4.1.1.1 Khu vực nghiên cứu
Như trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, tác giả tiến hành thu số
liệu tại 5 xã và 1 thị trấn nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể đang nghiên cứu. Chi tiết về khu vực nghiên cứu được thể hiện dưới hình 4.1 như sau:
Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 2014
Hình 4.1: Cơ cấu mẫu khảo sát
Theo hình 4.1, dữ liệu được khảo sát tại các xã Thạnh Phú, Thới Hưng, Thới Xuân, Đông Thắng, Thới Đông và thị trấn Cờ Đỏ. Cụ thể, xã Thạnh Phú có 27 đáp viên được phỏng vấn, chiếm 22%; kế tiếp là ở các xã Thới Hưng,
Đông Thắng và thị trấn Cờ Đỏ, mỗi xã có 20 đáp viên được chọn với tỷ lệ là 17%. Riêng ở xã Thới Đông có số đáp viên được chọn nhiều hơn chiếm 19%, tương ứng có 23 đáp viên và cuối cùng là xã Thới Xuân với 10 đáp viên được
chọn, tương ứng chiếm 8%. Số mẫu khảo sát được chia đều ra các xã, không tập trung vào bất kỳ xã nào nguyên nhân là do thông qua quá trình trao đổi và làm việc cùng với cán bộ Phòng Nông Nghiệp của huyện cũng như cán bộ ở
xã, tác giả nhận thấy, tại mỗi xã, nông hộ sẽ có một đặc điểm riêng về hoạt động sản xuất nông nghiệp, có những đặc trưng, khó khăn riêng nên tác giả
quyết định phân tán vùng thu mẫu để có được thông tin thật chính xác mang tính đại diện cao, đảm bảo kết quả nghiên cứu có thể suy rộng ra tổng thể.
4.1.1.2 Nhân khẩu học
Dựa trên kết quả khảo sát thực tế 120 hộ ở Huyện Cờ Đỏ, tác giả thống
kê một số thông tin về nhân khẩu học tại địa bàn huyện như sau:
Bảng 4.1: Nhân khẩu học của mẫu điều tra
Thông tin Tần số Tỷ trọng (%) Giới tính Nam 113 94,2 Nữ 7 5,8 Dân tộc Kinh 113 94,2 Hoa 4 3,3 Khmer 3 2,5
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014
Theo kết quả điều tra ở 4.1 cho thấy, trụ cột chính trong gia đình nông hộ
phần lớn là nam giới, chiếm 94,2%, tương ứng 113 hộ; còn lại là nữ giới
chiếm 5,8%. Điều này cho thấy, trụ cột chính trong gia đình là nam giới rất
thuận lợi cho công việc đồng án, cần nhiều sức lao động và thuận lợi trong việc xây dựng cũng như mở rộng mối quan hệ xã hội, giao dịch mua bán nhất là đối với các đại lý kinh doanh VTNN. Từ đó, nông hộ thuận lợi hơn trong quá trình mua vật tư, được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ kèm theo những
phần quà tặng thiết thực từ đại lý.
Cũng từ bảng trên cho thấy, địa bàn huyện có 3 dân tộc sinh sống chủ
yếu là Kinh, Hoa và Khmer. Trong đó, người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất là
94,2%, tương ứng 113 hộ, kế đến là người Khmer và người Hoa với tổng tỷ lệ
khoảng 6%. Do hạn chế về thời gian và một số yếu tố khách quan trong khi
lấy mẫu nên tỷ lệ hộ người Khmer và người Hoa trong mẫu nghiên cứu đạt
thấp. Tuy vậy, nhưng nhìn chung giữa các hộ mặc dù có sự khác biệt về dân
tộc, nhưng không có sự khác biệt nhau về điều kiện kinh tế cũng như tập quán sản xuất. Các dân tộc sinh sống rất hòa thuận, tương thân tương ái và luôn quan tâm, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống, xây dựng ấp, xã văn minh văn hóa. Vì thế, kết quả nghiên cứu vẫn đảm
bảo tính khoa học.