Qua quá trình phỏng vấn trực tiếp 120 nông hộ trên địa bàn khảo sát, tác giả tổng hợp một số thông tin tổng quát về nông hộ như: số nhân khẩu, tuổi
chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn, thời gian sinh sống, thời gian
mua bán VTNN với đại lý và thông tin về khoảng cách địa lý giữa nông hộ và
địa điểm kinh doanh của đại lý vật tư. Chi tiết các thông tin trên được thể hiện
Bảng 4.2: Thông tin về nông hộ Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Nhân khẩu(người) 2,0 9,0 4,3 1,3
Tuổi chủ hộ (năm) 27,0 84,0 50,0 10,9
Thời gian sinh sống tại địa phương (năm) 7,0 84,0 47,6 12,5
Thời quen biết giữa nông hộ với đại lý vật
tư nông nghiệp (năm) 1,0 30,0 10,7 7,6
Khoảng cách địa lý giữa nông hộ với đại
lý vật tư nông nghiệp (km) 0,1 15,5 3,8 3,6
Kinh nghiệm sản xuất (năm) 6,0 70,0 31,0 12,1
Trình độ học vấn (lớp) 0,0 12,0 6,3 2,6
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014
Nhân khẩu
Dựa vào số liệu khảo sát cho thấy, số lượng nhân khẩu trung bình trong
gia đình nông hộ là 4 người. Quy mô hộ thường là cha mẹ và hai con. Số lượng nhân khẩu cao nhất trong mẫu quan sát là 9 thành viên và thấp nhất là 2 thành viên với độ lệch chuẩn là 1,3. Những hộ đông nhân khẩu thường trong
gia đình có nhiều thế hệ cùng sinh sống với nhau, cùng chăm sóc và đỡ đần
nhau trong cuộc sống. Những hộ có 2 thành viên thông thường là các cặp vợ
chồng chưa có con hoặc con đã ra riêng. Với kết quả trên cho thấy, chính sách
dân số và kế hoạch hóa gia đình tại huyện Cờ Đỏ thực hiện có hiệu quả, nông hộ có ý thức hơn về vấn đề sinh sản và dân số. Nhân khẩu gia đình được điều
chỉnh ở mức hợp lý giúp nông hộ có thêm nhiều điều kiện để nuôi dưỡng con
em tốt hơn và gia tăng khả năng tích lũy vốn để đầu tư phát triển sản xuất ngày càng hiệu quả hơn.
Tuổi chủ hộ
Qua khảo sát, mức tuổi trung bình của chủ hộ là 50 tuổi. Chủ hộ có độ
tuổi cao nhất là 84 tuổi và thấp nhất là 27 tuổi với độ lệch chuẩn là 10,9. Theo thống kê tổng quát toàn địa bàn nghiên cứu cho thấy, chủ hộ có độ tuổi trung
bình từ 25 – 35 tuổi chiếm khoảng 9,2%, tiếp theo là từ 36 – 45 tuổi chiếm
24,2% và trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ rất cao 66,6 %; đây chính là một điểm thuận
lợi cho việc sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Ở nông thôn, tuổi chủ hộ càng cao cho thấy những chủ hộ này càng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, mua bán và trao đổi hàng hóa. Nhờ vào những kinh nghiệm quý báu đó đã giúp cho hộ giảm thiểu được nhiều khoản chi phí và khai thác hiệu quả hơn
hộ. Ngoài ra, những nông hộ lớn tuổi thường gặp nhiều thuận lợi trong việc trao đổi mua bán do được xem là có uy tín cao.
Kinh nghiệm sản xuất
Theo bảng 4.2 cho thấy, kinh nghiệm sản xuất trung bình của một hộ ở địa bàn nghiên cứu là 31 năm, thấp nhất là 6 năm. Số năm kinh nghiệm cao
nhất lên đến 70 năm. Như khảo sát thì đa phần nông hộ có truyền thống sản
xuất lâu đời nên số năm kinh nghiệm rất cao. Khi kinh nghiệm càng cao, nông hộ tích lũy nhiều kỹ thuật trong chọn lựa giống cây trồng, vật nuôi, dự báo
tình hình sâu bệnh, lựa chọn thời điểm phun thuốc, rãi phân để cây lúa sinh trưởng mạnh, đem lại năng suất cao. Nhờ vậy, nông hộ tiết kiệm được nhiều
chi phí trong khâu sản suất, tránh lãng phí vật tư và né tránh bất lợi do thời tiết
gây ra.
