ĐỎ NĂM 2013
Theo như thống kê từ Trạm BVTV huyện Cờ Đỏ trực thuộc Chi cục
BVTV TP Cần Thơ thì tình hình kinh doanh, buôn bán vật VTNNtrên địa bàn huyện đang rất phát triển. Hầu hết các xã đều có ít nhất từ 2 – 3 đại lý cung
cấp sản phẩm vật tư cho nông hộ. Chi tiết thông tin về tình hình kinh doanh
VTNN được thể hiện dưới bảng 3.5 như sau:
Bảng 3.5: Tình hình kinh doanh VTNN tại Huyện Cờ Đỏ
Địa chỉ Số lượng đại lý Tỷ trọng (%)
Thị trấn Cờ Đỏ 17 22,08 Thạnh Phú 2 2,60 Thới Xuân 3 3,90 Thới Đông 4 5,19 Trung Hưng 14 18,18 Thới Hưng 9 11,68 Trung An 9 11,68 Trung Thạnh 8 10,39 Đông Thắng 4 5,19 Đông Hiệp 4 5,19 Nông trường Cờ Đỏ 3 3,90 Tổng 77 100,00 Nguồn: Trạm BVTV Huyện Cờ Đỏ, 2013
Dựa vào bảng 3.5 cho thấy, trên toàn địa bàn huyện có 77 đại lý chuyên cung cấp VTNN cho nông hộ. Trong số đó, Trung Hưng và Thị trấn Cờ Đỏ là
hai địa bàn tập trung nhiều đại lý nhất so với các địa điểm khác trên toàn huyện (14 đại lý). Với vị trí thuận lợi, thị trấn Cờ Đỏ được xem là trung tâm mua bán chính của huyện và hầu hết các đại lý đều chọn thị trấn để kinh
doanh, chiếm gần 22% số đại lý toàn huyện. Bên cạnh đó, các đại lý đã mở
rộng phạm vi kinh doanh xuống các xã, ấp để đáp ứng nhu cầu của nông hộ.
Điển hình, Trung An và Thới Hưng có 9 đại lý trong toàn xã, Trung Thạnh có 8 đại lý chiếm 10,39%, kế tiếp là Thới Đông, Đông Hiệp với 4 đại lý và rải rác
từ 1 – 3 đại lý ở Khu Nông trường Cờ Đỏ, Thạnh Phú và Thới Xuân.
Với hệ thống đại lý kinh doanh VTNN như hiện nay, nông hộ trên địa
bàn huyện có nhiều cơ hội để mua vật tư phục vụ sản xuất của gia đình. Theo
như thông tin được Chị Nhung – Trạm trưởng Trạm BVTV cung cấp thì mỗi năm gần đây có khoảng 5 – 6 hộ xin đăng ký giấy phép kinh doanh VTNN và
các đại lý hoạt động rất hiệu quả, cung cấp các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý cho nông hộ. Hơn nữa, việc phát triển hệ thống kinh doanh VTNN như hiện nay sẽ phần nào giải quyết tốt nhu cầu mua chịu cho những nông hộ
gặp khó khăn về vốn và kinh tế gia đình kém phát triển. Nông hộ có thể mua
xin mua ở nhiều đại lý khác nhau và lựa chọn những đại lý có uy tín cũng như
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MUA CHỊU VTNN CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CỜ ĐỎ, TP CẦN THƠ
---… 4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT
4.1.1 Khu vực nghiên cứu và nhân khẩu học
4.1.1.1 Khu vực nghiên cứu
Như trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, tác giả tiến hành thu số
liệu tại 5 xã và 1 thị trấn nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể đang nghiên cứu. Chi tiết về khu vực nghiên cứu được thể hiện dưới hình 4.1 như sau:
Nguồn: Số liệu tự khảo sát của tác giả, 2014
Hình 4.1: Cơ cấu mẫu khảo sát
Theo hình 4.1, dữ liệu được khảo sát tại các xã Thạnh Phú, Thới Hưng, Thới Xuân, Đông Thắng, Thới Đông và thị trấn Cờ Đỏ. Cụ thể, xã Thạnh Phú có 27 đáp viên được phỏng vấn, chiếm 22%; kế tiếp là ở các xã Thới Hưng,
Đông Thắng và thị trấn Cờ Đỏ, mỗi xã có 20 đáp viên được chọn với tỷ lệ là 17%. Riêng ở xã Thới Đông có số đáp viên được chọn nhiều hơn chiếm 19%, tương ứng có 23 đáp viên và cuối cùng là xã Thới Xuân với 10 đáp viên được
chọn, tương ứng chiếm 8%. Số mẫu khảo sát được chia đều ra các xã, không tập trung vào bất kỳ xã nào nguyên nhân là do thông qua quá trình trao đổi và làm việc cùng với cán bộ Phòng Nông Nghiệp của huyện cũng như cán bộ ở
xã, tác giả nhận thấy, tại mỗi xã, nông hộ sẽ có một đặc điểm riêng về hoạt động sản xuất nông nghiệp, có những đặc trưng, khó khăn riêng nên tác giả
quyết định phân tán vùng thu mẫu để có được thông tin thật chính xác mang tính đại diện cao, đảm bảo kết quả nghiên cứu có thể suy rộng ra tổng thể.
