MUA CHỊU VTNN CỦA NÔNG HỘ
Dựa vào phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở phần trên, đề tài sử
dụng mô hình Tobit theo phương pháp ước lượng hợp lý cực đại (MLE) để
phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến lượng tiền mua chịu VTNN của nông
hộ tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
Bảng 4.12: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu
VTNN của nông hộ Huyện Cờ Đỏ
Biến phụ thuộc: LUONGTIENMUA – Số tiền mua chịu VTNN của nông hộ
(triệu đồng/năm)
Biến số Hệ số ước lượng Hệ số biên dY/dX Giá trị P
Hằng số -14,77 - 0,464 DIENTICHCT (*) 3,01 2,87 0,000 THUNHAPNH (ns) 0,01 0,01 0,830 TUOICH (*) -1,29 -1,23 0,009 THOIGIANDC (*) 1,62 1,61 0,000 QUANHEQB (*) 1,69 1,54 0,005 KHOANGCACH (**) -2,37 -2,26 0,052 NGHENGHIEP (ns) 1,92 1,65 0,817 DIAVIXH (**) 14,97 14,24 0,056 Số quan sát (N) 120 Log likelihood -570,06715 LR chi2 114,28
Giá trị kiểm định mô hình (Prob > chi2) 0,0000
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả, 2014
Bảng 4.12, trình bày kết quả kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến số
tiền mua chịu VTNN của nông hộ. Đồng thời, ngoài việc kiểm tra ý nghĩa của
các biến trong mô hình, tác giả còn tiến hành kiểm định hệ số tương quan cặp giữa các biến giải thích bằng câu lệnh correlate trong stata nhằm mục đích kiểm
tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến được đưa vào mô hình và kết quả
cho thấy các giá trị đều nhỏ hơn 0,8. Vì vậy chúng ta có thể bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập (Mai Văn Nam, 2008). Ngoài ra, chỉ tiêu kiểm định mô hình Prob > chi2 = 0,000 cho thấy mô hình nghiên cứu được sử
dụng có mức ý nghĩa rất cao (1%) trong việc ước lượng ảnh hưởng của các yếu
tố có liên quan đến lượng tiền mua chịu của nông hộ.
Theo kết quả phân tích mô hình Tobit, lượng tiền mua chịu của nông hộ
tại huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ chịu tác động bởi 6 yếu tố: diện tích đất canh
tác của nông hộ, tuổi chủ hộ, quan hệ quen biết giữa nông hộ với các đại lý
buôn bán vật tư, khoảng cách từ nhà nông hộ đến đại lý, thời gian định cư của
nông hộ và yếu tố cuối cùng là địa vị xã hội của nông hộ với những mức ý
nghĩa khác nhau là 1% và 10%. Tuy nhiên, mô hình cũng có một số yếu tố
không có ý nghĩa về mặt thống kê như thu nhập và nghề nghiệp của gia đình nông hộ. Cụ thể như sau:
DIENTICHCT: Diện tích đất canh tác có ý nghĩa về mặt thống kê với
mức ý nghĩa 1% và có mối tương quan thuận chiều với lượng tiền mua chịu
(dY/dX = 2,87). Những nông hộ có càng nhiều diện tích đất canh tác, lượng
tiền mua chịu vật tư càng lớn. Diện tích đất càng lớn bắt buộc nông hộ phải
mua sắm nhiều vật tư để đảm bảo sản xuất đúng vụ mùa và dự trữ một phần để
chủ động trong khâu phòng ngừa dịch bệnh, thúc đẩy cây trồng sinh trưởng
tốt. Ngoài ra, trong hoạt động mua bán chịu giữa nông hộ và chủ đại lý thì đất đai chính là tài sản bù đắp thiệt hại cho đại lý khi nông hộ không trả nợ vì thế
những nông hộ có diện tích đất lớn luôn được các đại lý chấp nhận cho mua
chịu và có thể mua được với số lượng lớn.
