thấy, số lượng nhân khẩu trung bình trong
gia đình nông hộ là 4 người. Quy mô hộ thường là cha mẹ và hai con. Số
lượng nhân khẩu cao nhất trong mẫu quan sát là 9 thành viên và thấp nhất là 2
thành viên với độ lệch chuẩn là 1,3. Những hộ đông nhân khẩu thường trong
gia đình có nhiều thế hệ cùng sinh sống với nhau, cùng chăm sóc và đỡ đần
nhau trong cuộc sống. Những hộ có 2 thành viên thông thường là các cặp vợ
chồng chưa có con hoặc con đã ra riêng. Với kết quả trên cho thấy, chính sách
dân số và kế hoạch hóa gia đình tại huyện Cờ Đỏ thực hiện có hiệu quả, nông
hộ có ý thức hơn về vấn đề sinh sản và dân số. Nhân khẩu gia đình được điều
chỉnh ở mức hợp lý giúp nông hộ có thêm nhiều điều kiện để nuôi dưỡng con
em tốt hơn và gia tăng khả năng tích lũy vốn để đầu tư phát triển sản xuất ngày
càng hiệu quả hơn.
Tuổi chủ hộ
Qua khảo sát, mức tuổi trung bình của chủ hộ là 50 tuổi. Chủ hộ có độ
tuổi cao nhất là 84 tuổi và thấp nhất là 27 tuổi với độ lệch chuẩn là 10,9. Theo
thống kê tổng quát toàn địa bàn nghiên cứu cho thấy, chủ hộ có độ tuổi trung
bình từ 25 – 35 tuổi chiếm khoảng 9,2%, tiếp theo là từ 36 – 45 tuổi chiếm
24,2% và trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ rất cao 66,6 %; đây chính là một điểm thuận
lợi cho việc sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Ở nông thôn, tuổi chủ hộ càng
cao cho thấy những chủ hộ này càng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất,
mua bán và trao đổi hàng hóa. Nhờ vào những kinh nghiệm quý báu đó đã
giúp cho hộ giảm thiểu được nhiều khoản chi phí và khai thác hiệu quả hơn
nguồn lực sẵn có của gia đình, từ đó góp phần nâng cao nguồn thu nhập của
37
hộ. Ngoài ra, những nông hộ lớn tuổi thường gặp nhiều thuận lợi trong việc
trao đổi mua bán do được xem là có uy tín cao.
Kinh nghiệm sản xuất
Theo bảng 4.2 cho thấy, kinh nghiệm sản xuất trung bình của một hộ ở
địa bàn nghiên cứu là 31 năm, thấp nhất là 6 năm. Số năm kinh nghiệm cao
nhất lên đến 70 năm. Như khảo sát thì đa phần nông hộ có truyền thống sản
xuất lâu đời nên số năm kinh nghiệm rất cao. Khi kinh nghiệm càng cao, nông
hộ tích lũy nhiều kỹ thuật trong chọn lựa giống cây trồng, vật nuôi, dự báo
tình hình sâu bệnh, lựa chọn thời điểm phun thuốc, rãi phân để cây lúa sinh
trưởng mạnh, đem lại năng suất cao. Nhờ vậy, nông hộ tiết kiệm được nhiều
chi phí trong khâu sản suất, tránh lãng phí vật tư và né tránh bất lợi do thời tiết
gây ra.
Thời gian sinh sống tại địa phương
Thông qua số mẫu quan sát cho thấy, hầu hết các nông hộ đã định cư rất
lâu năm tại địa phương. Thời gian sinh sống trung bình tại địa phương của
nông hộ khoảng 48 năm. Trong đó, hộ có thời gian định cư thấp nhất là 7 năm
và cao nhất là 84 năm với độ lệch chuẩn là 12,5. Phần lớn nông hộ gắn bó với
địa bàn từ lúc sinh ra cho đến trưởng thành và khi về già. Nông hộ ít có nhu
cầu thay đổi địa bàn sinh sống nên số năm định cư cao, ngoại trừ một số nông
hộ mới chuyển đến địa phương trong vài năm gần đây.
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014
Hình 4.2: Thời gian định cư của nông hộ
Dựa vào hình 4.2, ta thấy thời gian định cư của nông hộ tại địa phương
rất lâu năm, trên 40 – 60 năm chiếm 61,16%, kế đến là từ 20 – 40 năm chiếm
24,17% và chiếm 10% là nhóm hộ có thời gian định cư trên 60 năm. Tỷ lệ hộ
38
sinh sống dưới 20 năm chiếm tỷ lệ thấp, chỉ khoảng 1,67%. Việc sinh sống lâu
năm như phân tích ở trên, mang lại cho nông hộ rất nhiều thuận lợi. Thứ nhất,
nông hộ quen thuộc với địa bàn nên dễ dàng canh tác, nắm bắt tốt thông tin
sản xuất. Thứ hai, nông hộ có điều kiện xây dựng nhiều mối quan hệ với chính
quyền địa phương, các cấp ban ngành xã, huyện, thị trấn. Qua đó, nông hộ có
thể tiếp cận các chính sách hỗ trợ về sản xuất, vay vốn phát triển kinh tế từ đó
nâng cao đời sống vật chất của gia đình và phát triển ngày một bền vững.
Thời gian quen biết giữa nông hộ với đại lý VTNN
Nhìn chung trong tổng thể 120 mẫu điều tra, thời gian quen biết trung
bình giữa nông hộ và đại lý khoảng 11 năm, lâu nhất gần 30 năm. Những hộ
này thường có quan hệ mua bán với đại lý từ thế trước nên hầu như không
thay đổi đại lý mới khi có nhu cầu mua vật tư. Mối quan hệ càng lâu năm, tình
cảm làm ăn giữa nông hộ và đại lý càng khắng khít. Nông hộ có thể dễ dàng
được chấp nhận cho mua vật tư, nhất là khi mua chịu và được đại lý chia sẽ
nhiều quyền lợi, cung cấp các sản phẩm mới có chất lượng với giá cả hợp lý.
Khoảng cách địa lý giữa nông hộ và đại lý VTNN
Dựa vào bảng 4.2 cho thấy giữa nông hộ và đại lý không có sự ngăn cách
bởi vị trí địa lý, khoảng cách trung bình từ nhà nông hộ đến chỗ đại lý khoảng
3,8 km, có những nông hộ ở rất gần đại lý khoảng 100m. Tuy vậy, một số
nông hộ sinh sống trong các khu nông trường, vùng sâu, vùng xa của huyện thì
khoảng cách đến đại lý rất lớn khoảng 15,5 km. Những nông hộ này không chỉ
gặp khó khăn trong việc tiếp cận với đại lý mà còn gặp trở ngại về giao thông.
Nhìn chung, hệ thống giao ở huyện khá phát triển, các tuyến đường liên ấp, xã
đã được trải nhựa, đan hóa nhưng nhiều khu vực vẫn còn đường đất, đường đê
do nông hộ tự đắp. Vì thế, nông hộ rất bất tiện trong việc đi lại cũng như tốn
nhiều chi phí cho việc vận chuyển, buôn bán hàng hóa và chuyên chở VTNN
từ đại lý.
Trình độ học vấn của chủ hộ
Trình độ học vấn là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến khả
năng tiếp cận khoa học, kỹ thuật của nông hộ. Dựa vào kết quả khảo sát, học
vấn trung bình của chủ hộ là lớp 6, cao nhất là lớp 12 và khoảng 2% chủ hộ
mù chữ với độ lệch chuẩn là 2,6. Việc hạn chế về học vấn khiến nông hộ gặp
khó khăn lớn trong việc tiếp thu kiến thức khoa học và áp dụng các kỹ thuật
mới vào sản xuất. Đa phần nông hộ dựa vào kinh nghiệm của bản thân được
tích lũy trong thực tiễn hay được truyền lại từ những thế hệ trước và học hỏi,
chia sẽ từ các hộ sinh sống cùng địa phương.
39
4.1.3 Thông tin sản xuất nông nghiệp của nông hộ
4.1.3.1 Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2013
Như đã trình bày ở các phần trước, nông nghiệp được xem là lợi thế của
huyện. Đại bộ phận người dân ở đây đều sinh sống chủ yếu bằng nghề nông
chiếm 97,25% còn lại hoạt động lĩnh vực phi nông nghiệp như buôn bán nhỏ
lẻ và làm nghề tự do.
Bảng 4.3: Kết quả sản xuất năm 2013
Nhỏ
nhất
Đơn vị
Diện tích canh tác
Sản lượng
Năng suất bình quân
Lớn
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
1000m2
2,5
80
18,2
13,6
Tấn/ năm
6,2
200
45,4
35,0
2
0,8
1,176
1,0
0,087
Tấn/1000m
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014
Diện tích canh tác
Trong lĩnh vực nông nghiệp, diện tích canh tác chính là tài sản quý báu
của nông hộ, là tư liệu để nông hộ tiến hành trồng trọt thu hoa lợi và mang lại
kinh tế cho gia đình hộ. Dựa vào bảng 4.3 cho thấy, tổng diện tích đất canh tác
của mỗi gia đình tại địa bàn trung bình là 18.000 m2. Hộ có diện tích đất nhiều
nhất là 80.000 m 2 và ít nhất là 2.500 m 2 với giá trị độ lệch chuẩn là 13,6. Phần
lớn diện tích đất này được nông hộ sử dụng cho việc trồng lúa chiếm khoảng
90%. Bên cạnh đó, nông hộ còn xen canh thêm trồng hoa màu, cây ăn trái để
gia tăng nguồn thu nhập, lo cho sinh kế hằng ngày.
Sản lượng thu hoạch
Theo thống kê thực tế cho thấy, năm 2013 sản lượng lúa trung bình của
mỗi hộ khoảng 45,4 tấn/năm, mức thấp nhất là 6,2 tấn/năm và cao nhất là 200
tấn/ năm với độ lệch chuẩn là 35,0. Nhìn chung, sản lượng lúa trung bình năm
vừa rồi đạt cao, nguyên nhân là do nông hộ gặp thời tiết thuận lợi, công tác
gieo trồng được tiến hành theo đúng lịch, nông hộ được tập huấn kỹ trong
công tác làm cỏ, dọn đất và bơm tưới. Ngoài ra, nông hộ còn được cán bộ triển
khai áp dụng các dự án công nghệ mới vào sản xuất nên đạt được hiệu quả sản
xuất cao.