4.1.1.2 Nhân khẩu học
Dựa trên kết quả khảo sát thực tế 120 hộ ở Huyện Cờ Đỏ, tác giả thống
kê một số thông tin về nhân khẩu học tại địa bàn huyện như sau:
Bảng 4.1: Nhân khẩu học của mẫu điều tra
Thông tin Tần số Tỷ trọng (%) Giới tính Nam 113 94,2 Nữ 7 5,8 Dân tộc Kinh 113 94,2 Hoa 4 3,3 Khmer 3 2,5
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014
Theo kết quả điều tra ở 4.1 cho thấy, trụ cột chính trong gia đình nông hộ
phần lớn là nam giới, chiếm 94,2%, tương ứng 113 hộ; còn lại là nữ giới
chiếm 5,8%. Điều này cho thấy, trụ cột chính trong gia đình là nam giới rất
thuận lợi cho công việc đồng án, cần nhiều sức lao động và thuận lợi trong việc xây dựng cũng như mở rộng mối quan hệ xã hội, giao dịch mua bán nhất là đối với các đại lý kinh doanh VTNN. Từ đó, nông hộ thuận lợi hơn trong quá trình mua vật tư, được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ kèm theo những
phần quà tặng thiết thực từ đại lý.
Cũng từ bảng trên cho thấy, địa bàn huyện có 3 dân tộc sinh sống chủ
yếu là Kinh, Hoa và Khmer. Trong đó, người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất là
94,2%, tương ứng 113 hộ, kế đến là người Khmer và người Hoa với tổng tỷ lệ
khoảng 6%. Do hạn chế về thời gian và một số yếu tố khách quan trong khi
lấy mẫu nên tỷ lệ hộ người Khmer và người Hoa trong mẫu nghiên cứu đạt
thấp. Tuy vậy, nhưng nhìn chung giữa các hộ mặc dù có sự khác biệt về dân
tộc, nhưng không có sự khác biệt nhau về điều kiện kinh tế cũng như tập quán sản xuất. Các dân tộc sinh sống rất hòa thuận, tương thân tương ái và luôn quan tâm, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống, xây dựng ấp, xã văn minh văn hóa. Vì thế, kết quả nghiên cứu vẫn đảm
bảo tính khoa học.
4.1.2 Thông tin về nông hộ
Qua quá trình phỏng vấn trực tiếp 120 nông hộ trên địa bàn khảo sát, tác giả tổng hợp một số thông tin tổng quát về nông hộ như: số nhân khẩu, tuổi
chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn, thời gian sinh sống, thời gian
mua bán VTNN với đại lý và thông tin về khoảng cách địa lý giữa nông hộ và
địa điểm kinh doanh của đại lý vật tư. Chi tiết các thông tin trên được thể hiện
Bảng 4.2: Thông tin về nông hộ Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Nhân khẩu(người) 2,0 9,0 4,3 1,3
Tuổi chủ hộ (năm) 27,0 84,0 50,0 10,9
Thời gian sinh sống tại địa phương (năm) 7,0 84,0 47,6 12,5
Thời quen biết giữa nông hộ với đại lý vật
tư nông nghiệp (năm) 1,0 30,0 10,7 7,6
Khoảng cách địa lý giữa nông hộ với đại
lý vật tư nông nghiệp (km) 0,1 15,5 3,8 3,6
Kinh nghiệm sản xuất (năm) 6,0 70,0 31,0 12,1
Trình độ học vấn (lớp) 0,0 12,0 6,3 2,6
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014
Nhân khẩu
Dựa vào số liệu khảo sát cho thấy, số lượng nhân khẩu trung bình trong
gia đình nông hộ là 4 người. Quy mô hộ thường là cha mẹ và hai con. Số lượng nhân khẩu cao nhất trong mẫu quan sát là 9 thành viên và thấp nhất là 2 thành viên với độ lệch chuẩn là 1,3. Những hộ đông nhân khẩu thường trong
gia đình có nhiều thế hệ cùng sinh sống với nhau, cùng chăm sóc và đỡ đần
nhau trong cuộc sống. Những hộ có 2 thành viên thông thường là các cặp vợ
chồng chưa có con hoặc con đã ra riêng. Với kết quả trên cho thấy, chính sách
dân số và kế hoạch hóa gia đình tại huyện Cờ Đỏ thực hiện có hiệu quả, nông hộ có ý thức hơn về vấn đề sinh sản và dân số. Nhân khẩu gia đình được điều
chỉnh ở mức hợp lý giúp nông hộ có thêm nhiều điều kiện để nuôi dưỡng con
em tốt hơn và gia tăng khả năng tích lũy vốn để đầu tư phát triển sản xuất ngày càng hiệu quả hơn.