TUOICH: Tuổi của chủ hộ có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa
là 1% và có mối tương quan nghịch chiều với lượng tiền mua chịu vật tư như
sự kỳ vọng của tác giả (dY/dX = -1,23). Kết quả cho thấy, những chủ hộ có
tuổi càng cao thì lượng tiền mua chịu tại đại lý giảm xuống. Trong gia đình những chủ hộ lớn tuổi có nhiều thế hệ cùng sinh sống và tất cả các thành viên
trong độ tuổi lao động của gia đình đều có công việc ổn định, tạo thu nhập
nuôi sống bản thân và tích lũy vốn cho gia đình vì vậy khi cần vốn để đầu tư
sản xuất, nông hộ sử dụng lượng vốn tích lũy của gia đình, không có nhu cầu
QUANHEQB: Quan hệ giữa nông hộ với các đại lý bán vật tư cũng có ý
nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 1% và có mối tương quan thuận
chiều với lượng tiền mua chịu (dY/dX = 1,61). Điều này có nghĩa là khi nông hộ có được mối quan hệ quen biết, mua bán lâu dài với các đại lý gặp nhiều
thuận lợi hơn trong việc mua chịu VTNN, so với những nông hộ có thời gian
quen biết ít hơn. Thực tế cho thấy, khoảng thời gian quen biết giữa đại lý và nông hộ càng lâu thì niềm tin của đại lý dành cho nông hộ càng cao và đại lý
càng có nhiều thiện chí muốn hợp tác, làm ăn lâu dài cùng nông hộ. Vì vậy khi
nông hộ đến đại lý mua chịu sẽ được đại lý dễ dàng chấp nhận với lượng tiền
mua chịu theo nhu cầu của mình.
KHOANGCACH: Biến này có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 10% và có mối tương quan nghịch với lượng tiền mua chịu (dY/dX = -2,26). Biến này cho thấy, khi khoảng cách từ nhà nông hộ đến đại lý càng gần thì nông hộ càng dễ dàng được đại lý chấp nhận cho mua chịu và ngược lại. Khoảng
cách càng gần, giữa đại lý và nông hộ sẽ tránh được hiện tượng thông tin bắt đối
xứng, tương tác thông tin về nhau rõ ràng, minh bạch nhờ vậy mà việc mua bán
không gặp khó khăn.
THOIGIANDC: Thời gian định cư của nông hộ có mối tương quan thuận
với lượng tiền mua chịu vật tư của nông hộ ở mức ý nghĩa 1% (dY/dX = 1,54).
Điều này được giải thích như sau: phần lớn nông hộ sinh sống lâu năm ở địa phương sẽ được đại lý vật tư chấp nhận cho mua chịu. Như đã biết, bản chất của
việc cho mua chịu cũng giống như một hình thức cho vay nên không thể tránh
khỏi những rủi ro nhất định như khả năng thu hồi nợ chậm, không thu hồi được
nợ vì thế những nông hộ có thời gian định cư lâu tại địa phương được đại lý tin tưởng và giải quyết cho mua chịu. Thời gian định cư càng lâu, lượng tiền cho
mua chịu càng cao.
DIAVIXH: Địa vị xã hội của nông hộ sau khi ước lượng bằng mô hình cho thấy có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 10% (dY/dX = 14,24) và có mối tương quan thuận chiều với lượng tiền mua chịu. Kết quả này được
giải thích như sau: Những gia đình nông hộ có người thân hay bạn bè công tác tại các cơ quan, ban ngành nhà nước hoặc cán bộ tại địa phương khi có nhu cầu
mua chịu sẽ được đại lý sẵn lòng chấp thuận và cho mua lượng lớn với mức lãi suất hợp lý. Ngoài ra, nông hộ còn được áp dụng nhiều chương trình khuyến
mãi đặc biệt. Chính vì vậy, lượng tiền mua chịu của những nông hộ này luôn
được đáp ứng theo nhu cầu.
Khác với các yếu tố trên, hệ số của biến THUNHAPNH và hệ số của biến
biến này đều mang dấu (+), có nghĩa biến thu nhập và nghề nghiệp có tác động
thuận chiều đến lượng tiền mua chịu của nông hộ về mặt thực tế nhưng chưa đủ để kết luận về mặt thống kê. Những gia đình nông hộ có nguồn thu nhập ổn định, điều kiện sinh kế tốt, các thành viên tích cực tham gia lao động để phát
triển kinh tế gia đình từ đó đảm bảo tài chính, khả năng chi trả nợ tốt vì thế nên khi có nhu cầu mua chịu luôn được đại lý ưu tiên.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP GIA TĂNG LƯỢNG TIỀN MUA CHỊU VTNN CỦA NÔNG HỘ HUYỆN CỜ ĐỎ TP CẦN THƠ
------ 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Thông qua quá trình phân tích thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu VTNN của nông hộ trên địa bàn huyện Cờ Đỏ,
tác giả rút ra một số thông tin sau:
Hoạt động mua chịu vật tư trên địa bàn diễn ra rất thuận lợi, nông hộ
dễ dàng được tiếp cận khi có nhu cầu và nông hộ có nhiều cơ hội để mua chịu
vật tư; không chỉ ở các đại lý mà có thể mua tại các công ty, doanh nghiệp tư
nhân.
