Tình hình vay vốn sản xuất của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ (Trang 59 - 60)

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, vốn là nguồn lực để nông hộ đầu tư cho sản xuất. Nguồn vốn nông hộ bao gồm: vốn tích lũy và vốn vay mượn. Thông thường nông hộ sử dụng nguồn vốn tích lũy của gia đình cho việc mua

giống, cải tạo và chuẩn bị đất cho vụ mùa mới. Các khoản chi phí khác như

phân bón, thuốc BVTV, nông hộ thường mua tại các đại lý bằng hình thức

mua chịu. Trong một số trường hợp, nông hộ còn đi vay thêm từ các nguồn tín dụng như ngân hàng NN & PTNN, hội nông dân, hội phụ nữ và thương lái. Qua 120 mẫu quan sát, nguồn vay vốn của nông hộ được khái quát như sau:

Bảng 4.6: Nguồn vay vốn trong năm 2013 của nông hộ

Nguồn vốn vay Số hộ có vay vốn Tỷ lệ (%)

Vay được ưu đãi từ ngân hàng 4 3,33

Vay không được ưu đãi từ ngân hàng 22 18,33

Vay từ hội nông dân 5 4,17

Vay từ hội phụ nữ 7 5,83

Vay từ thương lái 1 0,83

Vay từ đại lý bán vật tư 109 90,83

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014

Từ bảng 4.6 cho thấy, số hộ vay vốn từ ngân hàng là 26 hộ, chiếm

21,66%. Trong số đó, số hộ vay theo chế độ ưu đãi là 4 hộ và không được ưu đãi là 22 hộ. Nhìn chung, nhu cầu vay vốn của nông hộ từ NHNN & PTNT và NHCSXH huyện không cao nguyên nhân là do nông hộ không có nhu cầu vì quá trình vay mượn cũng như thủ tục còn nhiều bấp cập, chưa giải quyết

nhanh chóng và quá rườm rà. Tuy vậy, một số hộ đã được vay mượn trong

Một nguyên nhân khác khiến nông hộ hạn chế vay vốn tại ngân hàng đó

là không có tài sản để thế chấp. Như được chia sẽ từ nông hộ thì đa số những

hộ nằm trong khu vực xã Thới Hưngkhông được cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất vì đất nông hộ đang canh tác chính là đất của Nông trường, khi vào lập nghiệp tại đây nông hộ được cấp 25.000 m2 với một giấy xác nhận và

cho đến nay thì vấn đề cấp bằng khoán cho nông hộ vẫn chưa được giải quyết

nên khi có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng thì nông hộ không thực hiện được. Ngoài ra, một số hộ ở xã Thạnh Phú cũng có hoàn cảnh tương tự vì do xã mới được sát nhập từ huyện Vĩnh Thạnh sang huyện Cờ Đỏ mới nên khâu giấy tờ

gặp nhiều trục trặc khiến việc cấp bằng khoán cho nông hộ chậm trễ. Tuy có nhu cầu nhưng nông hộ không thể vay vốn tại ngân hàng.

Ngoài vay vốn từ ngân hàng, một số hộ cũng tiếp cận được nguồn vốn từ

hội nông dân và hội phụ nữ. Số hộ được vay vốn từ hội nông dân là 5 hộ và từ

hộ phụ nữ là 7 hộ, tương ứng chiếm 10%. Tỷ lệ này tương đối thấp cho thấy

một hiện trạng là nhu cầu vốn của nông hộ ở những hình thức này không cao nguyên nhân là do số lượng tiền vay được quá ít so với nhu cầu, tiêu chuẩn để được vay thường áp dụng cho những hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và

số lượng hộ được vay có giới hạn.

Một hình thức khác được nhiều nông hộ áp dụng đó chính là vay từ các đại lý buôn bán VTNN. Theo khảo sát cho thấy, số hộ có vay vốn là 109 hộ,

chiếm 90,83%. Thay vì vay tại ngân hàng, nông hộ phải chịu thủ tục rườm rà, quy trình xét duyệt hồ sơ phức tạp thì mua chịu tại đại lý mang lại nhiều thuận

tiện và lợi ích hơn cho nông hộ. Sau khi thu hoạch và bán sản phẩm, nông hộ

mang tiền đến thanh toán cho đại lý và có thể xin mua vật tư cho vụ kế tiếp. Ngoài ra, nông hộ còn nhờ vào mối quan hệ buôn bán với đại lý để vay mượn vốn, đầu tư sản xuất cho gia đình. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp, chiếm

khoảng 0,83% tổng số hộ được lấy ý kiến.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)