Năng suất bình quân
Dựa vào bảng 4.3, cho thấy hoạt động sản xuất lúa tại địa bàn khảo sát
nói riêng và huyện Cờ Đỏ nói chung rất hiệu quả. Năng suất trung bình bình
quân trên mỗi công (1.000m2) khoảng 1,0 tấn (50 giạ/công). Đối với những
40
khu vực có thổ nhưỡng màu mỡ, phì nhiêu cao và cây trồng được gieo xạ vào
đúng thời gian thuận lợi, né tránh được rầy mò thì năng suất bình quân lên đến
1,176 tấn, tương ứng 58,8 giạ/công. Năng suất lúa đạt cao chính là niềm khấn
khởi cho hầu hết các nông hộ để đẩy mạnh việc sản xuất. Tuy vậy, một số hộ
gặp trắc trở về thời tiết, hệ thống đê bao chưa được khép kín nên sản xuất bị
mất mùa, năng suất bình quân chỉ khoảng 0,8 tấn (khoảng 40 giạ/công).
4.1.3.2 Khó khăn trong sản xuất của nông hộ
Dựa vào những phân tích ở phần trên cho thấy, sản xuất nông nghiệp quả
là ngành khó khăn và chịu rủi ro cao. Để có thể hiểu rõ hơn về những khó
khăn này của nông hộ, tác giả đã thu thập ý kiến trực tiếp của 120 hộ trên địa
bàn và trình bày lại cụ thể trong hình sau:
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả
Hình 4.3: Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp
Dựa vào hình 4.3 cho thấy, 61 hộ cho rằng yếu tố giá sản phẩm thấp và
không ổn định là khó khăn lớn nhất khi nông hộ sản xuất (chiếm 50,8%), tiếp
theo có 41 hộ cho rằng yếu tố rầy mò và thời tiết là khó khăn sẽ ảnh hưởng
nhiều đến sản lượng thu hoạch (chiếm 34,2%), chiếm 10,8% là yếu tố thiếu
vốn tương ứng 13 hộ. Theo ý kiến của những hộ này cho rằng, khi có được
nguồn vốn dự trữ lớn, hộ có thể chủ động trong nhiều khâu như: linh hoạt
trong chọn lựa địa điểm mua vật tư với mức giá phù hợp, lãi thấp. Tuy vậy,
mức lãi cao hay thấp phụ thuộc vào quyết định của đại lý. Mức lãi giao động
trong khoảng từ 0 – 30%.
Bên cạnh đó, những gia đình nông hộ có mức sống cao, kinh tế ổn định
cho rằng hộ không gặp khó khăn trong việc sản xuất. Hầu như tất cả các khâu
đều được thuê mướn, sản phẩm sau thu hoạch được dùng làm lương thực cho
41
gia đình và một số trữ lại để bán với giá cao. Số hộ thuộc trường hợp này
chiếm khoảng 4,2 %, tương ứng 5 hộ.
4.1.3.3 Thông tin hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Thông qua cuộc khảo sát thực tế, tác giả thống kê thực trạng cung cấp
thông tin hỗ trợ cho nông hộ bao gồm: không được cung cấp, được cung cấp
bởi các tổ chức chính phủ, các tổ chức tư nhân và cả hai nguồn trên. Các thông
tin được cung cấp chu yếu là kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào, kỹ thuật nuôi
trồng, thông tin thị trường đầu ra và thông tin về các nguồn tín dụng. Chi tiết
được thể hiện dưới hình 4.4:
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả
Hình 4.4: Nguồn thông tin hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào (phân bón, giống, …)
Theo ý kiến nông hộ, 16 hộ không được cung cấp kiến thức chiếm
13,3%, 8 hộ cho biết được các tổ chức chính phủ cung cấp thông tin, tiếp theo
là nguồn từ các tổ chức tư nhân với 47 ý kiến và 49 hộ ý kiến được cung cấp
bởi cả hai nguồn. Thực tế cho thấy có gần 86,7% hộ được cung cấp kiến thức
về sử dụng yếu tố đầu vào, trong số đó tỷ lệ giữa tư nhân và cả hai nguồn gần
bằng nhau. Nguyên nhân là do cán bộ quản lý ngành nông nghiệp trên địa bàn
có sự quan tâm, lo lắng và hỗ trợ thông tin giúp nông hộ đẩy mạnh sản xuất.
Ngoài ra, các tổ chức tư nhân như đại lý, công ty thuốc BVTV trên địa
bàn huyện cung cấp rất nhiều thông tin về yếu tố đầu vào, đây là một thuận lợi
rất lớn giúp nông hộ biết thêm nhiều kiến thức để áp dụng vào sản xuất.
42
Kỹ thuật nuôi trồng
Thông qua điều tra cho thấy, 61 hộ được cung cấp kỹ thuật nuôi trồng từ
các tổ chức tư nhân, chiếm 50,8%. Tỷ lệ này đạt mức cao là do các công ty
phân bón, thuốc trừ sâu trên địa bàn thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo
hướng dẫn nông hộ các phương pháp, kỹ thuật trồng trọt mới, có hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ được cung cấp thông tin từ cả hai nguồn đạt tương đối
với 40 ý kiến (chiếm 33,3%), được cung cấp từ cơ quan chính phủ chiếm 4,2%
và không đươc cung cấp là 11,7% tương ứng 14 hộ. Phần lớn những nông hộ
này định cư ở những nơi giao thông khó khăn nên nguồn thông tin đến với hộ
rất hạn chế và một nguyên nhân khác là do phạm vi tổ chức các cuộc hội thảo
còn hạn hẹp nên những nông hộ có nhu cầu khó được tiếp cận.
Thông tin thị trường đầu ra
Giá cả sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến nguồn
thu nhập của nông hộ. Chính vì vậy, nguồn thông tin đầu ra luôn được nông
hộ quan tâm và nỗi trăn trở của nông hộ là làm sao có thể vừa bán được sản
phẩm với giá cao vừa tiêu thụ một cách nhanh chóng, đem lại hiệu quả kinh tế
cao. Theo ý kiến trả lời cho biết, 82 hộ được cung cấp thông tin từ tổ chức tư
nhân và cơ quan chính phủ, trong đó từ tổ chức tư nhân chiếm tỷ lệ cao nhất
57,5%. Nguyên nhân khiến những hộ này có được nguồn thông tin nhiều là do
nông hộ được tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn và các dự án nông nghiệp
đang được triển khai thí điểm trên địa bàn. Bên cạnh đó, số hộ không được
cung cấp thông tin là 38 hộ, chiếm 31,7%. Điều này đúng với thực tế, nhiều
nông hộ vẫn phải bán sản phẩm theo sự biến động của thị trường, chưa có
được nguồn tiêu thụ ổn định.
Thông tin về nguồn tín dụng
Dựa vào kết quả thống kê ở hình 4.3 cho thấy, nhiều nông hộ thiếu thông
tin về nguồn tín dụng, số hộ trong trường hợp này là 86 hộ. Hộ được cung cấp
thông tin khoảng 28,3%. Trong đó, số hộ được cung cấp từ tổ chức chính phủ
chỉ có 26 hộ, chiếm 21,7%. Việc không được cung cấp thông tin về tín dụng là
một khó khăn lớn cho nông hộ khi muốn vay vốn để gia tăng sản xuất, giải
quyết vấn đề sinh kế cho gia đình. Trong trường hợp này, thiết nghĩ vai trò từ
tổ chức chính phủ cần được nâng cao để giúp nông hộ có được nguồn thông
tin nhiều hơn và được tiếp cận những chính sách hỗ trợ để có thể phát triển sản
xuất nông nghiệp bền vững và hiệu quả.
Tóm lại, trên địa bàn nghiên cứu thì lượng nguồn tin về kiến thức sử
dụng yếu tố đầu vào, kỹ thuật nuôi trồng và thị trường đầu ra được các tổ chức
chính phủ và tư nhân cung cấp khá nhiều. Tuy nhiên bên cạnh đó thì các
43
nguồn thông tin về hoạt động tín dụng còn hạn chế, gây không ít khó khăn cho
nông hộ.
4.1.4 Tình hình thu nhập nông hộ
4.1.4.1 Nguồn thu nhập nông hộ 2013
Ngoài tìm hiểu một số thông tin trên, tác giả còn thống kê về thông tin
thu nhập của nông hộ. Thu nhập chính là kết quả nông hộ đạt được sau quá
trình sản xuất và lao động vất vả (đã trừ đi chi phí sản xuất). Các nguồn tạo
thu nhập của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu được tổng hợp dưới bảng sau:
Bảng 4.4: Nguồn tạo thu nhập của nông hộ 2013
Thu nhập trung bình
(Triệu đồng)
243,41
12,54
0,70
0,98
2,12
9,20
7,19
11,37
0,34
1,79
289,65
Nguồn thu nhập
Trồng lúa
Trồng cây ăn trái
Trồng hoa màu ngắn ngày
Chăn nuôi gia súc
Chăn nuôi gia cầm
Làm mướn
Buôn bán, làm dịch vụ
Công nhân, viên chức
Thu nhập từ đất cho thuê
Khác
Tổng
Tỷ trọng (%)
84,04
4,33
0,24
0,34
0,73
3,18
2,48
3,93
0,12
0,61
100,00
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả, 2014
Dựa vào bảng 4.4 cho thấy, nguồn tạo thu nhập của nông hộ rất đa dạng
như làm ruộng, trồng cây ăn trái, hoa màu ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia
cầm,…Trong đó, trồng lúa là nguồn tạo thu nhập chính cho nông hộ, chiếm
84,04% tổng thu nhập của hộ. Thu nhập trung bình đạt khoảng 243,41 triệu
đồng. Đa phần nông hộ trên địa bàn đều sinh sống dựa vào trồng lúa và canh
tác trên một diện tích lớn vì thế nguồn thu nhập đạt được rất cao. Bên cạnh đó,
nông hộ còn xen canh cây ăn trái, hoa màu ngắn ngày để tạo thêm thu nhập lo
cho sinh kế gia đình. Thu nhập từ các nguồn này chiếm khoảng 4,57% tổng
thu nhập của hộ.