Đa phần nông hộ chọn hình thức mua chịu vật tư để giải quyết khó khăn về nguồn vốn của mình ngoại trừ những hộ có đời sống kinh tế khá giả,
nguồn vốn tích lũy cao nên hạn chế mua chịu. Do việc tiếp cận nguồn vốn của
nông hộ từ hệ thống NHCSXH và tổ chức đoàn hội còn nhiều hạn chế nên việc mua chịu là nhu cầu hết sức cấp thiết và vô cùng quan trọng với nông hộ. Hình thức này giúp nông hộ trên địa bàn nghiên cứu có thêm điều kiện phát
triển sản xuất của gia đình, nâng cao sinh kế.
Quá trình mua bán giữa nông hộ và đại lý được tiến hành đơn giản,
nhanh chóng vì mọi thông tin được hai bên thỏa thuận, không thông qua một văn bản, hợp đồng cụ thể. Đây chính là ưu điểm nhưng cũng chính là nhược điểm góp phần làm tăng rủi ro cho đại lý khi cho nông hộ mua chịu. Vì vậy, đại lý thường thực hiện việc sàng lọc đối tượng cho mua trước khi chấp nhận
yêu cầu của nông hộ. Chính điều này đã làm hạn chế lượng tiền vay của những
nông hộ khi mua lần đầu hoặc có diện tích đất canh tác ít.
Lượng tiền mua chịu của nông hộ phụ thuộc vào các yếu tố như thời gian định cư, diện tích đất canh tác, quan hệ quen biết với đại lý, quan hệ xã hội của nông hộ và khoảng cách địa lý giữa nông hộ và đại lý. Trong thực tế
những yếu này rất cần thiết vì tạo niềm tin cho cả bên mua và bán. Khi có sự
gắn bó lâu năm cùng đại lý, nông hộ được đảm bảo lượng tiền, không gặp khó
khăn khi xin mua chịu. Khoảng cách giữa nông hộ và đại lý càng gần nhau, sự
hợp tác giữa hai bên càng thuận tiện, dễ dàng nắm rõ thông tin về nhau, nông
phía đại lý cũng an tâm hơn về khả năng trả nợ của người mua. Từ đó, nông
hộ có xu hướng mua vật tư tại đại lý lâu hơn.
Bên cạnh những tồn tại trên, tác giả còn rút ra được một số vấn đề xảy ra
trong thực tế có ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu VTNN của nông hộ. Cụ
thể như sau:
Nông hộ còn e dè trong việc tham gia tập huấn, dự các buổi hội thảo
do cán bộ nông nghiệp huyện, công ty phân bón, thuốc BVTV tổ chức. Chính vì vậy, nông hộ không được tiếp cận nguồn kiến thức bổ ích cho hoạt động sản
xuất của gia đình vừa mất đi những cơ hội mua chịu vật tư với giá ưu đãi.
Nguồn cung cấp thông tin cho nông hộ từ chính quyền địa phương còn hạn chế. Nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong công việc. Nhiều
chương trình hỗ trợ cho nông hộ chưa được triển khai rộng khắp.
Quá trình thực hiện, triển khai các dự án, chương trình nông nghiệp trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập, thủ tục quá rườm rà chưa bám sát thực tế
và phù hợp với đặc tính sản xuất nông nghiệp của nông hộ vì vậy một số nông
hộ ngần ngại khi tham gia, từ đó, cơ hội tiếp cận nguồn vốn mua chịu bị giới
hạn.
5.2 GIẢI PHÁP GIA TĂNG LƯỢNG TIỀN MUA CHỊU VTNN CỦA NÔNG HỘ NÔNG HỘ
Dựa vào những tồn tại và bất cập trên, tác giả xin đề ra một số giải pháp
nhằm gia tăng lượng tiền mua chịu, tạo điều kiện cho nông hộ trên địa bàn có thể phát triển hoạt động sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của gia đình.