Tuổi chủ hộ
Qua khảo sát, mức tuổi trung bình của chủ hộ là 50 tuổi. Chủ hộ có độ
tuổi cao nhất là 84 tuổi và thấp nhất là 27 tuổi với độ lệch chuẩn là 10,9. Theo thống kê tổng quát toàn địa bàn nghiên cứu cho thấy, chủ hộ có độ tuổi trung
bình từ 25 – 35 tuổi chiếm khoảng 9,2%, tiếp theo là từ 36 – 45 tuổi chiếm
24,2% và trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ rất cao 66,6 %; đây chính là một điểm thuận
lợi cho việc sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Ở nông thôn, tuổi chủ hộ càng cao cho thấy những chủ hộ này càng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, mua bán và trao đổi hàng hóa. Nhờ vào những kinh nghiệm quý báu đó đã giúp cho hộ giảm thiểu được nhiều khoản chi phí và khai thác hiệu quả hơn
hộ. Ngoài ra, những nông hộ lớn tuổi thường gặp nhiều thuận lợi trong việc trao đổi mua bán do được xem là có uy tín cao.
Kinh nghiệm sản xuất
Theo bảng 4.2 cho thấy, kinh nghiệm sản xuất trung bình của một hộ ở địa bàn nghiên cứu là 31 năm, thấp nhất là 6 năm. Số năm kinh nghiệm cao
nhất lên đến 70 năm. Như khảo sát thì đa phần nông hộ có truyền thống sản
xuất lâu đời nên số năm kinh nghiệm rất cao. Khi kinh nghiệm càng cao, nông hộ tích lũy nhiều kỹ thuật trong chọn lựa giống cây trồng, vật nuôi, dự báo
tình hình sâu bệnh, lựa chọn thời điểm phun thuốc, rãi phân để cây lúa sinh trưởng mạnh, đem lại năng suất cao. Nhờ vậy, nông hộ tiết kiệm được nhiều
chi phí trong khâu sản suất, tránh lãng phí vật tư và né tránh bất lợi do thời tiết
gây ra.
Thời gian sinh sống tại địa phương
Thông qua số mẫu quan sát cho thấy, hầu hết các nông hộ đã định cư rất lâu năm tại địa phương. Thời gian sinh sống trung bình tại địa phương của
nông hộ khoảng 48 năm. Trong đó, hộ có thời gian định cư thấp nhất là 7 năm
và cao nhất là 84 năm với độ lệch chuẩn là 12,5. Phần lớn nông hộ gắn bó với địa bàn từ lúc sinh ra cho đến trưởng thành và khi về già. Nông hộ ít có nhu
cầu thay đổi địa bàn sinh sống nên số năm định cư cao, ngoại trừ một số nông
hộ mới chuyển đến địa phương trong vài năm gần đây.
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014
Hình 4.2: Thời gian định cư của nông hộ
Dựa vào hình 4.2, ta thấy thời gian định cư của nông hộ tại địa phương
rất lâu năm, trên 40 – 60 năm chiếm 61,16%, kế đến là từ 20 – 40 năm chiếm
sinh sống dưới 20 năm chiếm tỷ lệ thấp, chỉ khoảng 1,67%. Việc sinh sống lâu
năm như phân tích ở trên, mang lại cho nông hộ rất nhiều thuận lợi. Thứ nhất,
nông hộ quen thuộc với địa bàn nên dễ dàng canh tác, nắm bắt tốt thông tin
sản xuất. Thứ hai, nông hộ có điều kiện xây dựng nhiều mối quan hệ với chính
quyền địa phương, các cấp ban ngành xã, huyện, thị trấn. Qua đó, nông hộ có
thể tiếp cận các chính sách hỗ trợ về sản xuất, vay vốn phát triển kinh tế từ đó nâng cao đời sống vật chất của gia đình và phát triển ngày một bền vững.