Ngoài tham gia sản xuất trong hoạt động nông nghiệp, nông hộ còn tận
dụng lao động nhàn rỗi của gia đình để tạo nguồn thu nhập từ lĩnh vực phi
nông nghiệp. Một số hoạt động như làm mướn, buôn bán, làm dịch vụ, công
nhân, viên chức,…Trong đó, thu nhập từ nguồn công nhân, viên chức chiếm
đáng kể gần 3,93%. Thu nhập trung bình mỗi hộ khoảng 11,37 triệu
đồng/năm. Những hộ này có người thân làm việc tại các Ủy ban xã, huyện hay
làm công nhân, nhân viên trong các công ty, khu chế xuất.
44
Đối với những hộ có trình độ thấp, gia đình đông con thì nông hộ thường
chọn làm mướn để có thêm thu nhập. Các công việc nông hộ thường làm như
phun thuốc mướn, làm cỏ, dặm lúa, phơi lúa,…Tuy các công việc này rất bấp
bênh, phụ thuộc nhiều vào mùa vụ nhưng tỷ trọng cũng khá cao, chiếm 3,18%
tổng thu nhập của hộ. Mỗi năm, trung bình nông hộ kiếm được khoảng 9,20
triệu đồng. Nguồn thu không nhiều nhưng phần nào giúp nông hộ trang trãi
cuộc sống.
Không chỉ vậy, một số nông hộ còn tận dụng diện tích đất canh tác dư
thừa để cho thuê mướn nhằm tăng nguồn thu. Một số khác, đầu tư máy móc
thiết bị sản xuất nông nghiệp để làm dịch vụ như trục xới đất, cắt lúa. Nhờ vào
những hoạt động này, nguồn thu nông hộ tăng lên đáng kể. Thu nhập trung
bình mỗi hộ đạt được khoảng 2,13 triệu động/năm, chiếm 0,74% tổng thu
nhập. Từ đó, nông hộ có thêm điều kiện để vượt qua khó khăn và động lực
phát triển.
4.1.4.2 Thu nhập nông hộ
Từ kết quả nghiên cứu ở phần trước cho thấy, nguồn tạo thu nhập cho gia
đình nông hộ rất đa dạng. Nông hộ tham gia nhiều ngành nghề và lĩnh vực
khác nhau để đảm bảo sinh kế cho gia đình và gia tăng sản xuất. Để có thể
thấy được thành quả lao động trong suốt một năm đầy vất vả của nông hộ, tác
giả đã thống kê lại tổng thu nhập thu nhập của nông hộ và nội dung chi tiết
được trình bày cụ thể dưới bảng sau:
Bảng 4.5: Thu nhập nông hộ năm 2013
ĐVT: triệu đồng
Tổng thu
Tổng chi
Thu nhập nông hộ
Nhỏ nhất
40,50
19,62
12,30
Trung bình
289,65
129,21
160,43
Lớn nhất
1.480,00
778,30
979,50
Độ lệch chuẩn
208,41
109,31
131,12
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả, 2014
Qua số liệu thống kê cho thấy, tổng nguồn thu của nông hộ khá cao,
trung bình khoảng 289,65 triệu đồng/năm. Nguồn thu thấp nhất là 40,50 triệu
đồng và có hộ lên đến 1.480 triệu đồng. Nguồn thu đạt cao là do nông hộ trên
địa bàn đa dạng hóa nguồn thu nhập, bên cạnh sản xuất nông nghiệp còn tham
gia lĩnh vực phi nông nghiệp.
Để có thể tạo ra nguồn thu nhập trên, nông hộ đã đầu tư một khoảng chi
phí khá lớn. Dựa vào bảng 4.5 cho thấy, trung bình một năm nông hộ phải chi
khoảng 129,21 triệu đồng cho việc sản xuất. Lượng chi phí đối với những hộ
45
có quy mô trồng trọt và nuôi trồng lớn lên đến 778,30 triệu đồng. Thực tế cho
thấy, nông hộ cần một khoảng vốn rất lớn để có thể đảm bảo hoạt động sản
xuất của gia đình và phát triển quy mô sản xuất.
Qua quá trình đầu tư, sản xuất vất vả và tốn kém nông hộ thu được cho
gia đình một nguồn thu nhập đáng kể. Năm 2013, thu nhập trung bình của mỗi
gia đình nông hộ là 160,43 triệu đồng. Đối với những nông hộ có diện tích
canh tác lớn và có thành viên trong gia đình hoạt động từ phi nông nghiệp thì
có nguồn thu nhập rất cao khoảng 979,50 triệu đồng. Còn đối với những hộ
khó khăn về kinh tế, không đủ điều kiện sản xuất thì nguồn thu nhập rất thấp
chỉ khoảng 12,30 triệu đồng. Những nông hộ này rất cần sự hỗ trợ cũng như
giúp đỡ từ phía chính quyền địa phương, cơ quan ban ngành các cấp để vươn
lên thoát nghèo và nâng cao nguồn thu nhập gia đình.
4.1.5 Tình hình vay vốn sản xuất của nông hộ
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, vốn là nguồn lực để nông hộ đầu
tư cho sản xuất. Nguồn vốn nông hộ bao gồm: vốn tích lũy và vốn vay mượn.
Thông thường nông hộ sử dụng nguồn vốn tích lũy của gia đình cho việc mua
giống, cải tạo và chuẩn bị đất cho vụ mùa mới. Các khoản chi phí khác như
phân bón, thuốc BVTV, nông hộ thường mua tại các đại lý bằng hình thức
mua chịu. Trong một số trường hợp, nông hộ còn đi vay thêm từ các nguồn tín
dụng như ngân hàng NN & PTNN, hội nông dân, hội phụ nữ và thương lái.
Qua 120 mẫu quan sát, nguồn vay vốn của nông hộ được khái quát như sau:
Bảng 4.6: Nguồn vay vốn trong năm 2013 của nông hộ
Nguồn vốn vay
Vay được ưu đãi từ ngân hàng
Vay không được ưu đãi từ ngân hàng
Vay từ hội nông dân
Vay từ hội phụ nữ
Vay từ thương lái
Vay từ đại lý bán vật tư
Số hộ có vay vốn
4
22
5
7
1
109
Tỷ lệ (%)
3,33
18,33
4,17
5,83
0,83
90,83
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014
Từ bảng 4.6 cho thấy, số hộ vay vốn từ ngân hàng là 26 hộ, chiếm
21,66%. Trong số đó, số hộ vay theo chế độ ưu đãi là 4 hộ và không được ưu
đãi là 22 hộ. Nhìn chung, nhu cầu vay vốn của nông hộ từ NHNN & PTNT và
NHCSXH huyện không cao nguyên nhân là do nông hộ không có nhu cầu vì
quá trình vay mượn cũng như thủ tục còn nhiều bấp cập, chưa giải quyết
nhanh chóng và quá rườm rà. Tuy vậy, một số hộ đã được vay mượn trong
những năm trước thì vẫn tiếp tục đáo hạn xin vay tại ngân hàng.
46
Một nguyên nhân khác khiến nông hộ hạn chế vay vốn tại ngân hàng đó
là không có tài sản để thế chấp. Như được chia sẽ từ nông hộ thì đa số những
hộ nằm trong khu vực xã Thới Hưng không được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất vì đất nông hộ đang canh tác chính là đất của Nông trường, khi
vào lập nghiệp tại đây nông hộ được cấp 25.000 m2 với một giấy xác nhận và
cho đến nay thì vấn đề cấp bằng khoán cho nông hộ vẫn chưa được giải quyết
nên khi có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng thì nông hộ không thực hiện được.
Ngoài ra, một số hộ ở xã Thạnh Phú cũng có hoàn cảnh tương tự vì do xã mới
được sát nhập từ huyện Vĩnh Thạnh sang huyện Cờ Đỏ mới nên khâu giấy tờ
gặp nhiều trục trặc khiến việc cấp bằng khoán cho nông hộ chậm trễ. Tuy có
nhu cầu nhưng nông hộ không thể vay vốn tại ngân hàng.
Ngoài vay vốn từ ngân hàng, một số hộ cũng tiếp cận được nguồn vốn từ
hội nông dân và hội phụ nữ. Số hộ được vay vốn từ hội nông dân là 5 hộ và từ
hộ phụ nữ là 7 hộ, tương ứng chiếm 10%. Tỷ lệ này tương đối thấp cho thấy
một hiện trạng là nhu cầu vốn của nông hộ ở những hình thức này không cao
nguyên nhân là do số lượng tiền vay được quá ít so với nhu cầu, tiêu chuẩn để
được vay thường áp dụng cho những hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và
số lượng hộ được vay có giới hạn.
Một hình thức khác được nhiều nông hộ áp dụng đó chính là vay từ các
đại lý buôn bán VTNN. Theo khảo sát cho thấy, số hộ có vay vốn là 109 hộ,
chiếm 90,83%. Thay vì vay tại ngân hàng, nông hộ phải chịu thủ tục rườm rà,
quy trình xét duyệt hồ sơ phức tạp thì mua chịu tại đại lý mang lại nhiều thuận
tiện và lợi ích hơn cho nông hộ. Sau khi thu hoạch và bán sản phẩm, nông hộ
mang tiền đến thanh toán cho đại lý và có thể xin mua vật tư cho vụ kế tiếp.
Ngoài ra, nông hộ còn nhờ vào mối quan hệ buôn bán với đại lý để vay
mượn vốn, đầu tư sản xuất cho gia đình. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp, chiếm
khoảng 0,83% tổng số hộ được lấy ý kiến.