Thành lập nhóm hộ mua chịu
Đối với những hộ có diện tích đất canh tác ít, điều kiện kinh tế khó khăn và định cư ở những vùng sâu, vùng xa của huyện gặp rất nhiều khó khăn để
xin đại lý cho mua chịu. Vì vậy theo tác giả, việc thành lập nhóm hộ mua chịu
VTNN là rất cần thiết để giải quyết tồn tại trên. Những nông hộ sống gần nhau
có thể hợp lại thành một nhóm và nhờ vào hộ có điều kiện, quan hệ quen biết
với đại lý để mua dùm. Nhờ vậy, nhiều nông hộ có hoàn cảnh khó khăn sẽ tiếp
cận được việc mua chịu với lượng tiền tương đối. Ngoài ra, khi nhóm hộ mua với số lượng lớn sẽ được đại lý áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, gia tăng thêm lợi ích.
Tham gia các chương trình, dự án về nông nghiệp
Hiện nay, không chỉ các đại lý mới là nguồn cung cấp vật tư chính cho
nông hộ mà trong các chương trình, dự án về nông nghiệp, nông hộ vẫn có thể được cung cấp vật tư. Khi tham gia vào những tổ chức này, nông hộ sẽ được
công ty cho mua chịu tất cả vật tư để canh tác. Không chỉ vậy, nông hộ còn
được bao tiêu sản phẩm đầu ra với giá cả hợp lý, cung cấp máy móc hỗ trợ sản
xuất. Chính vì thế, khi tham gia vào những chương trình này, nông hộ sẽ dễ
dàng tiếp cận hình thức mua chịu VTNN và gia tăng lượng tiền mua chịu.
Hình thành hợp đồng mua bán VTNN
Mặc dù, việc mua bán vật tư giữa nông hộ và đại lý trên địa bàn rất dễ
dàng. Hầu như, đại lý đều chấp nhận cho nông hộ mua chịu khi hộ có nhu cầu. Tuy vậy, đại lý vẫn dè dặt trong việc cho một số nông hộ có diện tích canh tác ít và khó khăn về kinh tế mua chịu. Ngoài ra, phần lớn giao dịch mua bán giữa
hai bên dựa trên mối quan hệ quen biết lâu năm nên những nông hộ mới mua
lần đầu hoặc thời gian mua bán với đại lý ngắn thường gặp nhiều trở ngại vì
đại lý phải thẩm định năng lực trả nợ của những nông hộ này để đảm bảo
nguồn vốn cho vay mượn của mình được sử dụng hiệu quả và có khả năng thu
hồi. Vì vậy, việc hình thành một hợp đồng mua bán có giá trị về mặt pháp lý là
điều cần thiết để giảm thiểu rủi ro cho đại lý và tạo điều kiện thuận lợi cho
nông hộ, luôn luôn được chấp nhận cho mua chịu khi có nhu cầu.
Một số giải pháp khác
Đối với chính quyền địa phương: Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện và xây dựng hệ thống giao thông nông thôn để giảm bớt sự ngăn cách về thông tin giữa nông hộ và đại lý. Hệ thống giao thông càng phát triển, nông hộ càng dễ
dàng tiếp cận đại lý, tiết kiệm được thời gian đi lại. Ngoài ra, đại lý cũng có
thiện cảm nhiều hơn để thực hiện mua bán với nông hộ vì có thể dễ dàng chuyên chở vật tư đến nhà nông hộ, không tốn kém nhiều chi phí và hoạt động
giao dịch được tiến hành thuận tiện.
Đối với đại lý, doanh nghiệp VTNN: Các doanh nghiệp, đại lý kinh
doanh VTNN cần chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh, đầu tư mua sắm các
loại vật tư có chất lượng, giá cả hợp lý để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
nông hộ. Không chỉ vậy, đại lý cũng cần nâng cao chất lượng phục vụ và có thêm nhiều chính sách hỗ trợ để xây dựng mối quan hệ mua bán với nông hộ,
từ đó phát triển hoạt động kinh doanh của mình và tạo điều kiện để nông hộ có
Đối với nông hộ
Nông hộ cần có kế hoạch phát triển sản xuất cụ thể nhằm sử dụng hiệu
quả các nguồn vốn vay mượn nhất là từ đại lý để nâng cao thu nhập cho gia đình, gia tăng khả năng trả nợ. Qua đó, nông hộ tạo được uy tín và niềm tin