Thời gian quen biết giữa nông hộ với đại lý VTNN
Nhìn chung trong tổng thể 120 mẫu điều tra, thời gian quen biết trung
bình giữa nông hộ và đại lý khoảng 11 năm, lâu nhất gần 30 năm. Những hộ này thường có quan hệ mua bán với đại lý từ thế trước nên hầu như không thay đổi đại lý mới khi có nhu cầu mua vật tư. Mối quan hệ càng lâu năm, tình cảm làm ăn giữa nông hộ và đại lý càng khắng khít. Nông hộ có thể dễ dàng
được chấp nhận cho mua vật tư, nhất là khi mua chịu và được đại lý chia sẽ
nhiều quyền lợi, cung cấp các sản phẩm mới có chất lượng với giá cả hợp lý.
Khoảng cách địa lý giữa nông hộ và đại lý VTNN
Dựa vào bảng 4.2 cho thấy giữa nông hộ và đại lý không có sự ngăn cách
bởi vị trí địa lý, khoảng cách trung bình từ nhà nông hộ đến chỗ đại lý khoảng
3,8 km, có những nông hộ ở rất gần đại lý khoảng 100m. Tuy vậy, một số
nông hộ sinh sống trong các khu nông trường, vùng sâu, vùng xa của huyện thì khoảng cách đến đại lý rất lớn khoảng 15,5 km. Những nông hộ này không chỉ
gặp khó khăn trong việc tiếp cận với đại lý mà còn gặp trở ngại về giao thông. Nhìn chung, hệ thống giao ở huyện khá phát triển, các tuyến đường liên ấp, xã
đã được trải nhựa, đan hóa nhưng nhiều khu vực vẫn còn đường đất, đường đê do nông hộ tự đắp. Vì thế, nông hộ rất bất tiện trong việc đi lại cũng như tốn
nhiều chi phí cho việc vận chuyển, buôn bán hàng hóa và chuyên chở VTNN từ đại lý.
Trình độ học vấn của chủ hộ
Trình độ học vấn là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp cận khoa học, kỹ thuật của nông hộ. Dựa vào kết quả khảo sát, học
vấn trung bình của chủ hộ là lớp 6, cao nhất là lớp 12 và khoảng 2% chủ hộ
mù chữ với độ lệch chuẩn là 2,6. Việc hạn chế về học vấn khiến nông hộ gặp khó khăn lớn trong việc tiếp thu kiến thức khoa học và áp dụng các kỹ thuật
mới vào sản xuất. Đa phần nông hộ dựa vào kinh nghiệm của bản thân được
tích lũy trong thực tiễn hay được truyền lại từ những thế hệ trước và học hỏi, chia sẽ từ các hộ sinh sống cùng địa phương.
4.1.3 Thông tin sản xuất nông nghiệp của nông hộ
4.1.3.1 Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2013
Như đã trình bày ở các phần trước, nông nghiệp được xem là lợi thế của
huyện. Đại bộ phận người dân ở đây đều sinh sống chủ yếu bằng nghề nông
chiếm 97,25% còn lại hoạt động lĩnh vực phi nông nghiệp như buôn bán nhỏ
lẻ và làm nghề tự do.
Bảng 4.3: Kết quả sản xuất năm 2013
Đơn vị Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Diện tích canh tác 1000m2 2,5 80 18,2 13,6 Sản lượng Tấn/ năm 6,2 200 45,4 35,0
Năng suất bình quân Tấn/1000m2 0,8 1,176 1,0 0,087
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014
Diện tích canh tác
Trong lĩnh vực nông nghiệp, diện tích canh tác chính là tài sản quý báu của nông hộ, là tư liệu để nông hộ tiến hành trồng trọt thu hoa lợi và mang lại
kinh tế cho gia đình hộ. Dựa vào bảng 4.3 cho thấy, tổng diện tích đất canh tác
của mỗi gia đình tại địa bàn trung bình là 18.000 m2. Hộ có diện tích đất nhiều
nhất là 80.000 m2 và ít nhất là 2.500 m2 với giá trị độ lệch chuẩn là 13,6. Phần
lớn diện tích đất này được nông hộ sử dụng cho việc trồng lúa chiếm khoảng
90%. Bên cạnh đó, nông hộ còn xen canh thêm trồng hoa màu, cây ăn trái để gia tăng nguồn thu nhập, lo cho sinh kế hằng ngày.
Sản lượng thu hoạch
Theo thống kê thực tế cho thấy, năm 2013 sản lượng lúa trung bình của
mỗi hộ khoảng 45,4 tấn/năm, mức thấp nhất là 6,2 tấn/năm và cao nhất là 200 tấn/ năm với độ lệch chuẩn là 35,0. Nhìn chung, sản lượng lúa trung bình năm
vừa rồi đạt cao, nguyên nhân là do nông hộ gặp thời tiết thuận lợi, công tác