4.1.6 Một số thông tin khác về nông hộ
Quan hệ xã hội
Ở nông thôn, việc xác lập nhiều mối quan hệ với chính quyền địa
phương, các cơ quan ban ngành sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nông hộ
tiến hành hoạt động sản xuất cũng như tiếp cận các nguồn tín dụng nhằm nâng
cao thu nhập của gia đình và chất lượng cuộc sống. Mối quan hệ của nông hộ
ở địa bàn nghiên cứu thường là mối quan hệ với cơ quan cấp xã, huyện , tỉnh,
cơ quan nhà nước cấp trung ương, ngân hàng, hợp tác xã tính dụng hay các tổ
chức đoàn thể.
47
Bảng 4.7: Mối quan hệ xã hội của nông hộ
Mối quan hệ xã hội
Cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh
Cơ quan nhà nước trung ương
Ngân hàng thương mại, hợp tác xã hay quỹ tín dụng
Tổ chức xã hội hay đoàn thể ở địa phương
Tần số
37
2
18
36
Tỷ lệ (%)
30,83
1,67
15,00
30,00
Nguồn: Số liệu khảo sát tự tiếp của tác giả, 2014
Qua bảng số liệu 4.7 cho thấy, số nông hộ có được mối quan hệ với các
cơ quan , ban ngành nhà nước và địa phương rất thấp. Trong tổng số 120 hộ
được điều tra chỉ có 37 hộ có được mối quan hệ quen biết, chiếm 30,83%. Đây
được xem là một trong những nguyên nhân mà nông hộ gặp khó khăn trong
việc tiếp cận các chương trình cho vay phục vụ sản xuất và nuôi trồng nhằm
hỗ trợ nông hộ vượt nghèo, cải thiện đời sống. Bên cạnh đó, mối quan hệ của
nông hộ với các tổ chức xã hội, đoàn thể ở địa phương cũng như hệ thống
ngân hàng rất hạn chế, chiếm khoảng 45%.
Từ thực tế cho thấy, nông hộ gặp nhiều khó khăn trong việc cập nhật các
nguồn thông tin hữu ích từ chính quyền địa phương. Nguyên nhân là do một
phần nông hộ còn tâm lý ngần ngại, thụ động trong việc tham gia các cuộc
hợp, hội thảo do huyện, xã, đoàn thể tổ chức. Mặt khác, nguồn nhân lực của
huyện, xã không đáp ứng đủ nhu cầu công việc, một cán bộ phải đảm nhận
nhiều khâu nên việc tuyên truyền, hỗ trợ thông tin đến nông hộ chưa được phổ
biến rộng rãi.
Nghề nghiệp của gia đình nông hộ
Trên địa bàn khảo sát, nghề nghiệp của người dân rất đa dạng. Tác giả
thống kê nghề nghiệp của nông hộ để thấy được sự đa dạng nghề nghiệp thông
qua bảng 4.8 như sau:
Bảng 4.8: Nghề nghiệp của nông hộ
Nghề nghiệp
Tần số
Làm ruộng
Làm mướn
Buôn bán, làm dịch vụ
Công nhân, viên chức
Khác
120
15
20
3
1
Tỷ lệ (%)
100,00
12,50
16,67
2,50
0,83
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế của tác giả, 2014
Theo kết quả thống kê ở bảng 4.8, nghề nghiệp chính giữ vai trò quan
trọng trong việc tạo ra thu nhập cho nông hộ chính là trồng lúa. Bên cạnh đó,
nông hộ còn đa dạng hóa thu nhập bằng cách làm thêm một số ngành nghề
48
khác như làm mướn 15 hộ, chiếm 12,5%; buôn bán và làm dịch vụ chiếm
16,67%, tương ứng 20 hộ. Ngoài ra, một số thành viên trong gia đình nông hộ
có tham gia làm việc cho các công ty, khu chế xuất nông sản ở địa phương và
một số tỉnh thành khác nhưng tỷ lệ rất thấp chỉ khoảng 2,5% tổng số hộ được
điều tra.
Đa dạng hóa nghề nghiệp giúp nông hộ tăng thêm nguồn thu nhập cho
gia đình giảm bớt phụ thuộc vào nông nghiệp. Tuy nhiên, số lượng nông hộ
tham gia vào những ngành nghề tạo thu nhập còn thấp nguyên nhân là do hạn
chế về trình độ và địa phương chưa có khu công nghiệp, khu chế xuất để tận
dụng những lao động nhàn rỗi. Phần lớn sản xuất công nghiệp tại địa bàn được
thực hiện ở quy mô vừa và nhỏ do cá nhân riêng lẻ tổ chức nên lượng lao động
sử dụng còn hạn chế.
4.1.7 Thực trạng mua chịu vật VTNN của nông hộ huyện Cờ Đỏ, TP
Cần Thơ
4.1.7.1 Tình hình mua chịu VTNN của nông hộ
Như phân tích ở phần trên, hình thức mua chịu vật tư đang rất phát triển
trên địa bàn huyện và là nguồn cung cấp vốn hữu ích giúp nông hộ duy trì hoạt
động sản xuất và phát triển kinh tế gia đình.
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014
Hình 4.5: Thực trạng mua chịu VTNN của nông hộ
Dựa vào hình 4.5 ta thấy, địa bàn huyện có tới 91% nông hộ áp dụng
hình thức mua chịu vật tư để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của gia đình,
còn lại là 9% nông hộ không có nhu cầu mua chịu. Theo thông tin được các
nông hộ chia sẻ, những hộ không có nhu cầu mua chịu là do hộ tận dụng
49
nguồn vốn tũy của gia đình nhằm tiết kiệm khoản lãi phải trả cho đại lý.
Những hộ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu vốn sản xuất đa phần đều chọn hình
thức mua chịu thay vì phải đi vay mượn từ các nguồn tín dụng, thủ tục rườm
rà, mất nhiều thời gian và đặc biệt là khó tiếp cận do không đủ điều kiện.
Không chỉ vậy, những hộ có điều kiện kinh tế khá cao cũng chọn hình thức
mua chịu vật tư tại đại lý vì sự thuận tiện, nhanh chóng, nông hộ có thể tận
dụng vốn dư thừa của gia đình để kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhằm
thu được lợi nhuận cao hơn. Chính vì vậy, hình thức mua chịu vật tư được
nông hộ tại địa bàn tin chọn với tỷ lệ rất cao.
Bảng 4.9: Lượng tiền mua chịu VTNN của nông hộ năm 2012 – 2013
ĐVT: triệu đồng
Lượng tiền mua chịu năm 2012
Lượng tiền mua chịu năm 2013
Nhỏ
nhất
0,00
0,00
Trung
bình
67,04
71,73
Lớn
nhất
337,55
359,10
Độ lệch
chuẩn
60,24
63,69
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014
Qua khảo sát cho thấy, lượng tiền mua chịu vật tư của nông hộ trên địa
bàn huyện năm 2013 có sự gia tăng đáng kể so với năm 2012. Cụ thể, lượng
tiền mua chịu trung bình năm 2013 là 71,73 triệu đồng tăng gần 7% so với
năm 2012. Ngoài ra, dựa vào bảng trên còn cho ta thấy quy mô về lượng tiền
mua chịu của nông hộ ngày càng lớn. Nếu như năm 2012 lượng tiền mua chịu
lớn nhất là 337,55 triệu đồng thì năm 2013 lượng tiền này tăng lên 359,10
triệu đồng, tăng 21,55 triệu đồng. Nguyên nhân lượng tiền gia tăng là do trong
năm 2013, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa bàn huyện được ổn định,
nông hộ gặp nhiều thuận lợi về thời tiết khí hậu nên đẩy mạnh quy mô sản
xuất, tăng cường đầu tư cho canh tác nông nghiệp.
Thông qua lượng tiền mua chịu vật tư được trình bày ở bảng trên, không
chỉ cho chúng ta thấy nhu cầu về vốn để sản xuất của nông hộ mà còn phản
ánh rủi ro đại lý phải chịu khi bán chịu cho nông hộ. Lượng tiền mua chịu
càng lớn đồng nghĩa với mức rủi ro đại lý phải chịu càng cao. Tuy vậy, chủ đại
lý vẫn an tâm cho nông hộ mua chịu là do nắm rõ thông tin về nông hộ như
nơi cư trú, diện tích đất canh tác, tình hình sinh kế,...Và thực tế cho thấy, việc
mua bán giữa chủ đại lý và nông hộ diễn ra theo chiều hướng tốt, chưa có
trường hợp nông hộ không trả nợ cho đại lý, thường nông hộ trễ hẹn từ 1 – 2
tháng và lâu nhất là 2 vụ.
50
4.1.7.2 Nguồn cung cấp VTNN cho nông hộ
Để có thể tiến hành hoạt động sản xuất nông nghiệp thì vật tư là yếu tố
đầu vào không thể thiếu đối với mỗi nông hộ. Thông thường, nông hộ đến các
đại lý chuyên kinh doanh về phân bón, thuốc BVTV để mua VTNN. Tuy
nhiên, tại địa bàn nghiên cứu, ngoài nguồn cung cấp từ đại lý thì các công ty
trong các dự án, chương trình nông nghiệp cũng là một nguồn cung cấp
VTNN đáng kể cho nông hộ. Điểm nổi bật của các công ty này là hoàn toàn
cho nông hộ mua chịu VTNN giống như các đại lý và bên cạnh đó còn hỗ trợ
thêm nhiều chương trình ưu đãi khác.
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014
Hình 4.6: Nguồn mua chịu VTNN của nông hộ
Theo hình 4.6 cho thấy, phần lớn nông hộ mua chịu VTNN tại các đại lý
trên địa bàn. Số hộ mua tại đại lý là 95 hộ chiếm 79,17%. Bên cạnh đó, một số
nông hộ được tiếp cận với các công ty để mua chịu vật tư, tổng số hộ là 25 hộ
chiếm 20,83%. Hầu hết những hộ này là thành viên của mô hình “Cánh đồng
lớn”. Khi tham gia mô hình này, nông hộ được công ty giới thiệu cây giống,
vật nuôi với các loại phân bón, thuốc BVTV và được công ty cho mua chịu
gối đầu để canh tác. Đến cuối vụ, nông hộ bán sản phẩm cho công ty và nhận
tiền dư sau khi trừ tất cả chi phí.