Thời gian sinh sống tại địa phương
Thông qua số mẫu quan sát cho thấy, hầu hết các nông hộ đã định cư rất lâu năm tại địa phương. Thời gian sinh sống trung bình tại địa phương của
nông hộ khoảng 48 năm. Trong đó, hộ có thời gian định cư thấp nhất là 7 năm
và cao nhất là 84 năm với độ lệch chuẩn là 12,5. Phần lớn nông hộ gắn bó với địa bàn từ lúc sinh ra cho đến trưởng thành và khi về già. Nông hộ ít có nhu
cầu thay đổi địa bàn sinh sống nên số năm định cư cao, ngoại trừ một số nông
hộ mới chuyển đến địa phương trong vài năm gần đây.
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014
Hình 4.2: Thời gian định cư của nông hộ
Dựa vào hình 4.2, ta thấy thời gian định cư của nông hộ tại địa phương
rất lâu năm, trên 40 – 60 năm chiếm 61,16%, kế đến là từ 20 – 40 năm chiếm
sinh sống dưới 20 năm chiếm tỷ lệ thấp, chỉ khoảng 1,67%. Việc sinh sống lâu
năm như phân tích ở trên, mang lại cho nông hộ rất nhiều thuận lợi. Thứ nhất,
nông hộ quen thuộc với địa bàn nên dễ dàng canh tác, nắm bắt tốt thông tin
sản xuất. Thứ hai, nông hộ có điều kiện xây dựng nhiều mối quan hệ với chính
quyền địa phương, các cấp ban ngành xã, huyện, thị trấn. Qua đó, nông hộ có
thể tiếp cận các chính sách hỗ trợ về sản xuất, vay vốn phát triển kinh tế từ đó nâng cao đời sống vật chất của gia đình và phát triển ngày một bền vững.
Thời gian quen biết giữa nông hộ với đại lý VTNN
Nhìn chung trong tổng thể 120 mẫu điều tra, thời gian quen biết trung
bình giữa nông hộ và đại lý khoảng 11 năm, lâu nhất gần 30 năm. Những hộ này thường có quan hệ mua bán với đại lý từ thế trước nên hầu như không thay đổi đại lý mới khi có nhu cầu mua vật tư. Mối quan hệ càng lâu năm, tình cảm làm ăn giữa nông hộ và đại lý càng khắng khít. Nông hộ có thể dễ dàng
được chấp nhận cho mua vật tư, nhất là khi mua chịu và được đại lý chia sẽ
nhiều quyền lợi, cung cấp các sản phẩm mới có chất lượng với giá cả hợp lý.
Khoảng cách địa lý giữa nông hộ và đại lý VTNN
Dựa vào bảng 4.2 cho thấy giữa nông hộ và đại lý không có sự ngăn cách
bởi vị trí địa lý, khoảng cách trung bình từ nhà nông hộ đến chỗ đại lý khoảng
3,8 km, có những nông hộ ở rất gần đại lý khoảng 100m. Tuy vậy, một số
nông hộ sinh sống trong các khu nông trường, vùng sâu, vùng xa của huyện thì khoảng cách đến đại lý rất lớn khoảng 15,5 km. Những nông hộ này không chỉ
gặp khó khăn trong việc tiếp cận với đại lý mà còn gặp trở ngại về giao thông. Nhìn chung, hệ thống giao ở huyện khá phát triển, các tuyến đường liên ấp, xã
đã được trải nhựa, đan hóa nhưng nhiều khu vực vẫn còn đường đất, đường đê do nông hộ tự đắp. Vì thế, nông hộ rất bất tiện trong việc đi lại cũng như tốn
nhiều chi phí cho việc vận chuyển, buôn bán hàng hóa và chuyên chở VTNN từ đại lý.
Trình độ học vấn của chủ hộ
Trình độ học vấn là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp cận khoa học, kỹ thuật của nông hộ. Dựa vào kết quả khảo sát, học
vấn trung bình của chủ hộ là lớp 6, cao nhất là lớp 12 và khoảng 2% chủ hộ
mù chữ với độ lệch chuẩn là 2,6. Việc hạn chế về học vấn khiến nông hộ gặp khó khăn lớn trong việc tiếp thu kiến thức khoa học và áp dụng các kỹ thuật
mới vào sản xuất. Đa phần nông hộ dựa vào kinh nghiệm của bản thân được
tích lũy trong thực tiễn hay được truyền lại từ những thế hệ trước và học hỏi, chia sẽ từ các hộ sinh sống cùng địa phương.