Mô hình này được nông hộ đánh giá rất cao vì tính kinh tế mang lại cao
hơn hẳn khi nông hộ mua tại các đại lý. Tuy nhiên, mô hình này chỉ mới được
triển khai trên địa bàn huyện trong vài năm gần đây nên số hộ tiếp cận được
hình thức này còn thấp, đa phần nông hộ mua chịu VTNN tại các đại lý. Mặc
khác, do mô hình mới được áp dụng nên nông hộ chưa thật sự thích ứng với
51
hình thức làm việc theo khuôn mẫu, văn bản rõ ràng, cụ thể của mô hình nên
đây cũng chính là nguyên nhân khiến nông hộ ngần ngại tham gia.
4.1.7.3 Lý do mua chịu VTNN của nông hộ
Để có thể hiểu thêm về nguyên nhân tại sao nông hộ lại chọn hình thức
mua chịu để trang bị vật tư phục vụ sản xuất. Hình thức mua chịu có những ưu
điểm nổi trội nào so với các hình thức khác như đi vay chính thức từ ngân
hàng, các tổ chức đoàn thể xã hội. Qua quá trình khảo sát, tác giả đã thống kê
các tiêu chí để nông hộ ưu tiên chọn mua chịu. Nội dung cụ thể được thể hiện
trong bảng 4.10 như sau:
Bảng 4.10: Lý do chọn mua chịu VTNN của nông hộ
Tiêu chí lựa chọn
Thủ tục đơn giản
Thời gian chờ đợi ít
Chi phí vay thấp
Được tự do sử dụng tiền
Không cần thế chấp
Gần nhà
Trả nợ linh hoạt
Không giới hạn số tiền vay
Lãi suất thấp
Có người quen
Số ý kiến nông hộ
88
88
82
10
88
68
85
78
13
40
Tỷ lệ (%)
73,3
73,3
68,3
8,3
73,3
56,7
70,8
65,0
10,8
33,3
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014
Theo thống kê từ bảng 4.10 cho thấy, những lý do được nông hộ ưu tiên
hàng đầu khi chọn mua chịu là thủ tục đơn giản, thời gian chờ đợi ít và không
cần phải thế chấp tài sản. Số hộ đồng ý với lý do này là 88 hộ với tỷ lệ là
73,3%. Hơn thế, khi mua chịu nông hộ không phải tốn kém chi phí vay như
khi vay tại các tổ chức tín dụng khác, số hộ đồng ý với lý do này chiếm 68,3%
tương ứng 82 ý kiến.
Ngoài những ưu điểm trên, việc linh hoạt trong trả nợ và không giới hạn
số tiền vay cũng được nông hộ đồng ý rất cao với số ý kiến lần lượt là 85 và
78. Gần nhà cũng là lý do để nông hộ quyết định mua chịu, chiếm tỷ lệ là
56,7%. Các yếu tố khác như có người quen, lãi suất thấp được nông hộ đánh
giá, cho ý kiến thấp nguyên nhân là do hiện nay trên địa bàn huyện có rất
nhiều đại lý nên nông hộ có thể có nhiều cơ hội để mua chịu không nhất thiết
cần có người quen giới thiệu. Và phần lớn nông hộ không quan tâm đến mức
lãi mà đại lý áp dụng. Điều này có thể được minh chứng cụ thể thông qua bảng
4.11 như sau:
52
Bảng 4.11: Nguồn thông tin giúp nông hộ mua chịu
Tần số
Từ chính quyền địa phương
Từ người thân, bạn bè
Tự tìm thông tin
Tổng
Tỷ trọng (%)
4,6
28,4
67,0
100,0
5
31
73
109
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014
Dựa vào bảng 4.11 cho thấy, trong tổng số 120 hộ được điều tra thì có
đến 73 hộ tự tìm thông tin để mua chịu vật tư, chiếm 67,0%. Số hộ được bạn
bè, người thân giới thiệu địa điểm mua chịu là 31 hộ, chiếm 28,4% và từ chính
quyền địa phương với tỷ lệ thấp hơn nhiều 4,6%. Hầu hết nông hộ rất chủ
động trong việc lựa chọn tìm đại lý để mua vật tư phục vụ cho việc sản xuất,
vừa có thể được chấp nhận cho mua chịu vừa có thể mua được vật tư có chất
lượng, giá cả hợp lý, góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất.
4.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG TIỀN
MUA CHỊU VTNN CỦA NÔNG HỘ
Dựa vào phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở phần trên, đề tài sử
dụng mô hình Tobit theo phương pháp ước lượng hợp lý cực đại (MLE) để
phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến lượng tiền mua chịu VTNN của nông
hộ tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
Bảng 4.12: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu
VTNN của nông hộ Huyện Cờ Đỏ
Biến phụ thuộc: LUONGTIENMUA – Số tiền mua chịu VTNN của nông hộ
(triệu đồng/năm)
Biến số
Hệ số ước lượng
-14,77
3,01
0,01
-1,29
1,62
1,69
-2,37
1,92
14,97
Hằng số
DIENTICHCT (*)
THUNHAPNH (ns)
TUOICH (*)
THOIGIANDC (*)
QUANHEQB (*)
KHOANGCACH (**)
NGHENGHIEP (ns)
DIAVIXH (**)
Số quan sát (N)
Log likelihood
LR chi2
Giá trị kiểm định mô hình (Prob > chi2)
Hệ số biên dY/dX
2,87
0,01
-1,23
1,61
1,54
-2,26
1,65
14,24
Giá trị P
0,464
0,000
0,830
0,009
0,000
0,005
0,052
0,817
0,056
120
-570,06715
114,28
0,0000
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả, 2014
Ghi chú: *: có ý nghĩa ở mức 1%, **: có ý nghĩa ở mức 10%, ns: không ý nghĩa
53
Bảng 4.12, trình bày kết quả kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến số
tiền mua chịu VTNN của nông hộ. Đồng thời, ngoài việc kiểm tra ý nghĩa của
các biến trong mô hình, tác giả còn tiến hành kiểm định hệ số tương quan cặp
giữa các biến giải thích bằng câu lệnh correlate trong stata nhằm mục đích kiểm
tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến được đưa vào mô hình và kết quả
cho thấy các giá trị đều nhỏ hơn 0,8. Vì vậy chúng ta có thể bỏ qua hiện tượng
đa cộng tuyến giữa các biến độc lập (Mai Văn Nam, 2008). Ngoài ra, chỉ tiêu
kiểm định mô hình Prob > chi2 = 0,000 cho thấy mô hình nghiên cứu được sử
dụng có mức ý nghĩa rất cao (1%) trong việc ước lượng ảnh hưởng của các yếu
tố có liên quan đến lượng tiền mua chịu của nông hộ.
Theo kết quả phân tích mô hình Tobit, lượng tiền mua chịu của nông hộ
tại huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ chịu tác động bởi 6 yếu tố: diện tích đất canh
tác của nông hộ, tuổi chủ hộ, quan hệ quen biết giữa nông hộ với các đại lý
buôn bán vật tư, khoảng cách từ nhà nông hộ đến đại lý, thời gian định cư của
nông hộ và yếu tố cuối cùng là địa vị xã hội của nông hộ với những mức ý
nghĩa khác nhau là 1% và 10%. Tuy nhiên, mô hình cũng có một số yếu tố
không có ý nghĩa về mặt thống kê như thu nhập và nghề nghiệp của gia đình
nông hộ. Cụ thể như sau:
DIENTICHCT: Diện tích đất canh tác có ý nghĩa về mặt thống kê với
mức ý nghĩa 1% và có mối tương quan thuận chiều với lượng tiền mua chịu
(dY/dX = 2,87). Những nông hộ có càng nhiều diện tích đất canh tác, lượng
tiền mua chịu vật tư càng lớn. Diện tích đất càng lớn bắt buộc nông hộ phải
mua sắm nhiều vật tư để đảm bảo sản xuất đúng vụ mùa và dự trữ một phần để
chủ động trong khâu phòng ngừa dịch bệnh, thúc đẩy cây trồng sinh trưởng
tốt. Ngoài ra, trong hoạt động mua bán chịu giữa nông hộ và chủ đại lý thì đất
đai chính là tài sản bù đắp thiệt hại cho đại lý khi nông hộ không trả nợ vì thế
những nông hộ có diện tích đất lớn luôn được các đại lý chấp nhận cho mua
chịu và có thể mua được với số lượng lớn.
TUOICH: Tuổi của chủ hộ có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa
là 1% và có mối tương quan nghịch chiều với lượng tiền mua chịu vật tư như
sự kỳ vọng của tác giả (dY/dX = -1,23). Kết quả cho thấy, những chủ hộ có
tuổi càng cao thì lượng tiền mua chịu tại đại lý giảm xuống. Trong gia đình
những chủ hộ lớn tuổi có nhiều thế hệ cùng sinh sống và tất cả các thành viên
trong độ tuổi lao động của gia đình đều có công việc ổn định, tạo thu nhập
nuôi sống bản thân và tích lũy vốn cho gia đình vì vậy khi cần vốn để đầu tư
sản xuất, nông hộ sử dụng lượng vốn tích lũy của gia đình, không có nhu cầu
mua chịu nên làm cho lượng tiền mua chịu giảm xuống.
54
QUANHEQB: Quan hệ giữa nông hộ với các đại lý bán vật tư cũng có ý
nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 1% và có mối tương quan thuận
chiều với lượng tiền mua chịu (dY/dX = 1,61). Điều này có nghĩa là khi nông
hộ có được mối quan hệ quen biết, mua bán lâu dài với các đại lý gặp nhiều
thuận lợi hơn trong việc mua chịu VTNN, so với những nông hộ có thời gian
quen biết ít hơn. Thực tế cho thấy, khoảng thời gian quen biết giữa đại lý và
nông hộ càng lâu thì niềm tin của đại lý dành cho nông hộ càng cao và đại lý
càng có nhiều thiện chí muốn hợp tác, làm ăn lâu dài cùng nông hộ. Vì vậy khi
nông hộ đến đại lý mua chịu sẽ được đại lý dễ dàng chấp nhận với lượng tiền
mua chịu theo nhu cầu của mình.
KHOANGCACH: Biến này có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là
10% và có mối tương quan nghịch với lượng tiền mua chịu (dY/dX = -2,26).
Biến này cho thấy, khi khoảng cách từ nhà nông hộ đến đại lý càng gần thì nông
hộ càng dễ dàng được đại lý chấp nhận cho mua chịu và ngược lại. Khoảng
cách càng gần, giữa đại lý và nông hộ sẽ tránh được hiện tượng thông tin bắt đối
xứng, tương tác thông tin về nhau rõ ràng, minh bạch nhờ vậy mà việc mua bán
không gặp khó khăn.
THOIGIANDC: Thời gian định cư của nông hộ có mối tương quan thuận
với lượng tiền mua chịu vật tư của nông hộ ở mức ý nghĩa 1% (dY/dX = 1,54).
Điều này được giải thích như sau: phần lớn nông hộ sinh sống lâu năm ở địa
phương sẽ được đại lý vật tư chấp nhận cho mua chịu. Như đã biết, bản chất của
việc cho mua chịu cũng giống như một hình thức cho vay nên không thể tránh
khỏi những rủi ro nhất định như khả năng thu hồi nợ chậm, không thu hồi được
nợ vì thế những nông hộ có thời gian định cư lâu tại địa phương được đại lý tin
tưởng và giải quyết cho mua chịu. Thời gian định cư càng lâu, lượng tiền cho
mua chịu càng cao.
DIAVIXH: Địa vị xã hội của nông hộ sau khi ước lượng bằng mô hình
cho thấy có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 10% (dY/dX = 14,24)
và có mối tương quan thuận chiều với lượng tiền mua chịu. Kết quả này được
giải thích như sau: Những gia đình nông hộ có người thân hay bạn bè công tác
tại các cơ quan, ban ngành nhà nước hoặc cán bộ tại địa phương khi có nhu cầu
mua chịu sẽ được đại lý sẵn lòng chấp thuận và cho mua lượng lớn với mức lãi
suất hợp lý. Ngoài ra, nông hộ còn được áp dụng nhiều chương trình khuyến
mãi đặc biệt. Chính vì vậy, lượng tiền mua chịu của những nông hộ này luôn
được đáp ứng theo nhu cầu.
Khác với các yếu tố trên, hệ số của biến THUNHAPNH và hệ số của biến
NGHENGHIEP không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, hệ số của cả hai
55
biến này đều mang dấu (+), có nghĩa biến thu nhập và nghề nghiệp có tác động
thuận chiều đến lượng tiền mua chịu của nông hộ về mặt thực tế nhưng chưa đủ
để kết luận về mặt thống kê. Những gia đình nông hộ có nguồn thu nhập ổn
định, điều kiện sinh kế tốt, các thành viên tích cực tham gia lao động để phát
triển kinh tế gia đình từ đó đảm bảo tài chính, khả năng chi trả nợ tốt vì thế nên
khi có nhu cầu mua chịu luôn được đại lý ưu tiên.
56
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP GIA TĂNG LƯỢNG TIỀN MUA CHỊU VTNN CỦA
NÔNG HỘ HUYỆN CỜ ĐỎ TP CẦN THƠ
-----5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Thông qua quá trình phân tích thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến lượng tiền mua chịu VTNN của nông hộ trên địa bàn huyện Cờ Đỏ,
tác giả rút ra một số thông tin sau:
Hoạt động mua chịu vật tư trên địa bàn diễn ra rất thuận lợi, nông hộ
dễ dàng được tiếp cận khi có nhu cầu và nông hộ có nhiều cơ hội để mua chịu
vật tư; không chỉ ở các đại lý mà có thể mua tại các công ty, doanh nghiệp tư
nhân.
Đa phần nông hộ chọn hình thức mua chịu vật tư để giải quyết khó
khăn về nguồn vốn của mình ngoại trừ những hộ có đời sống kinh tế khá giả,
nguồn vốn tích lũy cao nên hạn chế mua chịu. Do việc tiếp cận nguồn vốn của
nông hộ từ hệ thống NHCSXH và tổ chức đoàn hội còn nhiều hạn chế nên
việc mua chịu là nhu cầu hết sức cấp thiết và vô cùng quan trọng với nông hộ.
Hình thức này giúp nông hộ trên địa bàn nghiên cứu có thêm điều kiện phát
triển sản xuất của gia đình, nâng cao sinh kế.
Quá trình mua bán giữa nông hộ và đại lý được tiến hành đơn giản,
nhanh chóng vì mọi thông tin được hai bên thỏa thuận, không thông qua một
văn bản, hợp đồng cụ thể. Đây chính là ưu điểm nhưng cũng chính là nhược
điểm góp phần làm tăng rủi ro cho đại lý khi cho nông hộ mua chịu. Vì vậy,
đại lý thường thực hiện việc sàng lọc đối tượng cho mua trước khi chấp nhận
yêu cầu của nông hộ. Chính điều này đã làm hạn chế lượng tiền vay của những
nông hộ khi mua lần đầu hoặc có diện tích đất canh tác ít.
Lượng tiền mua chịu của nông hộ phụ thuộc vào các yếu tố như thời
gian định cư, diện tích đất canh tác, quan hệ quen biết với đại lý, quan hệ xã
hội của nông hộ và khoảng cách địa lý giữa nông hộ và đại lý. Trong thực tế
những yếu này rất cần thiết vì tạo niềm tin cho cả bên mua và bán. Khi có sự
gắn bó lâu năm cùng đại lý, nông hộ được đảm bảo lượng tiền, không gặp khó
khăn khi xin mua chịu. Khoảng cách giữa nông hộ và đại lý càng gần nhau, sự
hợp tác giữa hai bên càng thuận tiện, dễ dàng nắm rõ thông tin về nhau, nông
hộ tin tưởng nhiều hơn vào chất lượng và giá cả vật tư do đại lý cung cấp. Về
57
phía đại lý cũng an tâm hơn về khả năng trả nợ của người mua. Từ đó, nông
hộ có xu hướng mua vật tư tại đại lý lâu hơn.
Bên cạnh những tồn tại trên, tác giả còn rút ra được một số vấn đề xảy ra
trong thực tế có ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu VTNN của nông hộ. Cụ
thể như sau:
Nông hộ còn e dè trong việc tham gia tập huấn, dự các buổi hội thảo
do cán bộ nông nghiệp huyện, công ty phân bón, thuốc BVTV tổ chức. Chính
vì vậy, nông hộ không được tiếp cận nguồn kiến thức bổ ích cho hoạt động sản
xuất của gia đình vừa mất đi những cơ hội mua chịu vật tư với giá ưu đãi.
Nguồn cung cấp thông tin cho nông hộ từ chính quyền địa phương còn
hạn chế. Nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong công việc. Nhiều
chương trình hỗ trợ cho nông hộ chưa được triển khai rộng khắp.
Quá trình thực hiện, triển khai các dự án, chương trình nông nghiệp
trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập, thủ tục quá rườm rà chưa bám sát thực tế
và phù hợp với đặc tính sản xuất nông nghiệp của nông hộ vì vậy một số nông
hộ ngần ngại khi tham gia, từ đó, cơ hội tiếp cận nguồn vốn mua chịu bị giới
hạn.
5.2 GIẢI PHÁP GIA TĂNG LƯỢNG TIỀN MUA CHỊU VTNN CỦA
NÔNG HỘ
Dựa vào những tồn tại và bất cập trên, tác giả xin đề ra một số giải pháp
nhằm gia tăng lượng tiền mua chịu, tạo điều kiện cho nông hộ trên địa bàn có
thể phát triển hoạt động sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
gia đình.
Thành lập nhóm hộ mua chịu
Đối với những hộ có diện tích đất canh tác ít, điều kiện kinh tế khó khăn
và định cư ở những vùng sâu, vùng xa của huyện gặp rất nhiều khó khăn để
xin đại lý cho mua chịu. Vì vậy theo tác giả, việc thành lập nhóm hộ mua chịu
VTNN là rất cần thiết để giải quyết tồn tại trên. Những nông hộ sống gần nhau
có thể hợp lại thành một nhóm và nhờ vào hộ có điều kiện, quan hệ quen biết
với đại lý để mua dùm. Nhờ vậy, nhiều nông hộ có hoàn cảnh khó khăn sẽ tiếp
cận được việc mua chịu với lượng tiền tương đối. Ngoài ra, khi nhóm hộ mua
với số lượng lớn sẽ được đại lý áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, gia tăng thêm
lợi ích.
58
Tham gia các chương trình, dự án về nông nghiệp
Hiện nay, không chỉ các đại lý mới là nguồn cung cấp vật tư chính cho
nông hộ mà trong các chương trình, dự án về nông nghiệp, nông hộ vẫn có thể
được cung cấp vật tư. Khi tham gia vào những tổ chức này, nông hộ sẽ được
công ty cho mua chịu tất cả vật tư để canh tác. Không chỉ vậy, nông hộ còn
được bao tiêu sản phẩm đầu ra với giá cả hợp lý, cung cấp máy móc hỗ trợ sản
xuất. Chính vì thế, khi tham gia vào những chương trình này, nông hộ sẽ dễ
dàng tiếp cận hình thức mua chịu VTNN và gia tăng lượng tiền mua chịu.
Hình thành hợp đồng mua bán VTNN
Mặc dù, việc mua bán vật tư giữa nông hộ và đại lý trên địa bàn rất dễ
dàng. Hầu như, đại lý đều chấp nhận cho nông hộ mua chịu khi hộ có nhu cầu.
Tuy vậy, đại lý vẫn dè dặt trong việc cho một số nông hộ có diện tích canh tác
ít và khó khăn về kinh tế mua chịu. Ngoài ra, phần lớn giao dịch mua bán giữa
hai bên dựa trên mối quan hệ quen biết lâu năm nên những nông hộ mới mua
lần đầu hoặc thời gian mua bán với đại lý ngắn thường gặp nhiều trở ngại vì
đại lý phải thẩm định năng lực trả nợ của những nông hộ này để đảm bảo
nguồn vốn cho vay mượn của mình được sử dụng hiệu quả và có khả năng thu
hồi. Vì vậy, việc hình thành một hợp đồng mua bán có giá trị về mặt pháp lý là
điều cần thiết để giảm thiểu rủi ro cho đại lý và tạo điều kiện thuận lợi cho
nông hộ, luôn luôn được chấp nhận cho mua chịu khi có nhu cầu.
Một số giải pháp khác
Đối với chính quyền địa phương: Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện và xây
dựng hệ thống giao thông nông thôn để giảm bớt sự ngăn cách về thông tin
giữa nông hộ và đại lý. Hệ thống giao thông càng phát triển, nông hộ càng dễ
dàng tiếp cận đại lý, tiết kiệm được thời gian đi lại. Ngoài ra, đại lý cũng có
thiện cảm nhiều hơn để thực hiện mua bán với nông hộ vì có thể dễ dàng
chuyên chở vật tư đến nhà nông hộ, không tốn kém nhiều chi phí và hoạt động
giao dịch được tiến hành thuận tiện.
Đối với đại lý, doanh nghiệp VTNN: Các doanh nghiệp, đại lý kinh
doanh VTNN cần chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh, đầu tư mua sắm các
loại vật tư có chất lượng, giá cả hợp lý để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
nông hộ. Không chỉ vậy, đại lý cũng cần nâng cao chất lượng phục vụ và có
thêm nhiều chính sách hỗ trợ để xây dựng mối quan hệ mua bán với nông hộ,
từ đó phát triển hoạt động kinh doanh của mình và tạo điều kiện để nông hộ có
thể gia tăng lượng tiền mua tại đại lý nhiều hơn.
59
Đối với nông hộ
Nông hộ cần có kế hoạch phát triển sản xuất cụ thể nhằm sử dụng hiệu
quả các nguồn vốn vay mượn nhất là từ đại lý để nâng cao thu nhập cho gia
đình, gia tăng khả năng trả nợ. Qua đó, nông hộ tạo được uy tín và niềm tin
đối với đại lý để khi có nhu cầu, hộ có thể được chấp nhận và dễ dàng gia tăng
lượng tiền khi cần thiết.
Khi tham gia các chương trình, dự án về nông nghiệp, nông hộ cần linh
hoạt và uyển chuyển hơn để tận dụng những lợi ích từ các chương trình, dự án
này vào hoạt động sản xuất của gia đình, trang bị thêm nguồn vật tư và vốn
cần thiết.
60
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
-----6.1 KẾT LUẬN
Mua chịu VTNN là một hình thức tín dụng thương mại có mức hiệu quả
rất cao. Nó không chỉ giải quyết được nhu cầu về vốn sản xuất của nông hộ mà
còn là một hình thức giúp đẩy mạnh lưu thông hàng hóa trong lĩnh vực kinh
doanh. Khi nông hộ có được nguồn vốn để sản xuất và hàng hóa được lưu
thông nhanh chóng cho thấy cả hai quá trình sản xuất và thị trường cung ứng
hàng hóa đều đang hoạt động mạnh mẽ, tạo nên sự phát triển chung cho cả nền
kinh tế và mang lại lợi ích cho từng chủ thể tham gia (nông hộ - đại lý
VTNN).
Tại địa bàn nghiên cứu – huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, hình thức tín dụng
thương mại: mua chịu VTNN đã và đang ngày một phát triển với tỷ lệ nông hộ
mua chịu ngày càng cao (91%). Việc tiếp cận hình thức mua chịu không còn
phụ thuộc quá nhiều vào các yêu cầu từ đại lý. Hiện nay, nông hộ chủ động
trong việc mua chịu vật tư nhiều hơn và dễ dàng được chấp nhận khi có yêu
cầu. Tuy nhiên, lượng tiền mua chịu của nông hộ vẫn chịu ảnh hưởng bởi
những yếu tố sau: diện tích đất canh tác, tuổi, thời gian định cư tại địa phương,
mối quan hệ quen biết với đại lý, khoảng cách địa lý giữa nông hộ và đại lý và
địa vị xã hội của nông hộ.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Kiến nghị với chính quyền địa phương
Thu hút thêm nguồn nhân lực có chuyên môn làm việc nhằm đáp ứng đủ
nhu cầu công việc trong quá trình triển khai thông tin hỗ trợ, tập huấn cho
nông hộ về thời điểm gieo trồng, tình hình sâu bệnh dịch hại và những chương
trình hữu ích khác từ các ban ngành cấp thành phố, trung ương.
Hơn hết, cán bộ huyện, xã tích cực tiếp xúc với nông hộ nhiều hơn để
lắng nghe tâm tư nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc của nông hộ đang gặp
phải mà đặc biệt là giúp nông hộ trong việc tiếp cận hình thức mua chịu vật để
đảm bảo được nguồn vốn, vươn lên đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng
đời sống, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện.
Có kế hoạch đầu tư nâng cấp, sửa chữa hệ thống đường giao thông ở các
ấp, xã tạo thuận lợi cho nông hộ trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.
Giao thông phát triển cũng đồng nghĩa sự tương tác thông tin giữa nông hộ và
61
đại lý càng dễ dàng. Nông hộ có điều kiện tiếp cận với đại lý nhiều hơn từ đó
mối quan hệ mua bán được gắn chặt, chính mối quan hệ này giúp nông hộ có
thể được chấp nhận cho mua chịu nhiều hơn.
Liên hệ với các công ty, doanh nghiệp tư nhân chuyên kinh doanh về
VTNN để tạo đầu ra cho sản phẩm của nông hộ và giúp nông hộ có nhu cầu
mua chịu vật tư được tiếp cần nguồn vốn vay này và gia tăng lượng tiền mua
chịu khi có nhu cầu.
Tạo điều kiện cho nông hộ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ những mô
hình chuyển dịch cơ cấu có hiệu quả để lựa chọn, áp dụng phù hợp với điều
kiện tại nơi mình sinh sống.
6.2.2 Kiến nghị với đại lý, cơ sở kinh doanh VTNN
Linh hoạt trong việc sàng lọc đối tượng cho mua chịu để nông hộ có nhu
cầu được chấp nhận, giảm thiểu trường hợp bỏ sót hoặc đánh giá không đúng
về khả năng cũng như uy tín thật sự của nông hộ từ đó hạn chế khả năng tiếp
cận lượng tiền vay và giảm hiệu quả hoạt động của đại lý.
Mở rộng phạm vi hoạt động ở những vùng sâu, vùng xa. Tổ chức những
buổi giới thiệu sản phẩm, chương trình khuyến mãi nhằm thu hút sự tham gia
của nông hộ để tìm hiểu rõ nhu cầu và tiềm năng kinh tế của hộ. Đại lý có
được mối quan hệ và thông tin từ nông hộ sẽ có quyết định cho mua chịu với
lượng tiền phù hợp.
Hình thành văn bản, giấy tờ hợp pháp công nhận việc thực hiện giao dịch
mua bán giữa hai bên nhằm tạo niềm tin cho cả hai bên (người cho vay và
người đi vay).
6.2.3 Kiến nghị với nông hộ
Tận dụng tốt nguồn lao động của gia đình và tích cực tham gia các hoạt
động phi nông nghiệp (nếu có thể) nhằm gia tăng lượng thu nhập cho gia đình,
ổn định cuộc sống và nâng cao khả năng trả nợ khi mua chịu từ đại lý.
Tích cực tham gia các cuộc hội thảo, tư vấn hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
do chính quyền địa phương tổ chức để nâng cao kiến thức kỹ thuật trồng trọt
sử dụng VTNN có hiệu quả, giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận thu
được. Ngoài ra, tham gia nhiều hội thảo sẽ giúp nông hộ mở rộng mối quan hệ
với chính quyền các cấp, công ty và hơn hết là được tiếp cận những nguồn
mua chịu mới với lượng tiền cao hơn, nhiều ưu đãi.
Tích cực xây dựng mối quan hệ với chính quyền địa phương, các cấp ban
ngành, đoàn thể để nhận được nhiều chương trình hỗ trợ và chính sách ưu đãi.
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-----[1] Armendariz de Aghion, B,, & Morduch, J, (2005). The economics of
microfinance: Cambridge, MA: MIT Press.
[2] Bemdt, ER. The Practice of Econometrics Classic and Contemporary, Mc,
Graw, Hill Book Company, 1980.
[3] Chladek, Astrid, K, (2010). “A Note on the Price of Trade Credit”,
University of Cologne - Cologne Graduate School in Management, Economics
and Social Sciences. Managerial Finance, Vol, 37, No, 6, pp, 565-574, 2011.
[4] Cổng thông tin Huyện Cờ Đỏ: http://cantho.gov.vn/wps/portal/codo
[5] Cổng thông tin TP. Cần Thơ: http://cantho.gov.vn/wps/portal/
[6] Cổng thông tin: Thông tin nông thôn Việt Nam. Ban Chủ nhiệm Chương
trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước quản lý thực hiện. Địa chỉ:
http://ptit.edu.vn/wps/portal/nongthonvn/
[7] Đào Thế Tuấn (1997). Kinh tế hộ nông dân. Ngà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Hội.
[8] Gujarati, D. Basic Econometrics, Mc, Graw Inc, 1995
[9] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu
nghiên cứu với SPSS. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Hồng
Đức.
[10] Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn (2012). Tính dụng thương mại:
Trường hợp mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở An Giang. Kỷ yếu
khoa học: 166 - 174, Trường Đại học Cần Thơ,
[11] Mai Văn Nam (2006). Giáo trình kinh tế lượng. Nhà xuất bản thống kê.
[12] McMillan, John and Christopher Woodruff, 1999. “Interfirm
Relationships and Informal Credit in Vietnam”. Quarterly Journal of
Economics, 114(4): 1285-1320.
[13] Mohamed, K, (2003). Access to formal and quasi-formal credit by
smallholder farmers and artisanal fishermen: a case of Zanzibar: Mkuki na
Nyota Publishers.
[14] Nguyễn Khắc Hoàng (2010). Sử dụng mô hình Tobit trong phân tích nhu
cầu tiêu thụ hàng hóa của các hộ gia đình. Tạp chí khoa học, Trường Đại học
Kinh Tế, Đại học Huế, Số 60, trang 80.
63
[15] Nguyễn Thị Mai Ánh (2012). Yếu tố quyết định khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức của hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học
Cần Thơ.
[16] Niên giám thống kê huyện Cờ Đỏ, 2012
[17] Mitchell A. Petersen, and Raghuram G. Rajan, 1997. “Trade Credit:
Theories and Evidence”, Review of Financial Studies, 10(3): 661-691.
[18] Pham, T, T, T, & Lensink, R, (2007). Lending policies of informal,
formal and semiformal lenders. Economics of transition, 15(2), 181-209.
[19] Phan Đình Khôi (2012). Tín dụng chính thức và không chính thức ở
Đồng bằng sông Cửu Long: Hiệu ứng tương tác và khả năng tiếp cận. Kỷ yếu
khoa học: 144 – 165, Trường Đại học Cần Thơ.
[20] Phòng Nông nghiệp và Phát tiển nông thôn huyện Cờ Đỏ (2014). Báo cáo
tình hình thực hiện sản xuất nông nghiệp phát triển thông thôn năm 2013 và
kế hoạch năm 2104.
[21] Putzeys, R. (2002). Micro Finance in Vietnam: Three Case Studies. Rural
Project Development, Hanoi.
[22] Rivers, D, & Vuong, Q, H, (1988). Limited information estimators and
exogeneity tests for simultaneous probit models. Journal of Econometrics,
39(3), 347-366.
[23] Sternstein, Martin (1996), Statistics, Barrons.
[24] Stiglitz, J, E, & Weiss, A, (1981). Credit rationing in markets with
imperfect information. The American economic review, 393-410.
[25] Aleem, I, (1990). Imperfect information, screening, and the costs of
informal lending: a study of a rural credit market in Pakistan. The World Bank
Economic Review, 4(3), 329-349.
[26] Zeller, M, (1994). Determinants of credit rationing: A study of informal
lenders and formal credit groups in Madagascar. World Development, 22(12),
1895-1907.
64
PHỤ LỤC
KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH TOBIT
BẰNG PHẦN MỀM STATA 11.0
-----. tobit LUONGTIENMUA DIENTICHCT THUNHAPNH TUOICH THOIGIANDC QUANHEQB KHOANGCACH
NGHENGHIEP DIAVIXH, ll
Tobit regression
Log likelihood = -570.06715
Number of obs
=
120
LR chi2(8)
=
114.28
Prob > chi2
=
0.0000
Pseudo R2
=
0.0911
-----------------------------------------------------------------------------LUONGTIENMUA |
Coef.
Std. Err.
t
P>|t|
[95% Conf. Interval]
-------------+---------------------------------------------------------------DIENTICHCT |
3.006955
.5092964
5.90
0.000
1.997849
4.01606
THUNHAPNH |
.0098642
.0457871
0.22
0.830
-.0808571
.1005856
TUOICH |
-1.293341
.4851825
-2.67
0.009
-2.254668
-.3320144
THOIGIANDC |
1.619529
.4322804
3.75
0.000
.7630205
2.476037
QUANHEQB |
1.685514
.5921722
2.85
0.005
.5122004
2.858827
KHOANGCACH |
-2.370714
1.20842
-1.96
0.052
-4.765044
.0236157
NGHENGHIEP |
1.922039
8.305003
0.23
0.817
-14.53326
18.37734
DIAVIXH |
14.97113
7.749129
1.93
0.056
-.382773
30.32504
_cons |
-14.76575
20.10728
-0.73
0.464
-54.60574
25.07424
-------------+---------------------------------------------------------------/sigma |
41.27798
2.838077
35.6547
46.90127
-----------------------------------------------------------------------------Obs. summary:
11
109
left-censored observations at luongtienmua0) (predict, ystar (0,.))
=
69.974247
-----------------------------------------------------------------------------variable |
dy/dx
Std. Err.
z
P>|z|
[
95% C.I.
]
X
---------+-------------------------------------------------------------------DIENTI~T |
2.865963
.48855
5.87
0.000
1.90843
3.8235
17.2742
THUNHA~H |
.0094017
.04364
0.22
0.829
-.076126
.09493
160.83
TUOICH |
-1.232698
.46166
-2.67
0.008
-2.13753
-.32787
49.95
THOIGI~C |
1.543591
.41083
3.76
0.000
.738376
2.34881
47.5917
QUANHEQB |
1.606482
.56423
2.85
0.004
.500611
2.71235
10.6646
KHOANG~H |
-2.259555
1.15129
-1.96
0.050
-4.51605 -.003064
3.77083
NGHENG~P*|
1.831523
7.91181
0.23
0.817
-13.6753
17.3384
.541667
DIAVIXH*|
14.24216
7.35089
1.94
0.053
-.165325
28.6496
.525
-----------------------------------------------------------------------------(*) dy/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1
.
66
1.0000
[...]... quyết các mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng mua chịu VTNN của nông hộ huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ 2 Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu VTNN của nông hộ ở huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ Mục tiêu 3: Tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm gia tăng lượng tiền mua chịu VTNN cho nông hộ huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ Qua đó, nông hộ có thể giải quyết tốt bài toán khó khăn... trên địa bàn huyện Cờ Đỏ đã áp dụng giải pháp nào để vượt qua khó khăn và canh tác ngày một hiệu quả hơn? Hình thức mua chịu vật tư đã được áp dụng như thế nào, nó có phải là giải pháp ưu việt cho nông hộ hay không? Xuất phát từ lý luận thực tiễn và các nghi vấn trên, tác giả quyết định chọn đề tài Phân tích thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ để nghiên cứu... 4.9: Lượng tiền mua chịu VTNN của nông hộ năm 2012 – 2013 50 Bảng 4.10: Lý do chọn mua chịu VTNN của nông hộ 52 Bảng 4.11: Nguồn thông tin giúp nông hộ mua chịu 53 Bảng 4.12: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu VTNN của nông hộ Huyện Cờ Đỏ .53 ix DANH MỤC HÌNH - Trang Hình 2.1: Biểu đồ các yếu tố ảnh hưởng lượng tiền mua chịu của nông hộ 8 Hình 3.1 Bản... 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài tập trung phân tích thực trạng mua chịu VTNN của nông hộ thuộc địa bàn huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nông hộ giải quyết những khó khăn mắc phải khi áp dụng hình thức mua chịu vào quá trình sản xuất nông nghiệp của gia đình, đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận hình thức này, tạo thuận lợi cho nông hộ phát triển sản xuất và gia tăng... Bản đồ hành chính Huyện Cờ Đỏ 19 Hình 3.2: Dân số trung bình Huyện Cờ Đỏ 21 Hình 4.1: Cơ cấu mẫu khảo sát 35 Hình 4.2: Thời gian định cư của nông hộ .38 Hình 4.3: Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp 41 Hình 4.4: Nguồn thông tin hỗ trợ sản xuất nông nghiệp .42 Hình 4.5: Thực trạng mua chịu VTNN của nông hộ 49 Hình 4.6: Nguồn mua chịu VTNN của nông hộ 51 x DANH... xuất nông nghiệp tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ 1.3.4 Phạm vi nội dung Cấu trúc của bài luận văn được chia thành 6 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu; Chương 2: Cơ sở lý luận và nội dung nghiên cứu; Chương 3: Giới thiệu chung về huyện Cờ Đỏ và tình hình kinh doanh VTNN tại địa bàn huyện; Chương 4: Phân tích thực trạng mua chịu VTNN của nông hộ; Chương 5: Giải pháp gia tăng lượng tiền mua chịu. .. giữa nông hộ và đại lý càng khắng khít Đại lý có nhiều niềm tin về ý định trả nợ của nông hộ nên ít ngần ngại khi cho nông hộ mua chịu và nông hộ cũng hạn chế chuyển sang mua tại các đại lý khác do tin tư ng vào chất lượng sản phẩm của đại lý Nông hộ tiếp tục duy trì và gia tăng lượng tiền mua vật tư khi có nhu cầu Vì vậy, hệ số của biến quan hệ được kỳ vọng tư ng quan thuận với lượng tiền mua chịu. .. mức độ không hoàn hảo cao” Tóm lại, nông hộ được hiểu là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông Ngoài hoạt động nông nghiệp, nông hộ còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (thủ công nghiệp, mua bán, …) 2.1.2 Khái niệm vật tư nông nghiệp Vật tư là một khái niệm chỉ chung cho cơ sở vật chất hạ tầng và các thiết bị,... diện tích đất canh tác lớn cũng đồng nghĩa nông hộ cần lượng lớn nguyên liệu đầu vào để sản xuất Những nông hộ này có nhu cầu mua chịu rất cao và cần mua với số tiền lớn Vì vậy, tác giả kỳ vọng biến diện tích có tư ng quan thuận với lượng tiền mua chịu của nông hộ 11 THUNHAPNH: là tổng nguồn thu nhập nông hộ thu được trong năm sau khi đã trừ các khoản chi phí phát sinh (triệu đồng/năm) Những nông hộ. .. tại Huyện Cờ Đỏ .33 Bảng 4.1: Nhân khẩu học của mẫu điều tra 36 Bảng 4.2: Thông tin về nông hộ 37 Bảng 4.3: Kết quả sản xuất năm 2013 40 Bảng 4.4: Nguồn tạo thu nhập của nông hộ 2013 44 Bảng 4.5: Thu nhập nông hộ năm 2013 45 Bảng 4.6: Nguồn vay vốn trong năm 2013 của nông hộ .46 Bảng 4.7: Mối quan hệ xã hội của nông hộ 48 Bảng 4.8: Nghề nghiệp của nông hộ